1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ Thohry nên dịch thêm một số tin tức tham khảo ở các trang web của NASA, chẳng hạn như trang chủ của Hubble, Spitzer hay Chandra. Ở đó sẽ có các kết quả quan sát mới nhất được cập nhật và thêm một số suy đoán rất đáng quan tâm. Space.com có vẻ hơi nghèo thông tin (theo đánh giá của mình thôi) và cũng có vẻ hơi cuờng điệu trong một số vấn đề vẫn còn đang tranh cãi. Nói "cường điệu" thì hơi quá vì đó chỉ là ý kiến của một số nhà khoa học thôi! Nhưng có lẽ nên tham khảo một số nguồn chính thống từ NASA cũng chẳng mất gì đúng không? Thông tin từ những trang của NASA thường rất chi tiết về con số, những phỏng đoán của họ cũng không đi quá xa. Nếu bạn quan tâm có lẽ nên làm vậy thì hơn là đi dịch một bài khá dài mà nội dung của nó vẫn còn tranh cãi kinh khủng và rất mù mờ!
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Dịch nhiều khi cũng do thói quen, công nhận mình cũng thích 2 trang Space.com và Astronomy.com. Toần dịch bài từ 2 trang này. Thỉnh thoảng cũng có lấy bài ở chỗ khác (Hubblesite chẳng hạn). Thực ra đôi khi mình cũng xem cả nhiều trang khác nữa như Sciencedaily, Livescience, Universetoday v.v. nhưng chỉ để xem bài chứ ko dịch.
    Nhưng đây chỉ là một mục ''''tin tức thiên văn'''' thôi mà, có phải trang khoa học chuyên sâu đâu, do vậy mình nghĩ 2 trang trên là thừa sức mang tính khoa học cho một phần tin tức.
    Còn về cường điệu? mình không nghĩ vậy. Bạn thử cho ví dụ? Họ viết ra thường cũng lấy dẫn chứng rất cẩn thận đấy, ko dám viết ẩu đâu.
    Mà bạn cũng nên đóng góp bầng cách dịch bài từ trang nào đó bạn cho là hợp - 4rum là của chung mà. Cả các bạn khác nữa, mỗi người một chân một tay như vậy các bài viết mới đa dạng và súc tích.
    Dù sao cũng cảm ơn bạn tranha đã góp ý, nếu tớ thấy bài nào phù hợp ở các trang khác thì sẽ xin dịch đóng góp cho forum
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 04/11/2007
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÙNG TÌM KIẾM SAO THIÊN VƯƠNG VÀ SAO HẢI VƯƠNG TRÊN BẦU TRỜI
    Hầu hết mọi người đều đã có thể thấy 5 hành tinh sáng nhất trong hệ Mặt trời là sao Thuỷ, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ. Thực ra còn một hành tinh nữa cũng có thể nhìn được bằng mắt thường, đó là sao Thiên vương. Với sao Hải vương bạn phải cần một ống nhòm loại tốt mới có thể thấy được. Tuy nhiên bạn phải biết vị trí đúng để ?onhìn? ra hai hành tinh sau cùng này.
    May mắn là ở thời điểm hiện tại cả hai hành tinh này đều đang ở những vị trí dễ nhìn trên bầu trời đêm. Tuần tới, khi trăng đã vào cuối tháng, chính là thời điểm tốt nhât để khám phá 2 hành tinh xa nhất trong hệ Mặt trời này.
    Sao Thiên vương
    Uranus hay sao Thiên vương có thể nhìn được bằng mắt thường ở những đêm trời tối và trong. Ở thời điểm hiện tại bạn có thể nhìn thấy Uranus trong chòm sao Aquarius. Tốt nhất là bạn nên nghiên cứu bản đồ sao trước sau đó dò tìm trong vùng đã định bằng một ống nhòm. Chỉ cần dùng kính thiên văn loại có độ mở 3 inch với độ khuyếch đại 150 là bạn có thể nhìn được Uranus giống như là một đĩa nhỏ mầu xanh nhạt, không thể hiện một chi tiết nào trên bề mặt.
    Uranus nằm cách Mặt trời trung bình 2,9 tỷ km, nó có đường kính khoảng 51100km. Ở lần quan sát cuối cùng, Uranus có tất cả 27 vệ tinh, tất cả đều bay trong những quỹ đạo nằm phía trên đường xích đạo của hành tinh mẹ. Uranus cũng có 9 vòng xuyến mỏng nhưng đục, chúng được phát hiện vào năm 1978. Uranus có một lõi rắn bằng đá bao quanh bởi một lớp hỗn hợp nước, methane và NH3, và ngoài cùng là tầng quyển gồm có hydro và helium.
    Một đặc điểm kỳ lạ của hành tinh này là trục quay của nó bị ngả gần hết cỡ. Trục quay của sao Thiên vương ngả hẳn một góc 98 độ so với đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo. Vì vậy, các mùa trên Uranus thực sự đặc biệt: khi Mặt trời mọc ở cực bắc, nó sẽ chiếu sáng liên tục trong 42 năm (Trái đất) và khi Mặt trời lặn, đêm tối cũng kéo dài 42 năm ở đó. Cũng vì trục quay gần như nằm ngang, vào mùa hè, vùng cực của hành tinh này còn nóng hơn cả khu vực xích đạo.
    Sir William Herrschel đã phát hiện ra sao Thiên vương vào ngày 13/3/1781 khi nhận thấy rằng nó từ từ trôi qua chòm sao Gemini. Tuy nhiên, ban đầu ông lại nghĩ mình đã phát hiện ra một sao chổi mới.
    Sao Hải vương
    Neptune hay sao Hải vương có độ sáng mờ hơn sao Thiên vương nhiều và không thể nhìn được bằng mắt thường. Hành tinh này nằm ở khoảng cách trung bình tới Mặt trời là 4,5 tỷ km. Với đường kính 49600km, nó hơi nhỏ hơn sao Thiên vương một chút.
    Sao Hải vương mờ hơn sao Thiên vương khoảng 7 lần (tương đương xấp xỉ 2,5 cấp sao). Nhưng nếu trời tối và trong, nếu bạn nghiên cứu bản đồ sao tỷ mỷ thì vẫn có thể nhìn thấy Neptune bằng một ống nhòm tốt. Tại thời điểm hiện tại, Neptune đang nằm trong chòm sao Capricornus. Bạn phải có kính thiên văn với độ mở ít nhất 4 inch và độ phóng đại 200 lần mới có thể thấy được sao Hải vương mà trông cũng chỉ như một chấm sáng mầu xanh lam. Tầu thăm dò Voyage 2 đã đi ngang qua sao Thiên vương năm 1989 và truyền về các hình ảnh hành tinh này với một bầu khí quyển xanh thẫm, có những cuộn mây trắng vần vũ, trong khí quyển của Neptune cũng có một Vết Đen Lớn, tương tự như Vết Đỏ Lớn nổi tiếng của hành tinh Sao Mộc. Tầu Voyager cũng cho thấy xung quanh sao Hải vương cũng có ít nhất 3 vành đai vật chất cấu tạo từ các hạt khá mịn.
    Sao Hải vương có 13 vệ tinh, một trong số đó là mặt trăngTriton có hẳn một bầu khí quyển loãng và với đường kính 2700km, nó lớn hơn hành tinh lùn Pluto.
    Quá trình tìm ra sao Hải vương
    Công cuộc tìm kiếm sao Hải vương bắt nguồn từ những quan sát lâu dài trước đó đối với sao Thiên vương. Các nhà thiên văn học hồi đó đã nhận thấy rằng có một ?othiên thể lạ? nào đó đã gây ảnh hưởng tới quỹ đạo của sao Thiên vương.
    Vào năm 1846, hai nhà thiên văn học là Urbain Leverrie (1811 ?"1877) của Pháp và John Couch Adams (1819-1892) của Anh đã độc lập nghiên cứu vấn đề này. Không ai biết công việc của ai, nhưng cuối cùng, cả hai người đều đã tính ra đường quỹ đạo mà ?othiên thể lạ? này có thể bay qua. Hai ông cùng tin rằng thiên thể lạ đó có thể đựoc phát hiện trong chòm sao Aquarius. Lúc đó Adams là một sinh viên ĐHTH Cambridge, ông đã đưa các kết quả cho Sir George Airy (1801 ?"1892), một nhà thiên văn Hoàng gia cùng với những chỉ dẫn phải tìm thiên thể lạ ở đâu. Không hiểu vì lý do gì mà Airy đã để chậm chể công việc tìm kiếm. Trong khi đó, Leverrier cũng viết cho Đài thiên văn Berlin yêu cầu họ tìm ở những vị trí mà ông hướng dẫn. Johann Galle và Heinrich d?TArrest ở Berlin đã làm đúng như lời Leverrier và chưa đầy một giờ đồng hồ, họ đã tìm ra hành tinh thứ 8, sao Hải vương.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Vị trí của sao Thiên vương và sao Hải vương
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 19:04 ngày 04/11/2007
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO CHỔI HOLMES VẪN ĐANG SÁNG.
    Sự kiện một sao chổi đã bừng sáng một cách bất ngờ trong suốt hai tuần qua và có thể nhìn được trực tiếp bằng mắt thường đã thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư.
    Paul Lewis, giám đốc bộ phận quan sát thiên văn của ĐHTH Tennesee hiện đang dẫn các sinh viên lên sân thượng của Toà nhà Vật lý Nielsen để xem hiện tượng kỳ thú này của sao chổi 17P/Holmes.
    Sao chổi này đang bùng phát và hình ảnh mờ của nó - chính là khối khí và bụi được Mặt trời phản chiếu, đã tăng kích thước lớn hơn cả sao Mộc (nhìn từ Trái đất). Sao chổi này không thấy xuất hiện đuôi, điều này không giống với những sao chổi bình thường khác. Hiện ta có thể xem sao chổi Holmes ở nửa bắc bán cầu, trong chòm sao Perseus, trông nó như một đốm sáng nhoè với độ sáng tương đương với ngôi sao Big Dipper.
    Lewis nói: ?oĐây thật là một hiện tượng thiên văn bất ngờ, thực sự gây sửng sốt cho mọi người?.
    Cho tới trước ngày 23/10 thì sao chổi này vẫn mờ tịt và chỉ có thể quan sát được bằng kính thiên văn, nhưng tới hôm đó thì nó bùng sáng mạnh và nở ra.
    Một lần bùng phát tương tự cũng đã xẩy ra vào năm 1892, nhờ đó mà Edwin Holmes, người Anh, đã phát hiện ra sao chổi này.
    Lewis nói rằng ?o Đây là một sự kiện có một không hai trong đời với những ngưòi quan sát bầu trời, nó có thể so sánh với sự kiện sao chổi Shoemaker-Levy 9 bị vỡ thành nhiều mảnh và đâm vào sao Mộc năm 1994?.
    Các nhà khoa học dự đoán sao chổi này bị bùng phát bởi vì có nhiều lỗ nhỏ chứa nước (dạng băng) trong nhân của nó, làm thành một cấu trúc kiểu tổ ong. Các lỗ bị vỡ và làm tung nước ở dạng băng ra ngoài. Sau khi được tia Mặt trời chiếu vào, băng bay hơi và tạo quầng hơi nước + mù lớn xung quanh?
    Theo Lewis thì ?onhững hoạt động của các sao chổi khi chúng bay gần Mặt trời rất khó dự đoán. Với sao chổi, chúng ta hy vọng xem được các đám khí+bụi mờ xung quanh và đuôi của chúng, nhưng lần này có vẻ giống như một vụ nổ, và ta lại được xem một quả cầu khí và bụi bị bung ra từ nhân sao chổi sau vụ nổ đó?.
    Các chuyên gia không chắc được sao chổi này sẽ còn bùng phát trong bao lâu, nhưng ước chừng cũng phải hàng tuần, nếu không muốn nói là cả tháng. Sử dụng kính thiên văn hoặc ống nhòm, bạn có thể xem được một vài chi tiết trên sao chổi này.
    Theo Yahoonews
    [​IMG]
    Hình ảnh sao chổi Holmes chụp tối 27/10 (trái) và 29/10, trên bầu trời đông bắc, phía chòm sao Perseus.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NGÔI SAO CHẾT VA CHẠM NHAU CŨNG GÂY NỔ SUPERNOVA
    Theo một nghiên cứu khoa học, một vụ nổ lớn ở miền xa xôi của vũ trụ lại không phải xuất phát từ một ngôi sao đang chết mà là kết quả của của sự va chạm giữa 2 ngôi sao đã chết trong quá trình bay theo đường xoáy trôn ốc để tiến về nhau.
    Theo Hicken Malcolm, tác giả chính của nghiên cứu này thì hai ngôi sao lùn trắng này đã bay theo các đường xoáy trôn ốc và cuối cùng gây ra vụ nổ supernova được ký hiệu là SN 2006gz. Vụ nổ SN2006gz đã được phát hiện vào năm ngoái trong một thiên hà xoắn ốc cách chúng ta khoảng 300 triệu NAS.
    Sinh viên cao học Hicken, hiện đang nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithnsonian, nói.?oPhát hiện này cho thấy rằng có thể tự nhiên đa dạng hơn ta tưởng khi thể hiện nhiều hơn một phương pháp làm các ngôi sao lùn trắng bị nổ tung?.
    Nghiên cứu này được đăng chi tiết trên số 1/11 của tạp chí Astrophysical Journal Letters.
    Sao lùn trắng là phần còn lại của một ngôi sao nhỏ, không đủ khối lượng để tạo ra một vụ nổ supernova, một vụ nổ sao khủng khiếp có tác đụng ?ophân phối? lại vật chất trong vũ trụ.
    Các nhà thiên văn chia các vụ nổ supernova làm hai loại: 1) Các vụ nổ của các ngôi sao lớn, trẻ khi lõi của chúng bị sụp đổ và 2) các vụ chấn động lớn gây ra do một ngôi sao lùn trắng hút khí từ một ngôi sao đồng hành với nó (sao đôi) cho tới khi đến lượt nó bị nổ tung.
    Đầu tiên thì các nhà thiên văn học nghĩ rằng supernova SN 2006gz chỉ là một trường hợp một ngôi sao lùn trắng ?~hút trộm?T khí của ngôi sao đồng hành. Nhưng những quan sát tỷ mỷ hơn đã cho thấy có những lượng lớn cácbon và silíc trong thành phần vụ nổ, mà đó chính là dấu hiệu chứng tỏ đây là một vụ va chạm khủng khiếp giữa 2 ngôi sao lùn trắng.
    SN 2006gz cũng sáng hơn các nhà khoa học dự đoán ban đầu, điều này nói lên rằng phần vật chất ban đầu của nó phải lớn hơn con số 1,4 lần khối lượng Mặt trời, giới hạn trên về khối lượng của một ngôi sao lùn trắng.
    Theo lời Hicken thì các quan sát đã đưa ra những bằng chứng mới cho những giải thích về sự hình thành các vụ nổ supernova mà trước đó mới chỉ được chứng minh bằng lý thuyết. Bởi vì những vụ nổ supernova do sao lùn trắng gây ra (còn được gọi là supernove loại 1a ?" Type 1a) vẫn được sử dụng để làm chuẩn cho các phép đo khoảng cách trong vũ trụ, phân biệt được chúng ra khỏi những vụ nổ do 2 sao lùn trắng va vào nhau đóng một vai trò rất quan trọng trong những nghiên cứu tiếp theo.
    Hicken thêm vào: ?oChúng ta phải thật cẩn thận để không bị nhầm giữa một vụ nổ do 2 sao lùn va vào nhau với một vụ nổ do một sao lùn trắng gây ra. Trường hợp SN 2006 gz được phát hiện khá đơn giản, nhưng có thể có các trường hợp khác mà sự phân biệt không rõ ràng bằng?
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Tranh minh họa 2 ngôi sao lùn trắng trong quá trình bay xoáy trôn ốc để rồi cuối cùng nổ khi va vào nhau. Các nhà khoa học tin rằng một va chạm tương tự như thế này đã gây ra vụ nổ 2006 gz
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT HỆ TƯƠNG TỰ VỚI HỆ MẶT TRỜI MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN
    Một nhóm các nhà khoa học đã tuyên bố hôm 6/11 rằng họ mới tìm ra hành tinh thứ 5 trong một hệ sao ?" hành tinh tương tự hệ với Mặt trời của chúng ta.
    Ngôi sao này có tên là 55 Cancri, một ngôi sao giống Mặt trời và có số hành tinh nhiều nhất được phát hiện trong các hệ sao- hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.
    4 hành tinh của ngôi sao này đã được phát hiện trước đó, nhưng phải mất tới 18 năm người ta mới khẳng định được sự tồn tại của hành tinh thứ 5. Hành tinh này có khối lượng hơn Trái đất tới 45 lần và nó tương tự như hành tinh Sao Mộc cả về vẻ ngoài lẫn thành phần hợp thành.
    Ngôi sao 44 Cancri nằm cách hệ Mặt trời 41 năm ánh sáng theo hướng của chòm sao Cancer và có thể nhìn được bằng ống nhòm. Hệ ?~mặt trời?T này có 4 hành tinh phía trong và hành tinh lớn thứ 5 nằm ở một khoảng cách xa hơn hẳn.
    Geofffrey Marcy, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, thuộc ĐHTH California đã nói:?Chúng tôi đã không tìm được một bản sao của hệ Mặt trời bởi vì 4 hành tinh phía trong toàn lớn cỡ tương đương Sao Hải vương hoặc lớn hơn?.
    Mặc dầu đã các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 250 các hệ mặt trời hay còn được gọi là hành tinh ngoại hệ cho tới nay, trong số này mới chỉ có một ngôi sao có 4 hành tinh, đó là Mu Ara nằm ở bầu trời phía nam. Các nhà thiên văn học hy vọng rằng sẽ có thể phát hiện được nhiều ngôi sao có hệ các hành tinh khi công nghệ phát triển hơn.

    Có thể tồn tại sự sống?

    Hành tinh mới phát hiện của Cancri 55 nằm trong khoảng có thể ở được (habitable zone), đó là khoảng không gian xung quanh ngôi sao mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Mặt dầu hành tinh này là một quả cầu khí khổng lồ, có thể nước có tồn tại trên các thiên thể khác tạm thời chưa phát hiện được. Marcy nói ông rất lạc quan rằng các quan sát tiếp theo sẽ có thể phát hiện ra một hành tinh có bề mặt cứng xung quanh ngôi sao này trong vòng 5 năm nữa. Một hành tinh ?ocó thể ở được? như vậy có khả năng nằm trong khoảng trống tới 1,1 triệu km ngăn cách giữa 4 hành tinh phía trong và hành tinh mới này.
    Debra Fischeer thuộc ĐHTH San Francisco , cũng thuộc nhóm nghiên cứu nói rằng : ?o Tôi đánh cuộc là khoảng không gian đó không hề trống rỗng. Cứ nhìn thực tế của hệ Mặt trời của chúng ta thì biết, đầy những hành tinh. Có những khoảng trống tí xíu có thể nhét vừa một thiên thể nhỏ bé cỡ Mặt trăng và vẫn có quỹ đạo ổn định?.
    Một khả năng nữa là có một mặt trăng bay xung quanh hành tinh mới này, mà ở trên đó tồn tại nước, có thể tồn tại cả sự sống nữa.
    ?oMột bước tiến nhỏ?
    Michael Briley, một nhà thiên văn học tại Quỹ Khoa học Quốc gia (Hoa kỳ) , người không tham gia nhóm nghiên cứu, đã nói rằng phát hiện mới này đánh dầu một bước đi thú vị trong công cuộc tìm kiếm các thế giới giống chúng ta ở trong vũ trụ. Ông nói: ?oTừ chỗ phát hiện được các hành tinh xung quanh những ngôi sao giống Mặt trời đến khi phát hiện được cả một hệ mặt trời đây đủ mà có hành tinh ở trong khoảng tồn tại được chỉ trong 12 năm là một bước tiến kinh ngạc và đó là một chứng cứ rõ ràng về những nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học?.
    Các hành tinh này đã được phát hiện ra nhờ việc sử dụng các đài quan sát thiên văn Lick (California) và Keck (Hawai) với một kỹ thuật được gọi là vận tốc rađian hay kỹ thuật ?olắc đảo?. Kỹ thuật này dựa vào thực tế là lực hấp dẫn của các hành tinh gây ảnh hưởng tới quỹ đạo của ngôi sao mẹ và nhờ đó người ta suy ra sự tồn tại của chúng. Hành tinh mới nhất này sẽ được mô tả chi tiết trên số tới của tạp chí Vật lý Thiên văn (Astrophysical Journal).
    ?oTìm được 5 hành tinh bay xung quanh một ngôi sao chỉ là một bước nhỏ, mục tiêu tới là phải tìm được các hành tinh giống Trái đất kia?. Marcy nói.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình minh hoạ 4 hành tinh đang bay trên quỹ đạo xung quanh ngôi sao 55 Cancri , một ngôi sao rất giống với Mặt trời của chúng ta. Hành tinh mới phát hiện được thể hiện cận cảnh. Nó có khối lượng lớn hơn Trái đất ít nhất 45 lần, bằng khoảng một nửa Sao Thổ và quay một vòng ngôi sao mẹ hết 260 ngày (Trái đất). 3 hành tinh nữa của 55 Cancri có thể thấy bay gần ngôi sao mẹ, hành tinh cuối cùng không được thể hiện. Ngôi sao này đã sinh ra số lượng các hành tinh lớn nhiều hơn so với hệ Mặt trời của chúng ta.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 07/11/2007
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KHÁM PHÁ BÍ MẬT CÁC BẦU KHÍ QUYỂN BẰNG KỸ THUẬT CHE KHUẤT SAO
    Theo dõi các ngôi sao đang lặn có thể là một thói quen thú vị của một số người, nhưng khi các con tàu vũ trụ ?ongắm? các ngôi sao đang lặn, chúng lại có thể cung cấp cho các nhà khoa học nhiều thông tin về bầu khí quyển bao quanh hành tinh.
    Phuơng pháp này còn được gọi là kỹ thuật che khuất sao (stellar occultation). Jean Loup Bertaux, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, là người đầu tiên đề xuất phương pháp này cho ESA. Kỹ thuật ?~che khuất sao?T dựa trên việc quan sát các ngôi sao từ trong vũ trụ trong khi chúng chuẩn bị lặn sau tầng khí quyển của hành tinh đang nghiên cứu, trước khi khuất hẳn xuống dưới đường chân trời.
    Khi các ngôi sao chiếu sáng ở ngoài bầu khí quyển, chúng tạo ra các chùm sáng trong một dải phổ rộng. Trong khi các con tầu vũ trụ bay xung quanh hành tinh, chúng sẽ ?othấy? các ngôi sao lặn xuống sau lớp khí quyển. Bầu khí quyển khi đó đóng vai trò như một kính lọc, ngăn chặn các tia sáng ở một số bước sóng nhất định từ cá ngôi sao. Chìa khóa cho kỹ thuật này là các tia sáng bị chặn chính là biểu hiện của thành phần của bầu khí quyển.
    ESA hiện đang có 3 tầu vũ trụ ở 3 hành tinh khác nhau đang sử dụng phương pháp này.
    Chiếc thứ nhất là ESA Envisat, đang bay trên quỹ đạo Trái đất, có mang theo một thiết bị được gọi là GOMOS (Global Ozone Monitoring by Occultation of Stars). Đúng như cái tên đã bộc lộ, thiết bị này được sử dụng để nghiên cứu hàm lượng khí ôzôn trong khí quyển liệu đã tăng lên bao nhiêu sau khi hàng loạt các hóa chất phá hủy tầng ôzôn đã bị cấm. Từ 2002, thiết bị này đã theo dõi 400 ngôi sao lặn sau tầng khí quyển của Trái đất nhằm xây dựng lên một bản đồ ôzôn trong khí quyển ở mọi kinh tuyến và vĩ tuyến.
    ?oHiện còn quá sớm để khẳng định liệu tầng ôzôn đã hồi phục hay chưa? Bertaux nói. Tuy nhiên, cùng với các số liệu thu thập được, thiết bị này cũng giúp phát hiện ra các quá trình khác có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của tầng ôzôn. Tháng 1 năm 2004, GOMOS đã phát hiện được một tích tụ lớn khí NO2 ở độ cao 65 km, đây là một khí phá huỷ tầng ôzôn mạnh. Suốt hai tháng sau đó, GOMOS đã phát hiện được sự giảm độ cao của lớp khí này xuống còn 45km và chắc chắn khi đó nó đã tàn phá tầng ôzôn. Đây là một hiện tượng mới đối với những người nghiên cứu tầng ôzôn.
    Một thiết bị phân tích ?~che khuất sao?T khác đơn giản hơn đang được sử dụng trên tầu vũ trụ thăm dò sao Hỏa Mars Express. Từ khi tầu tới được Hành tinh Đỏ năm 2003, thiết bị SPICAM đã thực hiện được hơn 1000 phép quan sát che khuất sao. (SPICAM : Thiết bị phân tích phổ khí quyển sao Hỏa). Các số liệu này đã cung cấp thành phần khí quyển ở các tầng cao và các tầng bụi mờ liên miên phía dưới.
    Ngoài việc phục vụ khoa học thuần túy, các số liệu do các tầu cung cấp còn có những vai trò thực tiễn nữa. ?oSố liệu về thành phần khí quyển của sao Hỏa rất là quan trọng trong việc thiết kế dù cho các tầu đổ bộ?. Bertaux nói.
    Thiết bị đo ?~che khuất sao?T thứ 3 sử dụng trên tầu thăm dò sao Kim - Venus Express được gọi là SPICAV ( thiết bị phân tích phổ sao Kim). Sao Kim có thành phần khí quyển khác hẳn với Trái đất và sao Hỏa. Khí quyển ở hành tinh này đậm đặc hơn nhiều. SPICAV đã cung cấp các số liệu về nhiệt độ cũng như mật độ của bầu khí quyển này về cho các nhà khoa học đang mong chờ dưới mặt đất.
    ?oTôi nghĩ rằng kỹ thuật ?~che khuất sao?T đang dần dần khẳng định vị trí của mình và cần phải được sử dụng trong các nghiên cứu dài hơi? Bertaux nói
    Theo Sciencedaily.com
    [​IMG]
    Tầu Envisat của ESA (hình minh họa)
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SIÊU HỐ ĐEN THIÊN HÀ ĐÃ BẮN RA CÁC ?~ VIÊN ĐẠN ?~ VŨ TRỤ *
    Các nhà khoa học cho rằng những hạt năng lượng cao trong vũ trụ có vẻ như xuất phát từ các siêu hố đen hoạt động đang đồn trú tại trung tâm của các thiên hà .
    Nguồn gốc của các hạt năng lượng cao hay các viên đạn vũ trụ này vẫn đang còn là một vấn đề gây tranh luận, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều nguyên nhân, nào là do sự bùng nổ các tia gamma (GRB) hay đó là do sự phân rã của vật chất tối.
    Nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu, qua sử dụng Đài thiên văn Pierre Auger ở Achentina đã tìm ra rằng nguồn phát các tia vũ trụ này không phân bố đồng đều trong không gian. Thay vào đó, các tia này có vẻ như xuất phát từ những siêu hố đen hoạt động mạnh ở tâm của các thiên hà. Các siêu hố đen hoạt động này còn được gọi là AGN (Active Galactic Nuclei.
    Một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cũng là một nhà khoa học đã nhận giải thưởng Nobel, James Cronin thuộc ĐHTH Chicago đã gọi kết quả này là ?omột phát hiện cơ bản?. Nghiên cứu trên được đăng chi tiết trên tạp chí Science số ra ngày 9/11/2007.
    Cronin nói:?Thời kỳ nghiên cứu thiên văn qua các tia vũ trụ đã tới. Trong vài năm nữa, các số liệu sẽ cho phép chúng ta xác định chính xác được nguồn phát của các tia vũ trụ này và cơ chế gia tốc các hạt năng lượng cao đó?.

    Các máy gia tốc hạt trong vũ trụ

    Hố đen là các nơi có mật độ vật chất rất đậm đặc trong vũ trụ và lực hấp dẫn của chúng mạnh tới mức không có gì thoát ra nổi, thậm chí cả ánh sáng. Các siêu hố đen có thể có khối lượng lớn cỡ hàng triệu tới hàng tỷ lần Mặt trời của chúng ta. Các nhà khoa học cho rằng hầu hết các thiên hà, kể cả dải Ngân hà, đều có các siêu hố đen tại tâm của mình. Nhưng chỉ có một phần các siêu hố đen đó là hoạt động mạnh hay còn được gọi là AGN. Các thiên hà chứa AGN dường như đã phải trải qua các vụ va chạm thiên hà hoặc các biến cố tương tự trong một vài trăm triệu năm qua.
    Siêu hố đen hoạt động hay AGN, ăn ngấu nghiến các luồng khí và bụi mà nó hút được từ ngay chính thiên hà nó đang định cư, và có kèm theo một quá trình mà các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được: tại sao chúng lại gia tốc một số hạt lên tớn vận tốc gần bằng với vận tốc ánh sáng.
    Glennys Farrar, một thành viên trong nhóm nghiên cứu tại ĐHTH New York nói: ?oNếu bạn đặt câu hỏi cho một nhà nghiên cứu lý thuyết trước khi người ta phát hiện ra các tia vũ trụ rằng liệu có thể gia tốc một hạt lên tới vận tốc ánh sáng hay không, câu trả lời sẽ là ?~KHÔNG?T. Nhưng thật kỳ lạ, thiên nhiên lại làm được điều này.?
    Các nhà khoa học cho rằng tia vũ trụ chính là chùm tia proton hay nguyên tử bị tước mất lớp vỏ e của chúng. Khi các hạt nhỏ bé này va chạm với bầu khí quyển của Trái đất, chúng tạo ra chùm các hạt thứ cấp (các hạt có năng lượng thấp hơn), có thể trải rộng tới 40 km vuông trước khi chạm hẳn xuống mặt đất.
    Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã nghiên cứu 27 nguồn phát tia vũ trụ năng lượng cao và có tới 20 trong số đó xuất phát từ các ANG. Theo nhóm nghiên cứu, sự liên hệ giữa tia vũ trụ và các AGN là ngẫu nhiên chỉ có xác suất dưới 1%.
    Còn các nguồn khác?
    Nhóm nghiên cứu đã sơ lược tính toán các siêu hố đen AGN phát ra chùm hạt vũ trụ năng lượng cao nằm trong miền không gian cách chúng ta tới 326 triệu NAS.
    Farrar đã nói với phóng viên Space.com rằng bởi vì không phải tất cả các tia vũ trụ đếu xuất phát từ AGN, nên vẫn còn ?~đất?T để cho các nghiên cứu khác tiếp tục. Nhưng cũng có thể chúng băt nguồn từ các AGN bí mật mà chúng ta vẫn chưa phát hiện ra.
    Trong khi nghiên cứu trên tìm cách liên hệ giữa tia vũ trụ với các siêu hố đen hoạt động AGN, các nghiên cứu tiếp theo theo một huớng khác vẫn là cần thiết để có thể giải thích thấu đáo hiện tượng vũ trụ này. Farrar nói :? Cũng có thể có một nguồn nào khác ngoài AGN đã phát ra các tia vũ trụ này. Tất cả những điều chúng tôi biết cho tới nay là nếu bạn phát hiện ra một chùm tia vũ trụ, thì xác suất để các tia đó có nguồn gốc từ AGN lớn hơn một sự kiện ngẫu nhiên?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Minh họa một siêu hố đen đang phát ra chùm các hạt năng lượng cao ở một thiên hà xa xôi. Hình nhỏ góc trên là kết quả quan sát thực của kính thiên văn tia X Chandra.
    (*) Các bạn có thể đọc thêm một bài trên báo Tiền phong, trong đó có nói tới các nhà khoa học Việt Nam tham gia vào nghiên cứu trên. Chỉ hy vọng một ngày nào đó thì không phải là '' Theo Cronin..'' mà là một cái tên Việt thân thuộc.
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=101239&ChannelID=46
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THEO CÁC PHÉP ĐO MỚI, VŨ TRỤ HÓA RA LẠI NHẸ HƠN !
    Theo các phép đo đạc mới thì vũ trụ của chúng ta chứa ít vật chất tối cũng như vật chất thông thường hơn, có nghĩa là vũ trụ nhẹ hơn khoảng 10 tới 20% so với giá trị tính toán trước đây.
    Vật chất tối là một loại chất bí hiểm, hoàn toàn vô hình trước các kỹ thuật hiện tại và các nhà khoa học cho rằng chúng nhiều hơn so với các vật chất thông thường khoảng 5 lần.
    Các kết quả ?~cân lại?T này đã được đăng chi tiết trong số 20/10 của tạp chí Vật lý Thiên văn . Để có các số liệu đó, các nhà khoa học đã dựa vào các quan sát về cụm thiên hà Abell 3112. Năm 2002, các nhà thiên văn học đã tuyên bố rằng họ đã lần ra manh mỗi của các tia X từ cụm thiên hà này xuất phát từ các đám mây bụi và khí nằm trong không gian giữa các thiên hà. Nhưng các quan sát mới đây bằng Kính viễn vọng vũ trụ tia X Chandra của Nasa đã không tìm ra được tia sáng đặc trưng dấu vân tay , hay còn gọi là ?ophổ phát xạ? , mà đáng nhẽ phải có do chính các nguyên tử khí trong các đám mây này phát ra.
    Hiện tại, nhóm nghiên cứu cho rằng các tia X đó chính là kết quả của những sự va chạm giữa các điện tử và phôtôn trong vũ trụ. Nếu điều đó đúng, nó sẽ làm giảm khối lượng theo tính toán của cụm thiên hà này.
    ?oĐiều này có nghĩa rằng, khối lượng của các đám mây phát ra những tia X đó phải thấp hơn nhiều so với tính toán trước đây?, Max Bonamente, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, thuộc ĐHTH Alabama nói.
    Các nhà khoa học đưa thêm khái niệm vật chất tối để giải thích cho hiện tượng thiếu hụt khối lượng khi các thiên hà quay nhanh như vậy mà vẫn liên kết được với nhau. Đó là do có thêm lực hấp dẫn từ vật chất tối. Theo Bonanmente thì , hiện tại, nếu cụm thiên hà Abell 3112 có ít vật chất thông thường hơn, có nghĩa là cũng cần ít vật chất tối hơn để tạo lực hấp dẫn giữ các thiên hà với nhau lại.
    Bonanmente nói với phóng viên Space.com rằng nếu các kết quả trên cũng được áp dụng cho các cụm thiên hà khác trong không gian, thì vũ trụ về mặt tổng thể sẽ nhẹ hơn các tính toán trước đây một chút.
    Câu chuyện trên nghe cũng giống như là hàng tỷ đốm sáng tưởng rằng bắt nguồn từ hàng loạt các hàng không mẫu hạm té ra lại chỉ là các đốm sáng bắt nguồn từ một đàn đom đóm khổng lồ.
    Theo Bonamente thì để khẳng định các kết quả của nhóm nghiên cứu , cần phải chờ các chương trình vũ trụ tiếp theo, chủ yếu là rà soát trong vũ trụ để tìm ra các vết phổ phát xạ có tính nhận dạng của vật chất thông thường.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình ảnh các chấm mầu đỏ là các thiên hà của cụm thiên hà XMMXCS 2215-1738 ở giữa. Có thể thấy rõ một vết mờ như sương là biểu thị các bức xạ tia X đang phát ra từ các đám khí , bụi nằm ở khoảng không gian giữa các thiên hà.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI ĐẤT MỌC DO TẦU KAGUYA CHỤP TRÔNG THẬT ĐÃ MẮT
    Tầu thăm dò Mặt trăng của Nhật bản vừa mới ''chụp lại'' bức ảnh ?oTrái đất mọc? nổi tiếng từ thời Apollo bằng các thiết bị chụp ảnh có độ phân giải cao.
    Tầu Kaguaya, còn có tên là Selene, đã bay vào quỹ đạo Mặt trăng từ hôm 18/10. Tầu đang bay ở độ cao 100km.
    Bức ảnh Trái đất mọc lần này cho chúng ta thấy Thế giới mầu xanh của chúng ta đang lơ lửng giữa một vùng tối thăm thẳm của vũ trụ. Bức ảnh mới được công bố ngày hôm nay, nó là một bức hình tĩnh được lấy ra từ một đoạn video do thiết bị quay truyền hình phân giải cao (HDTV) của tầu thăm dò Kaguaya thực hiện.
    Bức ảnh thứ 2, được chụp ở một điểm khác trên quỹ đạo Mặt trăng đã được đặt tên là ?~Trái đất lặn?T. Một loạt các bức ảnh chụp liên tiếp cho thấy hành tinh xanh của chúng ta lặn xuống đường chân trời của Mặt trăng như thế nào.
    Trong bức ảnh Trái đất lặn, hành tinh của chúng ta trông như bị lộn ngược; các nơi có thể nhìn thấy được là châu Úc và châu Á. Các bạn cũng có thể nhìn thấy phần đất gần cực nam của Mặt trăng trong tấm hình.
    Các bức hình và video trên được quay hôm 7/11 bằng những thiết bị máy móc tiên tiến do Đài NHK của Nhật bản cung cấp.
    Chương trình bay tới Mặt trăng lần này của Selene được thực hiện bởi Cơ quan hàng không Vũ trụ Nhật bản JAXA. Các đoạn phim video phân giải cao về Trái đất đầu tiên đã được Selene gửi về hồi tháng trước. Nhiệm vụ của chuyến thám hiểm lần này là nhằm thu nhận các số liệu khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của Mặt trăng và cũng để phát triển các công nghệ tiên tiến chuẩn bị cho các cuộc thám hiểm Mặt trăng trong tương lai.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    ĐẤT MỌC: Bức hình này tách ra từ đoạn ảnh động do tầu Kaguya chụp. Phần đất trên Mặt trăng là ở phía cực bắc. Trên hình Trái đất ta có thể thấy được bán đảo Tiểu Á và biển Ấn độ dương (ảnh JAXA/NHK).
    [​IMG]
    ĐẤT LẶN : Phần đất trên Mặt trăng là ở gần cực nam. Ta có thể thấy châu Úc (ở giữa) và châu Á, ở phía dưới, bên phải. Phần phía trên của Trái đất là châu Nam cực, do vậy châu Úc trông sẽ bị lộn ngược (ảnh JAXA/NHK)
    Còn 2 bức hình, hôm trướcquên :
    [​IMG]
    Quá trình Trái đất ?~ lặn?T : Các ảnh được camera HDTV trên tầu Kaguya chụp liên tiếp cho thấy Trái đất đang lặn dần sau đường chân trời phía nam của Mặt trăng. Mất khoảng 70 giây từ hình ảnh đầu tiên bên trái cho tới hình ảnh cuối cùng bên phải.
    [​IMG]
    Hình minh họa vị trí của tầu thăm dò Kaguya trên quỹ đạo Mặt trăng và vị trí của Trái đất khi các bức ảnh ?~Đất mọc?T và ?~Đất lặn?T đựơc chụp.
    Ghi chú : Vì Mặt trăng luôn hướng một mặt nhất định về Trái đất nên một nguời đứng trên đó sẽ không thể thấy Trái đất lặn hay mọc đuợc mà chỉ thấy TĐ luôn ở một vị trí nhất định.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 19:55 ngày 15/11/2007

Chia sẻ trang này