1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chác ý của pcloc90 là : Sao Kim sau giai đọan chuyển động cùng hướng và vượt trước Mặt trời trên hoàng đạo, bây giờ đang vào giai đoạn chuyển động ngược hướng với mặt trời trên hoàng đạo và chuẩn bị bị mặt trời qua mặt, khi đó chúng ta sẽ thấy nó với tên gọi Sao Mai
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Vẫn chưa hiểu ý của 2 bác lắm.
    Tại sao sao Hôm đổi thành sao Mai và ngược lại?.
    Theo tớ là bởi vì sao Kim ở quỹ đạo phía trong so với TĐ. Cả 2 hành tinh này đều quay cùng chiều và trong cùng một mặt phẳng. Sao Kim quay nhanh hơn (khoảng 225 ngày /vòng , tính theo ngày TĐ). Khi TĐ, sao Kim và Mặt Trời xếp trên một đuờng thẳng tương đối, chắc chắn sẽ không ai trên TĐ nhìn được sao Kim. Như vậy sẽ tồn tại 2 quãng thời gian 3 thiên thể này thẳng hàng . Thời gian đầu tháng 8/2007 này thì thứ tự thẳng hàng là Mặt trời -> sao Kim -> Trái Đất. Do tốc độ góc của sao Kim nhanh hơn TĐ nên sau vài ngày, sao Kim sẽ lệch lên phía trước, khi đó trên TĐ sẽ thấy sao Kim mọc trước bình minh (gọi là sao Mai).
    Sang khoảng tháng 5 sang năm, thứ tự đường thẳng lại là sao Kim -> Mặt trời -> TĐ. Sau đó sao Kim lại tiến lên phía trước và tới khi hoàng hôn, ta sẽ lại thấy sao Kim, đó là sao Hôm.
    Dựa vào các số liệu về chu kỳ quay và khoảng cách của TĐ và sao Kim tới MTrời, ta có thể tính được thời gian nào sao Kim sẽ lên cao và lâu nhất (hoặc sao Mai sẽ mọc sớm nhất do đó tốn tại lâu nhất). Ta cũng có thể tính luôn được góc lên cao nhất của sao kim. Chắc chắn một điều không ai có thể thấy sao kim trên đỉnh đầu cả.
    Tại những thời điểm khi 3 thiên thể sắp vào quãng thời gian thẳng hàng hoặc mới ra khỏi gian đoạn đó thì sao Hôm và sao Mai đều xuất hiiện rất ngắn ngủi trên bầu trời và ở rất sát đường chân trời (chính là giai đoạn này).
    Như tính toán của tớ, sao Mai sẽ lên cao nhất (và tồn tại lâu nhất) vào quãng tháng 1/2008. Sau đó lại thấp dần và đổi thành sao Hôm vào khoảng tháng 5 - 6/2008. Trước khi đổi thành sao Hôm, sao Kim sẽ mất hẳn trong một thời gian cỡ 1 tháng (vì bị Mtrời che khuất).
    Nếu các bác yêu cầu, em sẽ pot hình vẽ.
  3. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản hơn: sao kim là sao mai khi nó chạy trên nửa quỹ đạo giới hạn bởi 2 mốc thẳng hàng bác vừa đề cập, về phía phái trái đất theo hướng từ trái đất tới mặt trời, và là sao hôm khi nó chạy trên nữa quỹ đạo còn lại, với điều kiện chiều quay của sự tự quay của trái đất và của trái đất cũng như sao kim quanh mặt trời là ngược chiều kim đồng hồ nều nhìn từ cực BẮC của trái đất....còn như PVLoc90 nói thì chỉ là giải thik theo hiện tượng biểu kiến từ TĐ thôi...
    Được red_fanatical sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 29/07/2007
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ý pvloc nói là chuyển động biểu kiến của sao kim trên nền sao, cũng như các hành tinh ngoài chuyển động dạng nút có tiến có lùi trên quĩ đạo của nó, Sao Kim cũng vậy gian đoạn này nó đang di chuyển ngược hướng với mặt trời trên các chòm sao.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÍ ẨN VỀ CÁC ĐỐM SÁNG TRÊN MẶT TRĂNG ĐÃ ĐƯỢC GIẢI: SỰ TÍCH THOÁT KHÍ !
    Những đốm sáng nhỏ trên bề mặt Mặt Trăng, có độ sáng và màu sắc thay đổi, được gọi là TLP (Transient Lunar Phenomena), đã được các nhà thiên văn học biết đến từ hàng trăm năm nay.
    Nhà nghiên cứu Arlin Crotts tại ĐHTH Columbia đã nói:?T Qua bao nhiêu năm, người ta đã gán cho TLP đủ thứ nguyên nhân. Nào là do nhiễu loạn áp suất trong khí quyển Trái Đất, do hiệu ứng sinh lý học về thị giác, nào là do tính chất phân tách ánh sáng của bầu khí quyển tương tự như một lăng kính, và thậm chí người ta còn đổ cho đó là do ảo giác thần kinh.
    Crotts và các đồng nghiệp, bằng cách sử dụng các số liệu về TLP đo được qua nhiều thập kỷ qua, đã tìm ra một mối liên hệ giữa TLP và các vị trí mà các tầu vũ trụ bay trên quỹ đạo Mặt trăng tìm thấy sự thoát khí từ trong lòng Mặt trăng.
    Các vùng được chọn cho nghiên cứu chứa nhiều các đốm TLP, bao gồm miệng Aristarchus (khoảng 50%), Plato (15%) và còn lại là các khu vực có tên Kepler, Copernicus, Tycho và Grimaldi.
    Các số liệu trên phù hợp với các quan sát của tầu Apollo 15 và tầu Lunar Prospector . Các tầu vũ trụ này đã phát hiện được khí radon-222 hai lần tại miệng Aristarchus, một lần ở Kepler và Grimaldi.
    Có phải do động đất trên Mặt trăng?
    Hiện tại, Crotts và các cộng sự đang hy vọng thu được nhiều hình ảnh về TLP bằng cách sử dụng một camera tự động để theo dõi liên tục Mặt trăng và chụp ngay khi có một đốm TLP xuất hiện. Camera này được đặt ở đài quan sát Cerro Tololo Inter-American ở miền bắc Chilê.
    Theo Crotts, camera sẽ nhậy hơn mắt người và kính thiên văn cộng lại. Hơn nữa nó sẽ rất ?okiên trì?, và từ đó sẽ phát hiện được nhiều hơn các TLP. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu sẽ lập được một bản đồ phân bố của TLP cũng như các đặc tính địa chất của khu vực có TLP, thời gian thay đổi độ sáng (và mầu).
    Một điều rõ ràng là các đốm sáng ma quái TLP có thể là sự biểu hiện của các khí trơ, cụ thể là radon và argon. Các khí này được thoát ra ngoài bề mặt của Mặt trăng và chúng là sản phẩm của các quá trình phân rã của các đồng vị phóng xạ uran 238 và kali 40.
    Động đất trên Mặt trăng có thể cũng là một nguyên nhân, nhưng Crotts cho rằng chưa có sự liên hệ nào để chứng minh điều đó.
    Một món quà cho các nhà du hành?
    Cho dù nguyên nhân của sự thoát khí là gì đi nữa, Crotts vẫn cho rằng các khí trơ đó sẽ phải hòa lẫn với các khí khác mà thường đi kèm khi có hiện tuợng phun trào (núi lửa). Ông nói, đấy chỉ là một phỏng đoán, nhưng các khí đi kèm trong sự phun trào thường là CO, CO2 và H2O.
    Nếu Mặt trăng bị ?oxì? các khí trên, đó sẽ là một thuận lợi to lớn trong quá trình chinh phục Mặt trăng. Đơn giản là giá tiền để vận tải nước và nhiên liệu từ mặt Đất lên quỹ đạo rất tốn kém. Đưa được một vật khối lượng 1 pound lên quỹ đạo phải mất ?o phí vận tải? là 10000 usd (1 pound xấp xỉ 0,454kg). Nếu có thể tìm kiếm nước từ Mặt trăng thì chi phí sẽ giảm chi phí hàng tỉ đô la.
    Tầu vũ trụ SELENE của Nhật Bản dự định được phóng vào cuối năm nay, sẽ bay quanh Mặt trăng, cũng có một nhiệm vụ là xác nhận sự có mặt của các khí này
    Crotts nói? Tầu SELENE sẽ được trang bị một đầu dò nhậy hơn bất kỳ thiết bị nào trước đó để phát hiện ra nguyên tố Radon-222. Chúng tôi sẽ phải quan sát đồng thời với SELENE và như vậy sẽ lập được sự liên hệ giữa hiện tượng TLP và sự thoát khí của Mặt trăng một cách hiệu quả hơn?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình ảnh một đốm TLP trên Mặt trăng được chụp vào năm 1953.
  6. tamthanh1103

    tamthanh1103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện những phân tử cần thiết cho sự sống quanh một ngôi sao siêu khổng lồ ​
    Các nhà thiên văn Mỹ thuộc Trường Đại học Arizona đã phát hiện khoảng 20 phân tử với những thành phần cần thiết cho sự sống trong môi trường quay quanh ngôi sao siêu khổng lồ VY Canis Majoris.
    [​IMG]
    VY Canis Majoris là một trong những thiên thể thuộc vùng tia hồng ngoại sáng chói nhất bầu trời. Đây là một ngôi sao cổ cách Trái Đất khoảng 5.000 năm ánh sáng. Nó có độ sáng gấp 500.000 lần Mặt Trời nhưng chỉ sáng trong vùng tia hồng ngoại vì đây là một ngôi sao lạnh.
    Ngôi sao siêu khổng lồ này có khối lượng gấp 25 lần Mặt Trời nhưng lại giảm khối lượng nhanh đến nổi trong vòng 1 triệu năm sau sẽ biến mất.
    Giáo sư Lucy Ziurys và các cộng sự thuộc Trường Đại học Arizona đã công bố trên tạp chí Nature việc phát hiện khoảng 20 hợp chất hóa học xung quanh VY Canis Majoris, trong đó có những phân tử chưa từng được phát hiện xung quanh các ngôi sao và cần thiết cho sự sống như NaCl, PN, HNC và HCO+.
    Theo Techno-Science, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh

  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    MỘT HÀNH TINH NGOÀI HỆ MẶT TRỜI MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN CÓ CHU KỲ QUAY TƯƠNG TỰ TRÁI ĐẤT.

    Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta có chu kỳ quay xấp xỉ 1 năm Trái đất. Ngôi sao mẹ của hành tinh này là một sao khổng lồ đỏ (Red giant), đang trong giai đoạn tàn lụi.
    Chỉ có khoảng 10 các ngôi sao đỏ đựoc biết là có các hành tinh quay xung quanh mình. Hệ Mặt trời mới phát hiện trên nằm trong số các ngôi sao đỏ xa Trái đất nhất.
    Mặt trời của chúng ta sẽ cũng chở thành một sao khổng lồ đỏ trong vài tỷ năm nữa, và chắc chắn tới lúc đó Trái đất sẽ bị hóa hơi.
    Phát hiện trên, sẽ được đăng chi tiết trên tạp chí Vật lý-Thiên văn vào tháng 11 tới, do một nhóm nghiên cứu dưói quyền chỉ đạo của nhà thiên văn học Alex Wolszczan thuộc bang Penn. Năm 1992, chính Alex là nguời phát hiện ra hành tinh đầu tiên ngoài hệ Mặt trời, cũng thuộc một ngôi sao đỏ đang hấp hối.
    Ngôi sao mẹ đang ?otrương phình?:
    Hành tinh mới này đã được phát hiện bằng kính thiên văn Hobby-Eberly tại Đài thiên văn Mc Donald ở Tây Texas. Nó quay xung quanh ngôi sao mẹ khổng lồ của mình một vòng mất 360 ngày Trái Đất. Ngôi sao khổng lồ đỏ trên định cư cách chúng ta khoảng 300 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Perseus (Dũng Sĩ).
    Ngôi sao đỏ này có khối lượng gấp hai lần Mặt trời, nhưng kích thước thì gấp tới 10 lần. Các hành tinh của nó có kích cớ tương đương sao Mộc hoặc lớn hơn và chúng được phát hiện nhờ vào một ký thuật được các nhà khoa học gọi là ?olắc đảo? (giống như con quay khi sắp hết momen sẽ đảo và cuối cùng bị đổ). Theo phuơng pháp này, các nhà thiên văn học quan sát sự lắc đảo của ngôi sao do lực hấp dẫn tương hỗ của các hành tinh tác động lên nó.
    Phát hiện trên có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn điều gì sẽ xẩy ra đối với các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta khi Mặt trời tiêu hết số hydro nhiên liệu và bắt đầu trương nở. Khi điều này xảy ra trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt trời của chúng ta sẽ lớn tới mức nó sẽ nuốt chửng các hành tinh bên trong (Trái đất gần như chắc chắn nằm trong số đó). Nhưng rất lâu truớc khi điều này xẩy ra, cuộc sống trên Trái đất sẽ bị diệt vong và các đại dương thì bị hóa hơi toàn bộ.
    Wolszczan nói:? Sau khoảng 2 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ biến Trái đất thành một nơi không sinh vật nào có thể ở được , bởi vì nó sẽ càng ngày càng nóng lên theo quá trình phát triển của mình để chở thành một hành tinh đỏ.
    Vươn dậy từ đống tro tàn
    Quá trình chết từ từ của Mặt trời có thể làm biến đổi quỹ đạo của các hành tinh còn lại. Một số có thể va chạm với nhau và các hành tinh mới có thể được tạo ra từ đó. Trong khi các sinh vật trên Trái đất đang bị tiêu diệt, một cuộc sống có thể lại xuất hiện trên một thế giới mới trong hệ Mặt trời (có thể là một hành tinh hoặc một vệ tinh). Các nhà khoa học dự đoàn rằng, thời gian tồn tại của một hành tinh đỏ quá đủ để một hệ sinh vật mới bắt đầu và phát triển.
    Khi Mặt trời nở ra, khu vực có thể cư trú (habitable zone), được giới hạn bởi bề mặt cầu, tâm là Mặt trời, mà trong đó nước có thể tồn tại ở thể lỏng, cũng mở rộng theo. Chính vì nguyên nhân này, các hành tinh hoặc vệ tinh trong hệ Mặt trời mà hiện nay đang ở dạng băng hà, sẽ ấm dần lên và có thể đáp ứng được các yêu cầu của một cuộc sống mới.
    Wolszczan nói: ?o Trong hệ Mặt trời của chúng ta, các nơi như Europa - một vệ tinh của sao Mộc- hiện tại đang bị bao phủ bởi những lớp băng dầy, sẽ tăng nhiệt độ và chở thành chỗ có thể đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong khoảng hơn một tỷ năm nữa?.
    Sau giai đoạn sao khổng lồ đỏ, một ngôi sao sẽ đi vào giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển của nó. Nó vứt bỏ các lớp khí bên ngoài để chỉ còn lại một ngôi sao đặc, chết hẳn, với cái tên gọi là sao lùn trắng. Đến lúc đó, sao lùn trắng không còn tự phát nhiệt mà chỉ còn nóng âm ỉ và nguội dần theo thời gian để sau cùng toàn bộ nhiệt bị phát tán hết và chở thành một cold black dwarf.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    So sánh tương đối các ngôi sao: Các ngôi sao nhẹ nhất còn gọi là sao lùn đỏ (Red Dwarf), chúng có thể nhẹ cỡ 1/10 Mặt trời. Các sao nặng nhất là các siêu sao trắng ?" xanh. Chúng có thể nặng tới 150 lần Mặt trời. Các ngôi sao khổng lồ đỏ (hình phía dưới) chỉ có khối lượng từ vài phần của Mặt trời cho tới 5 lần. Sao khổng lồ đỏ bị trương nở đánh dấu cuộc đời của một ngôi sao đang đi vào giai đoạn cuối.
  8. tamthanh1103

    tamthanh1103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Khám phá quầng sáng bí ẩn của sao Thổ
    Các nhà khoa học đã có một bước tiến quan trọng để giải mã bí ẩn xung quanh quầng sáng của sao Thổ.
    Cách trung tâm sao thổ hơn 168.000 km và hơn 15.000 km từ mặt trăng gần nhất, G là một trong những quần sáng xa sao Thổ nhất.
    Sự chuyển động của quầng sáng đặc biệt ?" còn gọi là quầng sáng G ?" đã cản trở sự nghiên cứu của các nhà chuyên môn và họ đã nhờ đến vệ tinh thăm dò Cassini.
    Theo dữ liệu mà Cassini truyền về, G có cấu trúc không bình thường. Ngoài bụi ra, ánh sáng của G rất lạ, có thể đi rất xa. ?oNhững vật chất của G không chia ra mà kết thành khối?. Tiến sĩ Matthew Hedman, thuộc trường Đại học Cornel đồng thời là nhóm trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
    Đội nghiên cứu đã khám phá ra rằng quỹ đạo của quầng ánh sáng này được kết nối một mặt trăng lớn là Mimas. Cứ mỗi 7 giây, quầng sáng lại đi vào quỹ đạo sao Thổ rồi đến Mimas, nơi cách nó 15.000 km, trọn vẹn 6 quỹ đạo.
    Các nhà khoa học tin rằng quầng ánh sáng hình cung của khối vật chất này được giữ lại nhờ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa nó và Mimas.
    [​IMG]
    Hình ảnh của quần ánh sáng G mà Cassini thu được. Ảnh NASA
    L.AN (Theo BBC)
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LIỆU CÓ CUỘC SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT?
    [​IMG]

    Ta có thể tìm thấy sự sống ở bât cứ nơi nào trên Trái đất này: nào là các loài nhẩy, bơi, bay, lao vun vút, trườn, bò, hay bám chặt rễ vào một chỗ v.v... Cho dù bất cứ dạng nào, sinh vật vẫn được sinh ra, phát triển và chết. Chúng có thể bị thay thế bởi các thế hệ khác hoặc một loài khác.
    Liệu rằng có một hệ sinh vật như vậy tồn tại ở đâu đó trong vũ trụ? Đó là một trong những câu hỏi lâu đời nhât và trêu ngươi nhất đối với khoa học. Căn cứ vào kích thước khổng lồ của vũ trụ và hăng hà sa số các ngôi sao chứa trong đó, câu trả lời có vẻ ngả sang từ ?oCÓ?.
    Jill Tarter, giám đốc Trung tâm nghiên cứu SETI (Tìm kiếm cuộc sống ngoài Trái đất) ở California đã nói: ?oChúng ta tồn tại và được tạo ra hoàn toàn từ bụi của những ngôi sao. Bởi vậy ít ra là khả năng để tạo ra một hệ sinh quyển như vậy trong vũ trụ là có thể?.
    Các sinh vật có sức chịu đựng kỳ lạ:
    Nhưng ngày nay, các nhà khoa học đang hy vọng tìm được một điều gì đó hơn chỉ là các con số thống kê, một cái gì đó sang tỏ hơn. Có lẽ, hơn bất kỳ thời gian nào trong lịch sử loài người, các nhà khoa học đang rất lạc quan rằng một cuộc sống trogn vũ trụ là có thể, và họ tin rằng một bằng chứng chắc chắn có thể đã có.
    Hy vọng vào việc tìm ra một nền văn minh vũ trụ được làm trỗi dậy trong thời gian gần đây sau một loạt các phát hiện về các hành tinh xa xôi ngoài hệ Mặt trời và cũng bởi các phát hiện về những loài sinh vật có khả năng sống kỳ lạ ngay trên Trái đất này.
    Nhà sinh học Diana Northup của ĐHTH New Mexico nói: ?o Khi chúng ta biết thêm về sự đa dạng của sinh vật, đặc biệt là các vi khuẩn, chúng ta đã phải mở rộng các định nghĩa về thế nào là sự sống và làm thế nào mà cuộc sống có thẻ tồn tại trong một số điều kiện môi trường rất khắc nghiệt như vậy.
    Các nhà khoa học đã phát hiện ra các vi sinh vật có thể chịu đựng được các sự khắc nghiệt về nóng, lạnh, axít, muối và cả phóng xạ v.v.. mà không một người nào có thể tồn tại. Một vài loài trong số chúng được mệnh danh là ?o thái cực? , đã được tìm thấy ở trong bóng tối tuyệt đối, trong những khu vực nóng như nung của sa mạc, hoặc thậm chí ở sâu hàng km dưới lòng đất.
    Tất cả các sự kiện này đều là những tin tốt lành cho các nhà sinh vật thiên văn, đó là những nhà khoa học đang mong muốn tìm ra được cuộc sống ngoài phạm vi Trái đất . Theo họ, những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt trên Trái dất thì lại có thể là bình thườgn đối với cư dân ở một thế giới khác. Chẳng hạn các khu vực sa mạc trên Trái đất có cái gì đó tương tự như điều kiện trên sao Hỏa. Mặt trăng Titan của sao Thổ là một nơi chằng chịt sông ngòi và hồ ao, và phía dưới của Encladus, một mặt trăng khác của sao Thổ, có thể tồn tại môi trường giống như đáy biển sâu lạnh giá ở vùng cực trên Trái đất.
    Các nhà sinh vật thiên văn cũng đã rất phấn khích khi nhận được các thông tin về sự phát hiện ra các hành tinh mới nằm ngoài hệ Mặt trời. Kể từ năm 1995, khi các nhà thiên văn học phát hiện được hành tinh ngoài hệ Mặt trời đầu tiên, hiện nay, con số các hành tinh ngoài hệ MT đã lên tới hơn 200. Các nhà khoa học hiện nay đã biết về các hành tinh ?~ngoại hệ?T hơn tới 20 lần so vơi các hành tinh trong hệ về mặt số lượng.
    Các hành tinh ngoại hệ được phát hiện cho tới nay chủ yếu là các thiên thể khí khổng lồ, nóng, tự quay quanh trục rất nhanh, và được biết với cái tên chung ?o Sao Mộc nóng?. Các sao Mộc nóng quay rất gần ngôi sao mẹ do đó khó có thể phù hợp cho sự sống phát triển.
    Nhưng một số hành tinh ngoại hệ có điều kiện giống với Trái đất một cách ngạc nhiên. Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra một hành tinh cách chúng ta chỉ có 20,5 năm as và nó nằm trong khoảng ?o có thể sống được? , là khoảng mà nước có thẻ tồn tại ở thể lỏng, và như vậy là có cơ sở cho sự sống (tuy nhiên sau đó người ta thấy hành tinh này quá nóng cho sự phát triển của sự sống, không lâu sau người ta lại xác định được một hành tinh khác cũng nằm trong ?o khu vực sự sống?).
    Với những kỹ thuật dò tìm hành tinh ngày càng hoàn thiện, và sự kiện phóng một vệ tinh thăm dò mới đây, các nhà khoa học hy vọng rằng, không những họ có thể tìm ra được những hành tinh giống với Trái đất, mà họ còn có thể tìm được dấu vết của sự sống trên đó thông qua phân tích phổ ánh sang phản xạ từ các hành tinh đó.
    Margaret Turnbull, một nhà sinh vật thiên văn tại Viện Khoa học Vũ trụ-Kính thiên văn ở Baltimore đã nói: ?oCăn cứ vào mức độ chúng ta chuẩn bị thăm dò và tìm kiếm như thế nào, trong 2 thập kỷ tới, chúng ta có thể khám phá ra những vấn đề mà có thể làm thay đổi cách nghĩ của chúgn ta về vũ trụ và về cuộc sống?.
    Cuộc săn tìm các cuộc sống ngoài Trái đất.
    Tất nhiên, luôn tồn tại các khả năng một cuộc sống văn minh ngoài vũ trụ viếng thăm chúng ta trước. Có lẽ không phải ở dạng các đĩa bay mà là dạng các sóng điện từ.
    Frank Wilczek , một nhà vật lý được giải thuởng Nobel ở MIT nói : ?o Loài người mới đạt đựoc những thành tựu về khoa học và kỹ thuật lớn lao trong khoảng 200 trở lại đây, so với 4,5 tỷ năm tồn tại của Trái đất.. Bởi vậy có vẻ như là chúng ta phải xem đến khả năng có những nền văn minh đã có hàng triệu, thậm chí hàng tỉ năm tồn tại và phát triển?.
    Nhưng chỉ cần phát hiện được một sinh vật đơn bào ngoài Trái đất, điều đó cũng có thể trả lời câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay là ?o Liệu chúng ta có phải là duy nhất trong vũ trụ??, và chừng đó thôi cũng đủ để loài người phải thay đổi cách nhìn nhận về chính mình.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KHI CÁC THIÊN HÀ VA CHẠM VÀO NHAU
    Bốn dải ngân hà đang lao vào nhau, làm bắn tung toé hàng tỷ ngôi sao trong một vụ va chạm vũ trụ khủng khiếp nhất từ trước tới nay mà loài ngưòi từng quan sát được.
    Các thiên hà trong vụ va chạm khủng khiếp này do kính thiên văn vũ trụ hồng ngoại Spitzer của Nasa phát hiện được, cuối cùng sẽ kết hợp với nhau để tạo thành một thiên hà khổng lồ duy nhất có kích thước gấp xấp xỉ 10 lần dải Ngân hà của chúng ta. Hình ảnh hiếm có này cung cấp cho các nhà khoa học một sự kiện không thể tưởng tượng được về sự hành thành của một thiên hà khổng lồ.
    Kenneth Rines thuộc trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian ở Cambrridge, bang Massachusetts nói:?THầu hết các sự hợp nhất thiên hà chúng ta biết cho tới nay chỉ giống như các xe hơi bình thường va vào nhau. Cái mà chúng ta đang xem ở đây giống như bốn xe tải chở cát đâm sầm vào nhau và làm cát văng tung toé ra xung quanh?.
    Sự va chạm hay hợp nhất giữa các thiên hà khá phổ biến trong vũ trụ. Lực hấp dẫn đã làm cho một số thiên hà vốn đã ở gần nhau, tiến lại gần thêm, cuộn rối vào nhau và cuối cùng hợp nhất lại thành một thiên hà. Quá trình đó kéo dài trong suốt hàng triệu năm. Mặc dầu các ngôi sao trong các thiên hà bị bắn tung toé giống như cát, xung quanh chúng vẫn có rất nhiều khoảng không gian và điều đó tránh cho chúng va chạm với các ngôi sao khác. Dải Ngân hà của chúng ta sẽ hợp nhất hoàn toàn với thiên hà Andromeda trong khoảng 5 tỷ năm nữa.
    Sự hợp nhất của một thiên hà lớn với một vài thiên hà nhỏ, đựơc gọi là tiểu hợp nhất. Các tiểu hợp nhất đã từng đựoc ghi nhận. Ví dụ, một trong số các vụ tiểu hợp nhất được mô tả kỹ lưỡng nhất chính là vụ đang diễn ra ở thiên hà Spiderweb (mạng nhện). Thiên hà khổng lồ này đang nuốt dần các thiên hà nhỏ dưới mạng lưói lực hấp dẫn bùng nhùng của mình. Các nhà thiên văn cũng đã được chứng kiến một số các cuộc hợp nhất thuộc dạng ?ođại? giữa hai thiên hà lớn có kích cỡ tương đương. Nhưng chưa bao giờ họ lại được ?oxem? một cuộc đụng độ giữa 4 thiên hà khổng lồ cùng một lúc như vậy.
    Cuộc va chạm tay tư này đã được phát hiện ra một cách tình cờ khi kính thiên văn vũ trụ Spitzer đang rà soát một siêu thiên hà xa xôi với các tên CL0958+4702, nằm cách chúng ta khoảng 5 tỷ năm ánh sáng. Kính thiên văn hồng ngoại Splitzer lúc đầu đã phát hiện ra các chùm ánh sáng li ti hình quạt xuất phát từ một cụm gồm 4 thiên hà dạng giọt nước, hay còn gọi là thiên hà elíp. Ba trong số bốn thiên hà trên có kích cỡ tương đương với Milky Way, thiên hà thứ tư lớn gấp khoảng ba lần.
    Các nghiên cứu tiếp theo về chùm sáng li ti đó đã cho thấy, đó thực chất là hàng tỷ các ngôi sao già bị bắn ra và bị bỏ rơi trong quá trình hợp nhất diễn ra. Khoảng phân nửa số các ngôi sao đó sẽ lại ?orơi? chở lại các thiên hà. Ông Rines nói : ?o khi cuộc hợp nhất này hoàn tất, đó sẽ là một trong những thiên hà lớn nhất trong vũ trụ?.
    Các quan sát của kính Spitzer cũng chỉ ra rằng cuộc hợp nhất này thuộc dạng đói khí. Các nhà lý thuyết tiên đoán rằng, các thiên hà khổng lồ phát triển theo nhiều kiểu khác nhau. Chúng có thể là kết quả của các sự hợp nhất dư khí hoặc đói khí. Trong các cuộc hợp nhất dư khí, các thiên hà dư khí sẽ tự ?omồi? để hình thành hàng loạt các ngôi sao mới. Trái lại, ở các cuộc hợp nhất dạng nghèo khí, sao mới không được sinh ra. Chính vì vậy mà kính thiên văn Splitzer chỉ phát hiện thấy các ngôi sao ?ogià? trong cuộc hợp nhất tay tư ở trên.
    Ông Rines nói tiếp,? các số liệu của Splitzer cho thấy rằng, cuộc hợp nhất ở trên thuộc dạng nghèo khí, ngược lại với hầu hết các cuộc hợp nhất mà chúng ta đã từng biết. Các số liệu cũng thể hiện bằng chứng xác thực nhất rằng các thiên hà lớn nhất trong vũ trụ được hình thành tương đối gần đây chủ yếu thông qua các đại hợp nhất?.
    Một số các ngôi sao bị văng ra trong cuộc hợp nhất khủng khiếp trên sẽ tồn tại trong khoảng không gian không thuộc một thiên hà nào. Những ngôi sao bị ?obỏ quên?o đó về mặt lý thuyết cũng có thể có các hành tinh. Nếu đìều đó xẩy ra, bầu trời đêm của các hành tinh đó sẽ rất khác với bầu trời của chúng ta: sẽ có ít sao hơn và có thể nhìn thấy nhiều thiên hà hơn bằng mắt thường.
    Theo Astronomy.com - August 7, 2007
    [​IMG]
    Phóng tác bầu trời đêm trên một hành tinh thuộc một ngôi sao bị bỏ rơi.

Chia sẻ trang này