1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CUỘC ''GẶP THƯỢNG ĐỈNH'' GIỮA CÁC NGÔI SAO SÁNG
    Hành tinh rực rỡ Venus-sao Kim sẽ đạt tới độ sáng cao nhất của mình vào tuần tới, lúc đó sao Kim (Mai) sẽ mọc vào khoảng 3h20?T AM giờ địa phương. Đó là thời điểm sao Kim mọc sớm nhất trong năm nay và năm sau nữa.
    Vào thời điểm mặt trời mọc, sao Kim ở vị trí cao hơn 40 độ so với đường chân trời. (10 độ tương đương một nắm đấm tay khi dang rộng cánh tay, như vậy sao Kim sẽ cao hơn đường chân trời khoảng 4 chắp tay).
    Trong khi đó, một ngôi sao mờ hơn, hành tinh sao Thổ cũng bẽn lẽn sáng lên với mầu sáng dịu. Sao Thổ mọc tiếp ngay sau sao Kim. Ở khoảng giữa 2 ngôi sao hành tinh đó là một ngôi sao thực sự, sao Regulus có màu sáng xanh với độ sáng biểu kiến bằng 1. Sao Regulus nằm trong chòm sao Leo (Sư tử).
    Sang tuần tới, một cuộc ?ogặp gỡ thượng đỉnh? giữa các ngôi sao sáng sẽ chào mừng những người dậy sớm. Sao Kim cùng với Regulus, sao Thổ và Mặt trăng lưỡi liềm sẽ tạo thành một cảnh tượng thiên văn đẹp mắt.
    Màn trình diễn của các ngôi sáng sẽ bắt đầu từ tuần tới. Vào sáng Chủ nhật, 6/10, sao Kim, Regulus và sao Thổ sẽ tạo thành một tam giác tù , còn Mặt trăng thì treo ngay ở phía trên (xem hình). Sang tới ngày 7/10, Mặt trăng đã chen vào giữa tam giác đó làm cảnh tượng càng nổi bật.
    Sao Kim lưỡi liềm.
    Hình ảnh của sao Kim qua kính thiên văn hay cả ống nhòm nếu đượcgiữ ổn định sẽ có dạng hình lưỡi liềm. Tuần này, sao Kim thể hiện như một lưỡi liềm khá rộng, nhưng do nó đang lùi xa Trái đất nên đĩa sao ngày càng nhỏ đi. Vào đầu tháng 11, sao Kim sẽ thể hiện hình lưỡi liềm đầy giống trăng mồng 9, 10.
    Sao Thổ, có độ sáng chỉ bằng 1/120 so với sao Kim, vì nó ở xa hơn sao Kim tới 17 lần nếu nhìn từ Trái đất. Một yếu tố nữa là các vành đai sao Thổ nổi tiếng mà có thể nhìn rõ bằng các kính thiên văn có độ phóng đại 30 lần. Các vành đai này dần dần xoay hẹp góc nghiên theo hướng nhìn từ Trái đất từ 8,8 còn 7,4 độ trong tháng 10 (như vậy khó nhìn thấy hơn). Tới mùa hè năm 2009, các vành đai này sẽ hoàn toàn không nghiêng so với hưóng nhìn từ Trái đất, do vậy sẽ rất khó để nhìn ra chúng thậm chí với kính thiên văn cỡ lớn.
    Trái tim của chòm sao Sư tử
    Về phần mình, sao Regulus điểm xuyết giữa chòm Sư tử, một chòm sao có tên gọi lấy nguồn gốc từ những người xứ Trung đông thời cổ. Theo các nền văn minh khu vực này, chòm sư tử được coi là chúa tể cùa các loài vật và là biểu tượng của vua chúa. Mặc dầu độ sáng của nó chỉ bằng 1 phần 229 lần so với sao Kim, và đứng ở cuối danh sách 21 ngôi sao sáng nhất bầu trời, chúng ta biết rằng sao Regulus vẫn là chúa tể về mặt thiên văn. Đó là một ngôi sao khổng lồ xanh-trắng cực sáng. Giống như các vị vua trên Trái đất, Regulus cũng là một ngôi sao vua trong cộng đồng cư dân các ngôi sao. Vị trí phân loại của Regulus là B7 trong bảng phân loại phổ Morgan-Keenan. Regulus là một trong rất ít các ngôi sao được sinh ra với đủ khối lượng để có thể chiếm một trong số các địa vị thượng tôn như thế.
    Và cuối cùng, Regulus ở cách chúng ta 78 năm ánh sáng, điều đó có nghĩa là những tia sáng của nó ta nhìn được ngày hôm nay phải xuất phát từ nguồn trong khoảng thời gian khủng hoảng tài chính chứng khoán thế giới năm 1929.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Vị trí sao Kim, sao Thổ, sao Regulus và Mặt trăng lưỡi liềm sáng ngày Chủ nhật 6/10. Hình mô phỏng theo chương trình Stary Night.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 08:21 ngày 06/10/2007
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    @Thohry
    Mình chưa tìm được link gốc của space.com vì có thắc mắc CN là ngày 7/10 chứ (trong bài là 6/10)
    - Bọn Mỹ nó chơi kỳ lắm viết chỉ để cho bọn Mỹ đọc, kiểm tra mô phỏng lại thì thấy ngày hôm sau trăng nằm bên dưới tam giác sao chứ kô phải nằm giữa. do đó mình xin phép chỉnh lại chút khi post lên web clb.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Link gốc đây bác:
    http://www.space.com/spacewatch/091005-ns-summit.html
    Đúng bọn này chỉ viết cho Mỹ đọc (cũng giống như ttvn chỉ viết cho Việt đọc). Vĩ độ của mấy thành phố lớn của Mỹ cao hơn ta nên hướng nhìn cũng khác so với VN ta ở gần xích đạo.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vào sáng Chủ nhật, 6/10, sao Kim, Regulus và sao Thổ sẽ tạo thành một tam giác tù ,
    ---
    Thohry nhầm chút vì nó là Saturday.
    Có một số cảnh đẹp thiên văn như trăng ở cạnh một sao sáng , hay trăng ở sát các hành tinh. đọc trên skytonight, sao tối hôm đó nhìn chẳng giống hình trên web chút nào, để rồi nhận ra "Trăng ở VN khác trăng ở Mỹ" cách nhau 12 tiếng nó di chuyển trên nền sao khá xa.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chà, tìm ra vấn đề rồi. Tại sao lúc bọn Mỹ coi thì Trăng chui vào hình tam giác, còn đến ta thì trăng ra ngoài. Đó chính là Mtrăng chuyển động tương đối xung quanh Tđất là 29,5 ngày / vòng, do vậy 1 ngày Mtrăng đi được 360/29,5=12,04 độ
    Mỹ chênh lệch giờ với ta khoảng 12 tới 14 tiếng nên trong thời gian đó trăng đã kịp dịch chuyển được khoảng 6 độ so với các ngôi sao xung quanh.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chà lại gõ nhầm. Nhờ bác mod đính chính lại thành ngày Thứ bẩy. Thanks.
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VẬT CHẤT TỐI CŨNG BỊ PHÂN HỦY ?
    Vật chất tối là một vấn đề còn bí hiểm và được các nhà khoa học giải thích rằng đó là các khối vật chất thực sự tồn tại trong vũ trụ nhưng không ai có thể nhìn thấy được. Các khối vật chất tối này nhiều hơn nhiều so với vật chất bình thường và người ta chỉ có thể phát hiện chúng gián tiếp qua các tác động về lực hấp dẫn lên các thiên hà trong vũ trụ. Và bây giờ, trong khi các nhà khoa học mải mê tìm hiểu về chúng, có một điều họ không phải lo lắng là chúng không biến mất ngay, giả sử điều đó xẩy ra đi chăng nữa. Chúng còn tồn tại đủ lâu để họ tha hồ nghiên cứu.
    Các tính toán mới đây cho thấy vật chất tối phải cần tới 2,1 triệu tỷ năm để chúng bị phân huỷ đi một nửa nếu điều này thực sự xẩy ra ( trong khi vũ trụ của chúng ta theo thuyết hiện tại mới được sinh ra khoảng 14 tỷ năm trước !).
    Trong khi các lý thuyết về vật chất tối còn ở dạng sơ khai, phát hiện mới này đã góp phần hé mở đôi chút sự thật về chúng.
    Phân rã chậm
    Các nhà khoa học, bằng cách nghiên cứu các chùm tia X từ cụm thiên hà Bullet Cluster, đã đưa ra số liệu về chu kỳ bán huỷ của vật chất tối lớn gấp khoảng ...150000 lần so với tuổi của vũ trụ hiện tại. Bullet Cluster được cho là nơi xẩy ra một vụ va chạm của các thiên hà có chứa 2 búi vật chất tối.
    Nếu vật chất tối có thể bị phân rã chậm, chúng cũng có thể phát ra các bức xạ, mặc dầu ở cường độ thấp hầu như không thể phát hiện nổi. Giả thuyết cho rằng rằng vật chất tối có thể bức xạ các tín hiệu cực thấp giúp giải thích tại sao các thiết bị khoa học của chúng hầu như không phát hiện được chúng.
    Signe Riemer Sorensen, một nhà vật lý thiên văn tại ĐHTH Copenhagen đã nói : ?oChúng ta không biết vật chât tối là gì, nhưng chúng ta biết rằng chúng có cấu tạo từ một loại hạt nào đó. Theo một lý thuyết thì các hạt đó chính là các axion, một loại hạt nặng và có thể bị phân rã?.
    Bà giải thích, hạt axion bị phân hủy cũng tương tự như các quá trình phân rã phóng xạ của một số nguyên tố không bền giống như U238. ?o Nhưng thay vì tạo các nguyên tử khác, chúng lại sinh ra 2 phô tôn thể hiện ở dạng tia X mà chúng tôi đã có thể phát hiện được?.
    Các bằng chứng rõ ràng:
    Riemer Sorensen và các đồng nghiệp của bà đã tìm kiếm các tia X được cho là kết quả của sự phân rã vật chất tối trong cụm thiên hà Bullet Cluster. Bằng chứng vật chât tối ở cụm thiên hà Bullet Cluster chỉ là một trong số rất ít các bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của vật chất tối, trong khi chúng chiếm tới 85% toàn bộ vật chất trong vũ trụ.
    Các nhà vật lý thiên văn đã so sánh các bức xạ tia X từ một búi vật chất tối trong cụm Bullet Cluster với một khu vực riêng lẻ (không có vật chât tối) bên cạnh, nhưng họ thấy bức xạ tia X khác nhau rất ít.
    Bà nói, như để thanh minh về sự khác biệt bức xạ tia X rất ít giữa một bên là vật chất tối và một bên là khu vực đối chứng : ?oChúng tôi không phát hiện được gì. Điều này làm chúng tôi nghĩ rằng vật chât tối bị phân rã rất chậm chạp?.
    Riemer và nhóm của bà cũng không chắc chắn lắm về kết quả của họ, bà giải thích rằng kính thiên văn vũ trụ tia X Chandra được dùng trong nghiên cứu, có thể không đủ độ nhạy cần thiết để nhìn được sự ?o phân rã? của các hạt axion.
    Bà nói rằng:? Có thể tồn tại các bức xạ tia X sinh ra từ sự phân rã axion nhưng chúng tôi không phát hiện được. Chưa thể khẳng định được VCT không tồn tại ở đó khi chừng nào chúng ta chưa có các thiết bị đo tốt hơn?.
    Nhóm nghiên cứu đã cho in kết quả của họ vào tạp chí ?oPhysical Review Letters? trong một số ra mới đây.
    Theo Space.com
    [​IMG]

    Ảnh chụp từ kính thiên văn Chandra: cụm thiên hà Bullet Cluster nhìn qua phổ tia X. Các đường đẳng mức mầu xanh bao quanh các khối vật chất lớn. Phía phải của khối vật chất thông thường (mầu đỏ) là một khối vật chất lớn được cho rằng là tập hợp của vật chất tối. Tuy nhiên có rất ít bức xạ tia X được phát ra từ khu vực này, và điều đó đã làm cho các nhà khoa học cho rằng vật chất tối bị phân rã rất chậm.

  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BẢN CHẤT ĐEN-TRẮNG CỦA MẶT TRĂNG SAO THỔ IAPETUS ĐÃ ĐƯỢC GIẢI MÃ
    Mặt trăng Iapetus của sao Thổ hầu như không thể hiện mầu xám. Nó chỉ có 2 mầu phân biệt rõ ràng là trắng và đen. Bề mặt có mầu đặc biệt đó từ lâu đã làm đau đầu các nhà thiên văn học.
    Kể từ khi Giovanni Domenico Cassini phát hiện ra Iapetus vào năm 1671, bề mặt có dạng phối mầu kỳ lạ của mặt trăng này luôn luôn là một vấn đề làm cho các nhà thiên văn học phải thắc mắc. Phía bề mặt của Iapetus hướng với chiều chuyển động của nó trong quỹ đạo thì đen sì như hắc ín, trong khi nửa đối diện thì trắng như tuyết. Iapetus có đường kính 1450km và có quỹ đạo cách sao Thổ 3,6 triệu km.
    Các bức ảnh phân giải cao của Iapetus được tầu thăm dò Cassini - Huygens chụp được vừa qua đã bộc lộ các chi tiết về bề mặt của Iapetus mà từ đó có thể giải thích hiện tượng phối mầu giống như ti vi đen trắng của nó.
    ?o Mặc dầu còn nhiêu thứ phải nghiên cứu tiếp, nhưng chúng tôi cho rằng đã hiểu ra bản chất tại sao bề mặt của Iapetus lại trông ra như vậy?. Carolyn Porco, trưởng nhóm hình ảnh tại Viện khoa học Vũ trụ ở Boulder nói.
    Dựa vào các quan sát mới đây, các nhà khoa học đã giải thích bề mặt trắng-đen của Iapetus như sau: Thứ nhất, khi Iapetus bay xung quanh sao Thổ, nửa phía hướng đi của nó sẽ tiếp nhận các phần tử bụi và tạo thành một lớp mỏng có mầu sẫm trên bề mặt. Mầu sẫm này làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt của Mặt trời. Tilmann Denk, một nhà khoa học về hình ảnh tại Đại học tự do ở Đức đã nói:?Các lớp bụi thoát ra từ các mặt trăng bên ngoài sẽ phủ lên bề mặt huớng theo chiều bay của Iapetus và làm cho phần bị bụi bám trông khác đi so với các phần còn lại?.
    Tiếp đó, khi các lớp bụi mầu xám đó bị hâm nóng lên, tốc độ bay hơi của nước cũng tăng lên cho tới khi toàn bộ băng tuyết ở đây bị bay hơi hết. Các quan sát hồng ngoại của tầu Cassini khi bay ngang qua nó đã khẳng định rằng nhiệt độ của đám bụi tối mầu lên xấp xỉ -146, đủ ấm để làm bốc hơi hơi nước từ băng (do áp suất quá thấp).
    Phần hơi nước được tạo thành sẽ lại ngưng tụ ở những khu vực khác lạnh hơn như dọc theo các vùng cực và bề mặt phía đối diện. Như vậy vùng có các vật chất bụi bám vào sẽ mất dần tỷ lệ băng của mình và làm lộ ra các lớp vật chất bên dưới và lúc đó càng thể hiện mầu đen hơn. Trong khi đó các khu vực băng không bị ?~bay hơi?T sẽ lại được nhận thêm nhiều băng nữa và càng thể hiện mầu trắng hơn.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Bề mặt Iapetus với bản chất ''''hai mặt'''' đen và trắng. Hẳn các bạn đã đoán ra chiều chuyển động của Iapetus trong quỹ đạo.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 10/10/2007
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC KẾT QUẢ MỚI NHẤT CỦA TẦU THĂM DÒ PLUTO TRONG THỜI GIAN ''TẠT'' QUA SAO MỘC.
    Chuyến du hành của tầu thăm dò sao Diêm vương, với tên gọi New Horizons của Nasa đi ngang qua sao Mộc đầu năm nay đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh của hành tinh khổng lồ và hoạt động này. Trên thực tế, sao Mộc đã có nhiều đổi thay so với những lần quan sát ?~cận cảnh?T trước đó.
    Tầu New Horizons đã đi qua sao Mộc vào ngày 28 tháng 2 năm nay, nó mượn luôn lực hấp dẫn mạnh của sao Mộc để làm bàn đạp tăng tốc đi tới sao Diêm vương. Chính nhờ đó mà hành trình tới Diêm vương sẽ rút ngắn được 3 năm. Đây là chuyến viếng thăm thứ 8 của một tầu thăm dò tới sao Mộc. Nhưng lần tới thăm này có đủ mọi điều kiện thiên thời-địa lợi-nhân hoà: đó là việc kết hợp quỹ đạo bay, thời điểm tiếp cận và các công nghệ mới trên tầu New Horizons để có thể cung cấp cho chúng ta xem được những hình ảnh chưa từng ghi được trước đó. Đó là cảnh các tia chớp ở gần vùng cực của Jupiter, hình ảnh vòng tuần hoàn của các đám mây khí amôniắc, ảnh các hạt đá nhỏ bay trong vành đai mờ của Jupiter (tương tự như vành đai sao Thổ, nhưng mỏng hơn), các hình ảnh cấu trúc cột phun dung nham của các núi lửa trên vệ tinh Io, và đuờng đi của các dòng hạt tích điện đi ngang qua các đường sức từ trường của sao Mộc mà trước đó chưa từng phát hiện ra.
    ?oCuộc viếng thăm sao Mộc lần này thành công vượt sức tưởng tượng của chúng tôi.? Alan Stem, trưởng nhóm nghiên cứu tầu Horizons tại trụ sở Nasa ở Washington đã nói. ?oNgoài việc nó làm cắt ngắn hành trình của tầu New Horizons mà dự định sẽ tới Pluto vào năm 2015, nó còn tạo điều kiện cho chúng tôi mang được các thiết bị khoa học tối tân tới sao Mộc mà các tầu thăm dò trước đó chưa làm được, New Horizons đã gửi về hàng loạt các số liệu quan trọng bổ sung đáng kể vào hiểu biết của chúng ta về hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời này cùng với các vệ tinh, các vành đai xung quanh và bầu khí quyển của nó?.
    Nhóm nghiên cứu tầu New Horizons đệ trình các kết quả mới nhất và chi tiết nhất về sao Mộc vào cuộc họp ngày 9/10 của Tiểu ban Khoa học Hành tinh thuộc Hiệp hội Thiên văn Mỹ ở Orlando Florida, và đồng thời gửi đăng trên số ra đặc biết ngày 12 tháng 10 của tạp chí Khoa Học (the Science).
    Từ tháng Giêng tới tháng Sáu, 7 thiết bị khoa học của tầu New Horizons đã liên tục thực hiện hơn 700 phép đo / quan sát khác nhau đối với hệ sao Mộc - nhiều gấp 2 lần so với các nhiệm vụ của nó khi tới sao Diêm vương. Hầu hết các phép đo được thực hiện trong 8 ngày tầu đi sát nhất với sao Mộc. Jeff Moore, truởng nhóm nghiên cứu sao Mộc ?" New Horizon đã nói:?Chúng tôi đã lựa chọn rất cẩn thận các phép đo sao cho chúng bổ xung cho các thiếu sót của các lần trước, do đó chúng tôi có thể tập trung vào các vấn đề khoa học quan trọng nhưng đang còn thiếu kết quả đo mới. Hệ sao Mộc liên tục biến đổi và tầu thăm dò Chân trời mới lần này đến thật đúng lúc và đúng chỗ để có thể ghi lại được một số sự thay đổi đó?.
    Thời tiết của sao Mộc là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất. Các thiết bị đo trong phổ ánh sáng nhìn thấy, phổ hồng ngoại và tử ngoại đã được hướng vào bầu khí quyển của sao Mộc và đã đo được các số liệu về cấu trúc và thành phần của các đám mây trong đó. Các nhà khoa học đã quan sát được các đám mây amôniắc tuôn ra từ các lớp khí quyển bên dưới, các tia chớp hình thành do nhiệt ở các vùng cực, đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng này. Điều này chứng tỏ nhiệt chứa trong các đám mây hơi nước được chuyển tới được hầu như tất cả các vĩ độ của sao Mộc. Các thiết bị khoa học cũng ghi được các đợt ?osóng? khí quyển và các cơn bão xẩy ra phía dưới. Ngoài ra, tầu Horizons còn chụp được hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Vết Đỏ Nhỏ (Little Red Spot), thực ra là một cơn bão mới phát sinh, bằng khoảng 1/2 kích thước của Vết Đỏ Lớn (Great Red Spot). Dẫu gọi là nhỏ, nhưng Little Red Spot cũng tầm 70% kích thước Trái đất của chúng ta.
    Với các góc nhìn khác nhau, tầu Horizons đã ghi lại được các hình ảnh rõ nét nhất từ trước tới nay về hệ các vành đai mỏng mảnh của sao Mộc. Các hình ảnh mới này cũng cho thấy cái nhìn mới về động học của các vành đại: Có 2 mặt trăng nhỏ bên trong là Metis và Adrastea cùng ?~chăn dắt?T các đám bụi, vụn nhỏ tạo thành các vành đai mỏng. Việc tìm kiếm các mặt trăng khác ở bên trong cho thấy, các hạt vật chất trong vành đai đều không lớn hơn 1km.
    Nhiệm vụ nghiên cứu 4 vệ tinh chính của sao Mộc nhằm chủ yếu vào Io, vệ tinh gần nhất với sao Mộc và có các núi lửa đang hoạt động ngày đêm, phun vật chất vào hệ từ trường của sao Mộc.
    Tầu New Horizons đã phát hiện được 11 các cột phun dung nham khác nhau trên Io, 3 trong số đó được phát hiện lần đầu tiên. Đặc biệt cột phun từ núi lửa Tvashtar cao khoảng 320 km, cung cấp nhiều số liệu để nghiên cứu bởi vì ở cột phun này, dung nham đã đông đặc ở trên không trước khi rơi xuống bề mặt của Io. Tầu Horizons cũng phát hiện các bức xạ hồng ngoại phát ra từ ít nhất 36 núi lửa trên Io, nó cũng đo được nhiệt độ của khối dung nham nóng chảy lên tới 1030 C, khá giống với dòng dung nham ở trên Trái đất.
    Các số liệu về Io của tầu New Horizons càng khẳng định thêm là Io là một thiên thể hoạt động mạnh nhất trong hệ Mặt trời (tất nhiên trừ Mặt trời). Đã có hơn 20 thay đổi về địa chất so với các số liệu của tầu Galileo Jupiter trong thời gian thăm dò năm 2001. Các thiết bị trên tầu New Horizons còn chụp các bức ảnh của Io khi nó ở nửa bên tối của sao Mộc, từ đó chúng chụp được các đám mây phát sáng bí hiểm ở phía trên các núi lửa. Các nhà khoa học dự đoán rằng, các khí núi lửa này giúp bổ sung vào thành phần khí quyển của Io.
    Tầu New Horizons cũng bay về phía đuôi của đường sức từ trường sao Mộc và từ đó quan sát được cả một khu vực rộng lớn chịu ảnh huởng của từ trường. Bằng cách đo đạc các chùm hạt tích điện bay xa hàng trăm triệu km ra khỏi hệ sao Mộc, các máy đếm hạt của tầu Horizons đã ?onhìn? thấy các bằng chứng rằng hàng tấn các khối vật chất được phun ra từ các núi lửa trên Io đã di chuyển về phía đuôi các đường sức của sao Mộc. Bằng cách phân tích các kết quả đo về dòng hạt ở các mức năng lượng khác nhau, các nhà khoa học của tầu New Horizons đã khám phá ra nguyên nhân dẫn tới việc các khí phun ra từ các núi lửa Io bị ion hóa, bị bẫy vào đường sức từ và cuỗi cùng bị đẩy ra xa vĩnh viễn.
    Tầu thăm dò New Horizons được các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của ĐHTH Johns Hopkins bang Maryland thiết kế, chế tạo và điều hành. Tầu được phóng vào tháng Giêng năm 2006. Đó là con tầu có vận tốc nhanh nhất từ trước tới nay: nó chỉ mất có 13 tháng để tới được sao Mộc. Hiện tại New Horizons đang đi được nửa đường từ sao Mộc tới sao Thổ, cách khoảng 1,12 tỷ km tính từ Trái đất. Nó sẽ bay qua sao Diêm vương vào tháng 7 năm 2015 rồi sau đó sẽ bay tiếp vào vành đai ngoài cùng của hệ Mặt trời gồm toàn các vật thể đá ?" băng với tên gọi Vành đai Kuiper.
    Theo Astronomy.com
    [​IMG]

    Hình ảnh sao Mộc do do thiết bị chụp hình đa phổ của tầu New Horizons ghi được. Ảnh mô tả sự đa dạng đáng kể trong bầu khí quyển của sao Mộc. Tấm hình này thể hiện gần như chính xác nếu một người nhìn ra từ cửa sổ tầu Horizons và được chụp khi con tầu ở gần vị trí giao thời giữa đềm và ngày.

  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐÃ LÀM KHÔ KIỆT CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN SAO KIM
    Các khí nhà kính đã làm Trái đất của chúng ta ấm lên vừa đủ để tạo một môi trường thích hợp cho sự sống, ít nhất là cho tới bây giờ. Nhưng nếu con người cứ tiếp tục thải vô tội vạ các khí nhà kính vào bầu khí quyển, có thể họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường do nhiệt độ Trái đất tăng cao. Trên sao Kim, lượng khí nhà kính quá lớn từ lâu đã nâng nhịêt độ của hành tinh này lên quá cao, tới mức các đại dương cũng bị bay hơi hết.
    Hôm 9/10 vừa qua, tại cuộc họp thường niên của Tiểu ban Khoa học các Hành tinh, thuộc Hiệp hội thiên văn học Hoa kỳ tại Orlando, Florida, một nhóm các nhà khoa học đã công bố một phát hiện về một thành phần khí nữa mà có thể có một vai trò quan trọng trong hiệu ứng nhà kính ở sao Kim. Một nghiên cứu khác lại đưa ra luận điểm rằng những đại dương đầu tiên trên sao Kim có thể đã tồn tại tới ít nhất 1 tỷ năm.
    Nếu các đại dương đã tồn tại tới 1 hoặc 2 tỷ năm, hẳn sao Kim đã có thời các điều kiện môi trường phù hợp cho phát triển sự sống. Cứ lấy Trái đất làm bằng chứng, thời gian 1 tỷ năm là quá đủ cho một cuộc sống nẩy mầm.Có vẻ như là các nhà khoa học đang muốn đưa thêm sao Kim vào danh mục để tìm kiếm sự sống trong quá khứ.
    Khí nhà kính mới phát hiện được này thực chất là một anh bạn cũ cải trang mà thôi. Đó chính là một đồng vị hiếm của khí cácbôníc CO2 . Khí cacbônic chiếm tới 96% hàm lượng bầu khí quyển của sao Kim. Một phân tử cácbônic bình thường có 1 nguyên tử C12 và 2 nguyên tử O16. Một nhóm các nhà nghiên cứu hành tinh, dẫn đầu bởi Jan Loup Bertaux thuộc viện Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, CNRS đã phát hiện ra một phần nhỏ khí cacbonic trên sao Kim có chứa một đồng vị oxy O18 thay vì O16 thông thường. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng khí này làm tăng hiệu ứng nhà kính trên sao Kim.
    Nhóm của Bertaux đã tìm thấy đồng vị mới khi phân tích kết quả một phép đo do tầu thăm dò sao Kim Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thực hiện bằng thiết bị đo phổ không khí-hồng ngoại SOIR . Thật ngạc nhiên, lúc đầu các nhà khoa học định đi tìm dấu vết của hơi axit HCl ở khoảng phổ 3,3micromet, cuối cùng họ đã tìm ra phổ của HCl, nhưng lại tìm thêm được một vết phổ lạ nằm sát ngay đó mà không định danh được đó là chất gì.
    Trong mấy tháng liền, không ai giải được vệt phổ này. Thế rồi cuối cùng, thật bất ngờ, một nhà nghiên cứu hành tinh, tiến sĩ Mike Mumma thuộc Trung tâm bay vũ trụ Nasa đã liên hệ với Bertaux để hỏi ông xem có phát hiện được vệt phổ nào đặc biệt gần với vệt 3,3 micromet hay không. Mumma và nhóm của ông cũng tìm thấy được một vệt phổ lạ ở cùng khoảng bước sóng đó trong dữ liệu phổ của họ thu được từ ...sao Hỏa. Đến khi 2 nhóm tiến hành so sánh thì 2 vệt phổ lạ đó hoàn toàn trùng khớp. Điều bí ẩn đã được khai thông sau khi nhóm người Mỹ cho rằng vết phổ đó có thể là hiện diện của một đồng vị hiếm của CO2. Các tính toán tiếp theo đã nhanh chóng xác định đó chính là thủ phạm.
    Hiệu ứng nhà kính cuối cùng đã làm bay hơi hết nước trong các đại dương ở sao Kim, nhưng quá trình đó kéo dài trong bao lâu?. Các mô hình trước đó đã cho rằng thời gian các đại dương trên sao Kim tồn tại chỉ khoảng 600 triệu năm. Nhưng những tính toán đó chưa tính tới một thực tế là hơi nước trong khí quyển sao Kim có thể kéo dài ?otuổi? của các đại dương một cách đáng kể. Một mô phỏng mới đây của David Grinspoon tại Viện bảo tàng tự nhiên Denver thuộc viện nghiên cứu Tây Nam Hoa kỳ đã cho rằng các đại dương đầu tiên ở sao Kim phải tồn tại ít nhất 1 tỷ năm, thậm chí tới 2 tỷ năm. Grinspoon nói rằng các thiết bị đổ bộ lên sao Kim trong tương lai có thể giải quyết phần nào các nghi vấn đó bằng cách phân tích hàm lượng khoáng tremolit ở các độ cao khác nhau trong bầu khí quyển sao Kim.
    Theo Astronomy.com
    http://www8.ttvnol.com/uploaded2/thohry/venu***press1.jpg
    Tầu thăm dò sao Kim Venu***press của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA. Venus Express được phóng ngày 9/11/2005, tới tháng 4/2006 nó đã đi vào quỹ đạo sao Kim. Theo chuơng trình, nhiệm vụ của tầu thăm dò sao Kim Venu***press sẽ kết thúc vào tháng 5/2009.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 14/10/2007

Chia sẻ trang này