1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÀM LƯỢNG KHÍ CACBONIC TRONG KHÍ QUYỂN VẪN TĂNG KHÔNG NGỪNG.
    Chỉ vài ngày sau khi giải Nobel hòa bình năm nay được công bố trao vì những nỗ lực bảo vệ môi trường, một nghiên cứu mới đã cho thấy tình hình rất đáng lo ngại về sự gia tăng hàm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển ngày một không kiểm soát nổi.
    Theo báo cáo của Josep G. Canadell thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối Thịnh vượng chung tại Australia, thì luợng khí CO2 thải ra khí quyển trong năm 2006 tăng 35 % so với năm 1990, một con số lớn hơn rất nhiều cái mà người ta có thể dự đoán.
    Việc tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch cộng với sự suy giảm khả năng hấp thụ khí của các đại dương và trên đất liền đã được coi là nguyên nhân của vấn đề nan giải này.
    Canadell nói: ?oNgoài việc dân số thế giới gia tăng và nhiều người giầu có hơn, chúng ta biết rằng có một nguyên nhân làm tăng đáng kể hàm lượng CO2 trong khí quyển chính là sự suy giảm khả năng hấp thụ của tự nhiên đối với loại khí này?. Canadell cũng là giám đốc của Dự án Các bon Toàn cầu thuộc Tổ chức nghiên cứu trên.
    Bản báo cáo còn nói rõ rằng những sự thay đổi này biểu hiện chu trình các bon hiện tại đang phá huỷ môi sinh một cách mạnh mẽ và nhanh chóng hơn các tính toán trước đó.
    Kevin Treberth, thuộc bộ phận Khí hậu của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder đã nói ?o Bài báo trên đã đưa ra một số vấn đề rất hệ trọng mà cộng đồng phải cân nhắc. Ví dụ như nồng độ CO2 đang tăng lên nhiều so với tốc độ trước đây chúng ta đã dự đoán, mặc dầu đã có Nghị định thư Kyoto nhằm khống chế các nước công nghiệp phương Tây phải giảm lượng thải khí nhà kính?.
    Alan Robock, trợ lý giám đốc của Trung tâm Dự đoán Môi trường ĐHTH Rutgers thêm vào:?Điều thực sự gây sốc chính là khả năng hấp thụ CO2 ít đi của các đại dương?
    Các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng sự giảm hấp thụ đó là do các thay đổi về chu kỳ của gió, nhưng Robock lại nói rằng ông cũng đang nghĩ tới nhiệt độ nước biển tăng cao sẽ làm giảm sự hấp thụ khí CO2. ?o Bạn thử nghĩ xem, một lon Coca lạnh sẽ có nhiều ga hơn là một lon Coca để nóng? ông nói.
    Cả Robock và Trenberth đều không thuộc nhóm nghiên cứu của Canadell.
    Cácbonic là một loại khí nhà kính hàng đầu. Các khí đó được gọi như vậy là bởi vì khả năng lưu giữ nhiệt của chúng trong khí quyển góp phần bẫy lại nhiệt từ Mặt trời và cuối cùng làm tăng nhiệt độ của toàn bộ hành tinh.
    Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khí quyển đều chấp nhận quan điểm trên, nhưng việc phải tìm ra các phuơng cách để làm giảm lượng khí nhà kính luôn vấp phải những khó khăn về chính trị bởi vì chúng gây ra những ảnh hưởng to lớn tới các nền kinh tế. Đầu tháng này, Giải Nobel Hòa bình đã đựơc đồng trao cho Uỷ ban của Liên hợp quốc về Thay đổi Khí hậu (IPCC), và cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore vì những nỗ lực của họ trong việc kêu gọi mọi người về hiểm họa Trái đất nóng lên.
    ?o Hóa ra rằng những người chỉ trích Trái đất nóng lên đã đúng khi họ nói rằng các mô hình (máy tính) về khí hậu của Trái đất đã dự báo sự thay đổi khí hậu một cách không chính xác,? Robock bình luận. ?oThực sự thì những sai lầm gần đây chính là khí hậu đang thay đổi nhanh hơn nhiều so với các mô hình đó tính toán. Trên thực tế, băng trên biển Bắc băng dương đang bị tan chảy nhanh hơn bất kỳ một dự đoán nào, và mực nước biển đang tăng lên nhanh hơn rất nhiều so với IPCC đã dự đoán trước đó?. Robock kết luận.
    Theo nghiên cứu mới này, lượng các bon thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng tăng từ 7,0 tỷ tấn trong năm 2000 tới 8,4 tỷ tấn trong năm 2006. Tốc độ gia tăng là từ 1,3% / năm trong giai đoạn1990-1999 lên tới 3,3% /năm từ 2000 - 2006.
    Trenberth còn lưu ý rằng CO2 chưa phải là toàn bộ câu chuyện - sự thải ra khí metan (CH4) đang giảm đi, bởi vậy toàn bộ các khí nhà kính tăng lên không nhiều bằng một mình CO2. Ông nói thêm, CH4 có tác dụng làm lạnh (ngược với CO2).
    Theo Trenberth, có những thay đổi từ năm này qua năm khác về thành phần CO2 trong khí quyển và câu hỏi ở đây là liệu sự gia tăng này cứ diễn ra liên tục hay có thể khống chế được. Trenberth nói : ?o Theo lý thuyết thì CO2 sẽ tiếp tục tăng, nhưng các bằng chứng đưa ra không mạnh mẽ cho lắm?
    Mặt dầu bài báo dẫn ra các số liệu đo được trong một khoảng thời gian tương đối ngắn để dự đoán một chiều hướng thay đổi (lâu dài), nhưng theo Robock thì các kết quả của bài báo đạt được khá là hợp lý, hầu hết bài báo nói về các xu huớng thay đổi trong một thời gian lâu hơn?.
    Nghiên cứu trên đã được tài trợ bởi các tổ chức ở Úc, châu Âu và các nước khác nữa.
    Theo Yahoonews
    [​IMG]
    Liệu những cơn bão như Katrina hay Lekima đã xuất phát từ những cái ống khói này?
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÓ THỂ NHÌN THẤY SAO CHỔI HOLMES BẰNG MẮT THƯỜNG.
    Sao chổi 17P/Holmes đang có một sự bùng phát gần như là chưa từng có và quá trình này đã làm nó sáng lên đáng kể: đang từ độ sáng biểu kiến 17-chỉ có thể thấy được qua các kính thiên văn cỡ lớn, nó đã có thể nhìn được bằng mắt thường (mắt người chỉ có thể phát hiện sao có độ sáng cấp 6 chở lại). Sao chổi này nằm trong chòm sao Perseus và có thể nhìn rõ suốt đêm ở nửa bán cầu Bắc.
    Sáng hôm nay, những người quan sát ở Nhật bản thông báo họ đã xác định được sao chổi Holmes đạt độ sáng cấp 3 - đủ sáng để có thể nhìn bằng mắt thường, ngay cả ở các thành phố - và vẫn đang sáng dần lên. Nếu chỗ bạn có thời tiết tốt, hãy ra khỏi nhà, ngắm lên bầu trời sao về phía đông bắc, bạn sẽ tìm ra nó.
    Sao chổi Holmes nằm ở độ cao khoảng 30 độ (1/3 tính từ đỉnh đầu) vào lúc 9 giờ tối, khi đó nó sẽ ở vị trí cao gấp đôi so với ngôi sao sáng Capella (xem hình). Với những khu vực thuộc vĩ độ trung bình (bắc), sao chổi này sẽ có vị trí ngay trên đỉnh đầu vào lúc khoảng 2 đến 3 giờ sáng. Mặc dầu lúc đó vẫn còn Trăng, nhưng với độ sáng như vậy, bạn vẫn có thể nhìn thấy được sao chổi này.
    Không giống với hầu hết các sao chổi sáng khác, 17P/Holmes không có một cái đuôi dài. Trông nó cũng giống với hầu hết các ngôi sao có độ sáng khiêm tốn khác, bởi vậy để tìm ra ngôi sao này, có thể bạn cần phải có bản đồ sao. Ngay cả với các kính thiên văn cỡ lớn cũng không thể nhìn ra được các chi tiết của sao chổi này. Hiện tại 17P/Holmes nằm cách Trái đất 245 triệu km và cách Mặt trời 365 triệu km.
    Không ai biết ngôi sao này sẽ bùng phát trong bao nhiêu lâu. Khi nhà quan sát người London Edwin Holmes tìm ra sao chổi này vào năm 1892, nó cũng đang ở giai đoạn bùng phát và độ sáng của nó lúc đó gấp tới 100000 lần so với độ sáng bình thường. Sau khi đạt độ sáng cực đại, độ sáng của sao chổi Holmes khi đó đã giảm khoảng 3 cấp trong thời gian 1 tuần.

    Theo Astronomy.com

    [​IMG]
    Vị trí sao chổi 17P/Holmes trong chòm Perseus lúc 9 giờ tối giờ địa phương các ngày cuối tháng 10 này
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 25/10/2007
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Mọi người có ai biết Kebira có từ bao giờ không nhỉ.
    Hố Kebira, bin giới Ai Cập Lybia
    [​IMG]
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo bài báo sau thì cỡ vài chục triệu năm rồi bạn à.
    http://www.astronomy.com/asy/default.aspx?c=a&id=4099
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    To khủng khiếp. Nó to đến mức người ta sinh sống trên cái hố đó qua bao nhiêu lịch sử mà không biết đó là cái hố. Ngay cả các nhà bác học cũng không chú ý đến.
    Cái hố Arizona Meteor cho đến khi phát hiện ra Kebira vẫn được coi là to nhất quả đất. Nhưng Meteor chỉ bằng 1/25km. Meteor có đường kính 1,2km, còn Kebira là 31km .
    Thế không biết có con gì tuyệt chủng vì hố này không nhỉ. Khi nó tạo ra, có lẽ mùa đông hạt nhân kéo dài đến vài năm.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC NGHI NGỜ SU TỒN TẠI MỘT KHUYẾT TẬT TRONG MẠNG LƯỚI KHÔNG-THỜI GIAN
    Theo các nhà khoa học, vết lạnh rộng lớn tồn tại trong vũ trụ của chúng ta có thể được giải thích bởi một khuyết tật vũ trụ trong mạng lưới không-thời gian được tạo thành ngay sau vụ nổ BigBang.
    Nếu luận điểm này được khẳng định bằng các nghiên cứu tiếp theo thì nó có thể cung cấp cho các nhà vũ trụ học một manh mối về sự phát triển của vũ trụ trong buổi sơ khai , một vấn đề mà các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm bấy nay.
    Nhưng có một số nhà khoa học, thậm chí cả những người thuộc nhóm nghiên cứu vẫn tỏ ra hoài nghi phát hiện mới này.
    Các viên nước đá vũ trụ
    Các nhà khoa học cho rằng ngay sau khi vụ nổ BigBang xẩy ra, vũ trụ nguội dần và giãn nở, trong vũ trụ đã xẩy ra sự chuyển pha từ các hạt ?oxa lạ?, thành các hạt cơ bản mà chúng ta biết ngày nay. Quá trình này cũng tương tự như sự chuyển pha giữa các dạng khí - lỏng - rắn của vật chất mà chúng ta vẫn biết ở trên Trái đất.
    Trong các quá trình chuyển pha thông thường, khuyết tật mạng có thể xẩy ra. Ví dụ như nước khi bị động lạnh và chuyển thành dạng tinh thể nước đá, chúng ta thấy các đám mờ xuất hiện trong viên đá, đó chính là do các phân tử H2O không nằm đúng vị trí trong tinh thể (khuyết tật mạng tinh thể). Các nhà vật lý học đã dự đoán rằng các khuyết tật tương tự đã xẩy ra trong quá trình chuyển pha ở thời kỳ đầu của vũ trụ. Các khuyết tật đó có thể có nhiều dạng khác nhau.
    Nhóm nghiên cứu cho rằng một vết lạnh trong bản đồ sóng microwave nền của vũ trụ CMB- đã thể hiện một dạng phức tạp nhất của khuyết tật mạng: một khuyết tật có cấu trúc giọt 3 chiều còn được gọi là khuyết tật cấu trúc. Bản đồ sóng microwave vũ trụ nền CMB (Cosmos Microwave Background) đã được vệ tinh WMAP của Nasa xây dựng lên.
    Marcos Cruz thuộc Viện Vật lý Cantabria, Tây ban nha và các đồng nghiệp đã phân tích vết lạnh trong bản đồ CMB trải trong một vùng rộng tới 1 tỷ năm ánh sáng và đã tìm ra rằng nó có các tính chất phù hợp với một khuyết tật cấu trúc.
    Cruz nói:? Bản đồ sóng nền microwave CMB là một hình ảnh cổ xưa nhất của vũ trụ mà chúng ta có trong tay, bởi vậy đó là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nghiên cứu vũ trụ buổi sơ khai. Nếu vết lạnh này là một khuyết tật cấu trúc, nó sẽ cho phép chúng ta có những nhìn nhận đúng trong các thuyết khác nhau về sự tiến hóa của vũ trụ?.
    ?oKhông thuyết phục?T
    Một số các nhà khoa học khác nói rằng các lập luận của nhóm nghiên cứu về một khuyết tật vũ trụ vẫn còn chưa vững. Lyman Page, một thành viên trong nhóm nghiên cứu WMAP tại ĐHTH Princeton, Hoa Kỳ đã nói:? Nếu vết lạnh đó đúng là một khuyết tật cấu trúc thì thật là tuyệt vời và đó là một cách tiếp cận mới để giải thích vũ trụ buổi ban đầu. Nó ngược lại với quan điểm rằng đó chỉ là một biến động ngẫu nhiên, mà theo đó thì dễ giải thích hơn nhiều?. Lyman không thuộc nhóm nghiên cứu.
    Lyliya Williams và Lawrence Rudnick, 2 nhà thiên văn học ở ĐHTH Minesota gần đây đã cho rằng vết lạnh trong vũ trụ đó không phải là một khuyết tật vũ trụ mà chỉ là một lỗ hổng khổng lồ trong thiên hà của chúng ta mà thôi, trong đó không có các ngôi sao, khí và thậm chí không có cả vật chất tối nữa.
    William đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua email rằng rằng: ?oKhuyêt tật vũ trụ là một lời giải thích hợp lý và gây được tri tò mò. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng ai đó lại có thể bác bỏ lời giải thích đó chỉ là một lỗ hổng đơn thuần và lỗ hổng đó đã gây ra vết lạnh trong bản đồ CMB?. Ông nói tíếp:? Cho dù lời giải thích nào đúng đi chăng nữa, nó cũng sẽ hướng tới một cửa sổ mới để ?~nhìn?T vào vũ trụ buổi ban đầu, nhưng chúng ta sẽ nhìn thấy gì qua ô cửa số đó thì vẫn chưa rõ?
    Một thành viên trong nhóm nghiên cứu, Neil Turok thuộc ĐHTH Cambridge đã thú nhận rằng vào thời điểm hiện tại, các luận cứ của nhóm ông ?~không thuyết phục tí nào?T. Vết lạnh đó có thể là một khuyết tật cấu trúc, nhưng có khả năng 1% vết đó chỉ là một biến động nhiệt độ ngẫu nhiên trong bản đồ CMB .
    Turok nói:? Điều làm cho phát hiện này chở rất thành thú vị là sẽ có hàng loạt các phép kiểm tra sau đó mà chúng ta có thể thực hiện vào thời điểm hiện nay, và bởi thế, giả thiết đó là một khuyết tật cấu trúc hoàn toàn có thể kiểm tra được?.
    Theo Turok thì một khuyết tật cấu trúc tồn tại trong vũ trụ có thể làm cho ánh sáng truyền qua đó bị uốn cong và hướng vào những đường nhất định nào đó, mà điều đó có thể kiểm chứng bằng các chương trình vũ trụ trong tương lai.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình ảnh ngẫu nhiên các khuyết tật cấu trúc chụp từ mô phỏng phân giải cao trên một siêu máy tính. Mầu đỏ biểu hiện các đường xoắn dương của mật độ điện tích trong không gian, mầu xanh - xoắn âm. (V. Travieso and N. Turok/University of Cambridge)
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MẠNG THÔNG TIN SPACEWIRE SẼ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN KÍNH THIÊN VĂN JAMES WEBB
    Kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) sẽ sử dụng một giao diện liên lạc bằng công nghệ tiên tiến đuợc gọi là ?~Mạng Vũ trụ?T hay SpaceWire, mà nhờ đó, các thíêt bị thông tin trên kính thiên văn hiện đại này sẽ hoạt động hiệu quả và tin cậy hơn.
    SpaceWire là một chuẩn cho đường truyền thông tin tốc độ cao liên lạc giữa các vệ tinh. Ban đầu SpaceWire đã được ESA thiết kế, về sau, dự án này đã được một nhóm của Nasa tiếp nhận và phát triển thêm. Đội ngũ chuyên gia Môđun các thiết bị khoa học tổ hợp (ISIM) và Xử lý dữ liệu và lệnh (ICDH) của Kính James Webb đã nghiên cứu và chế tạo được một con microchip nhỏ , tiêu thụ ít năng lượng , nhưng có thể gửi và nhận tín hiệu thông qua SpaceWire với tốc độ đạt 200 mega bit /giây.
    Băng thông mới, rộng của mạng SpaceWire đã cho phép trang bị cho môđun JWST ISIM bằng những thiết bị khoa học hiện đại, trong đó có sử dụng tới 66 triệu tế bào điểm ảnh. Đây là số lượng điểm ảnh lớn nhất từ trước tới nay sử dụng cho một kính thiên văn. và điều đó làm cho kính JWST có thể vươn xa hơn nữa vào vũ trụ.
    Việc xử lý một luợng lớn thông tin từ một số khổng lồ các tế bào điểm ảnh như vậy thực sự là một thách thức to lớn đối với đội ngũ nghiên cứu phát triển JWST ICDH. Sự phát triển giao diện thông tin SpaceWire mới này tận dụng được hết khả năng của các các thiết bị khoa học trên kính James Webb và i sẽ cho phép những nhà hoạch định các chương trình vũ trụ sau này của Nasa cân nhắc sử dụng các loại kính thiên văn vũ trụ có nhiều điểm ảnh hơn nữa .
    Pam Sullivan, Giám đốc dự án JWST ISIM nói :? Việc áp dụng giao diện thông tin SpaceWire vào kính James Webb làm tăng khả năng khám phá khoa học bởi vì các thiết bị khoa học trên đó sẽ làm việc ở mức độ thu nhận dữ liệu rất cao?.
    SpaceWire là một chuẩn kết nối tốc độ cao và một mạng thông tin dùng cho các tầu vũ trụ, điều này làm giảm nhẹ việc sử dụng việc truyền thông tin giữa các đầu dò, giảm yêu cầu về dung lượng bộ nhớ và giảm số lượng các bộ xử lý. SpaceWire mang lại nhiều lợi ích: nó tạo điều kiện xây dựng được các hệ xử lý dữ liệu chất lượng cao trên tầu vũ trụ, giảm giá thành hệ tích hợp, tăng tính tương thích giữa các thiết bị xử lý dữ liệu gốc và các thiết bị tầng sau và nó còn khuyến khích tái sử dụng các thiết bị sử lý dữ liệu đó.
    Để hình dung được lợi ích của SpaceWire, bạn có thể so sánh giữa tốc độ của kết nối internet qua qua đường điện thoại (dial up) và kết nối internet băng thông rộng. SpaceWire kết nối nhiều thiết bị trên các tầu vũ trụ bằng những đường truyền siêu tốc để có thể có các kết quả nhanh hơn.
    Ngoài dự án kính thiên văn James Webb, mạng vũ trụ SpaceWire cũng đang được nhiều các chương trình khác của Nasa khai thác và sử dụng như Trung tâm nghiên cứu Glenn ở Cleveland; Trung tâm nghiên cứu Langley, Hampton, Virginia; và Trung tâm bay vũ trụ Marshall ở Huntsville, Alabama.
    Lợi ích của các chương trình khác khi sử dụng SpaceWire là giá thành để phát triển tiếp theo sẽ thấp, giảm đựơc thời gian nghiên cứu mới, độ tin cậy cao hơn và tăng được khối lượng công việc khoa học với một ngân sách giới hạn.
    James Webb là một Kính thiên văn vũ trụ của thế kỷ 21, nó sẽ ?~nhìn?T ngược lại lịch sử vũ trụ hơn 13 tỷ năm trước để nghiên cứu sự hình thành của các thiên hà , các ngôi sao và hành tinh cũng như sự phát triển của chính hệ Mặt trời của chúng ta. James Webb được dự định phóng lên vũ trụ vào năm 2013. Kính thiên văn James Webb là một dự án kết hợp giữa NASA, ESA và Cơ quan vũ trụ Canada.
    Theo Astronomy.com
    [​IMG]

    Kính James Webb trong vũ trụ (ảnh minh họa).

  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT SỐ NHÀ KHOA HỌC TUYÊN BỐ: VẬT CHẤT TÔI KHÔNG TỒN TẠI !
    Hai nhà thiên văn học người Canada đã cho rằng có một lý do rất chính đáng để biện minh cho việc chưa ai có thể ?~nhìn thấy?T đựoc vật chất tối, đó là bởi vì : chúng chưa bao giờ tồn tại. Các nhà khoa học vẫn cho rằng vật chất tối là thành phần chủ yếu xây dựng lên toàn bộ vũ trụ.
    Vật chất tối được đem ra để giải thích cho hiện tượng tại sao các thiên hà lại liên kết với nhau. Toàn bộ vật chất thấy được bao gồm các ngôi sao, khí và bụi không thể nào cộng đủ lượng để có những lực hấp dẫn lớn tới như vậy, do đó các nhà khoa học mới đưa ra khái niệm vật chất tối, một loại vật chất không nhìn được nhưng có tương tác lực hấp dẫn tới các thiên hà và nó đóng vai trò làm trung tâm của tất cả các thiên hà.
    Tháng 8 vừa qua, một nhà thiên văn học tại ĐHTH Arizona ở Tucson cùng các đồng nghiệp của mình đã thông báo rằng có một cuộc va chạm giữa 2 cụm thiên hà (galaxy cluster) khổng lồ cách chúng ta khoảng 3 tỷ năm ánh sáng , với cái tên Bullet Cluster, cuộc va chạm này đã làm cho các đám mây vật chất tối tách ra khỏi các đám vật chất thông thường. Nhiều nhà khoa học nói rằng các phát hiện trên chính là minh chứng cho sự tồn tại của vật chất tối và đó là cú đấm mạnh vào những cách giải thích khác muốn thay thế khái niệm vật chất tối bằng khái niệm lực hấp dẫn hiệu chỉnh. Tới nay thì, John Morrat, một nhà thiên văn học ở ĐHTH Waterloo, Canada, và học trò của ông Joel Brownstein, đã nói rằng, những tuyên bố trên là hơi vội vàng.
    Trong một nghiên cứu đăng tải trên số 21/11/07 của tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Sociaty , hai nhà khoa học trên đã nói rằng Lý thuyết Hấp dẫn Sửa đổi (Modified Gravity) hay MOG của họ có thể giải thích tốt các quan sát về cụm thiên hà Bullet Cluster. Chi tiết mà nói, thuyết MOG khác với các thuyết hấp dẫn sửa đổi khác, nhưng chúng đều có 1 điểm chung : đó là dự báo lực hấp dẫn sẽ thay đổi theo khoảng cách.
    ?oLực hấp dẫn MOG mạnh hơn nếu bạn đi xa khỏi trung tâm của thiên hà chứ không như lực hấp dẫn Newton? Moffat giải thích,? Lực hấp dẫn mạnh hơn đó đóng vai trò như vật chất tối. Giải thích bằng thuyết vật chất tối, bạn sử dụng lực hấp dẫn của Anhxtanh và Newton và bạn phải giả thiết có nhiều vật chât tối. Có thêm vật chất tối, lực hấp dẫn mới tăng lên. Trong khi đó, thuyết của chúng tôi cho rằng vật chât tối không tồn tại. Đó chỉ đơn giản là lực hấp dẫn đã bị thay đổi.?
    Sử dụng các hình ảnh của Bullet Cluster do các kính thiên văn vũ trụ Hubble, Chandra X-ray và Splitzer cùng với Đài thiên văn mặt đất Magenlăng chụp được, các nhà khoa học đã phân tích cái cách mà lực hấp dẫn của các siêu thiên hà uốn cong các tia sáng đi từ các thiên hà xa hơn (thiên hà nền), đó là một hiệu ứng với tên gọi thấu kính hấp dẫn. Hai nhà khoa học đi đến kết luận rằng không cần sử dụng vật chất tối để giải thích các kết quả đó.
    Brownstein nói: ?oSử dụng thuyết MOG, các vật chất ?~thông thường?T trong cụm thiên hà Bullet Cluster cũng đủ để gây ra các hiệu ứng thấu kính hấp dẫn đó. Tiếp tục nghiên cứu và sau đó phân tích các sự sáp nhập các siêu thiên hà đã giúp chúng tôi quyết định một trong hai thuyết: thuyết vật chất tối hay thuyết MOG đưa ra sự giải thích tốt nhất cho cấu trúc vĩ mô của vũ trụ?.
    Mofat so sánh sự ?onghiện? thuyết vật chất tối hiện nay cũng giống như hiện tượng các nhà khoa học đầu thế kỷ 20 đã khăng khăng về sự tồn tại một loại vật chất được gọi là ?~ete truyền sáng?T (luminiferous ether), một chất đựơc giả thiết là tràn ngập trong vũ trụ mà qua đó sóng ánh sáng có thể lan truyền đi xa
    Mofat đã nói với Space.com : ?oHọ đã bắt đầu nhận thấy thuyết tương đối hẹp, nhưng họ không muốn từ bỏ khái niệm vật chất ête. Thế rồi Anhxtanh buớc đến và bảo: chúng ta không cần ête nữa. Sau đó thì thuyết ete chỉ còn là lịch sử?.
    Nhà thiên văn học Douglas Clowe, người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu về Bullet Cluster và đã giải thích các hiện tượng thông qua vật chất tối, nói rằng ông vẫn giữ quan điểm của mình. Đối với ông và nhiều nhà thiên văn học khác, việc tìm ra các loại hạt nào đó có thể tạo ra vật chât tối còn dễ chấp nhận hơn là việc phải thay đổi một lý thuyết cơ bản vẫn dùng để giải thích thế giới.
    Douglas Clowe nói :?oChừng nào mà chúng tôi còn quan tâm, Mofat vẫn chưa làm gì để chúng tôi phải rút lại lời tuyên bố rằng các quan sát Bullet Cluster đã cho chúng ta thấy: phải tồn tại vật chất tối. Chúng tôi vẫn chấp nhận phần nào là thuyết Hấp dẫn sửa đổi có thể làm giảm lượng vật chất tối đi, nhưng chúng tôi khá chắc chắn rằng hầu hết các vật chất trong vũ trụ vẫn đựơc tạo ra từ một dạng nào đó của vật chất tối?
    Theo Space.com
    [​IMG]

    Hình ảnh cụm thiên hà Bullet Cluster chụp bởi kính thiên văn Chandra X-ray của Nasa. Các nhà khoa học cho rằng hình ảnh này là một minh chứng cho sự tách của vật chất thông thường (mầu hồng) ra khỏi vật chất tối (mầu xanh). Hiện nay một nhóm các nhà khoa học Canada lại nói rằng các quan sát trên có thể được giải thích bằng thuyết hấp dẫn sửa đổi MOG mà không cần phải dùng tới khái niệm vật chất tối.

  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÀNG TRĂM HỐ ĐEN BỊ ?oMẤT TÍCH?o ĐÃ ĐƯỢC TÌM THẤY
    Các nhà khoa học đã tìm ra hàng trăm hố đen đang ẩn mình ở các thiên hà chứa đầy khí bụi cách xa chúng ta tới hàng tỷ năm ánh sáng.
    ?oCác siêu hố đen đang hoạt động có đầy rẫy trong thời kỳ đầu của vũ trụ?, một thành viên nhóm nghiên cứu là Mark Dickinson thuộc Đài thiên văn Quang học Quốc gia ở Tuscon đã nói. ?o Chúng tôi đã nhìn thấy được phần trên của các tảng băng ngầm ?~hố đen?T trong các nghiên cứu trước của chúng tôi, bây giờ thì chúng tôi nhìn thấy luôn cả các tảng băng đó?.
    Phát hiện này được đăng chi tiết trên 2 bài báo trong số 10/11 của tạp chí Vật lý - Thiên văn. Đó là những bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các thiên hà lớn xa xôi đã giành thời tuổi trẻ của chúng để xây dựng lên các siêu hố đen ở trong lõi của mình.
    Phát hiện này cũng giúp trả lời những cầu hỏi cơ bản về sự hình thanh của các thiên hà lớn như dải Ngân hà của chúng ta.
    ?o Thật không khác gì trước đây chúng tôi bị bịt mắt và phải nghiên cứu một con voi to lớn, chúng ta không chắc được là đứng trước con vật gì? Một thành viên của nhóm nghiên cứu David Elbaz thuộc viện Ênergie Atomique France đã thốt lên như vậy.
    Bằng cách sử dụng các kinh thiên văn vũ trụ Chandra X-ray và hồng ngoại Splitzer, nhóm nghiên cứu đã phát hiện được các bức xạ hồng ngoại ở mức độ cao bât thường từ hơn 200 thiên hà ở những vùng xa xôi của vũ trụ. Họ cho rằng các tia hồng ngoại đã được tạo ra khi các khối vật chất bị hút vào các quasar ?" đó chính là các siêu hố đen được các đám khí và bụi có hình dạng giống như một chiếc bánh vừng vòng bay xung quanh, và chúng định cư ở trung tâm các thiên hà.
    Các thiên hà có chứa quasar đều có khối lượng tương đương dải Ngân hà của chúng ta, nhưng chúng không có hình dạng nhất định (vô định hình). Các thiên hà đó ở cách xa chúng ta từ 9 tới 11 tỷ năm ánh sáng và tồn tại ở vào thời điểm vũ trụ còn đang rất trẻ : khoảng 2,5 đến 4,5 tuổi (coi 1tỷ năm = 1 tuổi vũ trụ).
    Qua nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã dự đoán rằng phải có một số lớn các quasar đang định cư ở các thiên hà xa xôi đó nhưng trên thực tế họ chưa tìm ra được bao nhiêu.
    Phát hiện mới này đưa lý thuyết về gần với thực tế hơn. ?oChúng tôi đã tìm thấy gần hết các số quasar ẩn mình trong các thiên hà ở thời kỳ đầu của vũ trụ?. Emanuele Dadi, trưởng nhóm nghiên cứu nói.
    Các quasar mới tìm đựoc đã khẳng định đựoc các điều mà các nhà khoa học đã dự đoán hàng chục năm trước đây: đó là các siêu hố đen đã đóng một vai trò chủ đạo trong việc hình thành lên các thiên hà lớn. Các quan sát này cũng cho thấy rằng, các thiên hà lớn luôn sẵn sàng hình thành lên các ngôi sao và các hố đen đồng thời cho tới khi chúng quá lớn thì các hố đen mới làm chậm quá trình sinh sao lại.
    Các quasar mới này cũng cho thấy rằng sự va chạm giữa các thiên hà có thể không đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các thiên hà như trước đây mọi người vẫn nghĩ. David Alexander, một hành viên của nhóm nghiên cứu, thuộc đại học Durnham UK đã nói: ?o Các nhà lý thuyết nghĩ rằng sự sáp nhập các thiên hà là cần thiết cho sự hoạt động của các quasar, nhưng giờ đây chúng ta thấy rằng các quasar có thể đựơc hoạt hóa ngay ở các thiên hà riêng lẻ không có sự can thiệp từ bên ngoài nào?.
    Theo Space.com
    [​IMG]

    Hình minh họa một hố đen đang trong thời kỳ phát triển, còn được gọi là quasar, định cư ở một thiên hà xa xôi. Các nhà thiên văn học đã sử dụng các kính thiên văn Splitzer và Chandra của Nasa để tìm ra hàng loạt các quasar tương tự nhau đang ẩn mình trong các thiên hà xa xôi chứa đầy khí và bụi.

  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGÀY NÀY 50 NĂM TRƯỚC, CHÚ CHÓ LAIKA ĐÃ BAY VÀO VŨ TRỤ.
    Chỉ 1 tháng sau khi Liên xô làm cả thế giới bàng hoàng bằng việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên ?" Sputnik 1 vào vũ trụ, họ lại tiếp tục một chiến công mới: phóng một vệ tinh thứ 2 lớn hơn nhiều và có cả một hành khách sống ?" một chú chó lai tên là Laika. Cuộc phóng vệ tinh lần đó dẫu là một chuyện buốn cho Laika, nhưng nó đã dọn mở cho các chuyến bay vũ trụ có người lái sau này.
    Một điều làm nhiều người phải sửng sốt là Sputnik 2 lớn hơn hẳn Sputnik 1, lại có cả một khoang hành khách cho Laika, đã được đóng chỉ trong vòng chưa tới một tháng. Có lẽ đó là một chương trình vũ trụ được chuẩn bị nhanh nhất từ trước tới nay.
    Tổng bí thư Liên xô lúc bấy giờ là Khơ rút xốp, vì quá phấn khởi với thành công của vệ tinh Sputnik 1 phóng ngày 4/10/57, ông đã mời Sergey Koroliov, cha đẻ của ngành hàng không vũ trụ Liên xô lên và yêu cầu ông phải làm ?~cái gì đó mơi mới?T để kỷ niệm ngày cách mạng Tháng Mười Nga. Lệnh của Khơ rút xốp quả là sốc, kể cả với Koroliov. Mới đó nhóm của ông đã chế tạo vệ tinh Sputnik 1 trong vòng chưa đầy 3 tháng, nay thì... chưa tới 1 tháng.
    Georgy Grenchko, một cựu kỹ sư hàng không vũ trụ Liên xô kể rằng theo Koroliov thì Khơ rút xốp đã nói đại ý rằng:?Tôi không cho rằng chúng ta sẽ vượt xa người Mỹ chỉ bằng mấy cái vệ tinh của đồng chí, nhưng đồng chí đã làm được rồi đấy. Bây giờ làm cái gì đó khác mới hơn để kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng Tháng 10 tới đây?. Boris Chertok, cánh tay phải của Koroliov khi đó nói rằng ý của Tổng bí thư như vậy là phải làm một vệ tinh nhân tạo trong khi không có thời gian thiết kế, lại phải không giống mấy với Sputnik 1.
    Chertok viết trong hồi ký rằng Koroliov đã lo sợ rằng những ngày nghỉ lễ đó của ông sẽ kết thúc bởi một tai nạn và cùng với việc bao nhiêu thành công khó nhọc trước đó sẽ đổ ra sông ra biển. Nhưng họ (nhóm của Koroliov) không thể cãi lại Tổng bí thư được, và lệnh đã được ký vào ngày 12/10/57.
    Khi có ai đó trong nhóm nói rằng hay ta nên để một con chó vào vệ tinh, Koroliov đã nhẩy cẫng lên vì ý tưởng đó. Hồi đó người ta chưa biết mấy về ảnh hưởng của điều kiện trong vũ trụ tới một sinh vật sống, nhiều người lúc đó cho rằng, chó sẽ không thể sống được với sức ép của quá trình phóng vệ tinh hay các điều kiện khắc nghiệt trong vũ trụ khác.
    .
    Thực ra Liên xô trước đó đã thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo có chở theo chó rồi, có một số con đã sống sót. Tất cả những con chó được thử nghiệm đều là loài chó lai tạp, theo các bác sỹ, chúng có thể thích nghi nhanh chóng các điều kiện khắc nghiệt. Thêm nữa, loài chó này thường nhỏ nên có thể chui vừa các cabin nhỏ xíu trên các tên lửa hay vệ tinh.
    9 ngày trước khi phóng tàu, bác sỹ Vlađimia Iazoxki đã chọn một chú chó lai 2 tuổi tên là Lai ka cho chuyến bay vào vũ trụ đó. Nguời ta nói, Laika đựơc chọn bởi vì trông nó đẹp nhất, hẳn sẽ phù hợp cho việc chụp ảnh tuyên truyền. Bởi vì không có đủ thời gian để thiết kế khoang đổ bộ cho Sputnik 2 nên con đường đi tới vinh quang của Laika cũng đồng nghĩa với một cái chết được báo trước.
    Bác sỹ Iazoxki đã viết rằng? Laika thật nhẹ nhàng và duyên dáng. Tôi muốn làm cái gì đó tốt đối với nó, nó còn ít thời gian để sống quá.? Ông còn nhớ lại rằng trước khi được chuyên tới bệ phóng, ông đã đưa con chó về nhà cho nó chơi với lũ trẻ.
    Làm việc suốt ngày đêm, cuối cùng thì nhóm của Koroliov cũng đóng được một khoang dành để chở Laika, trong đó có các đồ ăn thức uống tối thiểu cùng với các thiết bị giống như trong Sputnik 1. Để đơn giản hóa thiết kế, họ đã không làm tách khoang chở Laika ra khỏi tầng 2 của tên lửa đẩy .
    Họ đã làm việc mà không có bản thiết kế, với một nhịp độ nghẹt thở ngay cả dưới thời đó, một việc mà theo các tiêu chuẩn ngày nay thì chắc chắn không thể thực hiện nổi.
    Grechko nói trong một cuộc phỏng vấn rằng :? Bây giờ thì bạn có đủ thứ, máy tính, các thiết bị hiện đại, laze, và nhiều thứ khác, nhung không ai có khả năng nghiên cứu chế tạo một vệ tinh mới chỉ trong vòng một tháng. Bây giờ thì chỉ việc bắt đầu với nghiên cứu giấy tờ đã mất cả tháng rồi. Koroliov sau đó đã nói với tôi rằng đó là tháng hạnh phúc nhất trong đời ông.?
    Vì có một số trục trặc ký thuật, Laika đã phải ở trong cabin đợi thời điểm phóng tầu những tận 3 ngày. Nhiệt độ ở đó rất thấp, người ta đã phải đặt một ống thổi khí nóng để sưỏi ấm cho Laika.
    Vào này 3/11/57, Laika đã được phóng lên vũ trụ cùng với vệ tinh Sputnik 2 nặng 508kg, một con số chứng tỏ khả năng của Liên xô có thể đưa được các vật khối lượng lớn lên vũ trụ.
    Sputnik 1 của Liên xô nặng 84kg, trong khi vệ tinh đầu tiên của Mỹ là Explorer 1, phóng ngày 31/1/58 nặng chỉ có 14kg.
    Khi Laika bay vào được quỹ đạo, các bác sỹ đã thở phào khi thấy rằng nhịp tim và huyết áp của nó đã chở về bình thường. Trong quá trình phóng nhịp tim và huyết áp đều tăng cao. Laika đã ăn các thức ăn được chuẩn bị đặc biệt đựng trong một cái hộp
    Theo các bác sỹ thì Laika sẽ được tiêm thuốc độc tự động sau đó 1 tuần. Vệ tinh Sputnik 2 mang theo Laika đã làm rấy lên một làn sóng phản đối của các nhóm bảo vệ động vật ở các nước phương Tây.
    Mãi cho tới sau khi Liên xô sụp đổ, một số người đã tham gia chương trình mới tiết lộ rằng đúng là Laika đã bị tiêm thuốc độc theo một chương trình đặt sẵn, nhưng có vẻ như nó chết là bởi vì bị nóng quá sau có vài tiếng đồng hồ bay trên quỹ đạo. Không có một thông tin nào cho biết Laika đã hy sinh vào lúc nào.
    Chertok viêt trong hồi ký của mình rằng :? Không thể nào làm nổi một thiết bị trợ giúp cuộc sống cùng các hệ điều chỉnh nhiệt độ với độ tin cậy cao trong mộti thời gian ngắn như vậy được?.
    Một số chú chó khác cũng đã bị chết trong các cuộc thử nghiệm thất bại sau đó cho tới cuộc phóng vệ tinh vào tháng 8 năm 1960 thành công và 2 chú chó Belka và Streka đã chở về Trái đất an toàn.
    Sau một vài chuyến bay thử nghiệm nữa, Liên xô đã phóng tầu có con người đầu tiên bay vào vũ trụ - chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin - vào ngày 12/4/1961.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 04/11/2007

Chia sẻ trang này