1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    (Trich tu Vnexpress.net)
    Tháng 6 sẽ có hai kỳ trăng tròn
    [​IMG]

    Trăng có thể "xanh" do bầu khí quyển nhiều khói bụi làm nhiễu hình ảnh.
    nh: photogalaxy.com
    Trên khắp châu Á, mùng 1 tới sẽ là đêm đầu tiên trong số 2 đêm trăng tròn của tháng 6. Một số lịch và niên giám ghi chú rằng khi trăng tròn xuất hiện hai lần trong tháng, kỳ trăng thứ hai đó được gọi là ''''trăng xanh''''.
    Điều tương tự cũng xảy ra với những người đang sống ở châu Âu, Phi và Australia. Còn ở Bắc Mỹ, ''''trăng xanh'''' xảy ra sớm hơn, vào ngày 31 tháng 5.
    Tất nhiên, trăng tròn trong kỳ thứ hai không có gì khác biệt so với bất cứ kỳ trăng tròn nào khác. Tuy nhiên, mặt trăng có thể thay đổi màu sắc trong những điều kiện nào đó.
    Chẳng hạn, cháy rừng hay các vụ phun trào núi lửa thường làm cho bầu khí quyển đậm đặc tro bụi, khiến cho mặt trăng trông có vẻ hơi xanh, thậm chí đỏ tía. Người ta đã chứng kiến điều này khi khói bụi từ các đám cháy rừng ở miền Tây Canada xảy ra, tạo ra ánh trăng xanh trên khắp vùng Bắc Mỹ vào cuối tháng 9 năm 1950. Còn sau vụ phun trào của núi lửa Pinatubo ở Philippines vào tháng 6 năm 1991, có những báo cáo về mặt trăng xanh (thậm chí mặt trời xanh) trên khắp thế giới.
    Khái niệm "trong một kỳ trăng xanh" lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1824 và ám chỉ sự kiện bất thường, mặc dù không thực sự hiếm. Tuy nhiên, hai kỳ trăng tròn trong một tháng không hiếm như người ta vẫn tưởng. Thực tế, nó xảy ra trung bình sau mỗi 32 tháng. Và năm 1999, hiện tượng này còn xuất hiện chỉ cách nhau 3 tháng!
    Mãi đến năm 1999, người ta mới khám phá ra nguồn gốc của thuật ngữ "trăng xanh". Đó là thời kỳ từ 1932 đến 1957, trong cuốn Almanac Maine Farmers giải định rằng nếu một trong bốn mùa (đông, xuân, hạ hay thu) có 4 kỳ trăng tròn thay vì có 3 như thông lệ, thì kỳ trăng tròn thứ 3 sẽ được gọi là một "blue moon" hay "trăng xanh".
    Nhưng nhờ một vài lỗi dịch thuật trong hướng dẫn này, giờ đây nó lại được hiểu thành kỳ trăng tròn thứ hai trong một tháng thì được định nghĩa là một "trăng xanh".
    T. An (theo Space
    Được phongpleiku sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 29/05/2007
  2. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện 28 hành tinh mới ngoài Thái dương hệ

    TTO - Một nhóm các nhà khoa học chuyên tìm kiếm các hành tinh thông báo họ đã phát hiện 28 hành tinh mới ngoài Hệ mặt trời, tăng số hành tinh đã được khám phá lên con số 236.
    ?oTrong năm qua nhóm chúng tôi đã tăng số hành tinh được biết đến lên 12% và phát hiện ít nhất 30% các ngôi sao mẹ có ít nhất một hành tinh quay quanh nó?, Jason Wright thuộc ĐH California, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
    Các hành tinh mới này nằm trong số 37 vật thể được phát hiện năm ngoái, trong đó có 7 sao lùn nâu - một dạng ngôi sao đang tàn lụi, lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn một ngôi sao thông thường.
    ?oChúng tôi có thể dễ dàng phát hiện các hành tinh lớn như sao Mộc và sao Thổ xung quanh các ngôi sao khác. Đa số các hành tinh có quỹ đạo nằm xa ngôi sao mẹ như sao Mộc và sao Thổ của chúng ta nằm cách xa Mặt trời?, theo Geoffrey Marcy, một giáo sư thiên văn học tại ĐH California Berkeley.
    Trong số 28 hành tinh mới, các nhà khoa học phát hiện một hành tinh giống sao Hải vương có quỹ đạo quay quanh ngôi sao Gliese 436 có nước. Geoffrey Marcy cho biết đây là hành tinh đầu tiên bên ngoài Hệ mặt trời được cho là có nước, nhưng ông không chắc ở đó có sự sống hay không.
    Các thông tin trên được đưa ra tại hội nghị thường niên của Hiệp hội thiên văn Mỹ diễn ra ngày 28-5 tại Honolulu.
    (Trích báo tuổi trẻ online)
  3. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện 28 hành tinh mới ngoài Thái dương hệ

    TTO - Một nhóm các nhà khoa học chuyên tìm kiếm các hành tinh thông báo họ đã phát hiện 28 hành tinh mới ngoài Hệ mặt trời, tăng số hành tinh đã được khám phá lên con số 236.
    ?oTrong năm qua nhóm chúng tôi đã tăng số hành tinh được biết đến lên 12% và phát hiện ít nhất 30% các ngôi sao mẹ có ít nhất một hành tinh quay quanh nó?, Jason Wright thuộc ĐH California, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
    Các hành tinh mới này nằm trong số 37 vật thể được phát hiện năm ngoái, trong đó có 7 sao lùn nâu - một dạng ngôi sao đang tàn lụi, lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn một ngôi sao thông thường.
    ?oChúng tôi có thể dễ dàng phát hiện các hành tinh lớn như sao Mộc và sao Thổ xung quanh các ngôi sao khác. Đa số các hành tinh có quỹ đạo nằm xa ngôi sao mẹ như sao Mộc và sao Thổ của chúng ta nằm cách xa Mặt trời?, theo Geoffrey Marcy, một giáo sư thiên văn học tại ĐH California Berkeley.
    Trong số 28 hành tinh mới, các nhà khoa học phát hiện một hành tinh giống sao Hải vương có quỹ đạo quay quanh ngôi sao Gliese 436 có nước. Geoffrey Marcy cho biết đây là hành tinh đầu tiên bên ngoài Hệ mặt trời được cho là có nước, nhưng ông không chắc ở đó có sự sống hay không.
    Các thông tin trên được đưa ra tại hội nghị thường niên của Hiệp hội thiên văn Mỹ diễn ra ngày 28-5 tại Honolulu.
    (Trích báo tuổi trẻ online)
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CỦA KÍNH HUBBLE VỀ THIÊN HÀ M81
    Hình ảnh rõ nét nhất của ngân hà M81 sẽ được công bố vào ngày hôm nay (28/5) tại một cuộc họp của hiệp hội thiên văn Hoa kỳ ở Honolunu , Hawai
    Ngân hà xinh đẹp này có độ nghiêng khá lớn và điều đó đã cho phép Hubble chụp được bức hình toàn cảnh của nó. M81 khá giống với dải Ngân hà của chúng ta, bởi vậy với góc chụp phù hợp ta có thể thấy rõ đựơc cấu trúc xoắn ốc điển hình của nhiều thiên hà (trong đó có Milky-way). Mặc dầu M81 cách chúng ta tới 11,6 triệu năm ánh sáng, kính thiên văn Hubble vẫn chụp được bức hình nét đến mức có thể nhìn rõ được từng ngôi sao riêng lẻ cùng với các chòm sao mở hay các đám sao tụ thành hình cầu, thậm chí nó còn phát hiện đựơc các vùng sáng của các khí phát huỳnh quang.
    Các cánh tay xoắn ốc luôn quay quanh nhân của thiên hà, được cấu tạo từ các ngôi sao trẻ, nóng sáng ?~mới?T được hình thành từ vài triệu năm trước đây. Trong M81 còn có nhiều các ngôi sao được hình thành từ thời kỳ phát sinh sao mạnh mẽ khoảng 600 triệu năm trước. Các vùng xanh nhạt là khu vực sinh ra nhiều các ngôi sao trẻ nhất. Các tia cực tím từ các ngôi sao trẻ này đã làm cho các khối mây khí H2 xung quanh phát huỳnh quang xanh. Hình ảnh còn cho thấy một số các lớp bụi cũng đang quay gần về tâm của M81.
    Phần bụng của M81 chứa đựng nhiều các ngôi sao già và đỏ hơn. Nó lớn hơn hẳn phần bụng của Milkyway. Một hố đen có khối lượng gấp 70 triệu lần so với khối lượng Mặt Trời đang ''''định cư'''' ở trung tâm của M81. Nó có khối lượng gấp 15 lần hố đen ở tâm Ngân hà. Các nghiên cứu trước đó dựa trên số liệu của Hubble cho thấy rằng kích cỡ của hố đen trung tâm của mỗi ngân hà tỷ lệ thuận với khối lượng phần bụng của nó.
    Thiên hà M81 có thể đang trong giai đoạn hình thành các ngôi sao một cách mạnh mẽ dọc theo các cánh thay xoắn ốc của nó nhờ vào sự va chạm có thể đã xẩy ra của nó với các thiên hà hàng xóm như NGC3077 và M82 khoảng 300 triệu năm trước đây. Các nhà thiên văn học đang lên kế hoạch sử dụng hình ảnh của kính Hubble để nghiên cứu lịch sử hình thành các ngôi sao của thiên hà và giải thích tại sao sự hình thành này lại liên quan tới các ngôi sao nơtron và hố đen đã phát hiện được trong các quan sát M81 bằng tia X của vệ tinh thiên văn Chandra cũng thuộc Nasa.
    M81 là một trong các thiên hà sáng nhất mà ta có thể quan sát đựơc từ Trái Đất. Thiên hà này nằm trên bầu trời phía bắc, trong chòm sao Gấu lớn (Ursa Major). Với độ sáng 6.8, M81 vừa đủ giới hạn quan sát được bằng mắt thường. Góc nhìn (mở) của M81 cũng tương tự như Mặt trăng.
    Theo Hubblesite.org
    [​IMG]
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 30/05/2007
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CỦA KÍNH HUBBLE VỀ THIÊN HÀ M81
    Hình ảnh rõ nét nhất của ngân hà M81 sẽ được công bố vào ngày hôm nay (28/5) tại một cuộc họp của hiệp hội thiên văn Hoa kỳ ở Honolunu , Hawai
    Ngân hà xinh đẹp này có độ nghiêng khá lớn và điều đó đã cho phép Hubble chụp được bức hình toàn cảnh của nó. M81 khá giống với dải Ngân hà của chúng ta, bởi vậy với góc chụp phù hợp ta có thể thấy rõ đựơc cấu trúc xoắn ốc điển hình của nhiều thiên hà (trong đó có Milky-way). Mặc dầu M81 cách chúng ta tới 11,6 triệu năm ánh sáng, kính thiên văn Hubble vẫn chụp được bức hình nét đến mức có thể nhìn rõ được từng ngôi sao riêng lẻ cùng với các chòm sao mở hay các đám sao tụ thành hình cầu, thậm chí nó còn phát hiện đựơc các vùng sáng của các khí phát huỳnh quang.
    Các cánh tay xoắn ốc luôn quay quanh nhân của thiên hà, được cấu tạo từ các ngôi sao trẻ, nóng sáng ?~mới?T được hình thành từ vài triệu năm trước đây. Trong M81 còn có nhiều các ngôi sao được hình thành từ thời kỳ phát sinh sao mạnh mẽ khoảng 600 triệu năm trước. Các vùng xanh nhạt là khu vực sinh ra nhiều các ngôi sao trẻ nhất. Các tia cực tím từ các ngôi sao trẻ này đã làm cho các khối mây khí H2 xung quanh phát huỳnh quang xanh. Hình ảnh còn cho thấy một số các lớp bụi cũng đang quay gần về tâm của M81.
    Phần bụng của M81 chứa đựng nhiều các ngôi sao già và đỏ hơn. Nó lớn hơn hẳn phần bụng của Milkyway. Một hố đen có khối lượng gấp 70 triệu lần so với khối lượng Mặt Trời đang ''''định cư'''' ở trung tâm của M81. Nó có khối lượng gấp 15 lần hố đen ở tâm Ngân hà. Các nghiên cứu trước đó dựa trên số liệu của Hubble cho thấy rằng kích cỡ của hố đen trung tâm của mỗi ngân hà tỷ lệ thuận với khối lượng phần bụng của nó.
    Thiên hà M81 có thể đang trong giai đoạn hình thành các ngôi sao một cách mạnh mẽ dọc theo các cánh thay xoắn ốc của nó nhờ vào sự va chạm có thể đã xẩy ra của nó với các thiên hà hàng xóm như NGC3077 và M82 khoảng 300 triệu năm trước đây. Các nhà thiên văn học đang lên kế hoạch sử dụng hình ảnh của kính Hubble để nghiên cứu lịch sử hình thành các ngôi sao của thiên hà và giải thích tại sao sự hình thành này lại liên quan tới các ngôi sao nơtron và hố đen đã phát hiện được trong các quan sát M81 bằng tia X của vệ tinh thiên văn Chandra cũng thuộc Nasa.
    M81 là một trong các thiên hà sáng nhất mà ta có thể quan sát đựơc từ Trái Đất. Thiên hà này nằm trên bầu trời phía bắc, trong chòm sao Gấu lớn (Ursa Major). Với độ sáng 6.8, M81 vừa đủ giới hạn quan sát được bằng mắt thường. Góc nhìn (mở) của M81 cũng tương tự như Mặt trăng.
    Theo Hubblesite.org
    [​IMG]
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 30/05/2007
  6. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện hành tinh khổng lồ
    [​IMG]
    Ảnh minh họa hành tinh XO-1b, rất giống hành tinh XO-3b vừa được phát hiện
    TTO - Các nhà thiên văn học thông báo họ vừa phát hiện một hành tinh ?okỳ lạ? bên ngoài Hệ mặt trời, với khối lượng lớn gấp 15 lần sao Mộc.
    Theo nhà thiên văn học Peter McCullough tại Viện Khoa học Viễn vọng Không gian ở Baltimore, Maryland, hành tinh có tên XO-3b. Đây là hành tinh ?okỳ lạ? so với hơn 200 hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời đã được tìm thấy.
    ?oĐó là hành tinh lớn nhất và có khối lượng nặng nhất được tìm thấy và ở gần quỹ đạo ngôi sao mẹ như vậy (nó mất chưa tới 4 ngày để quay một vòng quanh ngôi sao mẹ). Chúng tôi ngạc nhiên khi phát hiện quỹ đạo hành tinh này không phải hình tròn mà là hình elip?, McCullough nói.
    Christopher Johns-Krull, nhà thiên văn học đến từ ĐH Rice cũng thừa nhận ?ohành tinh này thật sự rất kỳ lạ? và hiện các nhà thiên văn học đang tranh cãi liệu có nên xếp nó vào nhóm các sao lùn nâu (*) hay không.
    XO-3b được phát hiện nhờ kính viễn vọng đặt trên núi Haleakala ở Hawaii.
    TƯỜNG VY (Theo Space)
    (*) Sao lùn nâu: những vật thể lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn một ngôi sao thông thường

  7. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện hành tinh khổng lồ
    [​IMG]
    Ảnh minh họa hành tinh XO-1b, rất giống hành tinh XO-3b vừa được phát hiện
    TTO - Các nhà thiên văn học thông báo họ vừa phát hiện một hành tinh ?okỳ lạ? bên ngoài Hệ mặt trời, với khối lượng lớn gấp 15 lần sao Mộc.
    Theo nhà thiên văn học Peter McCullough tại Viện Khoa học Viễn vọng Không gian ở Baltimore, Maryland, hành tinh có tên XO-3b. Đây là hành tinh ?okỳ lạ? so với hơn 200 hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời đã được tìm thấy.
    ?oĐó là hành tinh lớn nhất và có khối lượng nặng nhất được tìm thấy và ở gần quỹ đạo ngôi sao mẹ như vậy (nó mất chưa tới 4 ngày để quay một vòng quanh ngôi sao mẹ). Chúng tôi ngạc nhiên khi phát hiện quỹ đạo hành tinh này không phải hình tròn mà là hình elip?, McCullough nói.
    Christopher Johns-Krull, nhà thiên văn học đến từ ĐH Rice cũng thừa nhận ?ohành tinh này thật sự rất kỳ lạ? và hiện các nhà thiên văn học đang tranh cãi liệu có nên xếp nó vào nhóm các sao lùn nâu (*) hay không.
    XO-3b được phát hiện nhờ kính viễn vọng đặt trên núi Haleakala ở Hawaii.
    TƯỜNG VY (Theo Space)
    (*) Sao lùn nâu: những vật thể lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn một ngôi sao thông thường

  8. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc phóng tàu thăm dò sao Hỏa.
    Tàu thăm dò này sẽ được phóng vào tháng 10/2009, cùng thời gian với Phobos-Grunt. Đây được xem là một chiến tích thầm lặng của nước này trong cuộc đua chinh phục Vũ trụ. Tàu thăm dò của Trung Quốc sẽ tới sao Hoả cùng với tàu thăm dò Phobos-Grunt của Nga vào tháng 12/2010. Hai tàu thăm dò này sẽ tách nhau ngay khi gần tới quỹ đạo để hoạt động độc lập.
    Yinghuo-1 thuộc loại các vệ tinh nhỏ (110kg). Nó có dạng hình vuông mà mỗi cạnh dài 75 cm, cao 60 cm, được trang bị 2 tấm pin Mặt trời. Yinghuo-1 được dự kiến là sẽ hoạt động trong vòng ít nhất 2 năm trên quỹ đạo quanh sao Hoả.
    Yinghuo-1 được chế tạo từ cuối năm 2006 tại Cơ quan vũ trụ ở Thượng Hải. Mô hình của nó hiện được trưng bày tại một cuộc triển lãm công nghệ vũ trụ đang diễn ra ở Thượng Hải. Việc xây dựng tàu thăm dò trên dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2009. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phải hợp tác chặt chẽ với Nga, nhất là trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn. Đó như là những điều kiện để phía Nga nhất trí chở thêm Yinghuo-1 nặng 110 tấn trên tên lửa Soyouz của họ.
    Theo những tiết lộ của báo chí Trung Quốc, hai mục tiêu khoa học lớn của tàu thăm dò Yinghuo-1 là nghiên cứu từ trường của sao Hỏa và khả năng có thể có nước trong lịch sử của hành tinh này. Tàu thăm dò có thể được trang bị cả camera.
    Sao Hỏa là hành tinh thứ tư gần Mặt trời trong Hệ Mặt trời và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái đất. Sao Hỏa giống Trái đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu khí quyển có mây, gió, bão cát, một ngày dài độ 24 giờ,... Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dầy nên nhiều người tin là có thể có sự sống ở đây. Vì sự hiện diện của nhiều lòng sông khô, nên nhiều nhà khoa học chắc chắn rằng trong quá khứ, đã có một thời nước chảy trên bề mặt của sao Hỏa. Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên là Deimos và Phobos.
    Sao Hỏa có một bầu khí quyển mỏng với một áp suất ít hơn 1% áp suất tại Trái đất. Hơn 95% của khí quyển là thán khí hay cacbon điôxít (CO2), tiếp đến là 3% đạm khí (N2) và 1,6% agon (Ar). Bầu khí quyển của Sao Hỏa chứa rất nhiều bụi, điều này làm nền trời của hành tinh này có một mầu hồng cam nhạt. Sự khám phá của mêtan (CH4) trong bầu khí quyển của Sao Hỏa vào năm 2003 là một điều ngạc nhiên đối với các nhà khoa học vì thường thường mêtan chỉ được tạo ra bởi núi lửa hay bởi các sinh vật.
    NACESTI (Theo techno-science.net, 29/05/2007)


  9. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc phóng tàu thăm dò sao Hỏa.
    Tàu thăm dò này sẽ được phóng vào tháng 10/2009, cùng thời gian với Phobos-Grunt. Đây được xem là một chiến tích thầm lặng của nước này trong cuộc đua chinh phục Vũ trụ. Tàu thăm dò của Trung Quốc sẽ tới sao Hoả cùng với tàu thăm dò Phobos-Grunt của Nga vào tháng 12/2010. Hai tàu thăm dò này sẽ tách nhau ngay khi gần tới quỹ đạo để hoạt động độc lập.
    Yinghuo-1 thuộc loại các vệ tinh nhỏ (110kg). Nó có dạng hình vuông mà mỗi cạnh dài 75 cm, cao 60 cm, được trang bị 2 tấm pin Mặt trời. Yinghuo-1 được dự kiến là sẽ hoạt động trong vòng ít nhất 2 năm trên quỹ đạo quanh sao Hoả.
    Yinghuo-1 được chế tạo từ cuối năm 2006 tại Cơ quan vũ trụ ở Thượng Hải. Mô hình của nó hiện được trưng bày tại một cuộc triển lãm công nghệ vũ trụ đang diễn ra ở Thượng Hải. Việc xây dựng tàu thăm dò trên dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2009. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phải hợp tác chặt chẽ với Nga, nhất là trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn. Đó như là những điều kiện để phía Nga nhất trí chở thêm Yinghuo-1 nặng 110 tấn trên tên lửa Soyouz của họ.
    Theo những tiết lộ của báo chí Trung Quốc, hai mục tiêu khoa học lớn của tàu thăm dò Yinghuo-1 là nghiên cứu từ trường của sao Hỏa và khả năng có thể có nước trong lịch sử của hành tinh này. Tàu thăm dò có thể được trang bị cả camera.
    Sao Hỏa là hành tinh thứ tư gần Mặt trời trong Hệ Mặt trời và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái đất. Sao Hỏa giống Trái đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu khí quyển có mây, gió, bão cát, một ngày dài độ 24 giờ,... Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dầy nên nhiều người tin là có thể có sự sống ở đây. Vì sự hiện diện của nhiều lòng sông khô, nên nhiều nhà khoa học chắc chắn rằng trong quá khứ, đã có một thời nước chảy trên bề mặt của sao Hỏa. Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên là Deimos và Phobos.
    Sao Hỏa có một bầu khí quyển mỏng với một áp suất ít hơn 1% áp suất tại Trái đất. Hơn 95% của khí quyển là thán khí hay cacbon điôxít (CO2), tiếp đến là 3% đạm khí (N2) và 1,6% agon (Ar). Bầu khí quyển của Sao Hỏa chứa rất nhiều bụi, điều này làm nền trời của hành tinh này có một mầu hồng cam nhạt. Sự khám phá của mêtan (CH4) trong bầu khí quyển của Sao Hỏa vào năm 2003 là một điều ngạc nhiên đối với các nhà khoa học vì thường thường mêtan chỉ được tạo ra bởi núi lửa hay bởi các sinh vật.
    NACESTI (Theo techno-science.net, 29/05/2007)


  10. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ngày 8/6: NASA phóng tàu con thoi Atlantis
    Sau nhiều tuần đình hoãn, NASA đã quyết định phóng tàu con thoi Atlantis vào ngày 8/6 để thi hành nhiệm vụ tại Trạm không gian quốc tế (ISS).
    Các quan chức thuộc Cơ quan Quản trị Hàng Không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) khẳng định, Atlantis sẽ được phóng đi vào lúc 7 giờ 38 phút tối (giờ ET) ngày 8/6 tới đây, tại Trung tâm Không gian Kennedy, bang Florida. Tàu con thoi Atlantis sẽ cung cấp các thiết bị mới cho ISS, trong đó có 1 cặp pa-nô thu năng lượng Mặt Trời.

    [​IMG]


    Phi hành đoàn gồm 7 người sẽ đến ISS trên tàu con thoi Atlantis. (Ảnh: NASA) Việc phóng Atlantis lẽ ra được thực hiện vào giữa tháng 3 vừa qua, nhưng đã bị hoãn lại để sửa chữa những hư hại ở thùng chứa nhiên liệu của con tàu do trận mưa đá gây ra vào ngày 26/02. Sau môt thời gian tích cực sửa chữa, NASA tự tin rằng Atlantis hiện đang trong tình trạng sẵn sàng để được phóng vào vũ trụ. Các quan chức NASA xác nhận rằng thùng nhiên liệu của Atlantis hiện đã an toàn để sử dụng.
    Từ khi tàu con thoi Columbia bị phá hủy kèm theo cái chết của 7 phi hành gia vào năm 2003, việc phát hiện và sửa chữa những khiếm khuyết hay hư hại đối với tàu con thoi là một mối quan tâm hàng đầu của NASA.
    Ông Wayne Hale, Giám đốc Chương trình tàu con thoi của NASA, nói: ?oChúng tôi hiện đã sẵn sàng cho việc phóng Atlantis. Chúng tôi không gặp bất cứ trở ngại nào?.
    Atlantis sẽ được điều khiển bởi 1 phi hành đoàn gồm 7 người: Rick Sturckow (chỉ huy); Lee Archambault (phi công); Clayton Anderson (kỹ sư) và 4 chuyên gia. Ông Anderson sẽ thay thế ông Sunita Williams trên Trạm ISS, và ông Williams sẽ trở về Trái Đất bằng tàu Atlantis sau 8 tháng làm việc trên Trạm.
    Do đình hoãn việc phóng Atlantis, NASA cho biết họ sẽ phải cắt giảm chương trình phóng tàu con thoi trong năm 2007 từ 5 lần xuống còn 4 lần.
    Theo kế hoạch, NASA sẽ phải thực hiện ít nhất 13 chuyến bay tàu con thoi để hoàn tất việc xây dựng Trạm ISS từ nay cho đến năm 2010 ?" thời điểm ngưng hoạt động của các tàu con thoi.
    Trạm ISS là một dự án trị giá khoảng 100 tỉ USD với sự tham gia của 16 quốc gia trên thế giới.
    [​IMG]Atlantis đã sẵn sàng để được phóng đi vào ngày 8/6/2007. (Ảnh: NASA)
    Minh Quang
    Theo BBC, CNN, VietNamNet
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15406Đã bao giờ em nóiVới anhVề một khoảng trờiCó một vì sao bé xíuThắp riêng cho mình anh thôi
    Được ngoisaonho88 sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 03/06/2007

Chia sẻ trang này