1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngân Hà của chúng ta chỉ có 2 nhánh xoắn ốc
    Nếu như bạn bị kẹt trong nhà của mình, bạn sẽ không bao giờ biết được bên ngoài sẽ trông như thế nào. Đó chính là trường hợp chúng ta nhìn nhận về Ngân Hà. Chúng ta đang sống bên trong nó, cho nên chúng ta không thật sự biết được cấu trúc của nó trông như thế nào. Có một vài ví dụ về các nhánh to lớn mà chúng ta có thể thấy được, nhưng điều này cũng giống như việc nhìn qua cửa sổ sang những ngôi nhà kế bên; bạn chỉ không thể chắc chắn được. Các nhà thiên văn học đã phát triển một bản đồ chi tiết của Ngân Hà, và nhận thấy rằng họ đã gán cho Ngân Hà của chúng ta quá nhiều nhánh; thật ra là chỉ có 2 nhánh, chứ không phải là 4 như các nhà thiên văn học vẫn nghĩ từ trước đến nay.
    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng Ngân Hà của chúng ta dựa theo các quan sát trước đây
    Có được khám phá này là nhờ Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA, chuyên quan sát trong dãy quang phổ hồng ngoại, và có thể nhìn xuyên các đám khí và bụi che khuất mặt phẳng Ngân Hà.
    Những bản đồ trước đây về Ngân Hà được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1950, khi các nhà thiên văn sử dụng các kính viễn vọng vô tuyến để theo dõi các nhánh xoắn ốc thiên hà của chúng ta. Họ tập trung vào các đám mây khí, và tiết lộ những điều mà họ cho rằng là 4 nhánh hình thành sao chính: Norma, Scutum-Centaurus, Sagittarius và Perseus.
    Chúng ta sống trong một nhánh nhỏ gọi là Nhánh Orion (Orion Arm), hay còn gọi là đoạn Orion (Orion Spur), nằm giữa nhánh Sagittarius và Perseus.
    Và sau đó vào năm 2005, các nhà thiên văn đã sử dụng các kính viễn vọng hồng ngoại để nhìn xuyên qua các đám mây khí và bụi và thấy rằng phần trung tâm của Ngân Hà đã mở rộng nhiều hơn so với những dự tính trước đây.
    Trong một cuộc khảo sát mới do Spitzer thực hiện, các nhà thiên văn đã kết hợp 800.000 bức ảnh với nhau gồm hơn 110 triệu ngôi sao. Phần mềm đã tính toán số lượng các ngôi sao và đo lường mật độ của chúng.
    Theo như dự đoán, các nhà thiên văn đã tìm thấy một sự gia tăng về mật độ các ngôi sao trong Nhánh Scutum-Centaurus, nhưng không hề có sự gia tăng nào trong các nhánh Sagittarius và Norma. Nhánh Perseus bao quanh ở phẩn phía ngoài thiên hà của chúng ta và không thể được nhìn thấy trong các bức ảnh của Spitzer.
    Điều này giúp đưa ra một trường hợp là Ngân Hà chỉ có 2 nhánh xoắn ốc; một trường hợp thường được nhìn nhận trong đó một thiên hà có một dải trung tâm dài.
    Crux (vietastro.org)
    Theo Universetoday.
    Bản đồ Ngân Hà (cũ)
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0806/MWspitzer_lab_2048.jpg
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vẽ lại bản đồ Ngân Hà
    [​IMG]
    Chúng ta vừa đón nhận một tin tức mới về việc Ngân Hà gồm 4 nhánh xoắn ốc của chúng ta chỉ còn lại 2 nhánh (xem bài trước). Đây không phải là thay đổi duy nhất mà chúng ta phải chấp nhận về thiên hà của chúng ta: một dự án vẽ bản đồ Ngân Hà đã khám ra việc các ngôi sao trong Ngân Hà đang di chuyển chậm hơn và trong một quỹ đạo có hình elip hơn so với dự đoán. Điều này mang ý nghĩa rằng rất có thể chúng ta phải vẽ lại một lần nữa tấm bản đồ mà chúng ta có về thiên hà của chúng ta.
    Các nhà thiên văn đã sử dụng hệ thống kính VLBA (Very Long Baseline Array) - một sự kết hợp 10 kính viễn vọng vô tuyến trải dài khắp nước Mỹ - để theo dõi vị trí của các maser (MASER: Microwve Amplification by Stimulated Emission of Radiation: Khuếch đại sóng vi ba bằng phát xạ kích thích) trong một tá khu vực hình thành sao trong dải Ngân Hà. Họ đã sử dụng thị sai để xác định khoảng cách đến các maser, sau đó kết hợp các thông tin này với việc làm thế nào để các maser dịch chuyển trên mặt phẳng bầu trời, với việc đưa ra mô hình 3D về chuyển động của chúng.
    Vẽ bản đồ Ngân Hà là một nhiệm vụ đầy thử thách, do chúng ta chỉ có cái nhìn ngoài rìa về thiên hà mà chúng ta đang sống. Để có cái nhìn toàn vẹn, chúng ta gặp phải khó khăn vì Ngân Hà lại chứa rất nhiều đám mây bụi và khí làm rối loạn sự hiển thị của dãy quang phổ khả kiến. Tuy nhiên, việc sử dụng các anten radio của VLBA có thể cho phép theo dõi các thực thể phát sóng vô tuyến khi chúng di chuyển ngang bầu trời vì các sóng vô tuyến truyền qua vật chất dễ hơn ánh sáng. Do VLBA hoạt động như một kính viễn vọng khổng lồ, nó có thể tìm kiếm vị trí các sao với độ chính xác tuyệt vời.
    "Ngay lúc này đây, bản đồ Ngân Hà của chúng ta vẫn còn nhiều khu vực rộng lớn được đánh dấu là những khu vực chưa được khám phá. Trong vòng 10 năm nữa, những khu vực này sẽ được lấp đầy", Mark Reid của Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonia nói. Reid đã giới thiệu những khám phá này tại cuộc họp báo nhân dịp hội nghị lần thứ 212 của Hội Thiên văn Mỹ.
    Thay vì chỉ tập trung thành vòng tròn quanh khu vực trung tâm Ngân Hà, các ngôi sao do Reid và các cộng sự vẽ trên bản đồ đang di chuyển theo một quỹ đạo hình elip. Các bản đồ trước đây về Ngân Hà đều cho rằng các vật chất trong thiên hà của chúng ta chuyển động xung quanh trung tâm theo một hình tròn, do đó các ngôi sao không tuân thủ quỹ đạo này được xem là một hiện tượng đáng ngạc nhiên.
    Các ngôi sao đang di chuyển chậm hơn như vậy là do sự mất đi mô men động lượng khi chúng tương tác trọng lực với những vật chất khác trong thiên hà, di chuyển thông qua cái gọi là "mật độ sóng"(density wave). Mô tả dễ hiểu nhất về "mật độ sóng" được Phil Plait đăng tải trên trang web Bad Astronomy: "Nếu bạn ở trong một chiếc máy bay trực thăng phía trên một vụ kẹt xe trên đường cao tốc, thì vụ kẹt xe dường như là cố định so với việc giao thông. Nhưng trên thực tế, những chiếc xe hơi thoát ra khỏi vụ kẹt xe cùng một lúc với các những chiếc xe bị mắc kẹt vào. Do đó trong khi bản thân vụ kẹt xe là cố định, những chiếc xe tạo nên vụ kẹt xe đó lại luôn luôn chuyển động. Các nhánh xoắn ốc cũng như vậy: chúng là nơi mà vật chất của thiên hà bị nén lại, nhưng những ngôi sao thì luôn đi vào khu vực và lại rời khỏi. Nhánh thiên hà dường như tồn tại vĩnh viễn, nhưng theo thời gian các ngôi sao, khí và bụi trong nó thay đổi"
    Đây có lẽ sẽ không phải là lần cuối cùng bản đồ Ngân Hà của chúng ta được cập nhật lại. Vệ tinh Gaia của Trung tâm Không gian Châu Âu đã được lên kế hoạch để phóng vào năm 2011, và sẽ cung cấp một bản đồ 3 chiều của 1 tỷ ngôi sao nằm cách xa Trái Đất khoảng 30.000 năm ánh sáng.
    Crux (vietastro.org)
    Theo Universetoday
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PLUTO LẠI CÓ DANH PHẬN MỚI : ?oPLUTOID?
    Cuộc tranh cãi về danh tính của hành tinh lùn Pluto kéo dài hàng năm qua lại mới trở lên phức tạp hơn khi Hiệp Hội Thiên Văn Quốc Tế (IAU) đã ra quyết định về thuật ngữ ?oplutoid? để chỉ hành tinh lùn Pluto và các thiên thể khác mà mới 2 năm trước đây còn được định nghĩa là hành tinh lùn.
    Bỏ qua những xì xào của nhiều nhà thiên văn trên thế giới, quyết định của IAU tại một cuộc họp của Ủy ban chấp hành của IAU tại Oslo, Na Uy, được đưa ra gần 2 năm sau khi chính IAU đã tước bỏ tư cách là một hành tinh của Pluto và đưa ra khái niệm ?ohành tinh lùn? cho Pluto và các thiên thể nhỏ, có dạng gần hình cầu bay xung quanh Mặt trời, nhưng quỹ đạo bị lệch nhiều ở dạng elip và ở khoảng cách xa hơn sao Hải vương.
    Quyết định này của IAU gây ra một sự ngạc nhiên lớn trong giới thiên văn.
    ?~Hầu hết những nguời trong giới thiên văn học và hành tinh học đều không hiểu cái gì đang xẩy ra? Hal Weaver thuộc ĐHTH Johns Hopkins đã phải thốt lên như vậy.
    Weaver nói tiếp:?Trong thời đại ngày nay, thời đại của minh bạch và thời đại của thông tin liên lạc, kể cũng lạ là một quyết định lớn lao như vậy được đưa ra mà rất ít người được biết về nó, và có vẻ như là IAU cũng không hề có ý định giải thích thêm về quyết định của mình?.
    David Morrison, một nhà thiên văn học ở Trung tâm nghiên cứu Ames của Nasa đã nói về thuật ngữ PLUTOID như sau :? Đây có vẻ là một thuật ngữ không mấy hấp dẫn và không cần thiết?. Ông cũng cho rằng quyết định về Pluto vào năm 2006 của IAU cũng gây ra những mối rạn nứt lớn trong cộng đồng các nhà thiên văn học.


    Định nghĩa mới

    Theo một tuyên bố được đưa ra ngày hôm thứ Tư 11/6, cái tên ?~plutoid?T đã được đề xuất bởi các thành viên của Hội đồng Danh pháp các Thiên thể nhỏ (CSBN) của IAU, và đã đựoc Ủy ban của Khối III (Division III) và Nhóm Công tác về Danh pháp Hệ thống các hành tinh của IAU chấp thuận và cuối cùng đã đựơc thông qua bởi Ủy ban chấp hành IAU trong một cuộc họp của Hiệp hội tại Oslo, Na Uy.
    Định nghĩa chính thức được phát biểu như sau:

    ?oPlutoid là những thiên thể bay xung quanh Mặt trời ở khoảng cách xa hơn Hải vương tinh, chúng có đủ khối lượng để lực hấp dẫn có thể thắng được độ cứng của chính mình sao cho chúng có thể đạt được hình dạng cân bằng thủy tĩnh (gần hình cầu), và chúng chưa thể quét sạch được vùng không gian kế cận với quỹ đạo của chúng.?
    Nói tóm lại, plutoid là một vật thể hình cầu (gần) ở phía ngoài Neptune , bay xung quanh Mặt trời và còn khá nhiều các hàng xóm đất đá bay liền kề.
    Theo IAU tuyên bố, có hai thiên thể đươc liệt vào các plutoid là chính Pluto và Eris. Tổ chức này mong đợi còn có nhiều plutoid nữa sẽ được tìm ra trong nay mai.
    Các cuộc tranh cãi còn tiếp tục
    Một trong những nhà lãnh đạo của IAU thừa nhận, quyết định mới về Pluto này sẽ như tiếp nhiên liệu vào cuộc tranh cãi đang dang dở.
    Tổ chức IAU đã có trách nhiệm đặt tên cho các hành tinh và vệ tinh kể từ đầu thế kỷ trước. Nhưng quyết định vào năm 2006 của IAU đã gây ra những bất đồng lớn trong giới thiên văn học. Một số nhà thiên văn đã nói rằng họ không thèm để ý đến tên mới của Pluto và cũng sẽ đặt câu hỏi về tính pháp lý của tổ chức này như là một cơ quan lãnh đạo.
    Tổng thư ký của IAU Karel A. van der Hucht đã nói rằng : ?oIAU là một tổ chức dân chủ, bởi vậy nó tiếp nhận mọi ý kiến trái chiều. Bởi vậy dựa trên lịch sử của vấn đề (Pluto), chúng ta có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt được một sự đồng thuận 100% cả?.
    Cũng theo Van der Hucht, định nghĩa mới này không phải là tiếp tục hủy hoại hình ảnh Pluto vốn đã in dấu ấn trong lứa tuổi học trò, mà là một biểu mẫu mới của một nhóm khá thú vị các thiên thể nằm ở vành ngoài hệ Mặt trời.

    Vẫn còn những tranh luận nữa

    Hành tinh lùn Ceres (trước đó đã từng được gọi là một thiên thạch, và trước nữa thì là một hành tinh!?) bây giờ không thuộc nhóm plutoid bởi vì nó nằm ở giữa sao Hỏa và sao Mộc ?" theo IAU.
    Với các kiên thức hiện tại, các nhà khoa học IAU cho rằng Ceres là thiên thể duy nhất thuộc dạng này. Do đó, việc phải đưa ra một nhóm các thiên thể thuộc loại hành tinh lùn ?ogiống Ceres? là chưa cần thiết ở thời điểm này.
    Weaver, một nhà nghiên cứu ở ĐHTH Johns Hopkins từ đầu năm đã giúp tổ chức một cuộc họp dự định vào vào các ngày 14 ?"16 tháng 8 nhằm đưa các nhà thiên văn học có các quan điểm khác nhau cùng ngồi lại để thảo luận về những tồn tại xung quanh vấn đề Pluto.
    Weaver nói:? Chúng tôi không tìm cách chống lại IAU, đó chỉ đơn giản là chúng tôi không muốn mọi người bị hiểu rằng có một nhóm ít người, nhưng lại có trách nhiệm phải hướng nền khoa học đi những đâu?
    Theo ông thì sẽ không có bỏ phiếu ở cuộc gặp lần này, trái lại, đã đến lúc phải ?ongồi lại và xem xét ký lưỡng những gì đã xẩy ra trong một vài thập kỷ qua?..
    Thuật ngữ plutoid cũng tham gia vào nhóm một loạt các thuật ngữ lạ như : plutinos, centaurs, cubewanos va EKOs mà các nhà thiên văn học đã sáng tạo ra trong những năm gần đây để chỉ những thiên thể nằm ở vành ngoài hệ Mặt trời, bản thân những phát hiện về các thiên thể này lại ngày càng đa dạng hơn.
    Được hỏi liệu Ceres vẫn còn là một hành tinh lùn chứ không phải là một thiên thạch, Bowell, một quan chức IAU nói : ?oTôi nghĩ như vậy!?
    Theo Livescience.com
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    1/8, Việt Nam có thể quan sát nhật thực toàn phần
    09:04'' 18/06/2008 (GMT+7)
    Theo tính toán của các nhà khoa học, nhật thực toàn phần có thể xảy ra vào 1/8. Lần nhật thực này có thể quan sát được trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
    Mô tả ảnh.
    Nhật thực toàn phần. Ảnh: TC Tia Sáng.
    Các nhà khoa học cho biết thêm, Cao Bằng có thể quan sát rõ nhất nhật thực với tỉ lệ phần trăm mặt trời bị che mờ tối đa lên tới 73,2%. Hà Nội cũng là một trong những địa phương có thể quan sát rõ với tỉ lệ 67,3%.
    Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời, quan sát từ trát đất sẽ thấy mặt trời bị che khuất hoàn toàn hay một phần. Hiện tượng thiên nhiên này nói chung sẽ diễn ra trong khoảng 1 giờ, kéo dài từ tiếp xúc đầu tiên giữa mặt trời và mặt trăng đến khi kết thúc tiếp xúc.
    Đây là lần nhật thực toàn phần lần thứ 5 trong thế kỷ 21. Năm 1995 cũng đã xảy ra nhật thực toàn phần và tại Việt Nam cũng quan sát được hiện tượng này .
    (Theo TTXVN)
    //-----------------------------------------------------
    Tại sao là có thể xảy ra, mà phải là sẽ diễn ra chứ.
    Điều cần nhấn mạnh là hướng dẫn quan sát như thế nào thì lại không nói đến.
    Thời gian có thể quan sát, dụng cụ cần để quan sát !
    Về thời gian thì sẽ làm buồn lòng rất nhiều người.
    Nhật thực diễn ra vào chiều tối ở hà nội là khi mặt trời còn cao khoảng 10 độ. Ở TP.HCM thì xem như khỏi coi vì mặt trời chỉ còn cao 2 độ.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT ?~HÀNH TINH X?T CÓ THỂ LẨN QUẤT ĐÂU ĐÓ BÊN NGOÀI PLUTO !
    Theo kết quả mô phỏng của một chương trình máy tính, một thiên thể băng giá bí hiểm có thể đang lẩn quất ở phía bên ngoài quỹ đạo của Pluto.
    Thế giới bí mật này ?" theo mô hình mô tả, lớn hơn Pluto nhiều ?" có thể giải thích các đặc điểm bất thường của vành đai Kuiper, vùng vành khuyên bên ngoài Neptune trong đó chứa đầy những thiên thạch băng và đất đá. Sự tồn tại của hành tinh X này làm thỏa mãn những hy vọng và giả thuyết về một ?oHành tinh X? được đề xuất bởi các nhà khoa học và cả những nhà viết truyện khoa học viễn tưởng.
    Patryk Lykawka, thuộc ĐHTH Kobe Nhật bản, một thành viên trong nhóm nghiên cứu nói:? Mặc dầu vậy, công cuộc tìm kiếm một hành tinh nằm biên giới xa bên ngoài của hệ Mặt trời còn lâu mới kết thúc?.
    Chuơng trình mô phỏng máy tính này được Lykawka và một cộng sự cũng ở ĐHTH Kobe là Tadashi Mukai viết ra, mới được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal.
    Vành đai Kuiper chứa đựng nhiều đặc điểm kỳ lạ mà không thể giải thích được bằng các mô hình hệ Mặt trời chuẩn. Một trong những đặc điểm đó là một số thiên thể trong vành đai Kuiper có quỹ đạo rất bất thường.
    Thiên thể nổi tiếng nhất là Sedna, một thế giới đất đá nằm cách Mặt trời gấp 3 lần so với Pluto. Sedna quay một vòng xung quanh Mặt trời mất 12000 năm, khoảng cách của nó tới Mặt trời nằm trong khoảng từ 80 tới 100 AU (AU là đơn vị thiên văn bằng khoảng cách từ Mặt trời tới Trái đất).
    Theo như mô hình của Lykawka, sự bất thường của Sedna và các thiên thể khác trong vành đai Kuiper có thể giải thích được nếu tồn tại một hành tinh có khối lượng khoảng từ 30 tới 70% khối lượng Trái đất bay xung quanh Mặt trời với khoảng cách tới Mặt trời dao động từ 100 tới 200 AU.
    Ở khoảng cách xa như vậy, nước (nếu có) trên hành tinh X sẽ phải tồn tại ở dạng băng. Mặc dầu vậy, theo Mark Sykes, giám đốc Viện Khoa học Hành tinh ở Arizona thì hành tinh bí ẩn này có thể có các đại dương ngầm như ở các mặt trăng Titan và Enceladus. Sykes không thuộc nhóm nghiên cứu.
    Sykes nói: ?oĐiều thú vị đối với tôi là lại có dự đoán về những thiên thể bí ẩn đang chờ chúng ta khám phá ở khoảng không phía ngoài của hệ Mặt trời. Chúng ta mới chỉ nghiên cứu được một phần không đáng kể của khoảng không gian rộng lớn (bên ngoài Sedna), và tôi mong đợi sẽ có nhiều điều ngạc nhiên thú vị đang chờ chúng ta khi có những quan sát sâu hơn ở khu vực không gian xa xôi này?.
    Theo Space.com
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KHỦNG HOẢNG DANH TÍNH CỦA PLUTO LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÀ CÁC NHÀ XUẤT BẢN.
    Pluto đã từng là một hành tinh, thế rồi lại bị ?~giáng cấp?T thành một hành tinh lùn. Và mới tuần trước, hành tinh lùn này đã trở thành một plutoid. Sự tụt cấp liên tục này đã làm cho các giáo viên phổ thông, các bậc phụ huynh và những nhà xuất bản sách giáo dục phải vất vả để theo kịp những sự thay đổi của các nhà khoa học. Trong khi đó, lũ trẻ vẫn đinh ninh trong đầu rằng Pluto là hành tinh thứ 9, hành tinh ngoài cùng của hệ Mặt trời.
    Tuần trước, Hiệp hội Thiên văn Thế giới đã tuyên bố Pluto bây giờ được liệt vào một trong những ?oplutoid? chỉ 2 năm sau khi chính tổ chức này bỏ phiếu để giáng cấp Pluto thành một ?ohành tinh lùn?.
    Trong khi đó rất nhiều trẻ em vẫn cứ cho rằng Pluto còn là một hành tinh.
    Natalie, một học sinh 9 tuổi nói:?Em nghĩ đó là một hành tinh. Đôi khi bọn em bàn luận về vấn đề này. Ngay bây giờ, Em cũng không chắc chắn 100% Pluto là một hành tinh, có lẽ chỉ 75% thôi?.
    Mẹ của Natalie, cô Bobbie Browning nói:?Bạn mua cho bọn trẻ sách giáo khoa, trong đó nói rằng Pluto là một phần của hệ Mặt trời và đó là môt hành tinh, thế mà các giáo viên lại nói đó không phải là 1 hành tinh?.
    Các giáo viên và các nhà xuất bản môn Khoa học đã phải làm việc để cập nhật các giáo án và tài liệu của họ từ ?~Pluto ?" hành tinh?T thành một ?~Pluto ?" hành tinh lùn?T. Và thế rồi, đánh đùng một cái, Pluto ?" thuật ngữ hành tinh lùn cũng không được các nhà thiên văn học sủng ái nữa.
    Janis Milman, một giáo viên môn Khoa học Trái đất tại trường phổ thông Trung học Thomas Stone ở bang Maryland nói: ?oNhững học sinh vừa mới được học về khái niệm ?~hành tinh lùn?T nay lại phải học một khái niệm mới - plutoid. Điều này sẽ gây ra sự mơ hồ trong lớp học và làm các em khó khăn tiếp thu những cái mới, bởi vì chúng sẽ hỏi : tại sao lại phải học một cái gì đó rồi cái đó có thể bị thay đổi chỉ trong một vài năm??.
    Một khảo sát chớp nhoáng thực hiện ở một tổ hợp các nhà sách lớn đã cho thấy có 3/4 số sách xuất bản năm 2006 hoặc sau đó đã được cập nhật, với Pluto là một hành tinh lùn và hệ Mặt trời chỉ có 8 hành tinh.

    Tiểu sử Pluto

    Từ khi được Clyde W. Tombaugh phát hiện ra vào năm 1930 ở Đài quan sát Lowell bang Arizona, Pluto luôn đựơc coi là một hành tinh lập dị, với kích thước nhỏ bé (nhỏ hơn một số mặt trăng trong hệ Mặt trời) và Pluto cũng có một quỹ đạo elip rất lệch tâm. Trong suốt chu kỳ kéo dài 248 năm xung quanh Mặt trời của mình, Pluto dao động từ điểm viễn nhật với 49,5 AU và điểm cận nhật với 29 AU.
    Hơn 70 năm sau đó, vào tháng 8 năm 2006, 424 nhà khoa học thiên văn tại một hội nghị của IAU đã bỏ phiếu để giáng câp Pluto thành một hành tinh lùn. Và mới tuần trước, Ủy ban chấp hành của IAU đã một lần nữa phân loại Pluto thành một plutoid. Thành viên thứ 2 của ?oCâu lạc bộ những plutoid? là Eris, một thiên thể lớn hơn và nặng hơn Pluto.
    Các nhà thiên văn học hy vọng sẽ tìm được hàng trăm các thiên thể có kích thước tương đương Pluto. Và thế là số phận của Pluto lại được hy sinh cho tên gọi của những thiên thể tương tự . Ví dụ như một chương trình mô phỏng máy tính mới đây đã dự đoán có một thiên thể X lớn tới 70% Trái đất đang bay bên ngoài Pluto. ?oHành tinh X? này nếu thực sự được tìm ra sẽ đựoc gọi là một plutoid theo như dự kiến của IAU.
    Cho dù các nhà khoa học có nói như thế nào đi chăng nữa, lũ học trò vẫn giữ ý kiến của mình.
    Emily Mitchell, một học sinh lớp 5 nói:? Đó là một hành tinh?. Mẹ của Emily, cô Laurie cũng đồng tình:?Từ thuở bé tôi đã được dạy rằng đó là một hành tinh?.
    Liam, một cậu bé lên 4 nhưng cứ tự nhận là ?osắp 5 tuổi? nói: ?oĐó là hành tinh nhỏ nhất?. Thầy giáo của cậu là Rachel Kaplan nói: ?o Tôi thực sự buồn khi Pluto không còn là một hành tinh, bởi vì tôi nghiên cứu chiêm tinh học đã được vài năm nay?.

    Trong lớp học

    Thậm chí ngay cả khi các nhà khoa học đang còn tranh luận về thuật ngữ ?oplutoid?, một số còn nói rằng họ sẽ không sử dụng từ này, thì các nhà giáo dục đã đưa nó vào chương trình.
    Theo Gerry Wheeler, giám đốc điều hành Hiệp hội các giáo viên môn Khoa học thì thay đổi là bản chất của khoa học.
    Wheeler nói: ?o Về bản chất, đây là thời điểm mà các giáo viên khoa học có thể dậy học tốt bởi vì điều đó cho thấy bản chất họat động của khoa học?. Ông nói thêm rằng Hiệp hội sẽ phổ biến rộng khắp thuật ngữ plutoid cho các giáo viên môn khoa học trong mùa thu tới.
    Giáo viên tiểu học Lucy Jensen cũng đồng tình rằng:?Pluto đã làm môn học về các hành tinh trở lên thú vị vào năm nay. Vấn đề duy nhất của chúng tôi hiện nay là phải mua các đồ dùng giảng dạy mới như các poster, video, DVD, và các trò chơi phục vụ học tập cũng phải được cập nhật?.
    Jensen nói thêm rằng các học sinh lớp 4 của cô có vẻ thất vọng hơn là các học sinh lớp 3 về sự hạ bệ của Pluto, và phụ huynh học sinh là những người cảm thấy buồn nhất. ?o Thật khó mà dậy những con chó già những ngón trò mới, chúng ta luôn yêu quý cái mà chúng ta biết?, cô nói.
    Giáo viên phổ thông trung học Milman có ý kiến rằng:? Thời gian lên lớp thuờng đuợc dùng để cân nhắc về nguồn gốc của Pluto. Khi Plụto trở thành một hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres, chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi phân loại các thiên thể cùng cỡ với Pluto. Bây giờ, chúng ta chỉ phải dậy học sinh thêm những định nghĩa mới?.
    Milman bổ sung rằng ?ohành tinh lùn? là một thuật ngữ dễ hơn so với plutoid khi dậy học sinh.
    ?oCác vật thể như Pluto, Eris và Ceres có kích thước quá nhỏ để gọi là hành tinh, bởi vậy chúng được gọi là các hành tinh lùn. Điều đó dễ hiểu hơn cho học sinh?. Cô nói.
    Thế nhưng, có nhiều học sinh vẫn chưa hề biết gì về sự thay đổi về Pluto được đưa ra hồi năm 2006.
    Bey Grueber, một giáo viên môn khoa học ở trường tiểu học Notth Bend bang Nebraska nói: ?oNhững học sinh lớp 4 của tôi vẫn coi Pluto là một hành tinh. Chúng tôi đã tăng cường các cuộc kiểm tra miệng về các hành tinh theo tiêu chuẩn của bang (Nebraska), và mọi nguời vẫn vui vẻ khi gắp được câu về Pluto. Năm ngoái, tôi rút Pluto ra khỏi các câu hỏi, và các học sinh thắc mắc ?~Pluto đâu?T. Điều đó chứng tỏ chúng vẫn coi Pluto là một hành tinh mặc dầu các nhà khoa học về vũ trụ đã đưa ra định nghĩa mới về Pluto.
    Sự cập nhật chậm chạp của các nhà xuất bản
    Nhiều sách giáo khoa mới gần đây mới cập nhật khái niệm hành tinh lùn.
    Sách giáo khoa cho học sinh phổ thông cơ sở (cấp I,II) in năm 2008 của nhà xuất bản Mc Graw Hill Education mới mô tả Pluto như một hành tinh lùn.
    Các trường trung học sử dụng sách giáo khoa của nhà xuất bản Holt Science & Technology hiện mới cập nhật khái niệm hành tinh lùn Pluto. Nhà xuất bản Mc Dougal Litell Science thì áp dụng hơi khác một chút.
    Dan Rogers, phó chủ tịch và là giám đốc của bộ phận phát triển về Y tế và Khoa học của Holt McGougal nói:?Chúng tôi không nói có bao nhiêu hành tinh (trong hệ Mặt trời), bởi vậy chúng tôi không phải thay đổi nhiều. Chúng tôi chỉ giải thích rằng, về mặt lịch sử, khi mới được phát hiện Pluto đã được liệt vào hàng ngũ các hành tinh?.
    Các sách giành cho giáo viên của NXB McDougal đã đưa vào phần giải thích chi tiết lý do Pluto được gọi là một hành tinh lùn.
    Roger nói tiếp:? Một trong những lý do làm chúng tôi cảnh giác là bởi vì chúng tôi nghĩ toàn bộ vấn đề vẫn chưa giải quyết xong và vẫn còn có thể thay đổi nữa. Chúng ta đang trong một quá trình dẫn tới một chương trình mới, một bộ sách giáo khoa hoàn toàn mới?
    Trong cuốn ?o Hướng dẫn du hành tới hệ Mặt trời? được xuất bản năm 2007 cho trẻ em từ 8 tới 10 tuổi, tác giả đã viết? Trái đất là hành tinh thứ 3 trong 9 hành tinh (một số cho rằng có 8, một số lại cho là 10, 9 hành tinh là một con số mang tính lịch sử) bay xung quanh một ngôi sao gần gũi: ông Mặt trời?.
    Starry Night, môt chương trình phần mềm thiên văn học đã coi Pluto như là một hành tinh lùn ?" theo giám đốc phụ trách nội dung, ông Pedro Braganca. Starry Night là một bộ phận thuộc Tổ hợp Imaginova Corp. Imaginova Corp. cũng sở hữu một phần Space.com)
    Theo Space.com
    Cũng còn vinh dự cho Pluto là lớp các thiên thể mới plutoid được đặt tên theo Pluto chứ không phải là các erisoid - ND
  7. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Khác biệt đáng kể của một cặp sao song sinh mới phát hiện
    [​IMG]
    Mũi tên cho thấy vị trí của căp sao song sinh mới phát hiện trong chòm Orion
    Việc phân tích cặp sao song sinh trẻ nhất vừa phát hiện tiết lộ những khác biệt đáng ngạc nhiên về độ sáng, nhiệt độ bề mặt, và có thể là kích thước.

    Nghiên cứu này, được xuất bản trong số 19 tháng 6 của tờ Nature, cho rằng một trong 2 ngôi sao này hình thành sớm hơn một cách đáng kể so với người anh em của mình. Bởi vì các nhà vật lí thiên văn cho rằng những ngôi sao quanh quanh cùng một tâm thì hình thành vào cùng một thời điểm, khám phá này cung cấp một phương pháp thử nghiệm quan trọng mới cho những giả thuyết về sự hình thành các ngôi sao, buộc các nhà lí luận quay lại để quyết định nếu những mẫu của họ có thể đưa ra giả thuyết rằng các ngôi sao quanh quay một tâm có thể hình thành vào những thời điểm khác nhau.
    Cặp song sinh này đã được phát hiện trong chòm Orion cách chúng ta 1,500 năm ánh sáng. Đôi sao mới hình thành này khoảng một triệu năm tuổi. Với một vòng đời có thể lên đến 50 tỉ năm, điều này làm cho chúng tương đương với những đứa trẻ một ngày tuổi.
    "Đôi sao trẻ này giống như những viên đá Rosetta, chúng có thể tiết lộ về lịch sử hình thành 2 ngôi sao mới này", theo lời Keivan Stassun, phó giáo sư chuyên ngành thiên văn tại đại học Vanderbilt. Ông ta và Robert D.Mathieu từ đại học Wisconsin-Madison dẫn đầu dự án này.
    Cặp sao bị che khuất này quay xung quanh một trục làm thành một góc vuông hướng về Trái Đất. Sự định hướng này cho phép các nhà thiên văn học xác định tỉ lệ tốc độ tương đối giữa 2 ngôi sao này bằng cách tính toán chu kì dao động độ sáng khi chúng di chuyển qua trước mặt lẫn nhau. Với thông tin này, các nhà thiên văn học có thể xác định khối lượng của chúng bằng định luận Newton.
    Trong phương pháp này, các nhà thiên văn học tính toán rằng cặp song sinh mới này có khối lượng vào khoảng 41% khối lượng Mặt Trời. Theo những giả thuyết hiện tại, khối lượng và thành phần là 2 nhân tố để xác định những đặc điểm vật lý của một ngôi sao và chi phối tuổi thọ của nó. Bởi vì 2 ngôi sao này được hình thành từ cùng đám mây khí và bụi nên chúng có thể có cùng thành phần cấu tạo. Với khối lượng và thành phần giống nhau, chúng giống nhau trên mọi phương diện. Vì thế các nhà thiên văn học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng cặp sao này cho thấy những điểm khác biệt đáng kể về độ sáng, nhiệt độ bề mặt và kích cỡ.
    Các nhà thiên văn học đã tiến hành những đo đạc đầu tiên về những hiện tượng che khuất của chúng bằng cách chọn lọc những quan sát đáng giá trong vòng 15 năm qua trên một vài ngàn ngôi sao sử dụng kính viễn vọng tại đài thiên văn quốc gia Kitt Peak ở bang Arizona và kính MARTS tại đài thiên văn Cerro Tololo Inter-American ở Chile. Để thu thập thêm thông tin về cặp sao này, họ đã tiến hành đo đạc thêm thông qua kính Hobby Eberly tại bang Texas.
    Bằng đo đạc sự khác nhau về lượng ánh sáng bị che khuất, các nhà thiên văn học có thể xác định rằng một trong 2 ngôi sao sáng hơn 2 lần người anh em của mình và tính ra rằng ngôi sao sáng hơn có nhiệt độ bề mặt cao hơn 300 độ so với ngôi sao kia. Thêm vào đó, việc phân tích quang phổ cũng cho thấy rằng một trong số chúng lớn hơn khoảng 10% so với người anh em của mình, nhưng cần những quan sát thêm để chứng thực điều đó.
    ?oCách đơn giản nhất để giải thích những điểm các nhau này là một ngôi sao được hình thành khoảng 500,000 năm trước người em của nó?, Stassun cho hay.
    Phát hiện mới có thể khiến các nhà thiên văn học điều chỉnh lại những ước đoán của họ về khối lượng và độ tuổi của hàng ngàn ngôi sao trẻ (dưới một vài triệu năm tuổi).
    22/6/2008
    (Theo Sciencedaily)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/06/080618133731.htm

    Anh Minh - PAC.News

  8. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Nhiệm vụ mới của NASA khám phá vùng không gian quanh các hố đen.
    [​IMG]
    Một nhiệm vụ mới của Nasa có thể phát hiện hình dạng không gian bị bóp méo bởi lực hút của các hố đen và khám phá cấu trúc cũng như những ảnh hưởng của từ trường cực mạnh xung quanh các sao nơtron, sao chết với từ trường mạnh hơn một nghìn tỷ so với từ trường Trái Đất.
    Tất cả nhiệm vụ hiện tại đều không có giải pháp để thực hiện điều này, hoặc trong trường hợp thiết lập hình ảnh từ trường cũng không thể thực hiện được vì từ trường là vô hình. Nhiệm vụ mới này được đặt tên là ''Trọng lực và siêu từ tính'' (GEMS), sẽ sử dụng một kỹ thuật mới để có thể đạt được những điều không thể cho tới hiện tại. Nó sẽ gián tiếp xây dựng hình ảnh bằng việc đo đạc sự phân cực của các tia X phát ra từ những vùng từ trường như thế.
    Tia X là một loại ánh sáng mạnh. Giống như tất cả ánh sáng khác, nó cũng có điện từ trường chuyển động. Khi ánh sáng di chuyển tự do trong không gian, nó có thể đi theo bất kì hướng nào. Tuy nhiên, dưới những điều kiện nào đó, nó trở nên bị phân cực, có nghĩa là nó bi buộc phải đi theo một hướng nhất định. Điều này xảy ra khi ánh sáng phân tán ra khỏi một bề mặt nào đó.
    Chúng ta tận dụng hiện tượng này khi chúng ta sử dụng những kính phân cực để giảm độ chói của con đường. Độ chói này đơn giản chỉ là ánh sáng bị phân cực bởi sư phân tán ra khỏi bề mặt con đường. Những tấm kính này được làm để ngăn cản ánh sáng bị phân cực vì thế chúng triệu tiêu ánh sang chói.
    "Môi trường xung quanh các hố đen, sao nơ tron và những va chạm từ vụ nổ sao được gọi là siêu tân tinh", theo lời tiến sĩ Jean Swank. "GEMS sẽ là nhiệm vụ đầu tiên được thiết kế để đo sự phân cực của những tia X loại này mà cho phép chúng ta khám phá những nơi kì lạ".
    GEMS có thể tiết lộ:
    -Bằng cánh nào mà những hố đên ảnh hưởng đến không gian, thời gian và vật chất khi bị cuốn vào và bị nén bởi trọng lực rất mạnh.
    -Điều gì xảy ra trong từ trường siêu mạnh gần các sao punxa và sao nơ tron.
    -Bằng cách nào mà các tia vũ trụ được tăng cường bởi nhưng vụ va chạm trong tàn dư của siêu tân tinh.
    "GEMS sẽ có khả năng để cho biết hình dạng của vật chất phát ra tia X bị kẹt gần hố đen hơn những nhiệm vụ hiện tại".
    "Bởi vì tia X bị phân cực bởi sự xoáy của vùng không gian gần một hố đen, GEMS cũng cung cấp một phương pháp xác định độ xoáy của hố đen mà không cần đến những kĩ thuật khác".
    Trung tâm của nhiệm vụ sẽ là vùng không gian nhỏ đầy khí. Khi tia X đi vào vùng khí, chúng phát ra một đám mây electron trên đường đi của mình. Bởi vì những electron này di chuyển theo cùng một hướng khi điện trường được tạo thành bởi tia X, công cụ này sẽ đo đám mây electron.
    Sáu đề xuất, bao gồm GEMS, đã được chọn cho những nghiên cứu chi tiết, theo đó NASA sẽ chọn hai trong số đó để phát hiện trong năm 2009. Một được sẽ được thực hiện trong năm 2012, và nhiệm vụ còn lại được thực hiện vào năm 2015.
    Đại học Iowa sẽ cung cấp thiết bị hỗ trợ xác định đường kính, và cử những sinh viên chuẩn bị một cuộc thí nghiệm là một phần của nhiệm vụ này. Viện công nghệ Massachusett sẽ hỗ trợ xác định những nhu cầu của nhiệm vụ.
    2/7/2008
    (Theo Spacedaily.com)
    ]
    http://www.spacedaily.com/reports/Proposed_NASA_Mission_Could_Explore_Twisted_Space_Around_Black_Holes_999.html
    Anh Minh - PAC.News​
  9. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Những đo đạc đầu tiên về gió Mặt Trời tại điểm hạ âm bởi Voyager.
    [​IMG]
    Tàu Voyager, đã du hành ra phía ngoài Mặt Trời trong 31 năm, đang thực hiện những đo đạc trực tiếp về điểm hạ âm của gió Mặt Trời.
    Hai nhà vật lí không gian tại đại học Iowa thông báo rằng tàu thăm dò Voyager 2 - du hành ra phía ngoài Mặt Trời trong 31 năm - vừa thực hiện những quan sát trực tiếp đầu tiên về điểm hạ âm của gió Mặt Trời (tại vị trí này vận tốc của gió Mặt Trời nhỏ hơn vận tốc âm thanh).
    Tại điểm hạ âm, gió Mặt Trời, tiếp tục mở rộng ra phía ngoài với vận tốc một triệu dặm trên giờ, bị làm chậm bất ngờ đến vận tốc âm thanh bởi đám khí giữa các ngôi sao. Don Gurnett, giáo sư vật lí tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn cùng với Bill Kurth cho rằng điểm này được đánh dấu bởi một sự nhiễu loạn plasma dữ dội được phát hiện bởi công cụ UI cũng như nhiều tác động bởi những công cụ khác trên tàu thăm dò.
    Tại thời điểm hiện tượng này (31/8/2007), tàu Voyager 2 cách 83.7 AU, khoảng 2 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Diêm Vương Tinh. Tại khoảng cách này, phải mất 11.2 giờ thì tín hiệu vô tuyến từ tàu mới đến được Trái Đất.
    Những sóng nén (biên độ rộng) trong vùng không khí mỏng, bị ion hóa - gọi là plasma - tồn tại trong không gian tương tự nhau về một số khía cạnh như sóng nén được hình thành bởi một máy bay siêu thanh. Những sóng nén này được cho rằng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tốc các tia vũ trụ, là những phần tử giàu năng lượng liên tục hướng về Trái Đất. Những tia vũ trụ mạnh nhất mà có thể nguy hiểm cho các nhà du hành, được tin rằng hình thành trong những sóng nén gây ra trong những vụ nổ siêu tân tinh - những vụ nổ sao dữ dội xuất hiện trong những khôi sao khổng lồ chết đi.
    Điểm hạ âm này được cho rằng có liên quan đến nguồn gốc của những tia vũ trụ mang ít năng lượng hơn gọi là ''tia bất thường''. Những quan sát gần đây được chờ đợi giúp các nhà vật lí học hiểu được bằng cách nào mà những tia vũ trụ được hình thành bởi những trường hỗn loạn tồn tại trong những khu vực như thế. Gurnett cho rằng "Không có cách nào để thực hiện những đo đạc trực tiếp của một vụ va chạm siêu tân tinh, vì thế những đo đạc của tàu Voyager 2 tại điểm hạ âm này cung cấp cho chúng ta cơ hội tốt nhất để hiểu được tia vũ trụ được sinh ra như thế nào trong những vụ va chạm siêu tân tinh".
    Kurth chú ý rằng trong khi một số khía cạnh của điểm hạ âm được thực hiện bởi những dự đoán của các nhà khoa học, thì một số những quan sát được thực hiện bởi Voyager 2 gây ngạc nhiên và sẽ tạo ra một số những giả thuyết phải được xem xét lại.
    3/7/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/07/080703113646.htm
    Anh Minh - PAC.News​
  10. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tìm kiếm những phân tử hoá học trong Milk Way.
    [​IMG]
    Các nhà khoa học đang sử dụng kính thiên văn Robert C. Byrd Green Bank (GBT) để tìm kiếm trong một đám mây giàu phân tử trong thiên hà của chúng ta. Họ muốn khám phá những phân tử mới và phức tạp trong vùng không gian giữa các ngôi sao mà có thể có sự sống.
    ?oNhững đám mây thuộc loại này là những nguyên liệu cho những ngôi sao và hành tinh mới. Chúng ta biết rằng những cấu tạo hoá học phức tạp tạo nên những phân tử tiền sinh học trong những đám mây như thế trước khi những ngôi sao và hành tinh được hình thành. Có một cơ hội tốt mà một vài những phân tử có thể tìm đến bề mặt của những hành tinh trẻ như Trái Đất lúc khởi nguyên, và cung cấp một cho một ngôi sao chủ những chất hoá học cho sự sống. Lần đầu tiên, chúng ta có khả năng để tiến hành một nghiên cứu tỉ mỉ, có phương pháp để tìm kiếm tất cả chất hoá học trong những đám mây đó.
    Trong 3 năm qua, Remijan và đồng sự của ông đã sử dụng kinh thiên văn GBT để khám phá mười phân tử mới, một kì công mà chưa ai có thể thực hiện trong một thời gian ngắn như vậy.
    Các nhà khoa học đã khám phá những phân tử này thông qua việc tìm chúng riêng biệt. Tuy nhiên, họ đang thay đổi chiến lược và tổ chức một mạng lưới rộng rãi để tìm kiếm bất cứ những phân tử hiện tại mà không cần biết trước những gì họ sẽ tìm ra. Thêm vào đó, họ đang xử lí những dữ liệu hiện tại với hi vong đẩy nhanh quá trình khám phá những phân tử tiếp theo.
    Do những phân tử chuyển động, nên chúng phát ra song vô tuyến với những tần số nhất định. Mối phân tử có một đường biễu diễn tần số nhất định, gọi là quang phổ mà tạo thành một dấu hiệu nhật biết phân tử đó. Những cuộc thử nghiệm có thể xác định kiểu quang phổ mà nhận biết được phân tử cụ thể.
    Hầu hết những phát hiện trước đây có được do nhận biết một mô hình phân tử trong phòng thí nghiệm, sau đó mới tìm kiếm mẫu đó trong một khoảng nào đó trên bầu trời thông qua kính viễn vọng. Đến bây giời, hơn 140 phân tử khác nhau được phát hiện theo cách này.
    Nghiên cứu mới đảo ngược quá trình này. Các nhà thiên văn học sẽ dùng kính GBT để nghiên cứu chi tiết những đám mây khí và bụi, tìm kiếm tất cả những mẫu quang phổ trước, sau đó mới cố gắng để nối chúng với những mô hình phân tử.
    Các nhà thiên văn học sẽ tiến hành một cuộc khảo sát kĩ lưỡng về đám mây nằm trong tần số khoảng 300 MHz đến 50 GHz. Kĩ thuật này sẽ cho phép họ khám phá những phân tử mà né tránh những quan sát trong phạm vi hẹp.
    ?oKĩ thuật này không khả thi với tần số từ 300 MHz đến 50 GHz trước khi có GBT. Những khả năng phi thường của kính thiên văn này cho phép chúng tôi mở ra kỉ nguyên mới của hoá học thiên văn?, theo lời Jan M. Hollis thuộc trung tâm không gian Goddard (NASA).
    ?oDựa trên những nghiên cứu trước, có một số phân tử tiền sinh học phức tạp mà chúng ta cho rằng chúng có trong những đám mây như thế nhưng kính GBT sẽ thu thập bằng chứng chúng ta cần để khám phá chúng?, Remijan cho hay.
    ?oKhông còn nghi ngờ gì nữa, những phân tử hữu cơ phức tạp hình thành trong vùng không gian giữa các ngôi sao là nền tảng cho ngành sinh vật học vũ trụ. Bản tóm tắt hoàn chỉnh về những phân tử trong đám mây này sẽ đưa ra một một tiến bộ to lớn trong hiểu biết của chúng ta về những điều kiện vật lí trong đám mây đó?.
    ?oHiện tại đang có một dữ liệu dồi dào về những dấu hiệu của nhiều phân tử. Phần mềm khai thác dữ liệu sẽ tạo điều kiện để kết nối hiệu quả với những đường quang phổ trong phòng thí nghiệm với những gì quan sát được trong những đám mây này?.
    6/7/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/07/080703153412.htm
    Anh Minh - PAC.News​

Chia sẻ trang này