1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0

    Tàu thăm dò của NASA theo dõi một cơn bão dữ dội trên Thổ Tinh.​

    [​IMG]
    Một cơn bão cực kỳ mạnh kèm theo chớp hình thành và đi dọc trong khoảng giữa con đường nhỏ ở cực nam Thổ Tinh được gọi là Storm Alley. Tàu Cassini phát hiện cơn bão dữ dội này sau 2 năm không có bất kì một cơn bão nào trên Thổ Tinh. Cre***: NASA/JPL/Space Science Institute.
    Trong khi một cơn bão điện cực mạnh hoạt động dữ dội trên Thổ Tinh với những tia sét mạnh gấp 10 ngàn lần các tia sét trên Trái Đất, tàu thăm dò Cassini tiếp tục sau 5 tháng theo dõi những sự kiện đáng chú ý này. Các nhà khoa học trong nhiệm vụ Cassini - Huygens của NASA đang quan sát cơn bão sáng phát ra tia sét này - đây là sự quan sát cơn bão điện kéo dài nhất từng được thực hiện bởi tàu Cassini.

    Các cơn bão điện trên Thổ Tinh tương tự như những cơn bão trên Trái Đất, nhưng trải dài trên một phạm vi lớn hơn rất nhiều. Các cơn bão trên Thổ Tinh có đường kính vài ngàn kilomet, các sóng vô tuyến (hay sóng radio) được hình thành bởi các tia sét của chúng mạnh hơn hàng ngàn lần những sóng vô tuyến hình thành từ các cơn bão trên hành tinh chúng ta.
    Tia chớp lóe lên liên tục bên trong tạo nên sóng radio được gọi là các tia lửa điện, được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 11 năm 2007. Camera ghi hình của tàu Cassini đã quan sát vị trí và sự xuất hiện của cơn bão, dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khoảng 1 tuần sau đó, ngày 6 tháng 12.
    "Sự bùng nổ các sóng điện từ có cường đột tăng lên giảm xuống dữ dội trong 5 tháng vừa qua", theo lời Georg Fischer, một cộng tác với nhóm khoa học nghiên cứu sóng vô tuyến và plasma tại đại học Iowa, thành phố Iowa. "Chúng tôi đã thấy những cơn bão tương tự tồn tại gần một tháng vào các năm 2004 và 2006, nhưng cơn bão này tồn tại lâu nhất. Và nó xuất hiện sau gần 2 năm, trong khoảng thời gian đó chúng tôi không phát hiện được bất kì hoạt động của cơn bão điện nào trên Thổ Tinh".
    Cơn bão mới này nằm ở bán cầu nam của Thổ Tinh - trong một khu vực được gọi là "Storm Alley" - nơi các cơn bão trước đây cũng được quan sát bởi tàu Cassini.
    "Để quan sát được cơn bão, camera ghi hình của tàu phải tìm kiếm vị trí thích hợp vào đúng thời điểm, và bất kì khi nào các camera quan sát cơn bão, sự bùng phát sóng vô tuyến sẽ ở đó", Ulyana Dyudina - một cộng tác viên của nhóm ghi hình tại học viện công nghệ California ở Pasadena.
    Công cụ đo sóng vô tuyến và plasma trên tàu Cassini phát điện cơn bão này mỗi lần nó xoay hướng quan sát được thực hiện mỗi 10 giờ 40 phút, thời gian này gần bằng một ngày trên Thổ Tinh. Mỗi vài giây cơn bão phát ra một xung điện kéo dài một phần mười giây, điển hình của các tia sét và tia lửa điện.
    Những sóng vô tuyến này được phát hiện ngay khi nó vượt qua đường chân trời, một kết quả của sự uốn cong sóng điện từ bởi khí quyển hành tinh này.
    Các nhà thiên văn học nghiệp dư tiếp tục quan sát cơn bão này hơn 5 tháng qua. "Từ khi camera của Cassini không thể quan sát cơn bão mỗi ngày, các dữ liệu của các nhà thiên văn không chuyên là vô giá", Fischer cho hay. "Tôi đang tiếp tục liên lạc với các nhà thiên văn học trên khắp thê giới".
    Cơn bão này có khả năng sẽ cung cấp thông tin về hoạt động của các tia chớp kéo dài trong quá trình có phat sinh năng lương của Thổ Tinh. Các nhà khoa học se tiếp tục quan sát khu vực Storm Alley khi mùa trên Thổ Tinh thay đổi, mang đến sự bắt đầu của mùa thu ở cực nam Thổ Tinh.
    Nhiệm vụ Cassini - Huygens mà một dự án phối hợp giữa NASA, ESA và ISA (cơ quan vũ trụ Ý). JPL, một phần của Caltech, quản lí nhiệm vụ Cassini cho ban giám đốc các nhiệm vụ khoa học của NASA tại Washington D.C. Tàu Cassini và hai camera của nó đã được thiết kế, phát triển, và lắp ráp tại JPL. Nhóm thu thập hình ảnh hoạt động tại học viện khoa học không gian, Boulder, Colo. Nhóm nghiên cứu sóng vô tuyến và plasma hoạt động tại đại học Iowa.

    30/4/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.saturndaily.com/reports/NASA_Spacecraft_Tracks_Raging_Saturn_Storm_999.html
    Anh Minh - PAC
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NASA CÓ THỂ DỰ BÁO NHỮNG VỤ NỔ VŨ TRỤ
    Hiện nay, các nhà thiên văn học đã có thể dự báo thời điểm một ngôi sao neutron chuẩn bị phát nổ.
    Các sao neutron thường có kích thước bằng một thành phố và là tàn dư của các ngôi sao khổng lồ sau khi trải qua một vụ nổ supernova từ rất lâu rồi, chúng có mật độ vật chất rất đậm đặc. Ngôi sao neutron đang nghiên cứu đang hút vật chất từ một ngôi sao đồng hành với nó trong khi cả hai đang quay xung quanh một tâm chung với chu kỳ 3,8 giờ.
    Ngôi sao neutron này có trường lực hấp dẫn rất lớn, bởi vậy nó hút một phần khí từ bầu khí quyển của người bạn đường của nó làm của mình. Dòng khí hút được cuộn theo hình xoáy trôn ốc trước khi từ từ đổ vào ngôi sao neutron và đồng thời làm nóng bề mặt ngôi sao chết này lên nhiệt độ rất cao. Bất thình lình, khí từ một điểm trên ngôi sao neutron do nóng quá đã phát nổ và lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ ngôi sao.
    Trưởng nhóm nghiên cứu, Diego Altamirano tại ĐHTH Amsterdam, Hà Lan nói:?Chúng tôi phát hiện được một cái đồng hồ điểm hỏa, nó chạy chậm dần và khi chậm tới mức độ nhất định thì ..BÙM.. quả bom phát nổ?. Vụ nổ phát ra nhiều tín hiệu tia X mạnh.
    Nghiên cứu mới này được thực hiện với sự trợ giúp của vệ tinh kính thiên văn tia X Rossi X-ray Timing Explorer (RXTE) của Nasa. Nhóm đã nghiên cứu hệ sao đôi với mã số 4U 1636 53 nằm cách chúng ta 20 000 năm ánh sáng.
    Ngôi sao neutron này bùng phát khoảng 7 tới 10 lần trong một ngày. Những vụ nổ này giải tỏa trong 100 giây nhiều năng lượng hơn lượng năng lượng Mặt trời của chúng ta tỏa ra trong cả một tuần. Năng lượng này tương đương với 100 quả bom H cùng nổ một lúc trên một diện tích chỉ bằng một con tem ở bề mặt ngôi sao neutron này.
    Theo Nasa, các nhà khoa học đã quan sát được hàng ngàn các bùng phát tương tự trên 80 các ngôi sao neutron khác nhau. Nhưng vấn đề là họ vẫn chưa thể dự báo khi nào các hiện tượng này xảy ra.
    Khi hỗn hợp khí cùng đổ lên bề mặt ngôi sao neutron, các nguyên tử khí va chạm nhau và hình thành các nguyên tử nặng hơn trong một quá trình được gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân. Đôi khi, phản ứng hạt nhân này xảy ra khá ổn định và gần như là có độ lặp lại hoàn hảo. Kết quả là chúng tạo ra các tín hiệu tia X khá đều đặn được biết với thuật ngữ ?odao động giả chu kỳ? hay QPO (quasi-periodic oscillation). Các nhà bác học đã coi QPO như một cái đồng hồ bấm giây với độ chính xác gần như hoàn hảo.
    Các nhà khoa học dự đoán rằng đồng hồ QPO sẽ tích tắc sau mỗi 2 phút , và đây chính xác là giá trị mà nhóm nghiên cứu của Altamirano đã tìm ra khi họ quan sát hệ sao neutron bằng kính thiên văn vũ trụ RXTE của Nasa. Nhưng nhóm của Altamirano còn tìm ra rằng đồng hồ QPO tích tắc ngày càng chậm dần khi có nhiều khí hơn tích tụ trên bề mặt ngối sao neutron. Cứ mỗi khi cái ?~đồng hồ?T này chạy chậm còn 125 giây / 1 tích tắc thì ngôi sao này bùng phát mạnh mẽ.
    ?oChúng tôi có thể dự báo khi nào các vụ nổ này xảy ra? , Altamirano nói.
    Tod Strohmayer, một chuyên gia của Nasa tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard tại Greenbelt nói:? Đây thực sự là một phát hiện thú vị?. Theo ông thì tần suất ?otích tắc? của QPO phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của ngôi sao neutron
    Theo Space.com
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ẤN ĐỘ PHÓNG SỐ VỆ TINH KỶ LỤC LÊN QUỸ ĐẠO TRONG MỘT PHI VỤ.
    Lần phóng tên lửa này là một bước ngoặt lớn trong chương trình chinh phục vũ trụ của nước này. Ấn Độ thực sự muốn vươn lên thành một đối thủ chính trong thị trường vệ tinh thương mại toàn cầu.
    Một quả tên lửa đã được phóng lên từ căn cứ vũ trụ Andhra Pradesh hôm thứ Hai và đưa cùng một lúc 10 vệ tinh vào quỹ đạo chỉ trong một khoảng thời gian tính bằng phút.
    Hai trong số các vệ tinh là của Ấn Độ, bao gồm một vệ tinh mini và một vệ tinh có gắn các camera phân giải cao có điều khiển từ xa nhằm thu được các hình ảnh vệ tinh rõ nét phục vụ trong các ngành xây dựng cơ bản, điều tra tài nguyên và các công việc về quy hoạch của Ấn Độ.
    8 vệ tinh còn lại cũng thuộc loại nhỏ là sở hữu của các cơ quan nghiên cứu từ Châu Âu, Canada và Nhật Bản.
    Giám đốc Cơ quan vũ trụ Ấn Độ, ông G. Madhavan Nair nói rằng phi vụ trên đã thành công : ?oChúng tôi đã không phát hiện ra một sự lệch lạc nào dù là nhỏ nhất trong quỹ đạo của tên lửa so với dự kiến. Bởi vậỵ có thể nói cuộc phóng tên lửa này là hoàn hảo. Các vệ tinh đã được đưa vào quỹ đạo một cách chính xác?.
    Báo chí Ấn Độ đưa tin rằng phi vụ phóng tên lửa mang vệ tinh hôm thứ 2 vừa qua đã phá vỡ kỷ lục trước đó của Nga với 8 vệ tinh được đưa lên quỹ đạo trong một lần phóng.
    Các chuyên gia Ấn Độ cho rằng cuộc phóng tầu ?ođa vệ tinh? lần này nhằm thể hiện khả năng về công nghệ tiên tiến của đất nước vùng nam Á này.

    Ân Độ cũng muốn chia sẻ một phần thị trường tiềm tàng về các vệ tinh thương mại ước tính trị giá hàng tỷ đô la. Hiện tại, thị trường này do các nước như Hoa Kỳ, Nga, Trung quốc và ESA của Châu Âu nắm giữ.
    Ấn Độ nói, phí phóng vệ tinh của họ rẻ hơn giá do các nước trên đưa ra. Năm ngoái, Ấn Độ đã phóng lên quỹ đạo một vệ tinh của Italia với chi phí 11 triệu đô la. Đầu năm nay, họ cũng đã đưa một vệ tinh của Israel lên quỹ đạo.
    Bước tiến lớn nhất của chương trình vũ trụ của Ấn Độ sẽ đựơc dự định đưa ra vào cuối năm nay khi họ chuẩn bị phóng một tầu thăm dò Mặt trăng.
    Theo báo nước ngoài
  4. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Radar tàu Cassini quan sát những đụn cát trên Titan mặt trăng lớn nhất của Thổ Tinh (ảnh trên). Những đụn cát này có dạng như những đụn cát ở sa mạc Namibian trên Trái Đất (ảnh dưới). Những điểm sáng trong bức ảnh ở trên không phải là những đám mây mà là những đặc điểm địa hình giữa các đụn cát này. NASA/JPL:ảnh trên, NASA/JSC: ảnh dưới.
    Vệ tinh Titan của Thổ Tinh và Trái Đất có khá nhiều điểm tương đồng ngoại trừ cách thức hình thành cát. Trên Trái Đất, cát hình thành từ vật chất bị vỡ vụn, nhưng trên Titan, điều ngược lại có thể là sự thật - với nhiều bãi cát là sản phẩm của sự tích tụ vật chất. Đó là một giả thuyết mà các nhà khoa học Cassini đang xem xét sau khi nghiên cứu khối lượng các đụn cát nhờ vào quang phổ kế trên tàu thăm dò Cassini.
    Những sự quan sát mới này đưa ra khả năng rằng phần nhiều cát hình thành do sự kết hợp giữa các phân tử hydrocarbon từ trên trời và dưới mặt đất.
    Được phát hiện bởi radar thu nhận hình ảnh của tàu Cassini vào năm 2005, những đụn cát tối, nhấp nhô trông giống như những bãi tích tụ lớn của bã cà phê. Từ đó, các nhà khoa học đã tìm ra tại sao và bằng cách nào mà các đụn cát trên Titan có những điểm giống và khác với đụn cát trên Trái Đất, Hỏa Tinh, và Kim Tinh. Họ đã có hiểu biết mới về quá trình vật lý cơ bản của hình dạng các bề mặt hành tinh.
    Trong số báo tháng 5 năm 2008 của tờ Icarus, các nhà khoa họtaoc đã đưa một bản báo cáo rằng các đụn các trên Titan chứa ít nước đóng băng hơn phần còn lại của vệ tinh này. Những bãi các tối sẫm được hình thành do các hóa chất có kết cấu phức tạp cùng loại tồn tại từ lâu trên khí quyển có lẫn sương, khói của Titan. Nếu những đụn cát này được tạo thành do vật liệu sẫm màu bên trong cũng như bên ngoài, thì có rât nhiều cát có cấu trúc đơn giản hình thành do sự xói mòn.
    Kết quả mới này có thể giúp giải thích bằng cách nào mà khi ở trên mặt đất, các phần tử hyrocarbon có thể hình thành bên trong các dải cát thông qua một quá trình gọi là sự "nung kết" - một sự nung chảy yếu có thể làm kết dính các phần tử lại với nhau. Quá trình sintering sản sinh những phân tử có kích thước đúng bằng những hạt cát - khoảng giữa 0.18-0.25 milimet và không lớn hơn, hoàn hảo để cuốn đi và hình thành những đụn cát.
    Nhà khoa học Jason W. Barnes tại trung tâm nghiên cứu Ames của NASA đặt ở Moffett Field, bang California, trả lời một số câu hỏi về những nghiên cứu hiện tại về những đụn cát trên Titan:
    Hỏi đáp với Jason W. Barnes
    Hỏi: Những quá trình xói mòn nào có thể sản sinh cát trên Tian - chúng có bao gồm sự xói mòn từ dòng sông đến các quá trình tạo cát tương tự như trên Trái Đất?
    Đáp: Từ khi Titan có những lòng sông nơi mêtan lỏng chảy qua, ý tưởng đầu tiên là sự xói mòn thông qua lớp băng trên Titan có thể phá vỡ lớp đá nền thành cát có kính thước hạt và sau đó sẽ hành thành các đụn cát. Tuy nhiên, những dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng cát trên Titan không được tạo thành bởi băng theo cách dự đoán hiện tại.
    Thay vào đó cát dường như được hình thành do những hạt có cấu trúc. Vì thế trong khi sự xói mòn do dòng chảy có thể đóng vai trò trong sự hình thành cát trên Titan, thì quá trình này rõ ràng phức tạp hơn rất nhiều những gì chúng tôi hình dung ban đầu, và xói mòn sông không phải là toàn bộ câu chuyện. Đó là một lượng lớn cát, nếu cơ chế này đã xuất hiện, nó phải khá phổ biến trên Titan để có thể đủ sự xói mòn để tạo thành cát bao bọc cả một vùng xích đạo của vệ tinh này.
    Hỏi: Thế thì một giả thuyết nữa là những đụn cát này có thể là những phần tử sương rơi xuống mặt đất và tích tụ trong một thời gian rất dài đểt có thể hình thành chúng?
    Đáp: Về cơ bản có thể đúng. Quá trình này thực ra là những phân tử trong khí quyển nhỏ hơn những hạt cát hàng chục triệu lần. Vì thế trong giả thuyết tương đối hợp lý này thì các phân tử sương tích tụ lại với nhau thành những phần tử lớn hơn thông qua quá trình sintering . (Trong quá trinh sintering, các phần tử được hâm đủ nóng để có thể dính với nhau, tạo thành những phân tử có kích thước bằng hạt cát).
    Quá trình này cực kì chậm, nhưng nó cho thấy rằng Titan tồn tại trong thời gian đủ dài để quá trình này có thể xảy ra!
    Hỏi: Ông gọi nó là cát nhưng ông hãy miêu tả nó giống là khau nhau như thế nào so với cát thông thường trên Trái Đất và những bãi biển?
    Đáp: Theo một nhà địa chất, thì cát là bất kì tập hợp những phần tử với một đường kính đặc trưng từ 0.0625 đến 2 milimet. Vì thế trong khi phần lớn cát trên Trái Đất được tạo thành từ Silicat (hợp chất không tan của silic đioxit), thì cũng có những đụn cát được tạo thành do thạch cao ở White Sands, bang New Mexico. Một sự đa dạng lớn hơn của các thành phần của cát tồn tại khi chúng tích tụ tại các bãi biển. Hawaii la một ví dụ, có những bãi biển cát sẫm (tạo thành do đất bazan núi lửa), những bãi cát màu hồng (tạo thành từ san hô), hay ngay cả những bãi cát màu xanh lá cây (tạo thành từ olivene, một loại khoáng vật thường được tìm thấy trong vỏ Trái Đất), ngoài ra còn có những bãi biển silicat phổ biến hơn. Những cơ chế địa chất chi phối quá trình trải dài của đụn cát không được hiểu biết nhiều, vì thế chúng tôi không chắc sự trải dài này là sự trùng hợp hay chúng tôi đang tìm kiếm những dấu hiệu vật lý quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành đụn cát.
    Dựa vào những đo đạc của chúng tôi, dường như cát trên Titan hầu như được hình thành từ các phân tử hữu cơ, trông giống như những núi bã cà phê cao đến khoảng 100 met.
    Hỏi: Ông thấy những đụn cát này trải dài trung bình khoảng 2.1 kilomet. Điều này có tương tự như những dải cát trên Trái Đất?
    Đáp: việc xem xét trọng lực khá kỳ lạ, môi trường hóa học, nhiệt độ và những sự khác biệt khí quyển, những đụn cát trải dài trên Titan tương đồng đáng ngạc nhiên với những đụn cát trên sa mạc Namib ở Tây Nam châu Phi.
    Hỏi: Ông hãy miêu tả những ảnh hưởng của hướng gió đến đụn cát.
    Trả lời: Những đụn cát trên Titan là một có dạng được biết đến như những đụn cát trải dài theo chiều dọc. Những dải cát có những đỉnh sóng được định hướng tương đương với hướng gió. Điều này giống nguyên như những bãi cát biển trên Trái Đất: sa mạc Sahara, Namibia, và Úc. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt với tất cả các đụn cát ở Tây Hemisphere, vì thế có một sự khác biệt nho nhỏ giữa những dải cát ở nước Mỹ và những dải cát trên Titan.
    Do vậy, bởi vì chúng ta cho rằng chúng ta có thể hiểu được các thức mà gió hình thành những đụn cát theo chiều dọc, điều này cho phép chúng ta suy luận ra rằng hướng gió trên bề mặt Titan từ sự đinh hướng của các đụn cát. Điều này thực sự là một phương thức đo rất quan trọng - cho đến hiện tại những cơn gió trên bề mặt vệ tinh này chỉ được đo đạc tại vị trí tàu Huygens đang đổ bộ.
    Những hình ảnh lưu thông hiện tại trên toàn cầu ở độ phân giải thấp cho thấy những cơn gió mặt đất đối lập với đinh hướng của đụn cát cho thấy. Vì thế việc lập bản đồ các định hướng cho phép chúng ta tính toán được gió đang hoạt động như thế nào trên bề mặt từ không gian.
    Hỏi: Ông cũng có một bản báo cáo rằng quang phổ kế đã nhìn thấy những khu vực nằm giữa các đụn cát. Điều gì quan trọng khi có thể thấy được những vùng lõm giữa các đụn cát?
    Đáp: Chúng tôi đang quan sát chất nền giữa những đụn cát cho phép biết được địa hình ở đỉnh các dải cát này. Bề mặt Titan khá không đồng nhất và những đụn cát này chỉ là một vài phần của bề mặt gần xích đạo. Chúng tôi chưa biết tại sao. Bằng những mối tương quan giữa các loại địa hình của các đụn cát, chúng tôi đang tìm kiếm để nhanh chóng đưa ra những cơ chế ở mức độ lớn hơn cho sự hình thành và tiến hóa của các đụn cát này.
    Hỏi: Những đo đạc gì của tàu Cassini trong tương lai có thể cung cấp thêm thông tin về thành phần của chất nền này?
    Đáp: Hiện tại chúng tôi biết chúng tôi đang quan sát cái gì, môi quan hệ của cả những quan sát trong quá khứ và tương lai từ quang phổ kế này và radar thiết lập hình ảnh của tàu Cassini hy vọng răng sẽ giúp chúng tôi đi đến kết luận những kiểu địa hình nào của đụn cát sẽ hợp lý hơn, tại sao, và những điều gì là hợp lí hơn cho địa chất của cả Titan.
    5/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.saturndaily.com/reports/Titan_Smoggy_Sand_Grains_999.html
    Anh Minh - PAC
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 17/05/2008
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Sintering bạn cứ dịch luôn là thiêu kết hoặc nung kết. Từ này có trong tự điển và khá phổ biến.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÀI HỌC THIÊN VĂN VỠ LÒNG : TÌM CHIẾC GẦU SÒNG LỚN
    Ngay khi màn đêm vừa buông xuống, bạn hãy bước ra ngoài và nhìn lên bầu trời. Cái gì dễ thấy nhất và gây ấn tượng nhất?. Nếu bạn sống ở Bắc Bán cầu thì chỉ cần nhìn lên và huớng về phía Bắc, bạn sẽ thấy ngay 7 ngôi sao sáng xếp thành hình chiếc gầu sòng (hay chiếc muỗng lớn) rất nổi tiếng.
    Đối với hầu hết những người ngắm sao, chiếc Gầu sòng có lẽ là nhóm sao quan trọng nhất trên bầu trời đêm. Với những người sống ở vĩ độ từ 40 trở lên, chiếc Gầu sòng không bao giờ lặn dưới đường chân trời. Và bởi vì hình dạng của chiếc Muỗng lớn này rất dễ nhận ra nên ta có thể coi đó là một trong những mốc định vị để tìm sao (Lần đầu tiên tôi nhận biết được hình chiếc Gầu sòng là lúc khoảng 8-10 tuổi ?" ND).
    Ở những nơi khác trên thế giới, chiếc Muỗng lớn hay chiếc Gầu sòng còn được biết tới với cái tên chỉ một chiếc xe kéo. Ví dụ tại Ireland, nhóm sao này đã được gọi l à ?oKing David Chariot,? từ thời những vị vua đầu tiên ở xứ này. Tại Pháp, tên của chiếc Gầu sòng lại là ?oGreat Chariot? (chariot : xe ngựa kéo, có 2 bánh trong chiến trận). Một cái tên phổ biến nữa là ?oCharles?Ts Wain? (wain : xe súc vật kéo, lớn, thường sử dụng ở nông trại). Còn ở quần đảo Anh, 7 ngôi sao này còn đựơc gọi phổ biến là ?oThe Plough? hay ?oCái Cày?.
    Ứng dụng quan trọng nhất của chiếc Gầu sòng là ta có thể từ đó tìm ra ngôi sao Polaris hay sao Bắc cực. Chúng ta có thể thực hiện điều này như sau: Từ 2 ngôi sao ở mép ngoài của cái Gầu, đó là Dubhe và Merak hay còn được biết với cái tên các ngôi sao ?oChỉ điểm? bởi vì chúng luôn hướng về Polaris. Vẽ một đoạn thẳng qua 2 ngôi sao trên, kéo dài lấy 5 lần khoảng cách giữa chúng, đoạn thẳng sẽ đi qua 1 ngôi sao sáng vừa phải. Đó chắc chắn phải là Polaris hay sao Bắc cực.
    Chòm sao Chữ Thập phuơng Nam
    Với những người sống ở Nam Bán cầu, họ không thể sử dụng chiếc Gầu sòng để định hướng nữa mà sử dụng chòm sao Crux hay còn có tên ?~Chữ thập phương Nam?T . Từ nam Bán cầu, ta chỉ cần ngước mắt nhìn về phía Nam và có thể thấy rõ hình dạng của một chữ thập treo trên bầu trời. Một số người lại cho nó giống một chiếc diều hơn . Chòm Crux có thể nhận ra rõ bởi 4 ngôi sao sáng, trong đó có 2 ngôi là Acrux và Becrux có độ sáng biểu kiến cỡ 1 đơn vị.
    Tính từ trên xuống dưới, chòm Crux chỉ cao có 6 độ, hơi lớn hơn khoảng cách giữa 2 ngôi sao chỉ điểm trong ?~chiếc Gầu sòng?T. Thực ra thì Crux là chòm sao nhỏ nhất về mặt diện tích trên bầu trời trong số tất cả các chòm sao. Cũng giống như chiếc Gầu sòng ở Bắc Bán cầu, chòm Crux cũng được sử dụng để xác định phương hướng do vị trí của nó nằm gần cực nam của Thiên cầu. Trong chòm Chữ thập Phương Nam, thanh dài hơn chỉ đúng gần vào cực Nam. Một số nhà hàng hải hoa tiêu trong hàng không đã gọi cực nam của Thiên cầu là ?oCái lỗ cực Nam? bởi vì thật không may, tại điểm đó không hề có một ngôi sao nào (ở cực bắc ta có Polaris).
    Người ta cho răng Amerigo Vépucci là người châu Âu đầu tiên nhìn thấy chòm sao Crux, lúc đó ông gọi là ?oBốn ngôi sao? vào năm 1501 khi ông vượt biển tới phương Nam. Nhưng thực ra, cách đây khoảng 5000 năm, người dân ở Bắc Bán cầu cũng có thể nhìn thấy chòm sao nhỏ bé này. Theo Richard Hinckley Allen (1838-1908), chòm sao Chữ Thập Phuơng Nam đã được nhìn thấy lần cuối cùng ở chân trời thành Jerusalem vào khoảng thời gian chúa Jesu bị đóng đinh, tức khoảng 2000 năm trước đây. Nhưng do sự tiến động ?" do dao động của trục quay Trái đất ?" sau hàng chục thế kỷ, chòm sao này đã ?~di cư?T về phương Nam và hiện nay, nó đang làm nhiệm vụ định huớng cho những người đi biển ở Bán cầu Nam.
    Giới hạn của tầm nhìn
    Thể nào cũng có những bạn đọc chưa bao giờ nhìn thấy chiếc Gầu sòng hay chòm Chữ thập nếu bạn ở Nam bán cầu, các bạn sẽ tự hỏi: làm thế nào có thể nhìn được những biểu tượng này. Thật là trùng lặp, vào thời gian này trong năm (cuối tháng 5 và đầu tháng 6), cả chiếc Gầu sòng và Chữ thập đều đều cùng lúc lên khá cao trên bầu trời vào khoảng sau chập tối. Khi đó, những người ở Bắc Bán cầu, nhưng dưới vĩ độ 25, sẽ có thể xem được chòm Crux mọc hoàn toàn lên trên phia chân trời Nam.
    Tương tự, những người ở Bán cầu Nam cũng cần phải di chuyển đến ít nhất vĩ độ 25 (Nam) để có thể nhìn thấy toàn bộ chiếc Gầu sòng. Với những người sống ở nửa trên của nước Úc, họ có thể nhìn thấy chiếc Gầu sòng ngay sau khi Mặt trời lặn.
    Có một thực tế khá thú vị là cả chiếc Gầu sòng và chòm sao Chữ thập Phương Nam đều đã được chọn làm biểu tượng trên một số lá cờ. Cờ của bang Alaska (Mỹ) có hình của 7 ngôi sao nổi tiếng (và có thêm Polaris nữa). Chữ Thập Phương Nam đã có mặt trên cờ của các nước như : Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa và Brazil . Chòm Crux có 5 ngôi sao, nhưng riêng cờ của New Zealand chỉ có 4 ngôi sao sáng nhất, ngôi sao thứ 5 mờ nhạt (Epsilon Crucis) đã bị bỏ qua.
    Theo Space.com
    Do không pozt được hình, các bạn xem tại đường link:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-8PeK2kIlc6lTvvSuHQc-?cq=1
  7. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Các thiên hà Antennae tiến gần hơn tới chúng ta.
    [​IMG]
    Thiên hà đôi Antennae (ảnh trái) và vùng được chụp bởi kính thiên văn Hubble đang được nghiên cứu bởi Saviane (ảnh phải).
    Một nghiên cứu mới về cụm thiên hà Antennae bằng cách sử dụng camera tiên tiến cho khảo sát ở trên kính thiên văn Hubble cho thấy rằng điển hình tương tác đôi thiên hà đầu tiên này trên thực tế tiến gần đến chúng ta hơn những suy nghĩ trước đây - 45 triệu năm ánh sáng thay vì 65 triệu năm ánh sáng.
    Đôi thiên hà tương tác Antennae là một trong những cặp thiên hà đang trải qua giai đoạn hợp nhất thiên hà gần chúng ta nhất được biết . Sự hợp nhất của cặp thiên hà này, NGC 4038 và NGC 4039, đã bắt đầu tương tác với nhau từ khoảng 1 vài trăm triệu năm trước, tạo ra một trong những khung cảnh ấn tượng nhất trên bầu trời đêm. Chúng được xem xét bởi các nhà khoa học như hệ thống sát nhập thiên hà kiểu mẫu và được sử dụng như một tiêu chuẩn dựa trên những thuyết được xác nhận trước đây về tiến hóa của thiên hà.
    Một nhóm các nhà khoa học quốc tế được dẫn đầu bởi Ivo Saviane từ đài thiên văn Nam Âu từng dùng Camera quan sát của Hubble và Camera Wide Field Planetary 2 để quan sát những ngôi sao độc lập được sinh ra bởi sự và chạm mãnh liệt bên trong 2 thiên hà Antennae.
    Họ đã đạt được một kết luận khá ngạc nhiên và thú vị. Bằng cách đo đạc màu sác và độ sáng của những ngôi sao khổng lồ đỏ trong hệ, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng cụm thiên hà Antennae đang tiến khá gần đến chúng ta: cách 45 triệu năm ánh sáng thay vì ước tính trước đây là 65 triệu năm ánh sáng.
    Nhóm này đã nhắm đến một khu vực trong những khu vực khá yên tĩnh ở phí ngoài phí nam đuôi thiên hà, cách xa những vùng hoạt động trung tâm. Cái đuôi này bao gồm vật chất bị hút vào từ những thiên hà chính khi chúng va chạm với nhau. Các nhà khoa học cần quan sát những khu vực với những ngôi sao khổng lồ đỏ già hơn biết được khoảng cách chính xác.
    Các ngôi sao khổng lồ đỏ được biết để đạt được một độ sáng chuẩn, sau đó có thể được dùng để suy luận ra khoảng cách của chúng từ sự khác nhau giữa độ sáng thực tế và độ sáng quan sát được. Cách này được biết với tên TRGB (the tip ò the red giant branch).
    Trạng thái ở gần của hệ Antennae có nghĩa nó là sự sát nhập thiên hà được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, với một sự dồi dào dữ liệu quan sát có được để so sánh với những dự đoán của các mẫu lý thuyết.
    Saviane nói rằng :"tất cả những mẫu tiến hóa thiên hà phải có những đặc điểm quan sát được của cụm Antennae, giống như những mẫu sao đáng kể phải phù hợp với những dữ liệu của quan sát được từ Mặt Trời. Những mẫu chính xác đòi hỏi những thông số chính xác, trong đó thì khoảng cách là thông sô cần thiết nhất.
    Khoảng cách được tính toán trước đây đến cụm Antennae vào khoảng 65 triệu năm ánh sáng, giá trị này cao hơn 100 triệu năm ánh sáng so với số liệu hiện tại. Mặt Trời của chúng ta chỉ cách 8 phút ánh sáng từ Trái Đất, vì thế cụm Antennae dường như xa hơn, nhưng nết chúng ta xem xét rằng chúng ta đã biết các thiên hà cánh chúng ta hơn 10 ngàn triệu năm ánh sáng, thì cụm Antennae cũng có thể coi là hàng xóm của chúng ta.
    Khoảng cách lớn hơn trước đây đòi hỏi các nhà thiên văn học viện dẫn một vài tính chất vật lý khác thường để giải thích hệ kỳ là này: tỉ lệ hình thành sao rất cao, những cụm sao siêu nặng, những nguồn tia X khổng lồ, v.v. Khoảng cách mới nhỏ hơn làm cho cụm thiên hà Antennae ít xa xôi trên phương diện vật lý cần thiết để giải thích hiện tương quan sát được.
    Ví dụ, với khoảng cách nhỏ hơn, bức xạ hồng ngoại của nó bây giờ được mong đợi một sự kiện hợp nhất tiêu chuẩn hơn là một thiên hà bức xạ hồng ngoại khổng lồ. Kích cỡ của cụm sao này được hình thành như kết quả của sự hợp nhất Antennae được tạo thành bên trong những sự va chạm khác thay vì lớn hơn 1.5 lần.
    Cụm thiên hà Antennae được đặt tên theo 2 đuôi dài các ngôi sao, khì và bụi trông giống như râu của côn trùng. Những Anten này là kết quả vật lý của sự va chạm giữa 2 thiên hà. Nghiên cứu đặc tính của chúng cho chúng ta một dự đoán điều gì có thể xảy ra khi thiên hà Milky Way của chúng ta va chạm với họ hàng Andormeda trong vong vài ngàn triệu năm tới.
    Mặc dù sát nhập thiên hà hiện tại không phổ biến, họ tin rằng trong quá khứ chúng là con đường quan trong cho sự tiến hóa của thiên hà. Vì thế hiểu được đặc điểm của sát nhập thiên hà là rất quan trọng cho vật lý thiên thể.
    Antennae nằm trong chòm sao Corvus, the Crow.
    12/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/The_Antennae_Galaxies_Found_To_Be_Closer_To_Us_999.html
    Anh Minh - PAC
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 21:29 ngày 17/05/2008
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn, tôi thích bạn dịch và đọc hết những bài của bạn. Bạn dịch thường rất sát nghĩa. Nhưng bài này, tôi e có câu thiếu chính xác (phần bôi vàng)
    Nguyên bản :
    The Antennae Galaxies are among the closest known merging galaxies. The merging pair of galaxies, NGC 4038 and NGC 4039, began interacting a few hundred million years ago, creating one of the most impressive sights in the night sky. They are considered by scientists as the archetypal merging galaxy system and are used as a standard against which to validate theories about galaxy evolution.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PHÁT HIỆN TÀN DƯ CỦA MỘT VỤ NỔ SUPERNOVA MỚI NHẤT
    Các nhà khoa học thiên văn đã tìm kiếm khắp nơi trong dải Ngân Hà để hòng tìm ra các vụ nổ Supernova. Trung bình mà nói, có khoảng từ 2 đến 3 vụ nổ siêu tân tinh trong một năm (Trái đất) xẩy ra trong thiên hà của chúng ta. Thế mà suốt từ vụ nổ supernova năm 1680 (Casiopeia A), các nhà thiên văn học vẫn chưa tìm ra được một vụ nào và họ rất hy vọng, mong muốn tìm được một vụ nào đó, dù nhỏ đi chăng nữa.
    Và cuối cùng, họ đã thành công !.
    Quay lại hồi năm 1985, từ đó, các nhà thiên văn học đã sử dụng những thông tin thu thập được từ kính thiên văn vũ trụ Chandra X-Ray và Đài thiên văn sóng vô tuyến VLA đặt ở bang New Mexico, để lần theo dấu vết của một đối tượng mà họ cho rằng đó là tàn dư của một ngôi sao đã bị nổ. Từ việc quan sát tốc độ nở rộng trong suốt 22 năm qua, các nhà khoa học đã tính toán được đối tượng trên chính là bằng chứng của một vụ nổ supernova mới xẩy ra khoảng 140 năm trước đây và do vậy, đây là vụ nổ supernova mới nhất ghi nhận đựơc trong dải Ngân hà của chúng ta. Đám mây tàn dư này được ký hiệu là ?oG1.9+0.3?. Rõ rằng cái tên này chẳng văn hoa tí nào, nhưng có thể nó được đặt như vậy bởi vì đó là một đám mây khí có toạ độ khá gần với tâm của Thiên hà.
    Các nhà thiên văn học ước tính đám tàn dư này nằm chỉ cách tâm Ngân hà có 1000 năm ánh sáng và cách chúng ta khoảng 25000 năm ánh sáng. Và vì vậy, thực ra vụ nổ này đã xẩy ra khoảng 25140 năm trước đây và tới được Trái đất khoảng 140 năm trước.
    Nghiên cứu này gây ra nhiều mối quan tâm bởi vì tốc độ nở của khối khí rất nhanh, và với lý do này, các nhà thiên văn học mới kết luận ?oG1.9+0.3? chính là một vụ nổ supernova.
    David Green, người đã dẫn dắt nhóm làm việc với hệ kính TV vô tuyến VLA tin rằng chắn chắn phải có tới 10 đám mây tàn dư của những vụ nổ supernova tương tự, thậm chí còn trẻ hơn ?oG1.9+0.3?. Ông nói:? Thật là tuyện vời cuối cùng chúng tôi cũng tóm được một đám mây tàn dư?.
    Stephen Reynolds, người cầm đầu nhóm làm việc với kính Chandra X-Ray tuyên bố rằng :?Không có một đối tượng nào khác trong Ngân hà có những tính chất như vậy. Phát hiện này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu thêm về sự nổ của các ngôi sao và những quá trình xẩy ra tiếp sau đó?.
    Trong khi 2 nhóm trên đang tiếp tục tìm kiếm các đám mây tàn dư khác, hy vọng Green và Reynolds sẽ tìm được một cái tên khác ?ohoa mỹ? hơn để đặt cho phát hiện tiếp theo của họ.
    Theo DailyAstronomy
  10. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn sự góp ý của bạn. Tôi sẽ cố gắng hết sức có thể để đảm bảo chính xác thông tin. Hi vọng ban sẽ có thêm nhiều góp ý để nâng cao chất lượng bài dịch.

Chia sẻ trang này