1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 15/11/2006
    Tàu thăm dò sao Hỏa MGS không trả lời tín hiệu
    Tàu thăm dò sao Hỏa Mars Global Surveyor (MGS) không còn trả lời tín hiệu. Các nhà nghiên cứu thuộc NASA đã tìm cách nối lại liên lạc bị mất từ hai tuần nay với tàu MGS.
    Tàu thăm dò được phóng đi ngày 7/11/1996 tức cách đây 10 năm, xem như một kỷ lục về tuổi thọ đối với một tàu thăm dò sao Hỏa. Tuổi thọ của MGS đã được kéo dài thêm 2 năm so với dự kiến ban đầu. Tàu đã cung cấp vô số hình ảnh và dữ liệu về sao Hỏa.
    Ngày 2/11 vừa qua, các kỹ sư sứ mệnh đã truyền lệnh cho MGS thay đổi vị trí của một trong các tấm pin Mặt Trời. Tín hiệu trả lời cho biết tàu thăm dò đang gặp vấn đề với động cơ định hướng các tấm pin này. Tiếp theo là hai ngày im lặng và một tín hiệu yếu vào ngày 5/11, rồi không có tín hiệu gì cả. Một tín hiệu ngắn đã được bắt vào ngày 12/11 và sau đó liên lạc lại bị gián đoạn.
    MGS có thể đã chuyển sang chế độ dự phòng hoặc đã chuyển sang vị trí không thể liên lạc với Trái Đất. Để nắm rõ tình hình, các kỹ sư NASA đã yêu cầu tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) chụp một bức ảnh của MGS. Hai tàu thăm dò này bay cách nhau 100km nhiều lần trong một tuần.
    Từ năm 1999 đến năm 2001, tàu MGS đã lập bản đồ bề mặt sao Hỏa. NASA đã dùng các dữ liệu này nhằm xác định các vị trí hạ cánh cho hai robot tự hành Spirit và Opportunity. Việc đưa MGS vào quỹ đạo vào năm 1997 là một thành công lớn đối với NASA sau khi mất tàu thăm dò Mars Observer vào năm 2003.
    [​IMG]
    Tàu thăm dò sao Hỏa Mars Global Surveyor (Ảnh: NASA)
    (source: khoahoc.com.vn)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 15/11/2006
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 23/11/2006
    NASA mất tàu thăm dò sao Hỏa
    Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thừa nhận tàu thăm dò sao Hỏa đã có 10 năm hoạt động của họ - tàu Mars Global Surveyor (MGS) - ?odường như đã kết thúc sự nghiệp thăm dò của mình sau khi NASA không thành công trong việc nỗ lực liên lạc với nó trong 2 tuần qua?.
    ?oMGS đã hoàn thành sứ mạng của mình ngoài cả mọi mong đợi, nó đã đạt được nhiều thành tựu khoa học khi đến sao Hỏa, và sẽ mang lại thêm nhiều khám phá nữa khi kho dữ liệu của nó đang được các nhà khoa học tiếp tục phân tích?, Michael Meyer, nhà khoa học hàng đầu NASA phụ trách sứ mạng thăm dò sao Hỏa cho biết.
    NASA bắt được tín hiệu của MGS lần cuối cùng vào ngày 5-11 sau khi có các báo cáo trước đó cho biết nó gặp trục trặc với một tấm thu năng lượng mặt trời. Kể từ thời điểm đó, việc cố nối lại liên lạc với MSG đã không đem lại kết quả nào.
    MGS là tàu thăm dò ?othâm niên? nhất trong số 5 tàu thăm dò của NASA hiện đang hoạt động tại hành tinh Đỏ. Khi được phóng đi vào tháng 11-1996, nhiệm vụ ban đầu của nó chỉ là thăm dò sao Hỏa trong vòng 1 năm (tính theo thời gian trên sao Hỏa, bằng khoảng 2 năm ở Trái đất). Quỹ đạo của nó cũng dài hơn so với các tàu thăm dò sao Hỏa khác.
    Trong số nhiều thành tựu quan trọng của MSG trên hành tinh Đỏ, có việc phát hiện nhiều rãnh nhỏ dường như được hình thành bởi dòng chảy của nước; giúp NASA xác định vị trí đổ bộ cho robot tự hành Opportunity; vẽ bản đồ sao Hỏa và nghiên cứu các vùng đất tiềm năng khác trên sao Hỏa...
    [​IMG]
    Tàu Mars Global Surveyor (Ảnh: NASA)
    (source: khoahoc.com.vn)

  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 01/12/2006
    NASA chuẩn bị phóng tàu Discovery để xây dựng lại ISS
    Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua thông báo ngày 7-12 tới họ sẽ phóng tàu con thoi Discovery, sớm hơn 1 tuần so với kế hoạch ban đầu.
    [​IMG]
    (Ảnh: NASA)
    Theo các chuyên gia, 7-12 là thời điểm phóng tàu tốt hơn ngày 14-12 được ấn định trước đó. Con tàu này sẽ ở trên vũ trụ 12 ngày để xây dựng lại Trạm không gian quốc tế (ISS).
    Trong cuộc họp báo qua hệ thống truyền hình của NASA, các quan chức điều hành sứ mạng cho biết nếu điều kiện thời tiết cho phép, Discovery sẽ được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở mũi Canaveral, Florida lúc 9 giờ 35 tối giờ địa phương (2 giờ 35 giờ quốc tế).
    Có mặt trong chuyến bay vào vũ trụ lần này của Discovery có 7 phi hành gia, trong đó có phi hành gia người Thụy Điển Christer Fuglesang đang làm việc cho Cơ quan không gian châu Âu. Đây là chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của ông.
    Chuyến bay sắp tới là chuyến bay thứ ba của Discovery và cũng là chuyến bay cuối cùng trong năm nay. Đây cũng là chuyến bay thứ tư kể từ khi xảy ra thảm họa tàu con thoi Columbia năm 2003 làm toàn bộ 7 phi hành gia thiệt mạng.
    Sau lần phóng này, NASA dự định thực hiện thêm 13 chuyến bay vào vũ trụ nữa lên ISS cho đến năm 2010, thời điểm ?ovề hưu? của Discovery.
    Dự kiến các phi hành gia sẽ thực hiện 2 chuyến đi bộ vào không gian để sửa chữa lại ISS.
    (source: khoahoc.com.vn)

  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 05/12/1987
    Phát hiện một thiên thạch tồn tại trước khi Mặt Trời được hình thành
    Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Science, một thiên thạch rơi tại Canada có thể chứa những thành phần đã hình thành trong một đám mây lạnh trước khi hệ Mặt Trời ra đời.
    [​IMG]
    (Ảnh: HTV)
    Ngày 18/1/2000, một quả cầu lửa đã xuyên qua bầu trời Canada và các phần còn lại của thiên thạch đã rơi xuống vùng British Columbia, trên hồ Tagish. Các mẫu đã được nhanh chóng thu hồi trên băng, tạo cơ hội cho các nhà khoa học được nghiên cứu một chất liệu ?otươi?.
    Các phân tích đồng vị đầu tiên cho thấy thiên thạch ở hồ Tagish cấu thành từ chất chondrite carbone chứa một chất liệu rất nguyên thủy.
    Năm 2002, các nhà nghiên cứu phát hiện sự có mặt của những giọt carbon bé xíu trong thiên thạch này. Đến nay, nhà nghiên cứu Keiko Nakamura-Messenger và các cộng sự thuộc Trung tâm Không gian Johnson (Mỹ) khẳng định những hình cầu nano carbon này không tồn tại trên Trái Đất.
    Các nhà nghiên cứu giải thích rằng những hình cầu nano này chứa những dạng deuterium và nitơ không hình thành trên Trái Đất, mà trong một môi trường rất lạnh ở nhiệt độ 10 độ hay 20 độ Kelvin. Chúng có thể đã hình thành trong những đám mây phân tử lạnh như những đám mây tồn tại trước khi Mặt trời chiếu sáng.
    Thiên thạch Tagish tạo cơ hội hiếm hoi cho các nhà khoa học nghiên cứu những chất liệu nguyên thủy của hệ Mặt Trời mà không cần phóng tàu thăm dò để thu hồi chúng.
    (source:khoahoc.com.vn)
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 07/12/2006
    Phát hiện hố đen "nuốt chửng" ngôi sao cách Trái đất 4 tỷ năm ánh sáng
    Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) Mỹ đã quan sát được một hố đen khổng lồ nuốt chửng một ngôi sao trong dải thiên hà ở xa cách Trái đất 4 tỷ năm ánh sáng.
    Phát hiện này, được công bố ngày 5-12, lần đầu tiên cho thấy có thể quan sát qua kính viễn vọng đến từng chi tiết một hiện tượng bí ẩn trong vũ trụ.
    Trong hai năm qua, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng kính thiên văn để theo dõi những hiện tượng kỳ thú trong vũ trụ, và phát hiện một ngôi sao "cư trú" ở dải thiên hà thuộc chòm sao Bootes bị một hố đen khổng lồ xé thành từng mảnh.
    Bằng kính viễn vọng "Thăm dò sự phát triển của Dải thiên hà", các nhà khoa học đã phát hiện một luồng sáng cực tím phát ra từ trung tâm của một dải thiên hà hình ê-líp thuộc chòm sao Bootes nằm rất xa. Nhà thiên văn học Suvi Gezari thuộc Viện Công nghệ California ở Pasadena (Mỹ) cho biết trên thực tế, vệt sáng này phát ra từ một ngôi sao bị "xé vụn" và bị nuốt chửng vào một hố đen. Đây là một hiện tượng rất hiếm xảy ra, phải 10.000 năm mới có một ngôi sao bị hố đen nuốt chửng.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa cho thấy hố đen khổng lồ "nuốt chửng" một ngôi sao trong dải thiên hà ở cách Trái đất 4 tỷ năm ánh sáng (Ảnh: NASA)
    Các nhà khoa học hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về hố đen, một vật thể có khối lượng lớn và lực hấp dẫn mạnh đến mức kể cả ánh sáng cũng không thể lọt ra ngoài. Các hố đen khổng lồ thường nằm ở trung tâm của dải thiên hà. Dải Ngân hà, "ngôi nhà" của Hệ Mặt Trời, cũng có một hố đen khổng lồ nằm ở giữa và không hoạt động.
    Các nhà khoa học tiếp tục sử dụng kính thiên văn trên để quan sát quá trình luồng sáng cực tím (phát ra từ một ngôi sao) mờ dần đi và biến mất trong hố đen.
    (source: khoahoc.com.vn)
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 08/12/2006
    NASA: bằng chứng mới về nước trên sao Hỏa
    Các nhà khoa học Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có sự hiện diện của nước ở các rãnh chảy trên bề mặt sao Hỏa.
    Theo các nhà nghiên cứu, sự thay đổi hình dạng của các rãnh này trong 7 năm qua cho thấy có nước chảy gần đây trên hành tinh Đỏ.
    Nhà nghiên cứu Kenneth Edgett cùng các đồng nghiệp đã sử dụng những hình ảnh do tàu thăm dò sao Hỏa của NASA chụp được để nghiên cứu các khu vực có các rãnh, những chỗ lõm trên bề mặt sao Hỏa - được phát hiện vào năm 2000.
    Họ phát hiện có nhiều lớp ?obùn? mới màu sáng, không phải được hình thành từ các trận lở đất và có thể do bị đóng băng. Đây có thể là bằng chứng cho thấy có nước chảy gần đây trên sao Hỏa. Những phân tích chi tiết về bằng chứng này sẽ được công bố trên tờ Science tuần này.
    [​IMG]
    Một cái rãnh được nhìn thấy trên bề mặt sao Hỏa (Ảnh: AP/NASA)
    [​IMG]
    Ảnh chụp một miệng hố sao Hỏa trước và sau đó cho thấy có sự xuất hiện của đường rãnh mới (Ảnh: Reuters)
    [​IMG]
    Một loạt các rãnh trên một miệng núi lửa do tàu thăm dò sao Hỏa chụp được ngày 12-10-2006 (Ảnh: AP/NASA)

    (source: khoahoc.com.vn)
  7. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    tinh cầu mới giống Mặt trời

    Phát hiện một tinh cầu mới giống Mặt trời

    Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một quầng bụi di chuyển theo vòng tròn gần một tinh cầu trưởng thành.
    Các hình ảnh ghi nhận được nhờ kính thiên văn Spitzer của NASA đã phát hiện một vòng tròn bụi dày đặc xung quanh một tinh cầu. Có thể vòng tròn bụi này xuất hiện do sự va đập của các thiên thạch.
    Tuy nhiên, theo Charles Beichman của Viện công nghệ Carlifornia tại Pasadena, Hoa Kỳ phát biểu trong một cuộc họp báo của NASA hôm thứ tư thì quầng bụi này cũng có thể đến từ một ?osao chổi khổng lồ? có kích thước gần bằng Diêm vương tinh.
    Beichman và các đồng nghiệp đã dùng Spitzer để quan sát các tinh cầu được cho là giống Mặt trời hơn 80 lần, trong đó có một tinh cầu được gọi là HD69830, được coi là cách Trái đất 41 năm ánh sáng. Những hình ảnh hồng ngoại cho thấy tinh cầu này giống như một cái đĩa dày bao gồm nhiều hạt bụi bao quanh. Lớp bụi này có thể được tạo ra trong quá trình hình thành một hành tinh nhỏ khi các thiên thạch lớn va vào nhau.
    ?oLớp bụi này được cho là nằm trong quỹ đạo tương đương quỹ đạo của sao Kim và được xem là nằm giữa Hoả tinh và Diêm vương tinh?, Beichman cho biết.
    Những quan sát trước đó đã phát hiện có bụi xung quanh các tinh cầu lớn và trẻ. Nhưng HD69830 là một tinh cầu trưởng thành, bằng khoảng một nửa tuổi của mặt trời và nhẹ hơn Mặt trời khoảng 20%. Nếu được xác nhận, phát hiện thiên văn mới này sẽ là phát hiện đầu tiên về một hành tinh giống Mặt trời.
    ?oChúng tôi thật sự thú vị được hiểu biết nhiều hơn về các tinh cầu trưởng thành, bởi vì chúng cho chúng tôi biết nhiều điều hơn rằng Mặt trời và Hệ mặt trời được hình thành theo quy tắc hay là ngoại lệ?, Beichman nói.
    Các nhà thiên văn học cho biết họ cảm thấy ngạc nhiên vì các mảnh vụn xung quanh các tinh cầu dường như đi đến sự phân tán theo thời gian. Họ nghi ngờ có thể một hành tinh khổng lồ nào đó đã giữ các mảnh vụn lại theo một quỹ đạo nhất định.
    Tuy nhiên, vẫn còn xa vời để khẳng định có hay không có các hành tinh khác xung quanh HD69830. Và nếu có một hành tinh nào đó tồn tại bên trong vùng nóng ấm của hệ thống này thì chúng có thể sẽ phải cạnh tranh với nhau để tồn tại. Chúng sẽ bị ném loạn xạ thành các mảnh vụn và sẽ phải trải qua một quá trình huỷ diệt sau mỗi hàng triệu năm.
    Khả năng thứ hai là lớp bụi bay xung quanh HD69830 đến từ một sao chổi khổng lồ nóng bỏng cách tinh cầu này không xa. Nhưng để phát ra nhiều bụi đến như vậy thì ngôi sao chổi kia phải lớn hơn sao chổi Hale-Bopp (xuất hiện sáng rực và ngoạn mục trên bầu trời vào năm 1997) ít nhất là 25 lần.
    Beichman hy vọng những quan sát về tinh cầu này trong tương lai từ kính thiên văn Spitzer và các kính viễn vọng sẽ giúp khám phá chính xác nguồn gốc của đám bụi kỳ lạ này.
    Kim Nhung (Tuổi Trẻ)

    --------------------------------------------------------------------------------



    Mới đăng

    - Phát hiện hố đen "nuốt chửng" ngôi sao

    - Hố đen là gì?

    - Vì sao thời xưa đã từng có tình trạng tháng hai có 30 ngày?

    - Vì sao trong hệ Mặt trời có hàng ngàn hàng vạn tiểu hành tinh?





    Rất nhiều người xem

    - Ngân Hà là gì?

    - Tại sao các hành tinh khác không có sự sống ?

    - Làm thế nào để đo được nhiệt độ các ngôi sao?

    - Vì sao hai đầu nhọn của trăng non bao giờ cũng hướng lên trên?

    - Hành tinh "trẻ con" nhất ở đâu ?

    - Vũ trụ lớn như thế nào ?

    - Trái đất sắp va chạm với một tiểu hành tinh?

    - Chụp được hình ảnh một hành tinh ngoài Hệ mặt trời ?

    - Phát hiện một tinh cầu mới giống Mặt trời

    - Trong vũ trụ có âm thanh không?












    ©2003-2004 - Bản quyền của Netsoft - Liên hệ: AlphaNet@netsoft.com.vn
    Vì có lỗi nên mong mọi người thông cảm nhé.
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 11/12/2006
    Phóng thành công tàu con thoi Discovery
    Tàu coi thoi Discovery của Mỹ đã được phóng thành công từ mũi Canaveral, bang Florida, chuyến phóng ban đêm lần đầu tiên của tàu này trong 4 năm qua.
    Tàu Discovery được phóng đi lúc 20g47 giờ địa phương ngày 9-12 (01g47 giờ quốc tế ngày 10-12), 2 ngày sau khi bị hoãn vì thời tiết xấu. Trong màn đêm, nhiều khu vực ở đông nam nước Mỹ có thể nhìn thấy rõ các tia lửa lóe sáng từ tàu.
    Hiện con tàu đang hướng lên Trạm không gian quốc tế (ISS) - nơi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang cố gắng hoàn thành xây dựng trước khi con tàu này ?ovề hưu? vào năm 2010.
    Đây là lần phóng thứ ba của Discovery trong vòng 6 tháng và là chuyến phóng ban đêm đầu tiên kể từ sau thảm họa tàu con thoi Columbia năm 2003.
    Cùng lên ISS lần này với tàu Discovery có 7 phi hành gia gồm 5 nam, 2 nữ: chỉ huy Mark Polansky, phi công William Oefelein, các chuyên gia Robert Curbeam, Joan Higginbotham, Nicholas Patrick, Sunita Williams và phi hành gia Christer Fuglesang đang làm việc cho Cơ quan vũ trụ châu Âu.
    Đến ngày 19-12, tàu sẽ quay về Trái đất cũng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở mũi Canaveral.
    [​IMG]
    Tàu con thoi Discovery rời khỏi Trung tâm vũ trụ Kennedy ở mũi Canaveral
    (Ảnh: AP, TTO)
    (source: khoahoc.com.vn)
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 11/12/2006
    Tàu Discovery lắp ghép thành công với Trạm vũ trụ quốc tế
    Tàu con thoi Discovery của Mỹ, mang theo phi hành đoàn gồm 7 nhà du hành vũ trụ (trong đó có 2 nữ) được phóng lên quỹ đạo hồi cuối tuần trước, đã lắp ghép thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) tối 11.12.
    Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), trong 8 ngày trên ISS, hai nhóm, mỗi nhóm gồm 2 nhà du hành của tàu sẽ tiến hành 3 lần đi bộ ra ngoài không gian để gắn một giàn giáo bằng nhôm nặng 2 tấn bên ngoài ISS và mắc lại mạng lưới điện cho bộ phận trạm do Mỹ chế tạo.
    Ngoài ra, các nhà du hành của tàu Discovery cũng sẽ hoàn thiện hệ thống pin mặt trời đã được lắp đặt trong chuyến đi của tàu con thoi Atlantis hồi tháng 9 vừa qua nhằm tăng gấp đôi khả năng thu nhiệt Mặt Trời của ISS.
    Tuy nhiên, công việc của các nhà du hành đã phải hoãn lại nhiều giờ so với kế hoạch để kiểm tra cánh trái của tàu Discovery sau khi một bộ phận cảm biến báo có vật thể lạ va vào tàu với "cường độ thấp".
    Các nhà du hành đã sử dụng một máy chụp có độ phân giải cao và một máy la-de gắn vào phần nối dài 15 mét trên cánh tay tự động của tàu Discovery để kiểm tra tấm nhiệt bằng các-bon được thiết kế nhằm bảo vệ mũi, thân, cánh tàu con thoi và các bộ phận khác của buồng lái.
    Những hình ảnh và các dữ liệu đã được truyền về Trung tâm kiểm soát Houston thuộc bang Texas (Tây Nam nước Mỹ) cho thấy không có dấu hiệu đáng lo ngại. Việc kiểm tra lớp vỏ cách nhiệt đã trở thành thông lệ kể từ sau vụ tai nạn của tàu vũ trụ Columbia tháng 2.2003.
    Sứ mạng của tàu Discovery sẽ kết thúc vào ngày 21.12. Đây là một trong tổng số 144 chuyến bay của các tàu con thoi mà NASA đã lên kế hoạch cho 4 năm tới.
    (source: khoahoc.com.vn)
  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 13/12/2006
    Ngôi sao nặng nhất dải Ngân hà bị tước "vương miện"
    Ngôi sao Pismis 24-1 đã bị tước bỏ danh hiệu nặng nhất dải Ngân hà sau khi phương pháp đo lường mới do kính thiên văn Hubble thực hiện cho thấy thực chất nó là một ngôi sao kép.
    Pismis 24-1 là ngôi sao sáng, trẻ, thuộc một chòm sao rất nhỏ được gọi là Pismis 24, cách Trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng. Theo những tính toán trước đây, Pismis 24-1có thể nặng gấp 200 đến 300 lần Mặt trời.
    Tuy nhiên, những quan sát mới nhất của Trung tâm Kính thiên văn Hubble châu Âu và Viện vật lý thiên văn tại Andalusia (Tây Ban Nha) cho thấy Pismis 24-1 thực chất là một ngôi sao kép, có thể bao gồm hai hoặc ba ngôi sao nhỏ hơn. Một trong ba ngôi sao nhỏ này chỉ nặng trung bình gấp 70 lần khối lượng Mặt trời, nhưng chúng vẫn được xếp trong nhóm 25 ngôi sao "nặng nhất dải Ngân hà".
    Các nhà khoa học cho biết những ngôi sao siêu nặng thường "đoản thọ". Sau vài triệu năm tồn tại, chúng sẽ nổ tung như những ngôi sao băng, rồi biến thành các hố đen. Mặt trời, nhỏ hơn nhưng rất "trường thọ", có thể "sống lâu" hơn những ngôi sao siêu nặng tới 3.000 lần.
    [​IMG]
    Sao Pismis 24-1 đã bị tước bỏ danh hiệu nặng nhất dải Ngân hà
    (Ảnh: swin.edu.au)
    (source:khoahoc.com.vn)

Chia sẻ trang này