1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đó chính là các tinh thể băng hình lục lăng đó.
    Làm gì có phân tử rắn với phân tử lỏng hay khí? Chỉ có tập hợp các phân tử mới ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí mà thôi.
    Chính đó là các tinh thể băng nên nó có thể giải thích luôn hiện tượng mặt trời giả thường xẩy ra ở vùng lạnh (2 cực của TĐ)
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KÍNH THIÊN VĂN THẾ HỆ MỚI SẼ QUAN SÁT NHỮNG GÌ?
    Những kính thiên văn vũ trụ thuộc loại ?~thứ dữ?T hiện nay như Hubble, Spitzer và Chandra đã chụp được rất nhiều hình ảnh rõ nét chưa từng có về vũ trụ của chúng ta, nhưng các nhà thiên văn còn muốn có hơn thế, họ mong muốn đưa thêm các thiết bị siêu hạng hơn nữa vào trong vũ trụ.
    Theo Rachel Somerville, một nhà thiên văn học tại Viện Thiên văn học Max Plank - Đức, thì nếu không có thêm các kính thiên văn với năng lực ?onhìn? cao hơn hiện tại, một số bí ẩn về vũ trụ sẽ không thể giải quyết được.
    ?oChúng tôi cần những hình ảnh quan sát tốt hơn để hoàn thiện các mô phỏng? Somerville nói và nhấn mạnh thêm rằng nhóm của bà đang nghiên cứu các vấn đề về sự hình thành vũ trụ và các bí ẩn về quasar (chuẩn tinh).?.. Nếu bạn chỉ có những nhà nghiên cứu lý thuyết cùng với những siêu máy tính tốt nhất và chỉ ở trong phòng mà không có các quan sát thiên văn, thậm chí có cho thêm 15 năm nữa những vấn đề trên cũng không thể giải quyết được?.
    Nasa dự định sẽ phóng kính thiên văn James Webb lên vũ trụ vào năm 2013, thế mà nhiều nhà khoa học đã phác thảo ra các nghiên cứu sẽ phải dựa trên kết quả quan sát của siêu kính thiên văn này. Ví dụ như các nghiên cứu về những hành tinh ngoài hệ Mặt trời (ngoại hệ), về các hố đen vô hình cũng như chi tiết các cánh tay của những thiên hà xoắn ốc v.v.
    Tại cuộc Hội thảo về Vật lý Thiên văn tới năm 2020, Somerville và các nhà thiên văn học đã đặt lên bàn nghị sự nhiều vấn đề, trong đó có phần ?~các kính thiên văn thế hệ sau?T của kính James Webb !. Hội thảo này đã được ĐHTH Hopkins tổ chức tai Viện Khoa học Kính Thiên văn Vũ trụ ở thành phố Baltimore.
    Chi tiết các thiên hà
    Kính thiên văn James Webb sẽ được lắp một gương phản xạ loại chia ô (không liền khối) có đường kính tới 6,4 m, diện tích thu sáng của JW gấp 7 lần kính Hubble (kính Hubble có đường kính 2,4m). Theo Somerville, độ nhạy của kính JWST ở bước sóng hồng ngoại là rất quan trọng trong việc tìm hiểu sự hình thành của các thiên hà.
    Somerville nói: ?oNếu kính không có đủ độ phân giải, các thiên hà trông sẽ chỉ như những đám khí nhoè, mờ. Khả năng quan sát được các cánh tay thiên hà tới từng chi tiết sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thiên hà tiến hóa ra sao?.
    Thêm nữa, nếu kính có độ phân giải càng lớn, chúng ta sẽ càng nhìn được xa hơn về quá khứ bởi vì khi đó ánh sáng sẽ phải mất hàng triệu hay hàng tỷ năm mới tới được Trái đất. (*)
    Những kính thiên văn ?~cứu cánh?T
    Somerville nói? kính thiên văn James Webb có gương phản xạ rất lớn, nhưng nó có màn nhạy sáng chỉ nhỏ bằng một con tem. Bạn có thể nhìn rất, rất xa vào trong vũ trụ, nhưng thị trường nhìn được sẽ hẹp?. Bà vừa nói vừa vẽ tượng trưng kích thước của màn nhậy sáng vào không khí cho phóng viên Space.com.
    Với những kính có gương nhỏ và có màn nhậy sáng lớn hơn, bạn có thể xem được thị trường lớn hơn. Somerville giải thích rằng với kính nhạy như JWST, các nhà thiên văn có thể tập trung vào luôn khu vực cần quan sát với độ phân giải rất cao. ?oNó làm giảm thị trường quan sát, và đương nhiên là rút ngắn thời gian được rất nhiều?, bà nói.
    Thời gian quan sát ngắn hơn sẽ giúp các nhà thiên văn học tìm ra các đối tượng quan sát nhanh hơn và các nghiên cứu sẽ có kết quả sớm hơn.
    Sau kính James Webb thì sao ?
    Somerville không phải là người duy nhất có tư tưởng lớn. Wes Traub, một nhà thiên văn học và là một nhà khoa học dự án của các chương trình tìm kiếm hành tinh của Nasa, cũng rất muốn được ?~xem?T các hành tinh ngoại hệ với độ phân giải lớn chưa từng có của James Webb.
    Traub và các đồng nghiệp của ông cũng đã định sẵn ra việc nghiên cứu các hành tinh ngoại hệ bằng phương pháp che chắn ánh sáng từ các ngôi sao xa xôi, hay còn gọi là phuơng pháp ?~chặn sao?T, với việc sử dụng kính James Webb. Ông nói:? Rất nhiều hành tinh ngoại hệ có thể tìm được nếu phương pháp ?~chặn sao?T được thực hiện thành công?. Ông giải thích thêm về phuơng pháp chặn sao mới này là các nhà thiên văn học có thể chặn lại các tia sáng mạnh từ ngôi sao mẹ của hành tinh nghiên cứu, sau đó đo thật chính xác phần ánh sáng phản xạ của hành tinh đó. Từ kết quả này, các nhà thiên văn có thể xác định được các hợp chất hỗ trợ cho sự sống như nước, metan hay ôxy.
    Ông nói : ?oNếu chúng tôi ?~thấy?T được hành tinh đó với chỉ 1 pixel thôi ...chúng tôi sẽ có thể đọc ra tính chất bề mặt của chúng và tìm kiếm sự sống trên đó? Nếu Nasa thông qua một chương trình vũ trụ như vậy trong vòng một thập kỷ tới, James Webb có thể sẽ là chiếc kính thiên văn vũ trụ đầu tiên thực hiện các phép đo này.
    Nhưng theo Traub, ông còn muốn có các kính thiên văn to hơn nữa để có thể nhìn được các hành tinh ngoại hệ. Ông nói: ?oNếu bạn có một chiếc kính thiên văn càng to , bạn sẽ có khả năng phát hiện và độ nhậy tăng tỷ lệ với kích thước của kính? Theo Traub thì điều đó cho phép tìm kiếm và quan sát các hành tinh ngoại hệ nhanh hơn. Và cuối cùng ông chốt lại:? Một kính thiên văn với đường kính 16 mét sẽ làm tốt nhiệm vụ này?.
    Theo Space.com
    (*) Góc phân giải của kính thiên văn vũ trụ tỷ lệ nghịch với đường kính gương. Góc phân giải càng nhỏ, ảnh sẽ càng nét.
    [​IMG]
    Hình minh hoạ kính thiên văn vũ trụ James Webb với những tấm xếp che nắng đặc trưng. Chúng có thể xoè ra dưới chiếc gương khổng lồ (mầu vàng). Các nhà thiên văn học đang rất ''''nóng lòng'''' chờ đợi kính thiên văn thế hệ mới của Nasa này được phóng lên quỹ đạo để có thể nhìn xa hơn nữa vào vũ trụ.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 25/11/2007
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THÀNH VIÊN BAN NHẠC QUEEN ĐƯỢC PHONG CHỨC HIỆU TRƯỞNG DANH DỰ.
    Theo hãng tin AP, Brian May, một ngôi sao nhạc rock mà cũng là một nhà vật lý thiên văn đã được bầu chọn làm hiệu trưởng danh dự của trường Đại học tổng hợp John Moore tại Liverpool.
    Brian May sẽ chính thức nhận danh hiệu này vào đầu năm tới. Quyết định đã được công bố vào hôm thứ Hai.
    Tay chơi ghita 60 tuổi của nhóm nhạc rock danh tiếng Queen nói rằng: ?osự bổ nhiệm này là một niềm vinh quang to lớn nhưng cũng là một thử thách không nhỏ?. Hiện tại ông cũng đang là thành viên danh dự của trường Đại học John Moore Liverpool, một trường có học viện nghiên cứu thiên văn nổi tiếng.
    ?oBrian May là một tài năng xuất chúng, ông đã nổi tiếng toàn thế giới với nhóm nhạc Queen. Trong thời đại hiện nay, khó mà tìm được một người nào vừa nổi tiếng, được sự trọng vọng của nhiều người, nhưng vẫn nhiệt tâm học tập, bổ sung kiến thức cho mình.? Phó hiệu trưởng Michel Brown đã phát biểu như vậy.
    Trước May Brian, Cherie Booth, phu nhân của cựu thủ tướng Tony Blair cũng đã nắm giữ chức vụ danh dự này..
    Trường ĐHTH John Moore ở Liverpool được thành lập năm 1992 trên cơ sở trường Đại học bách khoa Liverpool cũ.
    May Brain đã bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài vật lý thiên văn của mình vào đầu năm nay (lúc đã 60 tuổi !), và nhận bằng tốt nghiệp tại trường Đại học Đế chế Luân đôn (Imperal College London).
    Brian đã là sinh viên ngành vật lý thiên văn tại Đại học Đế chế Luân đôn, nhưng tới năm 1970, ông cùng với Freddie Mercury và Roger Taylor thành lập ban nhạc rock Queen. Ban nhạc Queen càng ngày càng chở lên nổi tiếng đến nỗi ông đã bỏ làm luận án tiến sĩ của mình. May Brian cũng là đồng tác giả của cuốn sách: ?oBang! Toàn bộ Lịch sử của Vũ trụ? mới được xuất bản năm ngoái.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Tiến sĩ Brian May CBE trong ngày lễ nhận chức hiệu trưởng danh dự. (CBE là tước hiệu sĩ quan Đế chế Anh do Hoàng gia ban tặng).
    [​IMG]

    Ảnh nhóm nhạc Queen năm 1974

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 23:50 ngày 27/11/2007
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HOA KỲ CÓ THỂ SẼ PHẢI ĐỐI MẶT VỚI 5 NĂM KHÔNG CÓ PHƯƠNG TIỆN BAY VÀO VŨ TRỤ.
    Các quan chức cao cấp của Nasa đang phải đối mặt với những chất vấn gay gắt của các nghị sĩ Mỹ về quãng thời gian nước này có thể không có một đội tầu vũ trụ từ 2010 tới 2015, khi đội tầu Con Thoi đã bị cho ?onghỉ hưu? mà tầu thế hệ mới lại chưa đóng xong.
    Tổng thống Mỹ Bush đã ký lệnh cho Nasa dừng khai thác các tầu Con Thoi vào tháng 9 năm 2010, đúng vào thời điểm dự định hoàn tất chương trìnn xây dựng Trạm Vũ trụ. Mấy năm trước, Nasa đã đưa ra kế hoạch đóng tầu vũ trụ thế hệ mới để thay thế cho đội tầu Con Thoi được khai thác đã quá lâu: suốt từ năm 1981.
    Nhưng tới nay, theo các quan chức Nasa, công trình đóng tầu vũ trụ thế hệ mới , với tên là Orion, sẽ không thể hoàn tất trước năm 2015. Nói một cách khác, nước Mỹ sẽ có 5 năm bị bỏ rơi mà không có một phưong tiện bay vào không gian nào.
    Vậy thì làm thế nào để người Mỹ có thể bay vào vũ trụ? Theo giám đốc điều hành Nasa, ông Michael Griffin thì cơ quan này sẽ thuê các chuyến bay của Nga để đưa nguời vào không gian, còn lại các chuyến hàng sẽ phải dựa vào ESA hoặc JAXA. Theo Griffin thì kế hoạch như vậy là yên tâm.
    Nhưng theo Thưọng nghị sĩ Bill Nelson, Chủ tịch Tiểu ban Vũ trụ của Thượng viện, thì sự việc không đơn giản như vậy. Ông nói:? Chúng ta đều biết rằng các cuộc phóng tầu vũ trụ thường xuyên bị trì hoãn. Chúng ta (người Mỹ) để hàng 50 ?" 60 tỷ đô la trên đó, thế mà nay lại bảo không có phương tiện đi lại ?o.
    Trong khi đó , thuợng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Texas, Hutchison lại chất vấn rằng:? Nếu quan hệ với Nga không tốt đẹp như mong muốn, và chúng ta không thể bay được vào vũ trụ trong thời gian 5 liền, người dân Mỹ sẽ tự hỏi: ?~Cái gì thế này?, cái gì đã xẩy ra với ban lãnh đạo đất nước thế này, rồi cả ban lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nasa nữa. Họ đã làm gì để đến nỗi chúng ta không thể tự bay vào vũ trụ suốt một khoảng thời gian, mà trong khi đó, các nước khác đang lần lượt nổi lên và ganh đua quyết liệt tìm đường vào vũ trụ?T?.
    Hiện tại Trung Quốc đang tiến rất nhanh trên con đường chinh phục không gian. Các quan chức Nasa nói họ biết rất rõ tình hình phát triển của các nước khác trên lĩnh vực này và cần phải duy trì sức mạnh của Hoa kỳ. Giám đốc Griffil nói truớc Tiểu ban rằng ông ta cũng đồng ý với ý kiến của các nghị sĩ rằng một khoảng trống 5 năm là không thể chấp nhận được.
    Về những ý kiến tại sao không kéo dài thời hạn sử dụng các tầu Con Thoi cho tới khi chương trình tầu Orion được hoàn tất, các quan chức Nasa nói rằng để duy trì đội tầu Con Thoi, mỗi năm Nasa phải chi tới 2,5 tỷ đô la. Với ngân sách cố định (và có bị cắt giảm) như hiện nay, duy trì hoạt động của tầu con thoi quá năm 2010 sẽ ăn lạm vào tiền của các dự án khác, trong đó có chính chương trình Orion.
    Tầu Con Thoi hoạt động có vẻ không được an toàn tuyệt đối. Hai tai nạn của tầu Con thoi: Challenger năm 1986 và Columbia năm 2003 đã chứng tỏ điều đó. Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới quyết định của Nasa phải cho chúng ?~về hưu?T bên cạnh vấn đề ngân sách.
    Theo báo nước ngoài.
    [​IMG]
    Minh họa khoang người lái của tầu Orion.
    [​IMG]
    Còn đây là đang mô hình khoang lái bằng với kích thước thật đang được đưa vào khu thử nghiệm.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 07:03 ngày 30/11/2007
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC HÀNH TINH ĐƯỢC HÌNH THÀNH GIỐNG NHƯ TRÒ CHƠI CON TRẺ !
    Các nhà thiên văn học tuyên bố rằng họ đã tìm ra được hai hệ mặt trời (ngoại hệ) trẻ nhất từ trước tới nay trong đó các hành tinh mới hình thành có thể đang tích cực ?~vun?T các đám bụi để tự phát triển kích thước cho mình, và làm sạch vùng không gian trong những đĩa bụi vật chất khổng lồ quay xung quanh các ngôi sao cách chúng ta 450 năm ánh sáng.
    Kính thiên văn vũ trụ hồng ngoại Splitzer đã quan sát được những khoảng trống hình xuyến trong các đĩa bụi, một dấu hiệu chứng tỏ sự hình thành các hành tinh rắn, xung quanh 2 ngôi sao nằm trong chòm sao Taurus, đó là UX Tau A và Lk Ca 15. Cả hai ngôi sao này đều mới khoảng 1 triệu năm tuổi, trẻ hơn tới 10 lần so với các ngôi sao đã hình thành hệ hành tinh khác.
    Catherine Espaillat, một nhà thiên văn học ở Đại học tổng hợp Michigan nói: ?oTrước đây, các nhà thiên văn học đã từng phát hiện ra các lỗ ở tâm những đĩa bụi tạo hành tinh này?. Theo các nhà khoa học, những lỗ trung tâm này được tạo thành do quá trình ?~bay hơi quang học?T, một hiện tượng mà các ngôi sao đốt cháy vùng vật chất phía trong và thổi bạt ra xa ở dạng quang năng.
    Nhưng lần này, Espaillat và nhóm của bà đã không phát hiện ra lỗ trung tâm mà lại tìm ra những khoảng trống hình xuyến trong các khối đĩa vật chất đang quay xung quanh các ngôi sao trên.
    Bà nói : ?oNó có vẻ như là một lằn đường đã được làm sạch trong phạm vi đĩa vật chất này. Sự tồn tại của một hành tinh là khả năng dễ xẩy ra nhất để giải thích cho cấu trúc trên?. Bà giải thích thêm rằng các vành sạch bụi này ở quá xa ngôi sao mẹ để có thể chịu tác động của hiện tượng ?~bay hơi quang học?T.
    Hiện tượng này cũng tương tự như một đứa trẻ con tinh nghịch, chạm ngón tay vào chiếc đĩa hát phủ đầy bụi đang quay và tạo thành một vòng sạch bụi . Các hành tinh làm được việc này bằng chính lực hấp dẫn của chúng.
    Tạp chí Astrophyscal Journal Letters đã cho đăng chi tiết công trình nghiên cứu về các hệ mặt trời mới hình thành của Espaillat cùng các cộng sự trên số ngày 1 tháng 12, trong đó các tác giả cho rằng họ có thể giải thích sự hình thành của các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta trong quá khứ.
    Nuria Calvet một nhà thiên văn học cùng nhóm với Espaillat tại ĐHTH Michigan đã nói: ?Chúng ta đang nhìn vào lịch sử, lịch sử của các hệ mặt trời và tìm hiểu xem chúng được hình thành như thế nào?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Tranh minh họa ngôi sao 1 triệu năm tuổi UX Tau A, nằm cách Trái đất 450 năm ánh sáng. Các quan sát từ kính Splitzer đã cho thấy có một khoảng trống sạch hình xuyến nằm trong đĩa bụi khổng lồ đang quay xung quanh ngôi sao mẹ. Các nhà thiên văn học dự đoán rằng sự hình thành của một hoặc nhiều hành tinh đã quét sạch bụi và tạo ra khoảng trống này.
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bạn Thohry có vẻ hay gõ nhầm "Spitzer" thành "Splitzer"
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đúng rồi, nhưng đấy không phải gõ nhầm đâu mà là mình đọc nhầm từ lần đầu tiên đấy, sau đó cứ nhìn thấy từ Spitzer là nghĩ luôn nó là Splitzer chứ có đọc đâu. Nay đỡ phải gõ thêm một chữ l .
    Thanks mod.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG BỨC HÌNH MẶT TRĂNG TỪ NHỮNG NĂM 60 ĐÃ ĐƯỢC SỐ HÓA
    Mặc dầu đã hơn 40 năm, nhưng những tấm hình của Mặt trăng do các tầu vũ trụ chụp suốt từ những năm 60 của thế kỷ trước vẫn là vô giá trong việc hỗ trợ con người quay trở lại cung Trăng.
    Trong các năm 1966 và 1967, năm tầu vũ trụ Lunar Orbiter của Nasa đã gửi về Trái đất hơn 2600 tấm ảnh về Mặt trăng, trải rộng tới 99 % diện tích bề mặt chị Hằng
    Các tấm hình giá trị này đã và đang được các chuyên gia tại Học viện Mặt trăng và Hành tinh (LPI) ở bang Texas tiến hành số hóa, xử lý và đưa lên mạng internet.
    Mike O?TDell, một nhà lập trình ở Viện LPI đã nói:?Chúng tôi muốn những tấm hình này càng ngày càng được phổ biến rộng rãi với mọi người. Bây giờ người sử dụng có thể tìm được mọi thứ từ một chỗ. Chỉ cần soát trên mạng, bạn cũng có đầy đủ các số liệu, hình ảnh với chất lượng đủ tốt để sử dụng được ngay, hoặc ra cũng làm đích để nhắm tới các số liệu hoặc hình ảnh nhiều chi tiết hơn?.
    Nghiên cứu chi tiết các hình ảnh của tầu Lunar Orbiter cũng không phải là mới mẻ; mục tiêu của dự án Lunar Orbiter là nhằm tìm kiếm và chụp ảnh phân giải cao các vị trí đổ bộ của tầu Apollo.
    Trên thực tế, ba chuyến bay đầu tiên của Lunar Orbiter đã thành công trên cả tuyệt vời tới mức hai chuyến còn lại là chỉ để nhân tiện đo đạc bản đồ của toàn bộ bề mặt Mặt trăng. Trong suốt 4 thập niên sau đó, các kỹ thuật xử lý hình ảnh đã tiến được những bước dài và đội ngũ nhà khoa học tại Học viện Mặt trăng và Hành tinh LPI đã áp dụng một vài thủ thuật để đảm bảo các bức ảnh của Lunar Orbiter vẫn giữ được sự hoàn hảo của chúng.
    ?o Chúng tôi đã làm tăng độ nét lên đôi chút và sau đó sử dụng phần mềm để xoá các vết nhăn, làm tăng độ sáng và vẻ đẹp của chúng?. O?TDell nói.
    Gừng già càng cay.
    Những bức hình Mặt trăng do Lunar Orbiter chụp trông thật hấp dẫn và đẹp, nhưng hiện nay các tầu thăm dò Mặt trăng Kaguya của Nhật và Hăng nga của Trung quốc đã bay đựơc vào được quỹ đạo Mặt trăng, rồi tiếp đó tầu Lunar Reconaisanse Orbiter của Nasa cũng sẽ được phóng vào cuối năm 2008, liệu những bức hình cổ lỗ trên còn có ý nghĩa nữa hay không?
    David Kring, một nhà khoa học theo dự án tại Học viện LPI nói với phóng viên Space.com : ?oChương trình Lunar Orbiter đã thành công thật mỹ mãn. Các bức hình đó chính là nền tảng cho việc lập bản đồ địa chất của hầu hết các khu vực trên Mặt trăng, bao gồm cả cực nam, nơi đang được khảo sát để đặt căn cứ đầu tiên trên đó.
    Các miệng hố ở Nam cực Mặt trăng có thể chứa nước ở dạng băng, và tất nhiên là nước có thể dùng để uống và làm nhiên liệu. Vị trí của cực nam này cũng đảm bảo từ đó luôn nhận được ánh sáng Mặt trời nhằm nuôi sống các tấm pin năng lượng suốt cả ngày (Trái đất).
    Các tầu Lunar Orbiter thường chụp ảnh với độ phân giải khoảng 500 ft (152 m) và cá biệt có vị trí độ phân giải đạt được là 3 ft (0,91m), thừa sức có thể so sánh với các thiết bị chụp ảnh hậu duệ thời đại công nghệ cao bây giờ.
    Quay trở lại Mặt trăng
    Các tấm hình độ nét cao sẽ đóng một vai trò chủ đạo trong việc tìm chọn các địa điểm hạ cánh của những con tầu vũ trụ trong khuôn khổ ?~Dự án Tới Các Vì Sao?T (Project Constellation) của Nasa trong đó có cả những nơi hạ cánh cho các thiết bị đổ bộ không ngưòi lái thăm dò trước đó. Các bức ảnh này cũng có thể được sử dụng để tính toán tần suất Mặt trăng bị các thiên thạch lao vào, một dữ kiện rất quan trọng đối với những du hành gia phải làm việc trên đó.
    Kring nói : ?oViệc xác định kích cỡ và tần suất các mảnh vỡ thiên thạch gần Trái đất là rất quan trọng bởi vì nó sẽ giúp chúng tôi đánh giá được mối hiểm họa từ thiên thạch, cho cả Trái đất và Mặt trăng, Công việc so sánh giữa các số liệu của Lunar Orbiter trước đây với các số liệu trong tương lai của tầu Lunar Reconnaisance Orbiter là một phần của dự án này?
    Các số liệu của tầu Lunar Orbiter cũng có thể quyết định xem các bước tiếp theo làm làm gì một khi ta đã quay trở lại Mặt trăng.
    ?oNhững hình ảnh của Chương trình Lunar Orbiter đang được sử dụng để đánh giá kiến trúc cho căn cứ đầu tiên trên Mặt trăng và để thiết kế sơ bộ các con đường đi lại trên đó. Các số liệu sau này của tầu LRO sẽ làm tăng giá trị của toàn bộ di sản của các tầu Lunar Orbiter đã chụp được. Trong một số khu vực nhỏ hẹp, tầu LRO sẽ cung cấp được những hình ảnh rõ nét hơn?. Kring nhấn mạnh.
    Theo Space.com
    [​IMG]

    Tầu Lunar Orbiter 5, được phóng lên ngày 1/8/1967 (Nasa)

  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Gửi bác Fairy: bác vẫn có thể copy bài dịch của Thohry sang trang web vietastro.org nếu thấy hay, nhưng để chậm vài ngày nhé. Cứ tính sau 5 ngày kể từ ngày post.
    Các bạn khác cũng thế nhé.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VẬT CHẤT TỐI ĐÃ ''THUA'' TRONG TRẬN CHIẾN VŨ TRỤ NĂM XƯA.
    Trong những ''trận chiến'' hỗn độn ở tâm các thiên hà khi vũ trụ còn ở buổi sơ khai, các lực tác động từ những ngôi sao có thể tăng mạnh lên và đá văng những khối vật chất vô hình ra ngoài. Theo một nghiên cứu mới đây, kết quả của hiện tượng này đã làm cho nhiều khối vật chất vô hình ở tâm các thiên hà đó bị san bằng - một trong những bí ẩn về vũ trụ đã được giải mã.
    Theo các nhà khoa học, những khối vật chất vô hình đó, còn được gọi là vật chất tối, chiếm tới 90 % khối lượng của toàn bộ vũ trụ. Các nhà thiên văn học chưa bao giờ nhìn được trực tiêp loại vật chất huyền bí này bởi vì chúng không phát ra hay phản xạ ánh sáng hoặc bất kỳ một bức xạ điện từ nào. Họ suy ra vật chất tối từ những tác động hấp dẫn của vật chất tối lên những vật thể hữu hình khác như các ngôi sao hay thiên hà. (Ví dụ vật chất tối là nguyên nhân làm cho các thiên hà quay nhanh hơn so với tốc độ tính toán từ khối lượng nhìn thấy của chúng).
    Các nhà thiên văn học đã mất khá nhiều thời gian để tìm cách giải thích câu hỏi: tại sao lại có nhiều vật chất tối ở tâm các thiên hà lùn theo các mô hình lý thuyết hơn là các quan sát ghi nhận được.
    ?oMột trong những vấn đề khó khăn nhất đối với loại vật chất vô hình này là chúng chiếm với tỷ lệ áp đảo ở tâm các thiên hà?T Secgây Mashchenko thuộc Khoa Vật lý Thiên văn thuộc ĐHTH McMaster tại Ontario nói như vậy.
    Maschenko và các đồng nghiệp của mình đã sử dụng các mô phỏng trên siêu máy tính để minh họa cho sự hình thành vũ trụ thuở sơ khai - khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ Bigbang, một mốc như chúng ta đã biết là thời điểm vũ trụ được hình thành. Các mô phỏng cho thấy rằng các thiên hà thời tiền sử đã phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của vũ trụ khi chúng được sinh ra. Khi đó, các khối khí lớn, đặc, đã dần tụ lại và tạo thành các ngôi sao khổng lồ, do các ngôi sao có kích thước rất lớn nên chúng cũng có tuổi thọ rất ngắn. Các ngôi sao này kết thúc cuộc đời ngắn ngủi băng những vụ nổ supernova kinh hoàng.
    Dễ thấy rằng các ngôi sao lớn thời xa xưa đó đã có thể bơm hàng loạt các khối năng lượng khổng lồ sang các thiên hà bên cạnh thông qua các vụ nổ supernova và những cơn ?~gió sao?T chứa đầy những hạt tích điện (tương tự gió mặt trời). Lượng năng lượng được giải phóng ra này có thể đẩy các khối khí ở khoảng không gian giữa các vì sao lên gần tới tốc độ âm thanh ở áp suất và nhiệt độ tương ứng (khoảng 10km/giây).
    Mặc dầu vậy, những cuộc tranh luận xung quanh việc liệu các lực sinh ra từ các ngôi sao này có phải là nguyên nhân đã làm mật độ cao của vật chất tối ở tâm các thiên hà chở lên bị dàn đều như các quan sát thiên văn ở các thiên hà lùn hay không, vẫn tồn tại dai dẳng.
    Các mô phỏng cho thấy rằng gió sao cùng với các vụ nổ supernova đã làm rung chuyển các khối khí ở khoảng không gian giữa các vì sao, làm các khối khí này dao động tiến ?" lùi, giống như hiện tượng nước trong một cái bồn tắm bị dập dềnh qua lại. Theo mô phỏng thì sự dao động này làm cho các khối vật chất tối ở tâm các thiên hà lùn bị phân tán ra, điều này phù hợp với các quan sát trên thực tế.
    Các tác giả nghiên cứu trên cho rằng kết quả của họ sẽ làm cho các nhà vũ trụ học phải cân nhắc lại về vai trò của các khối khí giữa các vì sao trong việc hình thành lên các thiên hà, và đó cũng là một cơ hội để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về vật chất tối. Các chi tiết của nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Science.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng máy tính một thiên hà lùn đang trong giai đoạn hình thành khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Phần phóng to cho thấy ở vùng trung tâm của thiên hà này, các lực tác động mạnh của các ngôi sao mới sinh (thể hiện mầu vàng) đã làm di chuyển các khối khí (mầu thể hiện từ tím sang xanh lam và xanh lá sang trắng tương ứng với sự tăng mật độ của các khối khí ).

Chia sẻ trang này