1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    NASA: Sứ mệnh mới của tàu thăm dò Deep Impact và Stardust
    Sau khi hoàn thành sứ mệnh, hai tàu thăm dò không gian Deep Impact và Stardust của Cơ quan NASA sẽ được giao nhiệm vụ mới. Với việc sử dụng lại hai tàu thăm dò đang ở trên không gian này, NASA khẳng định tiết kiệm 15% ngân sách.
    Deep Impact được biết đến khi bắn một viên đạn vào sao Chổi Tempel 1 vào ngày 4/7/2005 nhằm tìm hiểu thành phần trong nhân sao Chổi. Tàu mẹ Flyby của Deep Impact với kích thước bằng một chiếc ô tô con sẽ thực hiện hai sứ mệnh mới mang tên DIXI và EPOCh.
    Sứ mệnh DIXI là bay vòng quanh sao Chổi Boethin chưa từng được nghiên cứu ở khoảng cách gần. Đây là một sao chổi ?othời kỳ ngắn? thường xuyên bay qua các vùng tâm của hệ Mặt Trời, bên kia quỹ đạo sao Mộc. Chuyến bay được dự kiến vào ngày 5/12/2008.
    Sứ mệnh EPOCh là quan sát nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhằm tìm hiểu đặc tính của các hành tinh này. Sứ mệnh quan sát sẽ bắt đầu trong năm nay, trên đường hướng đến sao Chổi Boethin.
    [​IMG]Tàu thăm dò không gian Deep Impact (Ảnh: Techshout)
    Còn tàu thăm dò Stardust vào tháng 1/2006 đã thả vào khí quyển một bình kim loại chứa những hạt bụi được thu thập từ đuôi sao Chổi Wild.
    Tàu được giao nhiệm vụ khảo sát sao Chổi Tempel 1 trong khuôn khổ sứ mệnh Nex T nhằm quan sát ở khoảng cách gần hơn những thay đổi trong nhân sao chổi sau khi đi qua gần Mặt Trời và lập bản đồ trọn vẹn của nhân sao Chổi này. Chuyến bay được dự kiến vào ngày 14/2/2011. Đây là lần đầu tiên một sao chổi được viếng thăm hai lần.
    V.S
    Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm tại Khoahoc.com.vn:http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16078
  2. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    NASA ?osắm? toilet 19 triệu USD
    Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đồng ý trả 19 triệu USD cho một hệ thống toilet do Nga thiết kế để trang bị tại trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
    Con số này nghe có vẻ rất lớn đối với một toilet trên vũ trụ nhưng các quan chức NASA cho rằng đi mua còn rẻ hơn
    [​IMG]


    Phi hành gia Steven Swanson trên trạm vũ trụ quốc tế. (Ảnh: AP)là họ tự thiết kế. Ngoài ra, các phi hành gia cũng quen sử dụng chiếc toilet mới bởi nó khá giống với chiếc đang dùng trên trạm ISS.
    Điều thú vị là hệ thống mới này có thể chuyển nước tiểu sang một thiết bị đặc biệt để tạo thành nước uống. Toilet dự kiến sẽ được đưa tới trạm ISS vào năm 2008.
    So với hệ thống cũ, toilet mới cũng kín đáo hơn - một điều vô cùng cần thiết trên ISS bởi phi hành đoàn của ISS dự kiến sẽ tăng từ 3 lên 6 người vào năm 2009.
     
    Hệ thống toilet 19 triệu USD là một phần của dự án lớn hơn, với tổng trị giá 46 triệu USD, được NASA ký kết trong tuần với hãng RSC Energia, một công ty vũ trụ của Nga. Các trang thiết bị khác còn có phần mềm cập nhật cho hệ thống quản lý kiểm kê của ISS, một thiết bị bơm hơi dự phòng?
    VTH
    Theo AP, Dân trí
    Sưu tầm tại Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16090
    Được ngoisaonho88 sửa chữa / chuyển vào 12:28 ngày 07/07/2007
  3. tamthanh1103

    tamthanh1103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có "vườn rau" trên trạm ISS!​
    [​IMG]
    Trạm ISS - Ảnh minh họa: www.esa.int
    Ngày 6-7, các nhà du hành trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bắt tay thực hiện một giai đoạn mới trong thí nghiệm có tên gọi "Thực vật". Theo đó, họ sẽ nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà kính trên ISS để trồng rau phục vụ cho các chuyến bay liên hành tinh.
    Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS dẫn nguồn tin từ Trung tâm điều khiển các chuyến bay vũ trụ Nga cho biết hai nhà du hành Nga trên ISS hiện nay gồm đã tiến hành việc tháo dỡ thiết bị phục vụ cho thí nghiệm "Thực vật-2" đã hết hạn sử dụng và lắp đặt cho nhà kính trên trạm một thiết bị mới và vận hành thử thiết bị mới này.
    Trong khuôn khổ thí nghiệm, các nhà du hành Nga và Mỹ sẽ nghiên cứu việc gieo trồng trên vũ trụ các loại rau quả như đậu cô-ve, xà lách và nhiều loại rau quả khác. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành nghiên cứu vũ trụ, đội bay quốc tế này sẽ nghiên cứu chất khí, độ ẩm trong đất với sự hỗ trợ của các thiết bị đặc biệt. Nhiệm vụ chính của các nhà du hành là xác định xem với thiết bị nào cũng như điều kiện đất ra sao sẽ cho phép trồng được rau trong điều kiện không trọng lượng.
    Hiện nay, Mỹ đã chế tạo được một loại thiết bị cho phép xác định được lượng oxy cần thiết cho từng loại cây cũng như độ thẩm thấu nước của từng loại rễ cây khác nhau. Các nhà khoa học giải thích cây cối cũng như con người, chúng cần có nước và không khí để phát triển, song nếu độ ẩm quá cao cũng có thể làm cho những loại cây nào đó bị "chết ngạt".
    Được biết "nhà kính" trên ISS mà các nhà du hành đang tiến hành thí nghiệm có diện tích rất khiêm tốn với vỏn vẹn mỗi chiều là 15 cm và 23 cm. Chính vì lý do này các chuyên gia cần tiến hành các thí nghiệm để xác định thành phần tối ưu của đất và xây dựng công nghệ có thể giúp mở rộng diện tích nhà kính trồng rau tương lai trên trạm ISS.
    * Liên quan đến trạm ISS, theo hãng tin AP ngày 6-7, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đồng ý trả 19 triệu USD cho một hệ thống vệ sinh do Nga xây dựng trên ISS để lắp đặt ở phần của Mỹ trên trạm này. Mức giá này cho một nhà vệ sinh quả là "trên trời" nhưng các quan chức NASA khẳng định nó còn rẻ hơn nếu họ tự chế tạo lấy.
    Theo nữ phát ngôn viên NASA Lynlette Madison, việc xây dựng một nhà vệ sinh trên ISS tốn kém ngang với xây dựng một trung tâm xử lý chất thải của một thành phố trên Trái đất. Bên cạnh đó, NASA lựa chọn "công nghệ Nga" bởi vì cơ chế hoạt động của hệ thống vệ sinh mới cũng tương tự như hệ thống vệ sinh hiện tại (cũng do Nga chế tạo) trên ISS, do đó các nhà du hành vũ trụ sẽ không cần mất thời gian để làm quen và thích nghi.
    Hệ thống vệ sinh mới có hệ thống quạt để hút chất thải vào thùng chứa và cho phép các nhà du hành tiểu tiện vào các phễu có vòi nối với thùng chứa nước thải. Về cơ bản, hệ thống này không khác mấy so với hệ thống vệ sinh trên Trái đất, ngoại trừ nó có thêm các bộ phận để cố định phần chân và phần đùi của các phi hành gia mỗi khi họ có nhu cầu "giải quyết việc riêng". Một ưu điểm của hệ thống vệ sinh mới là nó "kín đáo" hơn so với hệ thống hiện tại trên trạm.
    Hệ thống vệ sinh mới dự kiến sẽ được chuyển lên phần trạm ISS do Mỹ quản lý trong năm 2008. Hệ thống vệ sinh cũ vẫn để ở phần do Nga phụ trách của trạm ISS. NASA cho biết vào năm 2009, quân số trên ISS sẽ tăng gấp đôi từ 3 người hiện nay lên 6 người, bởi vậy việc xây dựng một nhà vệ sinh mới là cần thiết. Mỗi khi có tàu vận tải được phóng lên để đưa các thiết bị và lương thực thực phẩm, nước uống lên trạm ISS, các thùng chứa chất thải trên ISS được chuyển sang tàu trước khi nó rời trạm. Tàu vận tải cùng với các thùng chứa này cũng như các thiết bị thải loại sau đó bị cháy khi lao vào bầu khí quyển của Trái đất.
    Hệ thống vệ sinh 19 triệu USD này nằm trong một hợp đồng lớn hơn có giá trị 46 triệu USD mà NASA vừa ký tuần trước với RSC Energia, một công ty vũ trụ của Nga. Các điều khoản khác của hợp đồng này còn bao gồm việc cập nhật phần mềm cho hệ thống quản lý kiểm kê, lắp một bơm hơi dự trữ và xây dựng một bộ phận hỗ trợ cho phép các tàu con thoi tiếp cận và ghép nối với ISS.
    TTXVN

    Được tamthanh1103 sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 07/07/2007
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NASA TIẾP HOÃN PHÓNG TÀU RẠNG ĐÔNG TỚI NGÀY 15-7.
    Thời điểm phóng tầu thăm dò Rạng đông (Dawn) lại phải đình hoãn thêm một lần nữa. Cơ quan vũ trụ Nasa cho biết tầu Rạng đông không thể phóng trước ngày 15/7 tới.
    Phát ngôn viên Nasa, George Diller nói rằng giám đốc chương trình tầu RĐ đã quyết định rời thời điểm phóng tầu thêm một tuần nữa kể từ kế hoạch đáng lẽ tầu phải phóng vào hôm thứ 2 tới. Trước đó, thời tiết xấu và một số trục trặc về cơ khí đã ngăn cản dự định phóng tầu vào thứ 6 và thứ 7 vừa rồi.
    Cho tới ngày 15/7, máy bay dẫn đường đã phải vào đúng vị trí để quan sát quá trình phóng tầu RĐ bằng tên lửa đẩy Delta 2. Hiện nay, máy bay hoa tiêu đã lên đường tới mục tiêu của mình ở trên Đại tây dương.
    Tầu Rạng đông của Nasa là con tầu đầu tiên thám hiểm và bay vào quỹ đạo của 2 thiên thể quanh MTrời và dự định sẽ nghiên cứu một cặp thiên thạch khổng lồ rất khác nhau. Lộ trình bay của tầu RĐ, thuộc một chương trình trị giá 449 tr usd sẽ kéo dài 8 năm. Tàu sẽ tới Vesta vào tháng 10/2011 và sau đó bay tiếp tới Ceres, một tiểu hành tinh vào tháng 2/2015. Ceres chiếm tới phân nửa khối lượng của tổng các thiên thạch trong vành đai Asteroid nằm giữa sao Hoả và sao Mộc.
    Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, việc nghiên cứu 2 khối thiên thạch khổng lồ trên và so sánh sự khác biệt giữa chúng, sẽ làm hé lộ ra những bằng chứng mới về nguồn gốc của hệ mặt trời.
    Nasa chỉ còn có thể lùi ngày phóng tầu RĐ tới 19/7 là cùng, bởi vì sau đó họ sẽ phải chuẩn bị cho việc phóng tầu thăm dò đổ bộ sao Hỏa Mars Phoenix vào ngày 3/8. Nếu công cuộc phóng tầu RĐ không thực hiện được trong tháng 7, Nasa sẽ phải lùi ngày phóng tới giữa tháng 9 và tháng 10, với chi phí phụ trội là 25 tr usd cho các chi tiết bổ sung của tên lửa (vì tới lúc đó, quãng đường bay sẽ xa hơn).
    Nhưng nếu phóng vào cuối tháng 10, Vesta và Ceres sẽ rời xa nhau và Rạng đông sẽ gặp cực nhiều khó khăn nếu muốn nghiên cứu cả 2 thiên thể. Chủ nhiệm dự án tầu Rạng đông, ông Chris Russel nói: ?~ Hai thiên thể trên sẽ chỉ gặp lại nhau ở lần tiếp theo sau khoảng 15 năm?T.
    [​IMG]
  5. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa Proton Nga đưa thành công vệ tinh Mỹ lên quĩ đạo
    Chiều 7/7 lúc 17 giờ 16 giờ Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử tên lửa Proton-M của Nga từ bệ phóng Baikonur đã được phóng lên không gian, mang theo vệ tinh thông tin của Mỹ nặng 6 tấn đặt thành công vào quĩ đạo.
    [​IMG]Sau khi bay vào không gian, bộ Briz-M Booster cùng với vệ tinh đã tách khỏi tên lửa. Sau đó bộ Booster này đã kích hoạt 5 động cơ đẩy để đặt vệ tinh vào đúng vị trí đã định trong quĩ đạo lúc 17 giờ 24 phút.
    Vệ tinh thương mại đa năng Direc TV10 của Mỹ được thiết kế trên cơ sở chiếc máy bay Boeing 702, có khối lượng 5.900 kg, được coi là vệ tinh nặng nhất từ trước đến nay.
    Vệ tinh này sẽ cung cấp các dịch vụ phát thanh, truyền hình kỹ thuật số với độ phân giải cao thông qua hệ thống truyền hình cáp dưới mặt đất trên toàn bộ lãnh thổ chính của Hoa Kỳ như Alaska, Hawaii, và Mỹ lục địa. Tuổi thọ của vệ tinh này là 15 năm. Hệ thống quĩ đạo Direc TV10 hiện nay bao gồm 9 vệ tinh. Vệ tinh Direc TV10 được đặt ở vị trí 102,8 độ kinh đông.
    Tên lửa Proton-M do Trung tâm Sản xuất và Nghiên cứu vũ trụ Khrunichev chế tạo. Trung tâm này cho biết, tên lửa Proton-M đã được cải tiến rất nhiều để tăng được sức tải. Trên thực tế, tên lửa Proton-M đã thành công trong việc đưa vệ tinh có khối lượng lớn vào các quĩ đạo tầng thấp và trung bình.
    Đ.P Theo Itar-Tass, Tiền phong
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16123
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    TẠI SAO MỘT SỐ HÀNH TINH KHỔNG LỒ LẠI CÓ QUỸ ĐẠO RẤT GẦN VỚI CÁC NGÔI SAO MẸ ?

    Các ngôi sao được hình thành từ các đám tinh vân và rất nhanh ngay sau khi đựơc sinh ra, chúng hút hầu hết các đám khí xung quanh mình và sử dụng các lớp bụi còn lại để tạo thành các hành tinh ?" đó là theo lý thuyết chuẩn hiện có.
    Khí và bụi dưới tác dụng của lực hấp dẫn đã tụ lại tạo thành một cái đĩa tinh vân khổng lồ quay quanh ngôi sao vào dần dần có xu hướng bị hút về phía ngôi sao trung tâm. Người ta cũng cho rằng các hành tinh cũng đã bị hút dần theo các đám bụi này. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết cái gì là động lực cho chuyển động tiến dần vào ngôi sao mẹ của chúng.
    Một mô phỏng mới đây đã cho thấy, sự bất ổn về từ trường trong đĩa tinh vân đó chính là nguyên nhân của việc các đám khí và bụi tiến gần vào sao mẹ, và chúng cuốn luôn cả các hành tinh về tâm.
    Một thành viên của nhóm nghiên cứu tại ĐHTH California ở Berkeley, tiến sỹ Chiang nói: ?o Các nhà thiên văn đã quan sát các đám tinh vân tụ lại và tiến gần về phía sao mẹ bằng cách quan sát các bức xạ UV mà chúng phát ra. Nhưng phương thức di chuyển của các đám khí này vào sao trung tâm chưa thực sự thuyết phục?.
    Chương trình mô phỏng mới này đã được đăng tải trên Tạp chí Nature Physics số 8/6/07 vừa rồi. Mô hình này cũng có thể giải thích tại sao một số hành tinh ngoài hệ Mặt trời có quỹ đạo rất gần với sao mẹ.
    Sự bất ổn định của từ trường xẩy ra từ thực tế là các đám khí trong ?ođĩa? tinh vân quay với tốc độ khác nhau và phụ thuộc vào khoảng cách tới ngôi sao mẹ.Các đường sức từ trường trong đĩa phân bố giống như các nan hoa trong bánh xe đạp.
    TS. Chiang đã so sánh các đường sức từ trường như là các dây chun liên kết sao trung tâm với các đám khí bay ở vòng ngoài. Bởi vì các khối vật chất ở vòng trong bay nhanh hơn vòng ngoài, các đường sức bị kéo giãn theo hướng quay của cả đĩa. Ông nói :? điều đó có nghĩa gì? nó đã kéo chậm lại các đám khí ở vòng trong và tăng tốc các đám vòng ngoài. Sự làm chậm lại của đám vòng trong đã làm mất động năng của chúng, và điều đó làm chúng phải tiến về gần tâm và rơi vào sao mẹ.?
    TS. Chiang và một cộng sự Ruth Murray-Clay đã nói rằng các quan sát gần đây trên một vành đai trống chuyển tiếp? của một đĩa tinh vân đã chứng tỏ mô hình của họ đúng.
    Các gió tinh vân (tương tự gió Mặt trời) của các ngôi sao trẻ đã thổi bật các đám bụi ra khỏi vùng chuyển tiếp, nhưng không có tác dụng gì đối với các đám khí. Sự bất ổn về từ trường mà các nhà nghiên cứu đã giả thiết chỉ có tác dụng nếu các đám khí chuyển động xoáy trôn ốc có đủ điện tích. Các hạt bụi có xu hướng hấp thụ các điện tích và làm giảm độ tĩnh điện. Bởi vì các dòng khí chuyển động lại bao quanh các vật thể, trong đó có các hành tinh nên chúng cũng kéo luôn các hành tinh về gần với sao mẹ. Mô hình mới này cũng đã giải thích một phần sự hình thành của các hành tinh. Các sao Mộc nóng (hot Jupiter), một dạng hành tinh khí khổng lồ ngoài hệ Mặt trời, có quỹ đạo còn gần sao mẹ của chúng còn hơn cả sao Thuỷ trong hệ Mặt trời, chính vì vậy, chúng có nhiệt độ bề mặt cực kỳ cao.
    Mô hình mới này cũng cho rằng, các chuyển động dần về tâm của các hành tinh sẽ bị chấm dứt khi chúng chịu ảnh huởng trực tiếp của từ trường phụ cận của sao mẹ.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    (Tranh minh họa)
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BẰNG CHỨNG RÕ RÀNG VỀ NƯỚC TRÊN MỘT HÀNH TINH XA XÔI
    Các nhà khoa học đã tìm thấy các dấu vết phổ của hơi nước trong ánh sáng của một ngôi sao đi xuyên đi qua khí quyển của một hành tinh khí khổng lồ nằm ngoài hệ Mặt trời.
    Kết hợp với các nghiên cứu đã được công bố hồi đầu năm nay, phát hiện mới này cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng các hành tinh ngoài hệ MTrời chứa khá nhiều nước.
    Bằng chứng vững chắc đầu tiên:
    HD 189733b, một hành tinh khí khổng lồ thuộc loại ?~sao Mộc nóng?T có quỹ đạo quanh sao mẹ còn gần hơn cả quỹ đạo của sao Thủy xung quanh Mặt trời. Hành tinh nóng bỏng này có kích thước lớn hơn sao Mộc khoảng 15% , nó quay quanh một ngôi sao tương tự Mặt trời, cách chúng ta 64 năm as thuộc chòm sao Vulopecula (Cáo). Nhiệt độ trung bình của HD 189733b là khoảng 727 oC và nó bay quanh sao mẹ một vòng chỉ mất có 2 ngày.
    Giovanna Tinetti, thuộc học viện Vật lý thiên văn Paris đã phát biểu:?T Chúng tôi rất sung sướng và hồi hộp khi phát hiện ra dấu vết của nước trên một hành tinh cách chúng ta hàng nghìn tỉ km?T. Heather Knutson, thuộc DHTH Havard cũng gọi đây là những bằng chứng chắc chắn nhất vế sao Mộc nóng có thể có chứa nước. Theo ông, phát hiện mới này đã làm ?~nhẹ cả người?T một số nhà lý thuyết đã từng tiên đoán có hơi nước trong thành phần khí quyển của các sao Mộc nóng.
    Vào hồi tháng 4 năm nay, nhà thiên văn học Travis Barman đã tuyên bố tìm thấy hơi nước trên bầu khí quyển của một sao Mộc nóng khác dựa vào các hình ảnh của kính Hubble và ký thuật tương tự như của Tinetti. Tuy nhiên các kết quả của Barman không rõ ràng và bị nhiều người nghi ngờ rằng đó là do nhiễu thiết bị.

    Một cách tiếp cận khác:

    Các nhà khoa học trước đó đã tìm kiếm dấu hiệu của nước trên HD 189733b nhưng thất bại. Lúc đó họ nghi ngờ rằng nước có thể tồn tại phía dưới các đám mây silicat dây đặc.
    Tinetti và đồng nghiệp đã có một cách giải thích khác. Họ cho rằng, không giống như Trái đất nơi mà bầu khí quyển mát hơn khi lên cao, trên hành tinh HD 189733b, bầu khí quyển không thay đổi nhiệt độ theo độ cao.
    Trong nghiên cứu lần trước, các nhà khoa học dò tìm các dấu vết phổ hấp thụ của H2O tạo ra do ánh sáng đi từ phần nhân của hành tinh nóng. Nhưng do lớp khí quyển không có thay đổi nhiệt độ nên sự hấp thụ hồng ngoại này không xẩy ra.
    Trong các nghiên cứu lần này, họ đã quan sát HD 189733b khi nó bay ngang qua (hoặc chớm qua) ngôi sao mẹ. Bằng cách sử dụng kính thiên văn hồng ngoại Spitzer, nhóm nghiên cứu đã phân tích ánh sáng chiếu từ sao mẹ và đi qua bầu khí quyển của sao Mộc nóng HD 189733b. Lần này, sự hấp thụ hồng ngoại đã xẩy ra bởi vì đã có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa bề mặt sao mẹ và bầu khí quyển của hành tinh. Các kết quả hấp thụ hồng ngoại chỉ có thể giải thích được với sự có mặt của hơi nước trên bầu khí quyển của HD 189733b.
    Mặc dù nước là thành phần tất yếu để tạo ra cuộc sống trên Trái đất, hànn tinh HD 189733b và các sao Mộc nóng khác khó có thể tạo ra đuợc sự sống do chúng quá gần với sao mẹ. Nhưng phát hiện mới này chứng tỏ rằng các hệ mặt trời khác trong vũ trụ cũng có thể chứa nước giống với chúng ta.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Tranh minh học
  8. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Phần mềm giúp nhận dạng các ngôi sao trên ảnh chụp
    Trong tương lai, các nhà nhiếp ảnh và nhà thiên văn không chuyên có thể nhận dạng các ngôi sao trên bầu trời nhờ một phần mềm được phát triển bởi Trường Đại học Toronto (Canada) hợp tác với Đại học New York (Mỹ).
    [​IMG]Phần mềm sử dụng vị trí của các ngôi sao và cơ sở dữ liệu của Đài Quan sát United States Naval Observatory để nhận dạng các thiên thể trên một bức ảnh kỹ thuật số hay chụp phim. Bạn chỉ cần gửi ảnh đến trang web của dự án và trong vòng vài giây sẽ có thể nhận dạng các ngôi sao được ghi nhận.
    Hiện nay, hệ thống này chỉ dành cho những người chuyên nghiệp nhưng các nhà lập trình hy vọng sẽ tạo một phiên bản dành cho các nhà thiên văn không chuyên.
    Ông Sam Roweis, người dẫn đầu dự án, cho biết sẽ tiết lộ mật mã phần mềm một khi được hoàn tất sẽ cho phép mọi người có thể sử dụng nó trên máy tính hoặc để tạo một phần mềm khác.
    Mặc dù dự án còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng bạn có thể sử dụng phần mềm trên trang web astronomy.net.
    Theo Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16159
  9. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Trái đất ngày càng nhỏ đi?
    Trái đất của chúng ta đã bị thu hẹp lại, đó là phát hiện của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Bonn (Đức) công bố ngày 5-7. Các số liệu khoa học của Dự án đo đường kính Trái đất cho thấy đường kính hành tinh chúng ta đang ở đã nhỏ đi 5 mm, còn 12.756.274 km so với cách đây 5 năm.
    [​IMG]Tiến sĩ Axel Nothnagel, Trưởng nhóm nghiên cứu trường Trường ĐH Bonn cho rằng sự biến đổi này tuy rất nhỏ nhưng đóng vai trò quyết định đối với các vệ tinh định vị có khả năng đo sự lên xuống của mực nước biển. Nếu các trạm quan sát dưới mặt đất theo dõi vệ tinh không vận hành chính xác đến từng mm, vệ tinh sẽ không thể cung cấp số liệu chính xác.
    Trong dự án kéo dài hai năm này, các nhà khoa học Đức đã sử dụng một hệ thống đo đạc gồm các sóng vô tuyến được truyền lên vũ trụ, với khả năng truyền nhận tới một mạng lưới gồm hơn 70 thiết bị thiên văn vô tuyến đặt khắp nơi trên thế giới. Do các trạm này được đặt cách xa nhau, nên khoảng thời gian truyền các tín hiệu vô tuyến là khác nhau. Chính điều này đã giúp các nhà khoa học tính toán được khoảng cách giữa các vệ tinh với độ chính xác đến 2 mm/1.000 km.
    Tiến trình này được gọi là VLBI (Thiết bị giao thoa phân chia ranh giới với khoảng cách rất xa), từng được áp dụng để phát hiện châu Âu và Bắc Mỹ đang dịch chuyển ra xa nhau với tốc độ 18 mm/năm.
    Theo TTXVN, Tuổi trẻ
    Sưu tầm tại Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&news_id=16082
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO HÔM SẮP ĐỔI THÀNH SAO MAI !
    Suốt từ mùa đông năm ngoài, sao Kim luôn sáng rực rỡ trên bầu trời phía Tây, và chúng ta gọi đó là sao Hôm. Nhưng trong vòng chưa đầy 3 tuần nữa sao Hôm sẽ chuyển sang một cái tên mới.
    Đêm nay (13/7), sao Kim vẫn còn khá cao trên bầu trời tây-tây bắc và chìm xuống đường chân trời khoảng 100 phút sau khi Mặt trời lặn. Hiện nay sao Kim cũng đang tỏa sáng ở mức độ cao nhất : nó sáng gấp 17 lần so với sao Sirius, một vì sao (thực sự) sáng nhất trên bầu trời.
    Trong đêm thứ sáu 13/7, sao Hôm sẽ đi phía dướt sao Regulus khoảng 1,7 độ (để dễ hình dung: chiều rộng Mặt trăng là 1,5 độ). Regulus là ngôi sao xanh, sáng nhất trong chòm sao Sư tử (Leo). Nhưng Regulus đáng thương chẳng thể so với sao Hôm được, độ sáng của nó chỉ bằng 1/229 so với sao Kim và nếu muốn nhìn được Regulus vào lúc đó, bạn chỉ có thể dùng ống nhòm mà thôi.
    Vào tối thứ 2, 16/7, bạn có thể thấy mặt trăng lưỡi liềm ngay bên phải sao Kim. Cũng tối hôm hôm đó, ta cũng có thể thấy sao Thổ treo ngay phía trên bên phải ông trăng. Sang hôm sau, mặt trăng đã di chuyển khá xa sao Kim theo hướng đi lên về bên trái.
    Từ đó sao Kim sẽ lặn sớm dần, khoảng 4-5 phút mỗi ngày, bởi vậy ta có thể thấy rõ sao Kim ngày càng xuất hiện thấp hơn và sâu hơn về đưòng chân trời trong những ngày tháng 7 này. Vào 26/7, sao Kim sẽ tồn tại khoảng 1h sau khi Mặt trời lặn. Cho tới cuối tháng 7, thời gian đó chỉ còn là 45 phút. Tới lúc đó để xem được sao Kim, ta cần một nơi bằng phẳng, không bị vướng tầm nhìn tới tận chân trời. Những ngày đầu tháng 8, sao Kim sẽ mất hẳn trên bầu trời buổi tối.
    Hạ màn hồi một
    Và những ngày đầu tháng 8 đã đánh dấu hết hồi 1 của cuộc trình diễn sao Kim trong năm 2007. Nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp trong khoảng 3 tuần khi sao Kim di chuyển giữa Trái đất và Mặt trời (nhằm ngày 18/8). Một tuần sau đó, sao Kim lại xuất hiện, nhưng ở hướng đông và vào buổi sáng. Nó có tên gọi mới : sao Mai. Đó là dấu hiệu đánh dấu màn 2 bắt đầu: cho tới cuối tháng 8, sao Kim sẽ mọc vào khoảng 5:00am giờ địa phương và màn 2 sẽ kéo dài tiếp trong các tháng còn lại của năm 2007.
    Trong những ngày còn lại của tháng này, sao Kim (sao Hôm) có hình lưỡi liềm rất đẹp, tuy nhiên phải nhìn qua ống nhòm mới thấy rõ. Hình lưỡi liềm của sao kim cũng lớn dần lên do khoảng cách tới Trái đất đang giảm đi đáng kể. Góc nhìn của sao Kim ở giai đoạn cuối tháng 7 có thể lớn hơn bình thường tới 27%.
    Nỗi buồn ngọt ngào khi chia tay
    Đối với những người đã từng quen ngắm sao Kim vào mỗi tối khi mặt trời lặn, có thể cũng có cảm giác buồn khi thấy người bạn thân thiết của mình dần dần đi xa ( trong đó có tôi, cửa sổ nhà tôi ở phía tây). Nhưng đúng như nhà văn Mỹ, Richard Bach đã viết :? Đừng quá đau khổ khi phải nói lời từ biệt, một cuộc chia tay là cần thiết trước khi bạn đuợc gặp chở lại, và cuộc tái ngộ sau những thăng trầm của cuộc đời chắc chắn sẽ xẩy ra đối với nhứng người là bạn bè.?
    Và thực sự, đây chỉ là cuộc chia tay tạm thời với sao Kim thôi, vào cuối tháng 8, những người bạn của sao Kim lại có thể gặp gỡ ?~nàng?T trên bầu trời phía đông trước khi bình minh lên với cái tên SAO MAI.
    Theo Space.com
    [​IMG]

Chia sẻ trang này