1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tìm kiếm nước trên Hỏa tinh.
    http://i232.photobucket.com/albums/ee83/anhminh3103/mar***p-vastitas-borealis-crater-wa.jpg
    Nước đóng băng còn dư trên miệng núi lửa Vastitas Borealis.
    Ngay cả bầu trời trong xanh nhất trên Trái Đất cũng có hơi nước trong bầu khí quyển. Nếu bạn có thể ngưng tụ tất cả hơi nước khí quyển, thì sẽ tạo ra một lớp nước dày 2 centimets. Hôm nay trên Hỏa Tinh, hơi nước trong khí quyển cũng nhưng tụ nhưng chỉ tạo thành một lớp dày 10 micomet mà thôi.
    Giống như trên Trái Đất, nước này liên tục biến đổi thông qua vòng tuần hoàn ngưng tụ và bay hơi. Khi nhưng tụ thì nước đọng lại trên bề mặt.
    Khi bay hơi, nó xâm nhập trở lại khí quyển và theo gió đi khắp nơi trước khi ngưng tụ và quá trình này cứ lập đi lập lại. Không chú ý đến một lượng nhỏ bên ngoài, quá trình tuần hoàn nước trên Hỏa Tinh có những tác động quan trọng đến khí hậu ở đây.
    Tàu thăm dò Mars Express mang theo 3 dụng cụ là PFS, SPICAM và OMEGA, chúng cho phép các nhà khoa học nghiên cứu vòng tuần hoàn nước trên Hỏa Tinh thông qua dữ liệu chưa từng có trước kia. Với lượng lớn dữ liệu mới, các nhà khoa học đang xây dựng một bài tường thuật chi tiết của quá trình tuần hoàn nước trên Hỏa Tinh. Điều này rất giống với Trái Đất trên một số mặt và cũng rất khác về phương diện khác.
    Chúng tôi đã có cơ hội đặt một số câu hỏi cho các chuyên gia về Hỏa Tinh vấn đề này trong khi họ đang làm việc tại một phòng thí nghiệm đặt tại Paris.
    Tiêu đề phỏng vấn: Tuần hoàn nước và khí hậu trên Hỏa Tinh
    Với Robert Haberle, trung tâm nghiên cứu Arnes của NASA và Oleg Korablev, học viện nghiên cứu không gian, Moscow, Nga.
    Xin ông miêu tả về vòng tuần hoàn nước trên Hỏa Tinh?
    Rebert Haberle [RH]: quá trình này ít mãnh liệt hơn nhiều so với trên Trái Đất. Tuy nhiên, lượng hơi nước về căn bản thì luôn thay đổi trong khí quyển, cả về mùa lẫn vị trí địa lý. Những gì chúng tôi phải làm là đo đạc được lượng hơi nước, sau đó tìm hiểu hơi nước bắt nguồn từ đâu và đi về đâu. Những ảnh hưởng của hơi nước lên khí quyển Hỏa Tinh?
    Oleg Korablev [OK]: Hơi nước trong khí quyển Hỏa Tinh là một dấu hiệu của nước được vận chuyển khắp hành tinh. Nước dạng băng tồn tại trên Hỏa Tinh ở các cực và trong đất. Nếu hơi nước chuyển động từ nơi này sang nơi khác thì nó phải bay hơi hoặc thăng hoa vào trong bầu khí quyển. Mỗi lần như vây, nó có thể tạo thành những đám mây và những đám mây này phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào không gian. Vì thế những đám mây này có tác dụng điều hòa khí hậu trên Hỏa Tinh.
    So với những quan sát về hơi nước kéo dài từ nhiệm vụ Viking của NASA trong những năm 70, thì những kết quả mới từ Mars Express như thế nào?
    RH: Chúng cho thấy một quá trình tuần hoàn nước khô hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây. Điều này có nghĩa là có thể có những thay đổi quan trọng hằng năm và nếu đúng như vậy thì sẽ rất thú vị. Nếu chúng tôi tin vào những kết quả mà họ có được, họ sẽ bảo chúng tôi rằng, thời điểm của nhiệm vụ Viking, lượng nước trong khí quyển ở cực Bắc gấp đôi hiện tại.
    Có những nghi ngời nào về những kết quả trước đây?
    OK: Những cơ sở dữ liệu quang phổ được dùng để giải thích những kết quả của nhiệm vụ Viking là chưa đầy đủ. Điều này có nghĩa là những phân tích này ước lượng không không chính xác độ ẩm khí quyển. Còn quá sớm để chắc chắn về điều này nhưng hi vọng sẽ có một cuộc phân tích lại bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại có thể làm cho chúng phù hợp hơn với những kết quả của tàu Mars Express. Điều này có thể đưa ra một quá trình tuần hoàn nước có kết quả ổn định hơn.

    Đâu là những nguồn nước chính trên Hỏa Tinh?

    RH: Đó là câu hỏi 64 nghìn đô-la. Đỉnh cực Bắc có thể là nguồn nước chính. Vào mùa hè này thì lượng khi CO2 dạng băng tại cực đã bốc hơi và để lộ một lớp nước phía dưới. Nó có thể bay hơi vào trong khí quyển sau đó. Tại cực Nam, lương CO2 chưa hoàn toàn tan, vì thế lượng nước ở đây vẫn chưa lộ ra. Các mẫu máy tính cho rằng sự bốc hơi và ngưng tụ tại cực Bắc là những đặc điểm chính của vòng tuần hoàn nước này.
    Tựa đề phỏng vấn: Sương và băng bên dưới bề mặt Hỏa Tinh
    Với Bill Feldman, viện nghiên cứu hành tinh, Arizona, Mỹ và Bernard Schmitt, Pháp.
    Bill Feldman [BF]: Nước đóng băng chưa bao giờ ổn định trong vĩ độ 45 xích đạo. Vĩ độ 50 ở cả 2 bán cầu, băng có thể ở trạng thái bền vững dứoi bề mặt. Về phía Bắc, những cánh đồng băng gần đây được lập bản đồ trong một khu vực xung quanh cực tại vĩ độ này. Tại cực Bắc, có một lơp băng dày 2-3 km trên bề mặt. Điều này khá giống với ở cực Nam nhưng có lớp CO2 ở bên trên.
    Khi nào thì vành đai băng xung quanh cực Bắc được khám phá?

    BF: Nó đã được khám phá bởi quan phổ kế trên tàu Mar Odyssey vào năm 2002. Dụng cụ này cho thấy nhiều hidro có mặt trong đất trên Hỏa Tinh. Khoảng 45% bề mặt bất kì hành tinh nào cũng chứa oxi bởi vì SiO2 là thành phần chính của đá. Bởi vì một phân tử nước chưa 2 nguyên tử hidro và một nguyên tử oxi, nó cho thấy rằng phải có nhiều băng ở đó.

    Có bất kì nguồn nào khác thay đổi theo mùa không?

    BS: Lúc đầu, chúng tôi nghĩ rằng lớp CO2 thay đổi theo mùa ở cực Bắc phải bay hơi trước khi lớp băng lộ ra. Vì thế, nước không thể bắt đầu bay vào khí quyển cho đến cuối mùa xuân. Những sự bay hơi của những lớp trầm tích của CO2 tạo thành hàng triệu lít nước lạnh và hình thành nên vành đai băng xung quanh cực, xảy ra ở vĩ độ thấp khoảng 50. Điều này có nghĩa rằng nước bị mắc trong những lớp trầm tích bay hơi vào khi quyển Hỏa Tinh vào đầu mùa xuân. Nó thay đổi chi tiết của vòng tuần hoàn nước những không phải là một bức tranh toàn cảnh.

    Tàu thăm dò Mars Express cho phép chúng ta làm gì?

    BS: Dụng cụ OMEGA chỉ cho chúng tôi vị trí và thời gian chúng tôi có thể tìm thấy bằng trên bề mặt Hỏa Tinh và phân biệt đâu là nươc đâu là CO2. Điều này quan trọng bởi vì CO2 đóng băng tại 145 độ K (âm 128 độ C), vì thế ngay khi nước gặp băng CO2, nó bị kẹt lại. Mũi cực Nam là nguồn hơi nước chính trên Hỏa Tinh.

    Nghiên cứu tiếp theo sẽ được tiến hành ở đâu?

    BF: Chúng tôi cần những xe vận hành để phân tích về mặt hóa học những chất bị hidrat hóa. Hiện tại NASA đạng thực hiện việc này. Các mẫu thông tin có thể cho chúng tôi biết sự ổn định của các chất vô cơ này trong quá khứ. Vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi hiểu đầy đủ về quá trìnhg tuần hoàn nước trên Hỏa Tinh và khí hậu trong quá khứ của hành tinh này.
    15/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.marsdaily.com/reports/The_Search_For_Water_On_Mars_999.html
    Anh Minh - PAC
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Không có gì, nhưng ban nên sửa lại bài dịch cho chính xác, không nên để sai như vậy một khi đã biết.
  3. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Xin bạn thứ lỗi là mình chưa biết sửa lại như thế nào cả (chưa biết cách sửa bài + chưa biết sửa lại như thế nào). Bạn góp ý với. Nhân tiện bạn có thể gửi nick yahoo để tiện cho mình trao đổi và học hỏi được không ??
  4. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Phân tử quan trọng được tìm thấy trong khí quyển Kim Tinh.
    [​IMG]
    Hydroxyl, một phân tử quan trọng nhưng khó phát hiện, được tạo thành từ một nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Nó được tìm thấy trong những khu vực cao trong khí quyển Kim Tinh, khoảng 100 km từ bề mặt.
    Lần đầu tiên, tàu thăm dò Venus Express vừa phát hiện phân từ hidroxyl trên một hành tinh khác. Phát hiện này mang lại cho các nhà khoa học một công cụ mới và quan trọng để khám phá những hoạt động của bầu khí quyển dày đặc của Kim Tinh.

    Hydroxyl, một phân tử quan trọng nhưng khó phát hiện, được tạo thành từ một nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Nó vừa được tìm thấy ở những tầng phía trên của khí quyển Hỏa Tinh, khoảng 100 km phía trên bề mặt, bởi công cụ Visible và VIRTIS của Venus Express.
    Công cụ này đã phát hiện những phân tử hydroxyl bằng cách đo đạc lượng tia hồng ngoài mà chúng phát ra.
    Khu vực khí quyển mà chứa những lượng lớn phân tử hydroxyl chỉ là một khu vực rất nhỏ, rộng khoảng 10 km. Bằng cách quan sát rìa của hành tinh này, tàu Venus Express xem xét dọc theo tầng khí quyển dày đặc này và tăng độ mạnh tín hiệu lên khoảng 50.
    Hydroxyl được cho rằng quan trọng cho khí quyển của bất cứ hành tinh nào bởi vì tính tương tác cao của nó. Trên Trái Đất, nó đóng vai trò quan trọng trong việc lọc các chất ô nhiễm trong không khí và giúp ổn định lượng CO2 trong khí quyển, ngăn ngừa nó biến đổi thành CO.
    Trên Hỏa Tinh, nó đóng vai trò sống còn trong việc khử trùng đất, và làm cho dạng sống vi khuẩn ở những tầng trên cùng khó có thể xảy ra.
    Phân tử linh động này vừa được tìm thấy xung quanh một vài sao chổi, nhưng cách hình thành trên đó hoàn toàn khác so với cách hình thành trên bầu khí quyển các hành tinh.
    "Do bầu khí quyển Kim Tinh chưa được nghiên cứu bao quát trước khi tàu Venus Express đến, chúng tôi chưa thể chắc chắn gì nhiều về kết quả chúng tôi có được".
    "Phát hiện này sẽ giúp nâng cao những kết quả thu nhận và tìm hiểu thêm về chúng", theo lời một trong những nhà nghiên cứu chính trong thử nghiệm VIRTIS, Giuseppe Piccioni, từ Istituto di Astrofisica Spaziale e Fisica Cosmica ở Rome, Ý.
    Trên Trái Đất, độ sáng của hydroxyl trong khí quyển được cho thấy có liên quan gần gũi với mật độ ozon. Từ nghiên cứu này, điều tương đương có thể đúng trên Kim Tinh. Hiện tại, các nhà khoa học đang bắt đầu ước tính lượng ozon trong khí quyển hành tinh này.
    Tàu thăm dò Venus Express cho thấy rằng lượng hydroxyl trên Kim Tinh liên tục thay đổi. Nó có thể thay đổi 50% từ khu vực này sang khu vực khác và điều này có thể do lượng ozon khác nhau trong khí quyển của nó.
    "Ozon là phân tử quan trọng cho bất kì khí quyển nào, bởi vì nó là một chất hút bức xạ hồng ngoại từ Mặt Trời khá mạnh", Piccioni cho hay. Lượng bức xạ hấp thụ được là một thông số quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt độ và tính hoạt động của một khí quyển hành tinh. Trên Trái Đất, nó sưởi ấm tầng bình lưu, tạo sự ổn định và bảo vệ sinh quyển khỏi tác hại của tia hồng ngoại.
    Các thông số máy tính sẽ cho biết bằng cách nào mà nó ảnh hưởng đến khí quyển của hành tinh.
    "Venus Express đã cho chúng tôi thấy rằng Kim Tinh khá giống Trái Đất hớn suy nghĩ trước đây. Phát hiện ra hydroxyl mang lại môt bước tiến quan trọng", Piccioni cho hay.
    Ông và các đồng nghiệp của mình chỉ báo cáo phát hiện ban đầu này qua vài nghiên cứu trong số báo mới nhất của họ. Họ đang phân tích những dữ liệu từ khoảng 50 vòng quĩ đạo quanh Kim Tinh và sẽ thực hiện thêm nhiều quan sát nữa.
    16/5/2008
    (Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/Key_Molecule_Found_In_Venus_Atmosphere_999.html
    Anh Minh - PAC

  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi chỉ cho bạn các lỗi trước :
    1/ Vàng 1 : closest là tính từ nên chỉ bổ nghĩa cho merging galaxies chứ không thể bổ nghĩa cho known , bởi vậy tôi dịch tạm là: ?o Đôi thiên hà tương tác Antennae là một trong những cặp thiên hà hợp nhất được biết, ở gần (chúng ta) nhất.
    2/ Vàng 2 : Từ against ngoài nghĩa ?~chống lại?T, ?~phản đối?T... còn có nghĩa nữa là dựa vào, tỳ vào. Bởi vậy, trong trường hợp này tôi tạm dịch là : ?o ..Chúng được các nhà khoa học coi như một hệ thiên hà đang hợp nhất nguyên mẫu và được sử dụng như một tiêu chuẩn mà họ (các nhà khoa học) sẽ dựa vào đó để đánh giá các lý thuyết về sự tiến hóa của thiên hà.
    Tiếp đó, để sửa được bài trong diễn đàn, bạn phải login ngay từ đầu (trên đầu trang) sao cho nick của bạn hiện ra trên 4 rum. Từ đó thực hiện sửa lỗi như bình thường (tất nhiên trừ trường hợp diễn đàn bị lỗi). Chú ý: bạn click vào biểu tượng có mầu xanh lá.
    Nếu có vấn đề gì cần trao đổi riêng, bạn có thể liên lạc với tôi qua địa chỉ email: thohry@yahoo.com . Tôi rất ít chat.
    PS. Thực ra tôi không ngồi dò ra lỗi của bạn đâu, chẳng qua là khi đọc tới câu có chứa vàng 2 (against) thấy hơi không xuôi nên bấm đường link của bạn cho và thấy luôn.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 00:00 ngày 17/05/2008
  6. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Hỏa Tinh và những phát hiện mới.
    [​IMG]
    Những quan sát mới từ tàu Mars Reconnaissance của NASA chỉ ra rằng phần vỏ của Hỏa Tinh cứng chắc và lạnh hơn so với những suy nghĩ trước đây.
    Kết quả này cho thấy bất kì nước ở dạng lỏng mà đều có thể tồn tại bên dưới bề mặt hành tinh và có thể có sinh vật sống trong nước thì nằm ở sâu hơn những gì mà các nhà khoa học nghi ngờ trước đây.
    "Chúng tôi đã biết được rằng bề mặt đất đá của Hỏa Tinh không bị bẻ cong dưới lượng băng ở cực Bắc", theo lời Roger Phillips của học viện nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colo. Phillips là tác giả chính của bản báo cáo mới xuất hiện trên mạng của Science. "Điều này gợi ý rằng phần bên trong của hành tinh này rắn chắc hơn và vì thế lạnh hơn những gì chúng ra nghĩ trước đây".
    Khám phá này đã được thực hiện bằng việc sử dụng công cụ Shallow Radar (SHARAD) trên tàu thăm dò, công cụ này vừa cung cấp những bức ảnh chi tiết nhất đến thời điểm của các lớp băng bên trong, cát và bụi hình thành ở cực Bắc Hỏa Tinh. Những hình ảnh radar này cho thấy rằng những lớp này trải dài đến 600 dặm hay bằng 1 phần 5 chiều dài nước Mỹ.
    Những bức ảnh rada này cho thấy một lớp địa chất bằng phẳng giữa lớp băng và lớp vỏ đá của Hoả Tinh. Trên Trái Đất, khối lượng của một lượng lớn băng tương tự có thể làm cho bề mặt hành tinh lún xuống. Sự thật rằng bề mặt Hoả Tinh chưa bị bẻ cong có nghĩa là vỏ bọc của nó rất chắc chắn hay thạch quyển, một sự kết hợp giữa 2 lớp địa chất ngoài phải rất dày và lạnh.
    ?oLớp thạch quyển của một hành tinh là một phần cứng rắn. Trên Trái Đất, lớp thạch quyển là phần mà bị vỡ khi có động đất xảy ra?, theo lời Suzanne Smrekar, phó quản lý dự án Mars Reconnaisance Orbiter tại JPL. ?oKhả năng của radar để nhìn xuyên qua lớp băng và lần đầu tiên sự xác định không có sự bẻ cong của lớp thạch quyển cho chúng ta một khái niệm hay về nhiệt độ hiện tại bên trong Hoả Tinh?.
    Nhiệt độ ở phần phía ngoài của một hành tinh như Hoả Tinh tăng dần khi càng xuống sâu bên trong. Lớp thạch quyển càng dày, thì nhiệt độ tăng càng nhanh. Khám phá về một thạch quyển dày hơn của Hoả Tinh vì thế sẽ cho thấy rằng bất kể nước dạng lỏng bị che dấu trong các lớp ngậm nước bên dưới bề mặt sẽ nằm sâu hơn những gì đuợc tính toán trước đây, nơi mà nhiệt độ ấm hơn. Các nhà khoa học tính toán rằng bất kì sự sống nào trên Hoả Tinh có liên quan với những lớp ngầm nước ở dưới sâu cũng có thể bị che phủ sâu hơn bên trong.
    Các bức ảnh radar cũng cho thấy bốn khu vực có những lớp băng và bụi nằm cách nhau được tách ra bởi những lớp băng dày khá tinh khiết. Các nhà khoa học cho rằng những kiểu mẫu của những lớp băng dày có thể tương ứng cho sự thay đổi khí hậu trên Hoả Tinh vào thơì điểm 1 triệu năm trước. Những thay đổi khí hậu như vậy được gây ra bởi sự dao động nghiêng của trục hành tinh này và độ lệch của quĩ đạo xung quanh Mặt Trơì. Quan sát này ủng hộ quan điểm rằng lớp băng ở cực Bắc đang hoạt động về mặt địa lý và còn khá trẻ, khoảng 4 triệu năm tuổi.
    ?oTrong cái nhìn đầu tiên của chúng tôi bên trong lớp băng bằng cách sử dụng radar trên tùa Mars Reconnaissance, chúng tôi có thể nhìn thấy rõ ràng lượng lớn vật chất đóng băng mà mang dấu tích về lịch sử khí hậu trên Hoả Tinh?, theo lời Jeffrey Plaut từ phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA tại Pasadena, Califonia. Plaut là một thành viên nhóm khoa học và đồng tác giả của bài báo này. ?oRadar đã mở ra một con đường mới cho việc nghiên cứu quá khứ của Hoả Tinh?.
    Vào này 25 tháng 5 này, tàu đổ bộ Phoenix Mars của NASA được sắp xếp để đáp xuống không xa so với lớp băng ở cực Bắc. Nó sẽ điều tra kỹ hơn về lịch sử hình thành nước trên Hỏa Tinh, và được trông đợi để lần đâu tiên quan sát băng ở cự ly gần trên hành tinh đỏ.
    SHARAD được cung cấp bởi cơ quan không gian Ý, và hoạt động của nó được điều hành bởi ban InfoCom của đại học Rome "La Sapienza". Thales Alenia Space Italia, tại Rome là nhà thây đầu tiên của cục không gian Ý cho radar này. Astro Aerospace, của Carpinteria Calif, một đơn vị kinh doanh của Los Angeles thuộc tập đoàn Northrop Grumman, đã phát triển anten này như là một nhà thầu phụ cho Thales Alenia Space Italia.
    Nhiệm vụ của tàu Mars Reconnaissance là quản lỉ bởi JPL cho Ban giám đốc các nhiệm vụ khoa học (Science Mission Directorate) của NASA tại Washington. Cơ sở không gian của Lockheed Martin là nhà thầu đầu tiên cho tàu cùng với những hỗ trợ hoạt động.
    16/5/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/05/080516113418.htm
    Anh Minh - PAC
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    MICROSFT KHAI TRƯƠNG KÍNH THIÊN VĂN ẢO: WORLWIDE TELESCOPE.

    Hôm thứ 3 ngày 14/5 vừa qua, Microsoft đã khai truong chương trình tìm kiếm hình ảnh trong khuôn khổ dự án nghiên cứu WorldWide Telescope, từ đó cho phép những người sử dụng Internet có thể phóng ?oống kính? thiên văn ảo vào những khu vực xa xôi trong vũ trụ thông qua một kho báu dữ liệu các hình ảnh đã thu thập được.
    Microsoft Research đã gọi dự án này là ?oMôi trường phần mềm tạo hình ảnh trên mạng 2.0?. Chương trình này có thể biến chiếc máy tính của bạn thành một ống kính thiên văn ảo bằng cách kết hợp hàng chục triệu hình ảnh về các thiên hà, tinh vân, hành tinh và nhiều thiên thể khác.
    Hàng nghìn Gigabyte hình ảnh đã được thu thập từ các nguồn khác nhau bao gồm kính thiên văn vũ trụ Hubble, kính TV tia X Chandra, Chương trình rà soát bầu trời SDSS (Sloan Digital Sky Survey), và Chương trình rà soát 2MASS ( Two Micron All Sky Survey).
    Kính thiên văn ảo này đựơc thực hiện bởi chương trình Microsoft Visual Experience Engine,. Đây là một chương trình có thể kéo dãn và thu nhỏ cũng như trộn các hình ảnh và số liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.
    Google cũng có môt chương trình kính thiên văn tương tự như vậy, đó là Google Sky.
    Những nguời sử dụng chương trình kính thiên văn trực tuyến của Microsoft sẽ phải download một tiện ích để có thể sử dụng dịch vụ này miễn phí. Tiện ích này được phát triển dựa trên nguyên tác của một chuyên gia nổi tiếng của hãng Microsoft tên là Jim Gray. và thật không may, ông đã bị mất tích ngoài khơi bờ biển San Francisco năm 2007.
    Jim Gray đã đi tiên phong trong việc phát triển các kho dữ liệu trực tuyến khổng lồ có chất lượng cao, trong đó có SkyServer một chương trình nền tảng về mặt công nghệ cho dự án WorldWide Telescope. Jim Gray cũng có đóng góp cho dự án Sloan Digital Survey, một dự án nhằm lập bản đồ cho các khu vực lớn trên bầu trời.
    Chuơng trình WorldWide Telescope cũng nhằm vinh danh Jim Gray và được đặt tên theo một công trình nghiên cứu của ông viết vào năm 2001 cùng với Alex Szalay, một giáo sư danh tiếng thuộc Bộ môn Vật lý và Thiên văn tại Đại học tổng hợp Johns Hopkins. Bài báo với tiêu đề ?oThe WorldWide Telescope? đã được công bố trong tạp chí Science Magazine và theo bài báo, khái niệm một ?~đài?T quan sát ảo, trực tuyến là hoàn toàn có thể thực hiện được.
    Chương trình WorldWide Telescope cuối cùng chính là sản phẩm của Curtis Wong, nhà nghiên cứu chủ chốt và cũng là chủ nhiệm của Nhóm nghiên cứu Next Media Research của Trung tâm nghiên cứu Redmond của Microsoft và một đông nghiệp khác: Jonathan Fay. Trong chương trình còn có những phần hướng dẫn ?~du lịch?T được thực hiện bởi những nhà thiên văn học và giáo sư hàng đầu , trong đó phải kể đến Alyssa Goodman, một nhà thiên văn học tại Đại học Harvarrd và Mike Gladders, nhà nghiên cứu vũ trụ học tại Đại học tổng hợp Chicago.
    Theo dailyastronomy
    Các bạn tham khảo thêm tại trang :
    http://www.worldwidetelescope.org/
  8. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Kính Hubble khảo sát tìm kiếm vật chất còn thiếu và mạng lưới ở giữa các thiên hà.
    [​IMG]
    Hình minh họa này cho thấy cách mà kính Hubble tìm kiếm những vật chất sơ khai còn thiếu, gọi là baryon, bằng việc quan sát ánh sáng từ các chuẩn tinh các vài tỉ năm ánh sáng. Dấu vết trên ánh sáng là những vạch quang phổ của những vật chất này mà hấp thu ánh sáng tại các tần số nhất định được chỉ ra trên biểu đồ quang phổ bên phải. Các vật chất baryon này giúp lần ra cấu trúc không gian giữa các thiên hà, được gọi là mạng vũ trụ (cosmic web).
    Mặc dù vũ trụ chứa đựng hàng tỉ thiên hà, nhưng chỉ một số nhỏ vật chất được cất giấu trong những vùng cực kì rộng lớn đó. Hầu hết vật chất của vũ trụ được tưởng tượng ra trong và sau vụ nổ Big Bang phải được tìm thấy ở một nơi nào khác.
    Hiện tại, trong một nghiên cứu mở rộng về vũ trụ địa phương và gần với hiện tại, các nhà thiên văn học tại đại học Colorado tại Boulder nói rằng họ gần như tìm thấy khoảng một nửa vật chất bình thường còn thiếu, được gọi là baryon, chúng nằm trong những vùng không gian giữa các thiên hà.
    Thành phần quan trọng này của vũ trụ được biết như cầu nối giữa các thiên hà và về cơ bản, nó mở rộng xuyên qua không gian, từ những vùng bên ngoài thiên hà của chúng ta đến những vùng xa xôi nhât của vũ trụ từng được biến đến.
    Câu hỏi "Những baryon này đi đâu và đặc tính của chúng là gì?" đang được trả lời với độ chắc chắn cao hơn trước đây. "Chúng tôi cho rằng chúng tôi đang nhìn thấy những phần rìa của một cấu trúc mạng hình thành từ xương sống của vũ trụ", tiến sĩ Mike Shull thuộc đại học Colorado cho hay.
    "Những gì chúng tôi đang chứng thực về mặt chi tiết là vùng không gian giữa các thiên hà, nơi mà bằng trực giác xem như là vùng trống rỗng, mà trên thực tế là nguồn phát sinh những vật chất thông thường và baryon trong vũ trụ".
    Những quan sát của kính Hubble được thực hiện gần một thập kỉ trước bởi Todd Tripp và các cộng sự đã báo cáo việc tìm thất những phần phổ biến nhất của vật chất còn thiếu trong vùng vũ trụ lân cận. Nghiên cứu này đã sử dụng những quan sát quang phổ của một chuẩn tinh để tìm kiếm sự hấp thu khí giứa các thiên hà dọc theo đường đến chuẩn tinh này.
    Bài báo ngày 20 tháng 5 trên tờ Astrophysical, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Charles Danforth và Shull của ban nghiên cứu khoa học hành tinh của đại học Colorado đã báo cáo về những quan sát được thực hiện dọc theo đường hướng dẫn (tưởng tượng) đến 28 chuẩn tinh. Phân tích này gần như đưa đến quan sát chi tiết nhất để xác đinh niên đại tại vùng vật chất giữa các thiên hà năm trong khoảng 4 tỉ năm ánh sáng đến Trái Đất.
    Baryons bao gồm protons, neutrons, và những phần tử dưới nguyên tử khác mà chúng tạo thành những vật chất sơ khai như hydro, heli, và các nguyên nặng. Vật chất Baryon hình thành nên các ngôi sao, hành tinh, mặt trăng và ngay cả các khí giữa các chòm sao, và bụi từ các ngôi sao được sinh ra.
    Các nhà thiên văn học chú ý rằng những vật chất baryon còn thiếu này không nhầm lẫn với vật chất tối, một dạng vật chất bí ẩn và kỳ lạ mà chỉ được phát hiện thông qua lực hấp dẫn của nó.
    Danforth và Shull đã tìm kiếm những baryon còn thiếu nhờ vào ánh sáng từ các chuẩn tinh ở xa - những trung tâm sáng của các thiên hà với những hố đen đang hoạt động - để thăm dò cấu trúc kiểu mạng nhện mà xen lẫn những vùng không gian dường như không nhìn thấy được ở giữa những thiên hà, giống đèn flash chiếu xuyên qua mây vậy.
    Sử dụng kính thiên văn tạo hình ảnh bằng quang phổ đặt trên Hubble và tàu phát hiện quang phổ tử ngoại , các nhà thiên văn học đã tìm thấy những khí phổ biến - hầu hết mà oxy và hydro - mà cung cấp một sự thăm dò 3 chiều về vùng giữa các thiên hà.
    Hai tàu không gian này đã giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy dấu vết quang phổ của xảy ra giữa oxy và hydro được đặt trên cùng của ánh sáng từ chuẩn tinh.
    Độ sang của chuẩn tinh được đo đạc để xuyên qua hơn 650 sợi tơ hydro của mạng vũ trụ này. 83 sợi tơ được tìm thấy được buộc chặt với oxy được ion hóa mà trong đó 5 electron bị mất đi.
    Sự hiện diện của oxy được ion hóa cao và các nguyên tố khác giữa các thiên hà được tin rằng là se lần ra được số lượng lớn các hydro bị ion hóa nóng và không nhìn thấy được trong vũ trụ. Những nguồn phát sinh chính của hydro đã gần như thoátt khỏi tầm quan sát bởi vì chúng quá nóng để nhìn thấy trong ánh sáng nhìn thấy và còn quá lạnh để nhìn thấy trong tin X.
    Việc lần ra oxy hầu như thực hiện khi những ngôi sang đang bùng nổ trong các thiên hà sản sinh ra oxy vào vùng giữa các thiên hà nơi chúng kết hợp với hydro và sau đó và chạm và được nung nóng ở nhiệt độ rất cao. Nhóm này cũng tìm thấy khoảng 20% của baryon hiên có trong vùng rỗng giữa các sợi tơ nhện (web-like filaments).
    Trong những khoảng trống này có là những thiên hà lùn hoặc những dải vật chất mà có thể quay trở lại những ngôi sao và thiên hà trong hàng tỉ năm nữa.
    Việc thăm dò mạng vũ trụ này sẽ là một mục tiêu quan trọng cho Cosmic Origins Spectrograph hay COS, một phương hiện trị giá 70 triệu USD được thiết kế và xây dựng bỏi CU-Boulder và tập đoàn Ball Aerospace và Technologies để nghiên cứu những thiên hà lân cận và vùng vũ trụ xa xôi. Các nhà thiên văn học có kế hoạch để lắp đặt nó vào kính Hubble trong nhiệm vụ bảo dưỡng vào cuối năm nay.
    "COS sẽ cho phép chúng tôi làm cho các mẫu nhân của mạng vũ trụ chi tiết hơn", Shull cho hay. "Chúng tôi dự đoán rằng COS sẽ tìm thấy nhiều hơn vật chất baryon còn thiếu trong mạng lưới yếu".
    Nhóm COS hi vọng sẽ quan sát thêm 100 chuẩn tinh và lập ra một cuộc khảo sát hơn 10,000 nút hydro trong mạng vũ trụ, có liêu quan nhiều đến những nguyên tố nặng từ những ngôi sao mới hình thành.
    21/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/Hubble_Space_Telescope_Survey_Finds_Missing_Matter_Probes_Intergalactic_Web_999.html
    Anh Minh - PAC​
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 21:17 ngày 21/05/2008
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 21/05/2008
  9. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Thiết lập bản đồ các vệ tinh của Thổ Tinh giúp ích cho khám phá sau này.
    [​IMG]
    Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 45 tên mới cho những điểm nổi bật trên các vệ tinh của Thổ Tinh và được hội thiên văn quốc tế chấp nhận.
    Nhóm xây dựng hình ảnh Cassini hôm nay đang cho ra phiên bản thứ 3 trong chuỗi bản đồ các mặt trăng phủ băng của Thổ Tinh. Phiên bản này là bản đồ đoạn đứt gãy dài 1,125 km (703 dặm) trên mặt trăng Dione. Nhóm này đã từng xuất bản những át lát về địa lý của núi lửa Enceladus đang hoạt động và vùng xa xôi của mặt trăng Phoebe.
    Những cuốn át lát về những mặt trăng khác sẽ được xuất bản khi nhiệm vụ của Cassini tiếp tục. Hai mặt trăng Lapetus và Tethys là đối tượng tiếp theo. Tất cả át lát được xuất bản cùng một lúc ra công chúng và cộng đồng khoa học thông qua hệ thống dữ liệu hành tinh của NASA (PDS).
    "Chúng tôi đã sử dụng 449 hình ảnh chất lượng cao hiên có từ Cassini về mặt trăng Dione để cho ra một bản đồ tổng thể được điều chỉnh cẩn thận", theo lời giải thích của giáo sư Thomas Roathsch, một nhà khoa học từ viện nghiên cứu hành tinh tại trung tâm không gian Đức ở Berlin và một cộng tác viên của nhóm Cassini tiến sĩ Gerhard Neukum từ đại học Freie cũng ở Berlin.
    "sau đó chúng tôi chia bản đồ thành 15 mảnh, với mỗi mảnh là một phần của át lát".
    Mỗi mảnh được xây dựng với tỉ lệ xích 1:1,000,000. Điều này có nghĩa là 1 in trên bản đồ tương ứng với 1 triệu in trên bề mặt Dione.
    Cùng với 15 mảnh bản đồ này, bản đồ đơn tổng thể được tạo bới Roatsch và các nhà vẽ bản đồ của DLR cũng sẽ được ra mắt hôm nay. Bản đồ này thêm vào những góc nhìn tương tự nhau của các vệ tinh của Saturn.
    Điều nay quan trọng cho các nhà khoa học để có được những bản đồ chính xác của các khu vực mà họ đạng nghiên cứu, và những tập át lát là một bước quan trọng tiến đến mô tả chi tiết các vệ tinh của Thổ Tinh.
    Chúng sẽ cung cấp những điểm cơ bản về giải thích địa lý, ước lượng tuổi của các vùng và giải mã quá trình tạo nên địa hình của các mặt trăng này. Nhưng quan trọng hơn cả là với sự chính xác trong tính toán vĩ độ và kinh độ, những bản đồ này cho phép các nhà khoa học dễ dàng tìm thấy những đặc điểm thú vị trên bề mặt các mặt trăng này.
    ?oNhững bản đồ này sẽ giúp nhiều cho các thành viên của nhóm trong nỗ lực lập kế hoạch cũng như nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong tương lai?, Neukum nói thêm, ?ovà sẽ là một sự tham khảo đáng tin cậy cho những ứng dùn về sau bởi cộng đồng khoa học?.
    Cho đến bây giờ trong nhiệm vụ của Cassini, những vùng cực bắc của Dione và các mặt trăng khác của Thổ Tinh (cũng như chính nó) vẫn còn bị bao phủ bởi bóng tối. Thổ Tinh mất gần 30 năm để thực hiện một vòng quay Mặt Trời và những mùa của nó dài hơn bảy năm.
    ?oMay mắn thay, chúng tôi có thể kết hợp những dữ liệu từ Cassini với những hình ảnh chất lượng thấp hơn được chụp bởi tàu Voyager năm 1981?, Roatsh cho hay.
    Đặt tên cho những nét đặc trưng trên những mặt trăng này cũng cần thiết, tuy nhiên đó là một công việc đơn giản, theo lời Roatsh. Trên tất cả vệ tinh của 4 hành tinh khí lơn, các miệng núi lửa, đồng bằng, dãy núi hay vùng trũng được đặt theo tên người và địa danh theo thần thoại các nước khác nhau.
    ?oNhóm thiết lập hình ảnh đã đề nghị 45 tên mới cho những đặc điểm địa lý trên Dione, và những cái tên này gần đây được tán thành bởi Hội thiên văn quốc tế, tổ chức giám sát việc đặt tên và phân loại các thiên thể.
    ?oSự khám phá của Cassini về những vệ tinh này để lại một di sản quan trọng và quí báu cho những thế hệ tiếp theo?, Carolyn Porco, trưởng nhóm Cassini và giám đốc của phòng thí nghiệm trung tâm (CICLOPS) tại viện khoa học không gian tại Bouldẻ, Colorado.
    ?oCả những phi hành gia và robot đến Thổ Tinh trong tương lại sẽ chắc chắn dựa trên những bản đồ này và những hướng dẫn để tìm đường giữa các mặt trăng này?.
    22/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.saturndaily.com/reports/Cassini_Saturn_Moon_Maps_Will_Provide_Guideposts_For_Future_Explorers_999.html
    Anh Minh - PAC
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ DU HÀNH VŨ TRỤ CŨNG BỊ ?oSAY XE? KHI BAY VÀO KHÔNG GIAN
    Nghiên cứu sinh người Hà lan Suzanne Nooij đã quan tâm tới ảnh hưởng của tình trạng không trọng lượng cũng như các tư thế lộn tùng phèo của các nhà du hành vũ trụ trên quỹ đạo tới sức khỏe của họ. Các nhà du hành thường mắc phải một tình trạng xây xẩm, chóng mặt, mất khả năng định hướng, tương tự như chứng say xe mà nhiều người trong số chúng ta đã từng trải qua.
    Trọng lực đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng không gian của chúng ta. Sự thay đổi lực hút chẳng hạn như trong quá trình chuyển đổi từ điều kiện bình thường sang trạng thái không trọng lượng trong một chuyến bay vào vũ trụ, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng định hướng về không gian và đòi hỏi phải có sự làm quen, thích nghi của cơ thể thông qua nhiều quá trình sinh lý học, trong đó hệ thống duy trì cân bằng có một phần tác dụng . Chừng nào mà sự thích nghi này chưa hoàn tất, chứng ?~say xe?T này có thể gây ra cho các nhà du hành cảm giác say, ảo giác về thị giác, và mất khả năng định hướng về không gian xung quanh.
    Căn bệnh ?~say vũ trụ?T này hay còn gọi là Hội chứng Thích nghi Vũ trụ (Space Adaptation Syndrome - SAS) có tác động lên khoảng phân nửa số các nhà du hành trong những ngày đầu tiên của chuyến du hành.
    Giáo sư Wubbo Ockels và cũng là nhà du hành vũ trụ Hà Lan đầu tiên bay vào không gian năm 1986 cũng đã bị mắc các triệu chứng này.
    Suzanne Nooij sẽ bảo vệ luận án Tiến sĩ của mình ở Đại học bách khoa TUDelft về đề tài này vào ngày 20/5/08. Thật là thú vị, giáo sư Ockels chính là người hướng dẫn đề tài của Nooij.
    Sự quay tròn
    Kể cũng lạ là các nhà du hành hay phi công phản lực cũng có thể mắc phải các triệu chứng SAS sau khi họ phải trải qua các buổi tập đặc biệt, trong đó trọng lực được tăng lên. Ở các thiết bị tập này, thường triệu chứng chỉ bắt đầu sau khi phi công bị ?~vần?T hơn 1 giờ đồng hồ trong máy li tâm với trọng lực (giả) gấp khoảng 3 lần trọng lực của Trái đất tác dụng. Bản thân sự quay cũng không có gì ghê gớm, nhưng có khoảng một nửa số người thử nghiệm cũng bị mắc phải các triệu chứng ?~say?T giống như các phi công vũ trụ (Có thể có những bạn còn nhớ cảm giác say này hồi thơ ấu khi bị các bạn khác ?~hầm?T bằng cách quay trên đu quay mà không cho dừng lại).
    Hóa ra là những phi hành gia bị mắc chứng say này trên vũ trụ cũng sẽ dễ bị say khi tập trong một thời gian lâu với những thiết bị quay li tâm dưới mặt đất.
    Điều đó có nghĩa là những triệu chứng này không phải do tình trạng không trọng lượng gây ra mà nói rộng ra là sự điều chỉnh của cơ thể cho phù hợp với sự thay đổi của trọng lực tác động lên con nguời.
    Suzanne Nooij đã nghiên cứu các hiệu ứng này một cách kỹ càng với sự trợ giúp của các thiết bị li tâm tại Trung tâm Con người và Hàng không ở Soesterberg ?" Hà Lan. Các kết quả của cô đã xác nhận một lý thuyết rằng cả 2 dạng say do tình trạng không trọng lượng trong vũ trụ và do bị quay trong thiết bị li tâm đều bị gây ra bởi cùng một cơ chế. Nghiên cứu của Nooij cũng đưa ra các cách nhìn rõ ràng hơn về cơ chế tại sao con người lại bị mắc các triệu chứng trên.

    Tai trong - cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể

    Đương nhiên là Nooij tập trung nghiên cứu của mình vào cơ quan tiền đình của cơ thể (bộ phận kiểm soát thăng bằng của nguời). Tiền đình nằm ở tai trong, nó có cấu tạo gồm các ống dẫn hình bán nguyệt. Các ống bán nguyệt này nhậy với chuyển động tròn, ngoài ra còn có sỏi tai, một bộ phận nhậy với sự thay đổi gia tốc của chuyển động thẳng. Từ trước, người ta vẫn cho rằng sự khác biệt về chức năng của phần bên trái và bên phải của sỏi tai chính là nguyên nhân đã làm cho các nhà du hành bị ?osay? trên vũ trụ. Nếu điều này đúng, thì nó cũng phải tác dụng nếu bạn bị quay trong một thời gian lâu dưới mặt đất.
    Nooij đã kiểm tra giả thiết về tính đối xứng của sỏi tai. Sự hoạt động của sỏi tai và các kênh bán nguyệt ở cả 2 bên đã được kiểm tra trên 15 người tình nguyện dễ bị ?~say xe?T khi bay vào vũ trụ (chắc hẳn họ phải là các phi công hoặc cựu phi công vũ trụ).
    Những người dễ bị say khi bị quay trong các thiết bị li tâm có sự bất đối xứng của sỏi tai lớn hơn và sự nhạy cảm của sỏi tai cũng như các kênh bán nguyệt cũng cao hơn
    Công trình của Suzanne Nooij đã cho thấy rằng toàn bộ cơ quan giữ thăng bằng cho cơ thể có liên quan tới tình trạng bị say khi bay vào vũ trụ và nghiên cứu cũng đưa ra môt số các chi tiết về tương tác giữa các bộ phận khác nhau của cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể này.
    Theo Sciencedaily

Chia sẻ trang này