1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VA CHẠM VŨ TRỤ HÉ MỞ MỘT VÀNH ĐAI VẬT CHẤT TỐI_NASA
    Một vành đai vật chất tối được hình thành bởi một va chạm vũ trụ hàng tỉ năm trước đây đã cho thấy các bằng chứng mới nhất về loại vật chất bí hiểm này trong vũ trụ.
    Các hình ảnh do Nasa chụp từ kính Hubble đã cho phép các nhà thiên văn học phát hiện được một vành đai vật chất tối được tạo bởi một va chạm giữa hai siêu thiên hà (galaxy cluster) cách Trái Đất khoảng 5 tỷ năm ánh sáng.
    ?oĐây là một bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự tồn tại của vật chất tối?, nhà thiên văn học Myungkook James thuộc ĐH Hopkins bang Bantimore đã cho các phóng viên biết.
    Các nhà thiên văn tin rằng, trái ngược với vật chất bình thường vốn tạo nên các ngôi sao và hành tinh, vật chất tối chiếm khoảng 85 % toàn bộ vật chất trong vũ trụ, nhưng các bằng chứng về sự tồn tại của chúng thật khó thuyết phục.
    Vật chất tối không thể nhìn trực tiếp được. Chúng không toả sáng cũng như không phản xạ các tia sáng, nhưng các nhà thiên văn đã suy ra loại vật chất này từ các siêu thiên hà bằng cách quan sát lực hấp dẫn của chúng làm biến dạng các tia sáng xuất phát từ các thiên hà còn ở xa hơn nữa. Họ không biết bản chất của chúng là gì, nhưng cho rằng các vật chất này có thể được cấu tạo từ một loại hạt cơ bản.
    Nhà thiên văn Richard Massey thuộc CIT đã không tham gia vào nhóm nghiên cứu, nói rằng các phát hiện trên đang phải đối mặt với sự nghi ngờ trong cộng đồng các nhà nghiên cứu thiên văn trên thế giới.
    Ông Massey nói:?Thực sự đây là một phát hiện rất hay nếu đó là chính xác. Nhưng bằng chứng về vành đai vật chất tối có vẻ chưa đầy đủ, các nhà thiên văn cần có thêm các quan sát để khẳng định về nó?.
    Các quan sát của kính Hubble trước đó đã chỉ ra một va chạm lớn khác giữa các nhóm thiên hà, trong đó vật chất tối dường như có các động thái khác hẳn.
    ?oCác gợn sóng của vật chất tối?.
    Các nhà thiên văn đã dựng được mô phỏng máy tính các va chạm và thấy rằng khi hai nhóm thiên hà đâm vào nhau, vật chất tối sẽ trào vào tâm của siêu thiên hà mới, sau đó lại dồn ngược trở ra và bị làm chậm lại dưới tác dụng của trường lực hấp dẫn.
    Nhà thiên văn Jee nói? Va chạm giữa hai siêu thiên hà đã tạo ra các đợt sóng lăn tăn của vật chất tối, và từ đó chúng để lại dấu vết của mình trên nền của các thiên hà phía sau (xa hơn).
    Ông nói thêm: ?oĐiều đó cũng tương tự như ta nhìn một hạt đỗ dưới đáy nước trong, trên mặt nước có gợn sóng lăn tăn. Hình dạng của hạt đỗ dường như bị biến đổi khi sóng nước chạy ngang qua. Cũng giống như vậy, hình dạng các thiên hà ở đằng sau vành đai vật chất tối cũng bị biến động tương ứng với mật độ của vành đai vật chất tối.
    Nhà thiên văn Massey đã nói:?T Cứ cho rằng vật chất tối là dạng vật chất phổ biến nhất trong vũ trụ của chúng ta, thế mà chúng ta chưa biết gì nhiều về dạng vật chất này, quả là một điều đáng xấu hổ?.
    Theo Reuters
  2. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Video cảnh núi lửa Tvashtar đang phun trào trên vệ tinh Io của sao Mộc (Jupiter) được tàu thăm dò New Horizons chụp lúc 23:50 UT ngày 1/3/2007.
    Đây là 1 video clip tuyệt vời, nó càng nhắc ta nhớ rằng Trái Đất không phải là nơi duy nhất có các hoạt động trong hệ Mặt Trời.
    [​IMG]
    Đoạn phim gồm 5 hình ảnh ghép lại, chụp trong quãng thời gian 8 phút. Núi lửa Tvashtar phun ra cột dung nham (chủ yếu gồm S và SO2) cao tới 330km!!! Chủ yếu là vì trên Io không có khí quyển và lực hấp dẫn ở đây rất thấp, chỉ bằng 18% trên Trái Đất.
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 17/05/2007
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Enceladus, vệ tinh của Sao Thổ, cũng là một vệ tinh có sự phun trào vật chất. Các cột nước có dạng băng, nhiệt độ 273K phun ra từ trong lòng Enceladus. Các mảnh băng này xoay quanh Sao Thổ, tạo thành vành đai E (E-ring). Tàu thám hiểm Cassini đã phát hiện ra điều này vào năm 2005.
    [​IMG]
    Sự phun trào vật chất của Enceladus​
    Triton, vệ tinh của Sao Hải Vương cũng có sự phun trào vật chất với thành phần chủ yếu là nitơ lỏng. Sự phun trào này được tàu thám hiểm Voyager II phát hiện năm 1989.
  4. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Nga sắp phóng 4 vệ tinh Mỹ
    Matxcơvva chuẩn bị phóng các vệ tinh thông tin Globalstar của Mỹ từ trung tâm vũ trụ ở Kazakhstan vào cuối tháng này. Globalstar là vệ tinh thông tin bay ở quỹ đạo thấp (LEO) do công ty Loral Qualcomm sản xuất, cung cấp dịch vụ thu phát thoại và dữ liệu chất lượng cao cho khu vực Bắc Mỹ và 120 quốc gia trên thế giới.
    "Bốn chiếc vệ tinh Globalstar đã được đưa vào giai đoạn lắp đặt cuối cùng", Cơ quan vũ trụ liên bang Nga cho biết. Nga sẽ dùng tên lửa đẩy Soyuz-FG để đưa các vệ tinh lên quỹ đạo, xuất phát từ sân bay vũ trụ Baikonur vào chủ nhật này.
    Cuộc cạnh tranh trong ngành phóng vệ tinh thương mại trên thế giới đang tăng lên mạnh mẽ kể từ sau sự kiện Trung Quốc lần đầu làm dịch vụ phóng vệ tinh cho một quốc gia khác hôm 14/5. Ngoài các đại gia vốn có như Nga, Mỹ và châu Âu, Ấn Độ cũng đang nổi lên như một nhà cung cấp dịch vụ mới giá rẻ.
    [​IMG]Tên lửa đẩy vệ tinh của Nga. (Ảnh: RIA Novosti)
    T. Huyền
    Theo RIA Novosti, Vnexpress
    Sưu tầm tại Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15048
     
  5. tamthanh1103

    tamthanh1103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Sao Hỏa: thêm bằng chứng mới về sự tồn tại của nước
    TTO - Ngày 21-5, Cơ quan Nghiên cứu không gian của Mỹ (NASA) thông báo đã phát hiện sự tồn tại của một lượng lớn nồng độ silic, bằng chứng mới cho thấy trong quá khứ bề mặt Hành tinh Đỏ từng có rất nhiều nước.
    Theo NASA, một mẫu đất Sao Hỏa do robot Spirit (được phóng lên Sao Hỏa) phân tích rất giàu chất silic. Điều này có thể là bằng chứng vững chắc tính đến thời điểm này cho thấy trong quá khứ Sao Hỏa ẩm ướt hơn hiện tại. Các nhà khoa học khẳng định mẫu đất trên gồm 90% là silic.
    Spirit và Opportunity là hai robot phân tích địa chất, bắt đầu nhiệm vụ thám hiểm nghiên cứu Sao Hỏa từ đầu năm 2004 và đã tiếp tục vận hành tốt. Hai robot này đã phát hiện nhiều dấu hiệu khác cho thấy sự tồn tại của nước trên Sao Hỏa như những viên đá kết tinh. Ngoài ra, vào tháng 3 vừa qua, các thiết bị của tàu thăm dò Mars Express của châu Âu phát hiện nhiều dấu hiệu nước dưới cực nam của Sao Hỏa.
    Hiện nay, đa số nhà khoa học đồng thuận rằng Sao Hỏa được hình thành như Trái Đất khoảng 4,6 tỉ năm trước, đã có một thời kỳ rất ẩm ướt trong lịch sử tồn tại của nó.
    Theo Tuổi Trẻ
  6. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc sẽ phóng tàu thăm dò sao Hoả vào 2009
    Tháng 10 năm 2009, Trung Quốc sẽ khởi hành thiết bị thăm dò sao Hoả đầu tiên như một phần của dự án hợp tác với Nga, các nguồn tin từ Cơ quan vũ trụ Thượng Hải, nhà chế tạo chính của tàu thăm dò này, cho biết hôm qua.
    Thiết bị do Trung Quốc tự chế tạo dự kiến hoàn tất vào tháng 6 năm 2009. Nó dài 75 cm, nặng 110 kg, được thiết kế để có thể phục vụ một sứ mệnh dài 2 năm. Mô hình của nó hiện được trưng bày tại một cuộc triển lãm công nghệ vũ trụ đang diễn ra ở Thượng Hải.
    Thiết bị thăm dò này, được phóng kèm với một phi thuyền của Nga, sẽ do một tên lửa hành trình của Nga đưa vào vũ trụ. Cả hai dự kiến sẽ hạ cánh trên hành tinh đỏ vào năm 2010, sau 10 tháng bay.

    [​IMG]


    Giới thiệu mô hình tàu thăm dò tại triển lãm công nghệ vũ trụ ở Thượng Hải. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
    T. An Theo Tân Hoa Xã, Vnexpress  
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15149
     
    Được ngoisaonho88 sửa chữa / chuyển vào 12:09 ngày 24/05/2007
  7. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Mô phỏng sứ mệnh lên Mặt Trăng dưới đại dương
    Dưới biển Đại Tây Dương sâu khoảng 20m, bao quanh bởi cá mập và rùa khổng lồ ngoài khơi bờ biển Florida, các nhà du hành thuộc cơ quan không gian Mỹ NASA đang chuẩn bị cho các sứ mệnh tương lai thám hiểm Mặt Trăng.
    Đầu đội chiếc mũ to màu vàng nối liền với bộ độ lặn, nhà du hành vũ trụ Jose M. Hernandez  và bác sĩ Josef Schmid chuyên khoa sinh lý học không gian thuộc NASA di chuyển chậm chạp dưới đáy biển tương như đang đi trên Mặt Trăng, hành tinh có trọng lực bằng 1/6 Trái Đất. Hai người đang lắp ráp một phòng thí nghiệm hình ống. Bên trong phòng thí nghiệm dưới biển mang tên Aquarius mô phỏng một mô-đun có người ở trên Mặt Trăng, hai cánh tay robot được điều khiển từ xa cách hàng nghìn km đang thực hiện một ca phẫu thuật ở một bệnh nhân ảo. Thử nghiệm này thuộc một chương trình của NASA mang tên NEEMO nhằm nghiên cứu các kỹ thuật đi bộ trên Mặt Trăng, ngành y học trong không gian và các hoạt động không gian khác. Nhóm các nhà nghiên cứu có mặt từ 10 ngày nay gồm hai nhà du hành vũ trụ, hai bác sĩ, trong đó có một chuyên gia về sinh lý học không gian và hai kỹ thuật viên. Theo các chuyên gia NASA, phòng thí nghiệm Aquarius hình trụ bao phủ san hô trông như một chiếc tàu ngầm nhỏ ở trong một môi trường gần giống các điều kiện khắc nghiệt trong không gian.

    [​IMG]


    Nhà du hành vũ trụ Jose M. Hernandez (trái) và bác sĩ Josef Schmid (Ảnh: spaceref)
    Phòng thí nghiệm sẽ cho phép tìm hiểu về các vấn đề y học có thể liên quan đến các nhà du hành vũ trụ. Người ta biết rằng những con virus ở tình trạng tiềm ẩn trong cơ thể của các ?onhà du hành dưới biển? tăng trưởng nhanh hơn như trong không gian. NASA hy vọng sứ mệnh này và các sứ mệnh kế tiếp sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về hiện tượng này. Mục tiêu khác của thử nghiệm này là đánh giá hệ thống điều khiển robot từ xa dành cho các ca phẫu thuật trong không gian được thực hiện bởi các bác sĩ ở Trái Đất. Các nhà du hành dưới biển sẽ nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan đến chuyến bay không gian mà NASA sẽ giải quyết khi chuẩn bị sứ mệnh trở lên Mặt Trăng vào năm 2018. Về lâu dài, mục tiêu sẽ là sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa. Mô-đun cân nặng 81 tấn gồm 6 giường tầng, một vòi hoa sen, phòng vệ sinh, một lò vi ba, một tủ lạnh và các máy tính nối mạng với căn cứ Key Largo của NASA ở bang Florida. Aquarius được cung cấp nước và oxy qua một ?ocuốn rốn? nối với một thiết bị nổi trên bề mặt một chiếc phao.
    V.N
    Theo AFP, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15127
  8. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Sao kim: những hình ảnh của Oxy, một năm thu thập dữ liệu
    Một năm đã trôi qua, kể từ ngày 11/4/2006, khi Phi thuyền Venus Express, tàu thăm dò đầu tiên của Châu Âu thực hiện nhiệm vụ đến sao kim và là con tàu vũ trụ duy nhất hiện đang bay vòng quanh quỹ đạo sao kim, đáp xuống hành tinh này. Từ lúc đó, con tàu tiên tiến này được chế tạo để thăm dò một trong những hành tinh bí ẩn nhất trong hệ mặt trời đã phát hiện ra những sự kiện mà trước đây còn là một điều bí ẩn.
    Những con tàu thăm dò vũ trụ của Nga và Mỹ đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm sao kim từ những năm 60 đến đầu những năm 90, Sao Kim luôn là một mục tiêu quan sát khó hiểu của các nhà khoa học trên khắp thế giới. Phi thuyền Venus Express được thiết kế và xây dựng trong thời gian đạt kỷ lục bởi ESA, với mục đích nghiên cứu sao kim ?" nơi mà chưa một ai đặt chân đến kể từ năm 1994 ?" theo một cách hệ thống và toàn diện nhất từ trước đến nay để có được ảnh hưởng tốt lâu dài đến hành tinh đầy thú vị nhưng vẫn còn là một bí ẩn này.
    Sử dụng những bộ thiết bị vận hành tiên tiến nhất, phi thuyền Venus Express đang tiến hành nghiên cứu sao kim trên phạm vi toàn cầu. Tàu thăm dò không gian thu thập những thông tin về bầu khí quyển nhiễm độc và luôn luôn chuyển động của sao kim (bao gồm những đám mây và những con gió mạnh được quan sát từ đoạn phim thu bằng camera VMC gắn trên tàu) và sự tương tác của nó với gió mặt trời và môi trường giữa các hành tinh. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người ta đang tìm kiếm dấu hiệu của hoạt động bề mặt chẳng hạn như hoạt động núi lửa.
    "Suốt một năm dài quan sát, chúng tôi đã thu thập được một số lượng lớn các dữ liệu mà chúng ta cần để giải thích những bí mật về khí quyển cũng phức tạp như là những bí mật về sao kim", Håkan Svedhem ?" nhà khoa học của dự án phi thuyền Venus Express phát biểu - ?oviệc phân tích là một nổ lực lớn của tất cả các nhóm nghiên cứu khoa học nhưng rõ ràng đuợc đáp lại bằng giá trị của các kết quả nghiên cứu?.
    Đầu tiên, những hình ảnh toàn cầu tuyệt vời đầu tiên về cơn lốc xoáy mạnh gấp đôi ở cực nam của sao kim, những bộ dữ liệu 3D đầu tiên về cấu trúc và động lực học của đám mây acid sunfuric xung quanh hành tinh trong lớp màn dày, đồ thị nhiệt độ của bề mặt hành tinh và không khí tại các độ cao so với mặt nước biển khác nhau, chỉ là một số kết quả đạt được từ trước đến nay.
    ?oTiếp tục với tốc độ nghiên cứu như hiện nay, và dựa vào điều mà chúng tôi có thể nhìn thấy được cho đến nay, không có nghi ngờ gì về việc con tàu vũ trụ Venus Express rồi cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành tinh này?, Svedhem cho biết thêm: ?okhông chỉ khoa học về vũ trụ nói chung hưởng lợi từ việc nghiên cứu này mà việc hiểu được sao kim - về khí hậu và động lực học khí quyển của nó sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về cơ chế dẫn đến sự phát triển lâu dài của khí hậu trên trái đất của chúng ta?.
    Ngày nay dữ liệu tia hồng ngoại có thể dùng để phát hiện ra hiện tượng cực quang oxy - hiện tượng này được phát hiện trong vùng tối làm cho hành tinh sáng lên giống như ?o***g đèn không gian?. "Hiện tượng cực quang oxy đầu tiên được phát hiện nhờ vào sự theo dõi trên mặt đất và cũng nhờ vào sự quan sát của những các tàu thăm dò sao kim khác như con tàu vũ trụ Venera của Nga và tàu vũ trụ Pioneer Venus của Mỹ? - Pierre Drossart, người nghiên cứu chính của bộ phận VIRTIS trên tàu Venus Express phát biểu, ?otuy nhiên, Hình ảnh toàn diện và chi tiết mà chúng tôi đang có được nhờ vào phi thuyền Venus Express thực sự chưa từng có từ trước đến nay?.
    Sự phát huỳnh quang của hiện tượng cực quang được sinh ra khi nguyên tử oxy hiện diện trong bầu khí quyển ?otái kết hợp? lại thành phân tử oxy (hoặc O2) phát ra ánh sáng. Câu hỏi đặt ra là: oxy hình thành từ đâu?
    ?oOxy trong môi truờng sao kim là nguyên tố hiếm? Drossart nói. Ở vùng có độ cao cao so với mặt biển trong bầu khí quyển, ở phía ban ngày của sao kim, sư phát xạ mạnh của chùm tia cực tím từ mặt trời sẽ bẻ gãy phân tử CO2, lượng CO2 này hiện diện rất nhiều trong không khí, giải phóng nguyên tử oxy. Sau đó, những nguyên tử oxy này được vận chuyển bởi cái gọi là ?onhóm thuộc hệ mặt trời? và sự lưu thông không khí ?ochống lại hệ mặt trời? về phía ban đêm của sao kim. Tại đây, Những nguyên tử này di chuyển từ vùng không khí cao xuống tầng thấp hơn được gọi là ?otrung tầng?, tại đây chúng tái kết hợp thành phân tử O2. Bằng cách này, chúng phát ra ánh sáng ở bước sóng riêng mà có thể quan sát chúng bằng phương pháp viễn thám từ trái đất và bằng con tàu Venus Express.
    [​IMG](Ảnh: Guarniero)
    Việc phát hiện ra hiện tượng cực quang và có khả năng tiếp tục theo dõi sự phát triển của nó đúng lúc là vô cùng quan trọng bởi nhiều lý do:
    Thứ nhất, chúng ta có thể tận dụng sự phân tán và di chuyển của những đám mây oxy huỳnh quang để hiểu cách mà lớp không khí bên dưới chuyển động và tương tác, theo Giuseppe Piccioni, một tác giả khác của nhóm nghiên cứu. Theo cách này, thì hiện tượng cực quang oxy là một ?odấu hiệu? thật sự của động lực học khí quyển trên sao kim.
    Thứ hai, phân tích hiện tượng này sẽ cung cấp nhứng ý tưởng mới về cách ngành hóa học khí quyển toàn cầu hoạt động - một nhiệm vụ thực sự là thử thách và là một lĩnh vực nghiên cứu mở rộng. Bằng cách tính toán tốc độ của phản ứng tái kết hợp xảy ra, trong tương lai chúng ta có thể hiểu đuợc liệu có cơ chế nào gây ra hoặc gây xúc tác cho sự tái kết hợp này hay không và biết nhiều hơn về sự sản sinh và tái kết hợp của những mẫu hóa học khác trong môi truờng sao kim.
    Thứ ba, quan sát hiện tượng cực quang oxy cũng cho phép chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sự trao đổi năng lượng toàn cầu giữa trung tầng khí quyển sao kim ?" hiện tượng cực quang xuất hiện ở ranh giới trên của trung tầng này , với thượng tầng khí quyển sao kim, tầng cao hơn chịu tác động trực tiếp từ mặt trời.
    [​IMG]
     
     
     
     
     
    Quang cảnh bề mặt của sao Kim từ phía nam. Đường chân trời nhìn thấy ở góc phải bên dưới trong hai tấm hình là gần xích đạo của sao Kim. Bên trái đỉnh của bức ảnh này nằm ở khoảng 60 vĩ độ nam, trung tâm của hai bức ảnh nằm ở 130 kinh độ tây. Cả 2 bức hình cho thấy hiện tượng cực quang oxy trong vùng khí quyển ở phía ban đêm của sao kim, chỉ có thể quan sát rõ ở bước sóng hồng ngoại. Hình ảnh này được hình thành do sự kết hợp bởi nhiều màu sắc: hiện tượng cực quang xanh, tương ứng 1.27 micrometres, vàng tương ứng 1.7 micrometres và độ điều biến của nó là do độ dày đám mây khác nhau trong những vùng khác nhau. Ở tấm hình bên phải hiện tượng cực quang xuất hiện ở dạng cấu trúc khí quyển tuơng tự như những đám mây. Ở tấm hình bên trái mức độ màu sắc hơi khác được sử dụng để làm nổi bật sự sáng lên của quầng ở cạnh bên của vùng khí quyển do chính hiện tượng cưc quang gây ra. (Ảnh: ESA/VIRTIS/INAF-IASF/Obs. de Paris-LESIA).
     
    Hồng Nhung
    Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn:http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15228
     
  9. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Sao kim: những hình ảnh của Oxy, một năm thu thập dữ liệu
    Một năm đã trôi qua, kể từ ngày 11/4/2006, khi Phi thuyền Venus Express, tàu thăm dò đầu tiên của Châu Âu thực hiện nhiệm vụ đến sao kim và là con tàu vũ trụ duy nhất hiện đang bay vòng quanh quỹ đạo sao kim, đáp xuống hành tinh này. Từ lúc đó, con tàu tiên tiến này được chế tạo để thăm dò một trong những hành tinh bí ẩn nhất trong hệ mặt trời đã phát hiện ra những sự kiện mà trước đây còn là một điều bí ẩn.
    Những con tàu thăm dò vũ trụ của Nga và Mỹ đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm sao kim từ những năm 60 đến đầu những năm 90, Sao Kim luôn là một mục tiêu quan sát khó hiểu của các nhà khoa học trên khắp thế giới. Phi thuyền Venus Express được thiết kế và xây dựng trong thời gian đạt kỷ lục bởi ESA, với mục đích nghiên cứu sao kim ?" nơi mà chưa một ai đặt chân đến kể từ năm 1994 ?" theo một cách hệ thống và toàn diện nhất từ trước đến nay để có được ảnh hưởng tốt lâu dài đến hành tinh đầy thú vị nhưng vẫn còn là một bí ẩn này.
    Sử dụng những bộ thiết bị vận hành tiên tiến nhất, phi thuyền Venus Express đang tiến hành nghiên cứu sao kim trên phạm vi toàn cầu. Tàu thăm dò không gian thu thập những thông tin về bầu khí quyển nhiễm độc và luôn luôn chuyển động của sao kim (bao gồm những đám mây và những con gió mạnh được quan sát từ đoạn phim thu bằng camera VMC gắn trên tàu) và sự tương tác của nó với gió mặt trời và môi trường giữa các hành tinh. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người ta đang tìm kiếm dấu hiệu của hoạt động bề mặt chẳng hạn như hoạt động núi lửa.
    "Suốt một năm dài quan sát, chúng tôi đã thu thập được một số lượng lớn các dữ liệu mà chúng ta cần để giải thích những bí mật về khí quyển cũng phức tạp như là những bí mật về sao kim", Håkan Svedhem ?" nhà khoa học của dự án phi thuyền Venus Express phát biểu - ?oviệc phân tích là một nổ lực lớn của tất cả các nhóm nghiên cứu khoa học nhưng rõ ràng đuợc đáp lại bằng giá trị của các kết quả nghiên cứu?.
    Đầu tiên, những hình ảnh toàn cầu tuyệt vời đầu tiên về cơn lốc xoáy mạnh gấp đôi ở cực nam của sao kim, những bộ dữ liệu 3D đầu tiên về cấu trúc và động lực học của đám mây acid sunfuric xung quanh hành tinh trong lớp màn dày, đồ thị nhiệt độ của bề mặt hành tinh và không khí tại các độ cao so với mặt nước biển khác nhau, chỉ là một số kết quả đạt được từ trước đến nay.
    ?oTiếp tục với tốc độ nghiên cứu như hiện nay, và dựa vào điều mà chúng tôi có thể nhìn thấy được cho đến nay, không có nghi ngờ gì về việc con tàu vũ trụ Venus Express rồi cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành tinh này?, Svedhem cho biết thêm: ?okhông chỉ khoa học về vũ trụ nói chung hưởng lợi từ việc nghiên cứu này mà việc hiểu được sao kim - về khí hậu và động lực học khí quyển của nó sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về cơ chế dẫn đến sự phát triển lâu dài của khí hậu trên trái đất của chúng ta?.
    Ngày nay dữ liệu tia hồng ngoại có thể dùng để phát hiện ra hiện tượng cực quang oxy - hiện tượng này được phát hiện trong vùng tối làm cho hành tinh sáng lên giống như ?o***g đèn không gian?. "Hiện tượng cực quang oxy đầu tiên được phát hiện nhờ vào sự theo dõi trên mặt đất và cũng nhờ vào sự quan sát của những các tàu thăm dò sao kim khác như con tàu vũ trụ Venera của Nga và tàu vũ trụ Pioneer Venus của Mỹ? - Pierre Drossart, người nghiên cứu chính của bộ phận VIRTIS trên tàu Venus Express phát biểu, ?otuy nhiên, Hình ảnh toàn diện và chi tiết mà chúng tôi đang có được nhờ vào phi thuyền Venus Express thực sự chưa từng có từ trước đến nay?.
    Sự phát huỳnh quang của hiện tượng cực quang được sinh ra khi nguyên tử oxy hiện diện trong bầu khí quyển ?otái kết hợp? lại thành phân tử oxy (hoặc O2) phát ra ánh sáng. Câu hỏi đặt ra là: oxy hình thành từ đâu?
    ?oOxy trong môi truờng sao kim là nguyên tố hiếm? Drossart nói. Ở vùng có độ cao cao so với mặt biển trong bầu khí quyển, ở phía ban ngày của sao kim, sư phát xạ mạnh của chùm tia cực tím từ mặt trời sẽ bẻ gãy phân tử CO2, lượng CO2 này hiện diện rất nhiều trong không khí, giải phóng nguyên tử oxy. Sau đó, những nguyên tử oxy này được vận chuyển bởi cái gọi là ?onhóm thuộc hệ mặt trời? và sự lưu thông không khí ?ochống lại hệ mặt trời? về phía ban đêm của sao kim. Tại đây, Những nguyên tử này di chuyển từ vùng không khí cao xuống tầng thấp hơn được gọi là ?otrung tầng?, tại đây chúng tái kết hợp thành phân tử O2. Bằng cách này, chúng phát ra ánh sáng ở bước sóng riêng mà có thể quan sát chúng bằng phương pháp viễn thám từ trái đất và bằng con tàu Venus Express.
    [​IMG](Ảnh: Guarniero)
    Việc phát hiện ra hiện tượng cực quang và có khả năng tiếp tục theo dõi sự phát triển của nó đúng lúc là vô cùng quan trọng bởi nhiều lý do:
    Thứ nhất, chúng ta có thể tận dụng sự phân tán và di chuyển của những đám mây oxy huỳnh quang để hiểu cách mà lớp không khí bên dưới chuyển động và tương tác, theo Giuseppe Piccioni, một tác giả khác của nhóm nghiên cứu. Theo cách này, thì hiện tượng cực quang oxy là một ?odấu hiệu? thật sự của động lực học khí quyển trên sao kim.
    Thứ hai, phân tích hiện tượng này sẽ cung cấp nhứng ý tưởng mới về cách ngành hóa học khí quyển toàn cầu hoạt động - một nhiệm vụ thực sự là thử thách và là một lĩnh vực nghiên cứu mở rộng. Bằng cách tính toán tốc độ của phản ứng tái kết hợp xảy ra, trong tương lai chúng ta có thể hiểu đuợc liệu có cơ chế nào gây ra hoặc gây xúc tác cho sự tái kết hợp này hay không và biết nhiều hơn về sự sản sinh và tái kết hợp của những mẫu hóa học khác trong môi truờng sao kim.
    Thứ ba, quan sát hiện tượng cực quang oxy cũng cho phép chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sự trao đổi năng lượng toàn cầu giữa trung tầng khí quyển sao kim ?" hiện tượng cực quang xuất hiện ở ranh giới trên của trung tầng này , với thượng tầng khí quyển sao kim, tầng cao hơn chịu tác động trực tiếp từ mặt trời.
    [​IMG]
     
     
     
     
     
    Quang cảnh bề mặt của sao Kim từ phía nam. Đường chân trời nhìn thấy ở góc phải bên dưới trong hai tấm hình là gần xích đạo của sao Kim. Bên trái đỉnh của bức ảnh này nằm ở khoảng 60 vĩ độ nam, trung tâm của hai bức ảnh nằm ở 130 kinh độ tây. Cả 2 bức hình cho thấy hiện tượng cực quang oxy trong vùng khí quyển ở phía ban đêm của sao kim, chỉ có thể quan sát rõ ở bước sóng hồng ngoại. Hình ảnh này được hình thành do sự kết hợp bởi nhiều màu sắc: hiện tượng cực quang xanh, tương ứng 1.27 micrometres, vàng tương ứng 1.7 micrometres và độ điều biến của nó là do độ dày đám mây khác nhau trong những vùng khác nhau. Ở tấm hình bên phải hiện tượng cực quang xuất hiện ở dạng cấu trúc khí quyển tuơng tự như những đám mây. Ở tấm hình bên trái mức độ màu sắc hơi khác được sử dụng để làm nổi bật sự sáng lên của quầng ở cạnh bên của vùng khí quyển do chính hiện tượng cưc quang gây ra. (Ảnh: ESA/VIRTIS/INAF-IASF/Obs. de Paris-LESIA).
     
    Hồng Nhung
    Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn:http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15228
     
  10. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    (Trich tu Vnexpress.net)
    Tháng 6 sẽ có hai kỳ trăng tròn
    [​IMG]

    Trăng có thể "xanh" do bầu khí quyển nhiều khói bụi làm nhiễu hình ảnh.
    nh: photogalaxy.com
    Trên khắp châu Á, mùng 1 tới sẽ là đêm đầu tiên trong số 2 đêm trăng tròn của tháng 6. Một số lịch và niên giám ghi chú rằng khi trăng tròn xuất hiện hai lần trong tháng, kỳ trăng thứ hai đó được gọi là ''''trăng xanh''''.
    Điều tương tự cũng xảy ra với những người đang sống ở châu Âu, Phi và Australia. Còn ở Bắc Mỹ, ''''trăng xanh'''' xảy ra sớm hơn, vào ngày 31 tháng 5.
    Tất nhiên, trăng tròn trong kỳ thứ hai không có gì khác biệt so với bất cứ kỳ trăng tròn nào khác. Tuy nhiên, mặt trăng có thể thay đổi màu sắc trong những điều kiện nào đó.
    Chẳng hạn, cháy rừng hay các vụ phun trào núi lửa thường làm cho bầu khí quyển đậm đặc tro bụi, khiến cho mặt trăng trông có vẻ hơi xanh, thậm chí đỏ tía. Người ta đã chứng kiến điều này khi khói bụi từ các đám cháy rừng ở miền Tây Canada xảy ra, tạo ra ánh trăng xanh trên khắp vùng Bắc Mỹ vào cuối tháng 9 năm 1950. Còn sau vụ phun trào của núi lửa Pinatubo ở Philippines vào tháng 6 năm 1991, có những báo cáo về mặt trăng xanh (thậm chí mặt trời xanh) trên khắp thế giới.
    Khái niệm "trong một kỳ trăng xanh" lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1824 và ám chỉ sự kiện bất thường, mặc dù không thực sự hiếm. Tuy nhiên, hai kỳ trăng tròn trong một tháng không hiếm như người ta vẫn tưởng. Thực tế, nó xảy ra trung bình sau mỗi 32 tháng. Và năm 1999, hiện tượng này còn xuất hiện chỉ cách nhau 3 tháng!
    Mãi đến năm 1999, người ta mới khám phá ra nguồn gốc của thuật ngữ "trăng xanh". Đó là thời kỳ từ 1932 đến 1957, trong cuốn Almanac Maine Farmers giải định rằng nếu một trong bốn mùa (đông, xuân, hạ hay thu) có 4 kỳ trăng tròn thay vì có 3 như thông lệ, thì kỳ trăng tròn thứ 3 sẽ được gọi là một "blue moon" hay "trăng xanh".
    Nhưng nhờ một vài lỗi dịch thuật trong hướng dẫn này, giờ đây nó lại được hiểu thành kỳ trăng tròn thứ hai trong một tháng thì được định nghĩa là một "trăng xanh".
    T. An (theo Space
    Được phongpleiku sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 29/05/2007

Chia sẻ trang này