1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU CON THOI ENDEAVOUR ĐÃ RỜI ?oNHÀ GA? ISS ĐỂ CHỞ VỀ MẶT ĐẤT
    Ngày 24/3. Theo tin của Nasa TV, tầu vũ trụ Con thoi Endeavour cùng với 7 phi hành gia đã tách khỏi trạm Vũ trụ ISS lúc 0:25?T GMT hôm thứ 3 ngày 24/3 (8:25 PM giờ Đông Hoa kỳ) và bắt đầu hành trình quay trở lại mặt đất.
    Quá trình tách tầu đã bị chậm lại so với dự kiến là 30 phút bởi vì có một tấm pin mặt trời trên trạm ISS đã bị lỏng.
    Sau khi sự cố được khắc phục, tầu Con thoi đã rời trạm một cách an toàn khi đang bay ngang qua biển Ấn độ dương.
    Trong sứ mệnh kéo dài 12 ngày trên trạm ISS, đội bay tầu Endeavour cùng với đội ngũ trên trạm ISS đã thực hiện 5 lần đi bộ ra ngoài không gian, một số lần kỷ lục cho một chuyến bay Con thoi lên trạm.
    Những phi hành gia đã thực hiện 3 chuyến đi bộ để lắp ráp một robot tên là Dextre do Canada chế tạo phía bên ngoài trạm ISS. Lần thứ 4 , các phi hành gia tập trung vào việc kiểm tra một phương pháp sửă chữa các tấm cách nhiệt bên ngoài tầu Con thoi và lần thứ 5 họ đã ra ngoài không gian để thu dọn đầu dò kiểm tra la ze trên trạm.
    Ngoài việc lắp đặt robot 2 tay, tầu Endeavour còn đưa lên mođun đầu tiên của PTN Kibo của Nhật bản. Trong sứ mệnh chung của họ, các du hành gia đã lắp đặt thành công môđun ?okho? của Kibo vào vị trí đã định.
    Tầu Endeavour đã được phóng lên quỹ đạo hôm 11/3. Sau khi tầu tới được trạm ISS và cập thành công, một trong số những thành viên của đội bay Conthoi là Garett Risman đã đổi vị trí cho Leopold Eyharts của phi đội ISS số 16 . Leopold thuộc biên chế của ESA.
    Leopold Eyharts sẽ chở về Trái đất cùng với tầu Endeavour. Theo cơ quan điều hành bay của Nasa, nếu mọi việc suôn sẻ, tầu Endeavour sẽ hạ cánh xuống sân bay vũ trụ Kennerdy ở Florida vào đêm thứ 4.
    Theo DailyAstronomy
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG TRÊN ... MẶT TRĂNG SẮP CHỞ THÀNH HIỆN THỰC
    Chẳng mấy chốc, cư dân Trái đất có thể lựa chọn nơi an nghỉ cho chính mình (hoặc người thân) ở trên cung Trăng. Công ty Celestis ở Houston bang Texas đã tuyên bố họ sẽ cung cấp dịch vụ đưa tro xương của những người quá cố lên Mặt trăng vào năm 2009 (Houston cũng là nơi trung tâm vũ trụ Johnson của Nasa đóng đô-ND).
    Một phần nhỏ - 1 gam - tro xương của người quá cố có thể sẽ được phóng lên Mặt trăng với giá 9995 usd. Giá này đã bao gồm việc được xem phóng tên lửa, ?obia mộ? của người quá cố được đưa lên cùng và việc rải phần còn lại của xương tro xuống biển gần địa điểm phóng tên lửa.
    Với giá 29985 usd, công ty Celestis sẽ đưa tổng số 14 gam tro xương của 2 người quá cố cùng một lúc. Giá này chưa bao gồm chi phí hỏa táng (hỏa táng ở Mỹ thường có giá 2000usd). Để so sánh, chi phí cho một ca mai táng (dưới đất bằng quan tài) cũng mất ít nhất 5000 usd, theo Doug Sholette, giám đốc nhà mai táng ở Ogdensburg - New York.
    Theo Sholette thì 1 gam chỉ chiếm dưới 1% tổng số tro xương của một người sau khi hỏa táng. Công ty Celestis đưa tro xương của những người quá cố lên Mặt trăng ở dạng những viên nhộng ở trong một con tầu vũ trụ. Tầu vũ trụ ?~quan tài?T này sẽ bay xung quanh Mặt trăng vĩnh viễn.
    Chủ tịch và là nhà sáng lập Celestis, ông Charles M. Chafer nói ?o Chúng tôi rất hài lòng khi mở rộng dịch vụ mai táng lên Mặt trăng, đó cũng là một cách mở rộng sự kinh doanh của chúng tôi vào thương mại vũ trụ , và quan trọng nhất là để phục vụ những người thân trên Trái đất này tỏ lòng thương nhớ, tôn kính đặc biệt tới những người đã khuất.? Công ty Celestis đã hợp tác với Công ty Odyssey Moon Ltd và Công ty Astrobotic Technology trong công cuộc làm ăn này. Hai công ty kia mới thực sự có nhiệm vụ chuyên chở những phần tro xương lên Mặt trăng.
    Những khách hàng đầu tiên của Celestis sẽ không phải là những người đầu tiên được mai táng trên Mặt trăng. Vào năm 1998, theo yêu cầu của Nasa, Celestis Ltd đã đưa một phần tro xương của nhà thiên văn và địa hành tinh huyền thoại : Eugene Shoemaker lên Mặt trăng (Chắc các bạn còn nhớ sao chổi Shoemaker ?"Levy 9 đã đâm vào sao Mộc ?" ND). Một phần tro xương của Shoemaker đã được đưa lên tầu Lunar Prospector. Một năm sau, vào ngày 31/7/1999, con tầu này đã hoàn thành sứ mệnh và được cho phá huỷ ở cực nam của Mặt trăng. Như vậy Shoemaker đã chở thành người đầu tiên trên Trái đất được yên nghỉ trên một thiên thể khác. NASA đã gọi sự kiện này là ?omột sự tôn vinh đặc biệt cho một con người đặc biệt?.
    Từ năm 1997,công ty Celestis đã bắt đầu mở dịch vụ đưa tro xương của người quá cố lên quỹ đạo Trái đất. Công ty này đã làm lễ ?oan táng? cho nhiều người từ 14 quốc gia khác nhau trên 6 chuyến bay vũ trụ, trong đó có cả Gene Roddenberry, người sáng tạo ra bộ phim ?o Star Trek? nổi tiếng (Tạm dịch : hành trình giữa các vì sao) và diễn viên ?oStar Trek? gạo cội James Doohan. Chuyến mai táng tiếp theo của công ty Celestis, được ấn định vào tháng 6/2008, sẽ mang lên quỹ đạo Trái đất tro xương của 205 người bằng tên lửa Falcon 1.
    Theo Space.com
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẢN MẠN VỀ LEO, CHÒM SAO SƯ TỬ
    Chúng ta đã bước sang mùa Xuân đựơc hơn một tuần (tuy rằng một số nơi vẫn phải chịu cảnh rét mướt của mùa đông - vì nước Mỹ quá rộng), và trên bầu trời đêm thời gian này, điểm đáng chú ý nhất của mùa Xuân chính là những ngôi sao sáng trong chòm sao Leo, chòm sao Sư Tử.
    Ngôi sao đáng chú ý nhất trong chòm sao này là Regulus, một ngôi sao xanh trắng. Theo Richard Hinkley Allen (1838-1908), một chuyên gia về thuật ngữ các ngôi sao, Regulus đã được người Ả rập gọi là Malikiyy, có nghĩa là ?ovị vua số một?. Vâng, Regulus dường như luôn luôn có liên quan tới hoàng gia hay quyền lực của vua chúa trong các nền văn minh cổ xưa. Người ta cho rằng nhà thiên văn học Copernicus chính là người đã đặt tên Regulus cho ngôi sao này. Một nghĩa khác của từ Rex chính là nhà vua, bởi vậy có thể đó là nguyên nhân mà Regulus cùng với 3 ngôi sao khác là Aldebaran, Antares và Fomalhaut còn được gọi là bộ tứ các ngôi sao ?oHoàng gia?. Bốn ngôi sao này nằm cách nhau khoảng 90 độ trên bầu trời.
    Vì là ngôi sao sáng nhất trong chòm Sư Tử (cấp sao biểu kiến = 1), Regulus thường được coi như biểu tượng của hoàng gia hay quyền lực của vua chúa trong các nền văn minh cổ xưa. Ngôi sao này nằm ngay ở phần cán của cái gọi là ?oChiếc Liềm? thuộc chòm sao Sư tử? (Sickle of Leo), một cách sắp xếp sao thành một hình dấu hỏi ngược. Regulus cách chúng ta 77 năm ánh sáng, có nghĩa là ánh sáng mà hiện nay chúng ta nhìn thấy ngôi sao này đã bắt đầu xuất phát ở nguồn từ năm 1931, khi mà Herbert Hoover đang làm tổng thống Hoa kỳ, còn Tây ban nha đã chở thành một nước cộng hòa cùng với sự lật đổ của nhà vua Alffonso XIII. Bán kính của Regulus gấp Mặt trời khoảng 5 lần, còn độ trưng thì gấp tới 160 lần.
    Algeiba (?othe Lion?Ts Mane?) nằm ngay ở đoạn cong hay chính phần lưỡi của Cái liềm, và nó trông có vẻ như một ngôi sao đơn nếu nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, với một ống kính thiên văn khiêm tốn, thực ra đó là một trong những hệ sao đôi đẹp nhất trên bầu trời. Ta phải xem hệ sao đôi này vào lúc trời chưa tối hẳn hay có ánh trăng thì mới thấy hết được sự tương phản về mầu sắc ?" Theo một số nguời thì một ngôi sao có mầu xanh nhạt, còn ngôi sao kia lại có mầu vàng dịu, một số người khác thì mô tả rằng đó là cặp sao có mầu vàng nhạt và mầu cam, hoặc đỏ nhạt và vàng chói, hay thậm chí đó là cặp đôi của mầu đỏ nhạt và mầu trắng.
    ?oChiếc Liềm?, một khi đã mọc hẳn lên bầu trời, trông như đang hướng lưỡi cắt lên phía trên. Năm nay, bên cạnh đó chúng ta còn có thể thấy sao Thổ mầu vàng sáng xuất hiện ngay bên cạnh. Sao Thổ nằm phía bên trái (hướng đông) của Regulus với độ sáng gấp 2 lần ngôi sao ?ohoàng gia? này và những vành đai nổi tiếng của mình, sao Thổ thường được chọn làm mốc định vị.
    Đi tiếp về hướng đông của Chiếc Liềm, ta có thể nhìn thấy một tam giác vuông tạo bởi những ngôi sao cũng thuộc chòm Sư tử. Điểm phía đông nhất của tam giác là sao Denebola (?oCái đuôi Sư tử?). Với những người ngắm sao hiện nay, Chiếc Liềm chính là phần đầu uy nghi và cái bờm (đang hướng mặt về phía tây), còn cái tam giác tạo thành phần ức của Sư Tử. Sư tử đang ngồi uy nghi và có vẻ gì đó giống như bức tượng Nhân sư ở Ai Cập. Nhà thiên văn học Henry Neely (1879-1963), là một giáo sư tại học viện Hành tinh Heyden ở New York vẫn thường kêu gọi học sinh chú ý vào chòm sao và sau đó thốt lên:?Chú ý nào, đây là chú Sư tử Leo, một khái niệm mà nhiều dân tộc đã biết từ rất xa xưa , rất lâu trước khi một nhà sản xuất phim hoạt hình đã nhận làm của riêng như một thương hiệu của họ?.
    Theo Space.com
    (Vẫn không đưa được ảnh lên )
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CERN SẼ PHẢI RA TOÀ VÌ NGUY CƠ HỐ ĐEN?
    Trong một bài thuộc mục tintucthienvan gần đây, chúng ta biết rằng Phòng thí nghiệm CERN ở Thuỵ sĩ đang chuẩn bị cho thiết bị va chạm hạt siêu hạng LHC (Large Hadron Collider) đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 2008 tới đây.
    Thế nhưng giờ đây, một số người trên mạng internet lại cho rằng khi thiết bị tối tân này hoạt động, nó có thể tạo ra một hố đen ngay tại chỗ và bởi vì đó là một hố đen, nên nó có thể sẽ nuốt chửng Trái đất !!!.
    Chúng ta có lẽ cảm thấy bị dị ứng ngay khi đọc những dòng trên. Ôi dào, mấy ông suy luận khoa học nửa mùa trên internet ấy mà, làm sao mà có cơ sở khoa học vững chắc?. Đúng là chuyện chỉ có trong khoa học viễn tưởng !.
    Nhưng tới thời điểm mà LHC sắp thực sự ?okhai hỏa?, ngày càng có thêm người tin vào ?onguy cơ hố đen? của CERN ! .Nào là các blogger trên trang web Scientific American, hay thậm chí đáng chú ý nhất là chuyên gia an toàn nguyên tử Walter Wagner đã khởi kiện CERN ra toà án ở Hawaii về kế hoạch LHC (theo tin MSNBC đã đưa).
    Những nguời khởi kiện CERN đang tìm cách hoãn thời điểm bấm nút của LHC lại cho tới khi tất cả mọi người đều cảm thấy an toàn và yên tâm rằng sẽ không có một thảm họa nào xẩy ra. Phiên toà dự định sẽ được mở vào ngày 16 tháng 6 năm 2008. Nhưng thật trớ trêu, theo kế hoạch, CERN sẽ khởi động cỗ máy LHC vào tháng 5, và như vậy phiên toà ở Hawaii có thể sẽ quá muộn nếu có một thảm hoạ thực sự xẩy ra.
    Theo các chuyên gia CERN, những hố đen được LHC tạo ra là cực nhỏ và chỉ tồn tại trong một phần rất nhỏ của một giây, sau đó sẽ biết mất tức thì. Nhưng Walter lại cho rằng hàng triệu ?~vi hố đen?T như vậy có thể kết tụ và gây nguy hiểm. Ông yêu cầu CERN phải đệ trình một bản báo cáo an toàn đầy đủ về vấn đề này trước khi bấm nút khởi động LHC.
    Theo các báo nước ngoài
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU VŨ TRỤ KHÔNG NGƯỜI LÁI CỦA ESA CẬP TRẠM ISS THÀNH CÔNG
    Một tầu vũ trụ vận tải không người lái của ESA đã cập thành công vào Trạm ISS ở độ cao 300 km so với mặt biển, báo hiệu một thành công to lớn của chương trình vũ trụ châu Âu.
    Các kỹ sư tại căn cứ điều khiển ở miền nam nước Pháp đã ?olái? con tầu vận tải này cùng với 7 tấn hàng hóa trên đó tới trạm ISS mà không cần sự trợ giúp của các chuyên gia trên trạm quốc tế. Các kỹ sư đã mô tả quá trìnn cập trạm hôm thứ 5 là cực kỳ hoàn hảo.
    Con tầu vận tải này đã được đặt tên là Giuyn Vecnơ (Jules Verne) để ghi nhớ nhà văn Pháp chuyên viết truyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng thế kỷ 19. Nhiều độc giả Việt Nam chắc đã được đọc những cuốn truyện nổi tiếng của ông như : ?~Hai vạn dặm dưới đáy biển?T hay ?~Tám mươi ngày vòng quanh Thế giới?T v.v..
    Tầu Giuyn Vecnơ đã được phóng lên quỹ đạo vào ngày 9/3/08 từ một căn cứ vũ trụ ở Guiana thuộc Pháp. Tuần trước, các chuyên gia đã thực tập ghép nối giữa tầu con thoi với trạm ISS để đảm bảo một sự cập bến hoàn hảo của tầu Giuyn Vecnơ.
    Sau khi tầu vận tải cập xong và chuyển đồ tiếp tế sang trạm ISS, các ?ophế thải? từ trạm ISS sẽ được đưa sang tầu Giuyn Vecnơ và toàn bộ con tầu cùng ?orác thải? sẽ bị phá huỷ bằng cách cho lao vào bầu khí quyển Trái đất trên vùng biển Thái bình dương.
    Các quan chức ESA nói rằng họ đang tính đến một dự án tầu vũ trụ không người lái có tổng trị giá 2 tỷ đô la để cung cấp cho trạm ISS sau khi đội tầu Con thoi của Hoa kỳ được cho ?onghỉ hưu? vào năm 2010.
    Tin internet
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM MỚI ĐƯA CON SỐ CÁC HÀNH TINH NGOẠI HỆ PHÁT HIỆN ĐƯỢC LÊN GẦN 300.
    Bao nhiêu thế kỷ qua, các nhà thiên văn học đã phải vật lộn để tìm ra các hành tinh trong hệ Mặt trời nhỏ bé của chúng ta, thế mà chỉ có qua 13 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra được gần 300 hành tinh ngoại hệ nhờ vào những tiến bộ vượt bậc về công nghệ và phương pháp đo của các kính thiên văn.
    Trong vòng 6 tháng vừa qua, một nhóm các nhà thiên văn học đã xác định được 10 hành tinh ngoại hệ nhờ vào các kính thiên văn mặt đất. Một nhóm khác lại tuyên bố tìm được một hành tinh ?~trẻ?T nhất đựơc biết từ trước tới nay. Tuy nhiên, cuộc săn lùng một hành tinh ngoại hệ giống với Trái đất vẫn còn tiếp diễn.
    Tại Hội nghị Thiên văn quốc gia của Hội Thiên văn Hoàng gia (Anh) tổ chức tại Belfast trong tuần vừa rồi, các nhà khoa học thiên văn đã gặp gỡ và thảo luận về các kết quả tìm kiếm các hành tinh ngoại hệ của họ
    Phuơng pháp gián tiếp
    Các hành tinh ngoại hệ rất khó phát hiện nếu chỉ sử dụng các kính thiên văn trừ khi các hành tinh đó phải to cỡ sao Mộc hoặc lớn hơn. Bởi vậy các nhà thiên văn học đã phải sử dụng các phương pháp đặc biệt để dò tìm các thiên thể ?~nhỏ bé?T, khó tìm hơn.
    Sự dao động lắc lư của các ngôi sao có thể coi như một tín hiệu để dò tìm các hành tinh bay xung quanh chúng. Một phương pháp khác là quan sát sự giảm quang thông đi từ ngôi sao khi có hành tinh bay ngang qua và che bớt một phần ánh sáng (phuơng pháp che khuất).
    Thay vì phải bỏ ra hàng tuần trời để theo dõi những ngôi sao và tìm ra sự lắc lư do lực hấp dẫn của các hành tinh như nhiều nhà săn tìm hành tinh ngoại hệ vẫn làm, một số nhà thiên văn học châu Âu lại đang theo dõi hàng triệu ngôi sao với những hệ camera mới được sáng chế, một trong số chúng còn được gọi là SuperWASP.
    Don Pollacco tại ĐHTH Queen ở Belfast đã nói: ?o SuperWASP làm việc như một dây chuyền sản xuất nhưng là để tìm ra các hành tinh ngoại hệ?. Don cũng là một thành viên của dự án SuperWASP.
    Theo Pollacco thì chỉ trong 6 tháng qua, SuperWASP với 2 hệ thống được lắp đặt ở Nam Phi và Quần đảo Canary, đã tìm ra 10 hành tinh ngoại hệ mới và còn xác định được kích thước và khối lượng của chúng. Theo Pollacco thì đây là một sự thành công to lớn của các nhà thiên văn học châu Âu.
    Hành tinh đang thai nghén
    Ngoài 10 hành tinh ngoại hệ mới được tìm ra (và đưa tổng số những hành tinh ngoại hệ được xác định cho tới nay là 277), một nhóm các nhà thiên văn khác đã nói rằng họ đã định vị được một ngôi sao trẻ hơn bất kỳ ngôi sao nào khác bằng những quan sát của hệ kính thiên văn VLA . VLA, viết tắt của Very Large Telescopes, là một tổ hợp các kính thiên văn sóng vô tuyến rất lớn được lắp đặt ở bang New Mexico, Hoa kỳ.
    Nhóm thứ 2 này được Jane Greaves thuộc ĐHTH St. Andrews ở Scotland dẫn dắt, đã tìm ra một hành tinh ở dạng phôi thai mới có 100 ngàn tuổi, nằm cách chúng ta khoảng 520 năm AS và thuộc chòm sao Taurus (Kim Ngưu).
    Anita Richards, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Jodrell Bank , UK đã nói: ?o Thiên thể mới phát hiện này, ký hiệu là HL Tau b, là một tiền hành tinh trẻ nhất từng được biết?.
    Richards, nguời đã cùng cộng tác với nhóm của Greaves, nói rằng thiên thể mới này chỉ có tuổi bằng 1% so với hành tinh ngoại hệ trẻ nhất (bay xung quanh ngôi sao TW Hydrae) mới tìm được hồi năm ngoái.
    Greaves nói: ?o Chúng tôi đã thấy một quả cầu khí và bụi đặc trưng, rõ rằng đó hẳn phải là hình ảnh của một tiền hành tinh rất trẻ?. Ông cũng nhán mạnh rằng một hành tinh trẻ như vậy phải mất hàng triệu năm nữa mới có thẻ phát triển thành một cái gì đó giống như sao Mộc của hệ Mặt trời.

    Tìm thấy một Trái đất nữa?

    Mặc dầu các nhà thiên văn học đang nghiên cứu và xây dựng những dự án kính thiên văn lớn trong vũ trụ để tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất, ví dụ như dự án ?oTìm kiếm Hành tinh có Bề mặt rắn? do phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy (JPL) đề xuất, nhưng các đài thiên văn dưới mặt đất cũng không chịu đứng ngoài cuộc chơi.
    Để tìm kiếm các hành tinh có bề mặt rắn (thường có kích thước nhỏ), một số các nhà thiên văn học Anh quốc đã sử dụng một camera đặc biệt với cái tên ?oRISE?. Camera này được gắn vào Kính thiên văn Liverpool ở Anh. Thiết bị này có khả năng chụp nhanh từng phần nhỏ của bầu trời và so sánh độ sáng của các ngôi sao và hành tinh khí khổng lồ (ngoại hệ) qua từng bức ảnh. Nếu có một dấu hiệu giảm độ sáng nào, thiết bị sẽ phát hiện ra và điếu đó có nghĩa là có khả năng một hành tinh có bề mặt rắn (nhỏ) đang gây nhiễu cho các hành tinh khí nóng khổng lồ hay các ?osao Mộc nóng?.
    Gibson nói: ?oRISE sẽ cho phép chúng tôi quan sát và tính thời gian che khuất của các hành tinh ngoại hệ rất chính xác. Nếu có những hành tinh cỡ Trái đất tồn tại ở các quỹ đạo quanh đó, chúng tôi sẽ biết được sự ảnh hưởng của chúng lên quỹ đạo của các hành tinh dạng sao Mộc nóng?
    Theo Space.com
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGA ĐÃ CHO DỰNG TƯỢNG LAIKA Ở THỦ ĐÔ MATXCƠVA
    Maxcơva (AP) ?" Nga đã cho khai trương bức tượng chú chó Laika, một ?~nhân vật?T anh hùng đã bay vào vũ trụ hơn 50 năm về trước, dọn đường cho các chuyến bay có người lái vào vũ trụ sau đó.
    Bức tượng nhỏ được đặt gần một căn cứ quân sự ở thủ đô Max cơ va, nơi người ta đã huấn luyện cho Laika để chuẩn bị cho chuyến bay lịch sử ngày 3/11/1957. Bức tượng tạc chú chó Laika đang đứng trên một quả tên lửa.
    Vào thời gian đó, con người biết rất ít về những tác động của các chuyến bay vũ trụ lên các sinh vật sống. Một số người tin rằng, sinh vật không thể chịu đựng được quá trình phóng tên lửa và sẽ chết khi vào trong vũ trụ. Bởi vậy, các kỹ sư vũ trụ Xô viết đã quyết định tiến hành thử nghiệm các chuyến bay với chó trước khi có thể thực hiện các chuyến bay có con người.
    Tất cả các con chó sử dụng để thử nghiệm đều thuộc giống lai tạp ?" các bác sỹ tin rằng loài chó này dễ dàng thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt, và chúng thường nhỏ con nên có thể chui vừa các ca bin tí xíu trên vệ tinh.
    Chú chó 2 năm tuổi tên Laika đã được lựa chọn bay chuyến đầu tiên chỉ có 9 ngày trước thời điểm phóng tàu.
    Các câu chuyện kể về lý do làm sao Laika đã được chọn cũng khá hấp dẫn Có người cho rằng Laika được chọn bởi vì trông ?ocô nàng? có vẻ dễ coi mà với tư cách là sinh vật đầu tiên bay vào vũ trụ, Laika sẽ được chụp rất nhiều ảnh. Có người lại nói chú chó đáng lẽ được chọn đã bị gạt ra bởi vì các bác sỹ quá mủi lòng và thương nó. Ta biết vào lúc đó, con tầu vũ trụ được thiết kế mà không có khoang đổ bộ, bởi vậy một khi đã được chọn, cũng đồng nghĩa với một cái chết chắc chắn. Và thế là vận hội đã chuyển tới Laika.
    Bác sĩ Vladimia Iađôpski đã viết rằng :? Laika thật yên lặng và quyến rũ?. Ông thậm chí đã mang Laika về nhà cho chơi cùng lũ trẻ trước ngày tầu được phóng. Con tầu vũ trụ chở Laika, hay vệ tinh Sputnik 2 cũng là một kỳ tích của các nhà khoa học và kỹ sư Liên xô. Vệ tinh được đóng trong vòng chưa tới 1 tháng ngay sau khi Liên xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào vũ trụ, vệ tinh Sputnik 1 vào ngày 4/10/1957.
    Vì một số trục trặc kỹ thuật vào những phút cuối (cái mà ta vẫn thường xuyên thấy ngày nay trong các cuộc phóng tầu vũ trụ), Laika đã phải ngồi chờ phóng ngay trong cabin của tầu trong 3 ngày đêm. Nhiệt độ cabin xuống rất thấp, các kỹ thuật viên đã phải sưởi ấm cabin cho Laika qua một ống dẫn khí nóng.
    Khi Sputnik 2 lên được tới quỹ đạo, các bác sĩ đã như trút được gánh nặng khi biết rằng nhịp tim và huyết áp của Laika đã chở lại bình thường sau khi có lên cao trong quá trình phóng. Laika đã ăn những thức ăn được chuẩn bị đặc biệt để ngay trong cabin.
    Theo các thông báo chính thức của nhà nước Xô viết, Laika đã được tiêm thuốc độc sau đó 1 tuần.
    Sau Liên xô sụp đổ, những thành viên tham gia vào chương trình đã tiết lộ các chi tiết thực về câu chuyện. Laika đúng là bị đầu độc với một nhát tiêm đã định trước, nhưng có vẻ như ?ocô nàng? đã hy sinh do quá nóng chỉ sau vài giờ bay trong quỹ đạo.
    Tiếp đó, Liên xô tiếp tục các cuộc thử nghiệm và đã có một vài chú chó hy sinh. Tới tháng 8 /1960, thành công đã đến, 2 chú chó Belka và Streka đã an toàn chở về trong cùng một chuyến bay.
    Sau một vài lần thử nghiệm với các chú chó khác nữa, vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, Liên xô đã lần đầu tiên đưa được Iuri Gagarin vào vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên mới về chinh phục vũ trụ cho toàn nhân loại.
    Theo AP.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO LÙN NÂU - GẠCH NỐI GIỮA CÁC NGÔI SAO VÀ HÀNH TINH
    Các ngôi sao lùn nâu là những thiên thể kỳ lạ trong vũ trụ : chúng nặng hơn các hành tinh, nhưng lại chưa đủ khối lượng để có thể kích hoạt phản ứng hạt nhân để có thể tự phát sáng. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra được một ngôi sao lùn nâu có khối lượng nhỏ nhất được biết từ trước tới nay.
    Ngôi sao lùn nâu này có thể đại diện cho một nhóm mới các thiên thể : đó là cây cầu nối giữa các hành tinh và các ngôi sao thực thụ. Ngôi sao lùn nâu này khá ?olạnh?, trôi tự do trong khoảng không vũ trụ mà không bị gắn với một ngôi sao chủ nào. Khối lượng của nó khoảng 15 tới 30 lần sao Mộc của hệ Mặt trời (khoảng tới 1.5 -3% khối lượng Mặt trời). Nhiệt độ của ngôi sao lùn này khoảng 350 độ C, lạnh hơn bất kỳ một ngôi sao lùn nâu nào đã được phát hiện.
    Bề mặt của Mặt trời có nhiệt độ khoảng 6000 độ C, nhiệt độ của những đám mây trên cùng của sao Mộc là khoảng -145 độ C , tuy nhiên ở nhân sao Mộc, nhiệt độ có thể lên tới khoảng 24000 độ C.
    Ngôi sao lùn mới được phát hiện có bí danh là CFBDS J005910.83-011401.3, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng. Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã sử dụng các ống kính thiên văn Canada-France-Hawaii, kính Gemini North (cùng đặt ở Hawai) và Đài thiên văn Phưong Nam của Châu Âu đặt ở Chi lê và đã phát hiện ra ngôi sao đặc biệt này.

    Những quả cầu khí kỳ lạ:

    Khối lượng các ngôi sao lùn thường nhỏ hơn 70 lần khối lượng của sao Mộc. Đối ngược với những ngôi sao bình thường như Mặt trời của chúng ta, phải liên tục ?~đốt?T hydro để lấy năng lưọng và tỏa sáng, những ngôi sao lùn nâu này chỉ dần dần nguội đi theo thời gian mà thôi.
    Ngôi sao lùn nâu đầu tiên được phát hiện là vào năm 1995. Từ đó tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều hơn và chúng cũng có những đặc điểm tương tự những hành tinh khí khổng lồ mặc dầu vẫn có những khác biệt. Ví dụ như những đám mây bụi, sương cùng một lượng lớn CH4 được phát hiện trên bề mặt những ngôi sao lùn nâu lạnh, và những đám mây như vậy rất phổ biến trên bầu khí quyển sao Mộc và sao Thổ.
    Tuy nhiên, vẫn có tồn tại 2 sự khác biệt lớn. Trong bầu khí quyển của các ngôi sao lùn nâu, nuớc hầu như tồn tại ở trạng thái hơi, trong khi ở các hành tinh khí khổng lồ, nước tồn tại ở dạng hạt băng. Amôniac có thể tìm thấy khá nhiều ở các hành tinh khí, trong khi ở các ngôi sao lùn nâu, người ta chưa hề phát hiện được.

    Còn lạnh hơn nữa

    Ngôi sao lùn nâu mới phát hiện ra có vẻ rất giống với một hành tinh khí khổng lồ hơn các ngôi sao lùn nâu bình thường khác. Lý do là ở chỗ, ngôi sao này lạnh hơn bình thường và nguời ta còn tìm thấy sự có mặt của amoniac trong bầu khí quyển của nó.
    Tới nay, các nhà khoa học đã phân loại sao lùn nâu thành 2 nhóm : nhóm L (có nhiệt độ từ 1200 ?" 2000 độ C) đặc trưng bởi những đám mây bụi và sương trên tầng cao của bầu khí quyển, và nhóm T (có nhiệt độ thấp hơn 1200 độ C). Nhóm T có phổ ánh sáng rất khác biệt do có sự hình thành CH4 trong bầu khí quyển của chúng.
    Các nhà khoa học cho rằng bởi vì ngôi sao lùn mới được phát hiện này chứa amoniac và có nhiệt độ thấp hơn các nhóm sao lùn L và T nhiều, nên nó có thể đựơc chọn làm đại biểu đầu tiên cho một nhóm sao lùn nâu mới, đó là nhóm Y. Nhóm sao lùn nâu mới này có thể sẽ trở thành một nhóm phân loại sao lạnh nhất và do vậy chúng chính là cây cầu nối giữa các ngôi sao lùn nâu và các hành tinh khí khổng lồ.

    Gần như là một hành tinh

    Phát hiện mới về ngôi sao lùn nâu này cũng còn bổ xung kiến thức cho vịêc nghiên cứu các hành tinh ngoại hệ.
    Bầu khí quyển của các ngôi sao lùn nâu có vẻ rất giống với các hành tinh khí khổng lồ, bởi vậy ta có thể sử dụng cùng một mô hình để mô phỏng các quá trình vật lý trên đó. Các mô hình đó cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ thông qua các quan sát thực tế. Việc quan sát bầu khí quyển của các hành tinh ngoại hệ thực sự là một công việc rất khó khăn bởi vì ánh sáng từ các hành tinh xa xôi đó bị hòa lẫn vào ánh sáng dữ dội phát ra từ chính các ngôi sao chủ của chúng. Bởi vì sao lùn nâu đôi khi lại tồn tại độc lập, do đó ánh sáng phát ra từ chúng không bị nhiễu bởi ánh sáng mạnh phát ra từ các ngôi sao thực thụ. Do vậy quan sát các ngôi sao lùn nâu dễ dàng hơn nhiều.
    Bởi vậy, theo các nhà khoa học, bằng cách quan sát các ngôi sao lùn nâu có nhiệt độ gần với nhiệt độ của các hành tinh ngoại hệ cần nghiên cứu, họ có thể rút ra các điều kiện để đưa vào chương trình mô phỏng bầu khí quyển của các hành tinh ngoại hệ.
    Theo Space.com
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HỌC TRÒ PHỔ THÔNG SỬA LỖI CHO NASA !
    Berlin (AFP) ?" Một tờ báo của Đức đưa tin hôm thứ 3 rằng một học trò phổ thông nước này đã chữa lỗi cho các tính toán dự đoán khả năng một thiên thạch có khả năng va vào Trái đất sau khi cậu phát hiện ra các nhà nghiên cứu đã tính sai.
    Theo tờ Potsdamer Neuerster Nachrichten, Nico Marquardt (tên cậu bé) đã sử dụng các số liệu quan sát thiên văn của Học viện Vật lý Thiên văn - Potsdam (AIP) để tính toán ra khả năng thiên thạch Apophis có thể va vào Trái đất là 1/450.
    Trước đó, Nasa đã tính toán khả năng thiên thạch này va vào Trái đất là 45000, nhưng sau đó cơ quan này đã phải công nhận với ESA là cậu bé đã tính đúng (..chà, thế mới đáng sợ !!).
    Cậu học trò Đức này đã cân nhắc tới khả năng nguy hiểm là Apophis có thể đi vào một (hoặc vài) trong số các quỹ đạo của khoảng 40000 vệ tinh đang quần đảo xung quanh Trái đất trong thời gian thiên thạch này có quỹ đạo gần với Trái đất vào ngày 13/4/2029.
    Những vệ tinh này chu du trên qũy đạo của chúng với vận tốc 3.07 km/sec và ở độ cao tới 32500km. Nếu Apophis va phải một vệ tinh vào năm 2029, nó sẽ bị đổi hướng và điều đó sẽ làm cho ?~viên đá vũ trụ?T này đâm vào Trái đất trong chuyến viếng thăm tiếp theo vào năm 2036.
    Cả Nasa và Marquardt đều nhất trí rằng nếu Apophis đâm vào Trái đất, nó sẽ biến thành một quả cầu bằng sắt (Fe) và iridium (Ir) có kích thước 320 m và nặng khoảng 200 tỷ tấn và sẽ lao xuống Đại tây dương.
    Những cơn sóng xung kích từ vụ va chạm này sẽ tạo thành những đợt sóng thần khủng khiếp, tàn phá cả các vùng bờ biển cũng như đất liền và tạo ra hàng lớp mây bụi làm cho bầu trời tối hoàn toàn.
    Cậu học trò siêu đẳng này đã thực hiện những tính toán của mình trong một cuộc thi học sinh giỏi môn khoa học ở khu vực. Cậu đã lấy tiêu đề : ?o Apophis ?" Thiên thạch hủy diệt ?o để đặt tên cho bài làm của mình.
    Theo Yahoonews
    The INCREDIBLE vs INCREDIBLUE ​
  10. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin mới nhất thì NASA vẫn không thay đổi ước tính ban đầu của mình là 1 trên 45000 . Kết quả của cậu học sinh trên dựa vào việc Apophis va chạm với một vệ tinh năm 2029, nhưng khả năng nó lại gần vành đai những vệ tinh này là rất nhỏ!
    http://neo.jpl.nasa.gov/news/news158.html
    (mọi người thấy thế nào, mình thì nghi bên NASA cố tình lấp liếm việc họ tính toán sai. Còn cậu học sinh này thì đúng là quá tởm, khiếp thật ẹ ẹ!)

Chia sẻ trang này