1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC SIÊU SAO LUÔN CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÙ HỢP ĐỂ CÓ THỂ TỎA SÁNG
    Các siêu sao của Hollywood luôn cần có những điều kiện thích hợp để có thể chở lên nổi tiếng và toả sáng trên màn bạc. Các siêu sao trong những thiên hà cũng vậy, chúng cần những điều kiện thích hợp để hình thành và toả sáng trong vũ trụ.
    Hai nhà khoa học là Mark Krumholz tại ĐHTH Princeton ở New Jersey và đồng nghiệp của ông, Christopher Mc Kee thuộc ĐHTH California ở Berkeley , đã cho rằng, họ đã giải mã được những điều kiện của những khối khí cần phải có để có thể hình thành nên một ngôi sao khổng lồ cỡ 100 lần Mặt trời hay hơn nữa, và như vậy, có lẽ bí mật sự hình thành của các siêu sao này đã được làm sáng tỏ. Họ đã sử dụng các mô hình toán học để chỉ ra rằng làm thế nào mà từ các ngôi sao nhỏ có thể dẫn tới sự hình thành các ngôi sao siêu lớn.
    Krumholz nói:?o Lực hấp dẫn có xu hướng xé lẻ các đám mây khí trong vũ trụ thành các đám nhỏ hơn, và do vậy các ngôi sao siêu lớn khó có khả năng hình thành, nhưng các ngôi sao nhỏ, nếu được hình thành trước, có thể làm nóng các đám khí đó và vì vậy làm khối khí này chở lên mềm mại hơn, do đó tạo điều kiện cho các ngôi sao siêu lớn đựơc hình thành?.
    Sức mạnh của những siêu sao
    Mặc dầu các ngôi sao siêu lớn có ít hơn so với các ngôi sao cỡ trung bình (loại khoảng 80% khối lượng Mặt trời), nhưng chúng mới là động lực chính làm biến đổi vũ trụ.
    Krumholz nói : ?oCác ngôi sao khổng lồ dạng này khá hiếm, nhưng chúng mới là kẻ giữ vai trò chủ đạo ở những ?~cuộc chơi?T ở các thiên hà. Chúng mới là những thiên thể có thể có lực hút mạnh, làm nóng các khối khí để hình thành các ngôi sao khác? Ông cũng giải thích rằng các ngôi sao lớn cũng chính là nguồn tạo ra các nguyên tố có thể hình thành sự sống trong vũ trụ.
    Ông nói : ?oChúng làm đa dạng vũ trụ của chúng ta bởi các nguyên tố kim loại từ các vụ nổ supernova? và nhấn mạnh rằng chỉ có các ngôi sao khổng lồ mới đủ năng lượng để tạo phản ứng nhiệt hạch tổng hợp lên các nguyên tố nặng từ các nguyên tố nhẹ hơn.

    Ảnh huởng của nhiệt

    Theo Krumholz, để hình thành lên những siêu sao như vậy, các đám mây khí tạo sao phải có mật độ cao gấp hàng nghìn lần so với các đám mây tạo sao thông thường. Vấn đề là ở chỗ lực hấp dẫn luôn có xu hướng phá vỡ các đám khí này thành nhiều phần nhỏ và làm cản trở sự hình thành các ngôi sao khổng lồ.
    Theo ông khi bị xé lẻ, lượng khí tập trung ít hơn nên sự hình thành sao lớn không xẩy ra mà chỉ những ngôi sao trung bình mới được hình thành.
    Nếu một vài ngôi sao nhỏ được hình thành trong lòng đám mây khí, chúng có thể hâm nóng khối khí và làm tăng áp suất của khối khí. Quá trình đốt nóng này làm cho lực hấp dẫn không thể phá vỡ đám khí khổng lồ và do vậy có thể tạo thành các ngôi sao lớn.
    Krumholz nói: ?o Sự đốt nóng các khối khí làm cho áp suất tăng lên và át đi ảnh hưởng của lực hấp dẫn, cuối cùng làm cho cả khối khí khổng lồ bị hội tụ thành một siêu sao mà không bị xé lẻ ra?
    Quan điểm mới của sự hình thành sao này cho thấy tại sao các ngôi sao khổng lồ lại hiếm như thế và nó cũng dẫn tới khả năng rằng có thể có nhiều sao được hình thành trong vũ trụ hơn trước đó nguời ta vẫn nghĩ.
    ?o Có thể có những khu vực đáng kể của các thiên hà mà các ngôi sao siêu hạng không thể hình thành được mà chỉ có thể có những ngôi sao thường thường bậc trung như Mặt trời mà thôi. Chúng ta ước lượng số các ngôi sao trong một thiên hà bằng lượng ánh sáng đo được và nếu như không thấy các ngôi sao khổng lồ, có thể khi đó chúng ta đã không đánh giá hết tỷ lệ hình thành sao ở những thiên hà xa xôi đó.?

    Theo Space.com

    [​IMG]
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 29/02/2008
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ PHÓNG TẦU THẦN CHÂU 7 VÀ SẼ THỰC HIỆN ĐI BỘ NGOÀI KHÔNG GIAN
    Theo các phương tiện truyền thông Trung quốc, nước này đã thử nghiệm thành công bộ đồ thám hiểm vũ trụ và một mođun điều áp để sử dụng trong chuyến đi bộ ngoài không gian của họ vào cuối năm nay.
    Bộ đồ vũ trụ này sẽ được sử dụng trong chuyến bay của tầu Thần Châu 7 tới đây, đó là chuyến bay thứ 3 có người điêu khiển của Trung quốc. Tầu Thần châu 7 dự định sẽ được phóng từ sân bay vũ trụ Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam túc vào tháng 10 năm 2008.
    Tờ Trung quốc nhật báo dẫn lời ông Dương Bảo Hòa, giám đốc Viện Hàn lâm Công nghệ Vũ trụ Trung quốc nói rằng: ?o Cả môđun điều áp và bộ đồ vũ trụ đều đã vượt qua các bài thử nghiệm trong điều kiện mô phỏng tình trạng không trọng lượng của vũ trụ. Điều này làm tăng sự tự tin của chúng tôi khi thực hiện các cuộc đi bộ vào không gian?.
    Bộ đồ vũ trụ để thực hiện các chuyến đi bộ vào không gian và modun điều khí áp là những công nghệ mới sẽ được sử dụng trong các chuyến bay Thần châu tiếp theo.
    Môdun điều áp là một buồng điều áp trung gian nhằm giúp các phi công vũ trụ Trung quốc đi từ trong tầu Thần châu ra hẳn ngoài khoảng không.
    Các bộ đồ vũ trụ có vai trò sống còn khi các phi công bước ra ngoài khoảng không bởi vì nó giúp ngăn chặn các tia vũ trụ nguy hiểm, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng như cung cấp cho các nhà du hành thức ăn, ô xy và các thiêt bị thông tin liên lạc. Thiết kế loại bộ đồ này phức tạp hơn rất nhiều hơn những bộ đồ mà các nhà du hành mang trên người khi họ ở trong tầu.
    Tờ nhật báo Thượng hải đưa tin rằng bộ đồ vũ trụ mới này trị giá tới 20 triệu đô la và nặng 100kg trên mặt đất. Trung quốc là nước thứ 3 duy nhất cho tới nay sau Nga và Hoa kỳ đã có thể độc lập phóng tầu vũ trụ đưa người vào quỹ đạo Trái đất. Tầu Thần châu của nước này được thiết kế dựa trên mẫu tầu vũ trụ Liên hợp gồm 3 khoang của Nga, nhưng đã được các kỹ sư Trung quốc cải tiến thêm nhiều.
    Hiện tại Trung quốc vẫn chưa công bố danh sách các phi công sẽ nhận nhiệm vụ lần này trên tầu Thần châu 7, nhưng đã có 14 ứng viên đang được luyện tập cho chuyến bay. Trong số đó có Dương Lợi Vĩ, người đã chở thành phi công vũ trụ bay vào không gian đầu tiên của Trung quốc trong năm 2003 trên tầu Thần châu 5. Ngoài ra còn có Phí tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng, hai nhà du hành vũ trụ Trung quốc này đã bay trên tầu Thần Châu 6 vào năm 2005.
    Tờ Trung quốc nhật báo nói rằng nước này sẽ dự định truyền hình trực tiếp chuyến đi bộ vào không gian lần này
    Theo Tân hoa xã, chuyến đi bộ vào không gian lần này được thông báo là sẽ kéo dài khoảng 30 phút và sẽ có 1 hoặc 2 nhà du hành thực hiện. Trong chuyến đi bộ tới đây, các nhà du hành sẽ vặn chặt các ốc vít, lắp đặt các thiết bị .
    Chuyến bay lần này nhằm mục đích đưa Trung quốc tiến thêm một bước nữa trong chương trình thiết lập một trạm vũ trụ của riêng họ và cũng là để chuẩn bị đưa người lên Mặt trăng.
    Tầu Thần châu của Trung quốc có một khoang bay trong quỹ đạo còn được gọi là khoang quỹ đạo. Khoang này đươc duy trì trong không gian để thực hiện các thí nghiệm sau khi các du hành gia quay trờ về bằng một khoang khác, đó là khoang đổ bộ. Khoang quỹ đạo sẽ được trang bị các tấm pin Mặt trời và cũng có thể chở thành căn cứ trong vũ trụ để lắp ráp thêm các phần khác trong những chuyến bay tiếp theo.
    Tờ Trung quốc nhật báo dẫn lời ông Dương Bảo Hòa rằng khoang đổ bộ của tầu Thần châu là lớn nhất thế giới, nó có không gian sử dụng lớn hơn bất cứ khoang đổ bộ nào khác.
    Theo Space.com
    [​IMG]
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ''THẤU KÍNH'' TỒN TẠI VÔ SỐ TRONG VŨ TRỤ
    Một trong những kỹ thuât mà các nhà thiên văn học thường sử dụng để bắt các tín hiệu yếu ớt từ các thiên hà xa xôi đã đựơc chính vũ trụ sáng tạo ra, đó là các thấu kính phóng đại. Các kính phóng đại vũ trụ hay còn được gọi là thấu kính hấp dẫn đã giúp các nhà khoa học ?~nhìn?T đựơc các thiên hà xa xôi, mà nếu thiếu chúng, thực sự họ sẽ phải bó tay.
    Trong một nghiên cứu mới đây nhằm rà soát một khoảng nhỏ trên bầu trời, các nhà nghiên cứu đã tìm thêm được 67 thấu kính hấp dẫn mới, từ đó, họ suy ra rằng trên toàn bộ vũ trụ, chắc phải có tới nửa triệu thấu kính như vậy.
    Peter Capak , môt nhà thiên văn học tại đại học kỹ thụât California đã nói: ?oCác thấu kính hấp dẫn phóng đại tín hiệu. Chúng đóng vai trò như một kính thiên văn thứ hai đặt đằng trước ống kính thiên văn của chúng ta vậy. Chúng ta có thể nhìn thấy các thiên thể mờ nhạt hơn giới hạn chúng ta có thể nhìn được nếu thiếu các thấu kính như thế?.
    Các ?~kính thiên văn?T đã được tạo ra khi có các thiên thể khổng lồ làm biến dạng không-thời gian xung quanh chúng do có trường hấp dẫn mạnh. Ánh sáng bị đổi hướng khi đi qua một không gian cong do các khối vật chất lớn tạo ra.
    Nếu một thấu kính hấp dẫn tồn tại ở giữa người quan sát và một thiên thể xa xôi, hình ảnh mà ta thấy được có thể biến dạng và được phóng đại lên.
    Trông những trường hợp đặc biệt, các thấu kính hấp dẫn có thể phóng đại hình ảnh chúng ta nhìn được lên từ 5 đến 10 lần.
    Hiệu ứng thấu kính hấp dẫn này được thuyết tương đối của Anhxtanh dự báo lần đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ trước, và tới năm 1979, các nhà thiên văn đã có những quan sát đầu tiên về hiện tượng này.
    67 thấu kính hấp dẫn mới đựơc phát hiện này được tạo ra bởi những thiên hà lớn, mặc dầu những những cụm thiên hà cũng có thể tạo ra những hiệu ứng như vậy.
    Một nhóm các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble kết hợp với một số kết quả do các đài thiên văn mặt đất thực hiện để điều tra kỹ một khoảng bầu trời chỉ rộng có 1,6 độ vuông (một độ vuông là diện tích khoảng trời hình vuông, mỗi chiều rộng một độ. 1,6 độ vuông tương đuơng với 9 lần diện tích mặt trăng tròn). Các nhà nghiên cứu sau đó nghiêu cứu kỹ các bức hình để luận ra các dấu hiệu của thấu kính hấp dẫn, mà chúng thường được thể hiện bằng các vầng sáng tròn.
    Ngoài việc giúp các nhà khoa học có thêm khái niệm về số lượng các thấu kính hấp dẫn trong khu vực quan sát, nghiên cứu này còn giúp họ nghiên cứu sự lan tỏa của vật chất tối xung quanh các thiên hà đã tạo lên các thấu kính hấp dẫn này.
    ?oỨng dụng chính của các thấu kính hấp dẫn là chúng cho phép chúng ta nghiên cứu mật độ phân bố khối lượng trong các thiên hà đơn lẻ?. Capak đã nói với phóng viên của Space.com .? Rất nhiều vật chất nằm trong dạng vật chất tối. Chúng tôi muốn biết vật chất tối phân bố như thế nào.?
    Ông nói tiếp: ?o Bạn có thể tưởng tuợng một thấu kính giống như một hạt thủy tinh. Nếu bạn nhìn qua một hạt thuỷ tinh, các hình ảnh sau đó đều bị biến dạng. Hình dạng khác nhau của hạt thuỷ tinh gây ra sự biến dạng khác nhau. Tương tự vậy, sự phân bố khác nhau của vật chất trong các thiên hà cũng quyết định tính chất thấu kính háp dẫn do húng gây ra?
    Theo Space.com
    [​IMG]
  4. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc thấy tin này bên VnExpres.net và copy sang đây:
    Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2008/03/3B9FFFEA/
    Vệ tinh Vinasat được đưa ra bãi phóng
    Đêm qua (giờ Hà Nội), vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam đã được nhà sản xuất Mỹ tiến hành vận chuyển từ xưởng ra bãi phóng tại trung tâm vũ trụ Kourou ở Guyana, lãnh thổ của Pháp tại Nam Mỹ.
    Đến thời điểm này, vệ tinh Vinasat-1 đã hoàn thành xong quá trình lắp ráp, tổ hợp và đo thử.
    Ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án vệ tinh (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) cho biết dự kiến vệ tinh Vinasat -1 sẽ tới bãi phóng Kourou vào ngày 8/3. Tại đây, nó sẽ được nhà sản xuất Lockheed Martin Commercial Space Systems phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ phóng Arianespaces (Pháp) kiểm tra, đo thử trong thời gian 4-5 tuần trước khi thực hiện phóng.
    Vinasat-1 sẽ được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa Ariane 5 của Pháp vào rạng sáng 12/4 (giờ Hà Nội), chậm hơn một ngày so với thời gian dự kiến trước đây.
    Ông Thống cho biết việc lùi thời điểm phóng là do nguyên nhân khách quan, phải chờ một vệ tinh khác phóng trước.
    Vinasat-1 sẽ là nền tảng để cung cấp các dịch vụ công nghệ cao như cho thuê băng tần vệ tinh (cung cấp trọn bộ phát đáp trên băng tần vệ tinh hoặc thuê lẻ dung lượng sử dụng để kinh doanh) và dịch vụ trọn gói: Kênh thuê riêng cho các doanh nghiệp, phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu cho các ngân hàng....
    Vệ tinh có thể truyền tải toàn bộ các tín hiệu thoại, số liệu Internet và các tín hiệu phát thanh, truyền hình trong vùng phủ của nó, cụ thể là toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, các quần đảo của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một phần phía đông Australia.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KÝ ỨC VỀ MỘT KỲ NHẬT THỰC
    Ngày 7 tháng 3 vừa qua là một ngày trăng non (new moon). Theo âm lịch thì đó là ngày 30/1, và đương nhiên là ban đêm không thể có trăng (các cụ ta chẳng có câu: ?~tối như đêm ba mươi?T kia mà). Vào ngày này, những người ngắm sao sẽ không phải cằn nhằn vì ánh sáng ?~ô nhiễm?T của Mặt trăng lấn át những đối tượng cần quan sát ở xa hơn nhiều.
    Đúng 38 năm trước, vào năm 1970, ngày 7 tháng 3 cũng rơi vào ngày 30 /1 âm lịch. Tuy nhiên đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một sự lặp lại có chu kỳ. Theo các nhà thiên văn học, môt tuần trăng (hay một tháng âm lich) là thời gian Mặt trăng quay lại đúng vị trí của nó trên bầu trời. Trên thực tế, nhà thiên văn học cổ đại Meton (sinh khoảng năm 400 TCN) đã phát hiện ra rằng 235 tuần trăng sẽ gần chính xác với 19 năm và do vậy khoảng thời gian đó còn đựơc gọi là chu kỳ Metonic.Ta thấy đấy, sau 2 chu kỳ Metonic là 19x2=38 năm, chúng ta lại có ngày 30/1 theo âm lịch rơi đúng vào ngày 7 tháng 3 năm 2008 dưong lịch.
    Nhưng ngày 7/3 năm 1970 lại là một ngày thật đăc biệt, bởi vì ngày hôm đó đã xẩy ra một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú : nhật thực toàn phần.
    Vào ngày hôm đó, ngay sau khi Mặt trời mọc, bóng của Mặt trăng đã rơi vào vùng nam Thái bình dương và sau đó di chuyển tới lục địa Bắc Mỹ. Vệt bóng này đi qua một số khu vực đông dân cư ở vùng duyên hải phía đông nước Mỹ, và vì vậy đã có khoảng 60 triệu người hoặc vô tình hoặc cố tình đã được chiêm ngưỡng lần nhật thực toàn phần. Đó là lần nhật thực toàn phần đầu tiên kể từ năm 1954 mà người dân Mỹ đựơc xem trên một diện rộng và khá dễ dàng tiếp cận. Các khu vực như Savannah, Charleston và Norfolk v.v. . nằm chính diện trên đường đi vủa vùng bóng tối hoàn toàn (umbra).
    Nhật thực năm đó cũng đặc biệt ở chỗ lần đầu tiên vệ tinh nhân tạo đã chụp được ảnh nhật thực, đó là vệ tinh địa tĩnh ATS-3 của Nasa trên độ cao 35880km. Một số đài truyền hình như ABC, CBS hay NBC.. đã giành khá thời lượng để truyền hình mầu trực tiếp hiện tượng này.
    Lúc đó bạn đang ở đâu?
    Mặc dầu đã gần 4 thập kỷ qua đi, tôi (tác giả Joe Rao) vẫn chắc rằng có khá nhiều độc giả vẫn còn nhớ như in các chi tiết mà họ quan sát được vào ngày hôm đó. Có lẽ một số bạn đã nhìn thấy vành nhật hoa từ một bãi biển ở Virginia , hay từ một cánh đồng thuốc lá ở Nam Carolina. Cũng có thể bạn đang đứng trên một bãi cát ở Cape Cod để ngắm nhật thực. Những người may mắn sẽ còn nhớ mãi cảnh bầu trời chuyển xanh thẫm lúc Mặt trời bị che hoàn toàn, rồi sao Kim hiện lên ngỡ ngàng, lại còn vành nhạt hoa sáng bạc nữa.. thật không thể quên được. Nhưng cũng có thể bạn đã phải thất vọng sau khi đi từ một nơi rất xa đến, rồi chỉ để ngắm ... mây, trong bụng chỉ thầm ước gió đâu hãy thổi những đám mây chết tiệt đó đi thật nhanh.
    Nhiều ngưòi đã chứng kiến lần nhật thực hôm thứ 7, ngày 7/3/1970 đó lần đầu tiên trong đời, và đã chở thành nghiện nhật thực kể từ đó.
    Trong một diễn đàn mang tên Nhật thực, một thành viên đã viết như thế này:? ....kể từ năm đó, tôi đã tìm cách đi xem bằng đựơc những lần nhật thực tiếp theo. Cảm giác này giống như con người bị dụ dô vào Tháp Quỷ trong bộ phim ?~Cuộc chiến giáp lá cà ở Tháp Quỷ?T. Tôi cứ như bị ma ám vậy, một thói quen thật tốn kém và khủng khiếp, nó thúc giục tôi phải dứt bỏ mọi thứ để đi xem bằng được, cho dù có phải vượt đến những nơi xa tới nửa vòng Trái đất. Thật là một thói quen tai hại , và tôi không thể nào cai nghiện được.. thật buồn.?.
    Tới khi nào lại có nhật thực?
    Ngưòi ta thuờng hỏi, khi nào lại có nhật thực? Hiện tại, nước Mỹ đang trong một giai đoạn hiếm nhật thực. Lần cuối cùng xẩy ra nhật thực ở Mỹ là vào năm 1979 và nó chỉ có ở một số khu vực đồi núi phía bắc. Lần nhật thực tiếp theo sẽ phải chờ tới năm 2017. Tiếp đó, lại có một lần nhật thực toàn phần nữa ở Mỹ vào năm 2024.
    Theo thống kê, môt người đã được chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần trên mặt đất sẽ phải chờ khoảng 400 năm nữa mới có thể được chứng kiến lần tiếp theo ở đúng chỗ cũ. Tuy nhiên 2 lần nhật thực toàn phần ở Mỹ vào năm 2017 và 2024 sẽ có một số khu vực trùng nhau. Và như vậy, những người ở trong những khu vực đó sẽ không phải chờ đến 400 năm để có thể xem lần nhật thực toàn phần lần thứ 2. Họ chỉ phải chờ có 7 năm thôi.
    Theo Space.com
    [​IMG]

    Quan sát nhật thực bằng kính thiên văn

  6. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1

    KHOA HỌC


    Cuộc chiến chống Apophis
    00:59:00, 09/03/2008Hoàng Hoài Sơn


    Hình ảnh mô phỏng Foresight và Apophis (hình 1); Mô hình tổng thể Foresight (hình 2) - Ảnh: SpaceWorks Engineering / SpaceDev
    Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu thiên thạch Apophis rơi xuống trái đất vào năm 2036, nó sẽ tạo nên vụ nổ lớn hủy diệt cả một vùng rộng lớn của hành tinh xanh.
    Tuy vậy, khả năng loài người phải chịu thảm họa này là rất thấp khi các nhà khoa học trên thế giới đã lên kế hoạch ngăn chặn vị khách không mời mà đến này. Ngày 26.2 vừa qua, hai hãng SpaceWorks Engineering và SpaceDev của Mỹ đã nhận được giải thưởng cao nhất (trị giá 25 ngàn USD) của Cuộc thi thiết kế sứ mệnh Apophis (Apophis mission design competition - AMDC, do Tổ chức Planetary Society khởi xướng) với dự án "đeo vòng" thiên thạch.
    Đích nhắm của AMDC là nghiên cứu, tìm hiểu chính xác quỹ đạo của Apophis. Những quan sát từ mặt đất đối với thiên thạch không đủ để tính toán chính xác quỹ đạo của nó, cho nên cần phải phóng một vệ tinh do thám đến sát Apophis. Và các nhà khoa học phải có trong tay kết quả cuối cùng về quỹ đạo thiên thạch trước năm 2017. Sau đó các cường quốc hạt nhân sẽ quyết định cần phải "đối xử" thế nào đối với Apophis. Có thể họ sẽ dùng đầu đạn hạt nhân bắn để thiên thạch này đi chệch hướng.
    Để cứu loài người, vệ tinh vũ trụ mang tên "Tiên đoán" (Foresight) do SpaceWorks Engineering và SpaceDev thiết kế sẽ thực hiện sứ mệnh tiếp cận Apophis. Người Mỹ dự tính Foresight sẽ mang theo camera, máy đo laser, hệ thống liên lạc viễn thông. Kịch bản như sau: Theo kế hoạch Foresight được phóng lên quỹ đạo vào ngày 9.5.2012 bằng tên lửa đẩy Minotaur IV và sẽ "gặp" Apophis vào ngày 15.3.2013. Sau 10 ngày nghiên cứu sơ bộ thiên thạch, Foresight sẽ chậm rãi bay theo quỹ đạo riêng vòng quanh Apophis. Công đoạn này kéo dài 30 ngày và Foresight sẽ phải chụp ảnh Apophis từ nhiều góc độ truyền về trái đất.
    Thiên thạch Apophis - 99942 có đường kính 390 mét, được các nhà thiên văn phát hiện vào năm 2004. Nó được đặt tên theo thần thoại Ai Cập là "Apophis" - Ác thần. Theo tính toán của các nhà khoa học, có khả năng Apophis sẽ đâm vào trái đất ngày 13.4.2036. Lúc đó, theo đánh giá của NASA, Apophis sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá gấp 100 ngàn lần so với trái bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản tháng 8.1945.

    Sau đó Foresight sẽ rời quỹ đạo này và bay cách Apophis 2 km theo quỹ đạo hệ mặt trời. Khoảng cách luôn được xác định bởi thước đo laser. Như vậy sau 10 tháng Foresight hoạt động, con người có thể xác định chính xác quỹ đạo của Apophis. Nhờ kết quả này, các nhà khoa học có thể đề ra những phương án khả thi để không cho Apophis đâm vào trái đất. Theo tính toán của các tác giả công trình này, dự án Foresight tiêu tốn khoảng 137,3 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với 37 dự án khác tham gia cuộc thi AMDC.
    Cũng trong cuộc thi này, chiếm giải nhì (giải thưởng 10 ngàn USD) là dự án vệ tinh vũ trụ A-track của hãng Daimos Space (Tây Ban Nha), giải ba (5 ngàn USD) là dự án vệ tinh APEX (Apophis Explorer) của tập đoàn công nghiệp khổng lồ châu Âu EADS - Astrium. Ngoài ra còn có giải thưởng dành cho sinh viên thuộc về vệ tinh Pharos của Đại học công nghệ Georgia, Mỹ.
    Cuộc thi này được NASA và ESA tài trợ, nên có thể thấy cơ hội để hiện thực hóa các dự án đoạt giải là khả thi.
    (Theo membrana.ru)

    [​IMG]
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC THIÊN THẠCH ĐÃ MANG VÀO TRÁI ĐẤT NHỮNG HỢP CHẤT CẦN THIẾT CHO SỰ SỐNG HÌNH THÀNH
    Chưa có ai biết được bí mật sự sống bắt đầu như thế nào trên Trái đất , nhưng những thành phần cơ bản tạo lên cuộc sống lại có rất nhiều trong vũ trụ.
    Các nhà khoa học đã phát hiện ra lượng amino axit trong 2 mẫu thiên thạch nghiên cứu có nồng độ cao gấp 10 lần so với những thiên thạch tương tự được phát hiện trước đó.
    Các amino axit là những phân tử hữu cơ quan trọng đối với sự sống, chúng là thành phần chính tạo ra các protein, những hợp chất xây dựng lên tế bào, và là tác nhân của nhiều phản ứng hóa học trong các cơ thể sống. Sự sản sinh ra các protein được coi là một trong những bước đầu tiên khi sự sống hình thành. Trong khi đó, các thiên thạch tìm thấy trên Trái đất thường là những phần vật chất được tạo ra từ khi hệ Mặt trời mới hình thành.
    Phát hiện trên cho thấy rằng hệ Mặt trời khi còn non trẻ chứa rất nhiều các thành phần hữu cơ tạo lên sự sống so với quan niệm trước đây của chúng ta. Các nhà khoa học đã dự đoán rằng chính các mảnh thiên thạch có thể là những tác nhân tạo ra sự sống trên Trái đất . Thực ra điều dự đoán này đã được đưa ra từ trước, nhưng sự phát hiện ra các amino axit nồng độ cao mới đây mới là một minh chứng thuyết phục cho giả thuyết này.
    Các nhà khoa học vẫn biết rằng các amino axit có thể được tạo thành dưới một số điều kiện môi trường của Trái đất thời mới hình thành, nhưng sự hiện diện của những hợp chất hữu cơ này trong một số đá thiên thạch đã buộc nhiều nhà nghiên cứu phải suy nghĩ lại: có thể vũ trụ mới là nguồn gốc của các amino axit.
    Các mẫu thiên thạch dùng trong nghiên cứu được thu thập ở Nam Cực vào các năm 1992 và 1995, được lưu giữ ở Trung tâm Vũ trụ Johnson của Nasa ở Houston. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 3 mẫu thiên thạch dạng khoáng hiếm: Chondrite CR. Sự có mặt của các khoáng này chứng tỏ các thiên thạch đã tồn tại từ thời hệ Mặt trời mới hình thành. Các thiên thạch này gần như chắc chắn đều bắt nguồn từ cùng một khối thiên thạch lớn và sau đó bị vỡ ra từ lâu.
    Conel Alexander tại Khoa Địa Từ thuộc Học viện Carnegie đã nói: ?oCác amino axit này chắc chắn là đã được hình thành trong khối đá mẹ trước khi khối đá lớn này bị vỡ ra. Ví dụ như amoniac và các hợp chất hóa học tiền dẫn xuất khác khác từ các đám mây bụi xung quanh Mặt trời hay thậm chí từ khoảng không gian giữa các vì sao, đã kết hợp với nhau cùng với sự có mặt của nước để tạo thành các amino axit. Tiếp đó, sau khi bị vỡ ra, một số các mảnh vỡ có thể đã rơi xuống Trái đất và một số các hành tinh có bề mặt rắn khác. Các tiền dẫn xuất trên cũng có thể đã có mặt trên các thiên thể sơ khai, chẳng hạn như các sao chổi, và sau đó, khi chúng lao vào Trái đất, chúng mang theo luôn các hợp chất tạo nên sự sống này?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO KIM VÀ SAO HỎA CÓ NHIỀU ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG ĐÁNG NGẠC NHIÊN
    Mặc dầu sao Kim và sao Hỏa là hai hành tinh dường như có rất nhiều điểm khác biệt, thậm chí trái ngược nhau, nhưng chúng lại có nhiều điểm chung hơn chúng ta vẫn thường nghĩ. Hai con tầu vũ trụ gần giống hệt nhau, một bay xung quanh sao Kim, một xung quanh sao Hỏa đã so sánh bầu khí quyển của 2 ?~thế giới?T này và đã tìm ra nhiều điểm giống nhau một cách đáng ngạc nhiên.
    Tầu Mars Express và Venus Express của ESA hiện tại đang bay trên quỹ đạo của 2 hành tinh này đã đo đạc bầu khí quyển của chúng thông qua tương tác với các tia bức xạ từ Mặt trời. Các số liệu chỉ ra rằng các hạt tích điện của các bầu khí quyển này đang bị gió, thậm chí bão Mặt trời làm mất dần đi.
    David Brain, một nhà hành tinh học tại ĐHTH California, Berkeley đã nói:? Sao Hỏa và sao Kim là hai hành tinh rất khác nhau. Bầu khí quyển của sao Kim rất dầy đặc, khô và nóng, trong khi bầu khí quyển của sao Hỏa lại rất loãng và lạnh. Thế nhưng lại có những quá trình tương tự nhau đang xảy ra ở trên cả hai hành tinh này?.
    Cả sao Kim và sao Hỏa đều có bầu khí quyển chứa tới 95 % là khí CO2. Khí quyển của Trái đất hiện tại chủ yếu là N2, nhưng các nhà khoa học cho rằng khí quyển của Trái đất đã từng giống như các hành tinh có bề mặt rắn khác (có nghĩa là chủ yếu chứa CO2).
    Bởi vì 2 hành tinh hàng xóm gần gũi của chúng ta đều không có một hệ từ trường bảo vệ, do đó các cơn gió Mặt trời thoải mái tương tác trực tiếp với bầu khí quyển của các hành tinh này. Bức xạ Mặt trời cấp năng lượng cho các phần tử khí trong bầu khí quyển, kết quả là một phần các hạt này nhận đủ năng lượng, tăng tốc và đào thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ. Trái đất tránh đựơc sự tác động ghê gớm của các tia năng lượng này do có một từ quyển đủ mạnh để bảo vệ.
    Brain nói tiếp:? Các kết quả này càng nhấn mạnh vị trí tuỵêt vời mà Trái đất đang có và chúng ta thật may mắn làm sao khi có một bầu khí quyển được bảo vệ kỹ càng bởi từ trường Trái đất?
    Bằng cách phân tích các kho dữ liệu quý báu mà các con tầu này thu thập đựơc, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm hiểu được khí hậu trên hai hành tinh hàng xóm này đã thay đổi như thế nào qua thời gian và so sánh chúng với sự tiến hóa của bầu khí quyển của Trái đất .
    Brain đã nói với phóng viên của Space.com rằng::?Chúng tôi muốn tìm hiểu tại sao Trái đất lại khác với sao Hỏa, khác với sao Kim, tại sao các hành tinh bên trong lại khác với các hành tinh bên ngoài. Với tư cách là một nhà khoa học, tôi thấy thật sửng sốt khi xem kết quả đo của 2 hành tinh này cùng một lúc. Một ví dụ rõ ràng chính là bão Mặt trời. Chúng tôi phải xem xét cùng một hiện tượng, nhưng xẩy ra ở 2 hành tinh khác nhau?.
    Vào năm 2006, một cơn bão Mặt trời mạnh đã xẩy ra, phun ra hàng loạt các hạt tích điện ra xung quanh. Cả sao Kim và sao Hỏa đều bị các cơn gió mạnh này tấn công. Sao Hỏa đã bị mất mát lớp điện ly với tốc độ gấp 10 lần so với mức độ trung bình.
    Brain nói:? Tôi muốn cho rằng, các cơn bão Mặt trời cũng không khác nào các cơn sóng thần ở trên bầu khí quyển của các hành tinh. Các cơn bão đó thật mạnh, chúng gây trục trặc nhiều thiết bị của chúng ta. Nhưng đó cũng là một điểm may mắn, không phải cho các bầu khí quyển mà là cho chúng ta được có dịp để nghiên cứu?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MÓN ĂN NHẬT BẢN CHỞ THÀNH ĐẶC SẢN TRÊN TRẠM VŨ TRỤ ISS.
    Tin từ Houston ?" Khi bạn đến chơi nhà ai đó, hãy mang theo thức ăn nhé, kể cả trong vũ trụ. Đó là phương châm của Takao Doi và thế là những món ăn truyền thống Nhật Bản do ông mang lên đã chở thành đặc sản trên trạm vũ trụ ISS.
    Takao Doi là một nhà du hành vũ trụ có kinh nghiệm của JAXA Nhật Bản, ông đang có mặt trên trạm ISS để cùng thực hiện ghép nối phòng thí nghiệm Kibo vào trạm. Trên chuyến làm việc này, ông đã đem theo 3 loại mỳ Nhật bản, một ít cá hồi và món cơm cho các bạn du hành khác trên trạm vũ trụ ISS cũng như của tầu con thoi Endeavour.
    Chỉ huy trạm ISS, nữ du hành gia Peggy Whitson đã nói với thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda tối hôm thứ 4 rằng:? Thực sự món ăn Nhật bản rất là tuyệt, nhất là sau khi làm việc trên vũ trụ ròng rã 5 tháng trời. Takao còn mang cả đũa lên cho chúng tôi và làm cho bữa ăn thêm phần long trọng?.
    Cả 10 nhà du hành vũ trụ của trạm ISS và của tầu Endeavour đã cùng ngồi quây quần bên nhau và dùng bữa hôm thứ 4, tất cả các món ăn đều do Takao Doi thết đãi.
    Whitson nói:?Thật là tuyệt vời khi ta được thưởng thức một cái gì đó khác hẳn, thật là ngon miệng?. Bà đã làm việc trên quỹ đạo 5 tháng liền trong một sứ mệnh kéo dài 6 tháng.
    Takao Doi đã lên trạm vũ trụ ISS cùng với 6 nhà du hành vũ trụ của Nasa trên chuyến bay hôm 11/3 vừa qua của tầu Endeavour với nhiệm vụ lắp môđun dự trữ và khí áp của Nhật bản, đó là buồng kho dự trữ cho phòng thí nghiệm Kibo của Jaxa sẽ được lắp lên trạm ISS.
    Thủ tướng Fukuda đã nói với Takao Doi : ?o Doi-san, cám ơn ngài đã hoàn thành xuất sắc những công việc khó khăn? (san : ông, ngài, từ chỉ sự kính trọng của ngưòi Nhật, gần tương đương sir trong tiếng Anh - ND).
    Modun chứa hàng là môdun đầu tiên của phòng thí nghiệm Kibo gồm 3 môdun sẽ được lắp trên ISS. Kibo quá nặng nên đã được thiết kế thành mođun để các tầu Conthoi mang lên trạm ISS từng phần một. Môđun thí nghiệm, là phần chính của Kibo dự định sẽ đựơc đưa lên vào cuối tháng 5, còn một phần bệ ngoài hình cổng vòm sẽ được đưa lên vào năm sau.
    Takao Doi nói về PTN Kibo rằng :?Đây là căn nhà của Nhật bản trong vũ trụ và chúng tôi hy vọng sẽ khai thác triệt để và mọi người cùng khai thác nó trong tương lai?
    Theo Space.com
    [​IMG]
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TRĂNG TRÒN VÀ NGÀY LỄ PHỤC SINH
    Hôm thứ 6 ngày 21 tháng 3 vừa qua là ngày trăng tròn đầu tiên của một mùa xuân mới, trước đó là tiết Xuân phân hôm 20/3.
    Ngày rằm đầu tiên của mùa xuân (ngay sau tiết Xuân phân) đôi khi còn được coi như ngày trăng tròn Paschal, và nó còn được sử dụng để tính ngày lễ Phục sinh cho một năm. Năm nay, nếu bạn chưa kịp nhận ra, thì ngày lẽ Phục sinh đến sớm hơn mọi năm một cách bất thường. Nếu bạn mới ?ochỉ? 50 tuổi hay trẻ hơn thì trước đó, ngày lễ Phục sinh tới sớm nhất là vào ngày 26/3 (trong các năm 1967, 1978 và 1989). Vào năm 1951, lễ Phục sinh rơi vào ngày 25/3, và vào năm 1940 là 24/3.
    Nhưng năm 2008, Lễ Phục sinh còn sớm hơn :ngày 23/3. Năm nay ngày lễ này sớm đến mức mà ngày Chủ nhật Palm lại được đón trước ngày ngày lễ Thánh Saint Patrick, một sự kỳ lạ trong lịch thiên chúa (Chủ Nhật Palm là ngày Chủ nhật ngay trước lễ Phục sinh). Lần cuối cùng ngày lễ Phục sinh được đón sớm như vậy là năm 1913, và trước đó là năm 1856 !.
    Những thực tế trên sẽ đặt một dấu hỏi trong đầu người đọc : tại sao ngày lễ Phục sinh lại thay đổi theo năm như vậy? người ta đã tính toán để xác định ngày này như thế nào?
    Ngày Xuân phân và kỳ trăng tròn chính là điểm mấu chốt !
    Theo truyền thống, Lễ Phục sinh được kỷ niệm vào ngày Chủ nhật sau kỳ trăng tròn Paschal (hay còn gọi là ngày trăng tròn Phục sinh - ND). Nếu ngày Paschal rơi vào Chủ nhật thì lễ Phục sinh sẽ là ngày Chủ nhật tiếp theo.
    Theo quy tắc này, chúng ta nhận thấy rằng Lễ Phục sinh có thể sớm nhất là ngày 22/3 và muộn nhất là ngày 25/4. Giáo hoàng Gregory XIII đã ra sắc lệnh quy định điều này vào năm 1582 như là một phần của lịch Gregory (dương lịch mà chúng ta sử dụng ngày nay).
    Như chúng ta đã thấy, năm nay ngày trăng tròn Paschal rơi vào ngày thứ 6 , 21/3. Bởi vậy theo quy định của Giáo hội, ngày Lễ Phục sinh đương nhiên rơi vào ngày Chủ nhật tiếp theo, ngày 23/3.
    Tuy nhiên, kể cũng thú vị là các quy định của Giáo hội còn cho rằng ngày Thu phân được cố định vào 21/3 hằng năm, mặc dầu ở các khu vực thuộc vĩ tuyến của châu Âu, điểm Thu phân thực sự không muộn hơn ngày 20/3 tính từ năm 2008 tới 2101. Bởi vậy đôi khi sẽ có sự quy định ngày Lễ Phục sinh không nhất quán giữa Giáo hội và lịch Thiên văn. Ví dụ như vào năm 2038, ngày Thu phân thực sự rơi vào 20/3 và ngày hôm sau 21/3 lại là ngày rằm, bởi vậy nếu theo lịch Thiên văn, Lễ Phục sinh sẽ được tổ chức vào 28/3 năm đó. Nhưng nếu theo Nhà thờ, năm 2038 giáo dân sẽ đón Lễ Phục sinh muộn nhất có thể : ngày 25 tháng 4.
    Ngoài ra, sự lộn xộn không chỉ dừng lại ở đó. Theo Giáo hội Thiên chúa, ngày trăng tròn được tính từ các biểu có sẵn của giới tăng lữ và ngày ?otrăng tròn? theo Nhà thờ không nhất thiết phải là ngày trăng tròn thực sự theo các tính toán của các nhà thiên văn học. Ví dụ như vào năm 1981, ngày trăng tròn rơi vào Chủ nhật 19/4, bởi vậy Lễ Phục sinh sẽ phải rơi vào Chủ nhật tiếp theo, ngày 26/4. Nhưng theo lịch của Nhà thờ, năm đó Lễ Phục sinh vẫn được tổ chức vào ngày 19 tháng 4.
    Do vậy, trên thực tế, ngày Lễ Phục sinh không phải được xác định bởi các tính toán thiên văn (tiết Thu phân, ngày trăng tròn v.v..) , mà được quy định theo các công thức khác như Số So le và Số Vàng (Epacts: số ngày so le giữa âm lịch và duơng lịch, và Golden Number: số đánh dấu năm trong chu kỳ Meton dài 19 năm -ND). Năm 2008, chúng ta đang có số Epact 22 và Golden 14.
    Kể từ đầu thế kỷ 20, giới tăng lữ đã có đề nghị thay đổi Lễ Phục sinh thành một ngày cố định, và tới năm 1963, Hội đồng Vatican Đệ Nhị đã thống nhất với chủ trương này, nhưng còn phải chờ sự đồng ý của các Giáo hội Thiên chúa thành viên (sau gần nửa thế kỷ, Giáo hội Thiên chúa vẫn chưa đi tới quyết định!). Các giáo sĩ đã đề nghị ngày Chủ nhật thứ 2 của tháng 4 làm ngày lễ Phục sinh. Ngày này cũng không phải cố định, nhưng dù sao cũng không quá thay đổi.
    Thời tiết cũng thay đổi !
    Rất thú vị là ngày Lễ Phục sinh xẩy ra vào thời điểm thời tiết chuyển từ tiết Đông sang tiết Xuân, có nghĩa là thời tiết có thể thay đổi từ thái cực này sang thái cực kia, tuỳ thuộc vào từng năm. Nếu bạn hỏi ai đó là ngày Giáng sinh năm nọ thời tiết như thế nào, câu trả lời gần ngay lập tức sẽ là tuyết, lạnh..., còn nếu hỏi ngày Quốc khánh 4/7 (Hoa kỳ) thì đương nhiên là thời tiết nóng, nắng gay gắt ...
    Thế nhưng với Lễ Phục sinh thì không, ngày này có thể mang trên mình cả mùa nóng và mùa lạnh. Vào năm 1970, Lễ Phục sinh rơi vào 29/3. Vào năm đó, một cơn bão tuyết đã đổ vào vùng đông bắc nước Mỹ. Ở thành phố New York. Cuộc diễu hành Lễ Phục sinh thường niên phải hoãn lại do tuyết rơi quá dầy. Thế nhưng vào năm 1976, Lễ Phục sinh lại rơi vào ngày 18/4, một ngày nóng tới mức đã đi vào kỷ lục ngày Lễ Phục sinh nóng nhất của New York. Hôm đó, nhiệt độ ghi tại Công viên Trung tâm lên tới 96 độ F (35,6 độ C), không chỉ là ngày nóng nhất trong năm mà NY còn đạt nhiệt độ cao nhất nước Mỹ vào ngày hôm đó !.

    Theo Space.com

Chia sẻ trang này