1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Phi hành đoàn Atlantis sẵn sàng trở về trái đất
    Trong gần 10 ngày ở Trạm Không gian quốc tế ISS, các nhà du hành đã hoàn thành tốt sứ mệnh SST-117, thậm chí có thêm cuộc đi bộ thứ 4 ngoài kế hoạch, lắp đặt giàn đỡ mới cho hệ thống pin năng lượng mặt trời. Hiện tàu con thoi không gian Atlantis đang hướng về trái đất trong khi chờ kết quả kiểm tra an toàn lần cuối.

    [​IMG]


    Các nhà du hành tàu Atlantis đi bộ ngoài không gian (Ảnh: NASA)Camera gắn với cánh tay robot trên phi thuyền cho thấy rõ phần cánh và mũi phi thuyền sau khi Atlantis rời bãi đỗ tại Trạm ISS hôm 19/06. Các chuyên gia của NASA nghiên cứu những tấm ảnh này để chắc chắn rằng phi thuyền có thể chịu đựng nổi nhiệt độ rất cao của tầng khí quyển trên đường nó về lại mũi Canaveral, Florida (Hoa Kỳ).
    Sự kiểm tra này là thủ tục bắt buộc sau khi xảy ra thảm họa phi thuyền Colombia năm 2003, làm thiệt mạng 7 nhà du hành. Cơ quan điều hành tại Florida đã sẵn sàng gửi chỉ thị cho Trung tâm Không gian Kennedy trong cả hai ngày 21 và 22/06.
    Từ không gian, cơ trưởng Rick Sturcknow nói với Nhóm kiểm soát mặt đất rằng Atlantis vẫn còn đủ nhiên liệu đến chủ nhật 24/06 tới, nhưng cơ quan quản lý muốn Atlantis tiếp đất chậm nhất vào thứ bảy 23/06. Thời điểm này chỉ được dời đến ngày 24/06 nếu có vấn đề kỹ thuật cần xử lý
    Trong một báo cáo hằng ngày được gửi tới phi hành đoàn sáng 20/06, Nhóm kiểm soát mặt đất cho biết địa điểm hạ cánh chính thức ở Kennedy vào 22/06 hoặc 23/06. Địa điểm dự phòng ở California đã được chuẩn bị chu đáo cho ngày 22/06. Một địa điểm khác nữa ở New Mexico chuẩn bị cho ngày 23/06. Phi hành đoàn Atlantis đã tạm biệt Trạm ISS sau khi các chuyên gia tin học Nga thử nghiệm tốt hệ thống vi xử lý trên Trạm ISS từng bị hỏng hồi tuần trước.
    Hơn một giờ sau khi Atlantis rời bãi đỗ trên Trạm ISS, một mảnh vỡ giống như vải và ít nhất 5 mảnh nhỏ xíu khác được phát hiện trôi lững lờ. Các kỹ sư vẫn tiếp tục theo dõi chúng qua màn hình video và ảnh chụp nhanh để nhận diện. ?oKhông có sự liên quan gì lớn với tàu con thoi", Mike Suffredini, người quản lý chương trình trạm không gian của NASA khẳng định.
    [​IMG](Ảnh: AP)
    Phi thuyền Atlantis sẽ đưa 6/7 phi hành gia và Sunita Williams, cư dân Trạm ISS trở về trái đất. Sunita Williams là nhà du hành đã lập kỷ lục cư ngụ trên không gian trong 6 tháng, thời gian dài nhất đối với một nữ phi hành gia. Chuyên gia Clay Anderson vừa đến từ tàu Atlantis là người thay chỗ cho bà.
    Theo NASA, đêm 20/06 (giờ miền Đông Hoa Kỳ) vừa qua, tại Mỹ người ta có thể thấy được Trạm ISS và tàu Atlantis. Theo Kylie Clem, người phát ngôn của NASA, những thành phố có thể nhìn rõ gồm Denver, Detroit, San Francisco và Washington.
    Đặng Ngọc Khoa
    Theo Thanh niên
    Sưu tầm tại Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15800
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    DỰ ÁN THẤU KÍNH LỎNG (LMT) TRÊN MẶT TRĂNG
    Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo một lớp màng bạc kim loại trên bề mặt chất lỏng và hình thành một mặt gương có sức phải xạ rất lớn. Phát minh này có thể ứng dụng để tạo ra các kính viễn vọng khổng lồ trên mặt Trăng.
    Một kính thiên văn như vậy trên Mặt Trăng có thể có kích thước của một sân bóng đá, và có thể cho phép các nhà khoa học lần về dấu vết từ thời xa xưa khi những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ được hình thành.
    Ermanno Borra cùng với nhóm nghiên cứu của mình tại ĐHTH Laval Quebec Canada đã tạo được màng bằng bạc trên bề mặt của một chất lỏng dạng điện ly (chứa gồm toàn các ion).
    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại chất lỏng dạng ion có tên khoa học là ECOENG 212 với độ nhớt nằm trong khoảng giữa nuớc và mật. Họ đã dùng hơi bạc trong điều kiện chân không để ''tráng guơng'' cho chất lỏng. Hơi bạc sẽ phủ lên trên bề mặt chất lỏng một lớp mỏng có tính phản xạ cao. Đó cũng tương tự như quá trình tráng gương bằng nhôm hay vàng.
    Chi tiết của kỹ thuật này đã được đăng trên tờ tạp chí Nature.
    Kính thiên văn Mặt trăng
    Chất lỏng đã đựơc ?~tráng bạc?T có thể ổn định hàng tháng trời, nó không bị bay hơi trong chân không. Độ phản xạ của nó có thể so sánh với loại gương tốt nhất bây giờ.
    Nhờ tất cả những tính chất trên loại chất lỏng đựơc tráng gương này có thể được sử dụng để làm các thấu kính lỏng khổng lồ (LMT) trong dự án đài thiên văn ?~chất lỏng?T trên Mặt trăng . Dự án này đang được Nasa xem xét tính khả thi.
    Borra và Roger Angel, một nhà thiên văn học tại ĐHTH Arizona , một đồng tác giả của nghiên cứu này rất kỳ vọng vào dự án LMT trên Mặt trăng, mà theo họ có thể phát hiện được những vật thể có độ sang yếu hơn 1000 lần so với giới hạn của kính thiên văn vũ trụ thế hệ mới James Webb mà sẽ được lắp đặt vào năm 2013. Kính LMT sẽ đủ mạnh để các nhà khoa học quan sát được các tia cực tím từ những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ.
    LMT có giá thành rẻ hơn nhiều so với các kính thiên văn thông thường. Kính thiên văn có đường kính 6m tại ĐHTH British Columbia với những thấu kính bằng thủy ngân lỏng có giá 1 triệu đô la. Với một kính thiên văn tương tự làm từ gương bình thường có thể có giá tới 100 triệu đô la.
    Vận chuyển một hệ LMT lên Mặt trăng chắc chắn sẽ dễ dàng hơn và lắp đặt cũng đơn giản hơn. Trên Mặt trăng, không có bầu khí quyển giống Trái Đất nên không làm biến dạng các tia ánh sáng chiếu tới kính.
    Borra phát biểu với tờ SPACE.com rằng :?T Vì hệ thống kính là chất lỏng, nên bạn có thể chở chúng trong các bình chứa tới Mặt trăng. Rồi bạn đổ chúng ra đĩa. Nếu có một vài vết lồi lõm thì chất lỏng sẽ tự điền đầy.
    Hoàn hảo một cách tự nhiên
    Trong khi các kính thiên văn dung gương thường đã phải dùng tới một hệ thống khung đỡ phức tạp để tạo hình cho gương thì các kính LMT chỉ đơn giản là quay. Bản thân chất lỏng khi quay đã tạo hình thành một thấu kính parabol hoàn mỹ.
    Các kính LMT hiện nay sử dụng kim loại lỏng Hg hay Ga . Nhưng các kim loại lỏng này không làm việc được trên Mặt trăng bời vì nhiệt độ thấp sẽ làm chúng đóng rắn. Trái lại, chất lỏng ion hoá đã được phủ kim loại có thể duy trì ở dạng lỏng trong những điều kiện như vậy.
    Một kính thiên văn LMT trên mặt trăng cân phải không tự phát nhiệt để có thể phát hiện được các vật thể phát sang cực yếu. ?~Chúgn tôi cần một cái gương rất lạnh, cực lạnh.?T Borra nói.
    Các nhà khoa học nếu muốn đặt được LMT trên Mặt trăng, họ phải chế tạo ra các gương ?~lỏng?T có thể tồn tại ở dạng lỏng thấp tới nhiệt độ -140 độ C. Chất lỏng ion mới phát hiện có thể chịu được nhiệt độ lạnh tới -98 độ C.
    Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực tìm kiếm các cách pha chế để có thể hạ nhiệt độ đông đặc của chất lỏng kỳ diệu trên xuống thấp nữa cho đạt điều kiện trên Mặt trăng.
    [​IMG]
    Thử nghiệm chất lỏng ion với gương đường kính 2 in sơ
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Sao Diêm Vương lại bị ?ogiáng chức?
    Sau khi bị ?otruất ngôi? hành tinh thuộc hệ Mặt Trời vào năm 2006 và được xếp vào nhóm hành tinh lùn, sao Diêm Vương (Pluto) một lần nữa lại bị giáng xuống hạng thấp hơn bởi hành tinh lùn Eris.
    [​IMG]
    (Ảnh: HTV)Khi định nghĩa lại từ ?ohành tinh?, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) ở thủ đô Praha đã lập ra nhóm hành tinh lùn với sao Diêm Vương dẫn đầu vì họ tin rằng đây là thiên thể to nhất trong nhóm. Nhưng hai nhà thiên văn Mỹ Michael Brown và Emily Schaller đã chứng minh điều ngược lại khi nghiên cứu vệ tinh Dynomia của hành tinh lùn Eris.
    Nhờ đài quan sát Keck và kính viễn vọng Hubble, họ đã đo được chuyển động của Dysmonia và từ thông tin này suy ra khối lượng của Eris lớn hơn 27% so với khối lượng của sao Diêm Vương.
    Trái Đất có khối lượng lớn gấp 360 lần Eris.
    Source: (khoahoc.com.vn)
  4. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Châu Âu phóng 5 vệ tinh quan sát toàn cầu
    Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) dự kiến sẽ phóng 5 vệ tinh Sentinel để theo dõi tất cả những thay đổi về đất đai, đại dương, thời tiết và khí hậu trên toàn Trái Đất. Kế hoạch này được thực hiện theo Chương trình Giám sát môi trường và an ninh toàn cầu (GMES), một sáng kiến chung của ESA và Liên minh châu Âu.
    Để triển khai chương trình này, Tổng Giám đốc ESA, ông Jean-Jacques Dordain, và Chủ tịch Công ty Thales Alenia Space, ông Pascale Sourisse đã ký một hợp đồng trị giá 305 triệu USD cho việc thiết kế và phát triển vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên: Sentinel 1. Lễ ký kết đã diễn ra tại cuộc Triển lãm Hàng không Paris (Paris Air Show), ngày 18/06/2007.
    Ông Volker Liebig, Giám đốc các chương trình theo dõi Trái Đất của ESA, cho biết: ?oĐây là bước cụ thể đầu tiên trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng không gian cho chương trình GMES?.
    Sentinel 1: Vệ tinh đa năng

    [​IMG]


    Sentinel 1 là vệ tinh đầu tiên trong 5 vệ tinh mà ESA sẽ sử dụng để quan sát toàn cầu. (Ảnh: ESA) Sentinel 1 được trang bị một hệ thống ra-đa khẩu độ tổng hợp (SAR), có khả năng tạo ra ảnh ra-đa rất chi tiết. Với hệ thống này, vệ tinh có thể chụp ảnh bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, bất chấp độ sáng của Mặt Trời Sun?Ts illumination.
    SAR cũng có khả năng nhìn xuyên qua các đám mây và bụi, trong khi những thiết bị sử dụng tia hồng ngoại không thể thực hiện được điều đó.
    Sentinel 1 có thể chụp ảnh Trái Đất ở những phạm vi có đường kính lên đến 250 km với những bức không ảnh đạt độ mịn trên mặt đất là 5 mét. Vệ tinh này cũng có nhiệm vụ theo dõi các điều kiện môi trường trên đất liền cũng như ngoài biển khơi. Nó cũng là phương tiện quan sát sự thay đổi trên bề mặt đất đai, như trong các vụ lở đất chẳng hạn.
    Khả năng lập bản đồ nhanh của Sentinel 1 có ý nghĩa rất quan trọng khi xảy ra thiên tai, bởi vì khi đó các cơ quan dịch vụ khẩn cấp cần nhanh chóng biết được tuyến giao thông nào còn tồn tại cũng như những khu vực nào đang bị ảnh hưởng.
    Vệ tinh này cũng đảm nhận việc giám sát môi trường biển, lập các bản đồ về vết dầu loang và những biến động của các tảng băng trên đại dương.
    Về vệ tinh này, ông Liebig nói: ?oSentinel 1 sẽ là phương tiện duy nhất quan sát những gì đang xảy ra tại 2 cực của Trái Đất, những nơi có ảnh hưởng rất quan trọng đến mực nước biển và khí hậu?.
    GMES: Giám sát, dự báo toàn cầu

    [​IMG]


    GMES là công cụ thiết yếu để tìm hiểu về sự thay đổi khí hậu, theo dõi thiên tai, như bão lụt, động đất, núi lửa phun? trên toàn thế giới. (Ảnh: math.montana.edu)Chương trình này được lập ra để cung cấp cho các nhà chính trị những dữ liệu độc lập về môi trường để họ sử dụng trong việc hoạch định các chính sách có liên quan.
    GMES là công cụ thiết yếu để tìm hiểu về sự thay đổi khí hậu, cũng như theo dõi thiên tai, như bão lụt, động đất, núi lửa phun, v.v? Phát biểu với báo chí tại cuộc triển lãm ở Paris nói trên, ông Liebig nói: ?oHội nghị thượng đỉnh G8 vừa qua cho thấy châu Âu đã thực sự dẫn đầu trong các cuộc thảo luận chính trị về sự thay đổi khí hậu toàn cầu?.
    ?oGMES sẽ cung cấp những phương tiện và thông tin cần thiết để các chính khách có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về việc giải quyết vấn đề phức tạp này?. Ông cho biết Báo cáo đánh giá lần thứ 4 về thay đổi khí hậu của Ủy ban liên chính phủ dự báo rằng mức tăng nhiệt độ vào cuối thế kỷ này sẽ là 1,8 - 4độC (3,2 - 7,2 độF).
    Báo cáo này được công bố hồi đầu năm, cũng cho biết mức nước biển cũng có thể tăng 28 ?" 43 cm và băng ở Bắc Cực trong mùa hè sẽ giảm đi phân nửa trong nửa cuối thế kỷ này.
    Những thay đổi về khí hậu này có thể làm gia tăng tần suất các đợt nóng và cường độ của các cơn bão nhiệt đới. Ông Liebig nói: ?oSự thay đổi khí hậu toàn cầu không còn là vấn đề phải chờ đến sự giải quyết của các thế hệ sau, mà chính chúng ta phải đối phó, vì nó đang diễn ra hàng ngày trước mắt chúng ta?.
    Về vai trò của GMES, Chủ tịch Pascale Sourisse nói: ?oChương trình này rất quan trọng đối với công dân châu Âu và các ngành công nghiệp. Nó giúp chúng ta có được các dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhiều lĩnh vực khác nhau?.
    Quang Thịnh
    Theo BBC, Post Chronicle, VietNamNet
    Sưu tầm tại Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&news_id=15770
  5. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Sau 2 tuần làm nhiệm vụ trên trạm vũ trụ quốc tế, phi thuyền Atlantis cùng 7 nhà du hành vũ trụ đã trở về trái đất và hạ cánh an toàn xuống sa mạc Mojave, California, ngày 22/6.
    [​IMG]
    Atlantis hạ cánh an toàn xuống căn cứ không quân Edwards.
    Chuyến trở về lần này của Atlantis là chuyến chạm đất lần thứ 51 của tàu vũ trụ tại Căn cứ không quân Edwards kể từ năm 1981.

    ?oThật tuyệt vời khi được trở về Trái đất?, chỉ huy trưởng tàu Atlantis Rick Sturckow cho biết. ?oCó rất nhiều thách thức trong hành trình. Nhưng tất cả đã được giải quyết?.

    Mới đầu, NASA hi vọng Atlantis sẽ trở về Florida, nhưng thời tiết xấu đã buộc phi thuyền phải chuyển hướng hạ cánh xuống California. Như vậy, sẽ phải tốn thêm khoảng 1,7 triệu USD nữa để đưa Atlantis về Trung tâm vũ trụ Kennedy trên một chiếc máy bay phản lực cỡ lớn.

    Ngay trước 1h chiều (ngày 22/6, giờ địa phương) Atlantis xé ngang bầu trời sa mạc và hạ cánh xuống đường băng cách bắc Los Angeles khoảng 120km. Chuyến trở về của Atlantis được đánh dấu bằng những tiếng ầm ầm của của hai động cơ phát ra từ con tàu, có thể nghe thấy ở San Diego đến Los Angeles.

    Trong chuyến trở về lần này có nữ phi hành gia Sunita "Suni" Williams, sau hơn 6 tháng sống và làm việc trên trạm vũ trụ quốc tế. Cô đã lập kỷ lục thế giới là người phụ nữ ở liên tục lâu nhất trên vũ trụ (195 ngày). Trong thời gian đó, Williams cũng lập kỷ lục mới: người phụ nữ dạo bộ ngoài không gian lâu nhất.

    Ngoài ra, trong chuyến trở về lần này còn có phi công Lee Archambault và chuyên gia Patrick Forrester, James Reilly, Steven Swanson và Danny Olivas.

    Tàu Atlantis đã vận chuyển đồ tiếp tế nặng khoảng 15 tấn lên trạm vũ trụ cùng nhà du hành Clay Anderson thay cho Williams. Clay Anderson cũng là đại diện của Mỹ tại trạm vũ trụ. Ông sẽ sống cùng với các nhà du hành Nga Fyodor Yurchikhin và Oleg Kotov trong vòng 4 tháng tới

    Trong khi ở tại trạm vũ trụ, các nhà du hành đã lắp đặt một tấm đỡ mới, một cặp ăng ten chạy bằng năng lượng mặt trời và lắp một khớp xoay để cho phép dàn ăng ten mới có thể hấp thụ ánh mặt trời.

    Atlantis mới đầu dự định được phóng lên trạm vũ trụ vào giữa tháng ba, nhưng do mưa bão, NASA đã phải lùi lại đến ngày 8/6.

    Phi thuyền cũng trở về trái đất muộn hơn dự tính hai ngày, để nhà du hành Olivas có thể gắn lại tấm cách nhiệt bị bung ra trong lúc tàu được phóng lên. Sau đó, sứ mệnh vũ trụ còn phải kéo dài đến 14 ngày do Atlantis chưa thể hạ cánh xuống mặt đất ngay vì thời tiết xấu.

    Trong suốt thời gian trên, các nhà du hành đã gặp muôn vàn khó khăn. Máy tính điều khiển hướng và oxy trên phần trạm vũ trụ của Nga đã bị va vào Atlantis khi phi thuyền đậu ở bên ngoài. Các quan chức NASA có lúc công bố rằng có khả năng sẽ phải bỏ trạm vũ trụ vì vấn đề này. Nhưng cuối cùng các kỹ sư tại Houston và Moscow đã làm việc suốt ngày đêm để giải quyết vấn đề này.

    Cũng trong thời gian đó, NASA còn quan sát thấy một mảnh vỡ trôi nổi gần tàu Atlantis. Tuy nhiên, sau đó, họ xác định nó hoàn toàn vô hại.

    Atlantis sẽ ở lại California một tuần trước khi trở về Florida.
    Theo dantri.com.vn: http://www6.dantri.com.vn/Thegioi/2007/6/184590.vip
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÌNH ẢNH MỚI VỀ MỘT NGÔI SAO ''TẬN THẾ''
    Eta Carinae là một ngôi sao cực sáng, bí hiểm và không ổn định. Theo cách gọi của các nhà thiên văn học, nó chỉ cách Trái đất có ?omột con dao quăng?. Thực tế sao Eta khá gần Trái đất: khoảng 7500 NAS. Các nhà khoa học cho rằng ngôi sao này đang tiêu tốn nhiên liệu hạt nhân của mình với một tốc độ khủng khiếp và đang nhanh chóng tiến tới vụ nổ kết thúc luôn sự tồn tại của mình.
    Khi sao Eta nổ, đó sẽ là một cảnh tượng tuỵệt vời mà từ Trái đất con người có thể chiêm ngưỡng được. Có lẽ độ sáng của nó lúc đó chỉ kém có Chị Hằng mà thôi. Số phận của ngôi sao này đã được báo trước bởi sự phát hiện vụ nổ supernova SN2006gy gần đây, của một ngôi sao thuộc một thiên hà hàng xóm. Các động thái bất thường của ngôi sao đó dẫn tới vụ nổ SN2006gy đã làm cho các nhà khoa học dự đoán rằng sao Eta có thể nổ bất cứ lúc nào.
    Eta Carinae là một ngôi sao có khối lượng lớn gấp 100 tới 150 lần Mặt trời, xấp xỉ với giới hạn bền về khối lượng của các ngôi sao trong vũ trụ. Điều này có nghĩa rằng chỉ một biến động nhỏ của ngôi sao cũng làm nó phát ra hàng khối khổng lồ vật chất từ bề mặt của mình. Vào năm 1840, sao Eta đã có sự phóng thoát một lượng lớn về vật chất. Khối vật chất nó phun ra lớn gấp hơn 10 lần Mặt trời! và nó đã chở thành ngôi sao sáng thứ 2 trên bầu trời vào lúc đó. Một vụ nổ như vậy có thể xé nát bất kỳ ngôi sao nào thành những mảnh nhỏ, nhưng không hiểu vì lý do gì mà sao Eta đã thoát nạn.
    Hình ảnh kết hợp giữa kính Hubble và vệ tinh quan sát tia X Chandra đã cho thấy rõ những tàn tích của vụ nổ kinh hoàng năm nào. Các vùng mầu lam do kính Hubble ghi lại cho thấy sự phát ra bức xạ quang học ?olạnh? của các đám bụi và khí phun ra từ ngôi sao. Khối mảnh vụn và khí này tạo thành một lớp vỏ có 2 cực bao xung quanh ngôi sao, nằm ngay vào điểm sáng nhất của các bức xạ xanh lam. Lớp vỏ này đựoc bao bọc bởi các đám mây vật chất mỏng hơn. Tồn tại một vòi phun bất thường ở phía trên về bên trái của ngôi sao.
    Các số liệu tia X của vệ tinh Chandra, được thể hiện bằng các vùng mầu cam và vàng, chỉ cho thấy bức xạ tia X đựơc phát ra khi các khối vật chất phun từ bên trong ra va chạm với các đám khí và bụi xung quanh, làm cho các khối vật chất đó nóng tới hơn một triệu độ và phát ra tia X. Vùng nóng này nở rộng hẳn ra ngoài vùng sánh sáng xanh của các đám tinh vân và vạch ra ranh giới ngoài của vùng tương tác. Các số liệu tia X cho thấy rằng các khối vật chất bị phun ra ở vòng ngoài, bao gồm các nguyên tố nặng hơn, đặc biệt là nitơ, sau khi bị nung nóng bên trong tâm của lò phản ứng hạt nhân của ngôi sao đã dồn dần lên bề mặt và phun trào ra ngoài.
    Số liệu tia X của vệ tinh Chandra cũng cho thấy rằng các tia X ở khu vực các đám tinh vân ở bên trong có cường độ yếu hơn do chúng bị phản xạ chở lại bởi chính các đám tinh vân đó. Các tia X bên trong này được sinh ra bởi sự va chạm với tốc độ cao của các cơn gió thổi từ bề mặt của sao Eta (khoảng 1,6 triệu km/h) với các cơn gió từ ngôi sao đồng hành có tốc độ lớn gấp 5 lần.
    Ngôi sao đồng hành với nó không nhìn được trên ảnh, nhưng những biến đổi cường độ của tia X ở gần khu vực ngôi sao đồng hành đã gián tiếp chỉ ra sự tồn tại của nó. Các nhà thiên văn học không biết rõ vai trò của ngôi sao đồng hành này trong sự biến đổi của sao Eta cũng như trong tương lai nếu vụ nổ supernova xẩy ra.
    [​IMG]
    Theo Astronomy
    (Ko biết nó có nổ trong vòng 50 năm nữa không?, nếu có thì cố sống để coi )
  7. tamthanh1103

    tamthanh1103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Trạm ISS sẽ được mở cửa cho công chúng vào năm 2010 ​
    Đối với công chúng, Trạm Không gian quốc tế (ISS) luôn là một khu vực bí ẩn. Trạm chỉ được thiết kế để đón tiếp các nhà du hành Mỹ hoặc Nga thực hiện những nghiên cứu khoa học.
    Nhưng mới đây, một quan chức thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiết lộ rằng nếu mọi việc diễn ra theo như dự kiến, Trạm ISS sẽ đón tiếp các nhà nghiên cứu không gian đầu tiên vào năm 2010. Đây sẽ là lần đầu tiên Trạm ISS mở cửa cho công chúng.
    "Chúng tôi sẽ không cần tất cả các không gian trên Trạm ISS để thực hiện các nghiên cứu và trạm hiện đang có nhiều khoảng trống. Do đó, sau khi công trình xây dựng hoàn tất, chúng tôi sẽ cung cấp một số không gian cho các cơ quan nghiên cứu khác hay công ty tư nhân", vị quan chức này cho biết.
    [​IMG]
    (Ảnh minh họa: Spacescan)
    nguồn:
    http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=15915
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO KIM VÀ SAO THỔ SẼ ''''GẶP GỠ'''' VÀO CUỐI TUẦN NÀY !
    Những người ?~nghiện?T quan sát bầu trời đêm đang được thưởng thức bữa tiệc hình ảnh của ít nhất 3 trong số 5 hành tinh có thể nhìn thấy được bằng mắt thưòng trên bầu trời đêm : sao Kim và sao Thổ ở về phía Tây, sao Mộc về phía Đông Nam. Nếu bạn chịu khó thức khuya (khoảng sau 1h30am) thì có thể nhìn thêm được sao Hỏa mọc lên từ chân trời phía Tây. Sao Hoả đang tiến về phía trái Đất nên trong mùa hè và mùa thu này, do vậy hình ảnh của nó sẽ càng ngày càng rõ.
    Nhưng những ngày cuối tuần này thì thực sự thuộc về sao Kim và sao Thổ, bởi vì cả 2 vi tinh tú này đều có thể nhìn thấy rõ trên bầu trời phía Tây ngay sau khi màn đêm buông xuống và quan trọng là chúng rất gần nhau.
    Hai hành tinh này đang tiến rất gần nhau vào thứ Bẩy và Chủ nhật này. Khi gần nhất mà có thể quan sát được, chúng chỉ cách nhau có 0,8 độ mà thôi.
    Thời điểm 2 hành tinh này gần nhau nhất xẩy ra vào lúc 9h33 theo giờ Thiên văn (UT) vào ngày Chủ nhật tới, khi đó 2 hành tinh này chỉ còn cách nhau có 0,66 độ (vì lúc đó là ban ngày nên không quan sát được). Mức độ gần nhau đó là như thế nào?. Ta có thể hình dung rằng mặt Trăng rộng 1,5 độ theo góc nhìn từ TĐ. Nếu ta dang thẳng tay ra thì bề rộng quả đấm của ta là tới 10 độ. Đáng tiếc là 2 hành tinh đó vẫn ở dưới đường chân trời nếu quan sát từ Bắc Mỹ, còn ở châu Âu thì lại là ban ngày. Đối với Nhật bản và Úc thì là lúc vừa chập tối và như vậy ở 2 nơi này có thể quan sát được hiện tượng kỳ thú trên (trong đó có Việt Nam).

    Sau đó, sao Kim và sao Thổ sẽ lại từ từ chia tay nhau. Trong suốt tháng Bẩy chúng vẫn khá gần. Vào tối thứ 6 ngày 29/6, sao Kim chói lọi sẽ nằm ở phía dưới, bên phải của sao Thổ. Vào tối thứ 7, sao Kim sẽ hiện diện ngay dưới sao Thổ. Sang tới Chủ nhật, sao Kim trôi dần về bên trái của sao Thổ.
    Cho tới thứ 3, ngày 3/7/2007, khoảng cách giữa 2 hành tinh này sẽ là tương đối, nhưng vẫn có thể gọi là sánh đôi nhau: sao Kim bên trái, sao Thổ bên phải.
    [​IMG]
    Theo SPACENEWS.COM
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 04:45 ngày 30/06/2007
  9. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Vệ tinh bơm phồng, mô hình khách sạn không gian tương lai
    Theo Interfax, Nga vừa phóng thành công một vệ tinh bơm phồng của Mỹ - trong tương lai sẽ dùng làm nguyên mẫu cho dự án xây khách sạn không gian.
    Vệ tinh Genesis-2 đã được đưa vào quỹ đạo bởi tên lửa Dniepr. Đây là bản sao thu nhỏ của trạm quỹ đạo Nautilus do ông trùm khách sạn ở Las Vegas Robert Bigelow thiết kế dành cho các du khách muốn lưu lại trong không gian. Dự án khách sạn không gian bao gồm nhiều mô-đun bơm phồng liên kết với nhau có thể sẽ được thực hiện vào năm 2015 với giá ước tính 500 triệu USD.
    Các vệ tinh dạng Genesis, trong đó vệ tinh đầu tiên đã được phóng đi vào năm ngoái và các vệ tinh Guardian sẽ thử nghiệm sức chống chọi của các cấu trúc bơm phồng cũng như cách thức xây khách sạn không gian trước khi một nguyên mẫu to bằng thật mang tên BA330 được đưa vào quỹ đạo.
    Nếu tất cả các thử nghiệm trên thành công, công ty Bigelow Aerospace sẽ bắt đầu xây khách sạn vào năm 2011.
    [​IMG]
     
     
     
     
     
     
    V.S Theo AFP, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16011Đã bao giờ em nóiVới anhVề một khoảng trờiCó một vì sao bé xíuThắp riêng cho mình anh thôi
    Được ngoisaonho88 sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 03/07/2007
  10. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Những chuyển động khí quyển trên sao Mộc
    Kính viễn vọng Hubble đã thu được trong một thời gian ngắn những chuyển động khí quyển trên sao Mộc. Từ ngày 25/3 đến 5/6, các dải mây gần vùng xích đạo trên hành tinh này đã thay đổi màu sắc và hình dạng.
    Các đường sọc màu sáng đã trở nên tối hơn, trong khi các đường sọc màu tối lại sáng hơn, tạo một gương mặt mới của hành tinh khổng lồ thuộc hệ Mặt Trời này.
    Trong bầu khí quyển của sao Mộc có những đường sọc ngang với những màu sắc khác nhau. Các vùng sáng được tạo bởi vật chất nóng bay ngược lên, trong khi các vành đai tối là vật chất lạnh bay xuống. Việc gặp gỡ giữa hai luồng khí quyển này tạo thành những dòng chuyển động hỗn loạn.
    Bên dưới xích đạo, cấu trúc hình vây cá mập được thay thế bởi một dải cuộn xoáy nhỏ. Những thay đổi này rất phổ biến trên sao Mộc, nhưng đây là lần đầu tiên kính viễn vọng Hubble cung cấp một hình ảnh thật chính xác.
    [​IMG]Các bức ảnh chụp bởi Hubble cho thấy dải mây trắng (ảnh trái) ở trên độ cao đã chuyển sang màu nâu (ảnh phải) - (Ảnh: NASA)
    [​IMG]Sao Mộc, 25/03/2007 (Ảnh: NASA)
    [​IMG]Sao Mộc, 05/062007 (Ảnh: NASA)
    T.Đ
    Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16019

Chia sẻ trang này