1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÌNH ẢNH CÔ GÁI TRÊN SAO HỎA CHỈ LÀ MỘT VIÊN ĐÁ
    Ý kiến cho rằng có thể có sự sống trên sao Hỏa đã được tranh luận hàng thế kỷ qua. Thế rồi gần đây những người ủng hộ quan điểm này lại được dịp lên tiếng khi Nasa công bố các bức ảnh về bề mặt sao Hỏa do robot Spirit chụp có hình dáng giống như một cô gái. Một vài trang web đã vin cớ vào ngay bức ảnh này và cho rằng đó là một hình người sao Hỏa.
    Nhưng thực sự đó là cái gì?
    Theo các nhà thiên văn học thì đó chỉ là một viên đá.
    Từ một khoảng cách xa như vậy khó mà có thể nhận ra được một hình mặt người. Sao Hỏa cách chúng ta khoảng 35 triệu dặm (tùy vào thời điểm). Các kính thiên văn tốt nhất cũng không thể giúp nhìn ra các đặc điểm bề mặt sao Hỏa, do vậy Nasa đã đưa các thiết bị robot lên trên đó cùng với các camera.
    Việc nhiều người nhìn ra một hình người trên sao Hỏa cũng không khác gì đôi khi ta nhìn ra một hình giống mặt người trên các đám mây. Các vết mực hay vết bẩn cà phê cũng có thể tưởng tượng ra các hình khác nhau. Đó chỉ là hiện tượng ảo giác (pareidolia) khá phổ biến trong tâm lý học. Ví dụ về hiện tượng này có thể có ở khắp nơi. Nếu bạn nhìn vào bản đồ bang NewHampshire, có lẽ bạn cũng có thể tưởng tượng ra đủ thứ.
    Dẫn chứng rõ ràng cho cách giải thích hiện tượng tâm lý này là bức hình ?ocô gái? của tầu Spirit thực sự không giống người sao Hỏa (bởi vì chúng ta đâu có biết người sao Hỏa trông như thế nào !), mà ?ocô nàng? lại giống một người Trái đất hơn. HÌnh ảnh đó là sự diễn dịch của con người. Nếu bạn nhìn rộng ra xung quanh ?ohình người? đó, bạn sẽ nhận thấy một số tảng đá và các hình thù trông không giống người nhưng lại giống các sinh vật khác (Trái đất), như hình con rắn hay con tê tê. Ngay ở góc dưới bên phải ta cũng có thể thấy hình giống như cái đầu của một giống bò sát đang giương mắt nhìn v.v..
    Đây cũng không phải là lần đầu tiên các bức hình của Nasa bị cho là có mang hình người sao Hỏa. Vào năm 1976, một người đàn ông tên là Richard Hoagland đã cho rằng các bức ảnh chụp ở vùng Cydonia của sao Hỏa có hình một bộ mặt người và đó là bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
    Theo nhà thiên văn học Phil Plait của trang web Bad Astronomy, nếu bức hình đó đúng là mô tả một người trên sao Hỏa, người đó phải cực nhỏ bé. ?o Có lẽ chỉ bằng cái miệng chén. Viên đá trên sao Hỏa thực sự chỉ có vài inh sơ, và chiếc camerra của robot Spirit cũng cách nó chừng vài mét. Gió sao Hỏa thổi qua hàng triệu năm đã tạc lên bức tượng này. Mà xu hướng của con người là luôn nhận ra nét gì đó quen thuộc khi nhìn vào các hình thù hỗn độn? Plait nói.
    Mặc dầu đã có những giải thích về mặt khoa học và tính logic rằng hình ảnh đó chỉ là một viên đá chứ không phải một sinh vật nào cả, những người tin vào UFO và những người theo thuyết hoài nghi vẫn cứ tiếp tục tin vào lý luận của họ.
    Thực ra thì cũng không khó khăn để chỉ ra rằng hình ảnh đó có phải là một sinh vật hay không. Robot Spirit sẽ chụp một bức hình khác ngay tại chỗ đó sau vài tuần. Nếu bức hình đó vẫn y nguyên, đó phải là một viên đá, trừ phi người tí hon sao Hỏa có thể giữ nguyên vị trí như tượng trong suốt thời gian đó (ở một số nước, có những người đứng bất động, đóng giả tượng để kiếm sống, nhưng có lẽ không quá 30 phút một lần).
    Đây cũng chính là cách mà hình ?oBộ mặt người? nổi tiếng trên sao Hỏa đã được làm sáng tỏ. Vào ngày 5/4/1998, tầu thăm dò sao Hỏa Mars Global Surveyor đã chụp những bức ảnh của ?obộ mặt? nhưng có độ phân giải cao hơn lần chụp năm 1976 nhiều. Các bức hình mới đã cho thấy phần bề mặt đó đã bị ăn mòn mạnh và bộ mặt được tạo thành chẳng qua là do hình ảnh có độ phân giải thấp và thực sự đó chỉ là một trò đùa của ánh sáng. Giả thuyết Hoagland đã bị bác bỏ.
    Theo Space.com
    [​IMG]
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT VỆ TINH HOA KỲ BỊ MẤT ĐIỀU KHIỂN ĐANG LAO VÀO TRÁI ĐẤT.
    Ngày hôm qua 26/1/2008, các quan chức nói rằng một vệ tinh do thám loại lớn của Mỹ sẽ lao vào Trái đất trong tháng tới.
    Vẫn chưa rõ liệu các mảnh vỡ của con tầu có rơi xuống mặt đất hay không, nhưng chúng có thể lao xuống vào cuối tháng Hai hoặc trong tháng Ba. Người ta cũng không biết liệu các mảnh vỡ có chứa đựng các yếu tố nguy hiểm như vật liệu phóng xạ hay không.
    Các quan chức nói rằng họ đã mất liên lạc với con tầu không người lái này và đã thông báo cho các quốc gia trên khắp thế giới về các mối nguy hiểm có thể xẩy ra. Phát ngôn viên của Ủy ban An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Gordon Johndroe đã nói với phóng viên hãng tin AP rằng:?Các cơ quan liên quan của các nước đã được thông báo và đang theo dõi diễn biến của sự việc này.. chúng tôi đang tìm các phương án có thể để làm giảm nhẹ thiệt hại do chiếc vệ tinh này có thể gây ra?.
    Johndroe từ chối cho mọi người biết rằng liệu một trong các khả năng là Mỹ sẽ bắn hạ chiếc vệ tinh bằng một quả tên lửa.
    Gần đây Trung quốc cũng đã thực hiện một phi vụ tương tự khi bắn hạ một trong những vệ tinh của họ để kiểm tra hệ thống tên lửa vũ trụ của nước này. Tuy nhiên vụ bắn hạ vệ tinh này của Trung quốc đã tạo ra một đám các mảnh vỡ và do vậy những vệ tinh khác đã phải chuyển sang quỹ đạo khác nhằm tránh bị các mảnh vỡ này va phải.
    Trước đó, đã có những vệ tinh khác bị rơi vào Trái đất mà không gây thiệt hại gì. Vào năm 2002, một số mảnh vỡ của một vệ tinh nghiên cứu khoa học đã rơi xuống vịnh Ba tư.

    Vụ vệ tinh bị rơi vào Trái đất lớn nhất xẩy ra vào năm 1979. Khi đó, vệ tinh Skylab nặng 78 tấn của Nasa đã lao xuống Ấn độ dương và bốc cháy dữ dội, một phần các mảnh vỡ đã lao vào cả Australia. Không ai bị thương trong vụ việc nhậy cảm này. Một tờ báo ở San Francisco đã treo giải thưởng cho bất kỳ ai nhặt được một mảnh vỡ của Skylab và mang tới trụ sở của tòa báo. Giải thưởng trị giá 10000usd đã về tay một thanh niên ở miền Tây nước Úc. Anh đã nhặt được một mảnh vỡ của tầu Skylab ngay trên mái nhà của mình ở thị trấn Esperance và đã cầm mảnh vỡ giá trị đó tới Hoa kỳ.
    Trong năm 2000, Nasa cũng đã cho hạ một vệ tinh nhỏ hơn nhiều xuống một khu vực hẻo lánh của Thái bình dương. Trường hợp vệ tinh do thám tới đây sẽ không thể làm được như vậy bởi vì con tầu đã cạn hết nhiên liệu. Cũng vì lý do này mà các chuyên gia không thể chủ động được thời điểm và vị trí con tầu sẽ rơi xuống Trái đất hoặc sẽ ?obắt? nó sẽ cháy hoàn toàn trong không trung.
    Một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất về ô nhiễm vũ trụ xẩy ra từ thời Liên xô cũ. Từ năm 1967 tới 1988 Liên xô phóng một loạt các vệ tinh do thám Rorsat. Các tầu vũ trụ này đã được trang bị các lò phản ứng hạt nhân. Sau đó người ta mới biết rằng có 16 trong tổng số 31 tầu Rorsat đã bị dò gỉ phóng xạ và các đám mây phóng xạ đã bay thành một vệt dài trong quỹ đạo của các vệ tinh Rorsat xung quanh Trái đất.
    Theo Dailyastronomy
    [​IMG]
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT HÀNH TINH NGOẠI HỆ ĐƯỢC PHÁT HIỆN THÔNG QUA DỰ ĐOÁN
    Các nhà thiên văn học đã thành công trong việc dự đoán sự tồn tại của một thành tinh, đây là lần đầu tiên họ làm được việc này kể từ khi Neptune được phát hiện trong những năm 1840. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, trong trường hợp này thiên thể được phát hiện là một hành tinh ngoại hệ đang quay xung quanh một ngôi sao cách chúng ta tới 200 năm ánh sáng.
    Tiến sĩ Rory Barnes thuộc DHTH Arizona cùng các đồng nghiệp đã dự đoán ra hành tinh này bằng cách nghiên cứu lý thuyết các quỹ đạo của 2 hành tinh đã biết quay xung quanh ngôi sao HD 74156.
    Nhóm của Barnes đã nghiên cứu quỹ đạo của một số hệ hành tinh và nhận thấy rằng các hành tinh luôn có xu hướng ?obó? chặt lấy nhau nếu không có các lực hấp dẫn từ các thiên thể khác làm nhiễu quỹ đạo bay của chúng. Các nhà nghiên cứu đưa ra lý lẽ rằng sự tập trung quỹ đạo này là do kết quả của quá trình hình thành lên các hành tinh và mang tính đặc trưng.
    Nhưng ở giữa 2 hành tinh ký hiệu là ?oB? và ?oC? bay xung quanh ngôi sao HD 74156 lại tồn tại một khoảng trống lớn. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng nếu thuyết ?o Hệ hành tinh xếp chặt? của họ đúng, hẳn phải tồn tại một hành tinh nữa ở giữa hai hành tinh B và C và quỹ đạo của hành tinh lạ này phải xác định được.
    Barnes nói: ?oTôi nhận thấy có tới 6 hệ hành tinh trong số 7 hệ được nghiên cứu thể hiện tính chất ?oxếp chặt?, theo lẽ đương nhiên tôi phải nghi ngờ sự tồn tại của một hành tinh nữa ở trong hệ HD 7456 và thiên thể đó cùng với các hành tinh còn lại tạo thành một hệ xếp chặt?.
    Jacob Bean và các đồng nghiệp của mình thuộc ĐHTH Texas đã quan sát hệ hành tinh trên một cách cẩn thận và đã xác nhận rằng có một hành tinh ở đúng vị trí mà nhóm của Barnes đã dự đoán. Theo thông lệ, hành tinh mới đã được đặt tên là HD 74156 D.
    Tiến sĩ Steven Soter, một nhà thiên văn học thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở New York đã luôn theo dõi các phát hiện về hành tinh ngoại hệ. Soter đã ghi nhận rằng nhóm nghiên cứu của Barnes là nhóm đầu tiên thành công trong việc dự đoán sự tồn tại của một hành tinh kể từ khi Neptune (sao Hải vương) được dự đoán hơn 160 năm qua. Vào thời đó, các nhà thiên văn học John Couch Adams của Anh và Urbain Jean Joseph Le Verrier của Pháp đã độc lập tính toán ra vị trí của sao Hải vương dựa trên những chuyển động bất thường của sao Thiên vương.
    Barnes nói: ?oThuyết ?~Hệ hành tinh xếp chặt?T không những đưa ra một phương pháp dự đoán các hành tinh mới, mà còn hé lộ một số khái niệm về sự hình thành của các hành tinh. Quá trinh hình thành lên các hành tinh từ các đám khí và bụi xung quanh các ngôi sao trẻ hẳn phải có hiệu quả rất cao. Bất cứ một khoảng trống nào có thể hình thành lên một hành tinh, là ở đó có một hành tinh ra đời ?.
    Thuyết Hệ hành tinh xếp chặt cũng dự đoán rằng khoảng trống giữa những hành tinh đã biết ở các hệ sao khác cũng có lẽ đang chứa đầy những hành tinh mà chúng ta vẫn chưa phát hiện ra. Barnes còn nói thêm rằng ngay sau khi hành tinh HD 74156 được phát hiện, một nhóm các nhà thiên văn học khác cũng đã tìm ra một hành tinh mới quay xung quanh ngôi sao 44 Cancri, một lần nữa hành tinh này cũng đã được Barnes và Raymond dự đoán trước !.
    Barnes và các đồng nghiệp còn dự đoán một hành tinh nữa bay xung quanh hệ sao HD 38529. Cho tới nay, các nhà thiên văn học vẫn chưa tìm ra hành tinh nào ở vị trí dự đoán. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn nói rằng họ đang trông chờ những quan sát mới sẽ một lần nữa xác nhận tính đúng đắn của Thuyết ?~Hệ Hành Tinh Xếp Chặt?T
    Theo Astronomy
    [​IMG]
  4. doremi15

    doremi15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ em tìm được bài viết này trên mạng. Tuy bài này từ năm 2007 rồi nhưng mà hay ghê. ^^
    Ngắm ?omặt trời xanh? ở Ai Cập (09/10/07)
    Hiện tượng tự nhiên cực hiếm này chính thức được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 9/1950 tại Edinburgh, Scotland. Mãi cho đến ngày 14/12 năm ngoái, nó mới xuất hiện lần thứ 2 và được một nhiếp ảnh gia mới vô tình ghi lại mà không hề hay biết.
    Mặc dù là tác giả của bức hình ?ođộc? nhưng Tom Hartlove không hề hay biết về sự tồn tại của nó, cho tới cách đây mấy ngày anh mới tình cờ phát hiện khi đang lục lại đống ảnh cũ.
    Quá đỗi ngạc nhiên, Hartlove đã gửi bức ảnh tới một chuyên gia vật lý khí quyển để tìm hiểu chân tướng sự việc. Vị giáo sư đó đã trả lời như sau:
    ?oHiện tượng ?omặt trời xanh? hiếm hoi tới nay mới chỉ được quan sát vài lần trên toàn thế giới, lần xảy ra gần đây nhất là vào tháng 9/1950 tại Scotland. Chi tiết về sự kiện này có thể tìm thấy trong cuốn sách mang tên ?oÁng mây trong cốc bia? (Clouds in a Glass of Beer) của tác giả Craig Bohren, trang 91?.
    Thủ phạm gây nên hiện tượng này (được cho) là khói trong bầu khí quyển. Đó là những mảng khói xuất phát từ các đám cháy do nông dân Cairo đốt cây bụi, chúng bay lên xen giữa vị trí máy ảnh và Kim tự tháp, tạo một lớp trong suốt xanh mờ bao phủ toàn bộ sự vật đưa vào ống kính.
    [​IMG]
    Dân Trí (theo Coast to Coast)
    Được doremi15 sửa chữa / chuyển vào 08:26 ngày 01/02/2008
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MÁY GIA TỐC - VA CHẠM HẠT LHC CHUẨN BỊ TÌM KIẾM CÁC SIÊU HẠT

    Squark, photino, selectron, neutralino v.v.. đó mới chỉ là một vài ví dụ về các hạt siêu đối xứng, một lớp hạt có thể được tạo ra khi thiết bị ?~va chạm?T nguyên tử mạnh nhất thế giới đi vào hoạt động một vài tháng tới đây.
    Thiết bị Gia tốc - Va đập Mạnh hay LHC (The Large Hadron Collider ) tại phòng thí nghiệm hạt CERN (European Organization for Nuclear Research or Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire in French) ở Geneva Thụy sĩ sẽ có thể sẽ làm thay đổi mãi mãi quan niệm của chúng ta về vũ trụ. Máy gia tốc hạt đặt ngầm dưới đất có độ dài tới 17 dặm (27,35km) sẽ phóng những hạt proton bay theo quỹ đạo tròn cho tới khi chúng đạt vận tốc bằng 99% vận tốc ánh sáng và va vào nhau. Khi những hạt này va chạm, chúng sẽ giải phóng các mức năng lượng tương tự như vũ trụ đã giải phóng ra ngay sau vụ nổ Bigbang, theo lý thuyết thì đó là sự bắt đầu của thời gian.
    Các nhà khoa học không biết đích xác họ sẽ thu được những gì từ thiết bị LHC, nhưng họ biết chắc những va chạm khủng khiếp này sẽ tạo ra những hạt ?~lạ?T mà từ trước tới giờ các nhà vật lý mới chỉ mơ ước tới mà thôi.
    Rất nhiều nhà khoa học đang hy vọng sẽ quan sát được những hạt siêu đối xứng, viết tắt là siêu hạt (sparticle). Các siêu hạt được dự báo thông qua thuyết siêu đối xứng. Thuyết này cho rằng cứ mỗi một hạt cơ bản mà chúng ta biết cho tới nay, luôn tồn tại một hạt tương ứng (đối xứng) mà chúng ta vẫn chưa tìm ra. Ví dụ như hạt siêu đối xứng của electron sẽ là selectron, hạt siêu đối xứng của quark là squark , còn của photon là photino?
    Tiếp cận dần dần
    Gần đây, các nhà nghiên cứu ở Đại Học tổng hợp Đông bắc bang Masachusetts Hoa kỳ, đã làm sáng tỏ về một số siêu hạt mà máy gia tốc LHC có thể tìm ra. Theo Pran Nath, một nhà vật lý lý thuyết ở ĐHTH Đông bắc đã làm việc về dự án siêu hạt tại LHC thì có tới 10 ngàn khả năng về mặt cấu trúc mà 4 siêu hạt nhẹ nhất có thể có. Nhưng sau khi nghiên cứu các số liệu thí nghiệm về vật lý thiên văn, và đưa ra một số dự đoán về mô hình lý thuyết, Nath và các đồng nghiệp của mình là Danial Feldman và Liu, đã giảm số khả năng từ 10 ngàn xuống còn có 16 .
    Nath nói với phóng viên Space.com rằng: ?oNếu các giả thiết trên là đúng, chúng tôi có thể nói ra trình tự mà các siêu hạt sẽ được tạo ra. Bởi vậy chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm các dấu hiệu đặc trưng của các siêu hạt này?.
    Nếu thiết bị gia tốc - va chạm LHC sản sinh ra các siêu hạt, các nhà nghiên cứu sẽ không thể quan sát chúng được ngay bởi vì các hạt này sẽ bị phân rã nhanh chóng. Các nhà khoa học chỉ có thể hy vọng phân lập được các dấu vết của chúng bằng cách phân tích các dòng hạt thông thường khi nhũng siêu hạt kia bị phân hủy.
    Nath nói :?Việc biết được trình tự theo khối lượng của các siêu hạt là rất quan trọng bởi vì mỗi giả thiết khác nhau lại dẫn tới các cấu trúc khác nhau. Bởi thế điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ xem xét các cấu trúc đó, sau đó lại ngoại suy ngược lại lý thuyết?.
    Thiết bị gia tốc LHC sẽ được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng Tư tới. Các nhà khoa học dự tính các kết quả đầu tiên sẽ có được vào cuối năm nay.
    Các hạt này đi đâu?
    Khi khái niệm những hạt siêu đối xứng lần đàu tiên được đưa ra, các nhà khoa học vẫn phân vân tại sao chúng ta không quan sát được chúng trong vũ trụ. Theo họ, lời giải thích là các siêu hạt thường nặng hơn rất nhiều các hạt đối tác với chúng, bởi thế tất cả chúng đêu bị phân rã.
    Nath nói: ?oMột hạt đã không bền mà càng nặng thì càng có thời gian sống ngắn hơn, do vậy ngay sau khi được sinh ra, chúng đã bắt đầu quá trình phân hủy?
    Để tạo ra được các siêu hạt, cần phải có rất nhiều năng lượng: các điều kiện đó chỉ có thể có được ngay sau vụ nổ Bigbang và có lẽ cả thiết bị LHC nữa.
    Các nhà vật lý học vẫn chưa rõ tại sao các siêu hạt lại không có cùng khối lượng với các hạt thông thường, nhưng họ dự đoán rằng sự đối xứng có thể đã bị phá hủy trong một số khu vực của vũ trụ mà chúng ta không thể nhìn hay tiếp cận được và chỉ có thể cảm nhận trường hấp dẫn của chúng.
    Vật chất tối và thuyết dây
    Nếu thuyết siêu đối xứng là thực sự tồn tại, có thể nó sẽ giúp giải quyết một số vấn đề vẫn còn tồn đọng trong vật lý học.
    Thứ nhất, thuyết này có thể đưa ra lời giải thích về vật chất tối ?" một loại vật chất bí hiểm trong vũ trụ mà các nhà thiên văn học vẫn có thể xác định được trường hấp dẫn của chúng nhưng lại không hề nhìn thấy.
    Enrico Lunghi, một nhà vật lý lý thuyết tại phòng thí nghiệm FemiLab ở Chicago nói: ?oCác thuyết siêu đối xứng phổ biến nhất dự đoán sự tồn tại của một siêu hạt bền, đó là hạt neutralino. Đó là một ứng cử viên tuyệt vời cho vật chất tối. Vấn đề là ở chỗ chúng ta vẫn chưa nhìn được chúng. Đó cũng là một lý do chính đáng để chúng ta mong đợi tìm được các hạt siêu đối xứng thông qua máy LHC?.
    Neutralino có thể là một siêu hạt nhẹ nhất trong các siêu hạt, do vậy chúng cũng có thể tồn tại được trong tự nhiên mà không bị phân hủy ngay lập tức.
    Thuyết siêu đối xứng cũng giúp giải quyết các vấn đề cơ bản giữa vật lý về những hạt nhỏ nhất (vật lý lượng tử) với vật lý nghiên cứu các thiên thể lớn, nơi mà thuyết tương đối rộng của Anhxtanh ngự trị.
    Lunghi nói:? Đó là một bước đi cần thiết để giải quyết sự sai lệch giữa mô hình chuẩn (của vật lý hạt) và lực hấp dẫn. Nó có thể là một bước trung gian quan trọng trước khi tiến tới mục tiêu cuối cùng :một học thuyết của tất cả?.
    Hơn nữa, nếu thuyết siêu đối xứng được chứng minh là đúng, nó có thể giúp phát triển thêm lý thuyết dây, mà bản thân trong thuyết này đã bao gồm cả khái niệm siêu đối xứng. Tuy nhiên, thuyết siêu đối xứng có thể vẫn tồn tại ngay cả khi học thuyết dây không còn đúng.
    Nath nói:?Thuyết siêu đối xứng vẫn c ứ tồn tại mà không phụ thuộc vào tính đúng đắn của thuyết dây, nhưng sẽ là rất tuyệt cho thuyết dây nếu người ta phát hiện được các hạt siêu đối xứng. Nếu không một hạt siêu đối xứng nào được phát hiện, đó quả là một tin xấu cho cả thuyết dây lẫn thuyết siêu đối xứng?.
    Chưa được chứng minh
    Một số các nhà khoa học vẫn đang hoài nghi liệu thuyết siêu đối xứng có tồn tại hay không và liệu hệ thiết bị khổng lồ LHC có tự chứng minh được sự tồn tại của mình?
    Alvaro de Rujula, một nhà vật lý lý thuyết tại CERN nói:?Thuyết siêu đối xứng quả là một ý tưởng hay, nhưng tôi khó mà tin được rằng nó không những tồn tại trong vũ trụ mà còn có thể trong cả thiết bị này nữa. Có thể điều đó đúng, nhưng chiếc máy này tôi nghĩ vẫn chưa tiếp cận được?. (Ông là một nhà khoa học tại CERN mà còn phát biểu như vậy !).
    Theo Rujula, ngay cả khi LHC có thể tạo ra được các hạt siêu đối xứng, cũng chỉ có một vài hạt được tạo ra và dấu hiệu nhận biết của chúng rất khó xác định. Ông nói:?Người ta sẽ vội vã kết luận, nhưng hoàn toàn không dễ dàng để chứng minh chúng đúng là các hạt siêu đối xứng. Có thể ta cũng cần một ít may mắn để tìm ra bằng chứng xác thực minh chứng cho sự tồn tại của các hạt siêu đối xứng do LHC tạo ra?,
    Với nhiều nhà vật lý học, khả năng không tìm được các kết quả họ mong đợi cũng làm họ sốt ruột không kém.
    Rujula nói tiếp: ?o Đôi khi chúng ta mắc sai lầm lại tốt hơn. Sự việc thực sự chỉ cuốn hút khi chúng ta còn chưa hiểu về nó. Đó cũng chính là mục đich của các nhà nghiên cứu khoa học?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG CHÚ CHIM CÁNH CỤT SẼ ĐƯỢC NGẮM NHẬT THỰC VÀNH KHUYÊN
    Vào ngày 7 tháng 2 (ngày mồng 1 Tết) sẽ diễn ra nhật thực toàn phần, nhưng có rất ít người sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng hiếm hoi này. Đây sẽ là một nhật thực toàn phần hình khuyên, giống như đồng xu 2000 đặt lên đồng 5000, Mặt trăng quá nhỏ để có thể che hoàn toàn Mặt trời. Kết quả là Mặt trời sẽ trông giống như một vòng lửa. Chính vì vậy mới có tên nhật thực hình khuyên (annular tiếng Latin có nghĩa là khuyên). Đó thực sự là một cảnh tượng hiếm thấy nhưng có lẽ chỉ có rất ít người được chiêm ngưỡng vào dịp này, mà chủ yếu sẽ là các chú chim cánh cụt.
    Khu vực có thể tận mắt thấy nhật thực hình khuyên lần này, nếu bạn chưa đoán ra, chính là châu Nam cực, một châu lục duy nhất không có dân cư theo đúng nghĩa của nó. Nam cực lớn hơn nước Mỹ, nhưng vào mùa hè chỉ có khoảng 2500 người đến đây làm việc và nghiên cứu. Vào mùa đông, con số này giảm xuống còn 1000 người.
    Nhật thực trong băng giá
    Nhật thực xuất hiện khi bóng của Mặt trăng đổ vào Trái đất. Thực ra thì có tới 2 dạng bóng của Mặt trăng: phần bên ngoài còn gọi là phần nửa tối hay bán dạ (penumbra) và phần bên trong, tối hoàn toàn còn gọi là phần tối (umbra). Những khu vực thuộc vùng bán dạ đi qua sẽ được xem nhật thực một phần, còn những nơi có phần tối đi qua thì sẽ có nhật thực toàn phần..
    Châu Nam cực có một ?~nick name?T là ?~cái Tủ lạnh?T . Ellsworth Land của Nam cực, nơi tâm của bóng Mặt trăng sẽ đi qua vào lúc 3:20 giờ quốc tế (UT) ngày 7/2, tương đương với 20:20 giờ Việt Nam. Nhưng đó không phải là phần tối hoàn toàn bởi vì vào thời điểm đó Mặt trăng nằm cách Trái đất 383350 km (khoảng cách nhỏ nhất của Mặt trăng đến Trái đất là 363104km), do vậy phần bóng tối hoàn toàn hình côn không vươn tới được Trái đất mà còn cách khoảng 15000km nữa. Phần bóng đối diện với hình côn (umbra) khi đó mới chạm vào mặt đất.
    Phần bóng tối (umbra) kéo dài này còn được gọi là antumbra, nơi ta có thẻ nhìn được nhật thực hình khuyên, trải lên Nam cực hình thù giống một điếu xì gà với chiều dài khoảng 580km.
    Vào lúc 3h30?T, khu vực antumbra sẽ tới được vị trí gần vói cực nam của Trái đất nhất : khoảng 1300km về phía bán cầu Đông. Vùng nhật thực hình khuyên này cũng sẽ quét qua khu vực Marie Byrd Land, một khu vực phía Tây Châu Nam cực. Nhà thám hiểm người Mỹ Richard E. Byrd đã phát hiện ra vùng đất này vào năm 1929 và đã lấy tên vợ của mình để đặt tên cho nơi đây. Tuy nhiên Marie Byrd Land là một nơi quá hẻo lánh và khắc nghiệt, ngay cả đối với những người làm việc ở Nam cực nên nó vẫn chưa được bất kỳ một quốc gia nào nhận là của mình, và đây là vùng lãnh thổ lớn nhất trên Trái đất hiện vẫn thuộc loại ?~vô thừa nhận?T.
    Theo Space.com[​IMG]
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI MẬU TÍ !
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGUYỆT THỰC ĐÃ GIẢI CỨU ĐOÀN THÁM HIỂM CỦA CRI-XTỐP CÔLÔNG NHƯ THẾ NÀO ?
    Đêm 20 /2 tới đây, dân cư ở các khu vực thuộc châu Mỹ sẽ được thấy hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Người dân châu Âu, châu Phi và một số vùng Tây Á cũng có thể xem được nhưng chỉ ngay trước khi Mặt trăng lặn ở phía chân trời tây (khi đó được tính là đêm 21/2 ở những khu vực này). Nguyệt thực toàn phần lần này còn được tô điểm thêm bởi hành tinh sao Thổ và ngôi sao Regulus liền kề.
    Những lần nhật thực hay nguyệt thực trong quá khứ xa xưa thường làm cho dân chúng hoảng sợ hoặc lo lắng, họ thường liên hệ những hiện tượng này tới những điềm xấu sẽ xẩy ra. Một trong những sự kiện như vậy đã được ghi lại có liên quan tới nhà thám hiểm vĩ đại Christ Columbus, người đã phát hiện ra châu Mỹ.
    Tầu buồm bị hỏng
    Như chúng ta đã được học trong nhà trường, ngày 12/10/1492, Đô đốc Christopher Columbus đã lần đầu tiên đặt chân lên một hòn đảo phía đông bắc Cuba, mà sau đó ông đặt tên là San Sanvado (Đấng cứu rỗi thần thánh). Trong mười năm sau đó, ông liên tục thám hiểm vùng đất Mỹ châu mà ông vẫn cứ ngỡ là Ấn độ hoặc Trung quốc và không hề biết rằng mình đã phát hiện ra một châu lục mới.
    Trong chuyến đi thứ 4 và cũng là cuối cùng của mình vào năm 1502, hai trong số bốn con tầu buồm của ông đã bị hỏng do những con hà ăn thủng đáy. Ngày 25/6/1503, ông đã buộc phải bỏ lại 2 con tầu của mình và tạm trú lên một hòn đảo hiện thuộc Jamaica.
    Ban đầu thì những người thổ dân da đỏ ở đây đón tiếp thủy thủ đoàn rất nhiệt tình. Họ cung cấp thức ăn, nhà ở cùng nhiều vật dụng khác. Nhưng thời gian cứ kéo dài, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, quan hệ giữa hai bên xấu dần và ngày càng chở lên căng thẳng. Sau khoảng 6 tháng, một số thủy thủ còn nẩy sinh tệ cướp bóc, và giết hại một số thổ dân da đỏ. Thổ dân nơi đây bắt dầu chán ngấy việc phải đổi cá, ngô, sắn để lấy những thứ linh tinh như thắt lưng, còi , huy hiệu v v.. và vấn đề đói kém bắt đầu đe dọa đoàn thủy thủ của Đô đốc Christopher Columbus.
    Trước tình thế bi đát đó, Columbus đã nghĩ ra một diệu kế và bắt đầu chuẩn bị kế hoạch thực hiện nhằm giải thoát thủy thủ đoàn.
    Lịch thiên văn cứu cánh
    Trước đó, Johannes Muller (1436-1476), một nhà thiên văn học, chiêm tinh học và toán học người Đức đã soạn ra một cuốn lịch thiên văn, trong đó có ghi rõ các sự kiện thiên văn từ năm 1475 cho tới 1506. Cuốn lịch này quả là một tài liệu có giá trị, bởi vì trong đó có ghi rõ các vị trí của Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh, những ngôi sao và chòm sao quan trọng, và nó càng quan trọng hơn đối với các nhà hàng hải vào thời bấy giờ do họ phải định phương hướng bằng các vì sao trên trời. Sau khi cuốn lịch thiên văn của Muller được xuât bản, không có một nhà thám hiểm nào lại không có một bản trong hành trang của mình.
    Columbus đương nhiên cũng sở hữu một bản. Ông nhận thấy rằng, vào tối ngày 29/2 năm 1504, sẽ xẩy ra nguyệt thực toàn phần ngay sau khi trăng mọc.
    Ba ngày trước khi nguyệt thực xẩy ra, ông yêu cầu gặp tù trưởng của bộ lạc da đỏ và tuyên bố với ông này rằng Chúa Kito rất tức giận với những người da đỏ bởi vì họ không cung cấp cho thủy thủ đoàn các nhu yếu phẩm cần thiết. Do vậy Chúa sẽ thể hiện sự bất bình của mình bằng cách sau 3 ngày nữa, tới đêm trăng tròn, ngài sẽ xóa đi mặt trăng và chỉ để lại một mầu đỏ thể hiện sự tức giận, mà sau đó sẽ là những điều tồi tệ hơn rất nhiều giáng xuống những dân cư da đỏ. (người da đỏ ở Jamaica thờ thần Mặt trăng-ND).
    Trăng mọc và lại ..biến mất!
    Trong buổi tối quyết định, khi Mặt trời vừa lặn và Mặt trăng bắt đầu lấp ló ở phía trời đông, mọi người đều nhận thấy rõ là có một cái gì đó không ổn đang xẩy ra. Mặt trăng vửa nhô hẳn lên trên đường chân trời, phần phía dưới của đĩa trăng đã bị lẹm đi một góc!.
    Khoảng 1 tiếng sau đó, Mặt trăng chì còn là một hình tròn lờ mờ mầu đỏ máu thê lương. Thay vì có một đêm trăng rằm sáng sủa, những người dân da đỏ chỉ còn thấy được một mặt trăng mờ, đỏ lịm, treo trên bầu trời phía đông. Thật là kinh khủng, đúng là tai họa sắp giáng xuống đến nơi !.
    Theo như Ferdinand, con trai của Columbus, kể lại trong một cuốn sách, lúc đó những người dân da đỏ đã thực sự hoảng sợ, họ hú lên những tiếng kêu man rợ, họ gào thét, khóc lóc. Họ bủa đi tứ tung và tìm mang về lương thực, thực phẩm để cầu xin vị đô đốc giúp họ xin Chúa rủ lòng thương cứu vớt lấy những người da đỏ đáng thương. Họ hứa rằng sẽ tuyệt đối hợp tác với người của Columbus nếu ông có thể đem lại Mặt trăng cho họ. Nhà thám hiểm vĩ đại đã nói với những người thổ dân rằng ông sẽ cố gắng ?onói chuyện riêng? với Chúa để cầu xin cho họ. Và sau đó ông tự giam mình vào một cabin kín mít trong khoảng 50 phút.
    ?oVị chúa? của Columbus thực ra chỉ là một cái đồng hồ cát, ông đã dùng cái đồng hồ này để xác định từng thời điểm của quá trình nguyệt thực theo như cuốn lịch thiên văn của Muller đã mô tả.
    Ngay trước thời điểm Mặt trăng xuất hiện chở lại, Columbus bước từ trong cabin ra và tuyên bố trước những người dân da đỏ rằng Chúa đã tha thứ cho họ và sẽ cho phép Mặt trăng chở lại bình thường. Đúng như lời tuyên bố của Columbus, Mặt trăng bắt đầu từ từ xuất hiện trước những con mắt biết ơn của những người da đỏ. Sau đó, thổ dân đã đối xử cực kỳ tử tế với những thủy thủ của Columbus cho mãi tới lúc tầu cứu hộ tới được nơi đây vào ngày 29/6/1504, sau một năm sống dựa vào thổ dân da đỏ.
    Columbus và thủy thủ đoàn về được Tây ban nha vào ngày 7/11 năm đó.
    Khảo dị
    Mark Twain rất thích câu chuyện của Christopher Columbus và vào năm 1889, ông đã viết một cuốn tiểu thuyết với tựa đề ?o Một người Connecticut trong phiên xử của vua Arthur? (Nguyên văn: A Connecticut Yankee in King Arthur''''s Court) . Trong câu chuyện này, nhân vật chính Hank Morgan đã sử dụng một mưu kế tương tự như Columbus đã làm.
    Morgan đang sắp bị đưa ra hành hình trên giàn thiêu, ông đã ?odự đoán? sẽ có nhật thực mà ông biết chắc sẽ xẩy ra, do đó ông tuyên bố có thể ?ođiều khiển? được cả Mặt trời. Morgan rất vui lòng sẽ đem trả lại Mặt trời nếu ông được tha bổng và được trao một chức quan lâu dài của nhà vua.
    Chỉ duy nhất có một lỗi nhỏ trong câu chuyện của Mark Twain là vào ngày Morgan bị hành hình, ngày 21/6 năm 528 sau CN, theo như câu chuyện, không hề có nhật thực xẩy ra. Thực ra, ngày đó chỉ sau hôm rằm có 3 ngày và như ta biết, nhật thực không bao giờ xuất hiện (Nhật thực chỉ xuất hiện vào ngày mùng 1 âm lịch, và chỉ có thể lệch 1 ngày là cùng - ND). Có lẽ Mark Twain nên tham khảo một cuốn lịch thiên văn !

    Theo Space.com
    [​IMG]
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 12/02/2008
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thohry có nhầm lẫn về tháng : tháng 5 chứ không phải tháng 3 (đã sửa lại cho bạn)
    Đang test lại thì sự che khuất này vào khoảng 8h sáng giờ Việt Nam. Và dĩ nhiên chúng ta không xem được.
    Và cũng đúng là space chỉ dành cho người đọc ở Mỹ. Tối hôm 10/5 khoảng 10h tối trăng sẽ từ từ che Sao Hỏa cái này càng đáng xem hơn.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thanks mod. Chết thật, Chủ nhật thì thành Thứ 7, nhật thực thì thành nguyệt thực, còn một nhầm lẫn nữa tôi hay mắc phải là đánh máy số 3 thành số 8 và ngược lại (vì cùng sử dụng ngón giữa). Lần này thì tháng 5 thành tháng 3 (perhalf because my birthday is in March). Thế này thì ko dám dịch nữa rồi..
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sao băng cực lớn ở Mỹ
    Một ngôi sao băng đã tạo thành vệt sáng lớn kèm theo tiếng nổ trên bầu trời thành phố Boise bang Idaho nước Mỹ vào rạng sáng Thứ ba 19/2 vừa qua .
    [​IMG]
    Các dân cư từ Boise, Idaho và nhưng thành phố phía tây bang Washington tường thuật lại đã trông thấy "ánh chớp" trên bầu trời bình minh đầy mây khoảng 5:30 sáng.
    "Tôi nghe thấy tiếng rít và nhìn quanh xem đó ở đâu. Trên bầu trời tôi thấy cái gì đó rất lớn màu đỏ vàng và có một chút màu xanh nữa, có lẽ tôi đã nhìn thấy một quả cầu lửa, một quả cầu lửa rất lớn". Anthony Fazzion kể lại.
    Người phát ngôn của Cơ quan kiểm soát không lưu liên bang ở thành phố Seattle, Mike Fergus nói với AP rằng một phi công của hãng hàng không Horizon đã trông thấy sao băng lao vào trái đất khoảng 5:45 sáng.
    Kjerstin Ramsing, phóng viên của đài truyền hình Spokane người đã trông thấy sao băng, kể với báo KIRO 7 Eyewitness, nó giống như một tia sét hay là một trạm biến thế đang bị nổ vậy. Cô ta nói rằng Trạm quan sát của hải quân Mỹ tại Washington cho biết một thiên thạch đã lao vào bầu khí quyển của Trái Đất.
    "Đang sống ở trên núi, tôi có thể thấy rất nhiều sao băng và đủ các dạng của chúng, nhưng sáng như thế này thì quả là chưa bao giờ thấy". Lời của Leroy Gates, cư dân thành phố Duvall.
    Có rất nhiều cuộc điện thoại của người dân đến các báo và đài truyền hình miêu tả là đã thấy : sét, tên lửa, vệ tinh hay vụ nổ của máy biến thế. Một người quan sát tại Walla Walla cách khoảng 55 dặm phía Nam - Đông Nam của tâm điểm còn cho biết cô ta nghe thấy một âm thanh cực lớn và cảm thấy chấn động của sóng xung kích ngay sau khi vừa nhìn vệt sáng của sao băng.
    Không có báo cáo nào về hư hại, tổn thất của vật chất lần con người.Cảnh sát cho biết họ không tìm thấy hố thiên thạch nào. Có lẽ sao băng đã nổ và bốc hơi hết trong bầu khí quyển.
    Nguyễn Tuấn - www.vietastro.org
    Theo Kirotv, AP,CNN
    Các bạn có thể theo dõi phim của sao băng ghi nhận được bởi các camera an ninh
    http://www.youtube.com/watch?v=S10lS31Ht50
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 11:12 ngày 23/02/2008

Chia sẻ trang này