1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SIÊU HỐ ĐEN TẤN CÔNG NGAY THIÊN HÀ HÀNG XÓM
    Bức hình ghép dưới đây cho thấy dòng bức xạ năng lượng cao phát ra từ hố đen ở trung tâm một thiên hà đang tấn công phía biên ngoài của một thiên hà hàng xóm. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận đựơc mối quan hệ ?oláng giềng? giữa các thiên hà như vậy. Bức ảnh được ghép từ các số liệu của kính Chandra (tia X), kính Hubble (ánh sáng khả kiến và UV) và hệ kính thiên văn vô tuyến VLA (Very Large Array), cho thấy dòng bức xạ của thiên hà chứa hố đen phía dưới bên trái đang tấn công thiên hà đồng hành với nó, ở phía trên bên phải, như thế nào. Dòng bức xạ đập vào thiên hà nạn nhân ở phía cạnh bên, bị phân tán và sau đó bị chệch khỏi hướng ban đầu. Hình ảnh này cũng tương tự như một vòi phun nước phụt mạnh vào tường và nước bị bắn tung tóe ra xung quanh.

    Mỗi một bước sóng chỉ ra một đặc điểm khác nhau của hệ 2 thiên hà đồng hành có tên là 3C321 này. Hình ảnh tạo bởi tia X do kính Chandra ghi nhận cho thấy bằng chứng rằng cả 2 thiên hà trên đều có những hố đen siêu lớn nằm tại trung tâm của chúng. Những hình ảnh trong khoảng ánh sáng nhìn thấy (mầu cam) của kính Hubble đã ghi lại sự phát sáng của các ngôi sao trong mỗi thiên hà. Các điểm sáng trên dải sóng vô tuyến lại cho thấy các vị trí mà tia bức xạ hố đen ?~bắn trúng?T thiên hà anh em của mình - khoảng 20.000 năm ánh sáng tính từ thiên hà chính - và làm phân tán bớt một phần năng lượng của nó. Các thiết bị vô tuyến thậm chí còn bắt được một điểm bị bắn trúng lớn hơn ở khoảng cách tới 850.000 NAS (không thể nhìn được trong bức hình dưới), điều đó chứng tỏ rằng tia bức xạ từ hố đen còn vươn xa hơn nữa trước khi bị chặn lại. Những hình ảnh của kính Hubble cho thấy có một lượng lớn khí nóng và ấm ở khoảng gần các thiên hà, điều đó có nghĩa là các siêu hố đen tại trung tâm các thiên hà này đã có thời hoạt động rất mạnh trong quá khứ. Các tín hiệu yếu từ Chandra, Hubble và Spitzer cũng đã chứng minh rằng hệ 2 thiên hà này đang quay theo chiều kim đồng hồ, và như vậy, thiên hà ?~nạn nhân?T sẽ quay luôn qua tia bức xạ hố đen của thiên hà lớn.
    Các số liệu từ kính TV Chandra cho thấy sự gia tốc của các hạt vẫn đang xẩy ra, điều đó chứng tỏ luồng tia bức xạ đánh trúng thiên hà hàng xóm mới gần đây, có lẽ chưa tới 1 triệu năm (còn ngắn hơn thời gian ánh sáng đi tới các điểm va chạm). Khoảng thời gian ?~mới?T xẩy ra như vậy cũng là một đặc điểm hiếm của hiện tượng này.
    Thiên hà chứa hố đen ?othực dân? này sẽ tạo ra những lượng lớn tia bức xạ năng lượng cao, vốn có thể gây nguy hiểm cho bầu khí quyển của bất kỳ một hành tinh nào trong thiên hà hàng xóm, nằm trên đường đi của nó. Từ mặt đất, chúng ta có thể nhìn thấy khá nhiều tia bức xạ từ các siêu hố đen như vậy, nhưng trên thực tế chúng ta rất an toàn do các nguồn bức xạ đó nằm cách Trái đất từ hàng triệu tới hàng tỷ năm ánh sáng.
    [​IMG]
    Theo Chandra.havard.edu
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 17:21 ngày 27/12/2007
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VỆ TINH VIỄN THÔNG ĐẦU TIÊN CỦA CHÂU PHI ĐÃ ĐƯỢC PHÓNG VÀO QUỸ ĐẠO
    Theo tin AFP, hôm thứ 6 ngày 21/12/2007, tên lửa Arian 5 đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất mang theo vệ tinh viễn thông đầu tiên của châu Phi.
    Vệ tinh viễn thông này sẽ cung cấp các dịch vụ điện thoại, internet và truyền hình cho các vùng xa xôi của lục địa đen trong vòng 15 năm tới.
    Giới chức của một số quốc gia châu Phi đã có mặt tại cơ sở Vũ trụ châu Âu tại Kourou, Guiana thuộc Pháp để chứng kiến sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của châu Phi hôm thứ 6 vừa qua.
    Tổ hợp Thales Alenia Space của châu Âu là cơ sở thiết kế chế tạo chiếc vệ tinh nặng 3,2 tấn này. Tổ chức Viễn thông vùng châu Phi (RASCOM), một công ty tư nhân đại diện cho 45 quốc gia thành viên của châu Phi là chủ đầu tư dự án.
    Theo báo nước ngoài
    [​IMG]
    Hình ảnh phóng tên lửa Arian 5 tại Kourou, Guiana thuộc Pháp hôm 21/12 mang theo vệ tinh viễn thông đầu tiên của châu Phi.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU CON THOI ATLANTIS LẠI TIẾP TỤC BỊ HOÃN PHÓNG!
    Thêm một lần nữa, thời điểm phóng tầu con thoi Atlantis lên quỹ đạo Trái đất lại bị hoãn. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ Nasa đã xác nhận thông tin này.
    Trước đó, thời điểm phóng tầu đã được ấn định vào ngày 10/1/2008 sau một số lần bị trì hoãn, nhưng tới hôm nay các quan chức Nasa đã ra thông báo rằng thời điểm đó là không thể thực hiện được do vẫn còn các trục trặc trong bể chứa nhiên liệu.
    Lịch phóng con tầu Atlantis đã được ấn định lần đầu tiên vào ngày 6/12/2007, nhưng sau đó đã liên tục bị hoãn.
    Nasa cũng chưa đưa ra thời điểm phóng tầu mới sẽ là vào khi nào.
    Tầu Atlantis có nhiệm vụ chở một phòng thí nghiệm không gian của châu Âu với tên gọi Columbus lên trạm vũ trụ ISS.
    Phi hành đoàn lần này bao gồm 7 người, trong đó có các du hành gia người Đức và Pháp. Họ sẽ làm việc trên quỹ đạo trong vòng 11 ngày.
    Tới thời điểm hiện tại, chỉ có 2 nước Nga và Mỹ là có sở hữu các phòng thí nghiệm không gian đặt trên trạm ISS.
    Theo Daily Astronomy
    [​IMG]
    Tầu Atlantis vẫn đang nằm trên bệ phóng để chờ được khai hỏa
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 01:09 ngày 29/12/2007
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÙNG NGẮM CÁC HÀNH TINH, SAO VÀ LỤC GIÁC MÙA ĐÔNG
    Tháng 12 là tháng có ngày đông chí, đó là thời điểm mà con nguời ở nhiều nơi trên thế giới có những kỳ nghỉ lễ tết tương tự như ngày Giáng sinh và Năm mới vậy. Từ bao đời nay, tới ngày lễ này, tục tặng quà cũng khá là phổ biến.
    Thời khắc chính xác của điểm đông chí năm nay là vào lúc 1h08 AM giờ EST (13h08 giờ VN) ngày 22/12. Mặt trời trông như đang di chuyển dọc theo đuờng hoàng đạo và đạt tới điểm cực nam so với đường xích đạo của thiên cầu.
    không là ngoại lệ, chính bà mẹ Thiên nhiên cũng ?~tặng quà?T cho các nhà thiên văn ở những nơi có vĩ tuyến trung bÌnh phía bắc bán cầu, đó là màn đêm kéo dài nhất và bầu trời đêm trong hơn bình thường.
    Lý do làm cho bầu trời đêm vào mùa đông thường trong hơn là không khí lạnh chứa ít hơi ẩm hơn không khí ấm. Do vậy, vào các đêm hè, bầu khí quyển ?~sũng nước?T làm cho bầu trời dường như bị mờ hơn, trong khi vào mùa đông, bầu trời chở lên sâu hơn, trong hơn và tối hơn. Với những người ngăm sao ở bắc bán cầu, họ còn có thêm quà nữa là các chòm sao mùa đông. Thực sự đó là những món đồ trang trí cây thông cho bầu trời mùa đông nhân dịp tiết đông chí và cũng để làm cho màn đêm mùa đông thêm rực rỡ.
    Quy tắc 1: nhớ mang đủ áo ấm
    Nếu bạn đã định đi ngắm sao dài dài trong đêm mùa đông như vậy, phải nhớ rằng để hưởng được 1 đêm ngắm sao hiệu quả, đầu tiên bạn phải có đẩy đủ quần áo, khăn, mũ để chống rét. Nếu kiếm được bộ đồ của các tay trượt tuyết là tốt nhất. Giữ ấm đôi chân cũng rất quan trọng, các cụ thường gọi đôi chân là trái tim thứ 2 mà. Nhưng có lẽ các bạn ở trong Nam sẽ đỡ gặp phải khó khăn về nhiệt độ thấp như ngoài miền Bắc.
    Từ chạng vạng tối tới khi bình minh
    Ngay sau khi Mặt trời lặn, chúng ta có thể bắt đầu ngay công cuộc ngắm sao. Trước tiên là các hành tinh. Sao Hỏa sáng rực rỡ về phía đông-đông bắc, độ sáng của hành tinh Đỏ giảm từ từ kể từ sau đêm Noel, thế nhưng nó vẫn đang sáng hơn ngôi sao Serius (Thiên lang), ngôi sao thực sự sáng nhất trên bầu trời. Sao Thiên lang cũng mọc từ hưóng đông ?" đông nam lúc khoảng sau 7 giờ tối.
    Sau 9 giờ tối thì hành tinh sao Thổ cũng bắt đầu xuất hiện từ hướng đông-đông bắc, đó là một ngôi sao sáng mầu vàng nhạt, nằm lọt vào trong chòm sao Sư tử (Leo). Nếu bạn có một ống kính thiên văn nghiệp dư (hy vọng đó là quà tặng Giáng sinh vừa rồi) thì thật là tuyệt vời. Khi đó, với độ phóng đại cỡ 30x là bạn có thể nhìn được các vành đai nổi tiếng của sao Thổ (mà mới được đính chính là chúng cũng nhiều tuổi như chính sao Thổ vậy). Hiện tại các vành đai này đang nghiêng một góc chừng 7 độ so với hướng nhìn của chúng ta, và càng ngày càng có xu hướng mở rộng thêm trong mùa đông này. Vào ngày 20/12, sao Thổ bắt đầu hành trình đi thụt lùi của mình (tương tự như sao Hỏa hay bất kỳ một hành tinh nào ở bên ngoài Trái đất). Sao Thổ sẽ đi lùi về hướng Tây trên nền trời sao và tới mùa xuân, nó sẽ tới được ngôi sao sáng nhất trong chòm Leo , sao Regulus.
    Nếu bạn vẫn thức được tới tận gần sáng hôm sau, bạn sẽ thấy được sao Kim, hành tinh này sẽ mọc vào khoảng 4giờ sáng, do vậy nó còn có tên gọi sao Mai. Với một mầu sáng bạc, sao Mai thực sự là một thiên thể sáng nhất trên bầu trời khi đó, đương nhiên là không kể tới Mặt trăng.
    Lục giác mùa đông
    Xa hơn về hướng Nam, vào lúc 10h30 PM, chúng ta có thể nhìn thấy cái mà nhà thiên văn học Han A. Rey (1898-1977) đã gọi là ?oLục giác vĩ đại? hay nôm na là Lục giác mùa đông, đó là một lục giác tạo thành bởi những ngôi sao sáng nhất (xem hình). Đỉnh đầu tiên của lục giác là ngôi sao Thiên lang nằm về hướng nam và hơi chếch về phía đông. Sao Thiên lang hay Serius thuộc chòm sao Canis Major (Chó Lớn). Cao hơn một chút về phía tây là Rigel thuộc chòm Orion (Thợ săn). Đi tiếp hơn nữa là ngôi sao Aldebaran thuộc chòm Taurus (Kim Ngưu). Ở đỉnh phía bắc của lục giác là ngôi sao Capella thuộc chòm Auriga (Ngự Phu). Về phía nam, hơi xéo về phía đông là 2 ngôi sao Castor và Pollux. Đó chính là 2 đỉnh của chòm Gemini (Song Nam). Cuối cùng là sao Procyon thuộc chòm Canis Minor (Chó nhỏ). Như vậy Lục giác mùa đông được hình thành từ 7 ngôi sao sáng thuộc 6 chòm sao khác nhau trên bầu trời mùa đông.
    Ở tâm của Lục giác bạn có thể thấy ngôi sao Betelegeuse thuộc chòm Orion (Alpha Orionis) mầu đỏ. Đó là một ngôi sao khổng lồ đỏ đang trong giai đoạn trương nở. Ngoài ra, trong ngôi nhà Lục giác mùa đông năm nay hiện đang có một vị khách, đó là hành tinh sao Hỏa với mầu đỏ hung đang ?~ngồi?T ở phía trên chòm Orion, quãng giữa 2 chiếc sừng của Trâu vàng (Taurus). Thực sự đây là một vùng dầy đặc các ngôi sao thuộc loại ?~có tiếng tăm?T, và chắc chắn Lục giác vĩ đại đang đem lại sự lộng lẫy cho bầu trời mùa đông lạnh giá.
    Theo Space.com

    [​IMG]
    Lục giác mùa đông theo góc nhìn của những người ở vĩ độ trung bình bắc: Đông-Tây -Nam-Bắc tương ứng với thứ tự trái-phải-dưới-trên
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TỶ LỆ ĐẶT CƯỢC CÚ VA CHẠM SAO HỎA TĂNG LÊN 1 ĂN 25
    Cách đây khoảng 1 tuần, nhiều báo đã đồng loạt đưa tin về một thiên thạch có khả năng sẽ đâm vào sao Hỏa với tỷ lệ 1/75 , lớn hơn 1% chút đỉnh. Thiên thạch này có kích thước khoảng 50 m (150 ft) có mã số là 2007WD5, sẽ bay rất gần với sao Hỏa và có thể va chạm với hành tinh này vào ngày 30/1 tới.
    Nhưng tới hôm nay, tỷ lệ đặt cược lại giảm đi hay nói cách khác, xác suất va chạm đã tăng lên !
    Sáng sớm hôm nay (29/12), các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy của Nasa đã tuyên bố rằng thiên thạch 2007WD5 có khả năng đâm vào hành tinh Đỏ với xác suất lên tới 4%. Các nhà khoa học của Nasa đã tính toán xác suất va chạm mới này dựa trên những bức hình chụp thiên thạch 2007WD5 một cách vô tình vào hôm 18/11, hai ngày trước khi các nhà khoa học ở Đài quan sát thiên văn Catalina trên núi Lemmon Arizona chính thức phát hiện ra nó.
    Khả năng lớn là thiên thạch 2007WD5 sẽ đâm hụt sao Hỏa trong khoảng cách 15000 dặm (240000km). Nhưng nếu vụ va chạm vẫn cứ xẩy ra, nó sẽ rơi vào lúc 5h56 AM giờ EST (5h56PM giờ Việt Nam) với dung sai khoảng một vài phút.
    Chưa có một quan sát nào về thiên thạch này kể từ hôm 19/12 , nhưng sau một vài ngày tới, các nhà thiên văn học sẽ lại chụp hình được tảng đá vũ trụ này và đương nhiên là họ cũng đưa ra các số liệu dự đoán chính xác hơn về khả năng một cuộc va chạm vũ trụ.
    Theo NASA
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH SẼ NGHIÊN CỨU TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
    Trong suốt 2 thập kỷ qua, bằng những ống kính thiên văn và các thiết bị tối tân, các nhà khoa học đã tìm ra được hơn 240 hành tinh ngoài hệ Mặt trời (ngoại hệ), nhưng trong số đó, hầu như không có một hành tinh nào khả dĩ có thể hỗ trợ sự sống như Trái đất của chúng ta.
    Nhưng hãy giả sử có một giống sinh vật xa lạ nào đó trong vũ trụ cũng đang đi tìm sự sống ở các hành tinh khác thì sao? Cứ cho là họ được trang bị các kính thiên văn giống của chúng ta hoặc tốt hơn chút đỉnh, liệu họ có thể nhìn xuyên qua khoảng không gian bao la để phát hiện ra Trái đất cùng với những điều kiện thuận lợi cho sự sống trên đó?. Đây chính là câu hỏi do một số nhà thiên văn học ở ĐHTH Florida và một số cơ sở khác đã đưa ra trong một nghiên cứu mới đây. Và với họ, câu trả lời đương nhiên là CÓ THỂ. Theo các nhà khoa học, chỉ cần một kính thiên văn lớn hơn Hubble được chiếu thằng về phía hệ Mặt trời là những ?~nhà thiên văn học tưởng tượng?T sẽ có thể đo được chu kỳ quay 24 giờ của Trái đất, từ đó dẫn tới các quan sát về đai dương và các dấu hiệu của sự sống.
    Như ta biết, quan sát được các hành tinh ngoại hệ là một việc rất khó khăn (đơn giản vì các hành tinh không tự phát sáng và quá nhỏ so với các ngôi sao), với những hành tinh nằm trong khoảng có thể tồn tại đựơc (habitable) thì lại càng khó khăn hơn nữa. Những hành tinh loại này phải không quá gần hoặc quá xa với ngôi sao mẹ và bề mặt của chúng phải không quá nóng hoặc bị băng giá. Hơn nữa, chúng phải có một bầu khí quyển bảo vệ giống như của Trái đất.
    Hầu hết các hành tinh ngoại hệ tìm được cho tới nay thường lớn hơn Trái đất rất nhiều, có nghĩa là chúng có dạng sao Mộc nóng. Rõ ràng các hành tinh loại này không thể hỗ trợ sự sống bởi vì chúng không có một bề mặt rắn, và bầu khí quyển chỉ gồm chủ yếu là He và H2. Nhưng các nhà khoa học đang bắt đầu tìm hiểu các ống kính thiên văn trong tương lai sẽ phát hiện ra các hành tinh giống với Trái đất và có khoảng cách tương tự tới ngôi sao mẹ của chúng như thế nào. Thử thách ở đây là: Phải tìm hiểu được tại sao chỉ qua ánh sáng phản xạ từ hành tinh mà ta có thể nhận dạng ra được bề mặt và khí quyển của chúng giống với Trái đất.
    Eric Ford, một trong các đồng tác giả của nghiên cứu đã nói rằng câu trả lời nằm ở chỗ Trái đất thể hiện như thế nào đối với một người quan sát từ vũ trụ bên ngoài. Các nhà thiên văn đã nhận ra từ trứơc rằng thậm chí với một kính thiên văn loại lớn thì người ngoài hành tinh cũng phải mất hàng tuần quan sát mới có thể thu thập được đủ ánh sáng để xác định đựơc thành phần khí quyển của hành tinh Trái đất. Trong khi quan sát như vậy, độ sáng của Trái đất có thể thay đổi, chủ yếu là do các đám mây thay đổi khi chúng quay cùng với Trái đất.
    Dựa trên các quan sát Trái đất từ vũ trụ do các vệ tinh thực hiện, Ford và các đồng nghiệp đã xây dựng đựơc một mô hình máy tính để xác định độ sáng của Trái đất. Từ kết quả này, các nhà khoa học nhận thấy rằng xét về tổng thể trên toàn cầu, các đám mây trên Trái đất có độ ổn định đáng kể. Ví dụ như với những nơi rừng rậm nhiệt đới thường nhiều mây, còn những khu vực xa mạc thì trời thường quang mây v.v... Kết quả là, nếu các nhà ?~thiên văn học vũ trụ?T ngắm Trái đất trong một khoảng thời gian khoảng vài tháng, họ hẳn sẽ nhận ra các sự biến đổi một cách tuần hoàn, hiện tượng này gần giống như việc ta thấy một vài điểm mầu của một quả bóng đang vừa bay và quay, chúng sẽ xuất hiện và biến mất một cách tuần hoàn. Từ những số liệu này, ?~họ?T chắc chắn sẽ suy ra đựơc chu kỳ tự quay 24 giờ của Trái đất.
    Ford nói: ?oTừ chu kỳ quay, các nhà thiên văn học ?~ngoại hệ?T có thể suy tiếp ra rằng sự biến động của bề mặt có thể bị thay đổi do thời tiết, mà chủ yếu là thể hiện qua các đám mây. Sao Kim luôn luôn có mây bao phủ nên độ sáng của nó không bao giờ thay đổi, sao Hỏa hầu như không có mây. Nhưng trái lại, hành tinh xanh của chúng ta có bề mặt biến động rất nhiều?. Không chỉ có vậy, các nhà quan sát từ vũ trụ cũng có thể suy ra được sự tồn tại của các lục địa và đại dương trên Trái đất dựa vào sự thay đổi tính chất phản xạ ánh sáng.
    Theo Ford thì nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho các nhà thiên văn học trong việc thiết kế các kính thiên văn thế hệ mới bởi vì nó đưa ra được các tiêu chí cần có của một kính TV để có thể nghiên cứu được bề mặt của một hành tinh ngoại hệ giống như Trái đất. Ông nhấn mạnh rằng để có thể quan sát đựơc một hành tinh giống trái đất đang quay xung quanh ngôi sao gần nhất (Proxima Centauri) cũng phải cần tới một ống kính vũ trụ lớn gấp 2 lần kính Hubble. Ford hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp xúc tiến xây dựng một ống kính vũ trụ còn lớn hơn nữa để có thể thăm dò được các hành tinh dạng Trái đất trong các hệ sao khác xa hơn.
    Theo Sciencedaily
    [​IMG]
    Hình Trái đất nhìn từ Mặt trăng

    CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2008

  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐO KHOẢNG CÁCH TRONG VŨ TRỤ
    Trong cái vô cùng, vô tận của vũ trụ, xa đến như thế nào thì được gọi là xa?
    Câu hỏi này luôn âm ỉ trong tâm trí của G. Fritz Benedict (không phải Giáo hoàng Benedict đâu ạ) từ lúci ông mới lên 8 tuổi, khi mà một người bạn của gia đình chỉ cho ông chòm sao Orion nằm ở đâu.
    ?oCó cái gì đó bứt rứt trong đầu tôi?, Benedict, một nhà thiên văn học tại ĐHTH Taxas thành phố Austin đã nói như vậy. Với Benedict, vấn đề là tìm khoảng cách tới các ngôi sao đuợc gọi là Cepheid hay sao biến quang.
    Đo khoảng cách vũ trụ là những phép đo mà gần như ta luôn gặp phải những sai số lớn.
    Trong thế kỷ thứ 3 TCN, nhà toán học Aristarchus ở Samos đã bắt đầu thử đi tìm cách tính khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời, đó là bước đi đầu tiên của loài người trong công cuộc đi tìm những khoảng cách lớn hơn trong vũ trụ .
    Bằng cách sử dụng độ lớn biểu kiến của Mặt trăng và Mặt trời, ông đã tính được khoảng cách đó là ... 4 triệu dặm (6,4 triệu km) và đáp số đó như ngày nay chúng ta đã biết, lệch tới 143 triệu km !. (Chà may mà ông tính sai, nếu không thì Trái đất chắc phải nóng lắm)

    Phương pháp Halley

    Phải mất hơn 2000 năm sau, con người mới tìm ra được một cách tính chính xác hơn nhiều dựa vào phát minh của nhà thiên văn học người Anh : Edmond Halley.
    Các nhà thiên văn học biết rằng khi ?~nhìn?TMặt trời từ các địa điểm khác nhau trên thế giới sẽ cho các góc nhìn khác nhau. Sự sai khác về góc nhìn đó còn được gọi là thị sai đã cho phép chúng ta tính toán được khoảng cách tới Mặt trời.
    Phuơng pháp của Halley yêu cầu các nhà khoa học ở những nơi khác nhau trên thế giới cùng quan sát hiện tượng sao Kim đi ngang qua Mặt trời, đó là một hiện tượng khá hiếm gặp.
    Sao Kim sẽ in hình lên Mặt trời khi hành tinh này đi ngang qua và vị trí của hình ảnh đó nó có phụ thuộc vào địa điểm theo dõi trên Trái đất. Thời gian sao Kim đi ngang qua Mặt trời đương nhiên phụ thuộc vào hành trình ngắn hay dài. Thời gian đó có thể sai khác tới cả vài phút và phụ thuộc vào góc nhìn của người quan sát.
    Phuơng pháp này hóa ra cũng không phải đơn giản. Mãi đến cuối thế kỷ 19, tức là khoảng 150 năm sau khi Halley mất, các nhà khoa học mới tính được khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là 149,66 triệu km.
    Các nhà thiên văn học đương thời đã sử dụng phương pháp thị sai để đo khoảng cách tới các ngôi sao hàng xóm gần nhất, đó là hệ sao Alpha Centauri (gồm 3 ngôi sao). Khoảng cách đo được là khoảng 4 năm ánh sáng, hay 26 nghìn tỷ km. Thay vì ?~nhìn?T các ngôi sao từ các điểm khác nhau trên Trái đất, họ đã ?~nhìn?T chúng từ 2 điểm xa nhau nhất của Trái đất trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời, có nghĩa là sau khi đo lần 1, họ phải đợi chừng 6 tháng sau mới đo lần thứ 2.
    Kỹ thuật đo thị sai tuy nhiên lại không hiệu quả khi đo những vật ở quá xa do sự sai khác góc quá nhỏ. Để đo được những khoảng cách xa hơn, các nhà thiên văn học lại đưa ra một kỹ thuật khác được gọi là ?oCây nến chuẩn?. Kỹ thụât này dựa trên sự chiếu sáng của các thiên thể đã biết độ trưng tuyệt đối, ví dụ như các vụ nổ supernova Type1a.
    Bởi vì độ sáng thực của chúng được coi như không đổi, khoảng cách của chúng sẽ đựơc tính toán dựa trên độ ?~mờ đi?T khi nhìn từ mặt đất.
    Vấn đề là ở chỗ, chúng ta không luôn có sẵn các vụ nổ supernova type1a ở trong vũ trụ. Bởi vậy, Benedict đã bị cuốn hút vào một dạng sao ?~nhấp nháy?T, mà loại này không giống như supernova type1a,: chúng có ở mọi nơi trong vũ trụ.
    Benedict nói: ?oSao biến quang giống một loại biển quảng cáo ở trong vũ trụ, ta có thể thấy ở khắp nơi. Chúng rất dễ tìm và đáp ứng tốt yêu cầu?
    Tìm kiếm các sao biến quang (Cepheid)
    Công việc tìm kiếm các ngôi sao biến quang của Benedict bắt đầu từ năm 1977 khi ông được thông báo rằng cơ quan Vũ trụ Mỹ Nasa đang chuẩn bị đưa một ống kính thiên văn có tên là Hubble lên vũ trụ và ông cũng được mời tham gia nhóm chuyên gia Đo khoảng cách qua kính thiên văn (gọi tắt là Nhóm Đo Đạc)
    Kính Hubble được phóng vào quỹ đạo năm 1990, vài năm sau đó, một số thành viên ban đầu của Nhóm Đo đạc cũng bỏ đi. Trong lúc mọi việc đi theo chiều hướng không thuận lợi như vậy, Benedict được cử làm trưởng nhóm.
    Năm 2003, Benendict nhận được email từ Nasa. Tuỵêt vời, dự án Sao biến quang của ông được thông qua.
    Benedict đã chọn 10 ngôi sao biến quang đầu tiên, tất cả đều nằm trong dải Ngân hà.
    Khoảng cách đo được phụ thuộc vào các hệ thống sensor dẫn hướng rất nhậy của Hubble, hệ thống này nhằm định vị ống kính sao cho nó luôn hướng về ngôi sao đang quan sát. Ta biết rằng Hubble luôn quay xung quanh Trái đất với tốc độ khoảng trên 90 phút/vòng, và Trái đất lại luôn quay xung quanh Mặt trời.
    Benedict đã lựa chọn một nhóm sao đã biết để làm đối chứng ngay cạnh một ngôi sao Cepheid cần nghiên cứu trong khu vực. Bằng cách căn theo các ngôi sao so sánh đó, các ?onhà đo đạc thiên văn? đã có thể theo dõi được chuyển động của ngôi sao biến quang đó mặc dầu Trái đất vẫn đang chuyển động trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời.
    Phải mất 2 năm ròng quan sát, Benedict mới thu thập đủ số liệu cần thiết. Với mỗi một phép đo, luôn có hàng chục các biến cần phải xác định, ví dụ như các dao động nhiệt độ của kính Hubble , hay vấn đề ổn định rung trong khi ống kính khổng lồ luôn lao đi với tốc độ 280000 km/h.
    Benedict đã dựng một đồ thị biểu diễn độ trưng và tần số nháy của các ngôi sao biến quang. Nếu đó là các ?~cây nến chuẩn?T thực sự, các điểm biểu diễn trên trục toạ độ logarit chắc chắn phải xếp hàng thẳng như một mũi tên.
    ?oTôi vô cùng sung sướng khi nhận thấy rằng các điểm biểu diễn này nằm trong một đường thẳng? ông nói.
    Các kết quả nghiên cứu của ông đã được công bố trên tạp chí Vật lý Thiên văn tháng 4 năm 2007.
    Theo DailyAstronomy
    [​IMG]
    Benedict cùng các đồng nghiệp ở trong đài thiên văn thuộc ĐHTH Texas thành phố Austin.
    [​IMG]
    Bóng sao Kim trên hình Mặt trời chụp năm 2004. Dẫy bóng nhỏ hơn là của tầu vũ trụ ISS.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM DU HÀNH SAO HỎA CỦA NGA TRỊ GIÁ 15 TRIỆU ĐÔ LA
    Nga đang tiến hành thử nghiệm một mô hình thử sức chịu đựng của con người trên đường thám hiểm hành tinh Đỏ trị giá 15 triệu đô la.
    Chi phí này đựơc ước lượng sau khi Nga cho tiến hành 1 cuộc thử nghiệm kéo dài 2 tuần ở một mô hình ?~khu dân cư?T sao Hỏa được xây trong Viện các Vấn đề về Y-Sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Maxcơva.
    Mô hình này là phần chính trong chương trình Mars500 nhằm thử nghiệm các điều kiện khắc nghiệt mà các nhà du hành sẽ phải chịu đựng khi bay tới sao Hỏa. Mars 500 sẽ đựơc khởi động vào cuối 2008 hoặc đầu 2009.
    Chương trình Mars500 của Nga sẽ thử nghiệm 6 người tình nguyện trong thời gian 520 ngày, thời gian tương ứng với hành trình tới sao Hỏa và quay về. Họ sẽ bị nhốt biệt lập trong mô hình thử nghiệm.
    Mô hình ?~khu dân cư sao Hỏa?T bao gồm 4 mô đun với tổng diện tích sinh hoạt là 116 m2, tuơng đương một ngôi nhà 2 tầng.
    Theo Baranov, phó giám đốc thứ nhất của Viện thì tiền công trả cho các tình nguyện viên là khoảng 50000 euros (~73 nghìn đô la) và sẽ không phân biệt đó là công dân Nga hay các công dân EU.
    Các chuyên gia Nga đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài 14 ngày để kiểm tra các trục trặc có thể xẩy ra vào tháng 11/2007.
    Tháng 6 năm ngoái, ESA cũng kêu gọi 12 người tình nguyện cho chuyến du hành sao Hỏa giả tưởng Mars500 này. Tuy nhiên những tình nguyện viên phải vượt qua được các thử thách về tâm lý và sức chịu đựng stress trước đó. Theo các quan chức ESA, các tình nguyện viên sẽ đựơc chia làm 3 nhóm, thử nghiệm trên 2 cuộc thử kéo dài 105 ngày mô hình cư trú trên sao Hỏa và sau đó nhóm thứ 3 với 520 ngày cho toàn bộ cuộc thám hiểm.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Một góc trong khu sinh hoạt của mô hình thử nghiệm sao Hỏa của Nga . Ảnh do cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga cung cấp.
  9. wildrock

    wildrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0

    Trong những ngày giữa tháng 12/2007 vừa qua, nhiều hãng tin của Mỹ cho biết giải thưởng Henri Chrétien năm 2007 của Hội thiên văn Mỹ đã được trao cho một nhà khoa học người Việt. Đó là Tiến sĩ thiên văn học Phan Bảo Ngọc với công trình nghiên cứu săn tìm các sao lùn ở những dải thiên hà trong vũ trụ.
    [​IMG]
    Người đi từ Đại học Huế

    Tiến sĩ thiên văn học Phan Bảo Ngọc tốt nghiệp Đại học Huế vào năm 1997, từng là giảng viên tại Đại học Huế. Sau đó, anh sang Pháp theo học tại Đại học Paris VI và nhận bằng thạc sĩ vào năm 2000. Đến năm 2002, anh bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ cũng tại Đại học Paris VI. Và hiện nay, nhà thiên văn học Phan Bảo Ngọc đang tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Thiên văn và Thiên văn Vật lý Đài Loan.

    Henri Chrétien là giải thưởng thiên văn học quan trọng mang tên nhà thiên văn người Pháp Henri Chrétien, người đã cùng với chuyên gia người Mỹ George W. Ritchey phát minh ra kính thiên văn Ritchey-Chretien. Mục đích của giải thưởng Henri Chrétien là để ghi nhận những công trình nghiên cứu xuất sắc, phương pháp mới trong nghiên cứu thiên văn đồng thời thúc đẩy sự hợp tác quốc tế của các nhà thiên văn trên toàn thế giới.

    Giải thưởng thiên văn học Henri Chrétien năm nay được trao cho Tiến sĩ Phan Bảo Ngọc nhờ công trình nghiên cứu phát minh ra phương pháp săn tìm những ngôi sao lùn có tên "Chuyển động riêng rút gọn cực đại" (Maximum Reduced Proper Motion). Đây là một phương pháp hoàn toàn mới trong việc tìm kiếm những sao lùn cực nhẹ trong vũ trụ mà nhà thiên văn học Phan Bảo Ngọc đã phát minh ra từ năm 2002.
    [​IMG]
    Sao lùn cực nhẹ là những ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn 0,3 lần khối lượng mặt trời. Trong vùng lân cận mặt trời hiện còn vô số sao lùn có khối lượng cực nhỏ, chưa được các nhà thiên văn học xác định. Vùng lân cận mặt trời được định nghĩa là khối cầu có bán kính 25 parsec (1 parsec = 3,26 năm ánh sáng, tức khoảng 30 nghìn tỷ kilômét) tính từ mặt trời. Những sao lùn cực nhẹ có chuyển động riêng rất nhỏ. Theo tính toán, tính chất vật lý của loại sao này bị thay đổi rất nhiều so với các sao lùn có khối lượng lớn hơn. Mặt khác, ánh sáng phát ra từ chúng rất yếu ớt nên các phương pháp quan sát thiên văn học trong vũ trụ thông thường đã không thể nhận thấy.

    Luận án tiến sĩ xuất sắc

    Năm 2002, nhà thiên văn học Phan Bảo Ngọc, với sự cộng tác của một số đồng nghiệp tại Đài quan sát thiên văn học Paris đã phát minh ra phương pháp "Chuyển động riêng rút gọn cực đại". Phương pháp này đã mở ra một hướng mới cho việc phát hiện toàn bộ các sao lùn cực nhẹ mà nhà thiên văn học Gliese đã tiên đoán từ năm 1986, nhưng các phương pháp quan sát thông thường đã không thể săn tìm được (hay còn gọi là bị biến mất).

    Nghiên cứu về "Chuyển động riêng rút gọn cực đại" của nhà thiên văn học Phan Bảo Ngọc được bắt đầu từ mùa hè năm 2001 và được công bố lần đầu tiên tại một hội nghị quốc tế ở Hawaii tháng 5/2002. Công trình này cùng một số công trình khác đã giúp Phan Bảo Ngọc bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ của mình trước một hội đồng gồm các giáo sư Pháp, Đức và Mỹ tại Đài quan sát Paris trong năm 2002.
    [​IMG]
    Đài quan sát thiên văn học Chile, một trong những nơi đã áp dụng phát minh của nhà thiên văn học Phan Bảo Ngọc để khám phá ra được nhiều ngôi sao lùn khối lượng cực nhỏ trong vùng lân cận Mặt trời.
    Cũng nhờ phương pháp này, đến nay Tiến sĩ Phan Bảo Ngọc cùng những nhà thiên văn học Pháp, Mỹ và Chile đã khám phá ra được nhiều ngôi sao lùn khối lượng cực nhỏ trong vùng lân cận Mặt trời. Với phương pháp "Chuyển động riêng rút gọn cực đại", các nhà thiên văn học trên thế giới đã có được trong tay một "chiếc chìa khóa" mở ra khả năng có thể phát hiện toàn bộ các sao lùn cực nhẹ còn giấu mặt trong dải Ngân Hà cũng như những dải thiên hà khác trong vũ trụ.

    Khẳng định trí tuệ Việt Nam

    Giải thưởng Henri Chrétien năm 2007 của Hội thiên văn Mỹ chính là sự công nhận một cách rõ ràng nhất về những thành công của công trình nghiên cứu do nhà thiên văn học Phan Bảo Ngọc đã thực hiện.

    Được biết, trước tiến sĩ Phan Bảo Ngọc, một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt nổi tiếng, là giáo sư Trịnh Xuân Thuận, cũng đã nhận được giải thưởng Henri Chrétien vào năm 1992.

    Những thành công mà hai nhà thiên văn học trên đạt được đã thêm một lần nữa khẳng định về tài năng và trí tuệ của các nhà khoa học Việt Nam nói chung, và những nhà thiên văn học người Việt nói riêng.
    Theo Pepsiworld.com.vn
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO LÙN TRẮNG CŨNG PHÁT XUNG GIỐNG CÁC PULSAR (SAO XUNG)
    Các quan sát mới đây của kính thiên văn vũ trụ Suzaku, một chương trình hợp tác giữa Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật bản JAXA và đài quan sát tia X của NASA đã đưa ra thách thức đối với các nhà khoa học về những hiểu biết trước đây về các sao lùn trắng. Các nhà thiên văn học vẫn tin rằng các sao lùn trắng là xác chết của một ngôi sao đang từ từ nguội đi một cách im lìm để rồi mờ dần và cuối cùng tắt hẳn. Nhưng các số liệu tìm được mới đây đã đưa ra những suy luận khác hẳn.
    Ít nhất có một sao lùn trắng với tên là AE Aquarii, đã phát ra các xung tia X có năng lượng cao (tia X cứng) khi nó tự quay quanh trục của mình. ?oChúng tôi quan sát được sự phát xung giống các sao pulsar ở tinh vân Con Cua, nhưng đó lại từ một ngôi sao lùn trắng? Koji Mukai thuộc Trung tâm bay Goddard của Nasa đã nói như vậy. Tinh vân Con Cua vốn là tàn dư của một ngôi sao lớn đã kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ supernova khủng khiếp. Koji nói tiếp: ?Đây là lần đầu tiên các quan sát thiên văn phát hiện được một ngôi sao lùn trắng lại có thể phát ra các dạng sóng giống như từ một ngôi sao xung (pulsar) như vậy?.
    Các sao lùn trắng và sao xung thuộc hai nhóm sao khác nhau, mặc dầu chúng đều được tạo thành sau khi những ngôi sao thông thường chấm dứt cuộc đời của chúng. Sao lùn trắng được sinh ra khi một ngôi sao có khối lượng tương tự với Mặt trời bị hết nhiên liệu hạt nhân. Khi các lớp vỏ ngoài cùng bị thổi bạt vào trong khoảng không xung quanh, lõi của ngôi sao này, dưới tác dụng của lực hấp dẫn, đã sụp đổ và co lại thành một khối cầu chỉ với kích thước của Trái đất, nhưng khối lượng vẫn xấp xỉ Mặt trời !. Sao lùn trắng không tự sinh nhiệt mà chỉ còn số nhiệt dư của ngôi sao tiền thân, vì có thể tích nhỏ bé cho nên nó rất nóng và sáng trắng. Sao lùn trắng sẽ dần nguội đi qua hàng tỉ năm, cuối cùng chở thành không thể nhìn được nữa và có một cái tên mới : sao lùn đen.
    Sao xung hay pulsar là một dạng sao nơtron (neutron), đó là một lõi sao bị sụp đổ khi ngôi sao tiền thân của nó có khối lượng cực lớn và kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ sao supernova. Ở trên ta đã thấy sao lùn trắng có mật độ vật chất rất lớn, nhưng sao nơtron còn có mật độ lớn hơn nhiều: bạn thử tưởng tượng một quả cầu có kích thước cỡ một thành phố nhưng lại có khối lượng tới 1,3 lần Mặt trời. Các sao xung phát ra các sóng rađio và tia X dạng xung giống như những tia sáng phát ra từ các cây đèn biển trên đại dương vậy.
    Nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Yukikatsu Terada thuộc Học viện Nghiên cứu Vật lý và Hóa học (RIKEN) ở Wako, Nhật bản, thực sự không hy vọng tìm thấy được một ngôi sao lùn trắng lại phát ra xung như vậy. Ban đầu họ đã dự định tìm hiểu liệu các ngôi sao lùn trắng có gia tốc được các hạt hạ nguyên tử lên tới gần vận tốc ánh sáng hay không. Nếu điều đó đựơc khẳng định, có nghĩa là các ngôi sao lùn trắng chính là tác giả của rất nhiều các bức xạ vẫn phóng ra ngang dọc trong vũ trụ và đôi khi ?~vướng?T phải Trái đất.
    Một số các ngôi sao lùn trắng, trong đó có AE Aquarii, tự quay quanh trục rất nhanh và chúng có từ trường lớn hơn từ trường của Trái đất tới hàng triệu lần. Các tính chất này kết hợp lại làm cho chúng có khả năng phát ra các tia vũ trụ. Để tìm ra liệu đó có phải là sự thực hay không, Terada và các đồng nghiệp đã quyết định nghiên cứu AE Aquarii với đài thiên văn Suzaku trong tháng 10/ 2005 và tháng 10/ 2006. Ngôi sao lùn trắng này cặp với một ngôi sao bình thuờng khác và tạo thành một hệ sao đôi. Khí từ ngôi sao kia bị cuốn vào ngôi sao lùn trắng theo hình xoáy ốc, nóng lên và phát ra các tia X dạng năng lượng thấp (tia X mềm). Nhưng đài Suzaku cũng phát hiện được các xung nhọn của tia X năng lượng cao (cứng). Sau khi phân tích các số liệu, nhóm nghiên cứu đã nhận ra rằng các xung tia X cứng rất phù hợp với chu kỳ quay của ngôi sao lùn trắng AE Aquarii: một vòng hết 33 giây.
    Các xung tia X cứng của Aquarii rất giống với các xung phát ra từ một pulsar ở trung tâm Tinh vân Con Cua. Cả hai thiên thể này đều phát ra các xung giống kiểu như đèn hải đăng (hoặc đèn xe cứu thương ?" ND), và các nhà khoa học cho rằng từ trường quay chính là nguyên nhân của sự phát xung này. Theo các nhà thiên văn học thì những đường sức từ trường có cường độ rất mạnh đã ?~bẫy?T các hạt tích điện lại, sau đó vung chúng ra xung quanh với tốc độ gần với vận tốc ánh sáng. Sự tương tác của những hạt này với từ trường đã phát ra các chùm tia X. Terada nói: ?oAE Aquarii có vẻ như là một ngôi sao lùn trắng tương đương với một pulsar. Bởi vì các pulsar được biết như là nguồn phát ra các tia vũ trụ, điều này có nghĩa là các sao lùn trắng cũng đóng góp một phần vào các tia vũ trụ năng lượng thấp trong thiên hà của chúng ta, mặc dầu chúng tỏ ra trầm hơn?.
    Được phóng lên quỹ đạo năm 2005, kính thiên văn Suzaku là chiếc thứ 5 trong loạt các vệ tinh thiên văn Nhật bản nhằm nghiên cứu các nguồn phát tia X trong vũ trụ. Chương trình này đặt dưói sự quản lý của Cơ quan vũ trụ Nhật bản JAXA, và bao gồm các hợp tác nghiên cứu chung giữa các trường Đại học, Viện nghiên cứu của Nhật Bản với Trung tâm bay Goddard của NASA., Hoa kỳ.
    Theo Astronomy.com
    [​IMG]
    Sao lùn trắng AE Aquarii là ngôi sao đầu tiên thuộc dạng này được biết phát ra các xung tia X giống như các pulsar, do có sự tự quay quanh trục và khả năng gia tốc hạt của mình (ảnh minh họa).

Chia sẻ trang này