1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO CHỔI HOLMES ĐÃ NỞ TO HƠN CẢ ... MẶT TRỜI !
    Sao chổi Holmes đã làm thỏa mãn nhiều nhà thiên văn nghiệp dư sau khi bùng phát bất ngờ trong mấy tuần qua, và tới nay nó đã nở to còn hơn cả ... Mặt trời !
    Cho tới thời điểm trước đó, Mặt trời vẫn là một thiên thể to lớn nhất trong hệ Mặt trời, liên tục phát ra những cơn gió Mặt trời. Những hạt nhỏ li ti gọi là gió Mặt trời đó viếng thăm tất cả các hành tinh trong đại gia đình này. Nhưng sao chổi Holmes, mặc dù tương đối nhỏ, đã xả ra quá nhiều khí và bụi tới mức bầu khí quyển xung quanh nó đã nở to hơn cả Mặt trời (xem ảnh).
    Theo các nhà thiên văn học tại ĐHTH Hawaii thì ?oSao chổi Holmes còn tiếp tục nở ra nữa, mặc dầu tới bây giờ nó đã là một vật thể (đơn) to nhất trong hệ Mặt trời?.
    Đường kính sao chổi Holmes đo được đêm 9/11 lên tới 1,4 triệu km. Các phép đo do Rachel, Stevenson, Jan Kleyna và Pedro Lacerda ở Học viện Thiên văn học thuộc ĐHTH Hawaii thực hiện. Các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn Canada-France-Hawaii để lấy số liệu. Mặt trời có đường kính khoảng 1,392 triệu km (có thể dao động đôi chút tuỳ thuộc vào số liệu của các cơ sở đo khác nhau). Như vậy sao chổi Holmes đã nở to hơn cả chính chủ nhân của hệ Mặt trời.
    Một hình ảnh khác của sao chổi Holmes do kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp lại cho thấy cấu trúc hình một cái nơ xung quanh nhân của nó.
    Đầu sao chổi thường có cấu tạo từ các hạt li ti và sáng lên do được phản xạ ánh sáng Mặt trời.
    Bạn hãy tự tìm sao chổi Holmes
    Sao chổi Holmes vẫn đang có thể xem được bằng mắt thường. Vào lúc đêm khuya, trông nó giống như một ngôi sao nhoè, mọc cao trên bầu trời đông bắc. Bạn có thể dò ra sao chổi này bằng cách sử dụng bản đồ sao. Nếu ở thành phố thì sẽ khó nhìn hơn so với các nơi làng mạc ít bị nhiễu ánh sáng.
    ?oNgay giờ đây, nếu ở một vùng quê ít ánh sáng, Holmes trông giống như một đám mây hình tròn?, Joe Rao, cây viết phụ trách mục ?oQuan sát bầu trời? của trang web Space.com đã nói như vậy. Joe Rao khuyên chúng ta nên nhìn sao chổi này vào kỳ nghỉ cuối tuần tới đây, trước khi Mặt trăng kịp sáng rõ hơn (lúc đó là mồng 8, mồng 9 âm lịch). Theo ông thì sao chổi này sẽ giảm dần dần độ sáng, nhưng trong vòng 2 tới 3 tuần tới, ta vẫn có thể nhìn được bằng mắt thường.
    Theo Stevenson và các đồng nghiệp của bà thì: ?oTrong vòng vài ba tuần tới, thậm chí cả tháng, các nhà chuyên môn cho rằng sao chổi và đuôi của nó sẽ càng nở to hơn nữa trong khi độ sáng sẽ mờ dần do bụi bị phân tán bới đi?
    Vào hôm thứ Hai 19/11, sao chổi Holmes sẽ tạo một cảnh tượng đặc biệt khi hình ảnh của nó chở lên mỏng hơn có thể nhìn xuyên qua được. Theo trang web Spaceweather.com thì ?o Sao chổi này sẽ tiến dần tới ngôi sao Mirfak (còn được gọi là Alpha Persei) và trông giống như nó đang nuốt chửng ngôi sao này - một cảnh tượng không nên bỏ qua?
    Chỉ cần một kính thiên văn nhỏ là có thể nhìn thấy đựơc đầu sao chổi nhoè như thế nào. Tuy nhiên bởi vì sao chổi Holmes không có một cái đuôi dài giống như hầu hết các sao chổi lớn khác, nên với các nhà thiên văn học chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư, nó cũng không phải là một sự kiện đáng phải để tâm quá mức.

    Bí ẩn sự bùng phát bất ngờ

    Không ai rõ tại sao sao chổi Holmes lại bùng phát bất ngờ như vậy. Vào năm 1892, nó cũng đã một lần trải qua tình trạng tương tự. Lần bùng phát này bắt đầu xảy ra hôm 24/10 và đã làm cho nó đang từ trong tối tăm mà chở thành một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm (cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Kể từ đó, Holmes cũng đang giảm dần độ sáng đi một chút bởi vì các đám bụi xung quanh dần dần bị phân tán ra xa hạt nhân của nó với vận tốc khoảng 0,5km/giây.
    Nhóm các nhà thiên văn học ở Hawai đã viết trong một thông cáo báo chí rằng:? Sự bùng phát đáng ngạc nhiên này của sao chổi Holmes được gây ra bởi các bụi phóng ra từ cái lõi rắn nhỏ bé bằng đá và băng của nó : đường kính lõi chỉ khoảng 3,6km?
    HÌnh ảnh mới của đài thiên văn Hawai cũng cho thấy sao chổi này có một cái đuôi ngắn mọc ra từ một phía, bây giờ chỗ đó biến thành vùng mờ ở phía dưới bên phải. Đuôi được tạo thành do áp lực của gió Mặt trời thổi bạt khí và bụi của sao chổi về một bên.
    Nhưng do sao chổi nằm quá xa (khoảng 240 triệu km) nên thậm chí kính Hubble cũng không đủ độ phân giải để xem rõ nhân của sao chổi này.
    Theo các chuyên gia kính thiên văn Hubble thì bản chất biên của sao chổi qua các hình chụp bằng các đài thiên văn dưới mặt đất cho thấy rằng? có một mảnh lớn bị vỡ và sau khi bắn khỏi nhân chính, mảnh này lại bị tung thành bụi nhỏ li ti?. Tuy nhiên do khoảng cách quá xa, lại có bụi che phủ nên kính Hubble cũng không thể thấy được một mảnh vỡ nào.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Sao chổi Holmes (trái) chụp bằng kính thiên văn 3,6m trên núi Mauna Kea ở Hawai với đường kính thực tính được là 1,4 triệu km. Chấm sáng như một ngôi sao gần tâm sao chổi thực ra là hạt nhân của nó đã bị màn bụi che phủ mờ mịt. Hình ảnh Mặt trời và Sao Thổ được đưa ra bên phải trên cùng một tỷ lệ xích để so sánh.
    [​IMG]
    Ảnh sao chổi Holmes do một nhà thiên văn nghiệp dư chụp hôm 1/11 (trái) cho thấy sao chổi này có một nhân chứa bụi khá đồng tâm, và bạn có thể nhận ra một cái đuôi lờ mờ. Hình ảnh Holmes do kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp hôm 4/11 (phải) có được xử lý, lại cho thấy hình dạng như một cái nơ , phần nằm ngang có nhiều bụi hơn gấp 2 lần theo chiều đứng.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC CỰU PHI CÔNG VÀ QUAN CHỨC KÊU GỌI NỐI LẠI ĐIỀU TRA VỀ UFO.
    Theo tin Reuters phát đi hôm 13/11 từ thủ đô Oasinhtơn, Dennis Kucinich, người đang nuôi hy vọng làm ứng cử viên thổng thống của Đảng Dân chủ đã phát biểu một câu làm nhiều người phải cảm thấy nực cười rằng ông đã nhìn thấy UFO !. Nhưng đối với một số cựu phi công quân sự và những người khác thì vấn đề vật thể bay không xác định hay UFO, không phải là một chuyện mang ra để đùa.
    Một uỷ ban gồm khoảng hơn hai mươi các cựu phi công và các quan chức chính phủ hôm thứ Hai (12/11) vừa qua đã chính thức kêu gọi chính phủ Hoa kỳ nối lại các nghiên cứu về UFO đã bị ngưng trệ mấy thập kỷ qua và theo họ phải nên coi các vấn đề như đĩa bay, các quả cầu phát sáng và các vật thể lạ khác.. là những vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Theo những thành viên trong uỷ ban thì ?o đặc biệt là sau các vụ tấn công 11/9, vấn đề tín hiệu ra đa không thể theo kịp các máy bay chiến đấu hiện đại là không thể bỏ qua được?. Họ đã tuyên bố như vậy trong một cuộc họp báo.
    Những thành viên trong uỷ ban, đến từ 7 nước khác nhau, kể cả một số quan chức quân sự cấp cao, nói rằng họ đã từng được chứng kiến UFO hoặc đã trực tiếp tiến hành các điều tra về hiện tượng này.
    Chủ đề UFO đã chở thành một trong những tiêu điểm trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ tháng vừa qua khi Kucinich, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ bang Ohio đã nói trong một cuộc tranh luận trên truyền hình với các thành viên Đảng Dân chủ khác là chính ông đã từng nhìn thấy UFO.
    Ngoài ra, các cựu tổng thống Ronald Reagan và Jimmy Carter đều đã tuyên bố nhìn thấy UFO.
    Hầu hết các trường hợp nhìn thấy UFO về sau đều được xác định hoặc là các máy bay, vệ tinh nhân tạo hay thiên thạch. Một thành viên trong uỷ ban, người đã từng làm việc trong bộ Quốc phòng Anh nói rằng có khoảng 5% số các trường hợp là không thể giải thích nổi.
    Nhưng những thông báo nhìn thấy UFO thường bị các quan chức bác bỏ thẳng thừng mà không cần có một cuộc điều tra xác đáng nào.
    ?oĐây là vấn đề liệu bạn sẽ phải tin ai? Tin vào đôi mắt của bạn hay tin vào chính phủ? John Callahan, một cựu điều tra viên của Cục Hàng không Liên bang Mỹ nhận xét. Chính Callahan đã nói rằng vào năm 1987, CIA đã cố giấu nhẹm đi các tin tức về một vật thể lớn hình cầu, kích thước một máy bay chở khách xuất hiện ở Alaska tới 4 lần.
    Ủy ban cựu quân nhân này được một tổ chức bầu ra trong một nỗ lực để nhằm hối thúc chính phủ Mỹ nối lại các nghiên cứu về UFO thông qua Lực lượng Không quân Hoa kỳ hoặc cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA.
    ?oTôi cho rằng Chính phủ hẳn phải thấy hối hận về vấn đề này?, cựu thống đốc bang Arizona nói. Ông cũng cho biết vào năm 1997, cùng với hàng trăm người khác, ông đã nhìn thấy một vật thể hình tam giác, phát sáng mạnh, bay ngang qua bầu trời ở gần Phoenix mà không phát ra một tiếng động nào.
    Không lực Hoa kỳ đã điều tra tổng số 12618 các báo cáo về vật thể bay không xác định suốt thời gian từ năm 1947 cho tới 1969 trong một dự án có tên là Dự Án Sách Xanh (Project Blue Book). Cuối cùng, các điều tra viên của dự án đã kết luận rằng các sự kiện đó không có gì đáng nguy hiểm và không có bằng chứng gì về nguời ngoài hành tinh hoặc một kỹ thuật siêu nhiên nào.
    Không lực Hoa kỳ cũng đã thông báo trên Website chính thức của mình rằng: ?o Từ hồi kết thúc Dự án Sách Xanh, chưa có sự kiện gì xẩy ra đáng để chúng ta phải khôi phục lại các điều tra về UFO cả?.
    Theo Yahoonews
    [​IMG]
    Một hình ảnh vật thể bay không xác định đăng trong tạp chí Khám phá Khoa học (Scientific Exploration).
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngoài ra, các cựu tổng thống Ronald Reagan và Jimmy Carter đều đã tuyên bố nhìn thấy UFO.
    Former presidents Ronald Reagan and Jimmy Carter are both reported to have claimed UFO sightings
    Bắt "chân" Thohry một chút . Không phải 2 ông này nói mà được cấp dưới trình báo.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÁc bắt giò sai rồi.
    Câu trên nếu dịch đúng , thật sát thì phải là:
    Theo nguời ta nói thì 2 ông đã tuyên bố nhìn thấy UFO
    Vì dạng bị động để không hay nên tới phải đổi sang dạng chủ động.
    Ví dụ câu: he is reported to have a car : dịch là Người ta nói anh ta có ô tô.
    Your E is reported to be perfect, but it is ..
    Cái tin này lúc đầu thấy không để ý, nhưng hôm sau thấy CNN đưa, khá hoành tráng , lại có cả đoạn phỏng vấn ông cựu tổng thống Carter nữa nên mới pot bài .
    Tuy nhiên, lần sau có lỗi bác cứ bắt nhé. Như thế mới tiến bộ.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    ah áh. hèn chi mình lại cứ nghĩ sao không dùng thì quá khứ mà lại dùng are
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác có thấy không, dịch như bác là sai đấy. Đời một tổng thống thể nào mà chẳng có một vài ông cấp dưới báo cáo là đã có ai đó nhìn thấy UFO. Như vậy đâu mang tính tin tức nữa. Với câu dịch sai đó, bác mà thi toefl chắc ko qua mốc 500 điểm.
    Bác có thể bắt giò đựoc những câu lủng củng, đánh máy sai, chứ dịch sai thì hơi khó.
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ẢO GIÁC THIÊN VĂN : SAO HỎA NHƯ ĐANG CHẠY GIẬT LÙI ?
    Hiện tại, vào buổi tối muộn, bạn có thể thấy Sao Hỏa như một ngôi sao có mầu vàng da cam ở trên bầu trời phía đông-đông bắc. Chỉ sau đây chưa đầy 6 tuần nữa, sao Hỏa sẽ tiến tới vị trí gần Trái đất nhất.
    Vào đầu năm nay, sao Hỏa cách Trái đất khoảng 356 triệu km, tới tuần này, khoảng cách đó chỉ còn 102 triệu km và do vậy nó đã tăng độ sáng hơn 10 so với hồi đầu năm.
    Từ ngày 1/1/07, sao Hỏa đã tiến được hơn nửa đường trên bầu trời và suốt cả thời gian đó, sao Hỏa vẫn mải miết trên đường đông tiến trên nền trời sao. Tại thời điểm này, bạn có thể thấy sao Hỏa đang thuộc địa phận chòm sao Gemini (anh em sinh đôi).
    Nhưng tới thứ 5 ngày 15/11 vừa qua, hành trình đông tiến của sao Hỏa bị ngừng lại.
    Ngôi sao lang thang?
    Thực ra thì trong mấy tuần vừa rồi, sao Hỏa đã giảm dần tốc độ đông tiến nếu nhìn từ Trái đất. Có vẻ như nó đang bị phân vân và không chắc phải đi đường nào. Cuối cùng tới ngày 15/11, nó dừng lại hẳn. Thế rồi, ?ongôi sao lang thang? như đúng tên gọi của những người xưa, lại bắt đầu một hành trình mới trong 11 tuần tiếp theo. Nó sẽ quay ngược lại và tiến về hướng tây trên nền trời sao, để rồi tới ngày 30/1/2008, sao Hỏa lại dừng lại và đổi hướng một lần nữa : quay lại, đi tiếp về hướng đông như cũ.
    Hầu như tất cả các hành tinh đều có lúc thể hiện quá trình đổi hướng (khi nhìn từ Trái đất) như vậy. Trong suốt một thời gian dài, các nhà thiên văn cổ đại không thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng cho hiện tượng này. Thứ nhất là trong khi thể hiện sự thụt lùi ?~bất thường?T này sao Hỏa cũng trông có vẻ đi chệch khỏi quỹ đạo của mình: sự thụt lùi đã làm sao Hỏa lệch lên phía trên so với quỹ đạo. Thứ hai là với những người quan sát từ Trái đất, sự dịch chuyển của sao Hỏa có vẻ như làm thành một vòng khép kín.
    Những người Hy lạp cổ đại tin rằng Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh khác luôn chuyển động xung quanh Trái đât theo các quỹ đạo tròn. Họ đã gặp phải khó khăn khi tính toán hiện tượng các hành tinh chuyển động theo một vòng khép kín (đổi hướng 2 lần), và vì vậy trong suốt bao nhiêu năm, họ đã không giải thích nổi.
    Cuối cùng thì những ngưòi Hy lạp đã phải giải thích một cách khiên cưỡng rằng đó là do các hành tinh tự chuyển động trong một vòng tròn nhỏ (còn gọi đuờng tròn ngoại luân), tâm của các vòng tròn này mới thực sự chuyển động xung quanh Trái đất theo quỹ đạo tròn, và vì vậy mới tạo ra được các chuyển động giống như một vòng lò so bị kéo căng theo chiều ngang. Nhưng các quan sát thực tế cho thấy cách giải thích này cũng không ổn, và thế là cuối cùng, cách giải thích theo vòng tròn ngoại luân cũng chở thành công cốc.
    Sự thực hé mở
    Mãi tới năm 1543, khi nhà thiên văn học người Balan, Nicolaus Copernicus (1473 ?"1543) công bố tác phẩm để đời của mình ?oDe revolutionibus? , bí mật về các vòng tròn khép kín trong quỹ đạo của các hành tinh mới được giải mã. Bằng cách hạ cấp Trái đất từ vị trí trung tâm của hệ Mặt trời và thay vào đó là chính ông Mặt trời, Copernic đã thành công trong việc giải thích những chuyển động biểu kiến khó hiểu của các hành tinh trên nền trời sao.
    Trên thực tế, hiện tượng này cũng giống như khi ta vượt một chiếc xe hơi khác trên xa lộ. Cả 2 chiếc xe đều chuyển động theo một hướng, nhưng chiếc xe kia chuyển động chậm hơn. Khi đang lúc vượt nhau, người ngồi trên chiếc xe đi nhanh sẽ có cảm giác như chiếc xe kia đi giật lùi.
    Copernicus chỉ áp dụng đơn giản hiện tượng trên vào trường hợp chuyển động của các hành tinh. Trong trường hợp cụ thể trên, cả Trái đất và sao Hỏa đều cùng chuyển động theo một hướng xung quanh Mặt trời, nhưng hành tinh đi chậm hơn là sao Hỏa lại trông có vẻ chuyển động ngược lại khi Trái đất đi ngang qua nó.
    Đó chỉ là ảo giác
    Sự chuyển động ngược lại của sao Hỏa, cũng như hiện tượng chiếc xe hơi chạy lùi lại trên xa lộ thực ra chỉ là một hiện tượng ảo giác. Trong 2 lần chuyển động ngược lại như vậy vào các năm 2003 và 2005, tác giả bài viết (Joe Rao) đã nhận được khá nhiều câu hỏi từ bạn đọc rằng nếu ta đứng trên sao Hỏa, liệu lúc đó có xem thấy Mặt trời ?~dừng lại?T và ?~ chuyển động ngược?T hay không?
    Câu trả lời dứt khoát là ?oKHÔNG?
    Hiện tượng chuyển động ngược lại sẽ càng tăng lên sau hôm 15/11, khi đó sao Hỏa sẽ đổi hướng về phía tây. Trái đất sẽ bắt kịp sao Hỏa vào khoảng đêm Giáng sinh. Cuối cùng, vào ngày 30/1/2008, sao Hỏa lại tiến về vị trí dừng tạm thời thứ 2 để rồi lại chuyển động theo huớng đi vốn có của nó : Đi về huớng đông trên nền trời sao.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Sao Hỏa bắt đầu hành trình ngược của mình vào khoảng giữa tháng 11/2007, sau đó nó dịch chuyển về hướng Tây cho tới tận cuối tháng 1/2008. Sau đó sao Hỏa lại dịch chuyển về hướng Đông như cũ. Tới giữa tháng 4 năm 2008, sao Hỏa sẽ đạt ví trí xa nhất về hướng Đông trên hành trình của mình

    (Từ tuần tới, tôi khá bận nên sẽ cố gắng dịch 1 bài/tuần. Mong các bác khác cố gắng pot bài để cập nhật tin tức)
  8. doremi15

    doremi15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Hai mặt trời mọc ở Harbin, Trung Quốc
    [​IMG]
    Trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, hai mặt trời đã tỏa sáng cùng lúc trên bầu trời thành phố Harbin ở đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, mặt trời thật vẫn sáng hơn mặt trời giả.
    Nhóm săn ảnh chuyên nghiệp China Photo Press đã kịp ghi lại cảnh tượng hiếm thấy này. Trong bài tường trình, nhóm này cho biết hiện tượng hai mặt trời mọc đã bắt đầu vào lúc 15g và mặt trời giả chỉ tồn tại trong vòng 40 phút. Nó mờ dần và biến mất khi lùi xa về phía một đám mây hồng.
    Theo các nhà khoa học, hiện tượng đặc biệt này gọi là ?ohào quang mặt trời? hay đơn giản là mặt trời giả. Điều này được giải thích như là sự khúc xạ của những phân tử rắn hình cầu chứa trong những đám mây. Mặt trời giả là hiện tượng phổ biến ở những vùng địa cực nhưng rất hiếm thấy ở những nơi khác.
    Theo TTO
    Được doremi15 sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 20/11/2007
  9. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Khả năng dịch của Thory quả là đáng nể. Bái phục bái phục
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HỆ TRÁI ĐẤT - MẶT TRĂNG LIỆU CÓ PHẢI LÀ DUY NHẤT?
    Mặt trăng được hình thành sau một vụ va chạm khủng khiếp của một hành tinh khác với Trái đất xưa kia, thế nhưng trông thiên thể này có vẻ khác xa với người hàng xóm (Trái đất) với bề mặt toàn nước kia. Thực tế ngay cả hệ Trái đất - Mặt trăng cũng thật khác thường: trong 10 tới 20 hệ Mặt trời thì chỉ có một trường hợp có một hệ có hành tinh- vệ tinh tương tự.
    Các quan sát thiên văn mới bằng kính Spitzer của Nasa về các đám bụi sao cho thấy rằng các mặt trăng tương tự như Mặt trăng của chúng ta chỉ tồn tại vỏn vẹn có 5 ?" 10 % trong tất các các hệ hầnh tinh.
    ?oKhi Mặt trăng được tạo thành do một vụ va chạm kinh thiên động địa, đất đá và bụi đã bắn tung ra từ phía.? Nadya Gorlova, một nhà thiên văn học tại Đại học tổng hợp Florida đã nói như vậy sau khi phân tích các số liệu của của kính Splitzer. Bà nói tiếp:?Nếu có nhiều mặt trăng như vậy hình thành, chúng ta chắc chắn đã nhìn thấy nhiều đám bụi xung quanh các ngôi sao. Nhưng chúng tôi không quan sát được điều đó?. Gorlova và các đồng nghiệp đã công bố kết quả của họ trên tạp chí Vật lý thiên văn (Astrophysical Journal).
    Một quá trình sinh thành vất vả
    Ngay sau khi Mặt tròi được hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước đây, các nhà khoa học cho rằng có một hành tinh với kích cỡ của sao Hỏa, đang đi lang thang đã đâm sầm vào Trái đất (trước kia) và làm tung ra những khối dung nham nóng chảy từ trong lòng Trái đất. Các phần đá, bụi tung ra này bay xung quanh Trái đất. Lúc này Trái đất cũng đang bị thuơng tật đầy mình. Cuối cùng các đám đất đá đó kết tụ dần lại và tạo thành Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy bây giờ. Sự hình thành Mặt trăng vừa nói ở trên hoàn toàn khác với các mặt trăng khác trong hệ Mặt trời. Chúng ta biết rằng Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh .. đều có khá nhiều mặt trăng, nhưng các mặt trăng đó đều được hình thành cùng với hành tinh mẹ hoặc bị lực hấp dẫn bẫy lại. Gorlova và các đồng nghiệp của bà đã quan sát các dấu tích bụi của các vụ va chạm tương tự qua 400 ngôi sao trẻ, với độ tuổi chỉ khoảng 30 triệu năm, vừa vặn với tuổi của Mặt trời ở thời điểm Mặt trăng của chúng ta đuợc hình thành.
    Trong tất cả các ngôi sao nghiên cứu, chỉ có một trường hợp có chứa những đám bụi có mang thông tin hữu ích. Bằng cách tính toán tần suất xuất hiện của một hệ mặt trời, cùng với thời gian cần thiết để các đám bụi đó kết thành một ông trăng và cả tính tới xác suất một cuộc va chạm hành tinh như vậy, các nhà khoa học đã có thể tính được xác suất xuất hiện một mặt trăng tương tự Mặt trăng của chúng ta trong vũ trụ.
    Tuy nhiên con số ước luợng đó có vẻ cũng khá lớn.
    George Rieke, một đồng tác giả của nghiên cứu trên, và cũng là một nhà thiên văn học tại ĐHTH Arizona đã nói: ?oChúng tôi không biết sự va chạm mà chúng tôi đang quan sát xung quanh ngôi sao đó có chắc chắn hình thành lên một mặt trăng hay không, bởi vậy xác suất các sự kiện kết hợp để hình thành lên một mặt trăng có thể thấp hơn nhiều so với số liệu chúng tôi tính toán được.?
    Có những Mặt trăng khác trong vũ trụ?
    Những nhà hành tinh học như Gorlova và Rieke cho rằng các hệ mặt trời hồi còn ?~thơ ấu?T đã có thể hình thành lên các mặt trăng trong khoảng 10 đến 50 triệu năm sau khi ngôi sao chủ được hình thành. Qua nghiên cứu ngôi sao duy nhất mà họ tìm thấy các đám bụi do va chạm hành tinh, các nhà khoa học thấy rằng một ngôi sao 30 triệu năm tuổi đã có thể hoàn tất việc hình thành lên hệ các hành tinh của mình.
    Gorlova nói : ?o Trong suốt hơn 20 năm qua, các nhà thiên văn học đã quan sát các ngôi sao trẻ với các đám bụi xoay xung quanh? . Bà cũng nhấn mạnh rằng vòng bụi đó có thể là bụi nguyên thuỷ, cũng có thể là bụi tạo thành sau khi có các va chạm hành tinh. ?o Ngôi sao mà chúng tôi đã nghiên cứu già hơn nhiều, ở vào tuổi đó thì Mặt trời của chúng ta đã hình thành đầy đủ các hành tinh và cả hệ Trái đất- Mặt trăng nữa.?
    Mặc dầu dạng mặt trăng giống như Mặt trăng của chúng ta có thể hiếm gặp, các nhà thiên văn học cho rằng trong vũ trụ có hàng tỷ các hành tinh có bề mặt rắn và cũng vô khối các mặt trăng bay xung quanh. Và như vậy cũng có thể có hàng triệu thậm chí hàng tỷ các hệ Trái đất- Mặt trăng đang lang thang trong vũ trụ bao la. Liệu có phải đó là một tin vui cho những ngưòi yêu Trăng?
    Theo Space.cọm

    [​IMG]
    Minh họa vụ va chạm giữa 2 hành tinh hơn 4 tỷ năm trước và kết quả là Trái đất của chúng ta có một bạn đồng hành chung thủy: Mặt trăng.

Chia sẻ trang này