1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    4.600 người đăng ký "thám hiểm mô phỏng" sao Hỏa
    Tính đến giữa tháng 7/2007 đã có 4.600 người nộp đơn đăng ký tham gia vào dự án liên kết giữa Nga và châu Âu cho phép 6 người được ở trong tàu vũ trụ 520 ngày - mô phỏng chuyến thám hiểm tới sao Hỏa.
    Viện y sinh Anh quốc và Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đang trong quá trình lựa chọn ứng cử viên. Những người được lựa chọn sẽ ?odu hành? trong tàu vũ trụ ở trung tâm Moscow (Nga) trong một năm rưỡi. 250 ngày hành trình tới sao Hỏa, 1 tháng ở trên sao Hỏa và 240 ngày dành cho chuyến trở về Trái đất.
    Tàu vũ trụ dành cho chuyến thám hiểm mô phỏng này bao gồm các khoang nhỏ rộng khoảng 550 m3 với môi trường giống như trong một chuyến hành trình dài trên khoảng không vũ trụ.
    Mark Belakovsky, Giám đốc dự án ?osao Hỏa 500?, cho biết: ?oChúng tôi muốn ứng cử viên phải là người khỏe mạnh, chuyên nghiệp và bền chí?. Cũng theo tiến sĩ Belakovsky của Viện y sinh Anh quốc, các ứng cử viên bao gồm cả nam và nữ ở độ tuổi 25 ?" 50 và bác sĩ sẽ được ưu tiên.
    [​IMG]Sao Hỏa qua kính viễn vọng Hubble (Ảnh: TP)
    Trong tàu vũ trụ, ?onhà du hành? cũng đối mặt với tình trạng không trọng lượng, hiện tượng bức xạ, các thay đổi về sinh học trong cơ thể? Khi ?obay? lên sao Hỏa họ sẽ phải truyền tín hiệu về Trái đất.
    Sau khi ?ohạ cánh? xuống bề mặt sao Hỏa, các nhà du hành sẽ chia làm 2 nhóm, sống trong 2 khoang khác nhau trong vòng 1 tháng. Nước, thực phẩm được chuẩn bị sẵn trước ?ochuyến bay?. Rượu bia, thuốc lá và quan hệ nam nữ bị cấm trong suốt cuộc ?othám hiểm?.
    Tiến sĩ Belakovsky cho rằng chuyến thám hiểm thực sự tới sao Hỏa khó có thể diễn ra trước nửa cuối những năm 2020. Năm 2004, Tổng thống Mỹ George Bush nói việc đặt chân đến sao Hỏa là mục tiêu dài hạn của NASA. Trong khi ESA hi vọng con người sẽ đến sao Hỏa vào năm 2035.
    Theo Guardian, Tiền Phong
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16282
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG THIẾT KẾ QUẦN ÁO DU HÀNH VŨ TRỤ
    Trong suốt 40 năm qua, con người đã nhiều lần thám hiểm vũ trụ, nhưng bộ quần áo họ mặc thì không thay đổi bao nhiêu. Bộ đồ vũ trụ kềnh càng, được ép hơi đã tạo cho nhà du hành một vỏ bọc bảo vệ chắc chắn, nhưng khối lượng và áp suất của bộ ''cánh'' đã làm hạn chế rất nhiều sự vận động của họ.
    Dava Newman, một giáo sư của ngành công nghệ hàng không vũ trụ thuộc đại học MIT muốn thay đổi điều này.
    Bà đang nghiên cứu một bộ đồ du hành vũ trụ với kiểu dáng gọn gàng và nhất là có thể cho phép các nhà du hành vận động khá thoải mái khi họ tới sao Hỏa hay qua Mặt trăng. Bộ đồ vũ trụ của Newman được làm từ sợi nilon và lycra (một loại sợi tổng hợp) với cái tên BioSuit sẽ làm cho nhà du hành trông giống một người nhện hơn là Amstrong hay John Glenn.
    Newman cùng với Jeff Hoffman, một sinh viên của MIT, cùng với công ty thiết kế Trotti and Assc. đã làm việc với dự án này trong suốt bẩy năm qua. Mẫu thử đầu tiên chưa thể sử dụng để bay vào vũ trụ được, nhưng nó đã thể hiện những ý tưởng mà Newman đang hướng tới : - nhẹ nhàng, nhỏ gọn, sát người hơn và tất cả điều đó là nhằm cho nhà du hành vận động thoải mái hơn, một người thăm dò đúng nghĩa.
    Ý định của Newman đưa ra BioSuit có thể chở thành hiện thực khi con người khám phá sao Hỏa, có lẽ là trong vòng 10 năm tới. Bộ đồ vũ trụ hiện tại khó có thể đáp ứng được các đòi hỏi của một cuộc hành trình như vậy.
    Bộ đồ vũ trụ thử nghiệm của Newman là một cuộc cách mạng lớn so với bộ đồ hiện vẫn đang được các nhà du hành sử dụng. Thay vì sử dụng khí nén để tạo ra một lực ép lên cơ thể nhà du hành khi họ bước ra chân không trong khoảng không vũ trụ, bộ BioSuit lại dựa trên cơ chế phản áp suất. Thực chất là đó là các lớp sợi bó chặt lấy bề mặt da nhà du hành và điều đó cũng tương đương với áp suất của khí quyển. Vấn đề là ở chỗ, phải tạo được bộ đồ bó kín lấy bề mặt cơ thể nhưng vẫn phải co giãn để giúp nhà du hành vận động được dễ dàng.
    Trong suốt 40 năm qua, những bộ đồ vũ trụ ngày càng nặng hơn. Hiện nay một bộ đồ như vậy nặng tới 135kg !. Sức nặng này chủ yếu là do quần áo có nhiều lớp và phải có một hệ điều chỉnh khí nén, điều này làm giảm hoạt động của các nhà du hành. Khoảng 70-80% năng lượng nhà du hành bỏ ra là để chống lại sức ỳ của bộ đồ vũ trụ họ đang mang.
    Khi các nhà du hành ở trong một phạm vi không gian hẹp (ví dụ các cuộc đi bộ vào khoảng không) thì với bộ đồ hiện tại chưa có vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nhưng khi họ phải tới các vùng xa xôi như Mặt trăng, rồi sao Hỏa, khám phá các khu vực rộng lớn thì việc đi lại, chạy nhẩy, làm việc v.v.. là cả một vấn đề.
    Một ưu điểm nữa của bộ BioSuit là độ an toàn. Nếu bộ đồ vũ trụ hiện tại bị thủng, có thể do một thiên thạch nhỏ đâm phải hay một lý do bất kỳ nào khác, nhà du hành phải lập tức quay về trạm vũ trụ, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Với BioSuit, một vết thủng nhỏ có thể vá ngay như ta băng vết thương và không hề ảnh huởng tới các phần khác. Newman nói rằng, bộ đồ BioSuit hoàn thiện có thể sẽ là một sự lai hóa với bộ đồ cũ, trong đó có sử dụng khí nén tới một vài chỗ trên cơ thể và phần mũ bảo hiểm. Bình ô xy có thể được gắn ở sau lưng.
    Các nhà nghiên cứu ở MIT đang tập trung vào các phần như tay và chân, đó là những chỗ khó làm nhất. Tại phòng thí nghiệm Man-Vehicle , các sinh viên MIT đang thử nghiệm các kỹ thuật bó khác nhau dựa trên mô phỏng 3D mà họ đã viết phần mềm. Họ thử nghiệm xem da người co giãn ra sao khi vận động, cúi người, leo trèo hay lái một xe thăm dò.
    Để có thể sử dụng được trên vũ trụ, bộ BioSuit phải tạo đựoc một áp suất bằng 1/3 áp suất khí quyển (khoảng 30kPa). Bộ đồ hiện tại chỉ tạo đựơc có 20kPa.
    Mặc dầu mục đích chính của dự án là thiết kế bộ đồ cho các nhà du hành vũ trụ, Newman cũng đã để ý tới một số ứng dụng khác của bộ BioSuit như huấn luyện trong thể thao hay trợ giúp người tàn tật đi lại.
    Theo Astronomy.com
    [​IMG]
  3. phthaotvcd

    phthaotvcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Sắp phải chia tay với sao Hôm rồi, cũng buồn thật đấy, nhưng ko sao cả. Vì ở chỗ em, khi quan sát sao Kim vào buổi sáng sẽ thấy nó sáng hơn rất rất nhiều khi quan sát vào buổi chiều ( vù nhiều yêu tố khí hậu, ánh đèn,.... )
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tớ thì đã không thấy sao Kim mấy hôm nay rồi. Vấn đề là không biếtt bao giờ minh lại gặp SK bởi vì ai mà thức sớm trước khi mặt trời mọc cơ chứ ?
  5. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Thực thế, có lần mình còn thấy dc SK đến gần 6h30 sáng khi mặt trời đã lên khá cao, nếu các bạn lấy một toà nhà cao tầng ở phía xa làm mốc, sẽ thấy sao kim "chạy" rất nhanh và cảm nhận dc rất rõ sự dịch chuyển của thiên cầu...
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Vừa ngồi tính, khoảng 290 ngày nữa là sao Kim lại chở thành sao Hôm. Như vậy là khoảng tháng 5 sang năm lại được ngó sao Kim qua cửa sổ mỗi tối.
  7. pvloc90

    pvloc90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Vê? nhật động thi? mu?a he? na?y na?y, nhi?n bóng nắng khoa?ng 1 phút trên nê?n nha? cufng thấy rof, nói chung cái gi? ca?ng bé ca?ng dêf phát hiện.:D
    Em vư?a xem qua cyber sky , sao kim quay ngược lại co?n mặt trơ?i thi? vâfn tiến lên trên hoa?ng đạo nên mới có chuyện sao kim lặn nhanh như vậy, với các ha?nh tinh bên trong, các chuyê?n động cu?a nó thật thú vị ko kém gi? cái quyf đạo biê?u kiến đi giật lu?i cu?a các ha?nh tinh bên ngoa?i.:D
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC Hố ĐEN ?~ĂN?T NGẤU NGHIẾN VẬT CHẤT HỆT NHƯ CÁ PIRANHA
    Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí ?~Những câu chuyện Vật lý Thiên văn?T số 20/7/07, đã cho biết: cũng giống như loài cá piranha háu ăn, các hố đen cực lớn ở các siêu thiên hà trẻ đã và đang ăn ngấu nghiến các lớp khí dồi dào cho tới khi nguồn ?~thức ăn?T cạn kiệt mới thôi.
    Bằng cách sử dụng kính thiên văn vũ trụ tia X, Chandra Observatory của Nasa, các nhà thiên văn học đã thu thập được các số liệu về các hố đen khổng lồ, nhưng vẫn đang phát triển kích thước một cách nhanh chóng. Các hố đen đó còn được gọi là các ?~hạt nhân hoạt động của thiên hà?T, viết tắt là AGN. Người ta đã tìm ra các AGN trong 2 nhóm siêu thiên hà.
    Nhóm thứ nhất bao gồm các siêu thiên hà trông có vẻ ?~trẻ?T, ở khá xa Trái đất, còn nhóm kia bao gồm các thiên hà ?~đứng tuổi?T hơn, ở vị trí gần chúng ta hơn. Theo số liệu của báo cáo, số lượng các AGN ở nhóm ?~trẻ?T nhiều gấp 20 lần so với nhóm ?~già?T
    Theo một thành viên của nhóm nghiên cứu, Dr. Paul Martini của ĐHTH bang Ohio, khi các siêu thiên hà còn trẻ, số lượng AGN của các thiên hà còn nhiều. Nhưng khi các thiên hà phát triển, theo thời gian các hố đen khổng lồ dạng AGN sẽ biến mất dần.
    Bằng cách lý luận như vậy, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng, những siêu thiên hà có tuổi nằm khoảng giữa 2 nhóm được nghiên cứu ở trên sẽ có số lượng các AGN cũng ở khoảng trung gian, ngược với suy nghĩ ban đầu là các siêu thiên hà ?~già ?~ sẽ phải có nhiều AGN.
    Khi các siêu thiên hà phát triển dần, sẽ có ít các lớp khí để cho các AGN ?~ăn?T nên AGN sẽ kém hoạt động đi. Thực chất các hố đen vẫn còn đó cùng với các thiên hà, nhưng chúng hoạt động kém đi.
    Các thiên hà không thuộc một siêu thiên hà nào luôn có một dòng khí từ khoảng không chảy vào (mặc dầu nhỏ) để tiếp liệu cho công cuộc hình thành sao mới của mình. Trái lại, khoảng không giữa các thiên hà thuộc một siêu thiên hà, chứa đầy những khí nóng , nhưng loãng hơn nên khó kết hợp vào một thiên hà riêng lẻ một cách hiệu quả.
    Các thiên hà đang bị ?~đói?T
    Tiến sỹ Martini nói:?T Không có sự làm mới (bổ sung) các lớp khí cho các thiên hà thuộc một siêu thiên hà. Kết quả là các thiên hà nằm trong siêu thiên hà, theo thời gian sẽ đói khí, và hoạt động của các hố đen trong các thiên hà đó cũng sẽ giảm dần?T.
    Một thiên hà trung bình chứa khoảng 100 tỷ ngôi sao, một siêu thiên hà đơn chưa khoảng vài trăm thiên hà. Tuy nhiên chỉ một vài thiên hà trong các siêu thiên hà mới có AGN.
    Tất cả các khối vật chất đó : các ngôi sao, hố đen, thiên hà hay siêu thiên hà đều có thể gây ?~đụng xe?T và kết hợp với nhau. Khi các siêu thiên hà va chạm nhau, năng lượng chúng toả ra cực lớn, có lẽ chỉ thua vụ nổ Bigbang mà thôi.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hai siêu thiên hà định cư ''gần'' chúng ta CL0542-4100 và CL0848.6+4453, là một trong những đối tượng nghiên cứu về AGN. Các điểm mầu đỏ tương ứng với tín hiệu tia X năng lượng thấp, mầu lục tương ứng với năng lượng trung bình, còn mầu lam tuơng ứng với năng lượng cao. Nghiên cứu trên cho biết, các siêu thiên hà gần như thế này chứa rất ít AGN so với các siêu thiên hà trẻ và ở xa.
    Chú thích: piranha là một loài cá nhỏ, nhưng hung dữ , sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TỆ NÁT RƯỢU CỦA CÁC NHÀ DU HÀNH VŨ TRỤ CỦA NASA !
    Báo cáo hàng tuần được đưa ra vào hôm thứ 5 của một uỷ ban đặc biệt về sức khoẻ các nhà du hành nói rằng ít nhất có hai lần các phi hành gia vẫn thực hiện nhiệm vụ bay sau khi các bác sỹ Nasa và các nhà du hành khác khuyến cáo về nguy cơ an toàn bay.
    Theo tờ Tuần báo Hàng không và Công nghệ Vũ trụ, ủy ban này đã phát hiện ra việc sử dụng rượu quá mức của các nhà du hành ngay trưóc khi lên bệ phóng.
    Tờ tuần báo này còn nói tệ uống rượu của các phi công vũ trụ nằm trong một ?otục lệ? là uống 12 giờ liền (theo như lời các phi hành gia là phải tu ngược cổ chai) mà các nhà du hành vũ trụ của Nasa vẫn áp dụng. Uỷ ban đặc biệt vế sức khoẻ du hành trên đã được thành lập ngay sau khi có vụ việc nữ cựu du hành vũ trụ Lisa Nowak bị bắt, người đã dính líu vào một cuộc tình tay ba.
    Giám đốc các hoạt động bay vũ trụ của Nasa, ông Bill Gerstenmainer nói hôm thứ 5 rằng ông cũng chưa đủ thông tin để bình luận về vấn đề này, mà còn phải chờ báo cáo chính thức được đưa ra vào thứ 6 tới. Tới lúc đó một cuộc họp báo cũng sẽ được tổ chức.
    Khi được hỏi liệu đã bao giờ gặp phải vấn đề khi có một phi hành gia bị say xỉn trong vũ trụ hay chưa, Gerstenmaier đã nói rằng ?o Câu trả lời rõ ràng là chưa, tôi chưa bao giờ gặp phải một vấn đề dạng như vậy. Tôi cũng chưa bao giờ phải đưa ra những quyết định kỷ luật về hành động kiểu như thế?.
    Nasa dự định công bố 2 bản báo cáo cùng lúc: bản thứ nhất do một ủy ban độc lập ở bên ngoài, bản thứ hai do một uỷ ban của Nasa, tất cả đều nói về vấn đề sức khỏe của các phi hành gia, vào thứ 6 tới.
    Ủy ban độc lập bao gồm một cố vấn của Nasa và 8 thành viên, trong đó có cả các chuyên gia y tế và thần kinh của Không quân Hoa kỳ. Ủy ban này chưa trả lời các câu hỏi trên điện thoại cũng như email trong buổi họp báo hỗn hợp diễn ra hôm chiều thứ 5.
    Tờ Tuần báo Hàng không nói rằng bản báo cáo nêu ra tình trạng say xỉn - viết theo yêu cầu của giám đốc Nasa Michael Griffin- nhưng không hề ám chỉ trực tiếp về Nowak hay bất kỳ danh tính một phi hành gia nào.
    Nowak đã bị buộc tội tấn công tình địch là bạn gái của một đồng nghiệp của cô ta bằng cách ném tiêu bột ngay trong khu đỗ xe của sân bay quốc tế Orlando. Nowak bị Nasa sa thải vào tháng 3, nhưng cô vẫn một mực chối bỏ những lời buộc tội là cô ta đã tìm cách bắt cóc, đe doạ hành hung đối với tình địch của mình.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Nowak
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đọc, ngẫm mấy hôm mà vẫn chưa hiểu cái đoạn vàng. Bác Pvloc90 hay bác nào biết giải thích cho em cái. Thanks nhiều.

Chia sẻ trang này