1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THEO NASA, THIÊN THẠCH KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG ĐÂM VÀO SAO HỎA
    Các quan sát mới nhất về thiên thạch 2007WD5 đang lao về hướng sao Hỏa đã cho phép các nhà khoa học tại Chương trình nghiên cứu Cc Vật thể gần Trái đất (NEO) của Nasa tính toán chính xác hơn xác suất vụ va chạm này.
    Các chuyên gia nói hôm mùng 9/1 rằng: ''Kết quả là xác suất của một vụ va chạm đã giảm đột ngột xuống còn 0,01% hay chỉ có thể xẩy ra 1 trong 10000 trường hợp, điều này có nghĩa là trên thực tế vụ va chạm sẽ không xẩy ra''.
    Tỷ lệ va chạm mới này được đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà thiên văn học cùng các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy JPL của Nasa đưa ra con số xác suất 2,5%, sau khi nghiên cứu các hình ảnh của thiên thạch này trong các ngày 5 -8/1/2008. Với xác suất mới tính được, thiên thạch này sẽ đâm sượt sao Hỏa ở khoảng cách cực đại là 26000km.
    Các chuyên gia JPL cũng nói rằng 99,7% là khả năng thiên thạch này không bay gần hơn 4000km với bề mặt sao Hỏa.
    Được phát hiện vào tháng 11 năm ngoái, thiên thạch này có kích thước khoảng 50 m và đã làm các nhà thiên văn học rất phấn khích về một cuộc va chạm có thể xẩy ra.
    Chương trình NEO của Nasa có nhiệm vụ theo dõi các thiên thạch và sao chổi có khả năng va vào Trái đất. Theo các nhà nghiên cứu, mục tiêu của Chương trình NEO là xác định 90% các vật thể gần Trái đất có kích thước lớn hơn 1km và giám sát chặt chẽ quỹ đạo của chúng.
    Các chuyên gia của JPL đã tuyên bố rằng:'' Với thiên thạch 2007WD5, các phân tích của chúng tôi cho thấy không có khả năng thiên thạch này va vào sao Hỏa hay Trái đất trong vòng 100 năm tới'' .
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Mô phỏng máy tính khu vực thiên thạch 2007WD5 có thể lao qua hôm 30/1. Trên thực tế, thiên thạch này có thể đi qua bất cứ điểm nào trong khu vực được đánh dấu (điểm xa nhất cách bề mặt sao Hỏa 2600km)
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TRÁI ĐẤT: RANH GIỚI TỒN TẠI SỰ SỐNG
    CỦA MỘT HÀNH TINH

    Hành tinh Trái đất đang biến đổi từng ngày, ngay trước mắt chúng ta, và kết quả là nhiều loài sinh vật đang đứng trên bờ tuyệt chủng. Thế nhưng Trái đất của chúng ta cũng đã trải qua những thời điểm giữa tồn tại và không tồn tại ngay từ khi mới hình thành. Một nghiên cứu mới của các nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonian cho thấy rằng nếu Trái đất chỉ nhỏ hơn và nhẹ hơn một chút, có thể Trái đất đã không có được các lực địa chất, những lực làm cho các lục địa trôi dạt và những dãy núi được trồi lên.
    ?oNhư chúng ta đã biết, các sự trôi dạt lục địa đóng vai trò rất quan trọng?, Diana Valencia thuộc ĐHTH Harvard nói, ?o Các tính toán của chúng tôi cho thấy rằng với các hành tinh có bề mặt rắn, kích thước càng lớn thì càng dễ cho các lục địa trôi dạt?.
    Nghiên cứu của Diana Valencia là đề tài thảo luận chủ yếu trong một cuộc họp báo tại cuộc gặp gỡ lần thứ 211 của Hiệp hội Thiên văn Mỹ.
    Sự trôi dạt lục địa bao gồm sự dịch chuyển các khối của bề mặt lục địa. Các lớp lục địa bị giãn rộng , trượt lên trên bề mặt của nhau, thậm chí va vào nhau và làm đùn lên những dẫy núi lớn như rặng Himalaya. Các lực làm trôi dạt lục địa được kích hoạt bởi quá trình sôi của lớp magma dưới bề mặt vỏ Trái đất, quá trình này khá giống với một nồi nấu sô cô la đang sôi. Lớp socola trên bề mặt bị nguội và tạo một lớp vỏ cứng giông như phần magma bị khô cứng tạo thành lớp vỏ Trái đất.
    Các lực trôi dạt lục địa rất quan trọng đối với một hành tinh có thể duy trì sự sống bởi vì chúng tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học phức tạp xảy ra và kích hoạt quá trình tuần hoàn của các hợp chất quan trọng như CO2, một chất có vai trò ổn định nhiệt cho TĐ. Các phân tử CO2 trong đất đá được giải phóng vào bầu khí quyển khi các đất đá này nóng chảy ở các núi lửa cả trên cạn cũng như dưới đáy đại dương.
    Valencia và hai đồng nghiệp, Richard O?TConnell và Dimirar Sasselov (ĐHTH Harvard), đã kiểm tra các điều kiện cực trị để xác định liệu các lực làm trôi dạt lục địa có thể tồn tại ở các hành tinh rắn khác nhưng với các kích thước khác nhau hay không. Đặc biệt, họ cũng nghiên cứu cái gọi là ?oSiêu Trái đất?, đó là một hành tinh rắn có kích thước gấp 2 lần Trái đất và có khối lượng gấp tới 10 lần. Chỉ lớn hơn giới hạn này một chút thì các hành tinh đã có thể hút đủ khí khi hình thành và chở thành một hành tinh khí như Neptune hay thậm chí Jupiter, tất nhiên khi đó các hành tinh khí không thể duy trì sự sống.
    Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các siêu Trái đất có thể có hoạt động địa chất mạnh mẽ hơn hành tinh của chúng ta, chúng phải trải qua những sự trôi dạt lục địa dữ dội hơn bởi vì các lớp lục địa cũng mỏng hơn và bị nhiều áp lực hơn. Bản thân Trái đất cũng chính là một mốc tới hạn. Thực sự sẽ không ngạc nhiên lắm khi ta biết rằng một hành tinh chỉ cần hơi nhỏ hơn sao Kim một chút là các lực trôi dạt lục địa đã không tồn tại (Trái đất và sao Kim có kích thước xấp xỉ nhau: Rearth =6371km và Rvenus= 6051km).
    Valencia nói: ?oCó thể đó không phải là một sự ngẫu nhiên khi Trái đất của chúng ta là một hành tinh có bề mặt rắn lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta, và là thế giới duy nhất có sự sống trên đó?.
    Các sự tìm kiếm hành tinh ngoại hệ đã tìm ra tới 5 hành tinh dạng siêu Trái đất, mặc dầu trên đó không có nhiệt độ phù hợp cho sự sống phát triển. Nếu các hành tinh siêu Trái đất cũng phổ biến theo như các quan sát thiên văn gợi ý, điều đó có nghĩa là đương nhiên sẽ tồn tại một số siêu Trái đất có quỹ đạo tương tự với Trái đất và do đó sẽ chở thành những thiên đường cho sự sống phát triển.
    Sasselov, giám đốc Cơ quan nghiên cứu Nguồn gốc Sự sống của Harvard đã tuyên bố:?Không chỉ là có thêm các hành tinh hỗ trợ sự sống, mà phải có hơn nhiều nữa kia?.
    Trên thực tế, một siêu Trái đất có thể sẽ là một nơi nghỉ hè cho đám hậu duệ của chúng ta trong một tương lai xa. Các vành đai núi lửa có thể có ở nhiều nơi, trong khi các công viên tương đương với Yellowstone cũng có thể tồn tại các suối nước nóng và cột nước phun tự nhiên. Nếu may mắn hơn nữa, trên đó còn có thể có được một bầu khí quyển tương tự với Trái đất, và lực hút trên bề mặt của một siêu Trái đất lớn nhất có thể lớn gấp 3 lần trên Trái đất của chúng ta.
    Sasselov vừa nói vừa cười với các phóng viên: ?o Nếu con người ?ođi thăm? một siêu Trái đất như vậy, họ có thể sẽ bị hơi đau lưng một chút (do lực hút lớn hơn), nhưng nói chung là đáng để đi thăm một nơi ?~thiên đường du lịch?T như vậy?.
    Ông nói thêm rằng một siêu Trái đất với kích thước lớn gấp 2 lần Trái đất sẽ có các điều kiện địa chất giống như trên hành tinh xanh của chúng ta. Các quá trình trôi dạt lục địa trên đó diễn ra nhanh hơn, do vậy các dẫy núi và đại dương được hình thành sớm hơn. Kết quả là núi trên đó sẽ không cao hơn, cũng như các đại dương cũng không sâu hơn trên Trái đất. Thậm chí thời tiết trên một hành tinh có kích cỡ như vậy cũng sẽ tương tự với thời tiết trên hành tinh xanh nếu nó nằm trong quỹ đạo tương tự với Trái đất.
    ?oNgay cả phong cảnh cũng sẽ tương tự. Nếu một người ở trên một hành tinh siêu Trái đất, anh ta sẽ có cảm giác như ở nhà vậy?, Sasselov nói thêm.
    Theo Astronomy
    [​IMG]
    Một hành tinh siêu Trái đất như thế này có thể lớn gấp 2 lần Trái đất và có khối lượng gấp tới 10 lần. Các hành tinh siêu Trái đất có thể có các điều kiện còn thân thiện hơn chính hành tinh xanh của chúng ta bởi vì các hoạt động địa chất trên đó xẩy ra mạnh mẽ hơn (ảnh minh họa).
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGUỒN GỐC PHẢN VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ ĐÃ ĐƯỢC KHÁM PHÁ
    Phản vật chất, loại vật chất sẽ bị phá hủy cùng với vật chất thông thường khi chúng tiếp xúc với nhau, tỏ ra khá hiếm hoi trong vũ trụ. Thế nhưng hàng thập kỷ qua, các nhà khoa học đã đưa ra các bằng chứng chứng tỏ rằng có khá nhiều các đám mây phản vật chất đang bay chui lủi trong vũ trụ, nhưng họ không biết chúng xuất phát từ đâu.
    Tới nay, nguồn gốc bí hiểm của các đám mây phản vật chất này đã được làm sáng tỏ - đó chính là các ngôi sao bị xé toang ra bởi các sao neutron hay các hố đen. Trong khi cơ chế tương tác của phản vật chất còn là một cái gì đó mang tính giả tưởng, thì bản thân phản vật chất đã có trong thực tế.
    Phản vật chất là gì?
    Tất cả các hạt cơ bản như photon, electron.. đều có các hạt phản vật chất tương ứng với chúng. Các hạt phản vật chất có cùng khối lượng với hạt vật chất, nhưng ngược dấu. Ví dụ như phản vật chất của electron là positron, là một hạt ?~điện tử?T mang điện tích dương.
    Khi một hạt vật chất tiếp xúc với hạt phản vật chất, chúng phá hủy nhau và tỏa ra năng lượng ở dạng tia gamma. Vào năm 1978, các đầu dò tia gamma được gắn vào những quả bóng thám không đã phát hiện được một loại tia gamma phát ra từ trong vũ trụ được biết là kết quả của sự gặp gỡ giữa hạt electron và phản electron ?" như vậy chứng tỏ tồn tại phản vật chất trong vũ trụ.
    ?oVào lúc đó, kể cũng ngạc nhiên khi các nhà khoa học phát hiện ra trong vũ trị có các hạt phản vật chất?nhà nghiên cứu Gerry Skiner, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Bay vũ trụ Goddard ở Greenbelt Hoa Kỳ đã nói với phóng viên của Space.com như vậy.
    Các tia gamma này rõ ràng là xuất phát từ một đám mây phản vật chất cách chúng ta khoảng 10000 năm ánh sáng nằm xung quanh nhân của Milky Way. Đám mây khổng lô này phát ra ra những tia gamma với năng lượng tương đương với 10000 Mặt trời.
    Cái gì thực sự tạo ra các đám mây phản vật chất đó vẫn nằm trong bí ẩn suốt mấy thập kỷ sau đó. Các nhà khoa học còn nghi ngờ đó là sản phẩm của các quá trình nổ sao hay của vật chất tối.
    Tới nay, một nhóm nghiên cứu quốc tế sau 4 năm làm việc với Vệ tinh nghiên cứu nguồn tia gamma INTEGRAL của ESA đã chỉ ra đích xác bộ mặt của kẻ thủ phạm. Các kết quả nghiên cứu của họ cho thấy những hạt positron này có xuất xứ từ quá trình một ngôi sao bị một hố đen hay sao neutron xé toang và ăn hết vật chất.
    Khi các hố đen hay các sao neutron phá hủy và ?~ăn thịt?T một ngôi sao, một lượng lớn bức xạ được thoát ra. Các nhà khoa học cho rằng khi các electron và positron gặp nhau, chúng phát ra các tia gamma, vậy ngược lại, các tia gamma cũng có thể kết hợp để tạo ra các electron và positron, và đó là cơ chế tạo ra các đám mây phản vật chất.
    Nhiều tới hàng tỷ tỷ?
    Các nhà nghiên cứu tính toán rằng một ngôi sao bình thường khi bị một hố đen hay sao neutron xé nát, sẽ có thể phát ra một trăm ngàn tỷ tỷ tỷ tỷ hạt position trong 1 giây (mười mũ 41). Một hệ như vậy còn được gọi là ?ohệ sao đôi tia X năng lượng thấp?. Các hệ này có thể chính là nguôn gốc sinh ra hàng hà sa số các khối phản vật chất trong vũ trụ , do đó giúp cho các nhà khoa học tránh được các cách giải thích khiên cưỡng, ngoại lai như kiểu vật chất tối.
    ?oMột ước lượng đơn giản cũng cho thấy rằng khoảng phân nửa hoặc thậm chí toàn bộ vật chất tối trong vũ trụ là xuất phát từ các hệ sao đôi tia X trên?, Georg Weigenspointner thuộc viện Plank Đức nói.
    Skinner nói thêm:?Kể cũng hay nếu biết được hệ sao đôi tia X với lỗ đen phát ra nhiều vật chất hơn với sao neutron hoặc ngược lại. Để chỉ ra rõ ra sự khác biệt giữa nguồn phát tia X do một hệ sao đôi với một hố đen hay với một sao neutron là một vấn đề không dễ dàng?.
    Các kết quả nghiên cứu trên đã được đăng trong tạp chí Thiên nhiên (the Nature) số 10/1/08.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Các tai lửa Mặt trời như thế này (hình chụp ngày 24/7/1999) cũng là những nguồn phát ra phản vật chất. Hình Trái đất bên cạnh để giúp so sánh tương đối về mặt kích thước.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 15/01/2008
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN VĂN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NĂM 2008
    Dưới đây là 10 hiện tượng thiên văn nổi bật do trương mục ?o Night Sky? hay ?oBầu trời đêm? ra hàng tuần của trang Web Space.com bình chọn

    Ngày 1 tháng Hai ?" Sao Kim và sao Mộc tái ngộ. Phần 1
    . Đây là lần gặp nhau thứ nhất của sao Kim và sao Mộc trong 2 lần gặp gỡ năm 2008. Sự kiện này chỉ có thể quan sát được trên bầu trời buổi sáng, thấp về phía đông-đông nam và thời điểm nhìn rõ nhất là khoảng 45 phút trước lúc mặt trời mọc. Vào ngày 4/2, Mặt trăng lưỡi liềm sẽ cùng vói hai hành tinh này tạo thành một cảnh tượng bắt mắt với những người yêu thích bầu trời.
    Ngày 20-21 tháng Hai ?" Nguyệt thực toàn phần. Chưa đầy 6 tháng kể từ lần nguyệt thực toàn phần tháng 8 năm ngoái, chúng ta lại được chiêm ngưỡng một lần nữa hiện tượng thiên nhiên này vào đêm 20 ?" 21 tháng Hai. Lần nguyệt thực này xem được rõ nhất ở vùng Bắc Mỹ, vào khoảng buổi tối (giờ vàng), tuy nhiên người dân Châu Âu cũng có thể xem được hình Mặt trăng tối đi trước khi lặn. Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra hơi ngắn hơn bình thường, khoảng 50 phút bởi vì Mặt trăng chỉ trượt qua phần dưới bóng tối toàn phần của Trái đất. Điều này sẽ làm cho phần rìa bán cầu nam của Mặt trăng sáng hơn các phân còn lại. Cộng thêm vào cảnh tượng này là sự hiện diện của sao Thổ và sao Regulus sẽ làm với mặt trăng thành một tam giác.
    Ngày 10 tháng Năm ?" Sự che khuất cụm sao Beehive. Mặt trăng lưỡi liềm sẽ đi ngang qua mặt cụm sao Beehive (M44) thuộc chòm sao Cự Giải vào tối hôm đó (nhìn từ Bắc Mỹ). Hiện tượng này có thể thấy khá rõ nếu xem qua một ống nhòm hay một kính thiên văn có độ phân giải thấp. Các thành viên của cụm sao này sẽ lần lượt biến mất và lại xuất hiện phia sau Mặt trăng lưỡi liềm sau 1 tiếng bị che khuất.
    Ngày 21 ?"22 tháng Năm. Sao Mộc không có một vệ tinh nào!. Bất kỳ ai khi hướng ống kính thiên văn về phía sao Mộc sẽ hầu như luôn nhìn thấy một vài hoặc toàn bộ 4 vệ tinh Galilleo của anh chàng khổng lồ này. Thông thường thì ta sẽ nhìn thấy 2 hoặc 3 vệ tinh đó ngay, đôi khi là cả 4. Rất hiếm khi ta gặp trường hợp chỉ nhìn thấy một vệ tinh Galileo. Và càng hiếm hơn nếu ta muốn bắt gặp trường hợp không có một vệ tinh nào. Vào tối hôm đó, với những khu vực ở đông bắc Mỹ và đông Canada, sao Mộc sẽ thể hiện không có một mặt trăng nào trong khoảng 20 phút.
    Ngày 30 tháng Sáu ?" Cụm sao Tua rua bị che khuất. . Mặt trăng lưỡi liềm sẽ che khuất cụm sao nổi tiếng này, thời điểm xẩy ra là trước lúc bình minh. Ánh sáng phản chiếu từ Trái đất cũng thể hiện rõ tạo thành hiệu ứng 3D nếu nhìn qua ống nhòm. Cảnh tượng sẽ thể hiện rõ nhất nếu ta ngắm các thành viên trong ?~7 chị em?T xuất hiện chở lại từ phần tối của Mặt trăng lưỡi liềm.
    Ngày 1 tháng Tám ?" Nhật thực toàn phần. Nhật thực toàn phần lần này có thể xem được ở Siberi (hy vọng là có người ở đó để coi được hiện tượng này). Từ thành phố Novosibirsk, bạn có thể ngắm được sự che khuât Mặt trời diễn ra trong vòng 2,3 phút. Nhật thực toàn phần cũng có thể quan sát được ở vùng Northwest Passage thuộc Canada, phía Tây Mông cổ và đầu phía tây của Vạn lý trường thành thuộc Trung quốc.
    Ngày 11 ?" 12 tháng Tám. Mưa sao băng Perseid. Cảm giác đầu tiên là trận mưa sao băng này sẽ không xem được rõ lắm do Mặt trăng vẫn tỏa sáng ngay vào đêm diễn ra cực điểm. May mắn là Mặt trăng sẽ lặn vào khoảng 1h45 AM theo giờ địa phương và do vậy toàn bộ thời gian còn lại của buổi đêm sẽ để dành cho các vị ngắm mưa sao băng.
    Ngày 16 tháng Tám ?" Nguyệt thực một phần. Châu Âu, châu Phi và châu Á sẽ là những khu vực xem được nguyệt thực rõ ràng nhất. Ở lần nguyệt thực này, khoảng 4/5 toàn bộ Mặt trăng sẽ đi qua bóng của Trái đất.
    Ngày 19 tháng Chín ?" Cụm sao Tua Rua lại bị che khuất. Cụm sao Tua Rua hay còn gọi là Thất Nữ (Pleiades) lại bị Mặt trăng khuyết qua mặt một lần nữa trong năm. Thời điểm xẩy ra là vào khoảng giữa buổi tối.
    Ngày 1 tháng 12 ?" Sao Kim và sao Thổ hội ngộ lần 2. Lần thứ 2 trong năm 2008, 2 hành tinh sáng nhất bầu trời gặp gỡ nhau vào buổi tối ngay sau khi Mặt trời lặn. Sao Kim lúc này đã có tên là sao Hôm. Và như được khuyến mại thêm, Mặt trăng lưỡi liềm cũng tham gia vào cuộc trình diễn và tạo thành một tam giác ấn tượng, làm cho những người không quan tâm lắm tới bầu trời cũng phải để ý.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Ánh sáng phản chiếu 2 lần: từ Mặt trời lên Trái đất và sao đó lên phần khuyết của Mặt trăng lưỡi liềm.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 12/02/2008
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thanks !
    Bài này mình cũng đã dịch nhưng chưa kiểm tra lại các hiện tượng này ở Việt Nam có xem được không. Đang kiểm tra để có bài viết riêng cho người quan sát ở Việt Nam
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Không hiểu. Bác dịch rồi thì cứ post có gì mà phải thanks?
    Muốn thanks thì nên thanks những bài bác đăng lại trên trang viêtastro
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thanks for all
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGHE NHÀ KHOA HỌC GIẢI THÍCH VŨ TRỤ GIÃN NỞ.
    Chúng ta hãy nghe lời giải thích của Geza Gyuk, Giám đốc Thiên văn Viện Nghiên cứu Hành tinh thuộc ĐHTH Chicago về sự giãn nở của vũ trụ.
    Vài năm sau khi Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối rộng nổi tiếng của mình vào năm 1915 (mà hiện nay đã được kiểm chứng), ông đã áp dụng thuyết này vào việc giải thích vũ trụ và đã tìm ra một kết quả đáng chú ý. Theo thuyết tương đối rộng của Einstein, toàn bộ vũ trụ của chúng ta hoặc là đang giãn nở hoặc là đang co lại mà không tồn tại một khả năng nào khác. Muốn toàn bộ vũ trụ của chúng ta ở trạng thái ổn định thì không khác nào đặt một cái bút chì đứng thẳng trên đầu nhọn và muốn nó ổn định lâu dài.
    Tới năm 1929, nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble đã đo tốc độ của hàng loạt các thiên hà xa xôi. Ông hy vọng rằng số các thiên hà rời xa chúng ta cũng tương đương với số thiên hà tiến gần lại. Quan điểm của ông là Trái đất của chúng ta không có vị trí gì đặc biệt trong vũ trụ.
    Tuy nhiên ông lại phát hiện ra một thực tế khác hẳn: toàn bộ các thiên hà đều đang rời xa chúng ta !. Và trên thực tế, các thiên hà càng ở xa, tốc độ rời xa càng lớn. Điều này rất phù hợp với các dự đoán của Einstein trước đó. Các thiên hà dường như rời xa chúng ta bởi vì toàn bộ vũ trụ đang nở to dần ra. Khoảng không gian giữa các thiên hà đang bị kéo giãn ra! Và các thiên hà càng ở xa thì càng có nhiều khoảng không tồn tại giữa chúng và Trái đất do vậy chúng càng rời xa chúng ta nhanh hơn.
    Trong suốt nửa thế kỷ qua, các nhà thiên văn học đã quan sát được rất nhiều hiện tượng thiên văn nói lên thực tế vũ trụ chúng ta đang giãn nở. Một nhà bác học có thể giải thích các phát hiện trên bằng cách sử dụng cách này hay cách khác, nhưng chỉ cần sử dụng thực tế ?oVũ Trụ Đang Giãn Nở? là có thể giải thích ngay lập tức. Và cứ sau mỗi năm, các thực tế chứng minh thuyết vũ trụ giãn nở này càng ngày càng nhiều hơn lên.
    Theo DailyAstronomy
    [​IMG]
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HỆ KÍNH THIÊN VĂN VÔ TUYẾN VLA GIẢI MÃ NHIỀU BÍ ẨN VỀ THIÊN HÀ

    Các nhà thiên văn học đã khai ra được một mỏ vàng đúng nghĩa khi thu được hàng loạt hình ảnh chất lượng cao từ những thiên hà xung quanh, từ đó xây dựng lên những kiến thức mới về nhiều khía cạnh của những thiên hà, bao gồm cấu trúc phức tạp của chúng, quá trình hình thành sao, sự di chuyển của các khối khí trong thiên hà, mối quan hệ giữa vật chất thông thường và vật chất không nhìn thấy như ?~vật chất tối?T? và nhiều vấn đề khác nữa.
    Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng hơn 500 giờ quan sát của Đài quan sát thiên văn vô tuyến Very Large Array hay VLA để thu được những hình ảnh về 34 thiên hà ở cách Trái đất từ 6 tới 50 triệu năm ánh sáng. Dự án này còn được gọi là HI Nearby Galaxy Survey (tạm dịch : dự án điều tra các thiên hà phụ cận HI) hay còn gọi là THINGS, đã kéo dài trong 2 năm và tạo ra tới một TeraByte thông tin dữ liệu, 1TB= 1000 Gigabyte. HI (?oH-One?) là một thuật ngữ thiên văn dùng để chỉ khí hydro ở dạng nguyên tử. Các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở cuộc họp thường niên của Hiệp hội Thiên văn Hoa kỳ tại thành phố Austin bang Texas.
    Fabian Walter, một nhà thiên văn học tại Viện thiên văn Max-Plank Đức, đã nói: ?oNghiên cứu sóng radio phát ra bởi khí hydro nguyên tử trong các thiên hà là một phương pháp rất hữu hiệu để tìm hiểu những gì đang xẩy ra trong các thiên hà lân cận. Dự án THINGS đã sử dụng công cụ này và đã thu được hàng loạt các hình ảnh có chất lượng cao nhất, độ nhậy lớn nhất để tìm hiểu các thiên hà đại diện ở các dạng khác nhau?.
    Hầu hết các thiên hà nghiên cứu trong dự án THINGS cũng đã được nghiên cứu ở các bước sóng khác như dải hồng ngoại bởi Kính Spitzer, tử ngoại bởi GALEX. Những sự kết hợp này đã tạo ra khả năng giải thích các bí ẩn dai dẳng như những khối khí đã ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển chung của thiên hà.
    Các nhà khoa học đã thu được rất nhiều kết quả qua việc phân tích các dữ liệu từ THINGS. Ví dụ một nghiên cứu đã làm sáng tỏ vấn đề về mật độ khí nhỏ nhất cần thiết để bắt đầu quá trình hình thành các ngôi sao. Adam Leroy và Frank Bigiel cũng thuộc Viện Plank đã nói:?Bằng cách sử dụng các số liệu của THINGS cùng với các số liệu từ các kính thiên văn vũ trụ của Nasa, chúng tôi đã khảo sát các quá trình dẫn tới sự hình thành sao ở các thiên hà lớn khác với ở các thiên hà nhỏ như thế nào?.
    Bởi vì hydro nguyên tử phát ra sóng radio ở các bước sóng đặc trưng, các nhà thiên văn học có thể đo sự chuyển động của khối khí bằng hiệu ứng Doppler. Các kết quả đo sự chuyển động của các khối khí đã cung cấp nhiều thông tin mới về vật chất tối, một loại vật chất không nhìn thấy được ẩn mình trong các thiên hà.
    De Blok, một nhà thiên văn học tại ĐHTH Cape Town, Cộng hóa Nam Phi giải thích rằng:? Các chuyển động không theo cung tròn do số liệu THINGS ghi nhận được có vẻ chưa đủ để giải thích một vấn đề tồn tại đã lâu trong vũ trụ học, đó là tính không ổn định của các máy tính hiện đại khi chạy mô phỏng sự phân bố của vật chất tối trong các đĩa thiên hà. Người ta đã cho rằng có thể sử dụng các chuyển động ngẫu nhiên để giải thích tính không ổn định này, nhưng các số liệu của chúng tôi lại cho thấy khác hẳn?.
    Theo Elias tại ĐHTH Hertfordshire UK, các số liệu của THINGS là ?o sự phức tạp đến không thể tin được về cấu trúc trong môi trướng loãng giữa các vì sao của các thiên hà.? Các cấu trúc phức tạp này bao gồm những lớp vỏ lớn và những ?obong bóng? được cho là do các vụ nổ supernova liên tiếp của những ngôi sao khổng lồ gây ra.
    Ngay cả một câu hỏi đơn giản như là các đĩa khí và bụi trong các thiên hà xoáy ốc lớn cỡ nào cũng đã từng làm cho các nhà thiên văn học bối rối. Theo Brinks thì :? Các hình ảnh chất lượng cao và nhậy của THINGS đã cho phép chúng ta nhìn được đường rìa thực của những đĩa đó ở rất nhiều thiên hà?.
    Nghiên cứu mới này cũng chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa cá thiên hà lân cận, một phần của vũ trụ ?ohiện tại? và những thiên hà xa xôi hơn, chúng ta nhìn thấy chúng khi vũ trụ ?otrẻ? hơn nhiều.
    Martin Zwaan thuộc Đài Thiên văn phương Nam của châu Âu đã giải thích: ?oCó vẻ như là các khối khí trong các thiên hà ?~thời trước?T bị khuấy động nhiều hơn, có thể đó là do các thiên hà thời đó bị va chạm thường xuyên hơn, quá trình hình thành sao diễn ra mãnh liệt hơn do vậy các sản phẩm khí bị thoát ra nhiều hơn cùng với những cơn gió sao (gió Mặt trời) cũng thổi mạnh mẽ hơn?. Thông tin về sự hình thành khí từ các thiên hà xa xôi hơn có được thông qua các phương pháp phân tích không dùng hình ành.
    Theo các nhà khoa học, các phát hiện trên mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Tiến sĩ Walter nói:? Dự án trên đã thu thập được một lượng thông tin khoa học khổng lồ, trong đó chúng tôi mới chỉ phân tích một phần nhỏ. Những nghiên cứu tiếp theo chắc chắn sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều bí mật về các thiên hà và quá trình tiến hóa của chúng. Chúng ta còn sẽ phải ngạc nhiên đấy?.
    Theo Astronomy
    [​IMG]
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NGÔI SAO GIÀ VẪN TIẾP TỤC ?oSINH NỞ?
    Hai ngôi sao già có vẻ như đang tiếp tục bắt đầu một đợt sinh hành tinh thứ 2, một hiện tượng theo các nhà thiên văn học họ chưa từng thấy bao giờ.
    ?oĐây là một lớp sao mới, một loại mà thể hiện các điều kiện cho thấy một hệ hành tinh thứ 2 đang được hình thành, rất , rất lâu sau khi bản thân các ngôi sao được sinh ra?. Carl Melis, một nghiên cứu sinh tại UCLA (ĐHTH California tại Los Angeles) nói. Melis đã báo cáo kết quả nghiên cứu của mình tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Thiên văn Hoa kỳ AAS ở Austin Texas.
    Hai ngôi sao trên là BP Piscium trong chòm sao Pisces (Song Ngư) và TYCHO 4144329 2, nằm trong chòm sao Ursa Major (Đại hùng hay Gấu lớn). Tuổi của 2 ngôi sao này vẫn chưa được biết chính xác nhưng ước lượng ít nhất cũng phải hàng trăm triệu năm hay có thể tới cả tỷ năm và có lẽ chúng đã sản sinh ra các hành tinh từ rất lâu rồi.
    Melis nói : ?oHầu hết các nhà thiên văn học tin rằng các ngôi sao phần lớn có một hệ hành tinh được tạo thành ngay từ đầu, hay còn gọi là thế hệ đầu, mặc dầu các hành tinh đó có thể không đủ lớn để có thể được phát hiện bằng kỹ thuật ?~vận tốc góc?T.
    Thế hệ hành tinh thứ hai
    Một thực tế đáng chú ý của 2 ngôi sao trên chính là chúng có vẻ như đã sinh ra một thế hệ hành tinh mới.
    Melis đã nói với phóng viên Space.com : ?o Chúng ta vẫn biết rằng các hành tinh được hình thành xung quanh một ngôi sao khi ngôi sao đó còn rất trẻ và được bao bọc bởi một đĩa khí và bụi ?" đó là các vật chất cần thiết để tạo lên các hành tinh?. Melis tiếp tục : ?o Khối vật chất này hoàn toàn được sử dụng hết một vài chục triệu năm sau khi các ngôi sao được hình thành và không được bổ sung thêm trong suốt cuộc đời của một ngôi sao. Như vậy, không thể có chuyện một ngôi sao lại tiếp tục sinh ra các hành tinh vào quãng thời gian sau đó khi không hội đủ các điều kiện cần thiết?.
    Tại sao các ngôi sao ?~già?T làm được điều này hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng chúng dường như vẫn giữ được các tính chất ?~trẻ trung?T. Ví dụ các nhà nghiên cứu đã tìm ra được các đĩa khí và bụi quay xung quanh các ngôi sao này và trong trường hợp BP Piscium, có tồn tại cả các dòng khí bị phun vào trong không gian xung quanh. Các vòng khí và bị này cung cấp vật chất cho quá trình hình thành các vật thể có quỹ đạo tương tự hành tinh ví dụ như các sao chổi và thiên thạch v.v.. những thứ có thể tiếp tục kết hợp để chở thành các thiên thể lớn hơn và những hành tinh thực thụ.
    Melis nói: ?o Cùng với những tính chất phù hợp với các ngôi sao trẻ, chúng tôi đã dự đoán rằng 2 ngôi sao đang nghiên cứu cũng có thể khá trẻ, nhưng khi thu thập thêm các số liệu, có vẻ như sự việc lại đi ngược lại?.
    Các ngôi sao bị lão hóa
    Sự thiếu hụt liti cho biết các ngôi sao đang già đi do các ngôi sao luôn đốt Li trong quá trình phát triển của mình. Các ngôi sao trẻ luôn có nhiều các nguyên tố hơn. Tuy nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra rằng BP Piscium chứa ít Li hơn nhiều so với một ngôi sao trẻ ở khối lượng đó
    Melis nói?o Nếu BP Piscium là một ngôi sao trẻ thì không thể giải thích nổi sự thiếu hụt Li này. Liti đã bị tiêu hao mạnh chứng tỏ đó là một ngôi sao già. Các phép đo phổ khác cũng chỉ ra rằng đó là một ngôi sao không còn trẻ nữa?
    Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng ngôi sao có tuổi này đã ?~lấy trộm?T vật chất từ các vị hàng xóm để tự xây dựng lấy hệ hành tinh cho riêng mình.
    Melis nói: ?o Nhóm nghiên cứu của chúng tôi tin rằng các ngôi sao này khi già đi và bắt đầu trương nở thành một sao khổng lồ đỏ đã nhận chìm luôn các ngôi sao đồng hành với nó. Những tương tác xảy ra khi có sự hợp nhất này đã gây ra dòng chảy vật chất sang ngôi sao già ở dạng đĩa vật chất quay xung quanh?.
    Theo Space.com
    [​IMG]

Chia sẻ trang này