1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÍ ẨN VỀ BẦU KHÍ QUYỂN CỦA MẶT TRĂNG SAO MỘC IO ĐÃ ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ.
    Mặt trăng Io của sao Mộc chứa đầy những núi lửa được che phủ bởi một làn khí quyển loãng, nhưng các núi lửa cùng các cột khí, bụi phun vào không trung của chúng đóng góp bao nhiều phần vào thành phần khí quyển đó thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra. Tầu thăm dò New Horizons mới đây đã thu được hình ảnh các ?ocực quang? từ các cột phun dung nham núi lửa, và các hình ảnh đó đã giúp các nhà khoa học giải quyết được điều bí ẩn trong khí quyển của Io.
    Io là một thiên thể có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt lỗ chỗ và đầy mầu sắc của mặt trăng này làm người ta liên tưởng tới một chiếc bánh pizza mới nướng.
    Kurt Retherford, một nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ của Viện Nghiên cứu Tây Nam Hoa kỳ đã nói:? Io là thiên thể có hoạt động núi lửa mạnh, và các hoạt động núi lửa đó chính là nguồn bổ sung cho bầu khí quyển chứa đầy sulfua hydro của nó. Nhưng tỷ lệ đóng góp của các cột phun dung nham và các khí bị đóng băng do nhiệt độ thấp ở gần các cột dung nham đó là bao nhiêu thì vẫn là một điều bí ẩn trong suốt 30 năm qua?.
    Các núi lửa trên Io phun ra khí sulphua hydro (H2S), đó là một khí có mùi khó chịu (bạn có thể nhận thấy khí này từ khói của một que diêm mới xoè). Khí H2S chiếm chủ yếu trong thành phần khí quyển Io. Khi bề mặt Io chuyển từ ngày sang đêm, nhiệt độ của nó hạ xuống âm 143 độ C, khí bị đông thành thể rắn (giống như nước đá khô - CO2 rắn). Nhiệt độ lạnh làm ngưng tụ hầu hết các chất khí và bầu khí quyển của Io lúc đó chủ yếu là các khí núi lửa.
    Bởi vì các khí thoát ra từ núi lửa vẫn còn hơi ấm, thậm chí còn đủ nhiệt để tạo ra các vầng sáng, các nhà khoa học đã lợi dụng điều đó để tính toán ra tỷ lệ đóng góp của khí núi lửa vào thành phần khí quyển của Io.
    Hoá ra chỉ có khoảng 1% - 3 % khí trong bầu khí quyển của Io ở phần ban ngày là được tạo ra từ các khí núi lửa. Phần còn lại hơn 97% chủ yếu là khí hydro sulfur H2S được thăng hoa trực tiếp từ các bụi rắn H2S mà đã bị ngưng tụ trước đó và qua nhiều triệu năm đã tích thành lớp trên bề mặt của mặt trăng này.
    Tầu New Horizons đã sử dụng máy đo phổ vùng tử ngoại Alice để thu nhận các hình ảnh về các vùng sáng của các cột phun dung nham núi lửa. New Horizons ?~tạt qua?T hệ sao Mộc khi đang trong hành trình tới sao Diêm vương. Các nhà khoa học dự định tầu sẽ tới sao Diêm vương vào năm 2015. Retherford và các đồng nghiệp đã cho đăng kết quả nghiên cứu dựa trên các số liệu của thiết bị đo tử ngoại Alice lên tạp chí Khoa học (the Science) trong một số ra gần đây.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Đây là một bức ảnh ghép phổ mặt trăng Io của sao Mộc do tầu New Horizons thực hiện. Các cột dung nham núi lửa vẫn liên tục phun ra khí H2S cao tới hàng trăm km vào trong không trung. Các khí phun ra này chỉ đóng góp tạm thời vào thành phần khí quyển ngay tại khu vực cột phun ít ỏi, để rồi cuối cùng, chúng cũng bị đông cứng , hoá bụi rắn và lắng xuống bề mặt, tạo một lớp dự trữ vật chất sulfur hyđro rắn trên bề mặt Io.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẠI SAO KHI NHÌN VÀO VŨ TRỤ, CHÚNG TA CHỈ THẤY ĐƯỢC QUÁ KHỨ?
    Các nhà khoa học phải mất tới 300 năm làm các thí nghiệm và tính toán để tìm ra đựơc giá trị tốc độ của ánh sáng trong chân không, một con số ấn tuợng : 299792 km trong một giây.
    Ánh sáng truyền trong không khí hơi chậm hơn trong chân không một chút. Trong một số thí nghiệm đặc biệt, các nhà khoa học còn làm chậm tốc độ của ánh sáng như rùa bò và thậm chí có vẻ như làm nó quay ngươc lại. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, ánh sáng đi nhanh đến nỗi chúng ta coi như nó truyền đi tức thời, những cảm nhận của chúng ta về thế giới xung quanh được coi như đúng với thời gian thực. Nhưng nếu chúng ta nhìn lên bầu trời, về phía các vì sao thì sự cảm nhận ''thời gian thực'' trên sẽ không còn nữa.
    ?o Bởi vì ánh sáng truyền từ điểm này qua điểm kia cũng phải mất thời gian, điểm xuất phát của ánh sáng càng cách xa, ánh sáng càng phải mất nhiều thời gian để vựơt qua, bởi vậy chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ ở trong quá khứ?. Floyd Stecker thuộc Trung tâm bay vũ trụ của Nasa ở Goddard giải thích.
    Đơn vị: năm ánh sáng
    Chúng ta nhìn Mặt trăng, nó ở tương đối gần và mọi thứ ta nhìn thấy trên đó đều đã xẩy ra từ 1,2 giây trước, còn Mặt trời thì thời gian trễ đó là 8 phút. Những giá trị đo này : 1,2 giây và 8 phút, có thể dùng để vừa chỉ thời gian, vừa để chỉ khoảng cách.
    Khoảng cách tới các vì sao quá lớn đến mức chúng ta không chỉ đo bằng giây hay phút ánh sáng mà phải đo bằng năm ánh sáng, đó là khoảng cách ánh sáng đi được trong thời gian 1 năm (trong chân không). Một năm ánh sáng xấp xỉ 10 nghìn tỷ km. Thậm chí cả ngôi sao gần nhất (Proxima Centauri) cũng phải mất hơn 4 năm ánh sáng từ đó mới truyền tới Trái đất được, bởi vậy những gì chúng ta nhìn thấy từ ngôi sao này thực ra đã xẩy ra hơn 4 năm trước đây.
    Cứ theo cách này, tốc độ hữu hạn của ánh sáng lại cho chúng ta khả năng nhìn được về quá khứ, chúng ta càng kéo dài tầm mắt vào sâu trong vũ trụ, thì chúng ta càng nhìn ngược về xa hơn trong quá khứ. Stecker nói : ?oTrong trường hợp các thiên hà ở rất xa, chúng ta nhìn chúng đúng như những gì đã xẩy ra cách đây hàng tỷ năm, khi đó vũ trụ còn tương đối trẻ?.
    Xa ngoài tầm ''mắt''
    Một số thiên hà ở xa quá tới mức các tia sáng không có đủ thời gian để đến được với chúng ta, mặc dầu đã có hẳn 13,7 tỷ năm để chúng (các tia sáng) rong ruổi trong vũ trụ. Bởi vậy, chúng ta không bao giờ nhìn được vũ trụ đúng như hiện tại của nó mà chỉ nhìn được các giai đoạn phát triển của nó mà thôi.
    Để đến được các nơi xa xôi trong vũ trụ hòng ?~xem?T chúng thực hư như thế nào đúng với thời điểm hiện tại, chúng ta phải có những phương tiện di chuyển thần kỳ để có thể đi nhanh hơn ánh sáng. Nhưng theo thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh, điều đó là không thể bởi vì nó đòi hỏi một năng lượng vô cùng lớn.
    Các ?oGiả thuyết lạ?
    Có những cách di chuyển nhanh hơn ánh sáng mà không vi phạm thuyết tương đối, nhưng những cách đó hoặc là phải di chuyển trong môi trường không phải chân không, ví dụ nước, hoặc là phải không liên quan tới việc truyền thông tin. Để vượt được tốc độ ánh sáng trong môi trường vũ trụ bao la và nhận biết được thông tin tức thời của các nơi trong vũ trụ là một nhiệm vụ có thể coi là bất khả thi trong thực tiễn, kể cả khi áp dụng các ?othuyết lạ?.
    Theo Stecker thì :? Cũng có một vài mô hình lý thuyết mang tính tiên đề, không được chứng minh, chúng được đưa ra dựa trên sự thống nhất của thuyết lượng tử và thuyết tương đối rộng, mà bản thân nó lại vi phạm thuyết tương đối hẹp?. Những mô hình lý thuyết trên bao gồm việc gia tốc các hạt có khối lượng lên tốc độ gần với ánh sáng bằng cách cấp một năng lượng siêu lớn. Cũng có thể đi một đường tắt qua các khoảng không gian rộng lớn trong vũ trụ, đó chính là một đường hầm trong mạng lưới không-thời gian với tên gọi lỗ sâu (wormhole).
    Nếu các lỗ sâu tồn tại một cách ổn định trong không-thời gian, và nếu con người có thể sống sót sau khi đi qua chúng, thì đó chính là các lối đi tắt để có thể vượt qua được các khoảng không gian bao la trong vũ trụ giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng vậy.
    Theo Space.com
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cách vượt vận tốc ánh sáng ở trong nước là điều rất mới mẻ đối với tớ! Bác Thohry có thể trình bày rõ hơn không ạ? Tớ nghĩ không thể vượt vận tốc ánh sáng cho dù có ở trong môi trường nào đi chăng nữa chứ?
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đây là nguyên văn của bản gốc:
    ?oThere are ways to travel faster than light that do not violate special relativity, but these either outpace light in a transparent medium such as water or do not involve the transmission of information.?.
    Bạn muốn tim hiểu sâu hơn thì sang bên box vật lý. Trước tớ có đọc một tài liệu về teleportation cũng nói tới vấn đề này, bạn có thể tìm tài liệu đọc thêm. Nếu tìm lại được tài liệu đó thì sẽ PM cho bạn.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PHÁT HIỆN MỘT HỐ ĐEN KHỔNG LỒ MỚI LÀM THAY ĐỔI MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
    Một hố đen ?~sao?T được phát hiện có khối lượng hơn nhiều so với các tính toán lý thuyết đã làm sửng sốt các nhà thiên văn học. Các hố đen sao (stelar black hole - loại hình thành từ một vụ nổ sao, khác với các siêu hố đen ở tâm các thiên hà. Trong bài sẽ chỉ viết là hố đen) được hình thành khi một ngôi sao có khối lượng gấp khoảng 20 lần Mặt trời bị chết và sụp đổ dưới tác dụng của chính trọng lực của nó. Hầu hết các hố đen đều nặng gấp khoảng 10 lần Mặt trời sau khi các vỏ khí bên ngoài của chúng bị thổi bạt đi hết. Mô phỏng máy tính về vòng đời của các ngôi sao luôn gặp khó khăn khi thiết lập các điều kiện cho các hố đen nặng quá giới hạn đó.
    Hố đen mới được xác định nặng khoảng 16 lần Mặt trời. Nó cặp đôi với một ngôi sao lớn ở thiên hà xoắn ốc Messier 33, cách Trái đất 2,7 triệu năm ánh sáng. Hố đen cùng với ngôi sao đồng hành đã tạo ra một hệ sao đôi với tên gọi M33 X-7. Một thành viên trong nhóm nghiên cứu của ĐHTH California, Jerome Orosz đã nói với phóng viên Space.com: ?Chúng tôi gặp khó khăn khi sử dụng các lý thuyết chuẩn để giải thích hệ sao này bởi vì chúng quá lớn?.
    Hố đen trong hệ M33 X-7 cũng là một hố đen xa nhất từng được phát hiện. Phát hiện này của nhóm nghiên cứu có thể giúp dựng lên các mô hình mới về những hệ sao đôi gồm một ngôi sao và một hố đen. Nó cũng góp phần giải thích một trong những vụ nổ supernova rực rỡ nhất từ trước tới nay. Chi tiết của nghiên cứu được công bố trong tạp chí Tự nhiên (the Nature) số 17/10/2007.
    ?~Nhật thực?T ? hố đen
    Chúng ta không thể nhìn thấy các hố đen bởi vì tất cả vật chất và ánh sáng đi vào chúng đều không thể quay chở lại. Do đó hố đen chỉ có thể phát hiện bằng cách theo dõi các hiệu ứng hấp dẫn của chúng tác động lên các ngôi sao gần đó hay các khối vật chất đang quay xung quanh chúng. Ngôi sao trong hệ M33 X7 đi qua trước mặt cái hố đen cặp đôi với nó đều đặn khoảng 3 ngày một lần và làm ngăn lại các bức xạ tia X phát ra từ con quái vật tới Trái đất. Đó là một hệ ?~sao?T đôi duy nhất đựơc biết cho tới nay có xẩy ra hiện tượng ?~nhật thực?T này, và sự sắp xếp tình cờ đó đã tạo điều kiện cho các nhà thiên văn học tính toán được khối lượng của hệ M33 X-& một cách rất chính xác.
    Qũy đạo rất gần nhau của hệ đôi sao - hố đen này chứng tỏ chúng đã phải trải qua một giai đoạn khốc liệt trong quá trình tiến hóa của các ngôi sao. Giai đoạn này còn được gọi là ?ochung vỏ bọc? (common envelope), trong đó một ngôi sao đang chết sẽ trương nở quá lớn tới mức nó hút luôn cả người bạn đồng hành vào trong lớp vỏ khí ngoài cùng của mình.
    Hiện tượng ?ochung vỏ bọc? hoặc có thể gây ra sự kết hợp 2 ngôi sao thành một, hoặc có thể tạo ra một hệ sao đôi với quỹ đạo rất hẹp, trong đó một ngôi sao bị xé bỏ lớp áo khí ngoài cùng của mình (ngôi sao bi trương nở). Nhóm nghiên cứu cho rằng khả năng thứ 2 đã xẩy ra đối với hệ sao đôi M33 X-7 và chính ngôi sao đã trương nở và bị xé lớp vỏ ngoài, gây ra một vụ nổ supernova và sau đó sụp đổ để chở thành một hố đen.
    Tuy nhiên, hẳn một điều gì đó rất bất thường đã xẩy ra đối với hệ sao đôi M33 X-7 trong giai đoạn hình thành lên hố đen. Tomasz Bulik, một nhà thiên văn học ở ĐHTH Vacssava, Balan đã viết trên tạp chí Tự nhiên rằng:?Hố đen đó hẳn đã mất đi một phần lớn khối lượng của mình bởi vì hệ sao đồi này quá gần nhau. Nhưng mặt khác, nó vẫn giữ được đủ vật chất để tạo thành một hố đen lớn đến như vậy. M33 X7 có thể vì vậy đã đạt cả 2 giới hạn trên và dưới : khối lượng mất khí ở ngưỡng trên và quỹ đạo hẹp khi ở giai đoạn ?ochung vỏ bọc? ở ngưỡng dưới?. Bulik không thuộc thànn viên nhóm nghiên cứu.
    Một cặp hố đen sinh đôi
    Nếu các ngôi sao lớn khác cũng mất rất ít vật chất của mình trong giai đoạn cuối của mình thì ta có thể giải thích tai sao vụ nổ sao đó lại sáng đến như vậy. Có thể nói đó là một trong những vụ nổ supernova lớn nhất từ trước cho tới nay.
    Theo một thành viên trong nhóm thì một ngày nào đó, ngôi sao duy nhất trong hệ M33 X7 kia cũng biến mất. Đó là một ngôi sao khổng lồ, cặp đôi với một hố đen lớn. Và cũng đến lúc nó sẽ gây ra một vụ nổ sao và tự nó lại biến thành một hố đen. Khi đó chúng ta có một hệ hố đen cặp đôi.
    Một hố đen có khối lượng 16 lần Mặt trời như trong hệ M33 X7 đã được cho là lớn, nhưng khối lượng của nó thật chẳng đáng là bao khi so sánh với các siêu hố đen định cư ở trung tâm các thiên hà lớn. Những siêu hố đen đó có khối lượng gấp hàng triệu tới hàng tỷ lần Mặt trời của chúng ta và cơ chế hình thành lên chúng cũng khác với cơ chế tạo thành các hố đen (sao).
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 19/10/2007
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ẹc biết Thohry dịch thì mình đã chẳng bỏ hơn tiếng nghỉ trưa để dịch.
    Mà mình dịch đọc lại chẳng văn vẻ bằng bạn , híc.
    stellar black hole nghĩ mãi chẳng biết dịch sao.
    http://www.vietastro.org/index.php?option=com_content&task=view&id=219&Itemid=386
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác dịch cũng được đấy chứ, văn vẻ thì đâu quan trọng bằng chính xác. Văn vẻ mà lại dịch sai ý của tác giả thì chỉ bằng vứt vào sọt rác. Bài đó dịch hơn 1 tiếng là hơi lâu. Cố gắng biến chữ hơn thành chữ dưới.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MƯA SAO BĂNG ORION, NHỮNG SỨ GIẢ CỦA SAO CHỔI HALLEY SẼ ĐẠT ĐỈNH ĐIỂM CUỐI TUẦN NÀY
    Một đợt mưa sao băng nhỏ hơn mưa sao băng Perseid sẽ đạt tới đỉnh điểm ngay trước khi mặt trời mọc sáng hôm Chủ nhật 21/10 tới đây. Đợt mưa sao băng này có tên gọi Orion bởi vì các tia sao băng có vẻ như xuất phát từ một vùng thuộc ngôi sao Betelgeuse, ngôi sao sáng thứ 2 trong chòm sao Orion.
    Nếu điều kiện thời tiết tốt và ở nơi trời thật tối, những nguời ngắm sao sẽ có thể chiêm ngưỡng một số vệt sao băng trong một giờ. Tỷ lệ này sẽ giảm di đáng kể ở các khu vực đô thị hoặc ngoại ô.
    Cũng thật hay là năm nay, sao Hỏa đang tỏa sáng ngay cạnh đó. Tâm điểm của mưa sao băng sẽ nằm giữa sao Hỏa và sao Betelgeuse.
    Xem ở đâu và vào lúc nào?
    Vào thời điểm này trong năm, chòm sao Orion đang hiển hiện ngay đỉnh đầu chúng ta khi nó lên cao nhất. Orion sẽ mọc sau 11 giờ đêm. Trước nửa đêm sẽ khó nhìn được một tia sao băng Orion nào bởi vì vầng trăng khuyết vẫn còn chêng chếch về phía trời tây.
    Mặt trăng sẽ lặn vào khoảng 1h30 AM hôm Chủ nhật, và đó là thời điểm tốt nhất để chuẩn bị buổi ngắm sao băng đêm của bạn. Vào khoảng 5 h sáng, khi chòm Orion đã lên vị trí cao nhất, các tia sao băng Orion có thể đạt 20 đến 25 vệt trong 1 giờ nếu bầu trời đủ tối và không mây.
    Một chuyên gia về mưa sao băng, Robert Lunsford nói :? Mưa sao băng Orion thường thì mờ và khó xem ở những nơi đô thị. Tốt nhất là bạn phải tìm một nơi nào ở nông thôn thì mới có thể quan sát tốt được?.
    Theo Lunsford, tần suất mưa sao băng Orion đã tăng đáng kể từ hôm 17/10 , từ lúc mật độ mới khoảng 5 vệt trong 1 giờ vào lúc trời thật tối. Sau khi đạt đỉnh điểm vào Chủ nhật này, các vệt sao băng sẽ bắt đầu giảm từ từ và lại quay về mật độ 5 vệt /giờ vào ngày 26/10. Những vệt sao băng Orion cuối cùng có thể vẫn xuất hiện vào khoảng từ đầu cho đến giữa tháng 11.

    Di sản của sao chổi Halley

    Trong khi nghiên cứu nhiều vị trí của các cơn mưa sao băng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng chúng có quan hệ chặt chẽ với quỹ đạo của các sao chổi mà ta đã biết. Mưa sao băng Orion được cho rằng là kết quả của quỹ đạo sao chổi Halley khi đi sát qua Trái đất. Một vài đám bụi của sao chổi Halley đã bị rơi ra trên con đường thiên lý của nó từ tận sát mặt trời cho tới Neptune, những đám bụi này đâm vào bầu khí quyển của Trái đất , bị bốc cháy và tạo nên các cơn mưa sao băng.
    Có 2 điểm trên quỹ đạo của sao chổi Halley có vị trí khá gần với quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Một điểm là vào khoảng đầu tháng 5, và khi đó nó tạo ra trận mưa sao băng Aquarius. Điểm còn lại là vào thời gian tháng cuối tháng 10 và tạo ra cơn mưa sao băng với tên gọi Orion. Vào tháng 5, chúng ta ngắm sao băng khi các bụi sao chổi đang đi rời xa phía Mặt trời, còn trận mưa Orion là vào đoạn, bụi sao chổi đang đi về phía Mặt trời.
    Các bụi sao chổi Halley di chuyển ngược hướng với chiều di chuyển của Trái đất , điều đó giải thích tại sao cả 2 trận mưa sao băng Aquarius và Orion đều có tốc độ bắn khá lớn : khoảng 66km/giây, chỉ chậm hơn cơn mưa sao băng Leonid vào tháng 11 mà thôi.
    Một điều khác biệt nữa của 2 cơn mưa sao băng Orion và Aquarius so với các cơn mưa sao băng khác là chúng bắt đầu bốc cháy ở tầng cao của khí quyển. Điều này có thể được giải thích là do chúng được cấu tạo bởi các vật liệu nhẹ, có nghĩa rằng chúng chắc chắn sinh ra từ lớp khuyếch tán bên ngoài của sao chổi Halley chứ không phải từ nhân của nó.
    Bạn sẽ xem được gì?
    Năm ngoái, có một điều bất thường xẩy ra là cơn mưa sao băng Oiron tỏ ra dầy đặc hơn cả mưa Perseid. Nhiều người quan sát đã ghi nhận các vệt sao băng xuất hiện ở mức độ gấp 2 lần bình thường, khoảng 40 ?" 50 lần /giờ. Thêm nữa, các vệt sao băng cũng rất sáng, một số có thể sánh với sao Kim.
    Hai nhà nghiên cứu sao băng, Mikaya Sato và Jun-Ichi Watanabe thuộc Đài thiên văn quốc gia Nhật bản, gần đây đã tuyên bố trong một bản báo cáo của Hiệp hội Thiên văn Nhật rằng các hạt vật chất lớn có mật độ cao bất thường trong đợt mưa sao băng Orion năm ngoái có thể bị thoát ra khỏi sao chổi Halley gần 3000 năm trước đây và chúng được tụ lại gần nhau bởi có tác động tương tác hấp dẫn của sao Mộc đều đặn 71 năm một lần.
    Có thể là, vào những năm từ 1933 đến 1938 cũng đã có những bất thường với mưa sao băng Orion. Bởi thế, sau khi vắng bóng sự toả sáng bất thường suốt 7 thập kỷ, sự tập trung mật độ này lại được tái diễn, có nghĩa là năm nay, chúng ta lại có một lần nữa mưa sao băng Orion diễn ra sáng hơn bình thường.
    Chỉ có một cách duy nhất để biết được điều đó có xẩy ra hay không là bạn phải bước ra ngoài và ngắm lên bầu trời truớc lúc bình minh vào hôm 21/10 (có thể kiểm tra luôn ngày 20 và ngày 22). Gần như là chắc chắn, bạn sẽ thấy được ít nhất là một vài sứ giả của sao chổi Halley khi chúng xẹt ngang qua nền trời đêm.
    Theo Space.com
    (Không cho được hình minh hoạ vào )
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 21/10/2007
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TRUNG QUỐC TÍNH CHUYỆN LẬP MỘT TỔ ĐẢNG TRÊN QUỸ ĐẠO.
    Hiện tại Trung quốc vẫn chưa có một trạm quỹ đạo thường trực, nhưng những phi công vũ trụ của họ đang cân nhắc việc thiết lập một tổ đảng trên đó.
    Theo tin Tân Hoa xã phát đi hôm thứ 5, hiện nay Trung quốc có một đội ngũ phi công vũ trụ gồm 14 người, quá đủ để thành lập một tổ đảng (ít nhất là 3 người).
    Cũng theo Tân Hoa xã, phát biểu bên lề Đại hội Đảng CS Trung Quốc, Dương lợi Vĩ , nhà du hành vũ trụ Trung Quốc đầu tiên bay vào không gian nói rằng ?o Các phi công vũ trụ, đảng viên đảng cộng sản sẽ tiến hành các sinh hoạt đảng bình thường như các tổ đảng khác dưới mặt đất.?
    Theo lời phi công vũ trụ Dương, việc thành lập một tổ đảng cần phải đợi thiết lập được một trạm vũ trụ để có thể có sự hiện diện liên tục của phi công trên đó, một việc mà Trung quốc phải mất một vài thập kỷ nữa mới làm được. Một quan chức chính phủ nói hôm thứ 3 rằng Trung quốc cũng rất quan tâm tới việc tham gia vào chương trình trạm vũ trụ ISS.
    Dương lợi Vĩ đã bay trên quỹ đạo Trái đất trong 21,5 giờ vào năm 2003 trên tầu Thần Châu 5, góp phần đưa Trung quốc chở thành quốc gia thứ 3 sau Nga và Mỹ đã đưa được người vào vũ trụ. Anh nói : ?oGiống như các đồng nghiệp nước ngoài khác, họ có tín ngưỡng của họ, chúng tôi cũng có niềm tin vào chủ nghĩa Cộng sản, đó là một sức mạnh tinh thần. Chúng tôi có thể sẽ không cầu nguyện theo cách của các bạn ngoại quốc. Nhưng ở một nơi mà không có biên giới quốc gia, niềm tin chung đã làm chúng tôi đoàn kết hơn để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hai phi công vũ trụ Trung quốc Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng ngồi bên cạnh khoang đổ bộ của tầu vũ trụ Thần Châu 6 sau khi hạ cánh xuống một khu vực ở miền Nội Mông phía bắc Trung Quốc ngày 17/10/2005.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG BÍ ẨN XUNG QUANH MẶT TRỜI.
    Mặt trời nằm ngay ở trung tâm hệ mặt trời, nhưng còn rất nhiều điều bí ẩn chứa trong đó mà khoa học vẫn chưa giải thích nổi. Tìm hiểu được những đìều bí ẩn này, các nhà khoa học có thể giải thích được các hoạt động khác thường của các ngôi sao, thậm chí góp phần bảo vệ cuộc sống của con nguời .
    Mặt trời - một ngôi sao bùng nổ
    Mặt trời đang bùng phát năng lượng ra không gian xung quanh theo đúng nghĩa đen của từ này. Chủ nhân ông của hệ mặt trời luôn luôn nổ dữ dội và phụt ra nào là các tai lửa, các tia nhật hoa (corona) và nhiều thứ khác nữa với tần suất một vài trăm lần trong một năm. Số lượng các lần nổ phụt khí và số lượng các vết đen trên bề mặt Mặt trời thay đổi theo chu kỳ khoảng 11 năm, đó gọi là chu kỳ mặt trời. Bản chất của sự hình thành chu kỳ này vẫn chưa có lời giải thích xác đáng.
    Các nhà vật lý thiên văn thường đồng ý với quan điểm rằng chu kỳ mặt trời được vận hành bởi một ?~máy phát điện?T trong lòng Mặt trời: đó là một dòng các hạt tích điện vận chuyển trong lòng MT và sinh ra từ trường. Từ trường của ?~máy phát điện?T này đã kích thích các đợt bùng phát trên Mặt trời. ?oNhưng mô hình nào trong số rất nhiều các mô hình ?~máy phát điện?T được áp dụng ở đây thì vẫn chưa rõ ràng?, nhà vật lý thiên văn Paul Charbonneau thuộc Đại học tổng hợp Montreal, Canada nói.
    Nếu làm sáng tỏ được mô hình ?~máy phát điện?T này, cá nhà khoa học có thể dự đoán được khi nào có sự bùng nổ trên bề mặt Mặt trời, mà theo lời Charbonneau thì sự bùng nổ đó có thể gây nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ hay các vệ tinh trên quỹ đạo và có thể gây nguy hại cho hệ thống lưới điện dưới mặt đất. Nhưng cho dù các nhà khoa học có dự đoán hay không thì bây giờ, chu kỳ mặt trời vẫn cứ nằm trong màn bí ẩn. Một số nhà khoa học còn nói rằng về mặt vật lý thì không thể dự đoán nổi.
    Những tia corona siêu nóng
    Chúng ta càng đứng gần lò sưởi thì càng cảm thấy ấm, Mặt trời cũng vậy, càng vào trong nhân thì nhiệt độ càng tăng cao. Nhưng kỳ lạ thay, các tia nhật hoa nằm ở trong bầu khí quyển của Mặt trời (cách khỏi bề mặt) thì lại nóng hơn rất nhiều bề mặt của Mặt trời.
    Nhiệt độ bề mặt của Mặt trời là vào khoảng 5500 độ C, thế mà các tia nhật hoa có thể nóng tới từ 1 đến 3 triệu độ, thậm chí hơn.
    Tại sao các tia corona lại nóng đến như thế cũng là một đề tài tranh cãi nóng không kém của các nhà khoa học. Một số các nhà nghiên cứu thì cho rằng từ trường của Mặt trời đã đốt nóng các tia corona, một số khác lại nói đó là do các đợt sóng xuất phát từ bên trong Mặt trời gây ra. ?o Tôi cũng sẽ không ngạc nhiên gì nếu cả 2 giả thuyết đó đều đúng bởi vì chúng không loại trừ lẫn nhau? , Benhard Fleck, một nhà khoa học theo dự án của tầu thăm dò Mặt trời SOHO đã nói như vậy. (SOHO: Solar and Heliospheric Observatory).
    Thời kỳ suy giảm
    Kể cũng lạ, có một thời Mặt trời đã kém hoạt động trong một thời gian khá lâu, khoảng 70 năm. Trong suốt thời gian từ 1645 tới 1715, người ta chỉ phát hiện được có 50 vết đen trên Mặt trời, quá ít so với con số 40000 ?" 50000 vết đen đáng lẽ phải có trong 70 năm đó.
    Các nhà nghiên cứu đã cho rằng những thời kỳ Mặt trời ?~thư giãn?T như vậy đã từng xẩy ra trong quá khứ kể từ 10000 năm chở lại, chiếm một tỷ lệ khoảng 15% toàn bộ thời gian. Mặc dầu đã có những mô hình giải thích cơ chế ?omáy phát điện? của Mặt trời có thể làm thay đổi chu kỳ 11 năm, nhưng tại sao lại có thời kỳ suy giảm mạnh như vậy vẫn còn là một điều bí ẩn.
    Thêm nữa, thời kỳ suy giảm của Mặt trời lại trùng lặp với thời gian xẩy ra Kỷ Băng hà nhỏ (Little Ice Age), khoảng thế kỷ 17 - 18. Điều này lại làm dấy lên các tranh cãi liệu có phải Mặt trời có chính là nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu Trái đất trong thời kỳ đó và sự thay đổi khí hậu mà thế giới đang phải trải qua. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng Mặt trời đã có tác động nhất định lên khí hậu của Trái đất trong quá khứ, nhưng những thay đổi khí hậu đột ngột trên Trái đất ngày nay không phải do Mặt trời, mà là các khí nhà kính do chính con người thải ra.
    Những người anh em mất trật tự
    Hầu hết các ngôi sao giống Mặt trời đều có các hoạt động không ổn định như Mặt trời. ?oHơn một nửa số ngôi sao giống Mặt trời hoặc là có chu kỳ thay đổi thăng ?" giáng bất thường, hoặc hoàn toàn không ổn định (không theo chu kỳ),. Chúng tôi không biết tại sao lại như vậy? nhà vật lý học nghiên cứu Mặt trời, Karel Shrijver thuộc Trung tâm Công nghệ cao Lockheed Martin đã nói như vậy.
    Một kính thiên văn vũ trụ nghiên cứu động học Mặt trời (Solar Dynamic Observatory) sắp được phóng của Nasa có thể làm sáng tỏ thêm các hoạt động của Mặt trời và từ đó có thể hiểu thêm đuợc những ngôi sao anh em của nó và cuối cùng dần dần đưa ra ánh sáng các bí ẩn còn tồn tại ở trên.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Ảnh Mặt trời chụp trong dải sóng tử ngoại

Chia sẻ trang này