1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Tàu thăm dò châu Âu tăng tốc nhờ Sao Hỏa
    Tàu thăm dò vũ trụ Rosetta hôm qua, chủ nhật, 25/2 đã bay qua cách Sao Hỏa chỉ 250 km trên con đường xa xôi tới Sao chổi Churumova - Gerasimenko. Cuộc gặp gỡ dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2014.
    [​IMG]
    Trường hấp dẫn của Sao Hỏa làm con tàu tăng tốc (Ảnh: ESA)
    Động tác trên đây rất quan trọng đối với sứ mệnh của con tàu thăm dò bởi trường hấp dẫn của Sao Hỏa sẽ làm nó tăng tốc. Một số lần tăng tốc bằng phương pháp này sẽ giúp con tàu vượt 7 tỷ km dự kiến trên con đường tới gặp vị khách vũ trụ.
    Trong thời điểm quan trọng nhất, trong vòng 15 phút, tàu thăm dò đã không liên lạc với Trung tâm điều khiển do nằm trong bóng của Hành tinh đỏ. Trong thời gian đó, các máy móc tự động trên khoang điều khiển con tàu.
    Khi động tác của tàu kết thúc và liên lạc được phục hồi, tại Trung tâm điều khiển các chuyến bay vũ trụ của Châu Âu đã vang lên những tràng vỗ tay.
    Tàu thăm dò trị giá 1,2 tỷ đô la này được Hàng không vũ trụ Châu Âu phóng lên hồi năm 2004. Ở cuối đường đi của mình, nó sẽ thả một thiết bị thăm dò xuống bề mặt Churyumov - Gerasimenko, sao chổi có đường kính 4 km. Nếu thành công thì đó là thiết bị do con người chế tạo đầu tiên chạm mặt một sao chổi.
    Trên tàu có 5 thiết bị để nghiên cứu cấu tạo và vật chất của sao chổi. Các nhà khoa học hi vọng rằng việc phân tích vật chất của sao chổi sẽ giúp giải mã được nhiều bí ẩn về quá trình hình thành hệ Mặt trời.
    Trong năm nay và năm 2009, tàu thăm dò nói trên còn thực hiện 2 động tác lợi dụng trường hấp dẫn để tăng tốc nữa. Trong cả hai trường hợp, tác nhân tăng tốc đều là trái đất.
    [​IMG]
    Hình ảnh minh họa tàu thăm dò thả thiết bị xuống
    bề mặt sao chổi (Ảnh: sciencedaily)
    (Source: Khoahoc.com.vn---News 26/02/2007)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 28/02/2007
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam không quan sát được nguyệt thực toàn phần
    Thạc sĩ Phan Văn Đồng, giảng viên khoa Vật lý trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, cho biết từ Việt Nam sẽ không thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra ngày 3-3 tới.
    Theo Thạc sĩ Đồng, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (dự kiến kéo dài 1 giờ 14 phút) sẽ diễn ra lúc 5 giờ 45 phút theo giờ chuẩn ở khu vực phía Đông nước Mỹ (tương đương với 22 giờ 45 phút giờ GMT) và là 5 giờ 45 phút sáng ngày 4-3 nếu tính theo giờ Việt Nam.
    Do đây thời điểm mặt trăng lặn và mặt trời đang mọc nên từ nước ta không thể quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
    ?oVề mặt lý thuyết, vùng nào có thể nhìn thấy trăng vào ban đêm thì có thể nhìn thấy hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần lại là buổi sáng của Việt Nam nên chúng ta không quan sát được hiện tượng này? - Thạc sĩ Phan Văn Đồng cho biết. [​IMG]
    Theo thông báo của NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ), khu vực quan sát hiện tượng Nguyệt thực vào ngày 3-3 là ở châu Phi và một số vùng khác trên thế giới như châu Mỹ, châu Âu và một phần của châu Á.
    Thạc sĩ Đồng cũng cho biết dù nguyệt thực không phải là hiện tượng đặc biệt nhưng luôn được các nhà khoa học trên thế giới hết sức quan tâm do đây là dịp để kiểm nghiệm những kết quả tính toán chuyển động tương đối giữa Trái đất, Mặt trăng đối với Mặt trời.
    Bên cạnh đó, thông qua việc quan sát màu sắc của nguyệt thực (đỏ nhiều hay đỏ ít), các nhà khoa học sẽ tìm hiểu và nghiên cứu, tính toán được các thành phần của khí quyển.
    Điều khiến các nhà khoa học quan tâm hiện nay đó là trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào những ngày tới, mặt trăng sẽ có màu gì. Trong những trước đây, mặt trăng đã từng chuyển thành màu nâu, cam, đỏ thẫm và đỏ gạch.
    Cũng theo dự báo của NASA, ngày 28-8-2007, hiện tượng nguyệt thực toàn phần cũng sẽ xuất hiện với thời gian kéo dài khoảng 1 giờ 31 phút. Những nơi dễ quan sát hiện tượng này nhất là khu vực phía Đông của châu Á, Australia, Thái Bình Dương và châu Mỹ.
    Năm 2008 cũng sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực vào các tháng 2 và tháng 8. Năm 2009 sẽ có 3 lần diễn ra hiện tượng nguyệt thực vào các tháng 2, 7 và 8. Đặc biệt ngày 21-12-2010 nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài tới 3 giờ 19 phút, dài kỷ lục trong vòng 10 năm (từ 2001-2010).
    (Source: Khoahoc.com.vn---News 27/02/2007)
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Hội nghị bảo vệ hành tinh chống thiên thạch đụng Trái Đất
    Ngày 5/3, Hội nghị bảo vệ hành tinh 2007 đã khai mạc tại Hoa Kỳ để thảo luận các biện pháp bảo vệ Trái Đất trước nguy cơ va chạm với các vật thể vũ trụ.
    Đươc tổ chức tại trường Đại học George Washington ở Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Hội nghị bảo vệ Trái đất (Planetary Defense Conference) kéo dài từ ngày 5-8/3, dưới sự bảo trợ của 13 tổ chức quốc tế thuộc lĩnh vực hàng không và vũ trụ, trong đó có Viện Hàng không và Du hành vũ trụ Hoa Kỳ (AIAA).
    Mục đích của Hội nghị này là đánh giá sự hiểu biết về nguy cơ va chạm giữa Trái Đất với vật thể vũ trụ, xem xét khả năng hiện tại của con người trong việc khám phá và theo dõi những vật thể gần Trái Đất (NEO). Từ đó, giới khoa học sẽ phân tích những giới hạn trong khả năng làm chệch hướng những vật thể nguy hiểm.
    [​IMG]
    Hội nghị bảo vệ hành tinh 2007 sẽ tập trung vào các biện pháp bảo vệ Trái đất trước sự đe dọa của các vật thể nguy hiểm trong vũ trụ. (Ảnh: Aerospace Corporation)
    Hội nghị sẽ tập trung thảo luận những vấn đề chủ yếu như: Phương thức phát hiện và xác định đặc điểm của các vật thể có khả năng đe dọa Trái Đất; các biện pháp kỹ thuật để làm chệch hướng di chuyển của một vật thể nguy hiểm; những hậu quả có thể có nếu một vật thể vũ trụ va vào Trái Đất; cách thức chuẩn bị để đối phó với một vụ va chạm có thể xảy ra.
    Đồng thời, tại Hội nghị trên, giới khoa học cũng sẽ thảo luận những vấn đề chính trị, chính sách và pháp lý có ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguy cơ va chạm giữa Trái Đất và vật thể vũ trụ.
    Hội nghị bảo vệ Trái đất đã được tổ chức sau khi có những thông tin phát đi cho biết, một tiểu hành tinh được đặt tên là Apophis, đường kính 140 mét có nhiều khả năng đụng vào Trái đất vào ngày 13/4/2036.
    Các chuyên gia dự đoán, trong trường hợp xấu nhất, Apophis sẽ gây ra một vụ nổ trên Trái Đất lớn gấp 80.000 lần vụ nổ từ quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima vào ngày 6/8/1945.
    [​IMG]
    Các kỹ sư ở NASA đang theo dõi qua màn hình ảnh vụ va chạm giữa tàu vũ trụ với sao chổi vào tháng 7/2005. (Ảnh: AP)
    (Source: Khoahoc.com.vn---News 06/03/2007)
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    2007, Trung Quốc phóng vệ tinh thăm dò Mặt trăng đầu tiên
    Huang Chunping, một chuyên gia vũ trụ hàng đầu của Trung Quốc hôm nay (6-2) cho biết nước này sẽ phóng vệ tinh thăm dò Mặt trăng đầu tiên vào nửa cuối năm nay, 2007.
    Vệ tinh này, Chang''e I, sẽ được phóng vào không gian nhờ tên lửa đẩy Trường Chinh 3-A. Nó sẽ cung cấp những hình ảnh 3D về bề mặt Mặt trăng, khảo sát sự phân bố của 14 nguyên tố có thể sử dụng được trên Mặt trăng, nghiên cứu sóng ngắn trên Mặt trăng và đánh giá độ dày của đất Mặt trăng.
    Huang cũng cho biết tên lửa đẩy thế hệ mới của Trung Quốc, được thiết kế để phóng một trạm không gian, sẽ sẵn sàng hoạt động trong 7 năm nữa. Tên lửa được đặt tên Trường Chinh 5 và có khả năng phóng vật thể nặng từ 9 đến 25 tấn.
    Theo Hung, Trung Quốc hiện đang đi sau Mỹ và Nga đến 15 năm trong công nghệ tên lửa. ?oTuy nhiên với những nỗ lực của chúng tôi, chúng tôi có thể đuổi kịp Mỹ và Nga trong 15 năm nữa?, ông nói.
    Chương trình thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc sẽ được thực hiện qua 3 giai đoạn. Sau vệ tinh Chang''e I, một tàu thăm dò theo quỹ đạo Mặt trăng được điều khiển từ xa sẽ được phóng vào vũ trụ. Ở giai đoạn thứ ba, một tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng sẽ khoan phá một mẩu của Mặt trăng và mang nó về Trái đất.
    [​IMG]
    Sau Mỹ, Nga, đến lượt Trung Quốc tham gia cuộc chạy đua thám hiểm Mặt trăng
    (Ảnh minh họa từ grin.hq.nasa.gov)
    (Source: Khoahoc.com.vn----News 07/03/2007)
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    NASA: Chống thiên thạch thì được, nhưng... thiếu kinh phí!

    ?oChúng tôi biết cần phải làm gì, nhưng... thiếu kinh phí để thực hiện!?, đại diện NASA nói tại Hội nghị bảo vệ hành tinh chống thiên thạch đụng Trái Đất. Hội nghị này diễn ra tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ từ 5-8/3.
    NASA cần có 1 tỉ USD
    Báo cáo tại Hội nghị, NASA ước tính chi phí từ nay đến năm 2020 để phát hiện ít nhất 90% trong tổng số 20.000 tiểu hành tinh và sao chổi có khả năng đe dọa Trái Đất là 1 tỉ USD (khoảng 760 triệu Euro hay 519 triệu bảng Anh).
    20.000 tiểu hành tinh nói trên là những vật thể có đường kính lớn hơn 460 feet (khoảng 140 mét). Ngay cả khi chúng không chạm vào Trái Đất mà chúng phát nổ gần Trái Đất khi chúng bị nung nóng trong trong bầu khí quyển ?" thì sức tàn phá từ những chấn động sẽ rất khủng khiếp.
    Theo NASA, một vụ nổ như thế có sức công phá tương đương với 100 triệu tấn thuốc nổ dynamite, đủ để phá tan tành một bang nhỏ, như Maryland, ở Mỹ.
    [​IMG]
    "Thiếu tiền để săn thiên thạch"... NASA cho rằng họ không đủ nguồn tài chính cho việc phát hiện thiên thạch từ nay đến năm 2020. (Ảnh: Techshout)
    Năm 2005, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu NASA triển khai một kế hoạch phát hiện và theo dõi những thiên thạch nguy hiểm và đưa ra phương thức làm chệch quỹ đạo của chúng. Tuy nhiên, NASA cho rằng vì thiếu kinh phí nên họ vẫn chưa đạt được tiến độ phát hiện thiên thạch theo kế hoạch. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, ông Simon Worden, nói: ?oChúng tôi biết cần phải làm gì; chúng tôi chỉ thiếu tiền để thực hiện thôi?.
    Tính đến nay, NASA đã phát hiện và xác định được quỹ đạo của 769 trong số 1.090 tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 1 km (khoảng 0,6 dặm), có khả năng tiêu diệt hầu hết sự sống trên Trái Đất, cũng giống như vụ nổ đã làm tuyệt chủng loài khủng long cách đây 65 triệu năm.
    Tuy nhiên, hiện nay không có vật thể nào trong số đó đang di chuyển theo hướng có thể va vào Trái đất... Thế nhưng, một tiểu hành tinh có kích thước nhỏ hơn nhiều lại đang trở thành một mối đe dọa thật sự.
    Đó là tiểu hành tinh 99942 Apophis, được dự báo có thể va vào Trái Đất vào năm 2036 với xác suất là 1/45.000.
    Ông Clark Chapman, chuyên gia khoa học hành tinh thuộc Viện Nghiên cứu Southwest ở Boulder, Colorado, cho rằng ngay cả khi Apophis rơi xuống Thái Bình Dương, nó cũng sẽ gây ra 1 thảm họa tương đương với cơn sóng thần đã tàn phá Indonesia và các nước lân cận vào năm 2004.
    Phát biểu tại hội nghị, ông Simon "Pete" Worden, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở Mountain View, California, cho biết Mỹ đã có đủ công nghệ để thực hiện sứ mệnh làm chệch hướng một tiểu hành tinh như Apophis, nhưng chính phủ Mỹ chưa đề nghị kinh phí cho việc đó.
    NASA chỉ có ngân sách 4 triệu USD/năm dành cho việc nghiên cứu mối đe dọa từ các tiểu hành tinh. Ông Worden nói: ?oChúng tôi chưa có đủ nguồn lực để thực hiện sứ mệnh đó?.
    Phải tăng cường khả năng phát hiện thiên thạch
    [​IMG]
    NASA đã phát hiện và xác định được quỹ đạo của 769 tiểu hành tinh có khả năng gây thảm họa cho Trái Đất. (Ảnh: space.com)
    Phát biểu tại hội nghị, ông John Logsdon, giám đốc bộ phận Chính sách Không gian của trường Đại học George Washington, cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện và theo dõi những tiểu hành tinh nguy hiểm như Apophis. Nếu không làm được như thế thì làm sao chúng ta có thể làm chệch hướng chúng được, ông này nhấn mạnh
    NASA cho biết họ cần thực hiện thêm nhiều biện pháp kỹ thuật để định vị các vật thể tuy nhỏ nhưng vẫn là những mối đe dọa tiềm tàng. Theo cơ quan này, mặc dù một đài quan sát của Ý đang thực hiện điều đó, nhưng Mỹ là nước duy nhất có chương trình phát hiện và theo dõi tiểu hành tinh.
    Một giải pháp được đưa ra là xây dựng một đài viễn vọng mới trên mặt đất, chuyên dùng vào việc dò tìm tiểu hành tinh, với chi phí khoảng 800 triệu USD (611,5 triệu Euro).
    Một phương án khác, có khả năng phát hiện nhanh hơn, là phóng một viễn vọng kính sử dụng tia hồng ngoại lên không gian, với chi phí khoản 1,1 tỉ USD (840 triệu Euro). Tuy nhiên, theo nhà khoa học Lindley Johnson của NASA, Nhà Trắng và NASA cho rằng cả hai giải pháp này đều quá tốn kém.
    Một đề xuất khác cũng được đưa ra là lắp viễn vọng kính mới lên phía trên viễn vọng kính của những cơ quan khác, với chi phí chỉ khoảng 300 triệu USD (229,3 triệu Euro). Nhưng giải pháp này cũng không được chấp thuận.
    Ông Johnson nói: ?oNASA hiện chưa thể quyết định nên giải quyết vấn đề này như thế nào!?.
    (Source: Khoahoc.com.vn-----News 07/03/2007)
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện hành tinh giống Trái đất
    Nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đến từ Thụy Sĩ, Pháp và Bồ Đào Nha đã phát hiện một hành tinh giống Trái đất nhất từ trước đến nay nằm ngoài Thái dương hệ. Theo Hãng tin ANI, đây là hành tinh có bán kính lớn hơn 50% so với Trái đất và có nhiều khả năng chứa nước trên bề mặt.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Gliese 581
    Đội ngũ nghiên cứu đã sử dụng Đài thiên văn Bắc Âu để khám phá hành tinh trên, vốn có khối lượng lớn gấp 5 lần Trái đất và quay xung quanh một ngôi sao có tên Gliese 581. Mặc dù hành tinh trên chỉ mất 13 ngày để kết thúc một vòng quay xung quanh Gliese 581 và khoảng cách giữa chúng gần hơn đến 14 lần nếu so với khoảng cách của Mặt trời - Trái đất, hành tinh mới phát hiện nằm trong khu vực có thể có sự sống.
    Theo nghiên cứu đăng trên Chuyên san Thiên văn và Vật lý học thiên thể, nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh trên vào khoảng 0 đến 40 độ C và hoàn toàn có thể tồn tại nước ở dạng lỏng. Mô hình dựng theo các thông tin thu thập được dự đoán hành tinh này có thể có đá lởm chởm ở bề mặt hoặc được bao phủ bằng các đại dương. Gliese 581 nằm trong số 100 ngôi sao gần Trái đất nhất, cách khoảng 20,4 năm ánh sáng.
    (Source: khoahoc.com.vn)
    (Image source: http://www.solstation.com)
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PHÁT HIỆN MỚI VỀ SAO THỦY.
    Các nhà khoa học đã khám phá được tấm màn bí mật trong lòng của sao Thủy và tuyên bố rằng trong sao Thuỷ có vật chất nóng chẩy. Họ làm được điều này dựa vào cách mà các đầu bếp kiểm tra trứng luộc đã chín hẳn hay vẫn còn nhão.

    Khám phá này giúp các nhà nghiên cứu giải thích các phát hiện bất ngờ gần đây về từ trường yếu của sao Thủy.

    Phát hiện về từ trường sao Thủy do tầu Mariner 10 đã làm sửng sốt các nhà khoa học, họ vẫn tin rằng do sao Thủy quá nhỏ nên nó đã bị nguội lạnh và đông đặc từ lâu.

    Các nhà thiên văn giải thích sự có mặt từ trường của một thiên thể là do phần lõi nóng chảy, ví dụ từ trường của Trái đất. Trong khi đó, Mặt trăng và sao Hỏa do không có lõi nóng chảy, chỉ cho thấy các dấu vết từ trường từ xa xưa mà thôi. Tương tự vậy, người ta vẫn cho rằng sao Thuỷ không có từ trường bởi vì ruột của nó đã đông cứng.

    Tầu thăm dò Mesenger đang trên đuờng tới sao Thủy và dự định sẽ tới nơi vào năm tới. Nhưng trong thời gian này, một nhóm các nhà nghiên cứu do giáo sư Jean Luc Margot cầm đầu đã tiến hành các nghiên cứu về lõi của sao Thủy.

    Các đầu bếp từ xa xưa vẫn thường kiểm tra trứng luộc bằng cách xoay trứng trên bàn. Quả trứng chín hẳn sẽ quay đều, trứng chưa chín, do có chất lỏng bên trong sẽ quay lúc lắc, không đều.

    Bằng các số liệu của các đài thiên văn ở California, Puerto Rico và West Virginia, họ đã tính toán được tốc độ quay quanh trục của sao Thủy với sai số 1 phần trăm nghìn.

    Các quan sát trên được thực hiện trong 5 năm và đã cho phép các nhà khoa học tính toán được độ lệch của trục quay của sao Thủy. Và họ đã kết luận độ lệch này lớn gấp 2 lần so với khi giả thiết lòng sao Thủy đông đặc và nó hoàn toàn phù hợp với mô hình trong lòng sao Thủy vẫn còn vật chất nóng chảy. Lớp nóng chảy này không thể quay cùng tốc độ với lớp vỏ đông cứng của nó...

    Lược theo Yahoo
  8. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Xin phép bạn annechan cho trích dẫn bài của bạn bên TVCĐ
    International Olympiad on Astronomy and Astrophysics - Đại Hội Thiên Văn Học và Vật Lý Thiên Văn Quốc Tế
    IOAA được thành lập như một tổ chức quốc tề về các giải thi đấu thiên văn học và vật lý thiên văn. IOAA được quản lý bởi một hội đồng quốc tế, bầu chọn từ các thành viên quốc tế của tổ chức này.
    Mục đích chính của IOAA là để phát triển niềm quan tâm, ý thích và giáo dục thiên văn cho học sinh trung học. Thông qua việc tham dự các kỳ thi, học sinh sẽ có cơ hội làm quen và kết bạn với những người cùng sở thích trên toàn thế giới. Điều này sẽ tăng thêm sự quen biết giữa các quốc gia và mang đến nhiều lợi ích khi hợp tác cho các công trình nghiên cứu trong tương lai.
    IOAA đã tổ chức một cuộc thi hằng năm về thiên văn học cho học sinh trung học. Mỗi "nước thành viên" sẽ lần lượt làm nước chủ nhà cho cuộc thi này, và nước đầu tiên sẽ là Thái Lan, tiếp theo là Indonesia và thứ ba là Iran.
    --------------------------------------------------------------------------------
    IOAA I 2007, Chiang Mai, Thái Lan
    IOAA lần thứ I sẽ được tổ chức tại Thái Lan từ ngày 30/11/2007 đến 09/12/2007. Do đây là lần đầu tiên IOAA được tổ chức, ban tổ chức sẽ không thu lệ phí tham dự. Một khi phái đoàn đặt chân đến Thái Lan, ban tổ chức sẽ trả toàn bộ lệ phí cho các bữa ăn, nơi ở và đi lại trong suốt cuộc thi. Phái đoàn chỉ phải trả tiền cho vé máy bay khứ hồi từ nước nhà - Chiang Mai, Thái Lan.
    Danh sách các nước thành viên đã đăng ký tham dự IOAA I 2007 (tính đến 20/04/2007)
    1. Albania
    2. Bangladesh
    3. Belarus
    4. Bolivia
    5. Canada
    6. Trung Quốc
    7. Hy Lạp
    8. Ấn Độ
    9. Indonesia
    10. Iran
    11. Israel
    12. Kenya
    13. Hàn Quốc
    14. Lào
    15. Lithuania
    16. Morocco
    17. Myanmar
    18. Nigeria
    19. Slovakia
    20. Sri Lanka
    21. Thái Lan
    22. Hà Lan
    23. Ukraine
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Đây là nội dung kiến thức cho cuộc thi http://www.ioaa.info/index.php?option=com_content&task=view&id=15&Itemid=32
    Đơn đăng ký tham gia http://www.ioaa.info/1st_ioaa/downloads/1st_ioaa_registration_form.zip
    Trang chủ của IOAA: http://www.ioaa.info/
    Hạn chót cho báo danh cho nước thành viên là 31/05/2007
    Hạn chót nộp đơn tham gian là 01/08/2007
    Thành viên tham dự phải dưới 20 tuổi vào năm 2007 hoặc vừa kết thúc trung học vào năm nay. Mỗi nước có thể gửi đi một đội gồm 5 học sinh và 2 trưởng nhóm
    Được xuandan sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 12/05/2007
  9. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    NASA công bố kính thiên văn mới kế nhiệm Hubble


    13:38'' 11/05/2007 (GMT+7)
     


    Trung tâm nghiên cứu vũ trụ NASA của Mĩ đã công bố mẫu kính thiên văn mới, mà các nhà khoa học cho rằng nó có thể nhìn được hành tinh xa nhất trong không gian.

    [​IMG]

    Kính thiên văn mới JWST (ảnh: BBC News)
    Chiếc kính thiên văn mới này có tên James Webb Space Telescope (JWST) sẽ thay thế chiếc kính cũ Hubble.
    JWST có kích thước lớn hơn người tiền nhiệm của mình, và bay ở quỹ đạo cách xa Trái Đất hơn và một thấu kính khổng lồ cho phép nó có thể nhìn xa hơn rất nhiều.
    Các quan chức cho rằng chiếc kính JWST này theo kế hoạch sẽ được đưa lên quỹ đạo vào tháng 6 năm 2013.

    [​IMG]

      Kính thiên văn Hubble (ảnh: Wikipedia)
    Nguyên mẫu hoàn thiện của chiếc kính sẽ được trưng bày bên ngoài bảo tàng NASA tại thủ đô Washington DC của Mĩ.
    Chi phí để sản xuất chiếc kích này là 4,5 tỉ đôla, và nó sẽ bay cách Trái Đất 1,5 triệu km.
    Chiều dài của nó là 14m, cao 12m, đường kính của thấu kính hình lục lăng dùng cho chiếc kính này là 6,5m, gấp 3 lần chiếc kính Hubble. Kính thiên văn Hubble được đưa lên quỹ đạo năm 1990, với nhiệm vụ truyền tải những hình ảnh về hệ mặt trời, khoảng cách giữa các vì sao và hành tinh.
    Các nhà khoa học cho rằng với chiếc kính JWST mới, họ sẽ có thể nhìn trong vũ trụ xã hơn, và thậm chí phát hiện được nguồn gốc hình thành của vũ trụ.

    [​IMG]

     Sơ đồ kính thiên văn JWST (ảnh: NASA)
    Giám đốc trung tâm Goddard Space Flight Centre của NASA, Edward Weiler cho biết:? Rõ ràng chúng tôi cần có những chiếc kính thiên văn lớn hơn để đi ngược lại thời gian, quan sát sự hình thành của vũ trụ.? Martin Mohan của tập đoàn Northrop Grumman, Mĩ, nhà hợp đồng chế tạo chiếc kính này cho biết đội nghiên cứu đã đạt được những tiến bộ tuyệt vời.
    Khi hoàn tất, JWST sẽ được tên lửa European Ariane V rocket phóng lên, và sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình trong vòng 10 năm. Còn chiếc kính thiên văn 17 năm tuổi Hubble vẫn tiếp tục hoạt động, và NASA dự định đưa các nhà du hành vũ trụ lên bảo dưỡng cho nó trong năm 2008. 



    Kính thiên văn JAMES WEBB SPACE TELESCOPE - JWST


    JWST được đặt tên theo James E Webb, Giám đốc điều hành NASA, ông đã làm việc trong thời gian từ 1961 đến 1968, trong thời kì tàu Apollo tiến hành thám hiểm mặt trăng.
    Chiếc kính này sẽ bay cách Trái Đất 1,5 triệu km.
    Nó được một lớp vỏ bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời để duy trì nhiệt độ cần thiết, và tăng tính bền với các tia bức xạ.
    Chiếc kính sẽ tập hợp các hình ảnh trong vũ trụ, cung cấp các thông tin về sự hình thành của các vì sao và hành tinh hàng trăm triệu năm trước sau vụ nổ lớn Big Bang trong thiên hà.




     Mạnh Đức (Theo BBC News)
    Sưu tầm từ Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/khoahoc/tdsk/2007/05/693788/
     
  10. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện một vòng vật chất tối

    [​IMG]

    Vành đai vật chất tối này rộng đến mức ánh sáng phải đi mất 2,6 triệu năm mới băng qua được. Ảnh: NASA, ESA.
    Các nhà thiên văn cho biết họ đã ghi được bằng chứng rõ nhất từ trước đến nay về sự tồn tại của vật chất tối, nằm cách chúng ta 5 tỷ năm ánh sáng trong vụ va chạm của hai nhóm thiên hà.
    Như tên gọi của mình, vật chất tối không phản xạ hoặc giải phóng bất kỳ ánh sáng nào, tuy nhiên nó lại chiếm hầu hết khối lượng của vũ trụ. Các nhà thiên văn từ lâu đã ngờ rằng chính sự tồn tại của thứ chất liệu vô hình này đã tạo ra lực hấp dẫn bổ sung, giúp kéo các chòm thiên hà lại gần nhau. Bởi lẽ thường, các chòm thiên hà sẽ trôi giạt xa nhau nếu chúng chỉ được hút bởi lực hấp dẫn của các ngôi sao thấy được.
    Các nhà thiên văn đã vô tình tìm ra vành đai vật chất tối này khi đang sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble để lập bản đồ đường đi của ánh sáng từ những vật thể ở xa, bị bẻ cong bởi chùm thiên hà có tên ZwC10024+1652.
    Để quan sát vật chất tối, người ta phải dùng biện pháp gián tiếp là theo dõi ánh sáng bị cong đi, gây ra bởi lực hấp dẫn của nó.
    Vành đai này được mô tả như một gợn sóng hình tròn trong ánh sáng phát ra từ chòm thiên hà. Nó giống hơn với hình ảnh run rẩy mà ta quan sát được trên một hồ nước khi một hòn đá được ném xuống và làm nhiễu hình ảnh viên đá cuội ở dưới đáy hồ.
    "Vật chất tối là mặt nước trong suốt và các viên cuội là thành phần của hậu cảnh", tiến sĩ Myungkook James Jee từ Đại học Johns Hopkins, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.
    Vì sao vật chất tối lại bị đẩy thành một cái vòng?
    Các nhà nghiên cứu tìm ra câu trả lời với một mô phỏng trên máy tính về vụ va chạm của hai chòm thiên hà. Theo đó, khi chúng chạm chán nhau, vật chất tối bị rơi vào tâm, và sau đó bật ngược trở ra. Trong quá trình quay ra này, nó đi chậm lại bởi lực hút của vật chất xung quanh mình. Điều đó tạo ra một vụ tắc đường của vật chất tối, khiến chúng mắc lại dưới dạng cái vòng.
    Từ trên trái đất, chúng ta nhìn thấy nó như một cái vòng, bởi chúng ta đang quan sát vụ va chạm ở trên đầu, thay vì từ mặt bên. "Chúng tôi nhìn thấy một cấu trúc dạng vòng tách biệt khỏi các thiên hà", Jee nói.
    T. An (theo BBC, Discovery)
    Sưu tầm từ vnexpress:http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/05/3B9F612D/
     
     

Chia sẻ trang này