1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Kính viễn vọng rất mạnh dò tìm tín hiệu của người ngoài hành tinh
    Một kính viễn vọng thật mạnh đã được khai trương ngày 12-4 tại Đại học Harvard, Massachusetts, Mỹ. Kính này được thiết kế nhằm nắm bắt những tín hiệu ánh sáng có thể có do người ngoài hành tinh gửi đến trái đất.
    Đây là kính viễn vọng đầu tiên được phát triển chỉ để tìm kiếm các xung ánh sáng trên bầu trời do người ngoài hành tinh phát ra và có thể dùng để quan sát gấp 100.000 lần bầu trời được kính viễn vọng hiện tại quan sát.
    Bruce Betts, giám đốc dự án tại hãng Planetery là hãng tài trợ cho việc phát triển kính viễn vọng, nói: ?Việc gửi các tín hiệu laser xuyên qua vũ trụ có thể là một cách rất hợp lý để người ngoài hành tinh thực hiện, nhưng cho tới nay, chúng ta được trang bị nghèo nàn không thể nắm bắt được tín hiệu nào như thế?.
    Kính viễn vọng này có khả năng phát hiện những lóe sáng trong vòng một phần tỉ giây. Kính này có chi phí đến 550.000 USD.
    Năm 2009: Bắn phá Mặt Trăng để tìm nước
    Mỹ dự kiến chi khoảng 80 triệu USD để bắn phá Mặt Trăng nhằm truy tìm dấu vết của nước trên hành tinh này. Vụ bắn phá này sẽ được thực hiện vào năm 2009.
    [​IMG]Viễn cảnh con người lập căn cứ trên Mặt Trăng. Ảnh: NASA
    Các nhà khoa học NASA cho biết công cuộc bắn phá của họ sẽ khai quật một cái hố có kích cỡ rộng bằng khoảng 1/3 sân bóng đá và làm cho các mảnh vỡ bắn mạnh vào không trung.
    Sau khi bắn phá, tàu thăm dò vũ trụ sẽ bay tự do xuyên qua các mảnh vỡ và tìm kiếm dấu hiệu của nước đá hoặc hơi nước.
    Đây là bước đi đầu tiên cũa Mỹ trong một dự án đầy tham vọng trong việc đưa các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng dự kiến vào năm 2018. Toàn bộ chi phí cho phi hành đoàn ước tính khoảng hơn 600 triệu USD. Riêng dự án bắn phá Mặt Trăng khoảng 80 triệu USD.
    Mỹ dự kiến phóng đi con tàu với sứ mệnh bắn phá Mặt Trăng vào tháng 10/2008. Con tàu này sẽ mang theo một tên lửa và "đạn" bắn phá bay xung quanh mặt trăng ít nhất một năm. Nó có nhiệm vụ lập bản đồ bề mặt Mặt Trăng, tìm kiếm nước và các vị trí tiềm năng trên Mặt Trăng để đưa các nhà du hành vũ trụ lên nghiên cứu.
    [​IMG]Tàu vũ trụ thám hiểm Mặt Trăng
    Tàu thăm dò sẽ chú trọng thám hiểm khu vực cực nam của Mặt Trăng, nơi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA xem là khu vực khả thi cho việc định cư của con người trong tương lai.
    Tiếp đó, vào tháng 1/2009, "đạn" bắn phá mặt trăng sẽ được thả với tốc độ 5.600 dặm/giờ về phía miệng núi lửa bị đóng băng mà các nhà khoa học tin rằng nước bị che dấu.
    Nếu như đá đóng băng được tìm thấy, điều đó có nghĩa là có khả năng có nước trên Mặt Trăng. Nước này sẽ được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa hoặc oxy khi con người lập căn cứ trên Mặt Trăng.
    (nguồn: khoahoc.com.vn------News 14/4/2006)
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Tàu thăm dò sao Kim gửi về những hình ảnh đầu tiên
    Tàu thăm dò sao Kim đầu tiên của châu Âu - Venus Express - đã gửi về Trái đất những hình ảnh đầu tiên kể từ khi đi vào quỹ đạo hành tinh này vào ngày 11-4.
    [​IMG] [​IMG]Hình ảnh cho thấy một "cơn lốc" mây ở cực nam sao Kim (Ảnh: Space)
    Các bức ảnh, được chụp từ một địa điểm cách Sao Kim 206.452 km, cho thấy cực Nam của Sao Kim (phần nằm khuất so với Trái đất) được bao phủ bởi những đám mây màu vàng nhạt, đan xen với những vòng mây xoắn ốc sẫm hơn và những ?ocơn lốc? mây màu tối, tương tự các đám mây bao phủ phần cực Bắc.
    Các khoa học gia trong sứ mạng này đã ngạc nhiên trước đặc điểm một ?ocơn lốc? mây màu tối có thể được nhìn thấy rõ ràng trong một bức ảnh. Cơ quan không gian châu Âu (ESA) nói những hình ảnh này ?orõ ràng đến mức kinh ngạc?, với ?ođộ chi tiết nằm ngoài mong đợi?.
    Chúng được chụp vào ngày 12-4 bằng các thiết bị hiện đại gắn trên tàu, như ống kính camera đa chiều và kỹ thuật hồng ngoại, khi tàu đi qua bên dưới hành tinh này theo đường elip.
    Tàu Venus Express sẽ bay quanh quỹ đạo sao Kim khoảng 500 ngày để nghiên cứu bầu khí quyển của nó, được cho là đã chịu ảnh hưởng của khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh này vào khoảng 4670C (8720F), độ nóng đủ đế làm tan chảy chì.
    Các nhà khoa học hy vọng thông qua Venus Express, họ sẽ khám phá thêm nhiều điều về sao Kim - có kích thước và khối lượng, kết cấu tương tự Trái đất - để từ đó giúp giải thích nhiều vấn đề liên quan sự đến thay đổi khí hậu trên Trái Đất.
    Sứ mạng tàu thăm dò Venus Express là sứ mạng đầu tiên đến sao Kim trong vòng 15 năm.
    (nguồn: khoahoc.com.vn---New 15/4/2006)
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    NASA nối lại nhiệm vụ thám hiểm các tiểu hành tinh
    [​IMG]NASA phóng tàu vũ trụ. Ảnh từ trang web nước ngoài.
    Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã quyết định nối lại nhiệm vụ thám hiểm hai trong số các tiểu hành tinh lớn nhất hệ mặt trời. Vài tuần trước, NASA đã quyết định loại bỏ dự án này vì lý do kỹ thuật và tài chính.
    Tàu thăm dò Dawn (Rạng Đông), với nhiệm vụ nghiên cứu những vật thể có từ khi hệ mặt trời mới hình thành và cách đây 4,5 tỷ năm, sẽ được đưa vào quỹ đạo quay quanh hai tiểu hành tinh Vesta và Ceres.
    Đây là hai trong số các tiểu hành tinh lớn nhất thuộc hệ mặt trời, quanh quanh mặt trời trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc.
    Lúc đầu sứ mệnh Dawn đã được quyết định vào tháng 12/2001 với việc phóng tàu thăm dò dự tính vào tháng 6/2006. Nhiều vấn đề đã khiến việc phóng tàu bị hoãn lại vào năm 2007 và làm tăng chi phí lên đến 446 triệu USD (thay vì 373 triệu USD theo dự tính ban đầu).
    (nguồn: khoahoc.com.vn----News 16/4/2006)
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Mỹ: Gặp trở ngại trong dự án "Căn cứ mặt trăng"
    Đổ bộ lên mặt trăng - xây dựng căn cứ - thăm dò sao Hoả là những mục tiêu được Mỹ đưa ra từ năm 2004. Nhưng gần đây, Cục hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phác hoạ ra kế hoạch.
    Tuy trước đây, "thời gian biểu" của dự án thăm dò không gian đã được vạch ra rất chi tiết, nhưng kế hoạch này có khả năng sẽ khó có thể tiếp tục thực hiện.
    Theo các nhà khoa học, do hiện nay, NASA tập trung phần lớn tài chính và năng lực vào việc cải tiến an toàn cho phi thuyền và duy trì trạm không gian quốc tế, nên ý tưởng đưa phi thuyền mới lên mặt trăng trước năm 2020 là rất khó hoàn thành.
    NASA hiện đang điều chỉnh lực lượng nghiên cứu, chuẩn bị phương án thiết kế thiết bị thăm dò mặt trăng kiểu mới, thiết bị này sẽ có thêm rất nhiều chức năng mới. Kế hoạch cụ thể sẽ được công bố vào nửa cuối năm nay.
    [​IMG]Một thiết kế cho căn cứ mặt trăng trong tương lai.
    Tìm nơi lập căn cứ
    Một khi các phi hành gia đổ bộ lên mặt trăng thành công, họ có thể sẽ phải dành khoảng 2-4 năm để xây dựng căn cứ ở đó.
    Trong bước đầu của kế hoạch "Hành động mặt trăng", các nhà du hành sẽ "đột kích" vào một số "khu vực mục tiêu", từ đó xác định địa điểm đẹp nhất để xây dựng căn cứ.
    Trước khi hoàn thành việc lựa chọn "căn cứ vĩnh cửu", họ luân phiên nhau làm việc trên mặt trăng, mỗi nhóm có 4 người và mỗi đợt làm việc sẽ kéo dài từ 7-10 ngày.
    Các nhà khoa học cho rằng, khu vực "Nam cực" trên mặt trăng là lựa chọn số 1 cho việc xây dựng căn cứ.
    Tuy đây là khu vực có địa thế khúc khuỷu, nhưng lại là nơi có khả năng nhiều nước và ánh mặt trời nhất. Nhưng một số nhà khoa học khác lại tỏ ra hoài nghi về khả năng có lớp băng ở đây, nếu nguồn nước ở nơi này không đủ cung cấp thì NASA có thể sẽ lựa chọn một vị trí khác có vị trí bằng phẳng hơn.
    Sau khi việc lựa chọn địa điểm kết thúc, nhiệm vụ tiếp theo của các phi hành gia là xây dựng "phòng làm việc". Do có điều kiện môi trường khắc nghiệt gần giống nhau nên rất có thể các nhà khoa học sẽ lấy mô phỏng theo căn cứ của Mỹ ở châu Nam cực hiện nay.
    Mỹ chinh phục Mặt Trăng: Những trở ngại...
    Cho dù các nhà khoa học có thể vượt qua mọi trở ngại về kỹ thuật thì cư trú lâu dài trên mặt trăng vẫn là kế hoạch mang tính mạo hiểm nhất.
    Họ chưa thể biết được sức khoẻ của các phi hành gia sẽ ra sao trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và sinh hoạt trong điều kiện không trọng lượng lâu dài, đó là chưa kể đến sự nguy hiểm tính mạng trong quá trình thăm dò.
    Một trong những nguyên nhân gây sức ép về thời gian đối với Mỹ là do gần đây, các cường quốc đều đua nhau nhằm mục tiêu vào chương trình thăm dò mặt trăng.
    Trong kế hoạch xây dựng căn cứ trên mặt trăng, Mỹ còn gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là các trở ngại về năng lượng, trang phục vũ trụ, bụi và hộp dụng cụ mặt trăng.
    Năng lượng: Năng lượng mặt trời là lựa chọn hàng đầu cho máy phát điện nếu muốn lập căn cứ trên Mặt Trăng. Thế nhưng ở khu vực "Nam cực" trên Mặt Trăng, nơi có nhiều ánh mặt trời nhất thì khoảng cách giữa ngày và đêm lại cách nhau tới 14 ngày. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học phải tìm kiếm một phương pháp khác để có thể vượt qua 14 ngày "ngủ đông".
    Trang phục vũ trụ: Bộ trang phục vũ trụ được sử dụng trong chuyến lên mặt trăng của tàu Apollo có trọng lượng 270 pound (khoảng hơn 100 kg). Trên Mặt Trăng, chúng có trọng lượng khoảng 40 - 50 pound (15-18 kg) và khá phù hợp với các nhà du hành. Nhưng nếu lên sao Hoả, trọng lượng của bộ quần áo này sẽ tăng lên tới 102 pound (38 kg), nếu mặc chúng, các nhà du hành sẽ rất khó khăn trong mọi hoạt động. Vì vậy, việc thiết kế bộ đồ du hành cần phải đơn giản gọn nhẹ hơn.
    Bụi: Sau khi đổ bộ lên mặt trăng, các nhà du hành đều " kêu ca" rằng trong các khớp nối của bộ đồ có đầy bụi. Các hoạt động trên mặt trăng trong tương lai sẽ phức tạp hơn, lâu dài hơn, nên việc tạo cho căn cứ trên mặt trăng một môi trường không bụi cũng là một trong những mục tiêu nghiên cứu.
    Hộp dụng cụ trên mặt trăng: Do môi trường đặc biệt trên bề mặt mặt trăng, nên các loại dụng cụ đưa lên sử dụng ở đó phải được thiết kế đặc biệt và có thể chúng sẽ được làm ra như những dụng cụ thô sơ của thế kỷ 19 như dây cáp, xe có bánh trượt ....
    (nguồn: khoahoc.com.vn---New 16/4/2006]
  5. _Misaki_

    _Misaki_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hình ảnh kính thiên văn Hubble cho thấy sự chuyển động của các mặt trăng của Sao Diêm Vương
    Hai mặt trăng "mới" của Sao Diêm Vương, phát hiện vào tháng 5/2005, có tên gọi tạm thời là S/2005 P 1 và S/2005 P2, có màu giống hệt nhau và không rõ rệt cũng giống như Charon, mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương.
    Cả ba vệ tinh đều có bề mặt phản xạ ánh sáng mặt trời như nhau với mọi bước sóng, có nghĩa là chúng có cùng màu với Mặt Trời hay cùng màu với Mặt trăng của chúng a. Ngược lại, Sao Diêm Vương có vẻ như có sắc đỏ nhiều hơn.
    Được _Misaki_ sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 18/04/2006
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    NASA bắn phá sao chổi làm tung ra 250.000 tấn nước
    Vào ngày 04/07/2005, tàu Deep Impact bắn ra một vệ tinh nặng 370kg lao thẳng vào sao chổi Comet Tempel 1 có đường kính 14km. Vụ va chạm làm tung ra một số chất liệu, đặc biệt là nước bay ra trong trên 60 ngày.
    [​IMG]Một vệ tinh nặng 370kg lao thẳng vào sao chổi Comet Tempel 1 (Ảnh: thuntek)
    Kết quả này vừa được công bố hồi gần đây sau khi các nhà khoa học Mỹ và Anh theo dõi trên kính thiên văn Swift, một trong nhiều kính thiên văn theo dõi sát sao vụ va chạm cố ý này. Các số liệu của Swift X - ray cho thấy có nhiều nước từ sao chổi đã được bắn tung ra và trong một thời gian dài hơn dự kiến ban đầu.
    Các nhà nghiên cứu hy vọng là sự kiện này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn tính chất và thành phần cấu tạo của các sao chổi trong vũ trụ. Đây là lần đầu tiên có vụ va chạm cố ý do con người chủ động để nghiên cứu.
    Tiến sỹ Dick Willingale thuộc trường đại học Leicester, vốn chỉ huy việc nghiên cứu trên swift, cho biết: "Swift có tính năng hết sức khéo léo và các máy chụp rất sắc nét, nên dùng nó để quan sát một sao chổi là rất lý tưởng".[​IMG]Tàu Deep Impact bắn ra một vệ tinh vào ngày 4 - 07 - 2005 (Ảnh: cfa.harvard)
    (nguồn: khoahoc.com.vn----News 21/4/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 07:55 ngày 22/04/2006
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện mới về sao Hỏa và vũ trụ
    Phân tích dữ kiện do các tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa , các nhà khoa học xác định hành tinh Đỏ có độ tuổi 4,6 tỷ năm và đã trải qua 3 thời kỳ phát triển địa chất khác nhau. [​IMG]
    Các nhà khoa học cho rằng trong thời kỳ đầu tiên mới hình thành, sao Hỏa là hành tinh chứa đầy nước và có khí hậu ôn hòa. Trong thời kỳ địa chất này, rất có thể trên hành tinh Đỏ có sự sống.
    Tuy nhiên, thời kỳ địa chất thứ hai của sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm được bắt đầu với những hoạt động của núi lửa phun khí sunphua vào môi trường và làm hành tinh này trở nên khô hạn.
    Thời kỳ địa chất thứ ba của sao Hỏa cách đây từ 3,2 đến 3,5 tỷ năm. Trong thời kỳ này, các khoáng chất chứa đầy các ôxít sắt 3 đã ngăn chặn hoặc làm biến đổi nguồn nước. Môi trường axít đậm đặc và khô nóng kéo dài đến tận ngày nay đã không còn thích hợp với bất cứ hình thức nào của sự sống, kể cả vi sinh vật.
    Các nhà thiên văn quốc tế sử dụng kính thiên văn vô tuyến dài 305 mét tại Đài thiên văn Arecibo (Mỹ) đã phát hiện trong vũ trụ nhiều thiên hà tối chưa được biết đến do các kính thiên văn quang học trước đây không thể quan sát được.
    Chương trình nghiên cứu môi trường thiên hà bằng kính thiên văn vô tuyến Arecibo (AGES), bắt đầu tiến hành trong 4 tháng đầu năm nay, đã phát hiện các đám mây khí hyđrô trung tính trong khu vực vũ trụ trải dài 200 ngàn năm ánh sáng. Hàng loạt các thiên hà tối cách Trái Đất 153 triệu năm ánh sáng chứa khí hyđrô trung tính nhưng không chứa các ngôi sao phát sáng đã được phát hiện.
    Các nhà thiên văn quốc tế cho rằng với sự phát hiện các thiên hà tối này, họ đã tìm ra các vật chất tối mà theo lý thuyết chúng phải tồn tại nhưng vì lý do nào đó đã bị mất tích trong vũ trụ.
    (nguồn: khoahoc.com.vn----News 24/4/2006)
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Giữa tháng 5, sao chổi 73P tiến đến gần Trái đất
    Một sao chổi theo chu kỳ có tên gọi 73P/Schwassmann-Wachmann sẽ làm một chuyến ?odu hành? đến gần Trái đất vào giữa tháng 5 tới, và người dân Hành tinh xanh có thể ngắm nó bằng mắt thường, theo một nhà khoa học Trung Quốc. [​IMG]
    Wang Sichao, một nhà nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc cho biết phần lớn nhất của sao chổi 73P, có hình dáng giống như một cây bồ công anh Trung Quốc, dự kiến sẽ cách Trái đất khoảng 10 triệu km vào ngày 12-5.
    Sao chổi này được hai nhà khoa học A. Schwassmann và A. A. Wachmann thuộc Trung tâm quan sát thiên văn Hamburg của Đức phát hiện vào ngày 2-5-1930 đã chia thành 3 mảnh trong lần quay trở lại gần đây nhất của mình vào năm 1995.
    Nhà khoa học Wang cho biết các quan sát thiên văn mới đây nhất cho thấy 73P đã chia thành 40 mảnh và sẽ đi qua bầu trời Trái đất trong hình dáng một chuỗi ngọc trai vào giữa tháng 5.
    (nguồn: khoahoc.com.vn----News 24/4/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 20:44 ngày 25/04/2006
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Nga phóng tàu Tiến bộ M-56 lên ISS
    Hôm kia (24-4), một tàu chở hàng của Nga đã đi thành công vào quỹ đạo chỉ 9 phút sau khi được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, chuyến phóng tàu hàng đầu tiên của Nga trong năm nay. [​IMG]
    Theo Trung tâm kiểm soát sứ mạng phóng tàu vũ trụ nằm bên ngoài Moscow, tàu Tiến bộ M-56 rời bệ phóng lúc 20 giờ 3 phút (giờ địa phương, 16 giờ 3 phút giờ quốc tế). Nó đã tiến đến quỹ đạo định sẵn 9 phút sau khi được phóng. Ở độ cao khoảng 200 km so với mặt nước biển, tàu Tiến bộ M-56 rời tên lửa Soyuz-U để tiếp tục chuyến hành trình lên Trạm không gian quốc tế (ISS).
    Tàu Tiến bộ M-56 chở theo hơn 2,5 tấn hàng hóa, gồm nhiên liệu, nước sinh hoạt, oxy, rau quả tươi và các nhu yếu phẩm cần thiết cho việc duy trì cuộc sống trên trạm ISS, quà cho đội bay quốc tế Nga-Mỹ thứ 13 đang làm việc trên trạm từ hồi đầu tháng 4.
    Dự kiến tàu Tiến bộ M-56 sẽ ghép với ISS vào ngày hôm nay (26-4).
    Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Nga sẽ phóng thêm 3 tàu vận tải và một tàu Liên hợp có người điều khiển đưa đội bay trong đoàn thám hiểm thứ 14 lên ISS.
    (nguồn: khoahoc.com.vn---News 26/4/2006)
  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    ISS được nâng lên 3 km
    Trạm không gian quốc tế (ISS) đã được nâng lên 3 km vào hôm 4-5 nhằm đảm bảo các điều kiện lắp ghép tối ưu cho tàu chở hàng Tiến bộ M-57, thông báo của Trung tâm điều khiển chuyến bay Nga. [​IMG]
    Tàu chở hàng Tiến bộ M-57 dự kiến sẽ được phóng lên ISS vào ngày 28-6 tới. "Việc điều chỉnh quỹ đạo ISS diễn ra phù hợp với tiêu chuẩn", phát ngôn viên Trung tâm điều khiển chuyến bay Valery Lyndin nói.
    Tiến trình điều chỉnh độ cao của ISS diễn ra theo đúng kế hoạch, nhờ việc tàu Tiến bộ M-56, được phóng vào ngày 24-4 từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, lắp ghép với ISS.
    Theo tính toán của các chuyên gia, sau khi được nâng lên 3 km, ISS đang ở độ cao khoảng 365 km so với mặt đất.
    Theo Cơ quan không gian Nga, tàu Tiến bộ M-57 đã được đưa đến sân bay Baikonur vào ngày 2-5. Công tác chuẩn bị cho việc phóng tàu này - chở theo gần 2,5 tấn hàng - lên ISS được bắt đầu từ ngày 4-5.
    Cũng trong hôm qua, Cơ quan không gian Mỹ (NASA) đã thông báo danh sách đội bay thứ 14 sẽ lên làm việc trên ISS trong thời gian tới, gồm phi hành gia Michael Lopez-Alegria, Sunita Williams (thuộc NASA) và phi hành gia Mikhail Tyurin (người Nga).
    (nguồn: khoahoc.com.vn----News 6/5/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 06/05/2006

Chia sẻ trang này