1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CHUẨN BỊ XEM MƯA SAO BĂNG PERSEID CUỐI TUẦN NÀY.
    Đến hẹn lại lên, cứ đến tháng 8, khi nhiều người đang đi nghỉ hè, và khi bầu trời tối đen, một cơn mưa sao băng nổi tiếng lại xuât hiện, đó là mưa sao băng Perseus. Năm nay, mưa sao băng Perseus sẽ rõ hơn mọi năm, vào giờ cao điểm, sẽ có khoảng 1 đến 2 vệt sao băng trong một phút.
    Truyền thuyết về những giọt nước mắt lửa.
    Tháng 8 cũng còn được gọi là tháng ?onước mắt của thánh Lawrence?. Laurentius, một người trợ tế trong nhà thờ Thiên chúa giáo đã bị quân La mã bắt giam và hành tội trong một ***g sắt bị đốt nóng vào năm 258 sau CN. Tương truyền rằng giữa lúc bị đốt, Laurentius đã la lên:? Tao đã bị chín hẳn một bên rồi, nếu chúng mày muốn tao chín đều thì phải lật sang mặt bên kia?.
    Cái chết của vị thánh đã chở thành một ngày lễ của nhà thờ vào 10/8 hàng năm. Nhà vua Tây ban nha Phillip II đã xây một nhà nguyện tại chính nơi vị thánh bị hành hình. Do vậy những trận mưa sao băng xẩy ra vào khoảng 8/8 ?" 14/8 hàng năm đã có thêm một cái tên nữa là ?onước mắt lửa?.

    Thực sự là thế nào:

    Ngày nay chúng ta biết rằng, những vệt sao băng đó thực sự là những đám bụi sót lại của sao chổi Swift-Tuttle. Sao chổi này được phát hiện vào năm 1862 và mới xuất hiện lại vào năm 1992. Chu kỳ của nó quanh Mặt trời là 130 năm. Cũng giống như sao chổi Temple-Tuttle để lại vệt đuôi dài và tạo ra mưa sao băng vào tháng 11 (Leonid), sao chổi Swift-Tuttle cũng để lại mưa sao băng Perseid vào tháng 8 hàng năm.
    Nguyên nhân là hàng năm, cứ đến tháng 8, Trái đất lại đi qua vệt đường đi của Swift-Tuttle, các hạt bụi, mảnh vỡ sót lại của sao chổi đâm vào bầu khí quyển Trái đất với vận tốc là 60km/giây và bị cháy sáng thành các vệt sao băng trên bầu trời đêm tháng 8.

    Dự báo sao băng
    Theo như các dự báo, năm 2007, Trái đất sẽ đi qua vùng đậm đặc nhất của vệt bụi sao chổi vào khoảng 2 giờ sáng (giờ miền đông nước Mỹ) ngày thứ Hai 13/8 (tức là khoảng 13 h giờ Việt Nam, thật tiếc vì lúc đó lại là buổi trưa). Thời gian mưa sao cấp tập nhất kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ.
    Năm nay, Mặt trăng không ảnh hưởng chút nào tới sự quan sát mưa sao băng vì đó là ngày mồng 1 âm lịch (năm ngoái ánh trăng đã làm hỏng tất cả). Thật tuyệt vời.
    Chúng ta sẽ xem được gì?
    Một trận mưa sao băng khá rõ với tần suất khoảng 1 vệt/phút nếu xem ở vùng nông thôn. Ánh đèn và ánh trăng đều làm giảm mức độ rõ ràng mà mật độ quan sát được.
    Mưa sao băng Perseid là một trong các trận mưa sao băng rõ ràng xuất hịên hàng năm, và vào thời điểm cực đại, sẽ có khoảng 90 ?"100 sao băng /giờ. Vị trí trung tâm của mưa sao Perseus khá gần với cụm sao đôi của chòm sao Perseus, vì thế nó mới lấy tên Perseid. Bắt đầu từ chập tối về phía đông-bắc, mưa sao băng cũng lên cao dần cho tới sáng hôm sau mới mờ hẳn. Các vệt sáng gần tâm thì ngắn hơn, các vệt xa tâm thì dài hơn và cũng sáng hơn (nếu kéo dài các tia sao băng, chúng sẽ đồng quy tại tâm). Một phần nhỏ các vệt sáng không đồng quy cũng có thể quan sát được, đó có thể là kết quả của một cơn mưa sao nhỏ khác (không đuợc ghi nhận) hoặc những mẩu thiên thạch vãng lai.
    Chuẩn bị xem thế nào
    Mưa sao Persied tăng nhanh vào lúc sau nửa đêm. Tâm sao băng lúc đó cũng ở vị trí cao nhất và rõ nhất. Việc ngắm sao tốt nhất là nằm trêm một ghế ngả được lưng tựa, hay nằm luôn xuống đất. Nên có một tấm bảng để có thể đánh dấu mỗi lần có một vệt sao sa. Việc quan sát này có thể kéo dài vài ngày trước và sau thời điểm dự đoán là có mật độ cao nhất (đêm 13/8)
    Ngoài mưa sao băng Perseid, những người ham thích quan sát bầu trời cũng có thể bắt đầu chuẩn bị quan sát một trận mưa sao khác vào tháng 9 tới: mưa sao băng Aurigid. Mời các bạn chú ý theo dõi các bản tin tiếp theo để có các thông tin về trận mưa sao băng trong tháng 9 này.
    [​IMG]
    Tâm sao băng Persied

    Theo Space.com, Aug 10, 2007.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ''BẮT GẶP CÁC QUASAR RÚT RUỘT CÁC THIÊN HÀ''
    Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra bằng chứng trực tiếp đầu tiên về hiện tượng một số quaza tự tiếp nhiên liệu cho sự bức xạ cực sáng của minh bằng cách lấy các nguồn khí từ các thiên hà bên ngoài.
    Hai Fu và Alan Stockton thuộc ĐHTH Hawai đã dùng kính Hubble để quan sát bản chất hóa học của các vòng xoáy khí phát sáng ở các quasar (thường chúng sáng tương đương một nghìn tỷ Mặt trời !!!). Hai người đã thấy rằng các phễu xoáy khí phát sáng đó không phải xuất phát từ chính các thiên hà có chứa các quasar, mà từ các thiên hà hàng xóm nhỏ hơn trong quá trình hợp nhất với thiên hà lớn (có chứa quasar).

    Quasar được phát hịên bởi sóng radio

    Được phát hiện ra vào năm 1961, các quasar thường chứa các hố đen cực lớn, mỗi quasar lại được bao bọc bởi một phễu xoáy khí phát sáng khổng lồ Phễu xoáy khí với vận tốc xoáy ngày nhanh khi càng gần vào tâm của hố đen và càng chịu tác dụng lực hút vào của hố đen lớn hơn. Quá trình quay của phễu khí đã làm cho nhiệt độ của nó tăng lên và phát sáng mạnh hơn tới hàng trăm lần so với chính thiên hà mà quasar định cư.
    Lần đầu tiên quaza thu hút sự chú ý của các nhà khoa học do chúng phát ra các sóng radio kỳ quặc mà lúc đầu người ta nghĩ rằng đó là do sự giãn nở của thiên hà, hay do tàn tích của các vụ nổ supernova.
    Bằng cách phân tích sóng radio đó, các nhà khoa học đã xác định được các đốm sáng đó không phải là các ngôi sao mà là một vùng bức xạ năng lượng rất mạnh từ các thiên hà cực xa, đó chính là quasar.
    Một số các tia sáng của các quasar già được xác định xuất phát từ những ngày đầu khi vũ trụ mới hình thành. Nghiên cứu các quaza đã giúp các nhà khoa học dựng lên một bức tranh về sự hình thành của vũ trụ trong vòng một tỷ năm đầu tiên sau vụ nổ BigBang.
    Mặc dầu cơ chế của các quaza được nghiên cứu một cách gián tiếp, Fu và Stockton đã tìm cách khám phá bản chất của khí nhiên liệu tiếp cho các anh chàng khổng lồ háu ăn này.
    Fu đã nhận thấy rằng, trong số các quaza, những quaza có vùng khí nóng sáng khổng lồ với kích cỡ bằng một thiên hà, thì thành phần khí ở gần hố đen có hàm lượng các nguyên tố nặng thấp một cách bất thường, và chủ yếu là các nguyên tố nhẹ là hydrô và heli.
    Stockton nói : ?oFu và tôi gần như đồng thời phát hiện ra hiện tượng này, trong khi chúng tôi cùng đang quan sát một số các đối tượng khác. Đó là các quasar với phần phễu khí được mở rộng thiếu các nguyên tố nặng trong thành phần một cách trầm trọng, trong khi đó, các quasar với phễu khí bình thường thì thành phần khí không có gì bất thường cả.?

    ''Ăn vụng'' khẩu phần của người bên cạnh

    Các phát hiện trên cho thấy rằng, các quasar với phễu khí phát sáng mở rộng đã lấy khi từ các thiên hà bên cạnh. Stockton nói: ?oChúng tôi tin chắc rằng, khí ở vùng trong của phễu không phải xuất xứ từ chính thiên hà lớn (chứa quasar) mà chúng tới từ nguồn bên ngoài, có thể nói chắc rằng đó là từ một thiên hà cỡ trung bình đang trong quá trình hợp nhất với thiên hà lớn đó?.
    Phát hiện của họ không nói lên ?~thói quen ăn uống?T của các quasar nói chung mà chỉ đúng cho các quasar với phễu sáng kéo dài. Các sóng radio mạnh cũng xác nhận thêm hiện tượng này. Theo Stockton, các sóng radio mạnh phát ra từ tâm của quasar đã thổi bạt các nguyên tố nặng và mở đường cho nhiên liệu khí từ thiên hà nhỏ hơn đang tham gia hợp nhất.
    Nghiên cứu của Fu và Stockton đã được đăng tải trên Astrophysical Journal số 1/82007. Nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học phát triển thêm lý thuyết về thời kỳ non trẻ của vũ trụ. Các bức xạ do Fu và Stockton thu được là khoảng 3 tỷ năm tuổi, xấp xỉ một phần tư quãng thời gian ngược lại kể từ khi vũ trụ đuợc hình thành
    Theo Space.com Aug 10.
    [​IMG]
    Hình trên, mô phỏng máy tính : một thiên hà giầu khí đang hợp nhất với một thiên hà khổng lồ và tạo thành một quasar
    Hình dưới: minh họa tâm của một quasar, đó là một hố đen khổng lồ đang hút vào các cuộn xoáy khí. Các nhà thiên văn ở Hawai đã phát hiện ra rằng quasar phát sáng cực mạnh bởi vì một thiên hà lớn có chứa một hố đen khổng lồ va chạm với một thiên hà nhỏ hơn nhưng giầu khí. Các khí đó chính là nguồn nhiên liệu cho hố đen ăn.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THUYẾT MỚI VỀ VŨ TRỤ ĐE DỌA THUYẾT BIGBANG !
    Vũ trụ ra đời như thế nào?. Có lẽ đó là BÍ ẨN VĨ ĐẠI NHẤT và là gốc rễ của tất cả các câu hỏi lớn khác. Các bí ẩn lớn khác của loài người như : Cuộc sống bắt đầu như thế nào?, Ý thức là cái gì ? , Vật chất tối là gì ? năng lượng tối ?, lực hấp dẫn? .. tất thẩy đều bắt nguồn từ đó.
    Ann Druyan, một cây bút và là vợ của nhà thiên văn học nổi tiếng đã quá cố Carl Sagan, đã nói ?o Tất cả các câu hỏi khác đều là thứ sinh của câu hỏi ?~ Vũ trụ bắt đầu như thế nào??T. Câu hỏi đó làm tôi phải suy nghĩ chỉ vì tôi là một con người và như vậy tôi luôn muốn biết.? (Carl Sagan, 1934-1996, đã viết khoảng 600 bài báo về Thiên văn học và trên 20 cuốn sách chuyên ngành !).
    Thậm chí khi các học thuyết khác nhau ra đời để giải thích bí ẩn này càng lúc càng phức tạp, các nhà khoa học vẫn thấy bị ám ảnh bởi một khả năng rằng một số lý giải cơ bản của họ trong xâu chuỗi lý luận có thể bị sai.
    Học thuyết cơ bản
    Theo thuyết Bigbang, mà hiện vẫn được coi là chính thống, vũ trụ được sinh ra trong một quá trình giãn nở mà xuất phát từ khoảng 13,7 tỷ năm trước đây. Cũng giống như một quả bóng bay đang được thổi to dần lên, vũ trụ nở bung ra từ một thể tích còn nhỏ hơn một hạt điện tử để chở thành gần với kích thước hiện nay chỉ trong một vài phần nhỏ của một giây.
    Lúc đầu, chỉ có năng lượng lan toả trong vũ trụ. Một vài phần năng lượng tụ lại thành các hạt, các hạt lại kết hợp với nhau để tạo thành các nguyên tử nhẹ như hiđrô và hêli. Các nguyên tử ban đầu này kết thành các thiên hà sao đó tụ lại thành các ngôi sao. Trong các ngôi sao, dưới áp suất lớn đã phát sinh các lò phản ứng nhiệt hạch và như vậy các nguyên tố nặng hơn cũng được hình thành.
    Đó là một bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc của vũ trụ đang được đại đa só các nhà khoa học chấp nhận. Mô hình vụ nổ BB này hiệu quả tới mức nó đã giải thích được rất nhiều hiện tượng các nhà khoa học đã phát hiện được khi họ nghiên cứu bầu trời của chúng ta ví dụ như tính liên tục của không-thời gian trên bình diện lớn, hoặc sự phân bố của các thiên hà ở đối diện nhau trong vũ trụ.
    Nhưng cũng có một số lý luận của thuyết này đã làm cho một vài nhà khoa học không đồng ý. Đầu tiên, ngay như cái ý tưởng rằng vũ trụ phải trải qua một sự giãn nở khủng khiếp (nổ) trong thời kỳ đầu của nó là không thể kiểm chứng một cách trực tiếp. và vụ nổ đó lại dựa trên sự tồn tại của một dạng năng lượng bí ẩn nào đó trong sự hình thành của vũ trụ mà hiện nay năng lượng bí ẩn đó đã biến mất từ lâu.
    Eric Agol, một nhà vật lý thiên văn của ĐHTH Oa-sinh-tơn đã nói: ?o Thuyết về sự giãn nở của vũ trụ là một thuyết rất mạnh, thế nhưng chúng ta vẫn chưa biết cái gì đã gây ra vụ nổ đó ngay cả khi học thuyết đó là đúng đắn và mặc dầu thuyết đó giải thích được nhiều hiện tượng thiên văn?.
    Đối với một vài nhà khoa học, sự giãn nở tiếp theo của vũ trụ chỉ là một sự bổ xung vụng về vào mô hình vụ nổ Bigbang mà thôi. Nó chỉ đơn giản là một miếng ghép thêm vào để cho phù hợp với các quan sát ngày ngay (ám chỉ phát minh của Hubble). Mà cũng không phải đó là miếng ghép cuối cùng.
    Paul Steinhardt, một nhà vật lý lý thuyết của ĐHTH Princeton đã nói :? Chúng ta cũng đã biết rằng có vật chất tối trong vũ trụ, và đến bây giờ lại có thêm năng lượng tối nữa. Đó chính là cái cách mà thuyết BB được xây dựng. ?~ Tốt thôi, nào lấy một ít Bigbang, rồi lấy thêm ít Giãn Nở, trộn đều, điều chỉnh sao cho có tính chất vừa đủ, sau đó thêm một lượng vừa phải Vật chất tối và một dúm Năng lượng tối..?T Những thứ đó không liên kết chặt chẽ trong một thuyết hoàn chỉnh, mạch lạc?.
    Steinhardt nói tiếp:? Cái làm cho mọi người khó chịu là khi bạn đã có một thuyết nào đó, bạn lại có thêm những quan sát mới, và thế là bạn lại phải bổ xung, bổ xung.. và thế là chúng không liết kết chặt chẽ với nhau. Chẳng có lý do gì để bổ sung thêm chúng cả, và cũng không có lý do đặc biệt nào để có thể cho thêm một lượng vừa phải, trừ phi đó là các quan sát thực tiễn. Vấn đề ở đây là bạn đã giải thích nó thế nào với một lượng là bao nhiêu và bạn vận hành cái mô hình đó ra sao. Chúng tôi vẫn chưa biết được điều đó?.
    Mô hình vũ trụ trẻ mãi không già.
    Trong vài năm gần đây, Steinhardt đã hợp tác với Neil Turok , một GS của ĐHTH Cambridge để cùng đưa ra một thuyết cấp tiến khác nhằm thay thế thuyết Bigbang, theo mấy ông là đã lỗi thời.
    Hai nhà khoa học trên đã đưa ra một thuyết mới được gọi là ekpyrotic universe (tạm dịch theo ý: vũ trụ luân hồi). Theo quan điểm của họ, vũ trụ không chỉ sinh ra một lần, mà nhiều lần trong các chu kỳ vĩnh cửu của sự diệt vong và hồi sinh (có vẻ giống nhà Phật ?!!). Các nhánh vũ trụ khổng lồ (giống như các lát cắt) thuộc các chiều khác nhau trong một vũ trụ đa chiều sẽ va vào nhau khoảng một nghìn tỉ năm một lần và làm phát ra vụ nổ Bigbang, từ đó vật chất và năng lượng mới lại được tiếp thêm vào vũ trụ.
    Hai ông cũng tuyên bố rằng thuyết vũ trụ luân hồi của họ không chỉ giải thích sự giãn nở của vũ trụ mà còn giải thích được nhiều bí ẩn khác, trong đó bao gồm cả vật chất tối, năng lượng tối và tại sao mà vũ trụ lại có vẻ như giãn nở với một tốc độ ngày càng tăng.
    Mặc dù còn tranh cãi, học thuyết vũ trụ luân hồi đã đưa ra khả năng rằng vũ trụ của chúng ta không có tuổi và luôn tự làm mới mình. Cái viễn cảnh này thậm chí còn ghê sợ hơn cả mô hình vũ trụ của chúng ta có bắt đầu và có kết thúc, bởi vì điều đó có nghĩa rằng các ngôi sao trên trời, thậm chí cả những ngôi sao già nhất đi chăng nữa, cũng chỉ là những đốm sáng ngắn ngủi trong toàn bộ mô hình vũ trụ khổng lồ của Steinhardt và Turok.
    Richard Massey, một nhà thiên văn học của ĐHBK Cali đã nói: ?o Liệu vũ trụ có giống với một mô hình vật lý nào mà chúng ta đã làm được? Tôi hy vọng rằng, các nỗ lực mà cộng đồng bỏ vào nghiên cứu khoa học sẽ càng làm cho chúng ta tiếp cận gần hơn với thực chất của vấn đề, chứ không chỉ là một phương pháp để làm ra các công cụ. Nhưng tôi cũng thực sự cảm thấy kinh sợ khi nhận thấy rằng, những thứ tôi biết từ trước hoàn toàn sai lầm, và trong thâm tâm, tôi cứ không muốn điều đó xẩy ra?.
    Theo Space.com. Aug 13.2007
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    CÁC TÍNH TOÁN CHỨNG TỎ RẰNG SỰ SỐNG BẮT NGUỒN TỪ CÁC SAO CHỔI?

    [​IMG]
    Một nghiên cứu mới đây đã cho rằng sự sống bắt đầu từ trong vũ trụ, chính xác hơn là từ nhân của các sao chổi chứ không phải từ Trái đất.
    Chandra Wickramasinghe, một nhà sinh học-thiên văn ở ĐHTH Cardiff, vương quốc Anh, và các cộng sự đã tuyên bố rằng các tính toán của họ đã cho thấy xác suất sự sống nẩy sinh từ trong lòng của một sao chổi có nhân mềm cao hơn từ Trái đất tới một triệu tỷ tỷ lần (10E24).
    Wickkramasinghe nói:?Các sao chổi và các vũng bùn-nước ấm ở trên đó có cấu trúc và điều kiện phù hợp cho các phân tử hữu cơ được biến đổi thành các thực thể sống. Sự chuyển hóa đó xẩy ra trong vũ trụ với xác suất cao hơn nhiều so với một vài ?~vũng?T nước trên mặt đất?.
    Nghiên cứu mới này sẽ được đăng tải trên tạp chí International Journal of Astrobiology vào số mới nhất.
    Nhưng trong một số các nhà khoa học đang muốn chấp nhận giả thuyết các sao chổi sa vào Trái đất đã cung cấp một phần nước và sự sống cho Trái đất, những nguời phản đối lại cho rằng giả thuyết của Wickram thực sự chỉ là thuyết ?~THA SINH?T, và thuyết đó vẫn nằm trong sự nghi ngờ vì không có bằng chứng nào xác nhận cả.
    David Morrison, một nhà khoa học hàng đầu ở Trung tâm nghiên cứu Ames Nasa đã nói : ?o Với tôi, giả thuyết đó cứ như là các kết luận đã được đúc rút từ hàng loạt các tiên đoán, suy luận chứ không phải là từ các bằng chứng cụ thể. Đó là một lý thuyết được xây dựng từ không khí, nó không có các cơ sở khoa học vững chắc?.

    Họ đã dựa trên những tiên đoán, suy luận gì?

    Wickramasinghe và các đồng nghiệp đã đưa ra mô hình dựa trên giả thiết là các nhân sao chổi chứa đầy các hạt đất sét với các lỗ xốp bên trong. Chính các lỗ xốp đó là nơi giữ được nước trong hàng triệu năm.
    Các chương trình thăm dò sao chổi như Deep Impact đã tìm thấy các bằng chứng về sự tồn tại của các hợp chất silicat trong sao chổi, nhưng theo Morrison, đó thực chất chưa phải là đất sét. Ông nói tiếp:? Giả thuyết của họ dựa trên một thừa nhận là Trái đất có rất ít đất sét, trong khi trong sao chổi thì có dư. Đó bất quá cũng chỉ là một sự suy luận mà thôi?.
    Theo Morrison, câu hỏi liệu các sao chổi có thực sự chứa nước hay không hay liệu các hệ mặt trời khác trong vũ trụ có nuôi dưỡng các sao chổi hay không vẫn còn để bỏ ngỏ chứ chưa cần nói tới chúng có chứa đất sét - nước hay có duy trì sự tồn tại sự sống. ?oChưa có một sao chổi nào được phát hiện quay xung quanh một vì sao nào khác Mặt trời?, ông đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến trên internet.
    Paul Falkowski, một nhà sinh học thiên văn tại ĐHTH Rutger ở New Jersey cũng không cho rằng nguồn gốc xuất phát sự sống có thể tính toán một cách đơn giản. Ông nói: ?o Những kết quả căn bản đó phụ thuộc vào các điều kiện giả thiết ban đầu. Tôi không cho rằng chúng ta biết được hết các điều kiện ban đầu đó. Chúng ta đã biết được sự sống đã xẩy ra một lần, trên một hành tinh (Trái đất), bởi thế những thứ khác cũng giống như một trò chơi?.
    Nguy cơ từ các tia bức xạ vũ trụ
    Các công trình nghiên cứu mới đây của Falkowski và đồng nghiệp đã cho thấy rằng sự sống thật khó mà tồn tại đơn lẻ ở các sao chổi trong không gian vũ trụ. Trong một báo ở cáo tuyển tập số 6-8-2007 của viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Hoa kỳ), nhóm của Falkowski đã khôi phục lại được các ADN của các vi khuẩn từ 8 triệu năm trước trong các tảng băng Nam cực và họ đã ước lượng được chu kỳ bán rã của ADN trên Trái đất là khoảng 1,1 triệu năm. Nói cách khác, cứ sau 1,1 triệu năm, một nửa số ADN bị biến mất.
    Nhóm nghiên cứu cho rằng các tia vũ trụ chính là nguyên nhân phá hủy cấu trúc ADN và ADN hay bất cứ cấu trúc hữu cơ phức tạp nào cũng phải trải qua những thử thách nghiệt ngã trong vũ trụ, nơi mà các tia phóng xạ có mật độ cao hơn nhiều so với trên Trái đất.
    Mật độ tia phóng xạ trên bề mặt Trái đất chỉ bằng khoảng 1/10 đến 1/100 so với trong vũ trụ, bởi thế khi các gen đó bị vào ở một vị trí không có sự bảo vệ như của từ trường Trái đất, sự phá hủy sẽ tăng lên đáng kể. Falkowski và nhóm của ông đã ước lượng được rằng ADN chỉ tồn tại khoảng vài trăm nghìn năm trong vũ trụ và các kết quả đó đã bác bỏ giả thuyết cho rằng sự sống có thể phát sinh và tồn tại trong một thời gian đủ lâu ở đâu đó trên các sao chổi.
    Theo Space.com Aug 16,2007
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 20/08/2007
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÍ ẨN CHƯA CÓ LỜI GIẢI ĐÁP: PHẦN CÒN LẠI CỦA VŨ TRỤ ĐI ĐÂU?
    Trong khi các nhà khoa học tìm cách lập ra một danh sách kiểm kê tất cả các loại hình vật chất và năng lượng trong vũ trụ, họ đã phát hiện ra một sự thật gây tò mò: phần lớn năng lượng và vật chất trong vũ trụ đã biến mất !!!

    Michael Turner, một nhà vũ trụ học tại ĐHTH Chicago, đã nói: ?Tôi gọi đó là mặt tối của vũ trụ, nhằm ám chỉ đó là phần vật chất tối và năng lượng tối, một trong những bí ẩn vĩ đại nhất của khoa học''.
    Thực tế, chỉ có khoảng 4% phần năng lượng và vật chất của vũ trụ được tìm thấy. 96 % còn lại không rõ đi đâu, nhưng các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm ở những nơi xa xôi nhất trong vũ trụ cũng như các chốn sâu thẳm trong lòng đất để giải quyết bí ẩn về 2 mảng tối này của vũ trụ.
    Phần vật chất bị mất.
    Phưong trình nổi tiếng của nhà bác học Anhxtanh E=mc2 đã mô tả năng lượng và vật chất (hay khối lượng) thực ra chỉ là một và chúng cùng vẽ lên bức tranh vũ trụ bằng sự kết hợp vật chất-khối lượng, hay đơn giản là mật độ năng lượng. Một vấn đề nan giải nhất khi nghiên cứu vật chất tối là chúng không tương tác với ánh sáng.
    Nhưng vật chất tối lại thể hiện tính chất của một vật chất chính hiệu: chúng có tương tác hấp dẫn.
    Những bằng chứng đầu tiên về vật chất tối được phát hiện 75 năm trước đây khi các nhà vật lý thiên văn nhận thấy một dấu hiệu bất thuờng trong chuyển động hỗn độn của các thiên hà. Các siêu thiên hà (galaxy cluster) thể hiện lực hấp dẫn lớn gấp hàng trăm lần so với bản thân khối lượng của chúng có thể có, được tính từ tất cả các ngôi sao cộng lại.
    Scott Dodelson, một nhà vật lý thiên văn, thuộc phòng thí nghiệm Fermi Lab ở Illinois, đã nói: ?Chúng ta có thể dự đoán chuyển động của Mặt trời và các hành tinh với độ chính xác rất cao, nhưng khi đo đạc chuyển động của các thiên thể ở xa, chúng ta luôn gặp phải các sự chuyển động bất thường làm sai lệch kết quả. Có lẽ vào thời điểm hiện nay, vật chất tối là lời giải thích tốt nhất cho các chuyển động bất thường đó mặc dầu chúng ta chưa bao giờ ?onhìn thấy? một chút vật chất tối nào cả. Một dấu vết nữa của vật chất tối là hiện tượng thấu kính hấp dẫn (hay thấu kính trọng trường). Cũng giống như việc một tia sáng bị bẻ cong khi đi qua một thấu kính, các thiên thể lớn như Mặt trời cũng có thể bẻ cong các tia sáng. Những các đám mây vật chất tối khổng lồ có thể tạo ra các ?obong bóng? trong không gian và chúng có thể phóng đại, làm biến dạng các tia sáng xuất phát từ các thiên hà hay ngôi sao ở xa hơn từ phía sau chúng.
    Hiện tượng thấu kính trọng trường gần đây đã cho thấy các bằng chứng về các vật chất tối ở trong siêu thiên hà Bullet cũng như một vành đai vật chât tối bao quanh một nhóm các thiên hà đang va chạm với nhau với cái tên ZwC10024+1652 (xem hình bên dưới).
    Tìm kiếm các hạt vật chất tối
    Bất chấp một số bằng chứng ?~ma quái?T về vật chất tối đã được tìm thấy, cho tới nay, chưa có một mẫu vật chất tối nào đã được các nhà nghiên cứu xác nhận. Dodelson nói :? Chừng nào chúng ta chưa tìm ra được các hạt vật chất tối cơ bản, chừng đó chúng ta còn chưa hoàn thành sứ mệnh?.
    Các nhà vật lý nghiên cứu về hạt cơ bản đã phát hiện được các hạt neutrino, một loại hạt rất nhẹ và có thể thoát ra từ mặt trời, chúng rất khó có thể tụ lại thành các vật chất thông thường. Nhưng Turner cho rằng nếu điều đó là đúng, thì các hạt neutrino cũng chỉ chiếm một phần cực kỳ nhỏ bé trong số toàn bộ vật chất tối. Ông nói:? Chúng ta đã bắt được một tên trong băng đảng, nhưng đó không phải là tên đầu sỏ? . Theo Turner, kẻ đầu sỏ đó phải là hạt WIMP (weakly interactive massive particle-các hạt tương tác yếu có khối lượng rất lớn). Nhưng cho tới nay, các hạt WIMP vẫn chỉ được chứng minh bằng lý thuyết.
    Ý tưởng được đưa ra dựa trên giả thiết rằng WIMP rất nặng, nhưng cũng giống như neutrino, chúng khó có thể kết hợp với nhau để tạo thành vật chất thông thuờng và phát ra các tín hiệu để chúng ta thu nhận. Nhưng việc cho rằng các hạt WIMP ?" cũng như các hạt axion lý thuyết hay hạt neutrino ?" có thể kết tụ thành vật chất thông thường đã làm cho các nhà khoa học thêm hy vọng.
    Theo Giáo sư Turner, vấn đề này cũng có thể kết thúc nhanh chóng bởi vì một ?~Chuơng trình nghiên cứu về vật chất tối?T siêu lạnh ở mỏ Soudan bang Minesota cũng như các thí nghiệm khác dưới lòng đất sẽ đàm bảo độ nhạy đủ để phát hiện được các hạt WIMP.
    Năng lượng tối - Lực phản hấp dẫn
    Có lẽ một bí ẩn còn lớn hơn cả vật chất tối chính là nguời anh em họ hàng với nó ?" Năng lượng tối.
    Các lực vô hình của vật chất tối đã được cho là các lực phản hấp dẫn ở tầm cỡ vĩ mô. Thay vì hút, chúng lại ?othổi dạt? các siêu thiên hà và đó là lý do làm cho các tính toán khoa học về chuyển động bị sai và đồng thời cũng là nguyên nhân làm vũ trụ giãn nở nhanh hơn. Turner cho rằng năng lượng tối là bí ẩn lớn nhất với đúng nghĩa đen của từ đó. Các nhà vật lý học đã dự đoán năng lượng tối chiếm tới 74% tổng năng lượng trong vũ trụ. Ông nói:?Cho tới nay, thành tựu lớn nhất trong nghiên cứu về vật chất tối mới chỉ là .. đặt cho nó một cái tên. Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu?.
    Turner đã mô tả năng lượng tối như là ?o thực sự một mớ hỗn độn kỳ lạ?, có thể tưởng tượng như một lực đẩy đàn hồi và vì vậy không thể tụ lại và chuyển hóa thành các hạt vật chất (như năng lượng thường ?" theo thuyết Bigbang). Chúng ta đã biết các động thái của chúng, nhưng lại không hề biết chúng là cái gì?. Trong khi các nhà thiên văn học quan sát ngày càng sâu vào trong vũ trụ, và họ càng có thêm nhiều bằng chứng về năng lượng tối, cùng lúc đó, các nhà vật lý lý thuyết lại tập trung vào việc giải thích bản chất các lực đó vận hành như thế nào. Và tại thời điểm này, theo như lời Gsư Turner, mọi lời giải thích của các nhà vật lý đều có lý cả.
    Ông nói:? Chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu một cuộc điều tra, hiện truờng còn rất mới mẻ. Một giai đoạn cần nhiều sự sáng tạo, và lúc này đây chính là thời điểm đưa ra các ý tưởng ?o.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Vành đai vật chất tối bí ẩn trôi ở khu vực siêu thiên hà ZwCl0024+1652. Đây là bằng chứng rõ rệt nhất về sự có mặt của vật chất tối cho tới nay. Theo các nhà thiên văn học, vành đai trên là kết quả của sự hợp nhất giữa hai siêu thiên hà khổng lồ.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO HỎA VÀ TRÁI ĐẤT ĐANG XÍCH LẠI GẦN NHAU
    Theo các tính toán của Nasa, khi bạn vừa đọc xong dòng chữ này, sao Hỏa đã tiến gần hơn tới Trái đất khoảng 40km!.
    Trái đất và sao Hỏa đang tiến lại gần nhau, và đó là một tin vui đối với những người quan tâm tới việc quan sát bầu trời đêm, nhất là những ngưòi yêu thích hành tinh Đỏ.
    Thực sự là thế nào? Trái đất và sao Hỏa cùng quay quanh Mặt trời, Trái đất ở quỹ đạo trong, còn sao Hỏa bay trên quỹ đạo kế tiếp. Theo các quy luật vật lý, những thiên thể quay ở vòng trong sẽ có chu kỳ quay ngắn hơn. Trái đất của chúng ta có chu kỳ quay là 365 ngày, trong khi sao Hoả quay một vòng xung quanh Mặt trời hết 687 ngày (Trái đất). Như vậy cứ 26 tháng, Trái đất và sao Hoả lại ở vị trí gần nhau nhất (ở vị trí thẳng hàng và cùng một phía so với Mặt trời).
    Khi hai hành tinh này ở vị trí trên, sao Hỏa sẽ có độ sáng lớn nhất do góc nhìn từ Trái đất xấp xỉ 90 độ và khoảng cách cũng gần nhất.
    Ở giai đoạn Trái đất và sao Hỏa đang tiến gần tới vị trí thẳng hàng như trên, khoảng cách giữa chúng giảm rất nhanh, và Nasa đã lợi dụng điều đó để phóng các tầu thăm dò lên sao Hỏa, ví dụ vừa rồi họ đã phóng tàu Phoenix.
    Ngay thời điểm này (ngày 22/8), khoảng cách giữa hai hành tinh đang rút ngắn lại với một tốc độ là 35400km/giờ hay 40km trong thời gian trung binh đọc một dòng chữ (khoảng 4 giây đồng hồ).
    Cho tới cuối tháng 9 năm nay, sao Hỏa sẽ chở thành một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời và khoảng cách ngắn nhất tới Trái đất sẽ đạt được vào tháng 12. Khi đó sao Hỏa sẽ sáng hơn bất kỳ một ngôi sao nào khác trên bầu trời đêm (vì tại thời điểm đó sao Kim đang là sao Mai và chỉ xuất hiện vào sáng sớm).
    Có thể bạn đã nghe ở đâu đó một thông tin là sao Hỏa sẽ sáng át cả Mặt trăng vào ngày 27/8 tới !!!. Điều đó là không đúng sự thật. Nhưng tin đồn thất thiệt này vẫn lan truyền trên các email hay tin nhắn điện thoại và nhiều người vẫn gọi đó là trò chơi khăm sao Hỏa. Nhưng có lẽ năm nay, tin đó có một phần sự thật, vào ngày 28/8, khi nguyệt thực xẩy ra, không chỉ sao hỏa mà một số sao khác cũng có thể sáng át cả Mặt trăng, nhưng đó là ngày 28 chứ không phải 27/8.
    Cứ đến tháng 8, các thể loại email hay tin nhắn về trò bịp sao Hỏa được phát tán khắp nơi. Trò lừa đảo này xuất phát từ năm 2003, khi sao Hỏa và Trái đất ở vị trí gần nhau nhất (và phải hàng nghìn năm sau mới lặp lại). Nhưng sự gần hơn đó không đáng kể gì so với khoảng cách giữa sao Hỏa và Trái đất.
    Để hiểu rõ hơn sự vô lý của các tin nhắn trên, các bạn thử làm vài con tính nhỏ. Khoảng cách gần nhất của sao Hỏa tới Trái đất là khoảng 80 triệu km, gấp tới 208 lần khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất (~384000km). Nếu sao Hỏa to bằng Mặt trăng, có nghĩa là góc nhìn của chúng từ Trái đất băng nhau, vậy đường kính của sao Hỏa phải gấp 208 lần đường kính Mặt trăng, và điều đó đồng nghĩa với việc sao Hoả to bằng 1/2 Mặt trời và gấp 5 lần sao Mộc !!!.
    Trển thực tế, không bao giờ sao Hoả có thể to hay sáng bằng Mặt trăng trên bầu trời của Trái đất. sao Hỏa mãi mãi cũng chỉ có thể là một chấm sáng nếu nhìn bằng mắt thường. Trong suốt tháng 8 này, độ sáng của sao Hỏa luôn tăng lên. Chỉ cần với một kính viễn vọng loại thường thì sao Hỏa đã hiện lên như một đĩa mầu hung đỏ và có thể phát hiện được một vài chi tiết trên đó.
    Phỏng theo Space.com
    [​IMG]
    Liệu có thể có hình ảnh này?
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 23/08/2007
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nhưng có lẽ năm nay, tin đó có một phần sự thật, vào ngày 28/8, khi nhật thực xẩy ra, không chỉ sao hỏa mà một số sao khác cũng có thể sáng át cả Mặt trăng, nhưng đó là ngày 28 chứ không phải 27/8.
    ------------------------
    Thohry nhầm Nguyệt thực với Nhật Thực
    Chỗ này không dùng cho người quan sát ở VN được do Nguyệt Thực vào chiều tối . Anh chỉnh chút rồi post qua web vietastro.org nhé !
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 23/08/2007
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Gõ nhầm. Thanks
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦN SUẤT NGUYỆT THỰC, NGUYỆT THỰC KÉP
    [​IMG]
    Chỉ mấy hôm nữa người dân ở các khu vực châu Mỹ, vùng Thái bình dương và một phần châu Á sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Theo các số liệu của Nasa, nguỵêt thực lần này sẽ kéo dài 1 giờ 31 phút tính cho thời gian Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn. Thời điểm Mặt trăng bắt đầu đi vào vùng tối umbra là 4h51?T PM giờ Việt Nam vào khi nó ra khỏi vùng umbra là 8h24?T tối. Thời điểm Mặt trăng ở vào chính giữa nguyệt thực là 6h37?T PM. Như vậy ở Việt nam khó có thể theo dõi khi trăng bắt đầu bị gấu ăn, nhưng giai đoạn sau thì nhìn khá rõ, vì lúc đó trời đã tối.
    Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng nhật thực hoàn toàn không có gì phức tạp, đó là khi 3 thiên thể Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng xắp thành hàng một, và bóng của Trái đất sẽ che khuất Mặt trăng. Bóng của Trái đất gồm 2 phần, phần trong bị che phủ hoàn toàn (Umbra) và phần ngoài gọi là vùng nửa tối (Penumbra). Nếu Mặt trăng đi hoàn toàn vào vùng umbra, ta sẽ có nguyệt thực toàn phần, nếu Mặt trăng chỉ đi một phần vào vùng này, ta có nguyệt thực một phần, khi đó Mặt trăng sẽ bị che mất một phần. Nếu Mặt trăng chỉ đi qua vùng bên ngoài Penumbra, lúc đó ta có nguyệt thực nửa tối, khi đó bóng trăng chỉ mờ đi mà không bị khuyết bởi bóng của Trái đất (Xem hình trên). Những kiến thức trên, có lẽ nhiều bạn đã được biết từ khi còn ngồi ghế của nhà trường phổ thông cấp II hoặc thậm chí cấp I.
    Tại sao khi nguyệt thực xẩy ra, Mặt trăng thường có mầu đỏ ?
    Chúng ta biết rằng, bầu khí quyển của Trái đất khá dầy đặc so với không gian xung quanh. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển, chúng bi hấp thụ một phần bởi bụi, hơi nýớc và bản thân các phân tử không khí. Sự hấp thụ này xẩy ra mạnh hơn với các tia ánh sáng có bước sóng ngắn (các mầu lam tím), bởi vậy các tia sáng có bước sóng dài hơn sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn sau khi toàn bộ chùm sáng đi qua bầu khí quyển. Chính vì vậy ta sẽ thấy phần Mặt trăng sắp bị che lấp sẽ có mầu đỏ. Vùng bóng che phủ hoàn toàn (umbra) không hoàn toàn tối đen, mà một số tia sáng (chủ yếu là tia đỏ) bị khúc xạ và khi Mặt trăng đi vào vùng umbra, chúng ta thấy bóng trăng vẫn hiện lên với mầu đỏ là chủ yếu. Hiện tuợng này cũng giải thích tại sao vào buổi sáng sớm, Mặt trời có mầu đỏ ối. Con nguời cũng áp dụng hiện týợng này vào trong thực tế. Các đèn báo nguy hiểm, đèn phanh, đèn giao thông, đèn báo trên đỉnh toà nhà v.v. thường làm với ánh sáng đỏ, bởi lẽ nó truyền đuợc xa nhất trong không khí so với các mầu khác.
    Nguyệt thực xẩy ra với tần suất như thế nào?
    Chúng ta đã biết, Mặt trăng quay quanh Trái đất với chu kỳ khoảng 27,3 ngày và trên một mặt phẳng lệch với mặt phẳng của Trái đất xung quanh Mặt trời (mặt phẳng Hoàng đạo) là 5 độ. Trái đất lại quay quanh Mặt trời với chu kỳ 365,24 ngày và cùng chiều quay. Như vậy chu kỳ quay của Mặt trăng đối với hệ Mặt trời ?" Trái đất là 29,5 ngày, đúng bằng một tháng âm lịch trung bình.
    Nếu Mặt trăng quay cùng trong một mặt phẳng với trái đất thì chúng ta đã có nguyệt - nhật thực xẩy ra hàng tháng (mà nếu điều đó là sự thực, cũng chẳng ai để ý tới nguyệt thực làm gì nữa). Do mặt phẳng của Mặt trăng lệch 5 độ so với mặt phẳng của Trái đất, nên trong một năm, sẽ chỉ có khoảng 2 lần chúng ta có được dõi nguyệt thực, khi mà Mặt phẳng Hoàng đạo và Bạch đạo (mặt phẳng của Mặt trăng quay quanh Trái đât) cắt nhau theo một đường trùng với đường thẳng nối Mặt trời và Trái đất..
    Nếu mặt phẳng Bạch đạo cố định, chúng ta sẽ chắc chắn chỉ có 2 lần trong năm được xem nguyệt thực, nhưng trên thực tế, mặt phẳng này cũng dao động và khoảng cách giữa 2 lần xuất hiện nguỵêt thực (toàn phần) cũng giảm đi, khoảng 177 ?"178 chứ không phải 6 tháng (xấp xỉ 5 tháng 25 ngày). Ví dụ trong năm 2007, kỳ nguỵêt thực toàn phần lần thứ nhất là vào ngày 3/3, tính cho tới hôm 28/8 tới vừa đúng 178 ngày. Theo cách tính đó, kỳ nguyệt thực tới sẽ rơi vào khoảng 21 ?" 22 tháng 2 năm 2008 .
    Tuy nhiên cũng có khả năng 2 kỳ nguyệt thực xẩy ra liên tiếp trong 2 tháng. Đó là lúc mà ở kỳ nguyệt thực thứ nhất, Mặt trăng chỉ sượt qua bóng trái đất ở về một bên, sang tháng tiếp theo, nó lại sượt về phía bên kia. Hiện tuợng này được gọi là nguỵêt thực kép. Như vậy khi nguỵêt thực kép xảy ra, sẽ không bao giờ có nguyệt thực toàn phần cả. Theo lịch của Nasa, năm 2002 đã xẩy ra nguyệt thực kép và tới năm 2009 lại xẩy ra một lần nữa (vào 7/7 và 6/8). Như vậy tính cả nguỵêt thực kép, trong một năm có thể có tối đa 5 lần nguỵêt thực, nhưng trên thực tế, điều đó rất ít xẩy ra. Ngay cả trường hợp một năm 4 lần nguyệt thực cũng khá hiếm và khi đó thì chúng ta thường chỉ được xem nguyệt thực một phần hay nguỵêt thực nửa tối (penumbra) mà thôi, chẳng hạn năm 2009 sẽ có 4 lần, trong đó có một lần kép và không hề có nguyệt thực toàn phần
    Nguyệt thực xẩy ra vào ngày nào trong tháng?
    Theo dương lịch, vị trí của Mặt trăng so với Trái đất không có ý nghĩa gì, bởi vì dương lịch chỉ tính ngày, tháng dựa trên vị trí của Trái đất so với Mặt trời. Nhưng các nhà làm lịch có chia sự "quay" của Mặt trăng làm 4 pha : trăng non, trăng nửa đầu, trăng tròn và trăng nửa cuối. Trăng tròn đại diện cho thời điểm Mặt trăng nằm ở phía đối diện với Mặt trời nếu tính Trái đất làm trung tâm. Như vậy, nếu chúng ta theo dõi lịch pha của Mặt trăng (moon phase), nguyệt thực phải xẩy ra vào ngày chính giữa của chu kỳ trăng tròn.
    Nhưng lịch của người phương đông hay còn gọi là âm lịch thì lại có liên hệ mật thiết tới chu kỳ của Mặt trăng. Các nhà làm lịch phương đông đã dựa trên vị trí của Mặt trăng đề làm lịch, do vậy, ngày trăng tròn cũng chính là ngày rằm (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn ngày do vị trí đông-tây và do giờ). Như vậy, nguỵêt thực thường xẩy ra vào ngày rằm hoặc trước hoặc sau chỉ một ngày. Năm nay, nguỵêt thực toàn phần lần thứ nhất xẩy ra vào ngày 3/3 là nhằm ngày 15 âm, còn nguyệt thực 28/8 tới đây xẩy ra vào 16 âm (chậm 1 ngày). Từ đây cũng có thể suy ra, nhật thực phải xẩy ra vào các ngày trăng non, hay theo âm lịch thì đó là các ngày mùng 1 hoặc 30 hàng tháng. Ví dụ năm 2007 có 2 lần nhật thực (một phần): lần thứ nhất vào ngày 19/3 đúng ngày 1/2 âm, và lần thứ 2 vào 11/9 cũng đúng vào ngày 1/8 âm. (dân Mỹ chắc sợ nhật thực ngày 11/9 này lặm, bởi nó nhắc lại một kỷ niệm buồn).
    [​IMG]

    Hành trình Mặt trăng trong nguyệt thực ngày 28/8/07 . Giờ trong hình tính theo giờ Mỹ-Thái bình dương, cộng thêm 15h ta được giờ Việt Nam.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VI KHUẨN CŨNG ĐƯỢC BAY VÀO VŨ TRỤ
    Các nhà du hành vũ trụ không phải là những sinh vật sống duy nhất có mặt trong chuyến bay của tầu Con thoi Endeavour mới hạ cánh tuần trước. Trên đó còn có các con vi trùng gây bệnh. Chúng đã trải qua các giai đoạn phát triển và sau đó được làm lạnh thâm độ trong tình trạng không trọng lượng trước khi chở về Trái đất.
    Các nhà khoa học đã thiết kế các ống nghiệm được hàn kín trong chứa đầy vi trùng gây bệnh viêm phổi Strep pneumoniae(một dạng liên cầu khuẩn). Vi trùng này là nguyên nhân của một số các bệnh nhiễm khuẩn khác với những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém.
    Theo giáo sư David Niesel, một nhà vi sinh vật học tại khoa Y , ĐHTH Texas, thì thí nghiệm này sẽ giúp các nhà khoa học khám phá ra các nguy cơ mắc bệnh của con người trong vũ trụ. Ông nói:? Nếu người ta ở càng lâu trong vũ trụ, hệ miễn dịch của họ sẽ suy giảm. Có các bằng chứng cho thấy rằng các vi khuẩn cũng thay đổi tính chất của chúng trong tình trạng không trọng lượng. Chúng nhanh hơn, tỏ ra nguy hiểm hơn và có khả năng kháng thuốc mạnh hơn?.
    Vi khuẩn Strep. pneumoniae thường thì tỏ ra không nguy hiểm, nhưng Niesel cho rằng chúng không bao giờ từ bỏ cơ hội nếu gặp một cơ thể có hệ miễn dịch yếu và biến chứng thành một căn bệnh nguy hiểm. Các vi khuẩn này có thể nguy hiểm đối với các nhà du hành sống trên các chuyến bay vũ trụ dài ngày, bởi khi đó hệ miễn dịch của họ đã bị suy giảm. Vi khuẩn Strep pneumoniae là một mầm bệnh nguy hiểm đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Theo Niesel, đó là nguyên nhân số 1 của các bệnh viêm phổi trong cộng đồng cũng như có liên hệ tới các bệnh nhiễm trùng máu và bệnh viêm màng não.
    Mặc dù điều kiện thí nghiệm trên tầu con thoi không được tốt như dưới đất và rất chật chội, Niesel và các đồng nghiệp vẫn muốn tìm hiểu vi khuẩn S. pneumoniae phát triển như thế nào trong tình trạng không trọng lượng. Trước đó, một số các vi khuẩn gây bệnh khác cũng đã từng được thí nghiệm trên các tầu con thoi.
    Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã đưa lên tầu con thoi 6 ống nghiệm đựng vi khuẩn đã được giữ đông thâm độ (-95oC) và được hàn kín . Sau khi đã vào tình trạng không trọng lượng, các nhà du hành sẽ gia nhiệt cho các ống nghiệm để các vi khuẩn có thể phát triển bình thường. Sau 15 giờ 30 phút, các vi khuẩn lại được đưa về tình trạng lạnh thâm độ để làm ngừng hoàn toàn sự sinh sôi nầy nở của chúng. Giáo sư Niesel nói:? Việc làm lạnh đó đã khoá các vi khuẩn ở đúng trạng thái trước khi đông lạnh. Do vậy chúng tôi có được một bức tranh rõ ràng về các vi khuẩn đã phát triển thế nào trong tình trạng không trọng lượng.? Trong khi các ống nghiệm đang được thí nghiệm trên vũ trụ, Niesel và các đồng nghiệp cũng tiến hành các thì nghiệm tương tự ở dưới mặt đất để làm mẫu đối chứng.
    Giáo sư Niesel nói:? Chúng tôi cho rằng sẽ tìm được chênh lệch giữa vi khuẩn ở điều kiện bình thường và vi khuẩn ở điều kiện không trọng lượng. Cả hai nhóm vi khuẩn và vi khuẩn đối chứng đã đựơc thực hiện thí nghiệm chính xác về mặt thời gian?.
    Các nhà nghiên cứu hy vọng những thí nghiệm này sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về sự thích nghi với các môi trường sống đặc biệt của các vi khuẩn. Các thí nghiệm cũng giúp trả lời câu hỏi liệu loài vi khuẩn gây bệnh này có phải là nguyên nhân cho các mối quan ngại về sức khỏe cho những du hành gia thực hiện những chuyến bay dài ngày.
    Theo Livescience.com
    [​IMG]
    Tầu Endeavour hạ cánh hôm 21/8/08. Đây là chuyến bay thứ 20 của tầu con thoi Endeavour, và là chuyến bay thứ 119 của các tầu con thoi, trong đó có 20 lần cập bến ISS.

Chia sẻ trang này