1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU PHƯỢNG HOÀNG ĐÃ HẠ CÁNH THÀNH CÔNG LÊN SAO HỎA
    PASADENA, California - Tầu Phoenix (Phượng hoàng) của Nasa đã lao vào bầu khí quyển của sao Hỏa và hạ cánh thành công lên bề mặt của hành tinh Đỏ ở vùng cực Bắc hôm Chủ nhật và bắt đầu một sứ mệnh kéo dài 90 ngày là đào bới vùng đất băng giá này để tìm kiếm các bằng chứng về mầm mống của sự sống.
    Sau đó 2 giờ đồng hồ, Phoenix đã truyền tín hiệu về căn cứ chỉ huy với vài chục tấm ảnh đen trắng, trong đó có cả hình ảnh một chân của nó đang đứng trên nền đất sao Hỏa có lẫn các viên đá nhỏ. Một số bức ảnh cho thấy hình ảnh vùng chân trời ở vùng cực, có vẻ giống với những khu vực băng giá vĩnh cửu trên Trái đất.
    Dan McCleese, nhà khoa học hàng đầu ở JPL (Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy của Nasa) thốt lên: ?o Tuyệt đối hoàn hảo. Có vẻ như vị trí đó rất dễ đào bới?.
    Nỗi vui mừng lan tỏa nhanh chóng trong phòng điều khiển khi thời khắc tín hiệu hạ cánh thành công được truyền về. Các kỹ thuật viên, kỹ sư và các nhà khoa học ôm chầm lấy nhau vui sướng, vỗ tay nhau thể hiện sự thành công ngoài mong đợi..
    Giám đốc dự án Barry Goldstein nói : ?o Ngay cả trong mơ tôi cũng không nghĩ quá trình hạ cánh lại diễn ra hoàn hảo như vậy. Tầu hạ cánh đúng điểm chúng tôi đã hoạch định?. (Nếu chúng ta biết rằng hơn 50% số vụ hạ cánh lên sao Hỏa bị thất bại, và kỹ thuật hạ cánh dùng tên lửa đẩy và càng tiếp đất của Phoenix thành công lần cuối cùng cách đây tới 32 năm thì mới hiểu họ vui mừng dường nào).
    Những bức hình ban đầu được truyền về nhằm giúp các kỹ sư có thông tin về điều kiện của tầu, của bộ cung cấp năng lượng cũng như tình trạng của các thiết bị khoa học trên đó. Theo một bức hình thì các tấm pin mặt trời vẫn chưa được bung ra vì còn chờ bụi lắng xuống.
    Các thông tin cũng cho biết tầu Phoenix hạ cánh rất cân bằng, nó chỉ nghiêng có ¼ độ !. Thật hoàn hảo.
    Goldstein nói :? Phần khó khăn nhất đã qua, mặc dầu vậy cũng còn nhiều kịch tính phía trước?. Vừa nói ông vừa đẩy những âu đựng hạt điều và đậu phộng ra ngoài ?" đó là những âu may mắn thưòng được các nhân viên Nasa nhấm nháp khi đang chờ đợi những sự kiện hồi hộp như vậy.
    Tầu Phượng hoàng lao vào bầu khí quyển của sao Hỏa với tốc độ 12000 dặm/giờ sau 10 tháng bay từ Trái đất với quãng đường 680 triệu km. Phoenix giữ liên lạc với Trái đất thông qua tầu Mars Odyssey (đang bay xung quanh sao Hỏa) trong suốt ?o bẩy phút kinh hoàng?.
    Tầu Phoenix phải trải qua tình trạng ?omúa vũ ba lê? trong đó bao gồm bật dù trước tiên, thu mình sau tấm khiên chịu nhiệt và tấm che sau lưng, và sau đó bị nóng cháy lên trong quá trình giảm tốc xuống còn 8 km/h. Các tín hiệu xác nhận tầu chạm được vào bề mặt sao Hỏa vào lúc 4:53pm giờ Thái bình duơng (PDT).
    Đây là lần hạ cánh ?omềm? đầu tiên kể từ năm 1976 khi mà các tầu Viking 1 và 2 hạ cánh lên sao Hỏa. Hai tầu thăm dò sao Hỏa Spirit và Opportunity mới hạ xuống sao Hỏa 4 năm trước đây đã dùng kỹ thuật dù và va đập với những quả bóng hơi.
    Phoenix hạ cánh thành công cũng làm cho các chuyên gia Nasa như trút được gánh nặng bởi vì sao Hỏa có ?otai tiếng? là một hành tinh chuyên phá hoại các tầu vũ trụ hạ cánh lên đó. Hơn một nửa số tầu của tất cả các quốc gia đã không thể hạ cánh thành công xuống sao Hỏa.
    Tầu Phoenix hạ cánh xuống một thung lũng rộng khoảng 30 dặm ở một vùng gần cực Bắc tương đương như đảo Greenland hay phía bắc Alaska trên Trái đất. Khu đất này được chọn làm điểm hạ cánh bởi vì các bức hình chụp từ trên không cho thấy khu vục này có thể có những ?~túi?T nước dạng đóng băng ở gần bề mặt.
    Cũng giống như một khách du lịch nước ngoài mới chân ướt chân ráo tới nơi, tầu Phượng hoàng đầu tiên sẽ phải chụp hình cảnh vật xung quanh trong tuần thứ nhất. Tầu sẽ liên lạc với phòng điều khiển ở Trái đất thông qua 2 vê tinh đang bay trên quỹ đạo sao Hỏa.
    Phoenix được trang bị một tay máy dài 8 bộ (khoảng 2,43m) có khả năng đào các rãnh trên bề mặt và lấy được các mẫu đươc cho là băng nằm dưới bề mặt khoảng vài cm đến vài chục cm. Tiếp theo, Phoenix sẽ phân tích các mẫu đất và băng đó để tìm ra các hợp chất hữu cơ vốn là những viên gạch đầu tiên của sự sống.
    Tầu Phoenix cũng sẽ phân tích liệu các mẫu băng đó đã từng tan chảy trong quá khứ lịch sử của sao Hỏa, khi mà khí hậu của hành tinh Đỏ ấm áp hơn bây giờ nhiều.
    Các nhà khoa học không mong đợi tìm được nước ở trạng thái lỏng tại khu vực đổ bộ của Phoenix bởi vì ở đó quá lạnh giá. Nhưng theo họ, nếu có mầm mống của sự sống tồn tại đâu đó trên sao Hỏa, chúng hẳn phải đựơc bảo vệ kỹ càng trong lòng của các tảng băng.
    Tuy nhiên tầu Phượng hoàng không thể nhận biết đựơc các dấu hiệu của sự sống nếu có hoặc đã từng có trên sao Hỏa.
    Lần duy nhất trước đó Nasa truy tìm dấu vết của sự sống là thời 2 tầu Viking 1 và 2 , nhưng vào thời điểm đó, các tầu đổ bộ đó đã không tìm ra được một bằng chứng thuyết phục nào.
    Tầu Phượng hoàng đã tránh được số phận hẩm hiu của một tầu chị em với nó là Mars Polar Lander. Năm 1999, con tầu này đã bị tai nạn ở cực Nam sao Hỏa sau khi tắt các động cơ của mình quá sớm. Tầu Polar Lander bị nổ cùng với một vệ tinh khác bay quanh sao Hỏa có chung số phận cũng trong năm đã buộc Nasa phải rất thận trọng trong các công việc liên quan tới dự án chinh phục sao Hỏa.
    Tầu Phượng hoàng đã đựơc đặt tên theo một loài chim thần thoại: chim Phượng. Theo truyền thuyết, chim Phượng hoàng đã đươc tái sinh từ đống tro tàn. Với ý nghĩa như vậy, tầu Phoenix cũng đã được thừa hưởng những thiết kế phần cứng sau những tai nạn liên tiếp và nó cũng mang theo mình những thiết bị nghiên cứu mà tầu Polar Lander đã từng mang theo.
    Tầu Phoenix được hãng Lockheed Martin chế tạo (Lockheed Martin cũng là hãng đóng vệ tinh Vinasat 1 của Việt Nam). Toàn bộ dự án Phoenix có chi phí 420 triệu đô la , khá rẻ so với 820 triệu đô la, chi phí cho cặp robot tự hành được phóng lên trước đó là Oppotunity và Spirit. Cặp robot này đã làm ngạc nhiên các nhà khoa học vì khả năng tồn tại dẻo dai và những số liệu thu thập được về sao Hỏa của chúng . Các nhà quản lý dự án tầu Phượng hoàng không hy vọng con tầu này sẽ hoạt động đươc lâu như thế bởi vì mùa đông sẽ đổ xuống vùng Bắc cực sao Hỏa vào cuối năm nay (năm Trái đất) , và khi đó ánh sáng Mặt trời sẽ yếu đi cũng như số giờ sáng cũng ít dần, khó có thể đảm bảo cho các tấm pin mặt trời làm việc bình thường.
    Theo Yahoonews

  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chiếc đĩa đã được mang thành công lên Sao Hoả:
    http://www.planetary.org/programs/projects/international_mission_participation/messages/phoenix_dvd.html
    [​IMG]
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 27/05/2008
  3. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tàu Phoenix gửi những bức ảnh đầu tiên từ cực Bắc Hỏa Tinh.

    [​IMG]
    Khung cảnh bằng phẳng nằm rải rác với những tảng đá cuội nhỏ và cho thấy những mảnh vụn đa giác, một kiểu được nhìn thấy nhiều ở những vùng xích đạo cao của Hỏa Tinh và cũng được quan sát ở những vùng địa chất đóng băng vĩng cữu trên Trái Đất. Sự vỡ vụn đa giác được tin rằng là kết quả từ sự đóng băng và tan băng theo mùa trên bề mặt hành tinh này.
    Tàu thăm dò của NASA đã gửi về những bức ảnh "chưa từng thấy" của cực Bắc Hỏa Tinh vào hôm thứ Hai sau một cuộc hạ cánh hoàn hảo trong nhiệm vụ tham vọng nhất cho đến bây giờ để tìm kiếm những vật chất cho thấy có sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
    Những bức ảnh từ tàu thăm dò Phoenix đã cung cấp cái nhìn ban đầu của bề mặt cực Bắc của Hỏa Tinh - địa hình bằng phẳng, hoang vắng với mặt đất đóng băng và bị phủ đầy đá.
    Những hình ảnh này cũng xác nhận rằng những hệ thống pin mặt trời cần cho việc cung cấp năng lượng đã hoạt động tốt. Chúng cũng cho thấy những anten của camera và trạm thời tiết đã tách ra vào vị trí thẳng đứng như kế hoạch.
    Những hình ảnh khá ấn tượng này đã cho thấy bộ phận tiếp đất của tàu đã cố đinh trên bề mặt hành tinh cũng như bề mặt kiểu đa giác trông tương tự như những vùng băng ở Bắc cực trên Trái Đất.
    Nền thung lũng bằng phẳng của Hỏa Tinh được chờ đợi có tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu giàu nước trong nằm trong tầm của cánh tay robot trên tàu thăm dò.
    "Việc nhìn thấy những bức ảnh này sau một cuộc hạ cánh thành công đã cho thấy một lần nữa công việc đã được chuẩn bị chu đáo bởi một nhóm làm việc tuyệt vời", Goldstein hạnh phúc nói với các phóng viên.
    Sau một hành trình dài 9 tháng từ Trái Đất, tàu thăm dò Phoenix đã đáp xuống tại một khu vực tương đối bằng phẳng, theo lời Barry Goldstein, quản lí dự án Phoenix tại trung tâm điều khiển đặt tại Jet Propulsion Laboratory (JPL) ở Pasadena, Calif.
    Những tính hiệu vô tuyến nhận được vào lúc 7:53 pm giờ châu Âu (2353 GMT) hôm Chủ Nhật đã xác nhận tàu Phoenix Mars đã hạn cánh an toàn trong một nhiệm vụ cực kì khó khăn, các quan chức cho hay.
    "Lần đầu tiên trong 32 năm và chỉ là lần thứ 3 trong lịch sử, một nhóm của JPL đã thực hiện một cuộc hạ cánh an toàn lên Hỏa Tinh", người đứng đầu NASA (National Aeronautics and Space Adminnistration) cho hay trong tuyên bố của mình. "Tôi không thể hạnh phúc hơn nữa khi ở đây để chứng kiến thành quả đáng kinh ngạc này".
    Theo kế hoạch, tàu Phoenix đã dừng chuyển tín hiệu một phút sau khi hạ cánh và tập trung pin năng lượng vào việc mở hệ thống pin mặt trời và những hoạt động quan trọng khác.
    Những một công việc quan trọng trước mắt là sử dụng cánh tay robot vào ngày thứ Ba.
    Cánh tay robot này dài 2.35 met (7.7 feet) được thiết kế để đào những đường rãnh sâu đến 1 mét đê lấy mẫu đất và băng.
    Một camera khác là một công cụ tạo hình ảnh bề mặt mà được gọi là Phoenix''s eyes. Được đặt cao 2 mét so với mặt đất, SII sẽ tạo ra những hình ảnh toàn cảnh có đọ phân giải cao về khung cảnh xung quanh.
    Khả năng của camera này sẽ giúp các nhà khoa học trên Trái Đất có những quan sát 3 chiều về công việc mà cánh tay robot thực hiện. Nó cũng có thể quay thẳng đứng để chụp những bức ảnh mà cung cấp thông tin về khí quyển hành tinh đỏ.
    "Chỉ có 5 trong tổng số 11 nỗ lực của chúng ta để đáp xuống hành tinh đỏ thành công", theo lời Ed Weiler, phó giám đốc NASA. "Trong công cuộc khám phá vũ trụ, chúng tôi chấp nhận một vài nguy cơ trong để đổi lấy những thành quả khoa học tuyệt vời tiềm tàng".
    Hoạt động trong một khu vực bằng phẳng gần cực như Vastitas Borealis - tương tự như bắc Canada - tàu Phoenix với một sự đầy đủ những trang bị công nghệ cao, sẽ đào trong vòng 3 tháng bên dưới bệ mặt để thăm dò những lớp đất đóng băng cho những dấu hiệu có nước dạng lỏng và những khoáng vật có thể có sự sống.
    Do vùng cực Bắc của Hỏa Tinh là đối tượng có những thay đổi theo mùa giống Trái Đất, các nhà khoa học cho rằng, giống như Trái Đất, bề mặt Hỏa Tinh có thể có một ghi nhận địa lý về một khí hậu ấm hơn và có thể ở được.
    Nhóm này đã lo lắng về nguy cơ cao của dự án này, với tỉ lệ thất bại là 50% trong tất cả các nhiệm vụ ở Hỏa Tinh từ khi lần đầu liên bang Xô Viết phóng thành công vào năm 1960.
    Tàu Phoenix sẽ không hoạt động một mình. Hai robot khác của NASA là Spirit và Opportunity đã đi xung quanh bề mặt hành tinh đỏ ở xích đạo được 3 năm.
    26/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.marsdaily.com/reports/NASA_probe_sends_first_pictures_from_Martian_arctic_999.html
    Anh Minh - PAC.News​
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 21:12 ngày 27/05/2008
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 27/05/2008
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 27/05/2008
  4. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Lắng nghe chuyển động của "Phượng Hoàng" trên Hỏa Tinh.
    [​IMG]
    Quá trình phân tích dữ liệu bởi nhóm điều khiển vệ tinh Mars Express là kết quả của sự hợp tác trong nhóm xử lí tín hiệu của bộ phận hệ thống trạm mặt đất và bộ phận động lực học của ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu).
    Với dữ liệu ghi nhận được trên tàu thăm dò Mars Express, bạn có thể nghe được tiếng Phượng Hoàng hạ cánh lên bề mặt hành tinh đỏ. Sau khi được xử lý bởi nhóm điều khiển nhiệm vụ, âm thanh từ tàu Phoenix khá to, và rõ ràng.
    Dữ liệu từ hệ thống liên lạc Mars Express (MELACOM) về dấu vết Phoenix được nhận trên Trái Đất ngay sau khi Phoenix hạ cánh.
    Khi vệ tinh Mars Express bay qua.
    Hình minh họa trên cho thấy những tín hiệu di chuyển từ Phoenix, được ghi nhận bởi MELACOM.
    Đường nhọn trong hình, tần số giữa 7 và 8 kilo héc, cho thấy tiếng truyền động từ trong chính Phoenix.
    Tàu thăm dò có thể được nhìn thấy trong hình bắt đầu từ khoảng 342 giây sau khi bắt đầu và biến mất vào khoảng giây thứ 1085. Điều này cho thấy rằng vệ tinh Mars Express đang tiếp nhận tín hiệu từ Phoenix và theo dấu nó trong khi bay qua vị trí gần tàu thăm dò, khoảng cách gần nhất giữa chúng là 1550 km.
    Khi vệ tinh Mars Express bay đi, tàu đổ bộ đã mở hệ thống dù và hạ cánh, do đó tín hiệu từ tàu đổ bộ bị ngắt.
    Sự thay đổi của đường tín hiệu trong hình là do hiệu ứng Dopple gây nên, rất giống với những gì chúng ta nghe được khi đang nghe tiếng gió từ một đoàn tàu đi ngang qua.
    Tín hiệu đã được tiếp nhận thành công, ngay cả trong lúc mất tín hiệu tạm thời, cho đến khi tàu đổ bộ nằm ngoài tầm nhìn của vệ tinh Mars Express. Hiện tượng mất tín hiệu tạm thời được gây ra bởi sự ion hóa xung quanh tàu thăm dò, hình thành khi tàu di chuyển xuyên qua không khí và chỉ có một số tín hiệu rất yếu được phát đi.
    Phần còn lại của biểu đồ, phần bắt đầu và kết thúc, chứa những tiếng ồn nền bởi vệ tinh.
    Những quan sát khoa học.
    Trong quá trinh di chuyển, tất cả năng lực của Mars Express đều tập trung vào theo dấu Phoenix bằng MELACOM. Không may thay, những quan sát khoa học được thực hiện trong quá trình đáp không dẫn đến những kết quả được dự liệu.
    Trong vài ngày tới, vệ tinh Mars Express sẽ quan sát tàu Phoenix thông qua thiết bị MELACOM 15 lần nữa, ít nhất một trong số đó sẽ được sử dụng để giải thích và xác nhận rằng vệ tinh của ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu) có thể được sử dụng như một trạm tiếp nhận dữ liệu cho NASA, nhận dữ liệu từ bề mặt và truyền đi những lệnh điều khiển đến cho tàu đổ bộ.
    Những thông tin chi tiết về qua trình rơi và hạ cánh có trong dữ liệu từ vệ tinh sẽ được xử lí và phân tích trong vòng vài tuần tới.

    29/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.marsdaily.com/reports/Listen_To_Phoenix_Descend_To_The_Surface_Of_Mars_999.html
    Anh Minh - PAC.News​
  5. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    "Nhẫn lạ" được tìm thấy vòng quanh một ngôi sao chết.
    [​IMG]
    Hình ảnh này cho thấy một chiếc nhẫn kì quái trải dài 7 năm ánh sáng xung quanh xác của một ngôi sao khổng lồ. Ngôi sao chết, được gọi là sao nơ tron, năm ngay tại chính giữa bức hình. Kính thiên văn Spitzer đã chụp chiếc nhẫn kì bí này xung quanh sao nơtron SGR 1900+14 trong bức xạ hồng ngoại. Sao nơ tron này không thấy trong hình, bởi vì nó chưa được phát hiện trong bước sóng hồng ngoại (thấy được trong tử ngoại). Hình ảnh ghép lại này được chụp bắng cách sử dụng tất cả 3 công cụ của kính Spitzer. Màu đỏ biểu thị cho bước sóng hồng ngoại 3.6 micromet, màu xanh lá cây là ánh sáng 16 micromet, màu đỏ là bước sóng 24 micromet.
    Kính thiên văn Spitzer của NASA vừa phát hiện một dạng vật chất hình chiếc nhẫn xung quanh vùng từ trường còn lại của một ngôi sao bị vỡ vụn. Xác của ngôi sao này, tên là SGR 1900+13, thuộc về một nhóm vật thể được biết với như là nhóm sao nơtron. Đây là những phần lõi của những ngôi sao khổng lồ phát ra trong những vụ nổ siêu tân tinh, nhưng không như những ngôi sao chết khác, chúng từ từ phát ra tia X và có từ trường cực mạnh.

    "Vũ trụ là một nơi rộng lớn và những điều khó hiểu đều có thể xảy ra", theo lời Stefanie Wachter thuộc trung tâm khoa học Spitzer tại viện công nghệ California, Pasadena, người đã tình cờ tìm thấy "Nhẫn".
    "khi tôi đang loay hoay với dữ liệu từ Spitzer về ngôi sao đó, và đó cũng là lúc tôi chú ý rằng nó được bao quanh bởi một vùng vật chất hình chiếc nhẫn mà chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước đây", Wachter là tác giả chính của một bài báo về những kết quả được đăng trong tạp chí Nature tuần này.
    Wachter và cộng sự của bà nghĩ rằng chiếc nhẫn không giống như bất kì thứ gì được nhìn thấy trước đây, hình thành vào năm 1998 khi sao nơtron phun ra một dòng vật chất nóng sáng khổng lồ.
    Họ tin rằng bề mặt cứng giòn của sao nơtron này bị rạn nứt, và phát ra dòng lửa hoặc một vụ nổ năng lượng, mà đưa một đám mây bụi gần đó vào không gian tạo thành vành đai nhẫn. Vành đai này có hình thuôn, với kích cỡ vào khoảng 3 đến 7 năm ánh sáng. Xem ra nó có thể có 1 hoặc có 2 chiều nhưng các nhà khoa học nói rằng họ không thể chắc chắn khả năng là một cấu trúc 3 chiều.

    "Như thể là sao nơtron này đã trở thành một ngọn đuốc to lớn đang cháy rực và xóa sạch bụi xung quanh nó và tạo ra một lỗ hổng khổng lồ", theo lời Chryssa Kouveliotou, nhà vật lý học thiên thể cao cấp tại trung tâm vũ trụ Marshall và là đồng tác giả của bài báo. "Sau khi những ngôi sao này làm sáng lên nhẫn lửa xung quanh ngôi sao chết, đánh dấu cho sự bất diệt của nó".
    Khám phá này có thể giúp các nhà khoa học hiểu đươc ảnh hưởng khối lượng của một ngôi sao khi nó trở thành một sao nơtron khi nó chết. Mặc dù các nhà khoa học biết rằng những ngôi sao có khối lượng ở trên một mức nhất định sẽ trở thành siêu tân tinh, nhưng họ không biết khối lượng đóng vai trò gì trong việc xác định cho dù ngôi sao đó trở thành một sao nơtron hay là một ngôi sao chết thông thường.
    Theo nhóm khoa học này, chiếc nhẫn chứng minh răng SGR 1900+14 thuộc vệ một cụm sao lớn trẻ gần đó. Bằng việc nghiên cứu khối lượng của những ngôi sao ở gần, các nhà khoa học có thể biết được khối lượng tương đối của ngôi sao gốc mà đã phát nổ và trở thành SRG 1900+14.
    "Chiếc nhẫn được làm sáng lên bởi thứ gì đó, tuy nhiên Spitzer chưa nhìn thấy nó", theo lời Enrico Ramirez-Ruiz của đại học California. "khỗi lượng của những ngôi sao gần đó là có khả năng nhất cho điều gì đang hâm nóng khối bụi đó và làm nó sáng lên, và điều này có nghĩa là sao nơtron này, nằm ngay vị trí trung tâm của chiếc nhẫn, có liên hệ với các ngôi sao "hàng xóm".
    Những vật thể dạng nhẫn và khối cầu khá phổ biến trong vũ trụ. Những ngôi sao trẻ, nóng thổi những luồng khi bụi vào không gian, tạo thành những đám bụi hình cầu. Khi những ngôi sao chết đi trong vụ nổ siêu tân tinh, tàn dư của chúng nổ vào không gian, tạo thành những thiên thể có vòng đời ngắn nhưng tuyệt đẹp được gọi là tàn dư siêu tân tinh (supernova remnants).
    Những vật thể hình nhẫn có thể hình thành xung quanh những ngôi sao đã phát nổ mà cấu trúc mở rộng những mảnh vỡ của nó va chạm với những đám bụi ở giai đoạn tiền khai sinh, và làm chúng sáng rực lên, trong trường hợp này với tàn dư siêu tân tinh goi là 1987A.
    Nhưng đám bụi xung quanh sao nơtron SRG 1900+14 này lại không thuộc những trường hợp này. Bởi một điều, những tàn dư siêu tân tinh và đám bụi nhẫn này xung quanh 1987A phun ra mạnh mẽ với tia X và sóng vô tuyến. Đám bụi xung quanh SGR 1900+14 này chỉ phát ra ánh sáng nhất định nằm trong vùng hồng ngoại mà Spitzer có thể thấy được.
    Đầu tiên, các nhà thiên văn học nghĩ rằng "chiếc nhẫn" phải được gọi là một infrared echo. Điều này là do khi một vật thể phát ra một tiếng nổ hướng ra phía ngoài, làm đám bụi nóng và sáng lên với bức xạ hồng ngoại. Nhưng khi họ quay lại quan sát SGR 1900+14 sau đó, chiếc nhẫn không di chuyển ra phía ngoài mà lẽ nó như thể nếu nó được gọi là echo hồng ngoại.
    Một phần tích gần hơn về những hình ảnh sau đó tiết lộ rằng đám bụi này có khả năng là một lỗ hổng được tạo thành trong một đám bụi - một hiện tượng rất hiếm trong vũ trụ. Các nhà khoa học đang lên kế hoạc tim kiếm nhiều hơn những chiếc nhẫn kiểu như thế này.
    "Ngôi sao nơ tron này vẫn còn "sống" về nhiều phương diện", Ramirez-Ruiz cho hay. "Nó đang tương tác với chính môi trường của nó, và tạo nên một ảnh hưởng lớn lên các ngôi sao trẻ xung quanh nơi nó được sinh ra".
    Những sao nơtron được hình thành khi một ngôi sao khổng lồ kết thúc cuộc sống của nó trong một vụ nổ siêu tân tinh, để lại một ngôi sao nơtron dày đặc với một từ trường cực mạnh. Chiếc nhẫn được tìm thấy bởi Spitzer có thể không hình thành trong vụ nổ nguyên thuỷ, bởi vì bất cứ vật chất gần ngôi sao đều bị phá vỡ bởi sóng siêu âm của siêu tân tinh.
    Các nhà khoa học ủng hộ rằng chiếc nhẫn có thể là phần rìa của một bóng bóng bụi khí được tạo thành bởi một vụ nổ từ sao nơtron vào năm 1998. Vùng rất sáng gần giữa hình là một nhóm các sao trẻ, mà có thể chiéu sáng phần bên trong của đám bụi, và làm cho nó giống như một chiếc nhẫn.
    29/5/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/Strange_Ring_Found_Circling_Dead_Star_999.html
    Anh Minh - PAC.News
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MÁY VA CHẠM KHỔNG LỒ LHC GIÚP CÁC NHÀ KHOA HỌC SẮN TÌM HẠT ?~CHÚA TRỜI?T ĐỂ TIẾN TỚI HOÀN TẤT ?~LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT?T
    ScienceDaily (May 29, 2008) ?" Tới khi cỗ máy Va chạm Hạt Mạnh (LHC) đi vào hoạt động vào mùa hè năm nay, đó sẽ là một mốc son đáng nhớ cho giới Vật lý học nói chung và cho nhóm nghiên cứu của ĐHTH Washington nói riêng.
    Nhóm của ĐHTH Washington dưới sự dẫn dắt của giáo sư Vật lý Henry Lubatti và giáo sư ngành Cơ khí Colin Daly đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và chế tạo gần 90000 các ống cấu tạo nên detector Atlas. Atlas là một trong 6 thí nghiệm vật lý hạt và là 1 phần của hệ thống LHC. Thiết bị va chạm hạt mạnh LHC được đặt ở Viện nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) nằm ở gằn Giơnevơ, Thụy sỹ.
    Các nhà vật lý trên thế giới đang rất hy vọng rằng detector Atlas sẽ giúp giải mã những bí ẩn khoa học và có lẽ còn dẫn tới được sự phát hiện ra các hạt Higgs, đôi khi các hạt này còn đựơc gọi là hạt ?~Chúa trời?T (the ?~God?T particle) bởi vì các nhà khoa học tin rằng sư phát hiện ra các hạt Higgs sẽ giải thích đựơc một số vấn đề: Vũ trụ đựơc hình thành và họat động như thế nào và khối lượng bắt đầu xuất hiện ra làm sao.
    Các nhà khoa học tại ĐHTH Washington đã tham gia ngay từ đầu vào dự án Atlas nhằm tìm kiếm các hạt hạ nguyên tử có tên là muons. Những hạt này có tương tác lẫn nhau hay với các hạt vật chất khác yếu, chúng được tạo thành như là một ?~sản phẩm kèm theo?T trong quá trình va chạm giữa các hạt proton - hạt nhân của nguyên tử hydro. Thiết bị va chạm sẽ cung cấp rất nhiều thông tin để cho các nhà khoa học phải tìm kiếm trong đó, và một khi hình ảnh của hạt muons xuất hiện, họ sẽ phải ghi nhận các thông tin kèm theo của các va chạm tại thời điểm đó.
    Giáo sư Lubatti nói: ?o Chúng cũng khá giống như những thông điệp báo trước những sự kiện thú vị hơn sẽ xẩy ra, bởi vậy chúng tôi sẽ phải theo dõi thật sát sao thí nghiệm đúng lúc đó?
    Khả năng lớn ?~sự kiện thú vị?T đó sẽ là bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của hạt Higgs.
    Lubatti nói thêm:? Đó mới chỉ là một trong những nội hàm của detector Atlas. Còn nhiều tương tác nữa có thể tạo ra các hạt muons năng lượng cao. Quan sát được các tương tác đó thật là có ý nghĩa?.
    Các nhà khoa học đang mong chờ những thông tin lấy đươc mà có thể giúp họ khoả lấp chỗ trống trong cái mà họ gọi là ?~ Mô hình Chuẩn trong Vật lý hạt ?T (Standard Model of particle physics), một lý thuyết nhằm giải thích các lực cơ bản của tự nhiên. Mô hình Chuẩn này giải thích sự tương tác của các hạt dẫn tới lực hạt nhân mạnh, lực tương tác yếu, và lực điện từ như thế nào, và các lực này kết hợp với nhau ra làm sao. Nhưng các chi tiết của các tương tác này thực sự vẫn chưa đựơc làm rõ.
    Cỗ máy LHC cũng có thể giúp dẫn tới sự hiểu biết tốt hơn về lực cơ bản thứ 4 của tự nhiên :LỰC HẤP DẪN ?" trên quan điểm tương tác cùa các hạt, và LHC cũng giúp giải quýêt một thắc mắc khác là tại sao lực hấp dẫn trong khi có vẻ dễ phát hiện nhất, nhưng lại là lực yếu nhất trong các lực cơ bản của tự nhiên.

    Thiết vị va chạm hạt LHC về mặt nào đó là hậu duệ của hệ thống Siêu Va chạm Siêu dẫn, một hệ thống đã đuợc dự định xây dựng ở Texas. Siêu Va chạm đã được lần đầu tiên đề xuất vào năm 1983 và công việc xây dựng đựoc bắt đầu vào năm 1991. Nhưng những dự trù chi phí leo thang và một số yếu tố khác đã làm dấy lên làn sóng phản đối, và vào năm 1993, Quốc hội Mỹ đã hủy bỏ dự án này sau khi nó đã tiêu phí tới 2 tỷ đô la.
    .
    LHC dự định sẽ bắt đầu làm việc vào cuối tháng 5 hay đầu tháng 6 này, sẽ gia tốc những hạt proton lên gần tốc độ ánh sáng với huớng ngược chiều nhau trong những ống đặt ngầm dưới lòng đất. Những ống này tạo thành một vòng tròn có chu vi khoảng 16,5 dặm đi xuyên qua cả đường biên giới giữa Pháp và Thuỵ sỹ. Các ống này gặp nhau ở một số điểm và các nhà khoa học có thể ?~bắt ?~ các proton đâm vào nhau. Sự va chạm này làm ?~bắn?T ra các hạt hạ nguyên tử mà tín hiệu của chúng có thể được thu nhận thông qua 6 detector, mỗi detector sẽ được bố trí tại một điểm va chạm.
    Detector Atlas chứa hơn 430 buồng trong đó có chứa các ống nhôm có độ dài từ 5 đến 10 bộ, mỗi một ống đóng vai trò một đèn huỳnh quang. Các ống này được sản xuất ngay tại ĐHTH Washington hay 2 cơ sở khác trong nước Mỹ nhưng cũng theo phương pháp của trường Đại học này.
    Một khi các buồng này được vận chuyển tới CERN, chúng sẽ được gắn vào 32 múi có hình giống như chiếc bánh khổng lồ, cùng cấu tạo thành chiếc detector.chính. Phần cuối cùng của detector đa năng lớn nhất thế giới sẽ được lắp vào vị trí vào ngày cuối cùng của năm nay. Các ống nhôm trên là phần rất quan trọng của detector có độ dầy ống chỉ 1/64 in. Ở chính giữa mỗi ống có một dây tungsten mạ vàng đựơc kéo căng. Đường kính tim ống này chỉ bằng ½ sợi tóc người. Dây mạ vàng này sẽ phát hiện ra các tín hiệu khi các hạt hạ nguyên tử va đập vào với vận tốc gần vận tốc ánh sáng. Quá trình sản xuất các ống này đòi hỏi sự chính xác cao, đôi khi với dung sai nhỏ tới 0.001 inch, một thách thức lớn với các nhà sản xuất và chế tạo của Khoa Vật lý ĐHTH Washington. Một trong những nguyên nhân thành công của ĐHTH Washington là họ đã thiết kế và chế tạo đươc các thiết bị có thể duy trì được độ chính xác cao khi sản xuất hàng loạt. Việc căng các dây tóc mạ vàng cũng là rất khó khăn và đầy thử thách.
    Giáo sư Daly nói:?Duy trì được độ chính xác như vậy rất là khó khăn khi bạn làm việc với các thiết bị dài tới 9 bộ, nhưng chúng tôi lại làm được. Chúng tôi phát hiện ra rằng các sinh viên có thị lực tốt có thể căng các dây khá dễ dàng. Nếu tôi mà phải làm thì để nhìn cũng không thấy được các sợi dây kim loại !?.
    Các cơ sở khoa học khác cũng tham gia vào dự án sản xuất các ống nhôm cho detector Atlas theo quy trình và thiết bị của ĐHTH Washington bao gồm ĐHTH Michigan, ĐHTH California, Phòng TN Quốc gia ở Brookhaven và Tổ hợp Consortium Boston Muon trong đó có : ĐHTH Harvard, MIT và các trường đại học khác ở Tufts, Boston và Brandeis.
    Theo Sciencedaily
  7. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Một ngôi sao cực nhỏ có hành tinh quay quanh.
    [​IMG]
    Hành tinh có khối lượng gấp 3 lần Trái Đất này chủ yếu bao gồm đá và băng. Những nghiên cứu về những sao lùn nâu tiết lộ rằng chúng có màu đỏ tươi do do các nguyên tố như Sodium và Potassium trong khí quyển.
    Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế được dẫn đầu bởi David Bennett của đại học Notre Dame vừa phát hiện một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời với khối lượng gấp 3 lần Trái Đất quay quanh một ngôi sao mới khối lượng nhỏ đến nỗi mà nhân của nó không đủ lớn để duy trì các phản ứng hạt nhân. Kết quả này được giới thiệu trong một cuộc họp báo tại St. Louis, MO.
    Hành tinh này, đươc biết như MOA-2007-BLG-192Lb, thiết lập một kỉ lục mới cho hành tinh có khối lượng nhỏ nhất quay quanh một ngôi sao bình thường. Ngôi sao này, MOA-2007-BLG-192L, nằm cách chúng ta 3000 năm ánh sáng và cũng là ngôi sao chủ có khối lượng nhỏ nhất mà có thể cho một hành tinh quay quanh.
    Khối lượng của ngôi sao này vào khoảng 6% khối lượng Mặt Trời của chúng ta. Ngôi sao như thể này được gọi là sao lùn nâu, bởi vì khối lượng của nó dưới mức cần thiết để duy trì những phản ứng hạt nhân ở trong nhân.
    ?oPhát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng ngay cả khi những khôi sao có khối lượng thấp nhất cũng có thể tồn tại hành tinh xoay quanh?, Bennett cho hay.
    Không có hành tinh nào được tìm thấy trước đây có quĩ đạo quanh những ngôi sao có khối lượng dưới 20% khối lượng Mặt Trơì, nhưng kết quả này chỉ ra rằng chúng ta nên chờ đợi những ngôi sao có khối lượng rất thấp gần Mặt Trời mà có các hành tinh có khối lượng tương đương Trái Đất. Điều này khá thú vị bởi vì có thể dùng kính thiên văn James Webb của NASA để tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên những hành tinh có khối lượng tương đương Trái Đất trong vùng phụ cận của hệ mặt trời.
    Việc khám phá hệ MOA-2007-BLG-192L được thực hiện bởi MOA (Microlensing Observations in Astrophysics, bao gồm Bennet và OGLE (Optical Gravitational Lensing Experiment sử dụng công nghệ gravitational microlensing.
    Công nghệ này sử dụng thực tế rằng ánh sáng bị bẻ cong bởi vì những chùm tia đi gần một vật thể lớn như một ngôi sao chẳng hạn. Trọng lực từ ngôi sao làm cong không gian xung quanh như một kính lúp khổng lồ.
    Hiện tượng này gây ra một sự sáng bừng biểu kiến từ nền ngôi sao chủ. Hiệu ứng này chỉ được thấy nếu kính thiên văn nằm trong sự thẳng hàng gần như tuyệt đối với ngôi sao gốc và sao lùn cam
    Các nhà thiên văn học sau đó có khả năng phát hiện những hành tinh xoay quanh ngôi sao lùn cam này nếu ánh sáng từ nền ngôi sao bị bẻ cong bởi một hay nhiều hành tinh.
    Thử thách đầu tiên của phương thức microlensing là cần sự thẳng hàng là rất hiếm và xảy ra cũng rất nhanh, thường là chưa đến một ngày.
    Phát hiện mới này được thực hiện bởi kính thiên văn MOA-II thế hệ mới tại đài thiên văn Mt. John, NewZealand, sử dụng camera MOA-cam3, có khả năng để thiết lập hình ảnh một khu vực bầu trời lớn hơn 13 lần bề mặt trăng tròn trong một ảnh.
    Bennet giải thích rằng: ?okính thiên văn thế hệ mới này cho phép chúng tôi quan sát hầu như tất cả những sự kiện về dấu hiệu hành tinh. Không có nó chúng tôi không thể có được phát hiện này?.
    Những quan sát về hiện tượng bẻ cong ánh sáng đã cung cấp bằng chứng rằng ngôi sao chủ này có một khối lượng bằng 6% khối lượng Mặt Trời. Điều này được xác nhận bởi những hình ảnh quang học chất lượng cao với kính VLT tại đài thiên văn European Southern tại Chile. Những hình ảnh này xác nhận rằng nó là một ngôi sao lùn nâu cũng như một ngôi sao rất nhẹ.
    Hành tinh với quĩ đạo quanh ngôi sao của nó hoặc sao lùn nâu có một sự tương đồng về bán kính quĩ đạo với Kim Tinh. Như ngôi sao chủ này có khả năng mờ hơn từ 3000 đến 1 triệu lần so với Mặt Trời, vì thế bầu khí quyển trên cùng của hành tinh cũng có thể lạnh hơn Diêm Vương Tinh.
    Tuy nhiên, hành tinh này có khả năng duy trì một khí quyển dày đặc mà cho phép nhiệt độ ấm hơn tại những vùng vĩ độ thấp. Có khả năng rằng phần bên trong được nung nóng bởi những phân rã phóng xạ đủ làm cho bề mặt ấm như Trái Đất nhưng giả thuyết cho rằng bề mặt có thể bị bao phủ bởi đại dương.
    Kết quả này cũng củng cố dự đoán của Bennet và Sun Hong Rhie năm 2996 rằng cách thức dựa trên hiện tượng bẻ cong ánh sáng nên nhạy với những hành tinh có khối lượng tương đương Trái Đất.
    ?oTối sẽ mạo hiểm đưa ra một dự đoán rằng hành tinh có khối lương tương đương Trái Đất đầu tiên sẽ được tìm thấy bởi phương thức này. Nhưng chúng tôi sẽ nhanh chóng để qua mặt nhiệm vụ Kepler của NASA được sẽ thực hiện vào đầu năm 2009?.
    Một bài báo miêu tả kết quả này được chấp nhận cho xuất bản trong tờ Astrophysical Journal, và được sắp xếp để ra mắt vào số ngày 1 tháng 12. Nghiên cứu của Bennett được tài trợ bởi National Science Foundation và NASA.

    2/6/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/Astronomers_Find_Tiny_Planet_Orbiting_Tiny_Star_999.html
    Anh Minh - PAC.News​
  8. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống kính thiên văn mới hỗ trợ tìm kiếm tín hiệu của văn minh tiên tiến.
    [​IMG]
    Hệ thống kính viễn vọng Allen (The Allen Telescope Array). Hệ thống này được hi vọng có khả tìm kiếm tín hiệu từ các nền văn minh bên ngoài Trái Đất trong thiên hà chúng ta.
    Johns Hopkins, một nhà thiên văn học, thành viên của nhóm các nhà khoa học về kế hoạch sử dụng công nghệ mới để tận dụng những ý tưởng đầy hứa hẹn gần đây là tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất trong thiên hà của chúng ta.

    Richard Conn Henry, một giáo sư thuộc khoa vật lý và thiên văn tại đại học Zanvyl Krieger, cùng với Seth Shostak của viện SEIT và Steven Kilston thuộc công ty Henry Foundation hợp tác nghiên cứu đường hoàng đạo. Họ dự định sử dụng hệ thống kính thiên văn thế hệ mới này như một sự cộng tác giữa viện SETI ở Mountain View, California và phòng thí nghiệm Radio Astronomy tại đại học California ở Berkeley.
    Bao gồm hàng trăm đĩa nhỏ được sản xuất đặc biệt kết hợp những công nghệ hiện đại với việc xử lí của máy tính, ATA mang lại cho các nhà nghiên cứu khả năng tìm kiếm những dấu hiệu có thể tồn tại từ những nền văn minh kỹ thuật tiên tiến ở nới nào đó trong thiên hà của chúng ta - nếu, trong thực tế, những nền văn minh như thế tồn tại và đang truyền tín hiệu theo cách này.
    Sử dụng những trang bị mới trong một cuộc tìm kiếm có một không hai này nâng cao cơ hội tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái Đất, theo cách này một cuộc "mò kim đáy bể" được thực hiện dễ dàng hơn nếu ít nhất cũng biết được vị trí tương đối mà "cái kim" bị rơi, theo lời Henry, người đang đưa ra đề xuất này tại cuộc họp thường niên của cộng đồng thiên văn Mỹ tại St. Louis.
    Theo các nhà nghiên cứu, nơi có khả năng nhất mà trong vùng của đường hoàng đạo, một vòng lớn quanh bầu trời mà mô tả cho đường quĩ đạo của Trái Đất. Mặt Trời, nhìn từ Trái Đất, đều di chuyển dọc đường này. Bất kì nền văn minh nằm trong một phần của đương hoàng đạo hằng năm đều có thể phát hiện Trái Đất đi qua trước mặt Mặt Trời. Đường này chỉ chiếm khoảng 3% bầu trời.
    "Nếu những nền văn minh nền ở "ngoài đó" - và chúng ta không biết họ - những hệ sao có người sống mà nằm gần đường quĩ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời sẽ có khả năng gửi những tín hiệu liên lạc đến Trái Đất", Henry cho hay, "bởi vì những nền văn minh này chắc sẽ phát hiện sự chuyển động của chúng ta đang qua mặt Mặt Trời, điều này cho họ biết rằng Trái Đất nằm trong vùng có thể có người ở, nơi nước dạng lỏng khá bền vững. Thông qua phân tích quang phổ về bầu khí quyển của chúng ta, họ biết rằng Trái Đất có khả năng chứa đựng sự sống".
    "Biết được nơi để tìm kiếm sẽ giảm lượng thời gian chúng ta cần để quản lí tìm kiếm".
    Hầu hết 100 tỉ sao trong thiên hà Milk Way nằm trong dải ngân hà, hình thành nên một vòng lớn khác vòng quanh bầu trời. Hai đường lớn này phân cắt gần chòm Taurus và Sagittarius, 2 chòm nằm đối nhau trên bầu trời những khu vực nơi cuộc tìm kiếm sẽ tập trung đầu tiên.
    "Gợi ý cốt yếu là tìm kiếm này nằm trong vùng được quan tâm trên bầu trời - đường hoàng đạo - có thể mang lại cho chúng ta những quan sát toàn cảnh đáng kể hơn về việc phát hiện tín hiệu ngoài Trái Đất hơn bất kì nỗ lực tìm kiếm trước đây".
    Ray Villard thuộc viện khoa học Space Telescope, người sẽ tham gia nhóm đã nói rằng vào tháng 11 năm 2001, những quan sát của kính thiên văn Hubble được công khai về một hành tinh và tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng những nền văn mình ngoài hành tinh nằm dọc đường hoàng đạo có khả năng thực hiện những quan sát tương tự về Trái Đất".
    "Một ngày nào đó nếu họ phát hiện Trái Đất có người ở, có thể họ bắt đầu phát đi những tín hiệu", Villard cho hay.
    Shosrak thuộc SETI chú ý rằng hệ thống kính viễn vọng Allen này là lý tưởng cho kế hoạch của nhóm để tìm kiếm phần đường hoàng đạo còn lại, và không chỉ phần giao nhau của dải ngân hà và đường hoàng đạo.
    Bài giới thiệu của nhóm nghiên cứu tại hội nghị AAS (cộng đồng thiên văn Mỹ) cũng hé mở những viễn cảnh phát hiện các nền văn minh trong thiên hà chúng ta.
    "Chúng tôi không có hình dung gì về bao nhiêu (nếu có) những nền văn minh khác trong Wilky Way. Một nhân tố then chốt là một nền văn minh tòn tại được bao lâu rồi. Nếu, chúng tôi thật sự hi vọng, câu trả lời là hàng triệu năm, ngay cả nếu những nền văn minh là rất hiếm, chúng sẽ biết được sự tồn tại của chúng ta. Họ sẽ biết rằng sự sống tồn tại trên Trái Đất và họ sẽ kiên nhẫn để dò ra tín hiệu vô tuyến hoặc ánh sáng trong hướng của chúng ta, nếu có thể, hi vọng hàng triệu năm tới, một nền văn minh công nghệ sẽ xuất hiện trên Trái Đất".
    5/6/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/06/080604114644.htm
    Anh Minh - PAC.News
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 05/06/2008
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG VỤ NỔ SUPERNOVA SIÊU SÁNG ĐÃ TẠO RA SAO QUARK
    Các nhà thiên văn học đã tuyên bố họ đã phát hiện ra rằng vụ nổ biến một ngôi sao nơtron thành một ngôi sao quark (hay còn gọi là Quark-Nova) có những tính chất có thể giải thích các supernova siêu sáng đã ghi nhận được là SN2006gy, SN2005gj và SN2005ap. Hai nhà bác học Denis Leahy và Rachid Ouyed thuộc ĐHTH Calgary , Canada đã trình bày các kết quả của nghiên cứu tại Hội nghị của Hiệp hội Thiên văn Hoa kỳ được tổ chức ở St. Louis bang Missouri. Các kết quả này gây được sự chú ý lớn bởi 2 lý do: thứ nhất là trước đó các nhà thiên văn học vẫn chưa hài lòng với cách giải thích về bản chất các vụ nổ supernova siêu sáng, thứ hai, các kết quả này đã cung cấp một bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của các ngôi sao quark ?" một dạng tồn tại mới của vật chất.
    Đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học là 3 vụ nổ supernova sáng nhất từng ghi nhận được. SN2006gy nằm trong thiên hà NGC1260 ở khoảng cách 240 triệu năm ánh sáng, SN2005gj và SN2005ap xuất hiện ở những thiên hà xa hơn. Những vụ nổ supernova này được phát hiện ở Đài thiên văn Lick (SN2006gy), Mount Palomar (SN2005gj) và Đài McDonald (SN2005ap). Các vụ nổ supernova trên đều tạo ra độ sáng có năng lượng lớn gấp 100 lần so với các vụ nổ supernova thông thường và để giải thích điều này là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học.
    Theo các nhà khoa học, họ đã nghiên cứu các tính chất của những ngôi sao quark mà sự tồn tại của chúng mới chỉ được đưa ra trên giả thuyết và chưa được xác nhận trên thực tế. Những thiên thể có mật độ vật chất đậm đặc nhất trên vũ trụ được biết cho tới nay chính là những ngôi sao neutron: chúng chỉ có đường kính khoảng 16 dặm (~25km) nhưng có khối lượng tới 1,5 lần Mặt trời của chúng ta. Các ngôi sao neutron được cấu tạo từ các hạt neutron được xếp chặt nhau và chúng được hình thành từ những vụ sụp đổ nhân của những ngôi sao khổng lồ ở giai đoạn cuối cuộc đời. Những sự kết thúc như vậy cũng gây các vụ nổ supernova. Thế nhưng những ngôi sao quark lại có mật độ vật chất đậm đặc hơn nữa, với cùng khối luợng như những ngôi sao neutron, chúng chỉ có đường kính là 12 dặm (~19 km). Các ngôi sao quark có thể được hình thành khi mật độ vật chất bên trong một ngôi sao neutron tăng lên đủ lớn. Trong trường hợp đó, các hạt neutron bị phân rã thành những hạt quark và do vậy chúng cũng phát ra rất nhiều năng lượng, đủ để tạo ra một vụ nổ supernova có sức mạnh tương đương với vụ nổ đã sinh ra chính ngôi sao neutron tiền thân.
    Các vụ nổ supernova siêu sáng có thể là kết quả của vụ nổ thứ hai (hay còn gọi là Quark-Nova) và đó chính là nguyên nhân đã biến một ngôi sao neutron thành một ngôi sao quark. Vụ nổ thứ nhất (mà tạo ra ngôi sao neutron) có thể không gây ra sự chú ý nào bởi vì nó xẩy ra quá xa Trái đất. Các sóng chấn động của vụ nổ thứ 2 phải mất hàng tuần để làm nóng khối khí phun ra từ vụ nổ thứ nhất. Kết quả là, khối khí có thể tích rất lớn, (trải rộng tới cả trăm lần khoảng cách Mặt trời ?" Trái đất) khi bị nóng lên sẽ phát sáng cực mạnh trong một thời gian lâu. đó chính là lý do tại sao ta phát hiện đươc các supernova siêu sáng.
    Tuy nhiên, theo những nhà nghiên cứu, còn có những mô hình khác giải thích các vụ nổ supernova siêu sáng bởi vậy họ cần có những quan sát nữa để xác nhận mô hình trên.
    Theo Astronomy.com
  10. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Thời kì "nghỉ ngơi" của Mặt Trời kéo dài hơn bình thường.
    [​IMG]
    Hoạt động của Mặt Trời có vẻ trầm lắng trong 3 năm qua, và không hình thành vết đen.
    Đó là tin tốt cho những người gặp khó khăn khi thời tiết không gian cản trở công nghệ của họ, nhưng nó lại là một điểm thảo luận cho các nhà khoa học tham gia một hội nghị quốc tế về hệ Mặt Trời tại đại học Montana State.
    Khoảng 100 nhà khoa học đến từ châu Âu, Á, Latin, Phi và Bắc Mĩ nhóm họp từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 6 để thảo luận về sự thay đổi trong hệ Mặt Trời, khí hậu Trái Đất, và môi trường không gian.
    Các nhà khoa học cho rằng những thời kì mà Mặt Trời hoạt động yếu là chuyện bình thường nhưng giai đoạn hoạt động của Mặt Trời hiện tại kéo dài hơn bình thường.
    Vệ tinh Hinode là một nhiệm vụ kết hợp giữa Nhật Bản với Mỹ và Anh. Vệ tinh này mang theo ba kĩnh viễn vọng quan sát những thay đổi từ bề mặt đến bầu khí quyển của Mặt Trời.
    Những nhà nghiên cứu thuộc MSU (Montana State University) đang điều hành kính thiên văn này. Vệ tinh đi 431 dặm, băng qua 2 cực và đi một vòng mất 95 phút, và đưa cho Hinode những thông tin quan sát về mặt trời trong vài tháng liên tục.
    Dana Longcope, một nhà vật lý Mặt Trời tại MSU, cho rằng Mặt Trời thường hoạt động mạnh trong một chu kì 11 năm mà đỉnh điểm là khoảng giữa một chu kì. Hoạt động ở mức tối thiểu thường xuất hiện như một thay đổi chu kì. Những hoạt động của Mặt Trời liên quan tới hiện tượng như vết đen, tia lửa hay sự phun trào. Kết hợp với nhau, chúng tạo ra kiểu thời tiết mà có thể phá hủy các vệ tinh trong không gian và các phương tiện công nghệ trên Trái Đất.
    Chu kì gần đây nhất đã đạt đỉnh điểm vào năm 2001, và được tin rằng nó sắp kết thúc, Longcope cho hay. Chu kì tiếp theo vừa mới chỉ bắt đầu và được chờ đợi đạt đỉnh điểm vào khoảng 2012. Tuy nhiên, Mặt Trời hiện tại cũng không hoạt động như 2 năm trước, và các nhà khoa học cũng không biết được nguyên nhan của hiện tượng này.
    "Đó là một bề mặt chết", Tsuneta nói về vẻ ngoài của Mặt Trời.
    Tsuneta cho rằng các nhà vật lí Mặt trời không giống như những nhà dự báo thời tiết, họ không thể dự đoán tương lai. Tuy nhiên, họ có khả năng quan sát và họ đã quan sát một giai đoạn không hoạt động hơn bình thường của Mặt Trời. Trong quá khứ, họ đã quan sát được rằng có lần Mặt Trời không hình thành vết đen trong suốt 50 năm. Thời kì đó trùng khớp một ít với thời kì băng hà trên Trái Đất kéo dài từ 1650 đên 1700.
    Tsuneta cho rằng ông không biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng các nhà khoa học phối hợp với nhiệm vụ Hinode sẵn sàng cho việc quan sát hoạt động cực điểm của nó sẽ quay trở lại.
    Họ vừa bổ sung thêm các trạm mặt đất để thu tín hiệu từ Hinode trong trường hợp hoạt động của mạt trời cản trở hoạt động của các trạm khác trên thế giới. Những trạm mới này, sẵn sàng hoạt dộng trong mùa hè này, được đặt tại Ấn Độ, Na Uy, Alaska và cực Nam.
    Việc thiết lập những trạm mới này, cũng như nhiệm vụ Hinode, đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Không có một nước nào có thể tự thực hiện dự án này.
    Bốn quốc gia, 3 cơ quan không gian và 11 tổ chức phối hợp với nhau khai thác vệ tinh Hinode, được phóng vào tháng 9 năm 2006. Trong số các cộng tác viên, Loren Acton, một giáo sự nghiên cứu vật lí tại MSU. Tsunete và Action đã hợp tác khá mật thiết từ 1986-2002.
    "Khả năng lãnh đạo của ông ấy thật xuất sắc", Tsunete nói về Acton.
    Acton, 72 tuổi, cho rằng ông vẫn được tán dương bởi ngành vật lí mặt trời. Trên thực tế, ông đã mong muốn có thể kéo dài sự nghiệp của mình lâu hơn.

    10/6/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/Sun_Goes_Longer_Than_Normal_Without_Producing_Sunspots_999.html
    Anh Minh - PAC.News
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 10/06/2008

Chia sẻ trang này