1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BỆNH LẠ XUẤT HIỆN SAU KHI THIÊN THẠCH NỔ Ở MIỀN NAM PERU
    Theo các quan chức địa phương, dân cư ở một làng miền nam Peru đã bị một căn bệnh bí hiểm sau khi một thiên thạch lao xuống và nổ ở khu vực họ sinh sống.
    Khoảng giữa trưa ngày Thứ 7 14/9, dân làng đã bị giật mình bởi một tiếng nổ khi một quả cầu lửa lao xuống khu vực gần khu làng. Nhiều người đã nghĩ đó là một vụ tai nạn máy bay. Ngôi làng ở huyện Puno, thuộc miền núi cao Andes ở vùng Desaguadero gần biên giới với Bolivia.
    Theo một bác sĩ địa phương, dân làng nói họ bị một chứng đau đầu và buồn nôn sau khi có một mùi lạ xuất hiện.
    Có 7 cảnh sát đã đến hiện trường để điều tra vụ nổ và tất cả họ đã bị ốm đến mức phải thở bằng bình ô xy trước khi được đưa vào bệnh viện.
    Các đội cứu trợ đã được cử đến hiện trường, nơi vị khách không mời này đáp xuống. Vụ nổ đã tạo ra một miệng hố rộng 30 m và sâu tới 6m.
    Nước trong hố rất nóng và các vụn đá và xỉ cháy dở văng vung vãi ra xung quanh. Những người dân địa phương tỏ ra rất lo lắng.
    Tháng sáu vừa qua cũng có một thiên thạch rơi xuống tỉnh Arequiba và làm người dân rất hoảng hốt.
    Theo Yahoo
    [​IMG]
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NGÔI SAO CŨNG ?~DUYÊN DÁNG?T DƯỚI ỐNG KÍNH HUBBLE
    [​IMG]
    Các hình thù đầy mầu sắc, đẹp mắt ở trong các bức ảnh chụp bởi kính Hubble ở trên chính là các đám mây khí bị phun ra từ các ngôi sao có kích thước tương tự Mặt trời đang ở giai đoạn hấp hối.
    Các đám mây khí, còn được gọi là các đám tinh vân hành tinh, được tạo ra khi các ngôi sao ở vào giai đoạn cuối phun trào các lớp vật chất từ vỏ ngoài của chúng vào trong vũ trụ. Tia cực tím từ lõi ngôi sao đã làm nhữn khối khí phát sáng. Các đám tinh vân hành tinh tồn tại tới 10.000 năm, tuy nhiên đó chỉ là một khoảnh khắc so với đời sống 10 tỷ năm của một ngôi sao có kích thước tương tự Mặt trời.
    Tên gọi tinh vân hành tinh xuất phát từ việc hình dạng của chúng cũng tròn tròn tương tự như các hành tinh khi nhìn qua các ống kính thiên văn của thế kỷ 18.
    Các bức ảnh của kính Hubble chỉ ra sự phát triển của các đám tinh vân hành tinh này, sự thay đổi kích thước và nhiệt độ theo thời gian. Các đám tinh vân hành tinh trẻ, ví dụ như H 2-47 (xem hình), thường nhỏ và chứa nhiều trong thành phần khí nitơ và phát sáng huỳnh quang đỏ. Trong các hình ảnh của kính Hubble, khí nitơ phát ánh sáng đỏ, hydrô phát ánh sáng xanh lá cây còn khí ôxy phát sáng mầu xanh lam.
    Qua hàng ngàn năm, các đám tinh vân ngày càng nở rộng và tăng kích thước. Khi đó tia cực tím từ nhân sao mới luồn sâu được vào toàn bộ đám khí và làm cho hyđrô và ôxy phát sáng mạnh hơn. Như trong trường hợp NGC 5315 ở phần trung tâm đã xuất hiện mầu xanh. Ở các đám tinh vân già hơn như IC 4593 và NGC 5307, khí hydro và ôxy phát sáng đã chiếm phần chủ đạo, phần mầu đỏ chỉ còn điểm xuyết.
    Cả bốn đám tinh vân trên cùng định cư trong dải Ngân hà của chúng ta. Khoảng cách của chúng tới Trái đất cũng tương đương nhau, cỡ 7000 NAS. Các bức ảnh trên đã được chụp bằng ống kính WFPC 2 của kính thiên văn Hubble vào tháng 2 năm 2007. Giống như các bông tuyết, các đám tinh vân hành tinh cũng có đủ loại hình dáng. Điều đó chứng tỏ rằng các quá trình rất phức tạp đã xẩy ra ở vào giai đoạn cuối đời của một ngôi sao.
    H 2-47 còn được gọi là ?osao biển? vì hình của nó có đủ 6 cánh của con sao biển. Các búi khí của H 2-47 cho thấy rằng , He 2-47 đã từng phun ra các đám khí ít nhất 3 lần và theo 3 hướng khác nhau. Ở mỗi lần phun , ngôi sao đang hấp hối lại phụt khí theo 2 huớng đối nhau như các ống phụt phản lực. He 2-47 nằm ở phía nam chòm sao Carina.
    NGC 5315 làm một đám tinh vân trông thật hỗn độn, nhưng vẫn có dạng hình chữ X. Hình dạng đó cho thấy rằng ngôi sao đã phun khí trong 2 lần khác nhau Mỗi một lần phun lại tạo ra hai nhánh đối xứng qua tâm. NGC 5315 nằm ở phía nam chòm sao Circinus (Compa).
    IC 4593 nằm ở phía bắc chòm sao Herlules (Lực sĩ).
    NGC 5307 lại thể hiện một hình xoắn ốc. Đó có thể là do ngôi sao đang chết bị lắc đảo trục quay và các tia khí bắn ra cũng bị quay theo và tạo hình xoắn ốc. NGC 5307 định cư ở phía nam chòm sao Centaurus (Nhân mã).
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo Hubblesite.org
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CHUYẾN BAY ĐẦU TIÊN CỦA LOÀI NGUỜI VÀO VŨ TRỤ
    [​IMG]
    Gần một nửa thế kỷ quả, vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, một nhà du hành Xô viết trẻ tuổi đã trở thành người đầu tiên dứt khỏi khuôn khổ của Trái đất khi con tầu vũ trụ Vostok 1 đã lao lên khoảng không và đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên các chuyến bay vũ trụ do con người thực hiện.
    Trong chuyến bay đầu tiên đó, phi công 27 tuổi Yuri Gagarin đã bay một vòng trong quỹ đạo quanh TĐ mất 108 phút trên một con tầu được điều khiển tự động bằng máy tính của Liên bang Xô viết. Trước đó 4 năm, nhà nước Xô viết cũng phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik.
    Ngay sau đó 23 ngày, phi công vũ trụ đầu tiên của Mỹ cũng bay vào vũ trụ. Đó là Alan Shepard. Ông thực hiện chuyến bay của mình vào ngày 5/5 /1961.
    Kể từ đó, các tầu vũ trụ Liên hợp của Nga, Con thoi của Mỹ và gần đây là Thần châu của Trung Quốc đã cùng góp sức duy trì sự có mặt của con người trong vũ trụ, đó là chưa kể tới các trạm vũ trụ như Hòa Bình trước đây và trạm ISS hiện nay.
    Có một điều trùng lặp là Mỹ lần đầu tiên phóng tầu con thoi lên quỹ đạo lại đúng vào ngày kỷ niệm 20 năm Gagarin bay vào vũ trụ, ngày 12 tháng 4. Theo chương trình đặt trước, tầu con thoi Columbia sẽ lần đầu tiên được phóng vào vũ trụ vào ngày 10/.4 /1981, nhưng do một vài lỗi về máy tính, việc phóng con tầu phải lùi lại đúng vào ngày...12 tháng 4 lịch sử. Theo các chuyên gia Nasa khi đó, sự vịêc chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên. (Nhưng cũng có thể có một sự sắp xếp nào đó chăng?). Dù sao, đó cũng là một sự trùng hợp lý thú.
    Anh hùng vũ trụ Yuri Gagarin sau đó đã hy sinh vào ngày 27/3/1968 trong một cuộc diễn tập máy bay. Ông không chỉ được vinh danh ở Liên xô mà còn được các phi công vũ trụ và người dân Mỹ cũng nể trọng. Để ghi công vị anh hùng, tại nhiều nước trên thế giới,các hoạt động kỷ niệm đã diễn ra vào đêm 12 tháng 4 hàng năm, đó chính là đêm Yuri (Yuri?Ts Night).
    Quá trình hạ cánh của Gagarin
    [​IMG]
    1. Bắt đầu hạ cánh (10:30 am), tên lửa hãm hoạt động trong vòng 40 giây để làm con tầu Vostok 1 giảm tốc và ra khỏi quỹ đạo.
    2. Khoang thiết bị và khoang phi công không tách rời khỏi nhau (đây là một sự cố nhỏ). Hệ thống đã bị quay tròn tới 30độ /giây.
    3. Cuối cùng, vào lúc 10:35am khoang đổ bộ cũng tách ra khỏi khoang thiết bị ngay trước khi nó lao vào tầng khí quyển.
    4. Sự chuyển động vào khí quyển của khoang đổ bộ đã tạo ra những tiếng động răng rắc và nó tạo ra một lực ép lên cơ thể phi công lớn tới 10 lần trọng lượng khi khoang bị giảm tốc.
    5. Tới độ cao khoảng 7000m, dù chính của khoang đổ bộ bật ra, tiếp đó, ghế phi công của Gagarin được phóng ra ngoài theo đúng chương trình
    6. Gagarin khi đó hạ xuống đất bằng một cái dù khác.
    7. Gagarin tháo bỏ chiếc ghế phi công. Ông đáp xuống vùng Saratov thuộc Liên xô sau 1 giờ và 48 phút trong chuyến bay lịch sử. Địa điểm đáp xuống lệch về phía tây so với nơi phóng tầu (Baiconua).

    Khoang đổ bộ của tầu Vostok 1

    [​IMG]

    Tổng hợp các nguồn trên internet
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 23/09/2007
    Tôi đã sửa lại 1 thông tin về thời gian trong bài viết này theo yêu cầu của bạn thohry
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 25/09/2007
  5. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Dịch rất chuyên nghiệp.Phong cách rất hay. Nếu bạn ở HN thì mời bạn bạn vài ly kết nghĩa Kim Bằng.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác đã quá khen. Tớ chỉ mong dịch đúng đã, còn hay hay không là cảm nhận của mỗi nguời. Tớ cũng ở HN, hy vọng có dịp sẽ được gặp mặt.
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VI KHUẨN GÂY BỆNH TỎ RA NGUY HIỂM HƠN KHI Ở TRONG VŨ TRỤ !
    Một thí nghiệm khoa học đã cho thấy, vi khuẩn gây bệnh qua đường tiêu hóa hay một số bệnh khác có thể nguy hiểm gấp 3 lần nếu chúng tấn công trên vũ trụ.
    Phát hiện này càng cho thấy sự khó khăn mà các nhà du hành sẽ phải đối mặt trên các chuyến bay dài ngày tới Mặt trăng hay sao Hỏa, hơn nữa một báo cáo gần đây khác cũng cho biết hệ thống miễn dịch của con người cũng bị làm suy yếu nếu ở lâu trong tình trạng không trọng lượng.
    Cheryl Nickerson, một nhà vi sinh vật học tại ĐHTH Arizona và cũng là trưởng nhóm nghiên cứu đã nói: ?oCác chuyến bay vũ trụ làm thay đổi các đáp ứng của tế bào cũng như các quá trình sinh lý trong cơ thể, trong đó có sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên chúng ta còn biết quá ít về những thay đổi của những tế bào khi gặp phải những nguy cơ nhiễm khuẩn ở tình trạng không trọng lượng?.
    Chuyến bay con thoi mã số STS-115 của Nasa phóng vào tháng 9/2006 đã mang theo các thí nghiệm về vi khuẩn gây viêm ruột Salmonella của Nickerson và đồng nghiệp. Đồng thời với các thí nghiệm trên không gian, Nickerson và đồng nghiệp của bà đã tiến hành các thí nghiệp đối chứng trên mặt đất. Các kết quả sẽ được đăng tải vào số mới nhất của Tuyển tập của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Hoa kỳ).
    Làm bật công tắc
    Để tồn tại, các vi khuẩn có thể thay đổi gen rất nhanh tuỳ thuộc vào môi trường sống. Ví dụ như ở các điều kiện khắc nghiệt, một số vi khuẩn có thể bật ?~công tắc chính?T và tự chúng tạo ra các bào tử có sức sống kỳ lạ ngay cả các điều kiện rất khắc nghiệt trong vũ trụ.
    Trước các nghiên cứu của Nikerson và đồng nghiệp, người ta vẫn chưa biết gì về các đáp ứng gen của vi khuẩn Samonella, một vi khuẩn gây bệnh đường ruột và sốt thương hàn. Vi khuẩn này thực sự là một hiểm họa cho các nhà du hành trong các chuyến bay vũ trụ, đặc biệt là chúng có khả năng chống chọi lại với nhiều loại thuốc kháng sinh.
    Theo nhóm nghiên cứu, có một ?~công tắc?T gen, được gọi là Hfq, có thể điều khiển hơn 160 gen trong vi khuẩn Salmonella và làm cho chúng nguy hiểm hơn tới 3 lần so với bản gốc của chúng trên mặt đất.
    Dựa trên các mô hình vi khuẩn được ?~ngao du?T trong vũ trụ tấn công sinh vật ?~mô phỏng?T, Nickerson đã cho rằng có tồn tại một màng sinh học ?~cứng đầu?T của vi khuẩn này và đó chính là nguyên nhân để chúng tỏ ra nguy hiểm hơn. Bà nói: ?oCác màng tế bào của vi khuẩn có liên quan tới khả năng gây bệnh lớn hơn của chúng bởi vì hệ miễn dịch của động vật không thể loại bỏ chúng và các thuốc kháng sinh cũng phải chào thua. Các biến đổi chúng tôi quan sát được trên không gian phù hợp với sự hình thành ra cái màng đó, trong khi các mẫu đối chứng trên mặt đất thì không có sự hình thành màng?.
    Các hành khách tí hon
    Để tiến hành thí nghiệm tác động của tình trạng không trọng lượng lên vi khuẩn, nhóm nghiên cứu đã đưa một ''hộp'' thí nghiệm đặc biệt lên tầu con thoi Atlantis cùng phi hành đoàn STS ?" 115.
    Trong khi phi công vũ trụ Heidermarie Stefanyshyn khởi động thí nghiệm trên tàu con thoi, Nickerson và nhóm của bà cũng đồng thời khởi động một ?~hộp?T thí nghiệm tương tự trên một thiết bị mô phỏng tầu con thoi ở Trung tâm vũ trụ Kenerdy của Nasa. Thí nghiệm đối chứng phải thực hiện trên thiết bị mô phỏng bởi vì các nhà nghiên cứu muốn mọi điều kiện thí nghiệm phải đồng nhất, loại trừ điều kiện không trọng lượng.
    Thiết bị mô phỏng ?~bắt chước?T chính xác các điều kiện của tầu con thoi, nó tạo ra các môi trường giống hệt trên tầu như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm v.v.. Cả hai hộp thí nghiệm đều được làm đông lạnh cùng thời điểm, do đó các nhà nghiên cứu có thể khảo sát sự hoạt động của ?~công tắc?T gen Hfq.
    Mặt dầu các nhà du hành có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, Nickerson và nhóm nghiên cứu đã cho rằng ?~công tắc?T gen Hfq có thể được sử dụng để khống chế các bệnh thuộc đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella bởi vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị con vi trùng bất trị này. Nhóm nghiên cứu đang đặt kế hoạch thực hiện thêm các nghiên cứu khảo sát về các vi khuẩn gây bệnh trong vũ trụ để có thể hiểu rõ sự nguy hiểm của chúng cùng với các cơ chế sinh học nẩy sinh trong các chuyến bay vũ trụ.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình ảnh kính hiển vi điện tử (được điền thêm mầu) các vi khuẩn Salmonella (đỏ) đang tấn công tế bào người. Các vi khuẩn này thể hiện mức độ nguy hiểm gấp 3 lần khi ở trong vũ trụ do ?~công tắc?T gen Hfq được bật
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT BÍ ẨN VỀ CÁC NGÔI SAO TỪ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP
    Nhờ vào các số liệu của vệ tinh thiên văn tia X có tên là XMM-Newton, các nhà khoa học đã lần theo dấu vết của các vụ nổ cực mạnh ngay phía dưới bề mặt của một ngôi sao từ.
    Các ngôi sao từ (Magnestar) là các sao nơtron nhỏ mà đôi khi lại gây ra các vụ nổ và kèm sự giải phóng năng lượng dưới dạng tia X . Năm 2003, các nhà thiên văn học đã phát hiện một ngôi sao nơtron với độ sáng gấp 100 lần so với bình thường. Chính sự bùng phát năng lượng này đã giúp các nhà khoa học tìm ra XTE-J1810-197. Bằng cách đo các xung xuất hiện từ nguồn phát, họ đã xác định đuợc đó chính là một ẩn tinh (Pulsar) đang phát ra tia X một cách bất thường. Sự phát năng lượng dữ dội đó đã góp phần đưa XTE-J1810-197 vào danh sách các ngôi sao từ.
    Sao từ là các thiên thể đầy bí ẩn. Một ngôi sao từ là một lõi có từ tính của một ngôi sao (đã chết) mà trước đó có kích thước lớn hơn ít nhất 8 lần Mặt trời của chúng ta. Khi ngôi sao lớn đó đi đến cuối cuộc đời và gây ra một vụ nổ supernova, phần lõi của nó bị nén lại thành một khối vật chất có mật độ rất cao, đó chính là một ngôi sao nơtron. Sao nơtron có đưòng kính xấp xỉ 15km, nhưng khối lượng của nó thì? tương đương với cả Mặt trời !.
    Một số các sao nơtron có từ tính rất mạnh, vào loại mạnh nhất trong vũ trụ. Từ trường mạnh này là nguyên nhân sinh ra các quá trình thoát năng lượng dưới dạng bức xạ năng lượng cao ra khắp trong không gian xung quanh. Các nhà thiên văn học chưa một lần khẳng định được liệu có phải sự phóng năng lượng đó xuất phát từ bề mặt của một ngôi sao từ hay từ trên các đám mây hoặc các hạt tích điện bao xung quanh ngôi sao đó dưới tác dụng của từ trường mạnh.
    Mới đây, với các số liệu của kính thiên văn XMM-Newton, Tiến sĩ Tolga Guver thuộc Đại học Tổng hợp Istanbul cùng các cộng sự, đã phân tích phổ tia X của ngôi sao XTE J1810-197 bằng một chương trình mô phỏng máy tính. Mô hình của ông đã kết hợp được các bức xạ từ bề mặt của ngôi sao từ với các quá trình xẩy ra khi các bức xạ đó đi qua vùng không gian có từ trường mạnh xung quanh nó. Đây là lần đầu tiên, cả 2 khu vực của một ngôi sao từ được mô phỏng trong cùng một chương trình máy tính.
    Kính thiên văn XMM-Newton đã quan sát XTE J1810-197 tổng cộng 7 lần trong khoảng thời gian từ 9/8/2003 đến 12/3/2006 bằng ống kính EPIC (European Photon Imaging Camera). Trong khoảng thời gian đó, vật thể này đã kịp giảm độ sáng về mức độ bình thường và EPIC đã ghi lại được các thay đổi về mức năng lượng trong tín hiệu tia X mà ngôi sao này phát ra. Sự thay đổi này đặc biệt quan trọng đối với các nhà thiên văn bởi vì họ có thể dùng để làm số liệu so sánh với các kết quả dự đoán bằng mô phỏng máy tính.
    Guver và các đồng nghiệp đã thấy rằng các số liệu của kính thiên văn XMM-Newton phù hợp nhất với một mô hình mà theo đó sự phát xạ tia X chỉ xẩy ra ngay dưới bề mặt của ngôi sao từ và chỉ vỏn vẹn trong một khu vực có đường kính 3,5km. Đây là một phát hiện có giá trị lớn bởi vì theo nhóm nghiên cứu, nếu chương trình mô phỏng được xác nhận, từ nay họ có thể phân biệt được các hiện tượng xẩy ra trên bề mặt ngôi sao và trong vùng không gian có từ trường đậm đặc ở bên trên.
    Mô hình này cũng giúp các nhà khoa học xác định được cường độ của từ trường bằng phương pháp đo và phân tích phổ. Từ trường của ngôi sao này mạnh gấp 600 triệu triệu lần từ trường của Trái đất. Số liệu này khá gần với các ước lượng trước đó dựa trên tốc độ giảm spin của nó và thành công này đã làm cho nhóm nghiên cứu tự tin thêm rất nhiều vào các kết quả của mình.
    Tuy nhiên họ vẫn chưa mãn nguyện với các kết quả nghiên cứu. Guver nói :?T Mô hình này chưa phải là đích cuối cùng về các ngôi sao từ, nhưng nó cho chúng tôi một cách tiếp cận mới về những thiên thể hấp dẫn này?T.
    Còn một vấn đề vẫn chưa được làm sáng tỏ, đó là bản chất của sự giải phóng năng lượng này. Chắc chắn rằng quá trình đó xuất phát từ các nguyên nhân liên quan tới từ trường mạnh của magnestar, nhưng bản chất quá trình xẩy ra như thế nào thì vẫn còn trong tấm màn bí ẩn. Nhóm nghiên cứu của Guver hiện đang đặt kế hoạch sử dụng mô hình máy tính mới của họ cùng với các số liệu của XMM-Newton để nghiên cứu thêm về các ngôi sao từ hòng đưa ra câu trả lời cho vấn đề khó khăn này.
    Theo Astronomy.com
    [​IMG]
    Sao từ là các sao nơtron có từ trường cực mạnh. Chúng là các khối vật chất vô cùng đậm đặc (kích thước chỉ bằng một quả núi, nhưng khối lượng thì cỡ Mặt trời) với từ trường mạnh gấp hàng trăm triệu triệu lần từ trường của Trái đất. Sự phân rã của từ trường mạnh đó đã tạo ra các bức xạ năng lượng cao, thường trong giải sóng tia X hay tia gamma.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SPUTNIK 1, VỆ TINH NHÂN TẠO ĐẦU TIÊN CỦA TRÁI ĐẤT. CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ.
    [​IMG]
    By VLADIMIR ISACHENKOV, Associated Press Writer Mon Oct 1, 1:48 AM ET
    Khi vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 được phóng lần đầu tiên 50 năm trước đây, cả thế giới đã phải kính nể và thán phục, cùng dõi theo một bằng chứng hùng hồn về sự khởi đầu công cuộc chinh phục vũ trụ của Liên bang Xô viết.
    Sau 50 năm, một số sự thật về việc phóng vệ tinh này mới được hé lộ. Thực ra, vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 không phải là kết quả của một chương trình có tính chiến lược lâu dài của Liên xô nhằm thể hiện ưu thế của mình. Sputnik ban đầu chỉ là một ý tưởng loé sáng của một nhà khoa học xô viết. Ông đã đưa ra ý tưởng dùng một tên lửa có sẵn , lắp thêm một vệ tinh vào, tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo có thể phóng thành công. Và từ đó cuộc đua tranh quyết liệt vào không gian giữa Liên xô và Mỹ bắt đầu.
    Trong các cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với phóng viên AP, Chertok, một trong những cha đẻ của ngành hàng không vũ trụ Liên xô, và các cựu binh khác đã kể một câu chuyện ít người được biết về chuyện phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên này cũng như các thành quả mà nó đem lại.
    Chertok không hề hé nửa lời về câu chuyện này trong hầu hết cuộc đời mình. Tên của ông cũng như tổng công trình sư của chương trình, Sécgây Koroliov, là một bí mật quốc gia. Ngày nay, đã bước vào tuổi 95, khi nói trước một nhóm phóng viên ở Maxcova, ông không thể giấu nổi niềm tự hào về vai trò then chốt của mình trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của Liên xô.
    ?~Mỗi một quả tên lửa đối với chúng tôi cứ như là các cô gái vậy?T. Ông nói,?T Chúng tôi đã phải lòng chúng. Chúng tôi luôn luôn ao ước chúng sẽ bay cao lên bầu trời để vào khoảng không vũ trụ. Chúng tôi có thể hiến cả máu và trái tim mình cho sự thành công của chúng?T.
    Đó là những tình cảm thật cảm động và chân thật. Sự nhiệt tình của Koroliov và các đồng chí của ông chính là chìa khóa cho sự thành công của vệ tinh Sputnik 1.
    Theo lời kể của các nhà ?~cựu?T khoa học, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới được chế tạo bởi một chương trình khác hản của Liên xô: đó là một chương trình chế tạo tên lửa vượt đại châu R-7 nhằm đáp trả lại Mỹ.
    Bởi vì chưa biết được đầu đạn sẽ nặng bao nhiêu, tên lửa đạn đạo R-7 đã được nghiên cứu chế tạo với sức nâng và tầm xa dư thừa. Georgy Grechko, 76 tuổi, một kỹ sư tên lửa và là một cựu du hành gia nói với phóng viên AP: ?oR-7 hồi đó mạnh hơn rất nhiều so với bất cứ tên lửa nào của Mỹ?.
    Thế là tên lửa R-7 với sức đẩy lớn không tên lửa nào bì kịp của mình vào thời đó đã vừa vặn cho một ý tưởng: sử dụng để chở một vật vào trong quỹ đạo Trái đất, một việc mà tới lúc đó con người chưa từng thực hiện.
    Theo Chertok, lý do chính để Liên xô đưa Sputnik vào quỹ đạo chính là không khí chống Mỹ thời đó (thời chiến tranh lạnh). Ông nói:?Tên lửa quân sự là đề tài chủ yếu của chúng tôi vào bấy giờ?.
    Khi dự án tên lửa mang đầu đạn hạt nhân gặp trục trặc, Koroliov đã chớp lấy cơ hội.
    Koroliov là một nhà khoa học có tầm nhìn xa và cũng là một nhà quản lý có ý chí sắt đá. Ông đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Xô viết cho phép ông phóng thử vệ tinh. Lúc đó, Mỹ cũng đã chuẩn bị phóng một vệ tinh lên quỹ đạo vào năm 1958 trong khuôn khổ chương trình năm Địa-Vật lý Thế giới.
    Nhưng sau khi chính phủ thông qua chương trình Sputnik vào năm 1956, phái quân sự lại yêu cầu muốn giữ tên lửa R-7 cho mục đích quân sự. Theo Grenko thì ?oHọ đối sử với chương trình vệ tinh như một trò chơi, coi đó chỉ là trí tưởng tuợng của Korolyop?.
    Hồi đó Mỹ cũng đã có chương trình vệ tinh nhân tạo của họ. Theo Grenchko thì :?Họ gọi đó là dự án Vanguard (đi tiên phong), nhưng thực sự thì chương trình của họ đi sau hơn của chúng tôi rất nhiều?.
    Lúc đó Liên xô đã phát triển được ngành khoa học vệ tinh khá đầy đủ, nhưng Koroliop biết rằng nếu đi theo con đường chính thống sẽ rất mất thời gian. Bởi vậy ông yêu cầu nhóm của mình vẽ phác thảo ngay một vệ tinh đầu tiên. Nó được đặt tên là PS-1, viết tắt của Proisteishiy Sputnik, The Simplest Satellite( Vệ tinh đơn giản nhất ).
    Grechko, người đã tính toán quỹ đạo bay của vệ tinh Sputnik 1 nói ông và các kỹ sư trẻ khác đã cố thuyết phục Koroliop rằng nên cho thêm một số thiết bị khoa học khác vào trong, nhưng Koroliop đã gạt đi với lý do: không còn đủ thời gian nữa.
    Chiếc vệ tinh đầu tiên, nặng chỉ có 84kg, được chế tạo trong vòng dưới 3 tháng. Các nhà thiết kế Liên xô đã chế tạo một quả cầu chịu áp lực bằng hợp kim nhôm được đánh sáng bóng. Vệ tinh được trang bị 2 máy phát vô tuyến điện và 4 cây an ten. Một dự án vệ tinh trước đó đã đưa ra ý tưởng vệ tinh có nón, nhưng Koroliop lại chọn hình cầu cho Sputnik 1. Chertok, người phó cho Koroliop trong một thời gian dài đã nhớ lại:? Theo Korolyop thì trái đất hình cầu, và như vậy vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nó cũng phải có hình cầu?. Thật đơn giản !.
    Bề mặt của vệ tinh Sputnik được đánh bóng một cách hoàn hảo để có thể phản xạ tốt ánh nắng mặt trời và tránh bị quá nhiệt. Ngày phóng vệ tinh ban đầu dự định vào mồng 6 tháng 10, nhưng Koroliop dự đoán rằng, Mỹ cũng có thể phóng vệ tinh của họ sớm hơn một ngày, Thậm chí cơ quan tình báo cũng được yêu cầu để kiểm tra thông tin. Tin báo về : không có gì cả. Nhưng Koroliop rất thận trọng. Ông đã yêu cầu huỷ bỏ một số công tác kiểm tra cuối cùng và thời điểm phóng tầu được ấn định sớm hơn 2 ngày : ngày mồng 4 tháng 10 năm 1957.
    Hơn ai hết, Koroliop hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc làm quốc gia đầu tiên mở cánh cửa vào vũ trụ. Grenchko nói :? Trái đất đã có một Mặt trăng từ một tỷ năm nay, và bỗng nhiên nó có thêm một cái nữa, một Mặt trăng nhân tạo!?.
    Ngay sau khi được phóng vào quỹ đạo từ nước cộng hoà Xô viết Kazakhstan, vệ tinh Sputnik liên tục phát ra các tín hiệu bíp bíp, chắc hẳn đó là tiếng ?~bíp?T nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng các kỹ sư dưới mặt đất có lẽ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của nó.
    Chertok nhớ lại:?Ngay tại thời điểm đó, chúng tôi không thể hiểu hết được tầm quan trọng của việc chúng tôi đã làm. Nhưng sau đó chúng tôi cảm thấy sung sướng đến mê người khi biết rằng toàn thế giới bị chấn động bởi sự kiện Sputnik. Và phải tới 4 , 5 ngày sau, chúng tôi mới hiểu được rằng đó chính là một buớc ngoặt của lịch sử nhân loại?.
    Ngay sau khi phóng thành công Sputnik, Koroliop đã gọi điện cho tổng bí thư Khrusov để báo cáo kết quả. Secgây Khrusov đã nói rằng lúc đầu, ban lãnh đạo nhà nước chỉ nhìn nhận Sputnik như một thắng lợi trong hàng loạt các thành tựu khác của Liên xô, điều đó cũng giốgn như một nhà máy điện nguyên tử ra đời, một máy bay chở khách mới được đóng v.v..
    Bản tin đầu tiên về Sputnik chỉ được đưa ngắn gọn trên tờ báo Sự thật và nó bị chèn lấp bởi hàng loạt các tin tức khác đưa trong ngày. Mãi 2 ngày sau đó, tin về Sputnik mới giật hàng tít lớn và có trích dẫn nhiều lời ca ngợi từ nước ngoài.
    Quá phấn khởi về thành công đạt được, Khrusov đã ngay lập tức ra lệnh cho Korolyop chuẩn bị phóng vệ tinh tiếp để kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng Nga 7/11/1917 ?" 7/11/1957.
    Thế là nhóm của Korolyov lại làm ngày làm đêm và họ đã cho ra một vệ tinh thứ 2 trong vòng non một tháng. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1957, Liên xô đã phóng vệ tinh thứ 2 lên quỹ đạo. Sputnik 2 lần này nặng 508,18 kg có hẳn một khoang hành khách tí hon được điều hòa khí áp. Hành khách đầu tiên này là chú chó Laika nổi tiếng.
    Mặc dầu cũng bị một số nhóm yêu động vật chỉ trích vì chú chó Laika đã chết trên quỹ đạo sau đó một tuần (những người chế tạo ra Sputnik 2 đã không thiết kế khoang đổ bộ cho Laika), chuyến bay này đã góp phần cho thành công của Gagarin gần 4 năm sau đó.
    Vệ tinh Sputnik đã phát tín hiệu liên tục trong 3 tuần, sau đó nó bay tiếp trong quỹ đạo khoảng 3 tháng nữa trước khi lao vào bầu khí quyển và bị phá hủy. Sputnik 1 bay được tổng số 1400 vòng xung quanh Trái đất, mỗi vòng bay hết chưa đến 100 phút.
    Korolyov mất năm 1966, hiện nay, ngôi nhà của ông ở Mátxcơva đã chở thành viện bảo tàng dành cho vị trưỏng công trình sư huyền thoại.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT ''TRÁI ĐẤT'' NỮA ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH?
    Các nhà khoa học đã tìm ra được bằng chứng về một Trái đất thứ 2 đang hình thành xung quanh một ngôi sao cách chúng ta 424 NAS.
    Bằng cách sử dụng kính thiên văn vũ trụ hồng ngoại Spitzer, các nhà thiên văn học đã phát hiện được một vành đai bụi nóng khổng lồ đang quay xung quanh một ngôi sao trẻ có tên là HD 113766, ngôi sao này hơi nhỉnh hơn Mặt trời của chúng ta một chút. Vành đai bụi này, theo các nhà khoa học, đang kết dính với nhau để tạo thành các hành tinh, nó nằm chính giữa khoảng không gian duy trì sự sống của ngôi sao chủ. Nhiệt độ trong vùng đó phù hợp để nước có thể tồn tại ở thể lỏng. Các nhà khoa học ước lượng khối lượng vật chất của vành đai này đủ để tạo nên một hành tinh có kích thước cỡ sao Hỏa hoặc lớn hơn.
    Theo các nhà nghiên cứu, ngôi sao này mới đuợc hình thành khoảng 10 triệu năm và đang ở độ tuổi thích hợp để hình thành lên các hành tinh có bề mặt rắn (khác với các hànn tinh khí như sao Mộc hay sao Thổ). Tới đây phát hiện này sẽ được đăng trên tạp chí Vật lý thiên văn.
    Một thành viên của nhóm nghiên cứu, Carey Lisse thuộc ĐHTH John Hopkins đã nói: ?oThời điểm để vành đai đó hình thành lên một hành tinh Trái đất nữa là rất phù hợp?.
    Nếu như ngôi sao trung tâm trẻ quá, vành đai khí+bụi tạo hành tinh sẽ chứa toàn khí, và nó sẽ tạo ra các hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc. Nếu hệ sao đó quá già, kính thiên văn Spitzer hẳn đã phải phát hiện được các hành tinh rắn được hình thành trước đó rồi.
    Theo Lissa, hệ sao trên cũng có thành phần trong đĩa khí + bụi khổng lồ khá phù hợp để có thể tạo ra một hành tinh giống Trái đất.
    Bằng các thiết bị đo hồng ngoại của Splitzer, nhóm nghiên cứu đã xác định được khối vật chất xung quanh sao HD 113766 đang trong một quá trình thay đổi mạnh mẽ chứ không chỉ là một dạng thụ động (mô hình quả cầu tuyết). Dạng thụ động còn được coi là ?~tủ lạnh?T của vũ trụ chỉ bao gồm một mặt trời ?~cô đơn?T và một vài sao chổi bay xung quanh. Nhưng hệ sao trên cũng không quá tiến hóa như một hệ với đầy đủ sao ?" hành tinh ?" thiên thạch (như hệ Mặt trời của chúng ta).
    Hỗn hợp vật chất trong vành đai khí + bụi này rất giống với các thành phần vật chất tìm được ở những dòng nham thạch núi lửa nóng chảy trên Trái đất. ?oKhi tôi nhìn thấy số liệu thành phần bụi từ hệ sao này, tôi liên tưởng đến ngay dòng dung nham ở núi lửa Mauna Kea (Ha Oai) ?" nó chứa đá thô, và rất nhiều sun fua sắt, rất giống với quặng pyrit? Lissa nói.
    Đầu năm nay, các nhà khoa học cũng đã công bố rằng họ đã tìm được bằng chứng về một, có thể là hai, hành tinh giống Trái đất đang bay xung quanh Gliese 581, một ngôi sao đỏ, mờ cách chúng ta 20,5 NAS. Những hành tinh đang còn nghi ngờ này, được đặt tên là Gliese 581 c và Gliese 581 d, cũng bay trong quỹ đạo phù hợp để nước dạng lỏng có thể tồn tại và do vậy có thể hỗ trợ sự sống. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn, các nhà thiên văn còn phải có thêm nhiều số liệu quan sát thiên văn nữa.
    Tới bây giờ, các nhà thiên văn học, các thợ ?osăn hành tinh? đã phát hiện được hơn 250 hành tinh ngoài hệ Mặt trời, còn gọi là hành tinh ?ongoại hệ?. Tuy nhiên hầu hết chúng đều là dạng hành tinh khí khổng lồ, có kích cỡ một vài lần sao Mộc.
    Trong khi sự sống được biết chỉ tồn tại duy nhất trên Trái đất, hàng loạt các hành tinh mới được phát hiện trên đã làm cho các nhà thiên văn học tin tưởng rằng có thể có nhiều nơi trong dải Ngân hà có điều kiện phù hợp cho sự sống phát triển. Việc tìm ra các hành tinh giống Trái đất và bay trong quỹ đạo thuộc khu vực duy trì sự sống là bước đi đầu tiên trong công cuộc tìm kiếm một hệ sinh học nằm ngoài Trái đất của chúng ta.
    Theo Space.com
    [​IMG]

    Minh họa mô tả hệ sao đôi HD 113766 với các đĩa khí bụi đang trong giai đoạn hình thành lên các hành tinh có bề mặt rắn giống Trái đất.

Chia sẻ trang này