1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay mình nhận được message này, mình đang phân vân không biết có đúng không nhỉ?
    "Sao Hoả sẽ sáng nhất trong đêm trên bầu trời vào tháng 8 tới. Khi nhìn bằng mắt thường nó sẽ sáng như Mat Trang. Hiện tượng này xảy ra vào ngày 27 tháng 8 khi mà Sao Hỏa cách trái đát khoảng 34,65 triẹu dặm. Nhớ nhìn lên bầu trời vào ngày 27 tháng 8 nhé. Chúng ta sẽ thấy trái đất như thể có 2 Mặt Trăng. Đừng bỏ lỡ cơ hội này. Bạn sẽ không có cơ hội chiêm ngưỡng chúng lần thứ 2 đâu vì phải đến năm 2287 mới xuất hiện thêm một lần nữa hiện tuong nay."
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chà "con vịt" này sống dai thật tháng 8 này sao hoả chắc chẳng còn thấy được nữa nói chi là to như Mặt Trăng.
    Tin nhắn này lan truyền từ hơn năm nay rồi không hiểu sao nó vẫn còn tồn tại nhỉ. Chác kiểu như "Hiện nay có 1 em nhỏ đang nằm tại bệnh viện... Cứ mỗi tin nhắn gửi đi của bạn VNPT và FPT sẽ gửi 50d để ủng hộ" .Hài hết cỡ
  3. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hì, mình cũng nhận được. Đúng là tin vịt từ hồi năm ngoái .
    Đây là quỹ đạo trái đất và sao Hỏa vào ngày 27-8 năm 2005 & 2006:
    http://tdlinh.501megs.com/Orbit/27_8_05.gif
    http://tdlinh.501megs.com/Orbit/27_8_06.gif
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Hình như mình đã được đọc cái " tin vịt" trên cách đây gần 1 năm rồi thì phải....
    Kỹ thuật mới giúp ngăn bức xạ có hại cho phi hành gia
    Một chương trình phần mềm mới của Trung Quốc có khả năng tính toán bức xạ bên ngoài không gian đã bảo vệ các phi hành gia khỏi bị bệnh nhiễm xạ trong sứ mạng đưa người vào không gian lần thứ hai của nước này.
    ?oCông nghệ dự báo môi trường không gian này sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong các chuyến bay và các chuyến đi bộ vào không gian dài ngày hơn của Trung Quốc?,
    [​IMG]
    Phi hành gia tàu con thoi Discovery Piers Sellers bắt đầu chuyến đi bộ vào không gian hôm 10/07 (Ảnh: xinhuanet)
    Liu Siqing, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học vũ trụ và Nghiên cứu ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho biết.
    Liu cũng là người đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm dự báo môi trường không gian cho các chuyến bay của tàu Thần Châu trong nhiều năm qua.
    Tại một hội nghị khoa học chuyên ngành không gian tại Bắc Kinh khai mạc hôm qua, Liu nói chương trình vũ trụ trong tương lai của Trung Quốc sẽ gia tăng số lần đi ra ngoài không gian. Điều này đặt ra nhiều thách thức hơn cho các chuyên gia trong việc bảo đảm an toàn cho các phi hành gia.
    Dựa vào các nghiên cứu bức xạ ở cả trong và ngoài nước, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một phần mềm đánh giá mức bức xạ mà các phi hành gia phải chịu trong các chuyến bay vào không gian.
    ?oTrong sứ mạng Thần Châu V và VI, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm này để tính toán và giám sát mức bức xạ ảnh hưởng đến các phi hành gia?, Liu nói. ?oNếu bức xạ vượt mức an toàn, người điều hành ở mặt đất sẽ liên lạc với phi hành gia để đưa ra cách xử trí nhằm tránh bức xạ và bảo vệ phi hành gia?.
    Bức xạ năng lượng cao là mối đe dọa chính đến sự an toàn của của các phi hành gia trong vũ trụ. Nó có thể gây hại cho các tế bào, mô, cơ quan của phi hành gia.
    (source: khoahoc.com.vn)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 19/07/2006
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Hai vệ tinh mới phát hiện của Sao Diêm Vương đã có tên chính thức​
    Hai vệ tinh nhỏ của Sao Diêm Vương mới được kính thiên văn Hubble phát hiện đã được đặt tên chính thức là: Nix và Hydra. Nix và Hydra mờ hơn Sao Diêm Vương 5000 lần và ở xa Sao Diêm Vương gấp 3 lần so với vệ tinh Charon.
    Tên chính thức của hai vệ tinh này đã được International Astronomical Union (IAU) chấp thuận vào khoảng giữa tháng 6 năm 2006
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/29/full/
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Spirit đã tổng hợp và kiểm tra phần mềm hoạt động trong thời gian tới​
    Ngày 22/7/2006 (ngày thứ 907 hoạt động trên Sao Hoả), xe tự hành Spirit đã tổng hợp và kiểm tra phần mềm hoạt động trong thời gian tới. Phần mềm này đã bị tách thành 200 mảnh, truyền đến Spirit trong tuần vừa rồi. Quãng thời gian tới sẽ là lúc nhiệt độ trên Sao Hoả (tại vùng mà Spirit hoạt động) thấp nhất. Vào ngày đông chí của Sao Hoả (8/8/2006), năng lượng mà Spirit nhận được sẽ chỉ khoảng 275 watt/h.
    [​IMG]
    Nguồn: http://marsrovers.jpl.nasa.gov/mission/status.html
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Hố thiên thạch khổng lồ
    [​IMG]
    Hố thiên thạch ở sa mạc Gilf Kebir
    (Ảnh: archaeoafrica)
    Một hố thiên thạch khổng lồ vừa được các chuyên gia Trường Đại học Boston (Mỹ) phát hiện ở khu vực sa mạc Gilf Kebir, Tây Ai Cập, nhờ những tấm không ảnh chụp từ vệ tinh.
    Miệng hố rộng 31 km, lớn gấp 25 lần hố thiên thạch nổi tiếng ở bang Arizona, Mỹ. Xưa nay sở dĩ người ta không ?othấy? vì nó quá lớn.
    Tiến sĩ Farouk El-Baz, Giám đốc Trung tâm Phát hiện từ xa của Trường Đại học Boston, nhận xét: ?oNhững cuộc tìm kiếm các miệng hố thiên thạch chỉ tập trung vào các miệng hố nhỏ, nhất là các hố có thể xác định trên mặt đất. Do đó lợi ích của cái nhìn từ không gian vũ trụ là chúng ta có thể thấy bao quát cả một khu vực?.
    Kích thước to lớn của miệng hố nói trên gợi cho các nhà khoa học Mỹ một vụ va chạm cực mạnh của một khối thiên thạch lớn tương đương với thiên thạch Barringer có chiều dài 1,2 km rơi xuống bang Arizona. Vụ va chạm này tàn phá mọi sinh vật trên diện tích rộng vài trăm km vuông.
    65 triệu năm trước, một thiên thạch lớn chạm mặt đất đã tạo ra miệng hố Chicxulub ở Mexico có đường kính khoảng 160-240 km. Người ta nghi chính vụ va chạm này đã làm tuyệt chủng loài khủng long.
    [​IMG]
    Mô hình thiên thạch va chạm vào mặt đất tạo ra hố Chicxulub
    ở Mexico (Ảnh: sirrah.troja.mff.cuni)
    (source: khoahoc.com.vn------News 25/7/2006)
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện bằng chứng về các hồ hydrocarbon trên mặt trăng Titan
    Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện bằng chứng phổ biến đầu tiên về các hồ hydrocarbon khổng lồ trên bề mặt mặt trăng Titan, nơi được cho là có khí quyển khá giống Trái đất nguyên thủy.
    [​IMG]
    Hình ảnh mặt trăng Titan từ tàu Cassini (Ảnh: NaSa)
    Các hồ này nằm gần cực bắc lạnh giá của mặt trăng Titan, được tàu thăm dò quốc tế Cassini cách mặt trăng 944 km phát hiện vào cuối tuần qua.
    Các nhà nghiên cứu đếm được khoảng hơn 10 hồ có chiều rộng từ 9-99 km, một số cho thấy có các khoảng tối trên hình ảnh radar, được kết nối bởi các đường rãnh, số khác có các nhánh phụ đổ vào chúng.
    Nhiều hồ đã bị khô, nhưng một số hồ có chứa chất lỏng gần như là hỗn hợp của mêtan và êtan. ?oĐó là một hỗn hợp làm mát?, nhà khoa học sứ mạng tàu Cassini, Jonathan Lunine thuộc Trường ĐH Arizona (Mỹ) nói.
    Titan là mặt trăng của sao Thổ, có kích thước như một hành tinh và là một trong hai mặt trăng trong Hệ mặt trời được cho là có khí quyển khá giống Trái đất ban đầu. Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực giải đáp về nguồn gốc của bầu khí quyển mờ giàu khí nitơ và mêtan ở mặt trăng này.
    (source: khoahoc.com.vn-----News 26/07/2006)
    Phát hiện Hệ mặt trời có thể chứa hành tinh giống Trái đất
    [​IMG]
    Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Colorado trong khi mô phỏng trên các siêu máy tính 4 Hệ mặt trời gần nhau có chứa các hành tinh lớn có kích thước cỡ sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời của chúng ta - đã phát hiện một Hệ mặt trời có một hành tinh giống Trái đất được cho là có các điều kiện cần cho sự sống.
    Hệ mặt trời thứ hai có một vành đai với các vật thể bằng đá có kích thước cỡ sao Hỏa hoặc nhỏ hơn. Hai Hệ mặt trời còn lại không có các điều kiện thích hợp để hình thành một hành tinh có kích thước như Trái đất.
    Các chuyên gia nói mỗi Hệ mặt trời này tồn tại cách Trái đất khoảng 250 năm ánh sáng trong vũ trụ. Mỗi Hệ mặt trời có chứa ít nhất 2 hành tinh lớn có kích thước cỡ sao Mộc và di chuyển đến gần các ngôi sao của chúng, có thể gần như sao Thủy và Mặt trời.
    Nhà khoa học Sean Raymond cho biết đối với mỗi Hệ mặt trời, họ đã thực hiện 10 mô phỏng máy tính. Họ đặt các hành tinh nhỏ ở giai đoạn đầu vào một Hệ mặt trời để nghiên cứu xem chúng có thể kết hợp với các vật liệu khác để hình thành một hành tinh thực sự có kích thước như Trái đất hay không.
    ?oNghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một hành tinh có thể ở được, một hành tinh với khối lượng, nhiệt độ và nước tương tự Trái đất, có thể hình thành ở một trong các hệ hành tinh đã được phát hiện?, Rory Barnes, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
    Những điều kiện hình thành các hành tinh ở Hệ mặt trời mới này có thể ổn định tới 100 triệu năm, thời gian cần thiết để các hành tinh phôi thai thu nhận vật chất và phát triển dần lên thành những hành tinh cỡ sao Hỏa hoặc Trái đất.
    (source: khoahoc.com.vn----News 28/07/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 29/07/2006
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Các nhà khoa học nhìn thấy một ngôi sao sắp nổ
    Các nhà thiên văn học quốc tế vừa nhìn thấy một ngôi sao sắp nổ đang phát sáng hơn rất nhiều so với bình thường, trông vô cùng đẹp mắt. Ngôi sao đó bất thình lình sáng rực lên vào cuối tháng 2 vừa qua, liền sau đó nó trở nên sáng hơn 1000 lần so với bình thường.
    Các nhà khoa học cho biết trong tạp chí Nature là sao RS Ophiuchi sắp bị thiêu huỷ trong vụ nổ hạt nhân có tên gọi là vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a. (Siêu tân tinh, hay sao siêu mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn rồi tắt dần trong vài tuần hay vài tháng.).
    [​IMG]
    Sao RS Ophiuchi (Ảnh: BBC)
    Đây là một trong những vụ nổ phát sáng nhất trong vũ trụ, ánh sáng của nó tỏa ra sáng gấp 5 triệu lần so với mặt trời.
    Chúng sáng đến nỗi chúng ta có thể nhìn thấy chúng từ khoảng cách rất xa trong vũ trụ.
    Các vụ nổ này còn có vẻ giống nhau một cách đặc biệt đó là chúng dường như luôn luôn phát ra cùng một lượng ánh sáng và người ta dựa vào mức độ nhìn thấy chúng rõ bao nhiêu từ trái đất để ước chừng kích thước của vũ trụ và thường là các vụ nổ chỉ không trông thấy rõ khi khoảng cách của chúng quá xa so với trái đất.
    Nhưng vấn đề duy nhất làm cho các nhà thiên văn học vô cùng bối rối đó là họ chưa bao giờ chụp được hay xem được cận cảnh vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a ?" những ước lượng của họ về kích thước vũ trụ đều chỉ dựa trên lý thuyết.
    Các vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a quá hiếm đến nỗi vụ nổ gần đây nhất mà mọi nguời biết đến trong dãy ngân hà của chúng ta là vào năm 1572. Nhà thiên văn học Đan Mạch vĩ đại Tycho Brahe đã quan sát vụ nổ này. Ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ nova cho "sao mới" mà không ngờ rằng thực ra ông đang chứng kiến một vụ nổ kết thúc sự sống vô cùng dữ dội của một ngôi sao.
    Kết thúc sự sống
    Đã từ lâu người ta tin rằng vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a là sự chết đi của một ngôi sao lùn trắng. Nhưng các vụ nổ hiện nay xảy ra quá xa đến nỗi không thể quan sát được những gì diễn ra trước đó.
    Sao RS Ophiuchi trong chòm sao gần xích đạo Ophiuchus (gần chòm sao Libra) thật ra là một loại sao lùn trắng.
    Sao RS Ophiuchi đã sáng rực lên một vài lần vào thế kỷ trước như thể là đã xảy ra vụ nổ sao siêu mới nhưng không thành. Có vẻ như là một ngọn lửa nhiệt hạch đã quét qua bề mặt của ngôi sao nhưng không bùng cháy.
    Lần cuối cùng sao RS Ophiuchi sáng rực lên là vào năm 1985 khi mà công nghệ của các nhà thiên văn học lúc đó chưa đủ cao để xem được tất cả các chi tiết. Ngày nay với kính thiên văn vũ trụ và các dãy chảo vô tuyến rộng lớn thì điều này đã thay đổi hoàn toàn. Nhóm nhà thiên văn học cho biết trong tập san "Nature" rằng họ đã phát hiện được một làn khí do các đám cháy trên ngôi sao sinh ra.
    Tác giả hàng đầu Jeno Sokoloski của trường đại học Havard phát biểu trong chương trình khoa học, mục "Action" của đài BBC rằng: "Vụ nổ quá mạnh đến nỗi nó có thể đẩy bật một lượng vật chất ra khỏi bề mặt ngôi sao vào trong không gian vũ trụ".
    [​IMG]
    Bà Jeno Sokoloski (Ảnh: e-guana.net)
    Bà Jeno Sokoloski cho biết thêm rằng bằng cách nghiên cứu làn khí đuợc sinh ra bởi đám cháy trên ngôi sao, các nhà khoa học có thể biết thêm về ngôi sao đó.
    "Và gần như ngay sao đó làn khí bắt đầu bị yếu hẳn đi chỉ trong vòng hai ngày và điều đó cho ta biết rằng ngôi sao trắng này rất khổng lồ (to lớn) đủ để đổ sập vào tâm dưới áp lực của trọng trường của chính nó"
    Khối lượng tới hạn.
    Theo như lý thuyết thì ngôi sao lùn trắng sẽ bị phá huỷ khi khối lượng tới hạn của chúng tương đương 1,4 lần mặt trời.
    Sao RS Oph đang ỡ ngưỡng khối lượng tới hạn. Nó đang từ từ hút hết dần vật chất ở ngôi sao khổng lồ bay quanh nó và cứ mỗi thập kỷ nó lại đạt thêm một phần triệu của khối lượng tới hạn mặt trời
    Tại thời điểm này, khi đang ở ngưỡng khối lượng tới hạn, sao mới hiện trên sao RS Oph tự làm tắt các ngọn lửa cháy trên chúng.
    Nhưng trong thời gian sắp tới, sao RS Oph sẽ vượt qua ngưỡng và ngọn lửa hạt nhân lúc đó sẽ phát nổ từ sâu bên trong ngôi sao và làm ngôi sao nổ tung. Nhưng không rõ là khi nào thì sao RS Oph sẽ vượt ngưỡng.
    Bà Jeno Sokoloski cho biết "có thể là ngày mai, nhưng cũng có thể sẽ là 1000 năm, 10.000 năm hay thậm chí là 100.000 năm nữa"
    Và khi vụ nổ xảy ra thì đó sẽ là một vụ nổ vô cùng ấn tượng, rất đẹp mắt, nó sẽ sáng rực khắp các hành tinh vì vậy ta có thể nhìn thấy vẻ đẹp rực rỡ cuối cùng của nó vào ban ngày.
    Trong lúc này, các nhà thiên văn học sẽ quan sát chặt chẽ ngôi sao để nghiên cứu từng giai doạn phá huỷ của nó với hy vọng là có thể hiểu được đầy đủ, trọn vẹn một trong những điều vô cùng huyền bí của vũ trụ.
    Ngôi sao trong chòm sao gần xích đạo Ophiuchus (gần chòm sao Libra).
    (source: khoahoc.com.vn---News 29/07/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 29/07/2006
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh chụp các hồ trên đây này:
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.nasa.gov/mission_pages/cassini/multimedia/pia08630.html

Chia sẻ trang này