1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1


    Mình biết bạn sẽ trả lời như vậy mà , để thử tìm xem nào...
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 16:56 ngày 08/01/2007
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện bộ ba chuẩn tinh đầu tiên
    Tại hội nghị của Hiệp hội thiên văn Mỹ diễn ra ở Seattle, các nhà thiên văn cho biết họ vừa phát hiện bộ ba chuẩn tinh đầu tiên. Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ ba này chỉ là ảo ảnh. Tuy nhiên, sau khi sử dụng kính thiên văn ở đài quan sát WM Keck ở Hawaii, họ phát hiện bộ ba này gồm có 3 lỗ đen.
    [​IMG]
    Chuẩn tinh sáng gấp hàng ngàn lần một thiên hà (Ảnh: BBC)
    Chuẩn tinh giống một ngôi sao, ở rất xa Trái đất, phát ra nguồn năng lượng rất lớn mà giới khoa học cho rằng chúng lấy từ các lỗ đen ?osiêu khổng lồ? ở trung tâm thiên hà.
    Mỗi chuẩn tinh sản sinh ra một lượng lớn năng lượng điện từ, trong đó có ánh sáng có thể nhìn thấy và sóng vô tuyến. Chúng sinh ra do các khí rơi vào một lỗ đen ở trung tâm một thiên hà. Điều này xảy ra khi các thiên hà va vào nhau và hợp nhất.
    Một chuẩn tinh đơn lẻ có thể sáng gấp hàng ngàn lần một thiên hà với hàng trăm tỷ ngôi sao.
    Giáo sư George Djorgovski, đến từ Viện công nghệ California ở Pasadena và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và đặt tên cho bộ ba chuẩn tinh này là LBQS 1429-008. Nó đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn khác vào năm 1989. Khi ấy họ cho rằng nó chỉ có 2 chuẩn tinh.
    "Chuẩn tinh là những vật thể cực kỳ hiếm, và việc phát hiện 3 chuẩn tinh như thế là chưa từng xảy ra", giáo sư George Djorgovski nói.
    (source: khoahoc.com.vn----News 10/01/2007)
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Thiết lập bản đồ vũ trụ không gian ba chiều đầu tiên
    Các nhà thiên văn học Viện công nghệ California, Mỹ đã thiết lập thành công bản đồ vũ trụ không gian ba chiều đầu tiên về các vật chất tối trong vũ trụ.
    Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là nhà thiên văn học người Anh Richard Massey, thuộc Học viện công nghệ California đã sử dụng kính thiên văn đặc biệt hình ống điếu của vệ tinh NASA - Kính thiên văn đặc biệt này có thể uốn cong ánh sáng, thu các hình ảnh nhiều chiều khác nhau từ các hành tinh.
    Bản đồ vũ trụ không gian ba chiều mới này được thiết lập là bằng chứng mới nhất có thể nhìn thấy các vật chất thông thường được tích lũy trong các giải ngân hà và sự phân bổ của các vật chất tối.
    Bản đồ này cho thấy các vật chất tối đã phát triển, tăng trưởng thành khối và bị phá hủy dưới tác động của lực hấp dẫn như thế nào.
    [​IMG]
    Bản đồ 3 chiều mới của Hubble cho thấy sự nguyên thủy của vùng tối (Ảnh: NASA)
    Với các nhà thiên văn học, việc thu được hình ảnh của các vật chất tối giống như thu hình ảnh của một thành phố lúc nửa đêm, không thể nhìn thấy các vật chất tối mà chỉ nhìn thấy những những dải ngân hà trực tiếp phát sáng.
    Nay, trên bản đồ vũ trụ không gian ba chiều, các hình ảnh này trông giống như hình ảnh của một thành phố có vùng ngoại ô và các con đường ở miền quê hiển thị rõ ràng các đường chính, các nút giao thông... và những hình ảnh khác ở vùng lân cận chụp trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
    Thành công của việc thiết lập bản đồ vũ trụ không gian ba chiều này là cơ sở để hiểu được các dải ngân hà đã lớn dần lên và tập trung lại như thế nào qua hàng tỉ năm.
    [​IMG]
    Nghiên cứu dấu vết biến dạng tinh tế trong ánh sáng Ngân hà
    [​IMG]
    Bản đồ cho thấy nửa chặng đường đầu hình thành nên vũ trụ (Ảnh: NASA)
    (source: khoahoc.com.vn-----News 10/01/2007)
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Sử dụng máy dò tần số mới lắng nghe vũ trụ để tìm ra sự sống giống như trái đất
    Các nhà thiên văn học đã đề xuất một phương pháp mới trong việc tìm kiếm sự sống thông minh ngoài trái đất bằng cách sử dụng thiết bị giống như hệ thống đang được lắp đặt tại Úc.
    Thảm dò tìm tần số thấp (LFD) của hệ thống mạng ăng ten Mileura (MWA) (gọi tắt là hệ thống MWA-LFD) được đặt tại miền tây nước Úc là thiết bị chuyên dụng dùng cho ngành thiên văn vô tuyến. Trên lý thuyết, hệ thống này có thể dò tìm được các nền văn minh giống như trái đất ở 1.000 ngôi sao gần với chúng ta nhất.
    Theo nhà lý luận Avi Loeb thuộc trung tâm vật lý thiên thể học Harvard-Smithsonian (CfA) thì ?okhông lâu nữa chúng ta có thể nghe được các tín hiệu được phát ra từ các nền văn minh trong vũ trụ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đứng trước khả năng tìm kiếm được một nền văn minh giống như của chúng ta trong vũ trụ?
    [​IMG]
    Thảm ăng ten của hệ thống mạng ăng ten Mileura. Một kính viễn vọng sẽ sử dụng hàng chục thảm ăng ten như vậy trải rộng trên một diện tích lớn. (Ảnh: Frank Briggs)
    Loeb sẽ trình bày các nghiên cứu của mình tại cuộc họp của Hiệp hội thiên văn học Mỹ diễn ra tại thành phố Seattle bang Washington vào ngày 10 tháng 1.
    Các dự án tìm kiếm sự sống ngoài trái đất trước đây đều đã không tìm ra được bất cứ dấu hiệu nào của một nền văn minh giống như của trái đất. Mọi cuộc tìm kiếm của các chương trình này thường tập trung tìm các tín hiệu dẫn đường được phát ra trong vũ trụ. Nhưng những tín hiệu như vậy không tồn tại. Hơn nữa, các dự án tìm kiếm sự sống ngoài trái đất bằng sóng radio chỉ kiểm tra được các tần số cao hơn 1 Gigahertz nhằm tránh các tín hiệu nhiễu có nguồn gốc từ trái đất hay các trong vũ trụ.
    Thay vì tìm kiếm các tín hiệu được phát ra một cách chủ tâm thì Loeb và đồng tác giác của mình là Matias Zaldarriaga đã đề nghị tìm kiếm các tín hiệu bị rò rỉ ngẫu nhiên từ một nền văn minh xa lạ. Họ chỉ ra rằng hệ thống MWA-LFD vốn được thiết kế để dò tìm các tín hiệu có tần số từ 80 đến 30 Megahertz sẽ lọc được các tín hiệu có cùng tần số mà được sử dụng bằng các công nghệ giống như của trái đất. Trên trái, các hệ thống radar quân sự là các nguồn phát ra tín hiệu radio mạnh nhất, tiếp theo là sóng vô tuyến và sóng phát thanh. Nếu các nguồn phát sóng tương tự như vậy tồn tại trên các hành tinh khác thì hệ thống MWA-LFD sẽ dò tìm ra được chúng.
    Zaldarriaga cho biết ?ohệ thống MWA-LFD là một thiết bị chuyên dụng dùng để nghiên cứu các thiên hà trẻ và ở cách xa chúng ta. Nhưng bằng việc tận dụng những tính năng quan sát bình thường của nó, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nó để tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất?.
    Một chương trình tìm kiếm sự sống ngoài trất đất bằng hệ thống MWA-LFD có thể bổ trợ cho các dự án tìm kiếm sự sống ngoài trái đất khác. Nó có thể quan sát một vùng bầu trời rộng lớn hơn trong một khoảng thời gian lâu hơn và ở nhiều tần số khác nhau.
    Loeb and Zaldarriaga đã tính toán được rằng bằng việc lắng nghe vũ trụ trong suốt một tháng, hệ thống MWA-LFD có thể dò tìm được các tín hiệu radio giống như tín hiệu radio trên trái đất của khoảng 1.000 ngôi sao cách chúng ta 30 năm ánh sáng. Bên cạnh đó nó có thể dò tìm được các nguồn phát mạnh ở những khoảng cách xa hơn. Trong tương lai, dự án SKA (dự án mạng ăng ten rộng 1 km vuông) sẽ có thể dò tìm các nguồn phát sóng ở khoảng cách xa gấp 10 lần và có khoảng 100 triệu ngôi sao
    Nếu các nguồn phát sóng của nền văn minh ngoài trái đất được phát hiệu, các quan sát bổ sung có thể xác định được đặc tính của hành tinh đã phát ra những tín hiệu đó như là chu kỳ tự quay quanh trục của nó nhanh như thế nào hoặc nó bao nhiêu tuổi. Bằng việc kết hợp các thông tin đó với sự hiểu biết về ngôi sao mẹ, các nhà thiên văn học có thể tính toán nhiệt độ bề mặt của hành tinh đó để đánh giá liệu có tồn tại nước và sự sống giống chúng ta.
    Hệ thống MWA-LFD là một máy viễn vọng radio được thiết kể để dò tìm và mô tả sự phát xạ cực cao của các phân tử hydro ở thời điểm sơ khai của vũ trụ. Mục đích chính của nó là vẽ ra một bảng đồ 3 chiều về các bong bóng i on hóa mà đã hình thành nên các chuẩn tinh và thiên hà đầu tiên cách đây hàng tỉ năm.
    Tài liệu mổ tả kết quả thí nghiệm đã được chấp thuận xuất bản trên tạp chí Vũ trụ học và vật lý phân tử vũ trụ. Tài liệu này hiện đang có trên trang web: http://arxiv.org/abs/astro-ph/0610377.
    Trung tâm vật lý thiển thể học Harvard-Smithsonian (CfA) có trụ sở chính tại thành phố Cambridge bang Massachuset là một sự hợp tác giữa Đài quan sát vật lý thiên thể Smithsonian và đài quan sát của trường đại học Harvard. Các nhà khoa học tại trung tâm CfA được chia thành 6 lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu nguồn gốc, sự tiến hóa và số phận cuối cùng của vũ trụ.
    (source: khoahoc.com.vn)
  5. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Gửi tên mình lên sao Hỏa và Mặt Trăng
    Tại sao lại không nhỉ? Đăng ký rất đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Và biết đâu 1 ngày kia khi con cháu chúng ta đặt chân lên sao Hỏa sẽ tìm thấy cái đĩa DVD có tên của cụ tổ chúng bây giờ
    Gửi tên mình lên sao Hỏa trên tàu đổ bộ Phoenix của NASA (sẽ phóng trong năm 2007 này):
    http://planetary.org/special/fromearth/phoenix
    Hoặc cùng đi thám hiểm Mặt Trăng với tàu thăm dò SELENE của JAXA (Nhật Bản):
    http://planetary.org/special/fromearth/selene/
    Mọi người nhanh chân lên nhé, deadline đăng ký 31/1/2007 sắp đến gần rồi.
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Tàu thăm dò sao hỏa mới của NASA chụp được hình ảnh chi tiết nơi đáp của Kẻ tìm đường sao hỏa vào năm 1997
    Chiếc camera viễn vọng có độ phân giải cao của tàu thăm dò sao hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter-MRO) đã vẽ được bản đồ chi tiết nơi đáp vào ngày 4/7/1997 của Kẻ tìm được sao hỏa (Mars Pathfinder). Qua đó cung cấp thêm nhiều chi tiết cụ thể về các vật chất trên bề mặt và cấu tạo địa chất của vùng này.
    [​IMG]
    (Ảnh: NASA)
    Bức ảnh bên phải được phác họa dựa trên các hình ảnh địa hình và màu nhân tạo thu thập được từ Mars Pathfinder và các nguồn khác, cho thấy hình ảnh phối cảnh nơi đáp của đáp của Mars Pathfinder. Hình có tỉ lệ giữa dọc và chiều ngang là 1:3. Điểm trắng ở giữa bức hình là nơi đáp của Kẻ tìm được sao hỏa.
    Bức ảnh mới này có được nhờ vào chương trình thí nghiệm về các hình ảnh khoa học có độ phân giải cao của tàu thăm dò sao hỏa.
    Robot tự hành Sojourner của Kẻ tìm đường sao hỏa dường như di chuyển gần hơn với con tàu mẹ sau khi các dữ liệu cuối cùng được truyền về trái đất từ con tàu mẹ và dựa trên việc xác định vị trí của nó trong bức ảnh. Kẻ tìm đường sao hỏa đáp lên sao hỏa vào ngày 4/7/1997 và đã truyền dữ liệu về trái đất trong suốt 12 tuần liền. Không giống như hai robot tự hành lớn hơn nó là Spirit và Opportunity mà hiện giờ vẫn còn hoạt động trên sao hỏa, robot tự hành Sojourner chỉ có thể liên lạc với tàu mẹ chứ không thể liên lạc trực tiếp được với trái đất.
    Chiếc thang lên của con tàu mẹ, khoang khoa học và một phần của các túi khí đều có thể được nhận diện trong bức ảnh mới này. Chiếc dù và lớp vở bảo vệ phía sau được dùng cho việc hạ cánh của Kẻ tìm đường sao hỏa nằm ở phía nam, phía sau ngọn đồi nhìn từ chiếc tàu mẹ. Bốn điểm sáng khác trong ảnh có thể là các phần của tấm chắn nhiệt.
    Theo Rob Manning, kỹ sư trưởng của chương trình trình sao hỏa tại phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực (JPL) tại thành phố Pasadena, bang California, thì ?obức ảnh mới này sẽ cung cấp các thông tin về nơi đáp của Kẻ tìm đường sao hỏa và giúp thừa nhận việc tái tạo chuyến hạ cánh cũng như giúp chúng tôi hiểu biết sâu sắc hơn về vị trí đáp và việc bung ra của các túi khí.?
    [​IMG]
    (Ảnh: NASA)
    Tiến sĩ Alfred McEwen thuộc trường đại học Tucson, bang Arizona và là giám sát viên chính trong chương trình thí nghiệm các hình ảnh khoa học có độ phân giải cao, nói ?ovị trí đáp của Kẻ tìm đường sao hỏa là nơi được nghiên cứu nhiều nhất trên sao hỏa. Việc kết hợp hình ảnh mới của tàu thăm dò sao hỏa với các dữ liệu địa chất về bề mặt sẽ giúp chúng tôi phân tích tốt hơn hình ảnh của Kẻ thăm dò sao hỏa chụp ở các vị trí khác trên sao hỏa.?
    Để có thêm thông tin chi tiết về tàu thăm dò sao hỏa, hãy xem trang http://www.nasa.gov/mro.
    Lưu ý: Tài liệu này đã được biên tập từ nguồn tin xuất bản bởi cơ quan NASA/phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực JPL.
    Tàu thăm dò sao hỏa được quản lý bởi Phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực (JPL) trực thuộc Ủy ban các nhiệm vụ khoa học của Nasa, bang Washington. JPL là một phòng của Viện công nghệ California tại thành phố Pasadena. Công ty hệ thống không gian Lockheed Martin (Lockheed Martin Space Systems) có trụ sở tại thành phố Denver là nhà thầu chính của dự án và là công ty thiết kế ra tàu thăm dò sao hỏa (MRO). Chương trình thí nghiệm hình ảnh khoa học có độ phân giải cao được điều hành bởi trường đại học bang Arizona và các thiết bị dùng trong thí nghiệm được chế tạo bởi công ty Ball Aerospace and Technology Corp có trụ sở tại thành phố Boulder bang Colorado.
    (source: khoahoc.com.vn)

    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 14:53 ngày 15/01/2007
  7. NhamAnhTuan

    NhamAnhTuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    0
    bac Hoàng ơi chưa có tin tuần này em lấy tạm bài của bác đem sang bên TVCD trước nha. À mà em đang kí được cái mail rùi là cái mail và pass hôm nọ em đọc cho bác đó có gì bác cứ vào tự nhiên nhưng đừng Xì-pam
  8. ntcbk

    ntcbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Xuât hiện khối 3 hố đen đầu tiên trong vũ trụ !
    Nguồn http://www11.dantri.com.vn/Thegioi/2007/1/162952.vip
    Tổ chức nghiên cứu thiên văn học Bán cầu Nam châu Âu (ESO) cho hay họ vừa phát hiện ra 3 hố đen khổng lồ ở gần nhau một cách đáng ngạc nhiên và tạo thành một khối thiên thể lớn. Phát hiện này rất thú vị bởi thông thường các hố đen chỉ nép mình ở trung tâm dải thiên hà riêng của nó.
    [​IMG]
    Bằng hệ thống kính thiên vănVLT de Cerro Paranal của Chili và Keck ở Hawaï hiện đại bậc nhất thế giới, các nhà thiên văn đã xác định được vị trí của khối 3 thiên thể chưa từng thấy này. Nó nằm cách trái đất khoảng 10,5 tỷ năm ánh sáng, hướng về chòm sao Vierge.
    Không ai có thể thấy hố đen vì đúng như cái tên, chúng hoàn toàn "đen". Hố đen có trọng lượng lớn đến nỗi lực hấp dẫn của chúng kéo tất cả những thứ đi ngang qua nó, ngay cả những lượng tử ánh sáng có khối lượng bằng 0 và chuyển động với vận tốc 300.000km/giây cũng không thể thoát ra được khi chạm vào nó. Tuy nhiên hố đen lại bị các bức xạ dạng quasar (chuẩn tinh) phản chiếu. Khi những hạt bụi giữa các vì sao bị hút vào hố đen đã sinh ra nguồn ánh sáng cực lớn và người ta gọi ánh sáng này là bức xạ dạng quasar.
    Các nhà khoa học cho biết các quasar này có khoảng hơn 1 tỷ mặt trời con bên trong nên chỉ cần một quasar đã có thể phát sáng hơn rất nhiều một dải ngân hà có hàng trăm tỷ ngôi sao. Quỹ đạo của các quasar vào khoảng 4.000 năm ánh sáng, tính từ trung tâm, chúng dịch chuyển với vận tốc vào khoảng 200km/h.
    Việc phát hiện khối 3 hố đen cũng đồng nghĩa với khám phá ra 3 nguồn bức xạ dạng quasar khổng lồ hội tụ tại một điểm.
    Cho đến giờ, các nhà thiên văn mới chỉ phát hiện khoảng 100.000 quasar trong đó có khoảng vài chục cặp, tức là những trường hợp 2 quasar ở gần nhau, nhưng chưa hề có khối 3 quasars. 3 quasar được phát hiện chỉ cách nhau 100.000 đến 150.000 năm ánh sáng, một khoảng cách cực ngắn, chỉ tương ứng với kích cỡ dải ngân hà của chúng ta.
    Ông George Djorgovski thuộc viện Công nghệ California, chủ nhân của phát hiện mới này nhấn mạnh: "quasar là những vật thể cực hiếm và được phân bố trong vũ trụ một cách không đều. Việc tìm được 2 quasars gần nhau đã thật sự khó vậy mà trường hợp này có tới 3 quasar ở sát gần nhau, quay xung quanh nhau. Thật là điều hiếm hoi!".
    Đó không phải là một "ảo tượng về lực hấp dẫn" mà đó thực sự là một khối lớn gồm 3 thiên thể quasar. Nhóm M. Djorgovski đã tuyên bố như vậy. Khối lớn này được xem như một giải ngân hà, có thể làm biến dạng không gian xung quanh nó, làm các tia sáng đổi hướng hoặc hội tụ. Khi các tia sáng hội tụ, đứng dưới mặt đất người ta có thể quán sát nhiều hình ảnh đồng nhất của 3 quasar vì chúng gần như là một khối. Tuy nhiên, M. Djorgovski cho biết vẫn có sự khác biệt nhưng là sự khác biệt rất nhỏ giữa 3 quasar.
    Sự hiện hữu của 3 quasar gần nhau đến vậy có thể được lý giải bởi một cú va chạm giữa 3 thiên hà, một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ đầu hình thành Vũ trụ. Khi đó, trong một không gian chật hẹp, những thiên hà chồng chất lên nhau .
    Được ntcbk sửa chữa / chuyển vào 17:16 ngày 19/01/2007
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Trong lòng sao Hỏa có một bầu khí quyển?
    Theo một nghiên cứu vừa được công bố tại Mỹ, nước và dioxide carbone (CO2) trước kia tạo nên khí quyển dày đặc của sao Hỏa đã phân tán với nồng đồ thấp trong không gian và có thể hiện diện dưới lòng đất của hành tinh đỏ.
    Dựa theo các dữ liệu thu thập bởi tàu thăm dò sao Hỏa Mars Express của châu Âu, một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu đã xác định rằng, khí quyển sao Hỏa biến mất cách đây khoảng 3,5 tỉ năm đã thoát ra một ít trong không gian do tác động của gió Mặt Trời.
    Hai tác giả nghiên cứu Stas Barbash (Viện Vật lý không gian Thụy Điển) và Jean-André Sauvaud (Trung tâm Nghiên cứu không gian bức xạ Toulouse, Pháp) khẳng định chỉ có 0,2 đến 4 milibar (đơn vị đo áp suất) của khí CO2 và vài cm nước đã thoát ra không gian.
    Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu khí quyển dày đặc của sao Hỏa đi về đâu và họ cho rằng nó có thể hiện diện dưới lòng đất sao Hỏa.
    [​IMG]
    Hình ảnh nước đá và dioxide carbone trên chỏm Sao Hỏa (Ảnh: nasm.si.edu)
    Hai robot tự hành Opportunity và Spirit đã từng xác nhận khí quyển sao Hỏa chứa nước và CO2. Nhiều chứng cứ như những lớp trầm tích, dấu vết về bờ biển và lòng sông cạn khẳng định trên sao Hỏa từng có nước.
    Nồng độ hơi nước trong khí quyển rất thấp, nước tồn tại dưới dạng băng trong các chỏm băng và một số miệng núi lửa. Nhưng lượng nước này không đủ để giải thích những dấu vết về địa chất được quan sát, do đó các nhà nghiên cứu khẳng định những khu vực rộng chứa nước có thể hiện diện dưới lòng đất sao Hỏa.
    [​IMG]

    Một bức ảnh được NaSa chụp ngày 13/04/2006 trên mặt Sao Hỏa, để lộ ra những tảng đá bị đẩy trên cát từ núi lửa đã phun. Một nghiên cứu mới đã đưa ra giả thuyết là có thể còn tồn tại những nguồn nước và carbon dioxide ở dưới bề mặt sao Hỏa (Ảnh: Nationalgeographic)
    (Source: Khoahoc.com.vn)
  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Tìm kiếm những tế bào sống trên Sao Hỏa...
    Những nhà khoa học nói rằng những mũi khoan dò tìm hiện nay được thiết kế để tìm ra sự sống trên Sao Hỏa không thể khoan đủ sâu để tìm thấy những tế bào sống.
    [​IMG]
    Lấy mẫu đất trong vùng cực bắc Sao Hỏa, Tàu Phoenix sẽ thu thập số liệu có thể tìm ra bằng chứng về sự sống trong quá khứ hay hiện tại trên Sao Hỏa. Corby Waste of the Jet Propulsion Laboratory
    Những thăm dò tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa phải tìm sâu vào trong những miệng núi lửa trẻ, những khe rãnh, hoặc mới đây là tìm ra những vùng băng đá đã tạo ra cơ hội tìm ra những tế bào sống đã không bị tiêu diệt bởi sự bức xạ, báo cáo của những nhà nghiên cứu trong nghiên cứu mới đây. Một nơi có hy vọng sẽ tìm ra những tế bào đó bên trong băng đá là tại Elysium, nơi của một vùng biển đã bị đóng băng mới được khám phá ra gần đây.
    Những thăm dò hiện nay được thiết kế cho tàu để tìm ra sự sống trên Sao Hỏa không thể khoan sâu để tìm những tế bào sống có thể tồn tại tốt ở bên dưới bề mặt,tương xứng với sự nghiên cứu. Dù vậy những mũi khoan này vẫn có thể tìm thấy những dấu hiệu về sự sống đã tồn tại trên Sao Hỏa, các nhà nghiên cứu nói, tế bào sống không thể sống sót lâu sự bức xạ bên trong bề mặt chừng vài mét. Việc đưa ra một tế bào sống nào đó vượt quá khả năng của những mũi khoan tốt nhất hiện nay.
    Nghiên cứu đã được công bố ngày 30/01 trên tờ báo Geophysical Research Letters, những bản đồ sự bức xạ khổng lồ tại những chiều sâu khác nhau, tính đến những điều kiện bề mặt trong những vùng khác nhau của Sao Hỏa. Lewis Dartnell - Trường đại học London nói " Tìm thấy những dấu vết về sự tồn tại của sự sống - những Protein, những DNA hay những hóa thạch, chúng tôi có thể làm ấm lại chúng để nghiên cứu... "

    [​IMG]
    Hệ thống hình ảnh sự phát xạ nhiệt (THEMIS) đã vẽ ra những khe rãnh trong miệng núi lửa này của Sao Hỏa. NASA/ JPL/ ASU
    "Việc tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa phụ thuộc vào nước trên bề mặt Sao Hỏa," Dartnell nói thêm, " Nhưng lần cuối cùng nước lan rộng trên Sao Hỏa là hàng tỉ trong những năm trước đây.Ngay cả những tế bào cứng chắc theo chúng tôi biết có lẽ cũng không thể tồn tại lâu bởi những sự bức xạ khổng lồ gần ngay trên bề mặt Sao Hỏa...".
    (Read more: http://www.astronomy.com/asy/default.aspx?c=a&id=5116)
    (Source: Astronomy.com)

Chia sẻ trang này