1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ÁNH TRĂNG CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH?
    Tại một sa mạc hoang vắng, lạnh lẽo ở bang Arizona nước Mỹ, chuyên gia về tài chính Jaron Ness đang đứng chờ các đám mây tan đi để được ?~tắm trăng?T.
    Khi ánh trăng vừa ló ra, anh bước nhanh tới luồng ánh sáng như dát bạc được phản chiếu từ một tấm gương parapol khổng lồ cao bằng một toà nhà 5 tầng.
    ?oCảm giác thật là quyến rũ?, Ness vừa nói vừa chầm chậm quay hai bàn tay trong ánh ?~nắng?T của Mặt trăng gần sát ngày rằm.
    Jaron Ness chỉ là một trong số hang đoàn người hiếu kỳ đổ về vùng đất sa mạc cằn cỗi của bang Arizona để được tắm mình trong ánh trăng được phản chiếu qua một hệ gương thu ?~nắng trăng?T đầu tiên trên thế giới.
    Richard Chapin , một nhà kinh doanh và cũng là một nhà sáng chế ở Tucson, cùng với vợ là Monica đã quyết định bỏ tiền túi ra để xây dựng lên công trình khổng lồ có một không hai này.
    Các tác động về lực hấp dẫn của Mặt trăng lên sự vận hành của thuỷ triều trên Trái đất cùng với nhiều hiện tượng tự nhiên có liên quan tới Trăng khác đã được loài người nghiên cứu từ bao đời nay. Nhưng quả thực, ảnh hưởng của ánh sang Mặt trời phản xạ qua Mặt trăng thì ít đựơc chú ý tới.
    Gia đình nhà Chapin đã xây dựng công trình độc nhất vô nhị này ngay trên vùng đất sa mạc, cách thành phố Tucson bang Arizona 15 dặm với hy vọng rằng ánh trăng (đã được hội tụ) có thể có những ứng dụng trong y tế, trong công nghiệp hay nông nghiệp.
    Chapin nói:?Người ta đã quá tập trung vào Mặt trời. Chúng ta quên mất rằng có một thiên thể rất lớn ngay ở gần chúng ta hàng tỷ năm nay và đã có những tác động lên mọi mặt của quá trình tiến hóa. Nếu ánh trăng có tác động tới động, thực vật, vậy tôi nghĩ tại sao lại không hội tụ thứ ánh sáng này lại xem có tác dụng gì không?
    Tắm trăng
    Cả 2 ông bà Chapin đều không phải là các nhà khoa học. Họ đã dùng tiền thu nhập từ cơ sở kinh doanh của họ ở Tucson để dựng lên cái gọi là ?o Thu nhận ánh sáng Trăng? (Interstellar Light Collector), mà tính tới nay đã ngốn của ông bà tới 2 triệu đô la. Hệ thống này bao gồm một bộ khung lớn được lắp dưới một miệng hố rộng, sâu tới 14 m trên một khu đất ở một nơi hoang vắng , nổi tiếng bởi có ít ánh sáng ô nhiễm. Thiết bị này cao bằng một ngôi nhà 5 tầng và nặng tới 25 tấn, bao gồm 84 tấm gương được gắn lên một hệ các cánh tay thủy lực, mà theo Chapin thì chúng có ?ođộ chính xác của đồng hồ Thụy sĩ?.
    Hiện tại ông bà Chapin chưa thu phí ?~tắm trăng?T nhưng họ sẵn sàng nhận tiền ''công đức'' 10usd/người để hỗ trợ cho chi phí vận hành hệ thống gương.
    Tới nay, đã có hơn 1000 người tới tham quan và tắm trăng, trong đó có cả những nguời từ những nơi xa xôi như Úc, Nhật, Ấn độ và Ả rập Xê Út. Phần nhiều trong số những ngưòi này đang mong muốn tìm được tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của ánh trăng hội tụ.
    Một số nguời thì vẫn khoác áo choàng tắm, trong khi một số khác lại cởi tới tận.. gần hết để được tắm trong luồng ánh sáng trăng phản chiếu từ những tấm gương lớn. Mỗi lần tắm kéo dài từ 3 tới 15 phút.
    Các du khách rất thú vị với công việc ?~tắm trăng?T này. Một số nói, nó giống như là đang bơi ở dưới nước, một số khác lại bảo họ như đang được đứng trước một làn gió ấm và cảm thấy rất phấn chấn.
    Eric Carr, một thầy lang chữa bệnh bằng liệu pháp thôi miên ở Tucson nói: ?oKhi tôi bước vào luồng ánh sáng trăng, một cảm giác lâng lâng sảng khoái ngay lập tức bao trùm.. Cảm giác thật yên bình?. Carr đã đến ?~tắm?T ở đây một vài lần.
    Lợi ích của ánh trăng?
    Một số du khách tới đây tin rằng được tắm mình dưới ánh trăng ?~đậm đặc?T như vậy sẽ làm họ cảm thấy bớt bệnh tật. Eric Carr nói rằng, ông nhận thấy căn bệnh hen xuyễn mãn tính của mình đã có chuyển biến rõ rệtsau vài lần tắm ở đây.
    Tuy nhiên vẫn chưa có một thí nghiệm về tác dụng lâm sàng nào của ánh trăng được thực hiện trên người. Các nhà khoa học nói họ chưa thấy một bằng chứng nào về tác động chữa bệnh nào của ánh trăng và những câu chuyện thêu dệt rằng đã khỏi bệnh như trên thật đáng ngờ.
    Katherine Creath, một giáo sư về quang và y học tại ĐHTH Arizona nói : ?o Tôi chưa bao giờ thấy một bằng chứng nào chứng tỏ đó không phải là liệu pháp tâm lý. Ta vẫn chưa có các thí nghiệm để có thể nói lên ánh trăng có thể làm được gì. Nhưng dù đó là tác dụng tâm lý hay là tác dụng thật của ánh trăng cũng đâu có sao, một khi mọi người đã tới đó và có đựơc các kết quả khả quan. Thế thì cũng đáng đi đến đó đấy chứ?
    Gia đình nhà Chapin cũng rất muốn các nhà nghiên cứu sử dụng công trình của họ để nghiên cứu tác dụng của ánh trăng trong các lĩnh vực khác nhau như y học, sinh học, thực vật học và một số quá trình công nghiệp khác.
    Trong khi đó thì các du khách vẫn đang mải miết chờ tới lượt mình ra tắm trăng trong tiếng nhạc nền du dương. Đối với họ, đó thực sự là những giây phút thư giãn và sảng khoái.
    ?oCứ như là bạn đang ở trên thiên đường vậy?, Aranka Toniatti, một bệnh nhân ung thư đã phải lái xe tận Colorado tới, nói ?oMột cảm giác lung linh tuyệt vời?.
    Theo Yahoonews
    [​IMG]
    Ánh sáng trăng được hội tụ từ một hệ thống gương khổng lồ vào chiếc toa xe di động (điểm sáng nhỏ ở giữa ảnh) trên sa mạc Sonoran gần hạt Three Points bang Arizona Hoa kỳ. Số lượng những người hiếu kỳ lặn lội tới đây ngày càng gia tăng.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÍ ẨN VỀ CÁC ?~ĐĨA BAY?T XUNG QUANH SAO THỔ ĐÃ ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ
    Nguồn gốc các vệ tinh tí hon có hình dạng như những chiếc đĩa bay trong các vành đai sao Thổ đã từng làm đau đầu các nhà khoa học. Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng các vệ tinh ?" đĩa bay này được sinh ra chủ yếu do sự kết tụ của các hạt băng ngay trong vành đai. Cũng từ các kết quả này, các nhà khoa học sẽ có thể giải thích luôn được sự hình thành của Trái đất và các hành tinh khác do sự kết khối của những đám bụi và khí trong đĩa bụi khổng lồ xoay xung quanh Mặt trời thuở xa xưa.
    Các vành đai sao Thổ bay xung quanh hành tinh này ngay trên vòng tròn xích đạo của nó. Tương tự vậy, Trái đất và các hành tinh khác cũng bay trên các quỹ đạo gần như cùng nằm trong một mặt phẳng tạo bởi đường xích đạo của Mặt trời.
    Các nhà khoa học cho rằng, cuối cùng thì các hành tinh, ít nhất là các hành tinh có bề mặt cứng (như Trái đất, sao Kim, sao Thuỷ..) đã được hình thành do các quá trình kết tụ vật chất. Ban đầu những mảnh vật chất nhỏ bé kết tụ với nhau, tạo thành các khối lớn hơn, rồi các khối này lại va chạm, tiếp tục kết tụ và dần dần tạo thành các hành tinh.
    Các quan sát của tầu Casini của Nasa cho thấy rằng các mặt trăng Atlas và Pan của sao Thổ có khoảng cách giữa 2 cực khoảng 20km, nhưng lại có phần diềm ở xích đạo được vun cao hơn từ 6 tới 10km làm cho chúng có hình dạng giống một cái đĩa bay (xem hình).
    Về nguyên tắc, nếu 2 vệ tinh Atlas và Pan có tốc độ tự xoay lớn thì chúng cũng có thể tạo thành hình dạng như trên. Nhưng cả hai vệ tinh này đều có tốc độ tự quay khiêm tốn: khoảng 14 tiếng để tự quay hết một vòng, trong khi đó Trái đất, mặc dù lớn hơn rất nhiều cũng chỉ mất 24 tiếng mà thôi.
    Carolyn Porco, một nhà hành tinh học tại Viện Khoa học vũ trụ ở Boulder, Colorado và các đồng nghiệp đã nghi ngờ rằng những mặt trăng lập dị này được hình thành từ chính những phần tử bụi băng trong vành đai sao Thổ chứ không phải do các mảnh vỡ từ các va chạm của những vệ tinh lớn hơn như một số các nhà khoa học đã phỏng đoán. Vị trí của các vành nổi lên của 2 vệ tinh ?" đĩa bay căn chính xác vào vành đai sao Thổ nơi chúng đang định cư.
    Sau khi phân tích hình dạng và mật độ của các mặt trăng từ số liệu của tầu Cassini, nhóm của Porco đã tìm ra rằng cả 2 vệ tinh Pan và Atlas đều có vẻ nhẹ, xốp, và có thân mình kết cấu từ băng, đúng hệt như thành phần của vành đai bụi của Sao Thổ. Các mô phỏng máy tính cho thấy khoảng từ một phần hai tới hai phần ba số các mặt trăng kỳ dị này đều do các thành phần bụi trong vành đai tạo lên. Các vành đai bụi này được tạo thành do có những mặt trăng khác của Sao Thổ, lớn hơn nhiều, đã va chạm nhau dữ dội từ hàng tỷ năm trước đây .
    Phát hiện này có thể làm sáng tỏ hơn về những động thái của vành đai hành tinh - vành đai bụi xung quanh các ngôi sao, đựơc cho là nguồn gốc đã tạo ra hệ các hành tinh dưới tác dụng của lực hấp dẫn. Các kết quả nghiên cứu của nhóm đã được đăng trên tạp chí Science số ra ngày 6/12/07.
    Một nhà nghiên cứu vật lý thiên văn ở ĐHTH Paris Diderot, tiến sĩ Sebastien Charnoz đã nói: ?oCác vành đai bụi được tìm thấy khắp nơi trong vũ trụ: xung quanh các hố đen, các ngôi sao, cả các hành tinh lớn như Jupiter ( và tất nhiên là cả sao Thổ)?. Charnoz cũng có một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, trong đó ông giải thích nguyên nhân tại sao các vệ tinh được hình thành từ vụn băng trong vành đai sao Thổ lại có dạng hình giống như đĩa bay.
    Charnoz bổ sung thêm rằng việc tìm hiểu được cách thức vụn băng kết tụ lại với nhau như thế nào để tạo ra các vệ tinh có hình dạng như vậy có thể làm sáng tỏ ra một vấn đề khác: các đĩa bụi hành tinh xung quanh các ngôi sao đã kết tụ như thế nào để tạo thành các hành tinh.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình vệ tinh Atlas của Sao Thổ được mô phỏng bằng máy tính. Các nhà khoa học cho rằng hình dạng giống như đĩa bay của mặt trăng tí hon này là do sự kết tụ của các vụn băng từ chính ngay vành đai nơi ''anh chàng'' đang định cư.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU CON THOI ATLANTIS LẠI TIẾP TỤC BỊ HOÃN
    Cơ quan Nasa đã quyết định hoãn phóng tầu Con thoi Atlantis tới tháng 1 sang năm do có một số trục trặc về thiết bị cảm biến trên hệ thống nhiên liệu của tầu.
    Phát ngôn viên Nasa, ông Allard Beutel đã tuyên bố hôm Chủ nhật rằng tầu Con thoi sẽ không thể phóng sớm hơn ngày 2/1/2008.
    Tầu Atlantis đã được dự định phóng vào hôm Chủ nhật, nhưng Nasa đã huỷ bỏ cuộc phóng này bởi vì một thiết bị cảm biến trong khoang nhiên liệu hydro của tầu Con thoi bị trục trặc. Trước đó, kế hoạch phóng tầu hôm thứ 5 đã bị hoãn vì 2 thiết bị cảm biến nhiên liệu khác cũng bị hỏng. Hệ thống thiết bị cảm biến này nhằm tự động tắt động cơ của tầu Con thoi trong trường hợp nhiên liệu bị giảm đột ngột.
    Theo chương trình, tầu Atlantis sẽ làm việc trên quỹ đạo 11 ngày để đưa lên và lắp đặt một phòng thí nghiệm không gian do ESA chế tạo vào trạm quốc tế ISS.
    Khoang thí nghiệm có tên là Columbus này sẽ kết nối cùng với các thiết bị thí nghiệm khác của Mỹ và Nga có sẵn trên trạm.
    Cơ quan Vũ trụ châu Âu gồm 17 quốc gia, ESA, đang xúc tiến xây dựng một hệ thống phóng tầu không người lái nhằm chuyên chở những đồ tiếp tế cho trạm ISS vào năm tới.
    Nhật bản cũng đang chuẩn bị phóng một khoang thí nghiệm của họ có tên là KIBO (hy vọng) lên trạm vũ trụ ISS vào đầu năm sau.
    Cơ quan Nasa đang phải gấp rút hoàn tất công việc xây dựng trạm ISS trước năm 2010, khi mà các tầu Con thoi sẽ bị cho ?onghỉ hưu?. Chương trình xây dựng trạm ISS này đã bị chậm nhiều so với tiến độ do 2 tai nạn tầu Con thoi vào các năm 1986 và 2003 và hàng loạt các sự cố kỹ thuật khác.

    Theo báo nước ngoài

    [​IMG]

    Tầu Con thoi Atlantis đang nằm trên bệ phóng sau khi bị hoãn bay ngày 9/12/2007 tại Trung tâm vũ trụ Kenerdy ở mũi Canaveral-Hoa kỳ.

  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KHÁM PHÁ BÍ MẬT BẦU KHÍ QUYỂN CỦA MỘT HÀNH TINH NGOẠI HỆ
    Bằng cách sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble của Nasa và Esa, một nhóm các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên phát hiện ra bằng chứng rõ ràng về các đám sương mù trong bầu khí quyển một hành tinh ngoại hệ quay xung quanh một ngôi sao xa xôi.
    Nhóm các nhà nghiên cứu này dưới sự dẫn dắt của Frederic Pont thuộc Đài quan sát Thiên văn ĐHTH Giơnevơ- Thụy sĩ, đã sử dụng ống kính camera ACS (Advance Camera for Surveys) của Hubble để lần đầu tiên phát hiện được sương mù trong bầu khí quyển của hành tinh khổng lồ trên.
    Các quan sát được thực hiện đúng thời gian hành tinh khổng lồ có mã số HD 189733b đi ngang qua trước mặt ngôi sao mẹ của nó. Khi chùm ánh sáng của ngôi sao mẹ đâm xuyên qua tầng khí quyển của hành tinh, các chất khí trên đó ?~đánh dấu?T sự có mặt của mình vào ngay luồng ánh sáng của ngôi sao mẹ.
    Hành tinh này thuộc dạng ?osao Mộc nóng?, nó bay rất gần với ngôi sao chủ và có kích thước lớn hơn cả sao Mộc (thật). Do bay quá gần ngôi sao mẹ, lớp khí quyển xung quanh hành tinh này có nhiệt độ lên tới 700 độ C. Bằng cách đo sự biến động của ánh sáng của ngôi sao khi hành tinh này đi ngang qua, các nhà khoa học nhận thấy rằng HD 189733b không hề có bất cứ một mặt trăng hay vành vật chất tương tự như sao Thổ nào.
    Ống kính ACS kết hợp với một thiết bị tán sắc đặc biệt (grism) đã cho phép các nhà khoa học đo được rất chính xác phổ của hành tinh HD 189733b, và do đó có thể kết luận được về thành phần bầu khí quyển của hành tinh này. Độ chính xác tuyệt vời của phương pháp này chỉ có thể thực hiện được ngoài vũ trụ (do không bị nhiễu xạ bởi bầu khí quyển Trái đất). Ngoài ra, thực tế HD 189733b là một hành tinh lớn, bay xung quanh một ngôi sao khá nhỏ (khoảng 76% Mặt trời của chúng ta) cũng là một nguyên nhân dẫn tới thành công của phương pháp đo.
    Ở những điểm phổ mà các nhà khoa học đoán rằng sẽ xuất hiện các nguyên tố Na, K và H2O thì lại hoàn toàn không có. So sánh các kết quả đo phổ trên với phổ đặc trưng của chính hành tinh này cho phép các nhà khoa học kết luận rằng trong bầu khí quyển của HD 189733b tồn tại một lớp sương mù dầy , kéo suốt độ cao khoảng 1000km. Như vậy bầu khí quyển ở đây sẽ luôn phủ màn sương giống như bầu trời đỏ rực của thủ đô Aten lúc hoàng hôn (xem ảnh), hoặc giống như sao Kim hoặc mặt trăng Titan của sao Thổ trong hệ Mặt trời. Theo các nhà khoa học, bản chất màn sương này là do các hạt ôxít sắt, silicat hay ô xít nhôm rất nhỏ (nhỏ hơn 1 micromet) bị ngưng tụ tạo thành.
    Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đo đạc và tính toán sự dao động về độ sáng của ngôi sao mẹ qua những lần quan sát khác nhau, từ đó suy ra trên ngôi sao này có tồn tại các ?ovết đen sao? tương tự như vết đen Mặt trời. Các vết đen này chiếm khoảng vài phần trăm diện tích bề mặt ngôi sao và có nhiệt độ thấp hơn những khu vực bình thường khác khoảng 1000 độ C. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một vết đen sao có đường kính lớn hơn 80000 km trên bề mặt của HD 189733 - ngôi sao chủ của hành tinh HD 189733b.
    Theo Hubblesites
    [​IMG]
    Minh họa hành tinh HD 189733b đang đi ngang qua ngôi sao mẹ
    [​IMG]
    Hoàng hôn đỏ ở Aten - Hy lạp
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THỜI ĐIỂM THUẬN LỢI NHẤT ĐỂ NGẮM SAO HỎA ĐANG TỚI
    Cuối tháng 12 này, sao Hỏa sẽ tiến gần Trái đất hơn bất cứ lúc nào cho tới tận năm 2016. Hành tinh đỏ hiện tại là ?~ngôi sao?T sáng nhất trên bầu trời buổi tối và nó hiện diện ngay phía trên đường chân trời khi bóng tối vừa buông xuống. Nhưng thôi, ta cứ thong thả đợi khoảng vài ba tiếng đồng hồ để sao Hoả mọc cao lên đã. Khoảng sau 8 giờ tối, hành tinh Đỏ sẽ lên được độ cao 30 độ nếu nơi bạn ở là các vùng vĩ tuyến trung bình ở bắc bán cầu. Để ước lưọng, chúng ta nắm bàn tay lại và dang thẳng cánh tay, góc nhìn của nắm tay tương đương với 10 độ. (Ở Việt Nam và các khu vực có vĩ tuyến thấp sẽ thấy sao Hỏa mọc cao hơn). Từ sau nửa đêm, hành tinh Đỏ trông càng sắc nét và nổi bật.
    Sao Hỏa đang trong giai đoạn chạy giật lùi trong nền trời sao (ở khu vực chòm Gemini) và sẽ vượt tới chòm Taurus vào ngày 30/12. Hành tinh này sẽ tới vị trí gần Trái đất nhất vào đêm 18/12 (khoảng 6h46 PM giờ Đông Hoa kỳ). Khi đó khoảng cách của sao Hỏa tới Trái đất sẽ là 88165305km (54783381dặm). 6 ngày sau đó, đúng vào đêm Giáng sinh, sao Hỏa sẽ ở vào đúng vị trí đối diện với Trái đất (Mặt trời, Trái đất và sao Hỏa làm thành một đường thẳng). Khi đó, sao Hỏa sẽ có độ sáng biểu kiến là -1,6, và từ đó cho tới 2/1/2008, sao Hỏa còn sáng hơn cả sao Serius (Thiên lang), ngôi sao thực sự sáng nhất trong các vì sao trên bầu trời..
    Tới lúc phải sử dụng kính thiên văn rồi !
    Nếu bạn có một ống kính thiên văn, cũng không nhất thiết phải xịn lắm đâu, thì đây đúng là thời điểm phải dùng đến nó để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sao Hỏa. Đương nhiên là các nhà thiên văn nghiệp dư của chúng ta sẽ phải nhìn bằng được chỏm băng ở phía cực của hành tinh Đỏ cũng như các vết tối trên bề mặt. Vậy, đừng để ống kính thiên văn của bạn phải nằm im một chỗ nhé, mặc dầu đôi khi để nhìn được thật rõ cũng không phải là chuyện dễ dàng. Hãy chuẩn bị chương trình, kính và đồ lề ngay từ bây giờ.
    Một ống kính thiên văn có độ mở 4 insơ (khoảng 102mm) cùng với thị kính có độ phóng đại 120x là quá đủ để có thể xem được chỏm băng ở cực bắc sao Hỏa và ít ra cũng thêm được một vài vết tối đặc trưng trên bề mặt, tất nhiên là bạn phải được thời tiết ủng hộ nữa.
    Vào tháng 1, hành tinh Đỏ lại chia tay Trái đất cũng vội vã như khi nó tới. Trong tháng 1, sao Hỏa sẽ tăng khoảng cách tới Trái đất từ 91 triệu km lên 116,3 triệu km, độ sáng biểu kiến cũng giảm từ -1,5 tới 0,6. Tuy nhiên, sao Hỏa lúc đó vẫn rất dễ thấy do vị trí của nó vẫn nằm đối diện với Mặt trời.
    Khác với hồi đầu mùa Thu, khi mà bạn phải thức dậy thật sớm mới có thể xem được hành tinh Đỏ mọc trên bầu trời, vào những thời điểm cuối tháng 12 này, sao Hỏa đã lên tới điểm cao nhất vào lúc 11 giờ đêm và tới cuối tháng 1, thời điểm đó còn sớm hơn nữa: khoảng 9 giờ kém 15 phút tối.
    Khoảng thời gian mà sao Hỏa sẽ gây sự chú ý nhiều nhất chính là đêm trước đêm Giáng sinh (23/12). Khi đó Mặt trăng đang vào cữ rằm, do vậy sao Hỏa sẽ đóng vai trò như một người đồng hành với Mặt trăng suốt cả đêm. Thực sự ra thì vào đêm đó, trong khi trên bầu trời hầu khắp nước Mỹ, 2 thiên thể này luôn rất gần nhau, nhưng ở những nơi khác như Tây bắc Thái bình dương (chắc có cả Việt Nam), Tây Canada và châu Âu, Mặt trăng sẽ che khuất hoàn toàn sao Hỏa !.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Ảnh sao Hỏa cùng với mũ băng ở cực bắc và các khoảng tối màu đặc trưng.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC NĂNG LƯỢNG CỦA HIỆN TƯỢNG CỰC QUANG

    Theo tin AP, các nhà khoa học đã cho rằng họ đã phát hiện ra nguồn năng lượng tạo lên những dải ánh sáng rực rỡ ở vùng cực mà chúng ta thường gọi là cực quang. Các số liệu mới từ Themis, một chương trình vũ trụ của Nasa , bao gồm một hệ thống 5 vệ tinh đã được phóng vào đầu năm 2007, đã cho thấy các nguồn năng lượng này xuất phát từ dòng các hạt tích điện phun ra từ Mặt trời, giống như một cái dây thừng bị xoắn lại bởi các đường sức từ trường, nối tầng cao của khí quyển Trái đất với Mặt trời.
    Theo trưởng nhóm nghiên cứu, Dr. Vassilis Angelopulos thuộc ĐHTH California, Los Angeles thì năng lượng này sau đó bị giải phóng đột ngột dưới dạng sóng ánh sáng với những mầu sắc rực rỡ mà ta thường thấy ở hiện tượng cực quang. Các kết quả nghiên cứu đã được trình bày hôm thứ Ba vừa rồi (11/12) tại Hiệp Hội Địa lý Hoa kỳ.
    Vào tháng 3, các vệ tinh này đã phát hiện ra một đợt bùng phát cực quang dầy đặc trên bầu trời Alaska và Canada. Trong suốt 2 giờ liền khi màn trình diễn ánh sáng này xẩy ra, các vệ tinh của chương trình Themis đã đo đạc các số liệu về dòng điện tích và cường độ từ trường của không gian xung quanh Trái đất.
    Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, các cơn bão từ, nguyên nhân sinh ra hiện tượng cực quang , đã di chuyển với tốc độ 400 dặm trong một phút. Angelopoulos đã ước lượng sức mạnh của cơn bão này tương đương với năng lượng sinh ra bởi một trận động đất 5,5 độ Richte. Tiến sĩ Angelopoulos nói:? Bà mẹ thiên nhiên thật là tốt bụng với chúng ta?.
    Mặc dầu các nhà nghiên cứu đã dự đoán sự tồn tại của các đường sức từ trường bị cuộn lại với nhau và làm sinh ra hiện tượng cực quang từ trước, nhưng điều đó chỉ được minh chứng vào tháng 5 vừa qua sau khi các vệ tinh Themis lần đầu tiên lập được bản đồ của hệ thống đường sức từ trường trong suốt khoảng không gian từ mặt đất cho tới độ cao 40000 dặm xung quanh Trái đất.
    Các nhà khoa học hy vọng rằng các vệ tinh có thể ghi lại được các cơn bão địa-từ sẽ xẩy ra vào năm sau ngay khi chúng đang ở giai đoạn hình thành từ bây giờ và qua đó cũng chấm dứt luôn các tranh luận về vấn đề:khi nào các cơn bão từ được kích hoạt..
    Theo Yahoonews
    [​IMG]

    Một dải ánh sáng xanh lục trong cơn bùng phát cực quang (Aurora Borealis) trải rộng
    một cách ngoạn mục trên bầu trời dẫy núi Chugach Range gần Palmer, tiểu bang Alaska
    hồi tháng 2 vừa qua (2007). Các nhà khoa học cho rằng họ đã khám phá ra nguồn
    gốc năng lượng của màn trình diễn ánh sáng kỳ vĩ này (AP Photo)

  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC VÀNH ĐAI SAO THỔ GIÀ HƠN NHIỀU SO VỚI CHÚNG TA VẪN TƯỞNG?
    Hôm thứ tư tuần trước, các nhà khoa học nói rằng các vành đai quyến rũ của sao Thổ có thể cũng có tuổi bằng với tuổi của hệ Mặt trời. Các tuyên bố của các nhà bác học đã làm thay đổi những quan niệm trước đó cho rằng các vành đai sao Thổi mới chỉ được hình thành trong khoảng kỷ nguyên của những chú khủng long.
    Dựa trên các số liệu từ tầu thăm dò Voyager của Nasa từ những năm 70, các nhà thiên văn học đã cho rằng các vành đai sao Thổ có tuổi khá trẻ, chúng được hình thành chỉ khoảng 100 triệu năm trước từ các phần sót lại của một cuộc va chạm giữa một sao chổi và một vệ tinh của sao Thổ.
    Tuy nhiên các số liệu mới thu nhận đựơc từ tầu thăm dò Cassini lại cho thấy các vành đai này cũng có tuổi đời lâu tới 4,5 tỷ năm, xấp xỉ bằng với tuổi của Mặt trời và các hành tinh trong hệ. Tầu Cassini cũng tìm ra các bằng chứng rằng những mảnh vụn băng trong các vành đai luôn bị phân tán ra rồi lại kết hợp với nhau để tạo thành các vành đai mới. (Chính vì vậy mà trước đây các nhà khoa học đã lầm tưởng các vành này còn trẻ).
    ?o Sự tuần hoàn thay đổi này làm cho các vành đai mặc dầu rất ?~già?T, nhưng luôn luôn có sự đổi mới? Larry Esposito, một nhà khoa học thuộc ĐHTH Colorado, có tham gia dự án Cassini nói. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hiệp hội Địa Vật lý Hoa kỳ ở San Francisco và sẽ được đăng tải trên tạp chí Icarus, một tờ tạp chí về thiên văn học.
    Những vành đai có một không hai của sao Thổ đã làm siêu lòng biết bao các nhà thiên văn học từ thời Galilleo. Các nhà khoa học rất quan tâm tới các vành đai này bởi vì chúng chính là mô hình của chiếc đĩa khí và bụi xoay xung quanh Mặt trời thời gian trước khi hình thành nên các hành tinh. Nghiên cứu về các vành đai này có thể làm sáng tỏ thêm về sự hình thành của các hành tinh trong hệ Mặt trời.
    Hệ vành đai sao Thổ bao gồm 7 vành đai lớn và hàng nghìn các vành nhỏ, chủ yếu có cấu tạo từ các vụn băng cùng với các mảnh đá và bụi.
    Các quan niệm cho rằng các vành đai sao Thổ có thể có bản chất vĩnh cửu xuất phát từ các quan sát của tầu Cassini trong khoảng phổ UV qua ánh sáng phản xạ từ các vụn băng của vành đai và ánh sáng của các ngôi sao phía sau những vành đai đó.
    Tầu Cassini với sự đóng góp ngân sách của Nasa, Esa và cơ quan vũ trụ Italia (*) đã được phóng vào năm 1997, và tới năm 2004, Cassini đã tiếp cận được sao Thổ. Cơ quan điều hành con tầu thăm dò này là Phòng Thí nghiệm Tên lửa đẩy của Nasa đặt tại Pasadena.
    Theo Space.com
    (*) Con tầu thăm dò được mang tên Cassini, một nhà thiên văn học Italia đã dành rất nhiều công sức nghiên cứu các vành đai này.
    [​IMG]
    Hình cận cảnh những vụn băng và đá trong các vành đai sao Thổ (ảnh minh họa)
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT THIÊN THẠCH CÓ KHẢ NĂNG ĐÂM VÀO SAO HỎA VÀO CUỐI THÁNG 1 TỚI.
    Theo tin AP, hành tinh Đỏ có thể là mục tiêu tấn công của một thiên thạch. Các nhà khoa học tuyên bố hôm thứ Năm ( 20/12 ) rằng có một thiên thạch đang lao về phía sao Hỏa và có thể va chạm với hành tinh này vào ngày 30/1/08 với xác suất là 1/75.
    ?oChúng tôi vẫn thường tính toán xác suất va chạm khi theo dõi các thiên thạch thuộc loại nguy hiểm di chuyển trong vũ trụ, xác suất này thật là bất bình thường?, Steve Chesley, một nhà thiên văn học thuộc chương trình nghiên cứu về các vật thể gần Trái đất (NEO) tại Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy của NASA nói.
    Thiên thạch này có mã số là 2007 WD5, mới được phát hiện cuối tháng 11 vừa rồi và nó có kích thước xấp xỉ với thiên thạch đã đâm xuống miền Siberi của Nga hồi năm 1908 với sức tàn phá tương đuơng với một quả bom nguyên tử 15 megaton và làm san phẳng một vùng rộng lớn có tới 60 triệu cây cối.
    Các nhà khoa học đã luôn theo dõi sát thiên thạch này và khi nó đang ở khoảng giữa Trái đất và sao Hỏa thì xác suất đâm trúng hành tinh Đỏ tính được là 1/350. Nhưng tới tuần này thì xác suất đó đã tăng vọt lên. Theo Chesley, dự báo sang tháng sau, xác suất có thể còn tăng lên nữa khi có những quan sát mới về quỹ đạo của khối thiên thạch này.
    Ông nói : ?oChúng tôi biết rằng nó sẽ bay ngang qua sao Hỏa và gần như là chỉ sượt qua, nhưng vẫn có khả năng nó sẽ đâm vào sao Hỏa?.
    Nếu như thiên thạch này lao vào sao Hỏa, nó chắc chắn sẽ đâm vào khu vực gần xích đạo, sát với nơi mà xe tự hành Opportunity đã hoạt động suốt từ năm 2004. Chiếc xe robot này sẽ không gặp nguy hiểm bởi vì nó nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Khối thiên thạch này lao với tốc độ 8 dặm/giây, và nếu một va chạm xẩy ra, nó sẽ làm thành một miệng hố tương đương với miệng hố thiên thạch nổi tiếng Meteor Crater ở Arizona (có đường kính 1200m).
    Vào năm 1994, các mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker ?" Levy 9 đã đâm vào sao Mộc và tạo ra hàng loạt các vụ nổ ngoạn mục. Cho tới nay, ngoài vụ Shoemaker ?" Levy 9, các nhà thiên văn học chưa từng được chứng kiến một va chạm nào khác giữa thiên thạch và hành tinh (tuy nhiên nếu hành tinh đó là Trái đất thì thật đáng sợ).
    Theo CNN
    [​IMG]

    Miệng hố Meteor Crater ở bang Arizona - Hoa kỳ

  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO THIÊN VƯƠNG VÀ SAO HẢI VƯƠNG ĐÃ TỪNG ĐỔI VỊ TRÍ CHO NHAU !
    Bốn tỷ năm trước đây, sao Thiên vương - Uranus và sao Hải vương - Neptune đã từng đổi chỗ cho nhau trong một cuộc ''''chạy đua'''' rời xa khỏi vùng trung tâm Mặt trời để đến được quỹ đạo hiện tại.
    Đó là lời kết luận của Steve Desch, một nhà vật lý thiên văn tại ĐHTH bang Arizona, ông cho rằng tất cả các hành tinh khí khổng lồ (bao gồm sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương và sao Hải vương) khi mới hình thành đều có vị trí gần Mặt trời chỉ bằng phân nửa bây giờ. Các kết quả nghiên cứu của ông đã làm hé lộ nhiều vấn đề bí ẩn về sự hình thành của hệ Mặt trời - ngôi nhà của chúng ta.
    Hệ Mặt trời có tuổi khoảng 4,6 tỷ năm. Sự hình thành các hành tinh rắn (như Trái đất, sao Hỏa..) có vẻ đã khá rõ ràng, Nhưng sự hình thành của các hành tinh khí khổng lồ hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp triệt để.
    Tiến sĩ Desch nói: ?oCác mô hình máy tính dự đoán rằng sao Mộc hẳn phải mất rất nhiều triệu năm để tự hình thành, thời gian để hình thành lên Uranus và Neptune thậm chí còn lâu hơn: hàng tỷ năm. Nhưng hệ Mặt trời của chúng ta đâu có già đến thế. Nếu chúng ta giả thiết đĩa khí và bụi xung quanh Mặt trời có mật độ đậm đặc hơn thì có thể giải thích được sự hình thành của 2 hành tinh ngoài cùng này, nhưng chỉ khi chúng đổi chỗ cho nhau?.
    Kết quả nghiên cứu của Desch đã được đăng trên tạp chí Vật lý Thiên văn.
    Giả thuyết đĩa khí và bụi đậm đặc hơn
    Neptune hiện tại là hành tinh xa Mặt trời nhất, khoảng 4,5 tỷ km (gấp 30 lần so với Trái đất) ?" À quên, xin lỗi bác Pluto nhé, bác đã không được coi là 1 hành tinh nữa rồi, tiếp đó Uranus là hành tinh xa thứ 2 : khoảng 3 tỷ km.
    Hầu hết các lý thuyết đều nói rằng các hành tinh được hình thành dần dần từ đĩa khí và bụi ngay tại vị trí của chúng trong hiện tại. Nhưng thực sự, phải đưa vào quá trình nở rộng dần dần của đĩa mới giải thích xác đáng cho sự hình thành của các hành tinh.
    Desch nói với phóng viên Space.com rằng : ?oCho tới thời điểm Neptune và Uranus đã kết tụ được nhân đủ lớn để có thể tạo lực hấp dẫn ?~lôi kéo?T các đám khí He và H2 về làm bầu khí quyển cho mình, phần lớn lượng khí của đĩa ban đầu đã bị phân tán ra ngoài vũ trụ hết.?
    Để giải thích sự hình thành của hệ Mặt trời, Desch đã sử dụng đến một mô hình máy tính được gọi là ?oNice? được biết đến lần đầu tiên vào năm 2005. Theo mô phỏng này, các hành tinh khí được hình thành ở khoảng cách gần Mặt trời hơn so với chúng bây giờ khoảng 2 lần - điều đó có nghĩa là đĩa khí và bụi xung quanh Mặt trời thời ?~tiền sử?T phải có mật độ cao hơn từ 4 đến 10 lần so với hầu hết các mô hình khác dự đoán.
    ?oMột số đồng nghiệp đã khá là sốc khi đọc bài báo của tôi, nhưng họ không tìm ra được một sai sót nào trong đó? Desch nói. ?o Về nguyên tắc, tôi nói rằng chúng ta phải xem xét quá trình theo chiều ngược lại: những khối vật chất hình thành lên các hành tinh phải dần trôi dạt ra ngoài chứ không phải tụ hướng về phía Mặt trời.?
    Lực hấp dẫn đã góp phần kéo các hành tinh ra xa.
    Tiến sĩ Desch nói rằng sau khi các hành tinh khí khổng lồ được hình thành ?" Jupiter, Saturn, Uranus và Neptune, đã có những lực nào đó đã kéo chúng dạt ra ngoài tới đúng vị trí hiện tại. Những lực tác động rất nhỏ của các sao chổi bay ngang qua cũng có tác dụng kéo chúng ra ngoài sau hàng tỷ năm.
    ?oĐiều này cũng tương tự như việc tầu vũ trụ Voyager đã lợi dụng lực hút của Jupiter để tăng tốc vậy. Voyager đã được Jupiter ?~kéo?T, nhưng chính nó cũng tác động lên Jupiter một lực? (Tầu New Horizons cũng áp dụng biện pháp này trên đường đi thăm Pluto).
    Để các mô hình của Desch có kết quả phù hợp về mặt toán học, Neptune phải đi vượt từ trong ra phía ngoài quỹ đạo của Uranus trong khoảng 650 triệu năm đầu tiên khi chúng mới hình thành cùng hệ Mặt trời. ?oĐó chính là thực tế mô hình Nice đã dự báo trước?, ông nói và nhấn mạnh thêm rằng ông đã phải thay đổi cả mật độ (làm tăng lên) của đĩa khí và bụi trong quá trình chạy mô phỏng.
    ?oSau khi xem đuợc các kết quả từ máy tính, thực sự tôi đã bị choáng?, ông thốt lên khi nói về đường cong biểu diễn mật độ của đĩa khí bụi.? Thật hiếm khi bạn nhận được kết quả mô phỏng từ máy tính lại trơn tru hoàn hảo giống như dự đoán đến thế. Nhưng mà đó lại là sự thực.?
    Desch cũng cảnh báo các nhà lý thuyết khác là Version mới của chương trình mô phỏng này cũng khó ?~nhằn?T lắm. Tuy nhiên ông nói mô hình đó tương thích với cả 2 thuyết đối ngược nhau về sự hình thành của các hành tinh khí khổng lồ: 1) sự kết tụ và sụp đổ của các khối khí và 2) là các đám khí và bụi tụ dần dần xung quanh một cái nhân rắn đã có sẵn.
    Tiến sĩ Desch nói: ?oDù là thuyết nào đi nữa, không một ai có thể giải thích được tại sao cả Neptune và Uranus chỉ hình thành cách nhau trong khoảng 10 triệu năm. Tôi vẫn chưa chứng minh được gì cả, nhưng đó là một bằng chứng khá rõ ràng. Thực tế đó sẽ giúp giải thích rất nhiều điều về sự hình thành của hệ Mặt trời của chúng ta?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Hình ảnh 4 hành tinh khí của hệ Mặt trời theo đúng tỷ lệ : góc trên bên trái : sao Mộc - sao Thổ - sao Hải vương - sao Thiên vương (theo chiều kim đồng hồ)
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 22/12/2007
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TIN THÊM VỀ THIÊN THẠCH 2007 WD5
    Như tin đã đưa, một thiên thạch mới được phát hiện khi bay ngang qua Trái dất vào tháng 11 vừa qua hiện đang thẳng tiến hướng về phía sao Hỏa, và vào cuối tháng 1, có khả năng thiên thạch này sẽ va vào hành tinh Đỏ. Xác suất của vụ va chạm là 1/75, nhưng các nhà khoa học rất phấn khích trước khả năng xẩy ra. Nếu thiên thạch lang thang này đâm vào sao Hỏa, nó sẽ xẩy ra đúng vào khoảng 10:55 UT (~ 17h55 giờ Việt Nam) , ngày 30/1/2008.
    Trong trường hợp thiên thạch này đâm trượt sao Hỏa , nó sẽ quay lại và bay gần quỹ đạo Trái đất sau vài năm hay vài thập kỷ sau đó, nhưng theo những tính toán thì nó không có khả năng đâm vào Trái đất.
    Thiên thạch 2007 WD5 đã được đài quan sát Catalina do NASA tài trợ phát hiện vào ngày 20/11/07 và được đặt tên là 2007WD5. Đài Catalina đã sử dụng kính viễn vọng có đường kính 1,5 m đặt trên núi Lemmon ở gần Tucson Arizona. Khối đá này đã bay ngang qua Trái đất ở khoảng cách 7,5 triệu km khi bị phát hiện. Dựa vào độ sáng biểu kiến, các nhà khoa học đã ước lượng thiên thạch này có kích thước khoảng 50 m (tính theo chiều dài nhất). Hiện tại 2007WD5 đang ở vào khoảng giữa Trái đất và sao Hỏa, và nó sẽ tiếp cận hành tinh này vào ban ngày (sao Hỏa), do vậy sẽ rất khó khăn cho các kính thiên văn mặt đất hoặc vũ trụ gần Trái đất có thể quan sát được. Theo tính toán của Nasa, thiên thạch này sẽ trượt sao Hỏa trong vòng 50000km, nhưng số liệu này cũng rất không chắc chắn bởi vì bản thân quỹ đạo của thiên thạch cũng chưa được ghi nhận với độ chính xác cần thiết.
    Nếu thiên thạch 2007 WD5 va vào sao Hỏa, khu vực có khả năng bị đâm sẽ trải rộng trên một vùng có bề rộng là 800km nằm vắt qua đường xích đạo. Xe robot Opportunity đang hoạt động ở nam bán cầu gần với khu vực có thể bị ảnh hưởng, nhưng may mắn là nó nằm hẳn ra bên ngoài nên sẽ không bị nguy hiểm.
    Thiên thạch này ngày càng khó theo dõi hơn bởi vì khoảng cách tới Trái đất xa dần và Mặt trăng đang ở cùng hướng với nó (hướng sao Hỏa). Nhưng sang tháng 1, sau khi Mặt trăng đã rời xa, các nhà thiên văn học lại có thể quan sát được ?~mối hiểm hoạ này?T. Tới lúc đó, dựa trên các số liệu quan sát mới, các nhà khoa học sẽ tính toán chính xác quỹ đạo bay của thiên thể này và từ đó tính chính xác hơn xác suất va chạm với sao Hỏa.
    Nếu một va chạm xảy ra lần này, thiên thạch sẽ đâm thẳng vào sao Hỏa với tốc độ 13,5km/s và sẽ tạo ra đựơc một vụ nổ tương đuơng với 3 triệu tấn thuốc nổ TNT. Chúng ta chỉ có thể dự đoán các tác động của một vụ nổ như vậy, nhưng có lẽ một miệng hố có đường kính khoảng 1km cùng với một lượng đá, bụi khổng lồ tung lên trên không trung là có vẻ khá hợp lý.
    Một vụ va chạm ngoạn mục đã từng xảy ra trước đó trong hệ Mặt trời của chúng ta: 21 mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker-Levy 9 đã lao thẳng vào sao Mộc hồi tháng 7/1994. Vụ va chạm trên đã đựơc báo trước cả một năm trời vói xác suất xảy ra gần như là chắc chắn. Còn vụ này, xác suất tính được mới chỉ có 1/75 (chưa được 2%), do vậy khả năng xẩy ra cũng còn xa vời lắm.
    Theo NASA
    [​IMG]
    Ảnh minh họa vệt có khả năng chịu ảnh hưởng của thiên thạch 2007 WD5 (mầu cam) và hướng lao tới của thiên thạch này (mũi tên xanh).
    [​IMG]
    Quỹ đạo của sao Hỏa, Trái đất và thiên thạch 2007 WD5. Hiện tại thiên thạch này đang bay ở khoảng giữa 2 hành tinh láng giềng này.

Chia sẻ trang này