1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phong_pleiku

    phong_pleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    HI!
    Mình nghĩ, bạn nên đưa những thông tin khác về thiên văn như, sao chổi, sao băng..., để mọi ngưòi cùng theo dõi. Vì có rất nhiều hiện tượg hay mà k thâynbán đề cập ở đây!
    Cảm ơn!
  2. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    sắp đến giữa tháng 5 rồi đúng không nhỉ !
    vậy là chúng ta sắp được nhắm sao chổi rồi đúng không !
    làm ơn cho em biết là chuỗi ngọc trai ấy xuất hiện vào lúc nào cụ thể được không !
    cảm ơn mọi người !
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Các thông tin về các hiện tuợng thiên văn có thể quan sát đều thông tin chi tiết trong chủ đề Quan sát Thiên văn các bạn chú ý.
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện hệ hành tinh giống hệ mặt trời
    Ngày 18/5, nhờ quan sát bằng kính viễn vọng quang phổ (HARPS) đặt tại La Xinla (Chile), lần đầu tiên một nhóm các nhà khoa học châu Âu đã phát hiện một hệ hành tinh giống hệ Mặt Trời của chúng ta nhất từ trước tới nay.
    Hệ hành tinh này gồm một ngôi sao ký hiệu HD 69830 với 3 hành tinh quay quanh. [​IMG]
    Ngôi sao ký hiệu HD 69830 với 3 hành tinh quay quanh
    Ngôi sao HD 69830 có kích thước gần bằng Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 41 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Thuyền Vĩ và thuộc cấp sao biểu kiến 5,95 nên có thể quan sát được bằng mắt thường.
    Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện sự hiện diện của 3 hành tinh đồng hành quay quanh sao HD 69830 với các thời gian tương đương 9 ngày; 32 ngày và 197 ngày. [​IMG]
    3 hành tinh đồng hành quay quanh sao HD 69830
    Do tốc độ quay của các hành tinh này chỉ từ 2-3 mét/giây (tương đương tốc độ của người đi bộ, khoảng 9km/h), nên những thay đổi này rất khó phát hiện bằng những kính viễn vọng quang phổ thông thường.
    Chính vì vậy, các nhà khoa học đã gọi kính HARPS là "cỗ máy săn hành tinh chính xác nhất thế giới".
    Theo các kết quả nghiên cứu, hành tinh ở vị trí gần nhất so với ngôi sao HD 69830 có thành phần cấu tạo chủ yếu là đá, hành tinh ở giữa được tạo nên bởi khí và đá, trong khi hành tinh ngoài cùng có thể được hình thành từ băng đá, có nước và là nơi có thể có sự sống.
    [​IMG]
    [​IMG]
    (source: khoahoc.com.vn)

    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 26/05/2006
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện chiều thứ 4 của trọng lực trong vũ trụ
    Với phát hiện mới về chiều thứ 4 của trọng lực trong vũ trụ, các nhà khoa học Trường đại học Duke và Rutgers của Mỹ đã thách thức thuyết Tương đối của nhà bác học Anh-xtanh.[​IMG]
    Theo thuyết Tương đối của nhà bác học Anh-xtanh về vũ trụ 4 chiều, gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Tuy nhiên, ác nhà khoa học đã phát triển một mô hình toán học về chiều thứ 4 trên cơ sở lý thuyết cho rằng vũ trụ quan sát được hiện nay là một màng được một vũ trụ lớn hơn bao quanh giống như một lớp rong biển mỏng nổi trên đại dương.
    Một vũ trụ như vậy phải có 5 chiều và mô hình này sẽ được các nhà thiên văn thử nghiệm trong vũ trụ. Chiều không gian thứ 4 có nhiều tác động trong vũ trụ và sẽ được các vệ tinh phóng lên vũ trụ trong vài năm tới xác định và kiểm nghiệm.
    Các nhà khoa học Mỹ nêu rõ lý thuyết về vũ trụ với trọng lực 5 chiều này nếu được khẳng định sẽ dẫn đến những thay đổi tư duy triết học của con người về thế giới tự nhiên.
    (source: khoahoc.com.vn)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 02/06/2006
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Thiên thạch khổng lồ đang lao về hướng trái đất
    [imghttp://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/06/29/2004_XP14.jpg[/img]
    Một thiên thạch có tên 2004 XP14 với đường kính có thể lên đến trên 800m đang lao nhanh về phía trái đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết nó sẽ không đụng vào quả địa cầu mà chỉ sượt ngang chúng ta một cách sít sao.
    Con số tính toán mới nhất cho thấy 2004 XP14 sẽ đến gần trái đất với khoảng cách gần nhất là 432.308 km vào ngày 3/7 tới. Thiên thạch này được Trung tâm hành tinh nhỏ ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ) liệt vào dạng thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta do nó quá lớn cũng như khoảng cách bay quá gần trái đất.
    Hiện có 783 thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm cho địa cầu. 2004 XP14 được phát hiện vào tháng 12/2004, thuộc hệ thống các thiên thạch Apollo có quỹ đạo bay ngang trái đất.
    (source: khoahoc.com.vn)
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua, một thiên thạch lướt gần Trái đất
    11g25 hôm qua (giờ VN), thiên thạch lớn 2004 XP14 đã tiến đến rất gần địa cầu. Thiên thạch này ở cách Trái đất 432.308km, chỉ nhỉnh hơn khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất, khiến bất cứ ai có kính viễn vọng cỡ trung và chút kinh nghiệm
    [​IMG][​IMG]Vị trí thiên thạch Apollo Asteroid 2004 XP14 đi sát Trái Đất
    (Ảnh: utro.ru)
    đều có thể thấy được nó.
    NASA đã triển khai rađa Goldstone cao 70m tại sa mạc Mojave (bang California, Mỹ) để xác định hình dáng, khối lượng và kích thước thiên thạch.
    2004 XP14 có khả năng hủy diệt một nước nhỏ trên Trái đất, được các nhà khoa học Mỹ phát hiện ngày 10-12-2004. Nó có đường kính từ 410 - 920m, thuộc nhóm Apollo (đã ghi nhận tổng cộng 1.989 thiên thạch), tức những thiên thạch có quĩ đạo giao với quĩ đạo Trái đất.
    Tuy 2004 XP14 không gây đe dọa trực tiếp cho Trái đất, nhưng Trung tâm các thiên thạch nhỏ ở Cambridge (bang Massachusetts) đã xếp nó vào nhóm "đe dọa" vì kích cỡ và quĩ đạo của nó. Hiện người ta tính được có khoảng 783 vật thể "đe dọa" này. Một trong số đó là thiên thạch Apophis đường kính 300m, sẽ bay ngang Trái đất ở khoảng cách 32.000km, dự kiến vào ngày 13-4-2029.
    (source: khoahoc.com.vn)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 15:10 ngày 06/07/2006
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    NASA nhắm tới sao Hoả với thiết bị phóng Ares​
    NASA vừa công bố tên của các thiết bị phóng sẽ được sử dụng để đưa các nhà du hành cũng như thiết bị lên Mặt trăng và sau đó đưa lên Sao Hoả. Thiết bị phóng sử dụng cho các nhà du hành có tển là Ares 1, thiết bị phóng sử dụng cho thiết bị có tên là Ares 5. Cách đặt tên này dựa theo chương trình Apollo (Saturn 1 và Saturn 5)
    Các thiết bị phóng Ares sử dụng một tên lửa đẩy 5 tầng. Tầng thứ nhất sử dụng nhiên liệu lỏng giống như trong các tầu con thoi, tầng thứ 2 sử dụng nhiên liệu hỗn hợp oxy/hydro lỏng J-2X. Ares 1 có khả năng đưa một khối lượng khoảng 55,000 pound lên quỹ đạo gần Trái đất.
    Ares 5 được thiết kế để vận chuyển khối lượng rất lớn lên quỹ đạo: tầng 1 sử dụng 5 động cơ RS-68 với nhiên liệu oxy/hydro lỏng đựng trong một bình chứa rất lớn ở bên ngoài. Ngoài ra, tầng 1 còn được hỗ trợ thêm bởi 2 tên lửa đẩy 5 tầng. Tầng thứ 2 sử dụng động cơ J-2X giống như Ares 1. Ares 5 có chiều cao khoảng 360 feet. Ares 5 có khả năng đưa một khối lượng khoảng 286000 pound lên Mặt Trăng và sau đó đưa lên Sao Hoả.
    Hình minh hoạ Ares1 và Ares5:
    [​IMG]
    (Nguồn: http://www.spacedaily.com, 10/7/2006)
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    ESA Thử nghiệm thành công thiết bị phóng VEGA​
    Ngày 26/6/2006, ESA đã thử nghiệm thành công động cơ (Zefiro23) của tầng thứ 2, thiết bị phóng VEGA tại Trung tâm thử nghiệm bộ Quốc Phòng Italia.
    Các số liệu thử nghiệm đã được thu thập và phân tích để tiến tới cải thiện động cơ cũng như nâng cao hiệu suất của thiết bị phóng. Qua thử nghiệm này, các kỹ thuật viên cũng đã tiến hành kiểm tra các hệ thống thành phần của VEGA trong quá trình hoạt động.
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.space-travel.com/reports/Successful_Test_Firing_For_Vega_999.html
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tàu con thoi Discovery trở về Trái Đất an toàn​
    Tàu con thoi Discovery đã hạ cánh an toàn lúc 9:14 a.m. EDT ngày 17/7/2006 tại sân bay vũ trụ Kenedy, Florida
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.nasa.gov/mission_pages/shuttle/multimedia/sts121-landing_gallery.html

Chia sẻ trang này