1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thohry có nhầm lẫn về giờ giác chút do khi chuyển đối giờ Việt Nam phải sớm hơn 1 tiếng nữa
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Hôm nay nguyệt thực thế nào bác?, em không được xem, chỉ mong nghe các bác tả lại.
    Để em soát lại xem sai ở đâu. Giờ Pacific Mỹ là -8 so với GMT, giờ Việt nam là +7, như vậy giờ Việt Nam so với giờ Pacific là 15 giờ. Có nghĩa là ở vùng bờ Tây nước Mỹ đang là 2h sáng thì ở VN sẽ là 17h hay 5 giờ chiều.
    Như vậy theo như số liệu của Nasa ở hình trên, có 5 mốc thời gian:
    1. Trăng bắt đầu vào vùng tối là 1:51am hay 16:51 giờ VN.
    2. Trăng vào hoàn toàn vùng tối là 2:52am hay 17:52 giờ VN
    3. Trăng ở giữa vùng nguyệt thực là 3:37 am hay 18:37 giờ VN
    4. Trăng bắt đầu ra khỏi vùng tối là 4:22 am hay 19:22 giờ VN
    5. Trăng ra khỏi vùng tối hoàn toàn lúc 5:24am hay 20:24 giờ VN.
    Nếu theo các số liệu thì có lẽ em không sai, còn theo thực tế quan sát nguyệt thực thì em không biết, vì không có cơ hội.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác Fairydream, em sai thật. Chỉ vì theo cái bảng giờ của máy tính nó ghi là Pacific Time = GMT -8. Mà trong bảng của Nasa thì nó ghi là Pacific Daylight Time. Thực ra giờ Pacific Daylight Time là GMT -7. Như vậy giờ Việt Nam chỉ còn sớm hơn có 14 tiếng. Mọi mốc thời gian đều sớm hơn 1 giờ. Thành thực xin lỗi mọi nguời.
    Như vậy nếu thời tiết tốt vẫn có thể xem trăng chui ra khỏi bóng của Trái đất lúc trong khoảng từ 7hkém cho tới 7h24phút.
    [​IMG]
    Giờ Pacific Time (Trong list này không có Pacific Daylight Time).

  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chiều vội quá nên không nói ! Thường nó dùng PST : Pacific Standard Time. Đến Hè dùng Pacific DayLight Time. Lý đo để phù hợp thời gian với sinh hoạt theo ngày và đêm.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐÃ TÌM RA NGUỒN GỐC THIÊN THẠCH HỦY DIỆT LOÀI KHỦNG LONG 65 TRIỆU NĂM TRƯỚC
    Thiên thạch khổng lồ được coi như là nguyên nhân chấm dứt sự tồn tại của loài khổng long và các sinh vật khác trên Trái đất khoảng 65 triệu năm trước đã được các nhà nghiên cứu tìm ra nguồn gốc: đó là do một biến cố lớn của vành đai thiên thạch (astroid belt) trong hệ Mặt trời.
    Một nhóm nghiên cứu hỗn hợp Mỹ - Tiệp, bao gồm các nhà khoa học của viện nghiên cứu Tây ?"Nam , Hoa kỳ và của Đại học tổng hợp Charles Praha đã cho rằng thiên thạch gốc của thiên thạch Baptistina (298) đã bị vỡ khi nó bị va bởi một thiên thạch khác và đã tạo ra hàng loạt các mảnh vỡ lớn mà có thể đó chính là tác giả của miệng hố (crater) Chicxulub ở bán đảo Yucatan (Mêhicô) cũng như miệng hố khổng lồ Tycho trên Mặt trăng.
    Nhóm nghiên cứu bao gồm tiến sĩ William Bottke, tiến sĩ David Vokrouhliky và tiến sĩ David Nesvorny đã kết hợp các quan sát thiên văn với những tính toán mô phỏng để nghiên cứu sự va chạm của thiên thạch Baptistina và các ảnh hưởng tiếp theo của nó. Các nhà nghiên cứu tập trung vào vấn đề các mảnh vỡ của Baptistina đã ảnh hưởng như thế nào tới Trái đất và Mặt trăng.
    Thiên thạch gốc khổng lồ Baptistina có đường kính xấp xỉ 170km và có tính chất giống như các thiên thạch dạng cácbon gốc. Khi Baptistina ''mẹ'' bị một thiên thạch khác nhỏ hơn (đường kính 60km) đâm phải, thì nó đang bay trong quỹ đạo ở phần trong cùng của vành đai thiên thạch (astroid belt). Vụ va chạm khủng khiếp này đã tạo ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là các thiên thạch thuộc họ Baptistina, đó là một nhóm các thiên thạch có quỹ đạo khá giống nhau. Theo mô phỏng của nhóm nghiên cứu, nhóm các thiên thạch này ban đầu có tới hơn 300 vật thể có đường kính lớn hơn 10km và 140 nghìn thiên thạch có đường kính từ 1km trở lên.
    Sau khi đã được hình thành, quỹ đạo bay của các mảnh vỡ bị thay đổi dần dần do các ''lực nhiệt'' tạo thành khi chúng hấp thụ ánh sáng Mặt trời và bức xạ ra năng lượng dạng nhiệt. Theo TS. Bottke, bằng cách mô hình hóa cẩn thận các hiệu ứng nhiệt và khoảng cách bay được của các mảnh vỡ có kích thước khác nhau từ điểm va chạm đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã xác định được rằng vụ va chạm khủng khiếp của Baptistina xẩy ra khoảng 160 triệu năm trước đây với độ chính xác +-20 triệu năm.
    Nhóm thiên thạch Baptistina dần dần bị nở rộng thêm và trôi vào khu vực ?ođường cao tốc?, nơi chúng có thể thoát khỏi khu vực vành đai tiểu hành tinh và trở nên có các quỹ đạo khác thường. Một vài trong số chúng có thể giao cắt với quỹ đạo của Trái đất. Các kết quả mô phỏng của nhóm cũng cho thấy rằng khoảng 20 % các mảnh lớn thuộc nhóm thiên thạch Baptistina đã biến mất theo cách này, trong đó có tới 2% số mảnh đã va vào Trái đất, chiếm phần lớn các vụ va chạm thiên thạch nói chung với Trái đất.
    Kết luận trên của các nhà nghiên cứu được chứng thực bởi lịch sử các vụ va chạm trên Trái đất và cả trên Mặt trăng. Cả hai thiên thể đều thể hiện sự xuất hiện các miệng hố thiên thạch với tần suất lớn trong khoảng 100 tới 150 triệu năm trước đây. Theo như TS. Nesvorny, vụ ?otai nạn? Baptistina đã tạo ra một đợt các va chạm trên Trái đất và Mặt trăng mà đỉnh điểm là khoảng 100 triệu năm trước đây. Kết luận này khá phù hợp với các số liệu về lịch sử các cuộc va chạm thiên thạch trên 2 thiên thể gần gũi nhất với chúng ta.
    Tiến sĩ Bottke nói:? Chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của trận mưa thiên thạch do Baptistina gây ra. Các tính toán mô phỏng của chúng tôi cho thấy rằng khoảng 20% các thiên thạch gần Trái đất ngày nay có thể bắt nguồn từ vụ va chạm khủng khiếp Batistina.
    Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát nguồn gốc của miệng hố thiên thạch Chicxulub rộng tới 180km. Đây là kết quả của vụ va chạm của thiên thạch Chicxulub với Trái đất, vụ mà được cho là nguyên nhân dẫn tới sự tiệt chủng của các loài khủng long 65 triệu năm trước đây. Các nghiên cứu về các mẫu bùn đất tại khu vực cùng với một thiên thạch đã lao vào Trái đất trong khoảng thời gian đó còn sót lại đã cho thấy rằng thiên thạch Chicxulub có thành phần cấu tạo gốc các bon gốc, rất giống với thiên thạch nổi tiếng Murchison (thiên thạch Murchison rơi vào Úc châu năm 1969). Thành phần cấu tạo này loại bỏ phần lớn các giả thiết thiên thạch Chicxulub xuất phát từ các nhóm thiên thạch khác ngoài Baptistina. Các tính toán mô phỏng của nhóm nghiên cứu đã đưa ra con số xác suất thiên thạch Chicxulub xuất phát từ các mảnh vỡ của Baptistina lên tới 90 % .
    Các số liệu mô phỏng cũng đưa ra con số xác suất là 70% về khả năng miệng hố thiên thạch Tycho trên Mặt trăng cũng bị gây ra bởi một mảnh vỡ Baptistina 108 triệu năm trước đây. Miệng hố Tycho nổi tiếng bởi kích thước lớn của nó với đường kính khoảng 85km. Đó là một miệng hố trẻ với những tia bắn xa tới 1500km trên bề mặt Mặt trăng. Theo tiến sĩ Vokrouhlicky, xác suất trong trường hợp này nhỏ hơn trường hợp của miệng hố Chicxulub bởi vì họ không thể có được thông tin về cấu tạo của thiên thạch đã gây ra miệng hố Tycho đó.
    Nghiên cứu này còn cho thấy rằng các quá trình phát triển động học, va chạm của vành đai tiểu hành tinh có thể giúp hiểu rõ thêm lịch sử hình thành về địa chất và cổ sinh học của Trái đất. Đúng như Dr. Bottke nói :? Các vụ va chạm lớn trong vành đai thiên thạch thường có liên hệ theo một cách nào đó tới các sự kiện trên Trái đất, Mặt trăng cũng như các hành tinh khác. Cuộc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục?.
    Theo Astronomy
    [​IMG]
    Minh họa vụ va chạm thiên thạch Chicxulub với Trái đất 65 triệu năm trước đây. Các loài khủng long cũng bị tiệt chủng từ đó.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Miệng hố Tycho trên Mặt trăng có thể nhìn rõ qua ảnh nguyệt thực hôm 28/8/07
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HY VONG CHO TRAI ĐẤT : MỘT HÀNH TINH ĐÃ THOÁT HIỂM SAU KHI SAO MẸ CỦA NÓ TRỞ THÀNH MỘT SAO KHỔNG LỒ ĐỎ
    Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh ?~thoát chết?T sau khi ngôi sao mẹ của nó đã trương nở thành một sao khổng lồ đỏ. Thông tin này là một tia hy vọng cho Trái đất của chúng ta có thể thoát hiểm trong tương lai xa một khi Mặt trời trở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ.
    Phát hiện trên sẽ được đăng tải trong số 13/9 của tạp chí Nature, nó có thể là một bước mở đầu cho các nhà khoa học tìm kiếm các hành tinh thoát hiểm các vụ trương nở sao đỏ khác. Ngược lại, điều đó cũng có thể dẫn tới câu trả lời cho một câu hỏi lý thú của khoa học thiên văn: liệu Trái đất có sống sót khi Mặt trời trương nở trong quá trình trở thành sao khổng lồ đỏ sau vài tỷ năm nữa?
    Roberto Silvotti, một thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia Italia tại Napoli đã nói:?Việc chúng tôi tìm ra hành tinh này chứng minh một điều rằng một hành tinh có quỹ đạo quay gần với sao mẹ vẫn có thể sống sót sự trương nở khi ngôi sao đó trở thành sao khổng lồ đỏ.?

    V 391 Không phải là một sao khổng lồ đỏ điển hình

    Ngôi sao mẹ có tên là V 391 Pegasi thuộc về một nhóm hiếm các sao khổng lồ đỏ trung gian dạng B (B-typed trong biểu đồ Hertzsprung-Russell). Các sao dạng này đã phát tán vỏ hydrô của mình quá sớm ra không gian xung quanh.
    Đã có lúc, V391 Pegasi đã từng là một ngôi sao rất giống với Mặt trời của chúng ta.
    Khi một ngôi sao phát triển và ?ogià? đi, nhân của nó cạn dần nhiên liệu hydrô. Phần nhân bị co lại và phải đốt khí hêli làm nhiên liệu thay vì hydrô trong khi vỏ của nó giãn nở lên khoảng 100 lần. Các nhà khoa học cho rằng, Mặt trời của chúng ta sẽ phải trải qua sự giãn nở tương tự khi nguồn khí hydrô bị cạn kiệt trong khoảng 5 tỷ năm nữa.
    Sau một thời gian, hầu hết các sao khổng lồ đỏ (KLĐ) phát tán lớp vỏ bên ngoài để tạo thành các đám tinh vân hành tinh, còn bản thân mình thì trở thành một nhân sáng, đặc, với cái tên ?~sao lùn trắng?T (white dwarf).
    Nhưng vì một số nguyên nhân chưa được làm rõ, sao V391 Pegasi đã phát tán vỏ ngoài của nó sớm hơn thường lệ, trước cả khi nhân của nó chuyển sang ?osử dụng? nhiên liệu hê-li. Điều đó đã làm bộc lộ phần lõi trắng đặc mặc dù nó vẫn chưa ?ochết? hoàn toàn. Chỉ có khoảng 2% các ngôi sao đã đi qua giai đoạn KLĐ là được cho rằng đã trải qua sự phát tán khối lượng khủng khiếp tương tự như sao V 391 Pegasi.
    Theo Silvotti thì đây là một trường hợp khá đặc biệt bởi vì có tới 98% các ngôi sao không bị mất khối lượng khi trở thành sao KLĐ bởi thế chúng không biến thành sao trung gian (subdwarf). Ông cho rằng đó là một kênh tiến hóa khá đặc biệt.
    Thậm chí còn đặc biệt hơn, sao V391 Pegasi phát sáng theo nhịp xung: tối - sáng với chu kỳ vài phút một. Bằng cách đánh dấu các quan sát theo xung của ngôi sao này trong vòng 7 năm, nhóm nghiên cứu của Silvotti đã phát hiện được một hành tinh khí khổng lồ quay quanh sao này. Chính lực hấp dẫn của hành tinh này đã làm cho ngôi sao mẹ bị lắc và ánh sáng của nó khi tới Trái đất thay đổi theo chu kỳ. ?o Đây là một hành tinh đầu tiên được phát hiện sau khi ngôi sao mẹ của nó đã đi qua giai đoạn sao KLĐ?, Silvotti đã nói như vậy.

    Thoát chết trong gang tấc

    Hành tinh này có khối lượng gấp sao Mộc khoảng 3 lần và hiện tại nó quay quanh sao mẹ với khoảng cách xấp xỉ 1,7 AU (hơi lớn hơn khoảng cách từ sao Hỏa tới Mặt trời). Đơn vị AU là khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời. Các nhà khoa học cho rằng trong khi sao V391 Pegasi ở trong giai đoạn KLĐ, khoảng cách giữa nó tới hành tinh đó là chỉ có 1 AU bằng đúng khoảng cách Trái đất - Mặt trời hiện nay.
    Các nhà khoa học cho rằng, sự sống sót của hành tinh đó có liên quan tới sự phát tán vật chất sớm của sao V391 Pegasi, nhưng để khẳng định điều này, cần phải tìm thêm các bằng chứng khác nữa. Jonathan Fortney, một nhà thiên văn học tại Trung tâm nghiên cứu Armes của Nasa ở California đã nói : ?oNếu chúng ta tìm đựơc các ngôi sao tương tự thế và có hành tinh thì lúc đó thể chắc chắn hơn về sự liên quan giữa sự tồn tại của hành tinh và sự mất khối lượng sớm của các sao đó. Nhưng vẫn chưa thể có một cách giải thích thống nhất là tại sao điều đó lại xẩy ra?.
    Bởi vì có rất ít các sao KLĐ sẽ đi theo con đuờng phát triển của sao V 391 Pegasi, nghiên cứu mới này không hề nói về vấn đề liệu Trái đất của chúng ta sẽ bị nuốt chửng bởi Mặt trời hay không. Theo Silvotti, trong quá trình Mặt trời biến thành sao KLĐ, gần như là chắc chắn là hai hành tinh ở phía trong nhất là sao Thủy và sao Kim sẽ bị ?ohóa hơi?, còn sao Hoả thì ?othoát chết?.
    ?oTrái đất ở vị trí trung gian bởi vậy chúng ta không thể chắc chắn?, ông nói.
    Silvotti cho rằng phát hiện mới này sẽ khuyến khích các nhà khoa học tìm thêm các hành tinh khác đã thoát khỏi thời kỳ KLĐ của sao mẹ. Có thể khi đó, khi đã đầy đủ thông tin, số phận của Trái đất sẽ được xác định.
    Silvotti nói :? Tôi chắc chắn một điều rằng, phát hiện này sẽ làm cho các nhà khoa học phải đi tìm các hệ sao-hành tinh tương tự, và khi đó, chỉ vài năm nữa thôi, chúng ta sẽ có đủ dữ liệu cho các mô hình toán học. Với đầy đủ các dữ liệu, chúng ta sẽ có thể mô phỏng các hịên tượng sẽ xẩy ra khi Mặt trời chuyến sang giai đoạn sao KLĐ. Và hy vọng rằng cuối cùng chúng ta cũng có thể biết được điều gì sẽ xẩy ra với Trái đất?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Ảnh minh họa sao V391 Pegasi 100 triệu năm trước đây khi nó có kích thước cực đại trong giai đoạn sao khổng lồ đỏ
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO KIM RỰC RỠ LÓNG LÁNH TRƯỚC LÚC BÌNH MINH
    Sao Kim đã bắt đầu ?otái xuất giang hồ? ngay trước rạng đông trong vài tuần vừa qua.
    Khi tháng 9 bắt đầu, sao Kim lộng lẫy với tên gọi sao Mai đã bắt đầu mọc ngay khi tia sáng bình minh đầu tiên xuất hiện, tức vào khoảng 5.00am. Rồi cứ mỗi sáng trôi đi, sao Kim lại mọc cao hơn một chút và độ sáng của nó cũng tăng dần lên.
    Sao Mai sẽ sáng cực đại vào ngày 23 tháng 9 với độ sáng -4,6. Độ sáng của nó khi đó mạnh gấp 19 lần so với sao Sirius, một vì sao sáng nhất trên bầu trời, và sáng hơn sao Mộc tới 10 lần.
    Có thể nhìn được vào cả ban ngày
    Ta có thể nhìn thấy được sao Mai thậm chí cả vào ban ngày. Điều đó có thể thực hiện được nếu bạn biết rõ phải nhìn vào chỗ nào. Những người sống ở nông thôn, nơi không bị ánh điện làm nhiễu đã nói rằng thậm chí sao Mai còn tạo ra bóng lờ mờ (tương tự như bóng người dưới ánh trăng).
    Cách tốt nhất để xem được sao Mai ngay duới ánh sáng ban ngày (buổi sáng) là theo dõi liên tục từ lúc trước bình binh cho tới khi trời sáng hẳn. Vì sao Mai quá sáng, đôi khi nó giống như một chấm sáng trong tấm phông xanh của nền trời.
    Cho tới cuối tháng 9, sao Mai bắt đầu mọc lúc khoảng 3h30 sáng và luôn đi trước Mặt trời khoảng 3 tiếng rưỡi.
    Sao Kim bị rơi vào đường thẳng Trái đất - Mặt trời vào ngày 18/8 vừa qua (thời điểm đó, cả một số ngày trước và sau, ta không thể thấy được sao Kim). Hiện tại, sao Kim đang lách dần qua điểm ?~chết?T đó do nó có tốc độ góc lớn hơn so với Trái đất trong quá trình bay trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời.
    Quan sát với một kính thiên văn trong tháng 9 này, sao Kim sẽ thể hiện là một hình lưỡi liềm lớn, sáng. Càng về cuối tháng, hình lưỡi liềm càng đầy, nhưng tổng thể hình ảnh sao Kim lại bị thu nhỏ do khoảng cách của nó tới Trái đất tăng dần.
    Vào đầu tháng 9, phần sao Kim được chiếu sáng là khoảng 8%, nhưng tới cuối tháng, phần đó đã tăng lên 33% (tương ứng với độ khuyết giảm dần). Nhưng vì cho tới lúc đó nó đã lùi ra xa Trái đất thêm được khoảng 26 triệu km, nên sao Kim chỉ nhỉnh hơn 1/3 so với kích thước chúng ta quan sát được vào lúc đầu tháng 9.
    Kính viễn vọng ?~kỳ diệu?T
    Những ý nghĩ về việc quan sát sao Kim có hình lưỡi liềm đã làm tác giả bài viết này nhớ tới một câu chuyện buồn cười có liên quan tới George Lovi (1939 ?"1993). Ông là một giảng viên đại học, một cây viết về thiên văn có tiếng, và cũng là một người bạn tốt của tác giả.
    Có một lần, vào buổi tối, trong khi đang hướng dẫn một lớp học quan sát thiên văn ở Đài thiên văn thuộc Đại học Brooklyn - New York, bỗng nhiên ống kính thiên văn bị hướng đúng vào sao Kim. Lúc đó sao Kim đang có dạng hình lưỡi liềm mỏng rất đẹp. Thế rồi một sinh viên đang dán mắt vào thị kính cứ khăng khăng là anh ta đang ngắm Mặt trăng chứ không phải sao Kim!. George ôn tồn nói rằng vào lúc đó thậm chí Mặt trăng cũng không có trên bầu trời nữa kia. Anh sinh viên bướng bỉnh cãi lại: ?Thế thì sao ạ? Chẳng phải kính thiên văn được làm ra để chúng ta có thể nhìn được những thiên thể mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường hay sao??.(!!??)
    Trong những tuần tiếp theo, sao Kim (Mai) sẽ trôi dần gần về phía một ngôi sao cũng rất sáng là Regulus và hành tinh sao Thổ. Sao Thổ từng là bạn đồng hành với sao Kim khi nó còn làm nhiệm vụ ngôi sao buổi tối - sao Hôm hồi tháng 7 vừa rồi. Vào cuối tháng 9, sao Kim và Regulus sẽ cách nhau khoảng 7 độ, và 10 độ đối với sao Thổ.
    Vào đầu tháng 10, bộ ba gồm sao Kim, sao Regulus và sao Thổ cùng với Mặt trăng lưỡi liềm sẽ tạo ra một cảnh tượng bắt mắt trên bầu trời trước lúc bình minh.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Vị trí của sao Kim lúc 7h sáng luôn dịch chuyển tính từ giữa tháng 9 cho tới giữa tháng 10. Khu vực quan sát : vĩ độ Bắc trung bình.
    (Ở Việt Nam, nhất là trong thành phố HCM, vào lúc 7:00 AM, trời đã rất sáng nên khó có thể quan sát được)
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 15/09/2007
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    GIẢI THUỞNG CHINH PHỤC MẶT TRĂNG TRỊ GIÁ 30 TRIỆU USD CỦA GOOGLE VÀ X-PRIZE
    Quỹ giải thưởng X PRIZE và công ty Google đã tuyên bố treo Giải thưởng Mặt trăng trị giá 30 triệu đô la cho cuộc đua phóng tầu thám hiểm lên Mặt trăng. Các công ty , tổ chức tư nhân trên toàn thế giới tham gia cuộc thi sẽ cùng đua chế tạo và đưa một thiết bị tự hành lên bề mặt Mặt trăng. Thiết bị tự hành đó phải thực hiện được một số tiêu chí của cuộc đua ví dụ như phải di chuyển được ít nhất 500 m và chuyển tải các file video, hình ảnh và các dữ liệu khác về Trái đất.
    Giải thưởng Google Lunar X Prize này quả thật vô tiền khoáng hậu. Nó khuyến khích các kỹ sư và các nhà sản xuất tư nhân trên khắp thế giới cùng nhau nghiên cứu và sản xuất người máy thám hiểm vũ trụ với giá thành hạ. Quỹ giải thưởng X (X PRIZE Foundation) đã rất nổi tiếng với việc treo giải Ansari X trị giá 10 triệu đô la cho việc phóng vệ tinh địa tĩnh mấy năm trước. Đây là một tổ chức giải thuởng phi lợi nhuận với các mục đích là giúp tìm ra các bước đột phá nhằm giải quyết những thách thức lớn nhất mà thế giới loài người đang phải đối mặt.
    Theo tiến sĩ Peter H. Diamandis, Chủ tịch của X-PRIZE , giải thưởng Google Lunar X Prize nhằm kêu gọi các nhà sản xuất, kỹ sư và thiết kế trên khắp thế giới cùng khám phá môi trường mặt trăng này vì lợi ích của toàn bộ loài người. Ông nói:?Chúng tôi rất tin tưởng rằng các đội dự thi trên toàn thế giới sẽ cùng phát triển các công nghệ người máy và mô phỏng mới mà chúng sẽ giúp làm giảm mạnh các chi phí của các cuộc thám hiểm vũ trụ tiếp theo?.
    Theo ông, việc công ty Google tài trợ tiền giải thưởng và cùng đứng tên nhằm nhấn mạnh mong muốn của ban tổ chức là muốn tìm kiếm các bước đột phá mới và sự đóng góp từ khắp nơi trên toàn thế giới. Ông phát biểu: ?oBằng cách làm việc với công ty Google, chúng tôi mong muốn đưa cuộc thi vũ trụ này tới từng ngôi nhà và từng lớp học. Chúng tôi hy vọng sẽ kích thích trí tưởng tượng của trẻ em trên toàn thế giới?.
    Đôi điều về công cuộc chinh phục Mặt trăng
    Trong suốt những năm 60 của thế kỷ trước, Mỹ và Liên xô đã tham gia vào cuộc đua thám hiểm Mặt trăng lịch sử, và kết quả là họ đã cùng nhau đưa được tổng số 12 người tới Mặt trăng. Kỷ nguyên chinh phục Mặt trăng lần thứ nhất đã kết thúc với việc hai nhà du hành Gene Cernan và tiến sĩ Harrison Schmitt là những người cuối cùng đặt chân lên Mặt trăng trên con tầu Apollo 17 vào tháng 12 năm 1972.
    Cuộc chinh phục lần này: Moon 2.0 (version 2) không đòi hỏi phải ?ocắm cờ và đặt chân? lên đó. Lần này, chúng ta lên đó là để ở lại. Mặt trăng là một bước đi đầu tiên trước khi bước tới phần còn lại của hệ Mặt trời và là một nguồn tạo các giải pháp cho các vấn đề nan giải về môi trường mà chúng ta phải đối mặt trên Trái đất . Chính phủ các nước trên TG cũng đã nhận ra tầm quan trọng của việc khám phá Mặt trăng, các cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ, Nga, Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản và các nước trong cộng đồng châu Âu cũng đang đặt kế hoạch phóng các tầu thăm dò tới Mặt trăng trong thập kỷ tới (Nhật mới phóng tầu Kaguya hôm 13/9).
    Ngày nay, sức mạnh của các tổ chức tư nhân đã được thể hiện qua sự thành công của vệ tinh viễn thông bay trên quỹ đạo địa tĩnh cách Trái đất 24000 dặm (khoảng 39000km). Đó là thành quả của giải thưởng Ansari X PRIZE hồi năm 2004. Giải thưởng Google Lunar X PRIZE lần này yêu cầu các tổ chức tư nhân vươn xa hơn gấp10 lần để có thể tới được Mặt trăng.
    Chi tiết các giải thưởng
    Tổng số tiền thưởng 30 triệu đô la sẽ bao gồm : 20 triệu cho giải nhất, 5 triệu cho giải nhì và 5 triệu cho các giải khuyến khích. Để giành được giải nhất, đội thắng sẽ phải hạ cánh thiết bị rôbốt của mình xuống bề mặt Mặt trăng, sau đó thiết bị sẽ phải di chuyển được ít nhất 500 m và chuyển về Trái đất một đoạn phim video, các hình ảnh và dữ liệu. Giải nhất sẽ có hiệu lực cho tới 31/12/2012. Sau đó sẽ bị rút xuống còn 15 triệu tính tới ngày 31/12/2014. Tới lúc đó cuộc đua sẽ chấm dứt trừ phi công ty Google và Quỹ X PRIZE ra quyết định gia hạn. Đội giành được giải nhì cũng phải đáp xuống Mặt trăng thiết bị tự hành của mình. Thiết bị tự di chuyển được (không nói rõ khoảng cách) và gửi được các số liệu về Trái đất
    Các giải khuyến khích sẽ bao gồm các nhiệm vụ khác như : thiết bị di chuyển được khoảng cách lớn hơn (ví dụ 5000m), chụp hình được các dấu vết con người trên đó (chẳng hạn dấu tích của các tầu Apollo), tìm được dấu vết nước đá, hoặc thiết bị có thể tồn tại qua một đêm trên Mặt trăng (khoảng 14,5 ngày đêm Trái đất). Các tầu vũ trụ tham gia cuộc thi sẽ được trang bị các máy quay video và chụp ảnh phân giải cao. Các camera đó sẽ gửi các hình ảnh về Trái đât và người sử dụng internet có thể truy cập qua website của Google Lunar X PRIZE.
    Tại sao lại chọn Mặt trăng?
    Trong một cuộc điều tra dư luận mới đây, hơn 1/3 dân Mỹ (68%) đã ủng hộ việc quay trở lại với Mặt trăng hơn là các chương trình khác. Một số lợi ích từ việc thám hiểm Mặt trăng bao gồm:
    - Làm khả thi các cuộc thám hiểm trong hệ Mặt trời và xa hơn nữa. Thám hiểm vũ trụ tiêu tốn nhiều tiền bạc bởi vì mỗi một gam vật chất phóng ra khỏi tầm sức hút lớn của Trái đất đều phải trả giá. Mặt trăng có thể đóng vai trò như một kho tự nhiên chứa nguyên vật liệu. Đất trên Mặt trăng chứa 40% khối lượng ô xy mà ô xy lại là 1 thành phần quan trọng trong nhiên liệu tên lửa. Ngoài ra, sức hút của Mặt trăng yếu hơn Trái đất nhiều, do đó ta có thể coi đó là cửa ngõ bước ra ngoài vũ trụ.
    - Nghiên cứu Mặt trăng có thể giúp cứu Trái đất. Trong suốt 30 năm qua, Nasa và bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã thí nghiệm các phương pháp thu năng lượng mặt trời sạch để có thể sử dụng trên Trái đất. Mặc dầu về mặt công nghệ thì đã được giải quyết, nhưng giá thành phóng thiết bị ra khỏi sức hút Trái đất quá cao đã làm ngăn trở dự án. Tuy nhiên, nếu các vật liệu trên Mặt trăng có thể được sử dụng cho việc xây dựng các công trình vũ trụ, năng lượng sạch sẽ được tạo ra 24/24 mà không có chất thải carbon dioxide hay các chất khác có thể làm hại tới hệ sinh vật của Trái đất
    - Chúng ta có thể tìm hiểu về địa chất của Trái đất trong quá khứ. Nhờ vào các mẫu đá và các thông tin khác các nhà du hành Apollo đã đem về, các nhà khoa học đã tin rằng Mặt trăng được tạo ra do một vật thể lớn cỡ một hành tinh nhỏ đâm vào hành tinh Trái đất trước kia . Bằng cách nghiên cứu, khám phá thiên thể gần gũi nhất với chúng ta, chúng ta cũng khám phá luôn các dấu tích của Trái đất cổ đại.
    - Chúng ta có thể nhìn xa hơn vào trong vũ trụ. Mặt trăng có thể tạo điều kiện cho các quan sát thiên văn tốt hơn do không bị cản chở bởi lớp khí quyển dầy đặc như trên Trái đất. Phía bên kia của Mặt trăng chính là một nơi ?oyên tĩnh? nhất do không bị ảnh hưỏng của tầng tầng lớp lớp các sóng vô tuyến điện do con người tạo ra từ Mặt đất. Mặt trăng đã lấy chính bản thân mình để làm tấm lá chắn này. Các tín hiệu thu nhận được từ phía bên kia của Mặt trăng có thể phát hiện được các tia từ khi vũ trụ mới hình thành.
    - Phát triển được các công nghệ và thiết bị mới. Có lẽ Mặt trăng là một môi trường khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt thiếp theo trong tương lai. Để tồn tại và thám hiểm được trên Mặt trăng cần phải có các tiến bộ lớn về mặt công nghệ. Rất nhiều công nghệ trong số đó sẽ lại được ứng dụng vào các mục đích khác trên Trái đất.
    Để có thêm thông tin chi tiết mọi người có thể vào trang web của cuộc thi www.googlelunarxprize.org.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 17:10 ngày 18/09/2007
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Các bạn vào đuờng dẫn www.googlelunarxprize.org ở trên thì bỏ dấu chấm câu đi.

Chia sẻ trang này