1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện rặng núi to trên Titan của Thổ Tinh
    Tàu vũ trụ quốc tế Cassini đã phát hiện một rặng núi cao gần một dặm được che khuất trong các đám mây mù trên mặt trăng khổng lồ Titan của Thổ Tinh.
    [​IMG]
    (Ảnh: Discovery)
    Thông tin trên được các nhà khoa học công bố hôm thứ tư vừa rồi. Ngọn núi trải rộng đến gần 100 dặm, đã làm ngạc nhiên các nhà nghiên cứu. Nếu Titan là Trái đất, những ngọn núi này sẽ nằm ở phía nam của xích đạo, trong một nơi nào đó ở New Zealand.
    Theo các nhà khoa học, các vật chất trắng sáng trên đỉnh, sườn núi có thể là ?otuyết? mê tan hay các vật chất hữu cơ khác. Larry Soderblom, đến từ Viện khảo sát Địa chất Mỹ cho biết: "Những ngọn núi này được tạo bởi các vật chất đóng băng, và được khoác lên các lớp hữu cơ khác nhau và rất cứng".
    Những ngọn núi này là những núi cao nhất từng được nhìn thấy trên Titan. Các nhà khoa học đã suy đoán rằng vật chất nóng ở dưới bề mặt của Titan đã phun lên khi các mảng kiến tạo được đẩy ra xa, tạo ra rặng núi.
    Cassini đã chụp được các bức ảnh hồng ngoại mới nhất về những ngọn núi trong suốt chuyến bay ngày 25/10 ở Titan. Các bức ảnh hồng ngoại, kết hợp với dữ liệu rada từ các chuyến bay trước đã cung cấp thông tin mới về độ cao và thành phần các đặc điểm địa chất trên Titan. Tàu vũ trụ cũng đã tìm thấy bằng chứng mới về các cồn cát và một điểm có hình tròn tương tự dấu vết còn lại của một núi lửa. Được phóng vào năm 1997, Casini được tài trợ bởi NASA và các cơ quan không gian của Ý và châu Âu.
    (source: Khoahoc.com.vn----News 18/12/2006)

  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện tiểu hành tinh chưa được nhận dạng
    Các nhà thiên văn học tại Đài quan sát thiên văn Klet ở miền nam Czech vừa phát hiện một tiểu hành tinh chưa được nhận dạng đi qua Trái đất ở khoảng cách 600.000 km.
    Theo giám đốc đài quan sát Jana Ticha, tiểu hành tinh này đi qua Trái đất vào tối 15-12, được phát hiện lúc nó đến gần Trái đất nhất. Khoảng cách này chỉ hơi lớn hơn khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.
    ?oĐây là một trong các tiểu hành tinh đi ngang qua chúng ta ở khoảng cách rất gần được phát hiện tại châu Âu. Đa số các phát hiện như thế được thực hiện bởi các đài quan sát lớn của Mỹ?, bà Ticha nói.
    Tiểu hành tinh này di chuyển với tốc độ rất cao, có quỹ đạo đi ngang qua quỹ đạo Trái đất xung quanh Mặt trời và không gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào nếu va vào Trái đất do nó sẽ bị phân hủy thành từng mảnh nhỏ khi bay vào khí quyển.
    Bà Jana Ticha cho biết việc theo dõi các hành tinh nhỏ như thế giúp nâng cao sự hiểu biết về cấu trúc của toàn thể các tiểu hành tinh, tính toán khoảng cách giữa chúng và Trái đất, khả năng chúng va vào Trái đất?
    (source: khoahoc.com.vn)
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Sao lùn trắng xé nát một hành tinh
    Một hành tinh nhỏ đã bị xé toạc thành nhiều mảnh và biến mất sau khi di chuyển tới quá gần một sao lùn trắng. Hành tinh xấu số có lẽ đã bị kéo về phía ngôi sao lùn trắng bởi trọng lực của một hoặc nhiều hành tinh không nhìn thấy, các nhà thiên văn học cho biết.
    Các ngôi sao như Mặt Trời (thành phần chủ yếu là hydro và heli) sẽ phồng lên thành quả cầu khổng lồ màu đỏ rực - gọi là sao khổnglồđỏ - khi chúng già đi. Sau đó, những lớp vật chất ở phía trên của chúng sẽ dần tách ra, chỉ còn lại lõi. Khi đó, chúng được gọi là sao lùn trắng.
    Các nhà thiên văn học rất quan tâm tới việc tìm kiếm những dấu hiệu của các hành tinh xung quanh các ngôi sao sắp tắt này, bởi chúng sẽ giúp họ hiểu được điều gì sẽ xảy ra với những hệ hành tinh giống như hệ mặt trời của chúng ta.
    Trước đây, các nhà khoa học từng nhìn thấy những đĩa bụi bay xung quanh nhiều sao lùn trắng. Người ta cũng phát hiện ra rằng, trên bề mặt của sao lùn trắng có nhiều kim loại - một dấu hiệu cho thấy chúng có thể đã "nuốt chửng" những hành tinh nhỏ bay quá gần sau khi xé vụn những "thiên thể kém may mắn" này.
    Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Warwick (Anh) đã có trong tay bằng chứng thuyết phục nhất về việc sao lùn trắng nuốt chửng một hành tinh. Họ đã nhìn thấy sự hình thành của một vành bụi kim loại xung quanh một sao lùn trắng có tên SDSS 1228+1040 nằm ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta.
    Sử dụng 3 kính thiên văn: Sloan Digital Sky Survey (trên đỉnh núi Apache, bang New Mexico, Mỹ), Herschel (trên quần đảo Canary) và Galaxy Evolution Explorer (bay vòng quanh Trái Đất), các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy những quang phổ phát ra từ một đĩa bụi kim loại bay quanh sao lùn trắng SDSS 1228+1040.
    Đĩa bụi kim loại màu đỏ là tất cả những gì còn sót lại của hành tinh xấu số khi nó tiến tới quá gần một sao lùn trắng.
    [​IMG]
    Đĩa bụi kim loại màu đỏ là tất cả những gì còn sót lại của hành tinh xấu số khi nó tiến tới quá gần một sao lùn trắng. (Ảnh: Newscientist)
    Kết quả phân tích quang phổ cho thấy đĩa bụi kim loại này chứa canxi, magiê, sắt. Khoảng cách giữa nó với ngôi sao lùn ngắn hơn khoảng 100 lần so với khoảng cách từ sao Thủy tới Mặt Trời. Ở khoảng cách đó, bức xạ từ sao lùn trắng đủ sức làm nhiệt độ trên đĩa bụi tăng lên tới 4.723 độ C.
    Quang phổ cũng cho thấy khí quyển của sao lùn trắng rất giàu magiê. Điều này đồng nghĩa với việc vật chất từ đĩa bụi đang rơi xuống ngôi sao. Do lực trọng trường của sao lùn trắng rất lớn nên những nguyên tố có khối lượng riêng lớn trên bề mặt của nó đã bị hút vào bên trong. Magiê không bị hút vào lõi do khối lượng riêng của nó thấp.
    Những hành tinh "ma"
    Để giải thích tất cả những hiện tượng trên, Boris Gaensicke, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng một hành tinh nhỏ đã bị kéo về phía ngôi sao lùn trắng bởi lực trọng trường. Sau khi bị xé vụn, những gì còn lại của kẻ xấu số là những đám bụi kim loại nóng.
    Vị trí của đĩa bụi ủng hộ giả thiết này. "Các hành tinh phải bị xé toạc ở khoảng cách này", Tom Marsh, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định.
    Sự hủy diệt của hành tinh nói trên cũng cho thấy một điều: Có nhiều hành tinh đang "ẩn nấp" trong các hệ hành tinh, bởi vì khi một ngôi sao phồng lên để trở thành sao khổng lồ đỏ, nó sẽ đẩy tất cả các hành tinh nhỏ hơn trong phạm vi có bán kính bằng khoảng cách từ Mặt Trời tới sao Hỏa. Vì thế, việc một hành tinh "lang thang" tới gần sao lùn trắng chứng tỏ rằng nó bị hút tới đây bởi lực trọng trường của những hành tinh bên ngoài hệ mặt trời mà nó trú ngụ. Lực trọng trường khổng lồ của chúng đã kéo hành tinh xấu số về phía sao lùn trắng.
    Benjamin Zuckerman tại Đại học California ở Los Angeles (Mỹ), người từng công bố bằng chứng về sự tồn tại của những đĩa bụi xung quanh sao lùn trắng, nhận định rằng phát hiện mới này là bằng chứng mới nhất về việc sao lùn trắng tiêu diệt hành tinh.
    "Có thể nhiều hành tinh đã thoát khỏi sự hủy diệt của những ngôi sao khổng lồ đỏ. Tác động trọng trường của một hoặc nhiều hành tinh như thế có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng này", ông phát biểu.
    Ted von Hippel tại Đại học Texas, thành phố Austin (Mỹ) lập luận rằng đĩa bụi có thể chỉ là những gì còn sót lại của ngôi sao lùn trắng trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Tuy nhiên, ông không giải thích được tại sao đĩa bụi lại không có hydrogen, nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 70%) trong thành phần vật chất của những ngôi sao.
    "Nếu hiện tượng hành tinh bị hủy diệt bởi sao lùn trắng là đúng thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về số phận của những hệ hành tinh như hệ Mặt Trời", Ted nói. "Hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tương lai của những hệ hành tinh khi một ngôi sao trở thành sao khổng lồ đỏ và sau đó là sao lùn trắng. Phát hiện này giúp chúng ta hiểu thêm về những giai đoạn cuối cùng của một hệ hành tinh".
    (source: khoahoc.com.vn)
  4. fly_to_sky

    fly_to_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    0
    Truy tìm hành tinh giống trái đất!
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1D5C/
    [​IMG]
    Sứ mệnh đầu tiên đi tìm những hành tinh đủ điều kiện sống cho con người như trái đất đã được khởi hành hôm qua, bắt đầu hành trình kéo dài 2 năm rưỡi.
    Vệ tinh không người lái Corot trị giá 50 triệu bảng Anh có một kính viễn vọng với tấm gương rộng 30 cm để theo dõi 120.000 ngôi sao trong dải ngân hà.
    Nhà thiên văn học Malcolm Fridlund của Trung tâm vũ trụ châu Âu phát biểu: "Điều này sẽ thay đổi cách thức nhân loại nhìn nhận chính mình, bởi chúng tôi sẽ tìm ra liệu chúng ta có cô độc trong vũ trụ này không. Đây chỉ là bước khởi đầu của hành trình".
    Hơn 200 thế giới khác tồn tại ngoài hệ mặt trời của chúng ta đã được biết đến - nhưng chúng là những quả cầu khí khổng lồ không thể sinh sống, ví dụ như sao Mộc.
    Nhà khoa học tham gia sứ mệnh, giáo sư Ian Roxburgh tại Đại học Queen Mary ở London, Anh, nói: "Corot sẽ có khả năng tìm ra những hành tinh nhỏ hơn rất nhiều so với trước đây - có kích cỡ gấp đôi trái đất".
    "Những thế giới nhỏ bé sẽ có nhiều đất đá như hành tinh của chúng ta, và nếu ở một khoảng cách thích hợp từ hành tinh mẹ, nơi đó sẽ có thể sống được".
    Corot được phóng đi từ tên lửa Soyuz của Nga từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Nó sẽ bay 828,8 km ngoài trái đất trong vòng 2,5 năm và mỗi lần sẽ theo dõi 5 khu vực trên bầu trời trong 6 tháng để tìm hiểu sự thay đổi về diện mạo.
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Những bức ảnh hay nhất 2006 về không gian
    Hãng tin trực tuyến MSNBC hàng năm đều bình chọn những bức ảnh hay nhất để giới thiệu với công chúng những cái nhìn toàn cảnh về thế giới chung quanh. Khác với mọi năm, năm nay MSNBC không chỉ giới thiệu những hình ảnh đánh dấu những cột mốc thời sự trên mặt đất mà còn bình chọn những hình ảnh ghi nhận những sự kiện liên quan đến nhịp sống vũ trụ và những tương tác giữa con người với các hiện tượng không gian.
    ÍCH LỢI CỦA BỘ ĐỒ PHẾ THẢI
    Một bộ đồ phi hành gia cũ, chứa đầy các thiết bị truyền tin, trôi bồng bềnh bên ngoài trạm không gian quốc tế ISS ngày 3.2.2006 để trở thành một vệ tinh mang tên SuitSat. Bộ đồ phế thải này phát đi những tín hiệu radio để thí nghiệm trên các băng tần dành cho người chơi vô tuyến nghiệp dư, sau đó nó quay trở lại bầu khí quyển Trái đất và cháy tiêu mấy tuần sau đó.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    BÓNG ĐỔ NỀN TRĂNG
    Bức ảnh chụp nhiều lần theo nhịp thời gian định sẵn này cho thấy bóng của trạm không gian quốc tế ISS in trên bề mặt ?ochị Hằng? khi trạm ISS lướt ngang qua Mặt trăng ngày 13.2.2006. Nhà thiên văn tài tử Ed Morana đã chụp bức ảnh này từ một điểm quan sát ở Newman, bang California.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    HOẢ TIỄN NGA LÊN GIÀN PHÓNG
    Một đoàn tàu đang di chuyển tên lửa đẩy Soyuz của Nga đến giàn phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, ngày 16.9.2006, chuẩn bị bay lên trạm ISS. Phi hành đoàn của chuyến bay này có cả nữ du khách không gian đầu tiên của thế giới - nữ doanh nhân người Mỹ gốc Iran Anousheh Ansari.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    NÚI LỬA DƯỚI CHÂN
    Phi hành gia Jeff Williams trên trạm ISS đã chụp tấm hình này khi núi lửa Cleveland ở Alaska (Mỹ) phun trào ngày 23.5.2006. Bức ảnh cho thấy khói tro bốc lên từ khe thoát trên đỉnh núi. Lần phun trào này xảy ra rất ngắn, chỉ 2 giờ sau núi lửa Cleveland trở lại bình thường và khói tan biến.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    VẪY CHÀO TỪ KHÔNG GIAN
    Trong bức ảnh do NASA cung cấp ngày 14.9.2006, phi hành gia Josep Tanner đang vẫy tay về phía chiếc máy ảnh kỹ thuật số của đồng nghiệp Heldemarie Stefanyshin-Piper đang bước đi trong khoảng không gian bên ngoài trạm ISS. Ba chuyến đi kiểm tra như thế đã được thực hiện trong chuyến tàu con thoi STS-115 lên trạm không gian quốc tế.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    DÊ CŨNG XEM NHẬT THỰC
    Một chú bé chăn dê Li-băng bế một chú dê trên tay trong khi quan sát hiện tượng nhật thực bán phần từ làng Bqosta, gần thành phố cảng Sidon ngày 29.3.2006. Những người quan sát nhật thực luôn mang kính bảo vệ mắt. Dê cũng thế.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    CUỒNG PHONG NHÌN TỪ KHÔNG GIAN
    Tàu con thoi Atlantis chụp được toàn cảnh cơn bão Gordon đang tràn qua Đại Tây Dương ngày 17.9.2006 vào lúc cơn bão đang mạnh nhất với sức gió lên tới 175km/g.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    TRỰC CHỈ DIÊM VƯƠNG TINH
    Hoả tiễn Atlas 5 bay lên từ giàn phóng 41 ở mũi Canaveral, bang Florida ngày 19.1.2006, đưa phi thuyền New Horizon về phía Diêm vương tinh (Pluto) - hành tinh thứ 9 của hệ Mặt trời. Sớm nhất là đến năm 2015, phi thuyền New Horizon mới tiếp cận được hành tinh này.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    XOÁY LỐC SAO
    Bức ảnh do kính viễn vọng Hubble cung cấp ngày 28.2.2006 cho thấy rõ chi tiết của thiên hà khổng lồ mang tên Pinwheel Galaxy - một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về "cấu trúc xoắn ốc vĩ đại" của vũ trụ. Đây là bức ảnh lớn nhất và chi tiết nhất về một thiên hà xoắn ốc mà kính viễn vọng Hubble từng chụp được.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    CÁT HOẢ TINH
    Những cồn cát rập rờn và những bờ rìa lởm chởm của miệng núi lửa Victoria trên sao Hoả hiện rõ nét trong bức ảnh chụp bởi tàu khảo sát quỹ đạo sao Hoả (Mars Reconnaissance Orbiter) của NASA ngày 3.10.2006. Sau đó một trạm tự hành mang tên Opportunity được thả xuống miệng núi lửa này để thăm dò các điều kiện địa chất suốt nhiều tuần liền.
    [​IMG]
    (Ảnh: Msnbc)
    (source:khoahoc.com.vn---News 05/01/2007)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 14:57 ngày 05/01/2007
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đây là thiên hà M 101 trong chòm sao Ursa Major. Các bạn có thể xem thêm 1 số thông tin về thiên hà này ở topic Ảnh thiên văn trang 23: http://www8.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-23.ttvn
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:41 ngày 06/01/2007
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện được hơn 362.000 hành tinh
    Theo Đài thiên văn Klet (ở phía Nam Cộng hòa Czech), tính đến ngày 1-1-2007, các nhà thiên văn học trên thế giới đã phát hiện được 362.447 hành tinh, trong đó có 145.705 hành tinh được đánh số, 13.479 hành tinh được đặt tên và nhiều "hành tinh lùn".
    [​IMG]
    (Ảnh: elheraldo.hn)
    "Hành tinh lùn" là một thuật ngữ được Đại hội đồng Liên đoàn thiên văn thế giới (UIA) thông qua trong cuộc họp ngày 1-8-2006; gồm các hành tinh Eris và Ceres nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, cũng như Sao Diêm vương, được hạ cấp xuống "hành tinh lùn" vào tháng 8-2006. Các hành tinh này đều thuộc Thái dương hệ, xoay quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình ê-líp và không hoạt động như Sao chổi.
    Cho đến năm 1923, các nhà thiên văn học trên thế giới mới phát hiện được 1.000 hành tinh. Nhưng nhờ sự tiến bộ của khoa học, số hành tinh mới được phát hiện đã tăng lên nhanh chóng, từ 5.000 vào năm 1991 lên 10.000 hành tinh năm 1999, khoảng 50.000 hành tinh năm 2002 và gần 250.000 hành tinh vào năm 2005.
    Chủ tịch Ủy ban đặt tên cho các hành tinh và sao chổi của UIA, ông Jana Ticha cho biết tổ chức LINEAR chuyên nghiên cứu và phát hiện các hành tinh gần Trái Đất của Mỹ đã góp phần nhiều nhất vào việc tìm ra các hành tinh mới.
    (source: khoahoc.com.vn----News 06/01/2007)
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Đố các bạn tính được kích thước trạm ISS (gần đúng) theo ảnh chụp bóng đổ của nó trên mặt trăng .
    [​IMG]
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Ko rõ lúc đó khoảng cách của nó đến Mặt trăng khoảng bao nhiêu..
  10. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Ko rõ lúc đó khoảng cách của nó đến Mặt trăng khoảng bao nhiêu..
    [/quote]
    Các dữ kiện này bạn phải tự tìm chứ . Chỉ cần gần đúng thôi !
    KQ hay lắm !!!

Chia sẻ trang này