1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LÀM TRÁI ĐẤT TRỞ LÊN KHÁC BIỆT SO VỚI CÁC HÀNH TINH KHÁC
    Trái đất là một hành tinh đặc biệt.
    Trái đất có nước ở dạng lỏng, có sự trôi dạt lục địa và có một bầu khí quyển có thể ngăn chặn các tia nguy hiểm từ Mặt trời. Nhưng theo nhiều nhà khoa học, điều đặc biệt nhất của Trái đất chính là chúng ta hay sự sông nói chung.
    ?oĐó là hành tinh duy nhất cho tới nay có tồn tại sự sống? Alan Boss, một nhà nghiên cứu sự hình thành hành tinh đã nói như vậy. Ông làm việc tại Viện Carnegie tại Washington DC.
    Mặc dầu có một số thiên thể khác như mặt trăng Titan của sao Thổ có vẻ như đã từng có điều kiện phù hợp cho một số dạng của sự sống, và các nhà khoa học vẫn đang hy vọng vào sự khám phá lớp đất phía dưới bề mặt của sao Hỏa, Trái đất vẫn là hành tinh duy nhất được biết có sự sống tồn tại.
    ?oCho tới nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra sự sống ở bất cứ một nơi nào khác? Alex Wolszczan thuộc ĐHTH Pennsylvania nói. Alex cũng là một trong những đồng tác giả phát hiện ra các hành tinh ngoài hệ Mặt trời đầu tiên. Ông cũng đồng ý rằng, sự sống chính là đặc tính gây ấn tượng nhất của Trái đất.
    Không có gì là bí mật cả, nhưng hiểu biết những cái gì là đặc biệt về Trái đất là rất quan trọng trong việc tìm kiếm các hành tinh khác (ngoại hệ) và từ đó có thể dự đoán sơ bộ về chúng.
    Thực tế rằng Trái đất không chỉ nuôi dưỡng sự sống thông thường mà là sự sống ở trình độ cao đã làm hành tinh xanh trở lên đặc biệt hơn rất nhiều. Theo Laughlin, một nhà thiên văn học và tìm kiếm hành tinh tại ĐHTH California thì ?osự sống ở trình độ cao đó đã có thể chế tạo được tên lửa bay vượt ra tầm ảnh hưởng của Trái đất?.Laughlin nói tiếp:?Trong suốt nửa thế kỷ qua, hành tinh Trái đất đã kết hợp các mẩu kim loại nhỏ bé trong lớp vỏ của mình để tạo thành các con tầu và phóng chúng đi tới khắp lượt các hành tinh khác trong hệ Mặt trời?
    Theo ông thì :? Theo quan điểm của chúng ta với tư cách là con người, chúng ta tự nhiên tách rời khỏi hành tinh xanh mà chúng ta tồn tại trên đó. Nhưng nếu ta lấy tư cách là một người quan sát từ bên ngoài, đó chính là ?~hành tinh?T Trái đất (tính tất cả giới tự nhiên và cả con người) đã tạo ra các kỳ tích đó?
    Một thế giới nước.
    Để có thể trợ giúp được sự sống, một đặc điểm quan trọng của mình,, Trái đất đã sở hữu một loạt các điều kiện lý tưởng cho sự sống tồn tại và phát ttriển. Trái đất thật là khác biệt so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời bởi vì trên đó có chứa nước tồn tại ở dạng lỏng ngay trên bề mặt, với một số lượng lớn đủ để cho sự sống nầy mầm.
    Theo Geoffrey Marcy, một nhà thiên văn học ở ĐHTH California-Berkeley thì Trái đất đã có chính xác lượng nước cần thiết, lượng nước này thực ra là quá nhỏ so với tỷ lệ trong vũ trụ, nơi mà các phân tử nước chiếm nhiều hơn rất nhiếu so với các phân tử silicat. Ông nói :? Trái đất thật là ấn tượng với một luợng nước được ?ođiều chỉnh? vừa đủ, không quá nhiều để có thể che phủ hết các ngọn núi, mà cũng không quá ít để làm cho toàn bộ mặt đất là sa mạc giống như sao Kim hay sao Hỏa, 2 người ?~chị em?T với hành tinh Trái đất của chúng ta?T.
    Một hành tinh ?okhéo léo?
    ]Nước ở trên Trái đất còn đặc biệt ở chỗ nó tồn tại ở trạng trái lỏng trong một thời gian dài. Làm sao mà Trái đất có thể giữ nước ở trong các đại dương trong khi nước ở các hành tinh khác hoặc là bị đóng băng hoặc là bị sôi đến mức khô kiệt. Diana Valencia, một nghiên cứu sinh tại ĐHTH Harvard nói:? Có rất nhiều chi tiết cần phải được làm sáng tỏ nhằm giải thích cho thực tế Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có chứa nước ở dạng lỏng. Chắc chắn là khoảng cách tới Mặt trời đóng một vai trò quan trọng. Một hành tinh ở quá gần sẽ nhận nhiều năng lượng từ Mật trời trong khi một hành tinh ở quá xa sẽ nhanh chóng bị đóng băng? .
    Sự lựa chọn vị trí ?okhéo léo? của Trái đất đã giúp giữ nước ở dạng lỏng, cùng với cấu tạo mảng lục địa trôi dạt của vỏ Trái đất đã tạo thành các dẫy núi và các đại dương.
    Sự trôi dạt lục địa và nước có môi quan hệ khăng khí với nhau. Không chỉ việc các lực địa trôi dạt giúp cho nước tồn tại ở thể lỏng bằng cách ổn định nhiệt độ, nhiều nhà khoa học còn cho rằng nước đã tạo ra sự trôi dạt lục địa.
    Mike Brown thuộc Caltech đã nói:? Nếu không có nước, hành tinh của chúng ta sẽ chết về mặt địa chất? . Brown là người đã tìm ra Eris, một hành tinh lùn bay quanh Mặt trời ở khoảng cách xa hơn Pluto, mà hiện nay đã được liệt vào một trong các ?~plutoid?T. ?oNước chính là chất bôi trơn cho các quá trình trôi dạt lục địa, và điều đó đã dẫn tới sự khác biệt giữa lục địa và đáy các đại dương, dẫn tới động đất và núi lửa cùng với sự tạo thành các dẫy núi trẻ. Sao Kim không có nước, không có sự trôi dạt lục địa, không có đáy biển sâu, không có những dẫy núi cao, không lục địa mà chỉ có chút ít động đất và hoạt động núi lửa. Rõ ràng là một hành tinh với các hoạt động địa chất kém sôi động hơn nhiều.
    Một đặc điểm ?ovừa khéo? nữa của Trái đất chính là kích thước. Nếu Trái đất có kích thước nhỏ hẳn đi thì hành tinh xanh đã không thể giữ được một bầu khí quyển quý giá mà sự sống được hưởng lợi. Còn nếu Trái đất có kích thước lớn hơn nhiều thì khi đó có thể giữa sao Hỏa và sao Kim đã tồn tại một hành tinh khí khổng lồ chứ không phải là Trái đất xinh đẹp như hiện nay
    Sự hiện diện của ông anh cả khổng lồ sao Mộc cũng có tác dụng ngăn chặn các thiên thạch ngao du từ phía ngoài vào và góp phần làm Trái đất trở thành thiên đường của sự sống. Sao Mộc đóng vai trò như một cây chổi khổng lồ góp phần quét sạch hệ Mặt trời. Những thiên thạch từ kích thước nhỏ khoảng chiếc xe hơi tới kích thước bằng cả Mặt trăng đều có thể là mối hiểm hoạ cho sự sống trên Trái đất nếu chúng va vào. Sự bảo vệ này còn lớn hơn nhiều trong thời tiền sử của hệ Mặt trời. Theo các nhà khoa học thì mặc dầu thời đó, Trái đất bị rất nhiều thiên thạch va vào, nhưng nếu không có sao Mộc thì tình hình còn xấu hơn nhiều.
    Mặt trăng thân ái
    Sự sống trên Trái đất cũng có thể đang mắc nợ người hàng xóm gần gũi nhất của chúng ta, đó là Mặt trăng.
    Mặt trăng của chúng ta có tác dụng ổn định quá trình tự quay của Trái đất, giúp làm ổn định trục quay. Nếu trục quay của Trái đất bị thay đổi đột ngột, những sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ sẽ xẩy ra và điều đó có thể làm tắt ngấm những khả năng hình thành hay tiến hoá của sự sống.
    Mặt trăng còn giúp tạo thuỷ triều, mà theo nhiều nhà khoa học thì hoạt động thuỷ triều là động lực giúp cho sự sống tiến hóa từ đại dương lên đất liền.
    Mặc dầu Trái đất có tất cả những điều kiện cần thiết cho sự sống, người ta vẫn chưa biết liệu sự sống hình thành là do một cú va chạm may mắn hay đó chỉ là một quá trình đương nhiên ở tất cả những nơi mà điều kiện phù hợp.
    Trái đất - của hiếm
    Tất cả những đặc điểm trên đã làm Trái đất của chúng ta chở thành một hành tinh đặc biệt trong số tất cả các hành tinh gần xa đã được biết cho tới nay.
    Don Brownlee, một nhà thiên văn học ở ĐHTH Washington nói:?Bạn vẫn hay được nghe là sao Hỏa tương tự như Trái đất, nhưng nếu bạn được lên sao Hỏa, chắc chắn bạn sẽ không thấy hạnh phúc ở đó một tí nào, nó không hề giống với Trái đất. Còn mặt trăng Titan nữa, khi tầu thăm dò Huygen hạ cánh trên đó, biết bao nhiêu báo đài nói nó giống với Trái đất. Giống với Trái đất ư?, Không đâu, nó hoàn toàn khác. Titan có toàn metan trên bề mặt. Sao Kim cũng có khối lượng tương tự với Trái đất và cũng có khoảng cách tới Mặt trời cùng cỡ (~0,7AU), nhưng đó là một thế giới hoàn toàn khác hẳn ?" Không có đại dương, không có trôi dạt lục địa ?" và đó là một nơi bạn không hề muốn đến để ở? Brownlee là tác giả của cuốn ?o Trái đất quý hiếm? (Rare Earth) xuất bản năm 2003 .
    Cho tới nay, chúng ta chưa hề tìm được một hành tinh nào ngoài hệ Mặt trời giống với Trái đất.
    Trong gần 300 hành tinh ngoại hệ mà chúng ta tìm ra được trong dải Ngân hà, hầu hết đều là các ?osao Mộc nóng?, một thuật ngữ dùng để chỉ những hành tinh lớn, bay rất gần với sao mẹ, và trên đó sự sống và nước ở dạng lỏng rất khó có khả năng tồn tại.
    ?oTôi nghi ngờ trong ngân hà của chúng ta tồn tại những ngôi sao có những hành tinh tương tự với Trái đất bay xung quanh? Brownlee nói ?o Tôi dám chắc là trong dải Ngân hà sẽ có nhiều hành tinh tương tự với Trái đất về một mặt nào đó, nhưng nếu nói đó là một hành tinh điển hình thì thật là phi lý?.
    Tuy nhiên quan điểm của Brownlee có thể chỉ là thiểu số.
    Trái đất không quá đặc biệt đâu
    Khi mà công nghệ săn tìm hành tinh của chúng ta được cải thiện, nhiều nhà khoa học hy vọng tìm ra một người anh em với Trái đất. Sự săn tìm này đã dẫn các nhà khoa học tới những cuộc tranh luận liệu Trái đất ta có thật sự đặc biệt như chúng ta nghĩ hay không.
    Alan Boss nói :?Trong mười năm qua, mọi thứ thuờng được nghĩ theo hướng ?~ Này, hệ Mặt trời mà chúng ta thường nghĩ là đặc biệt chẳng có gì đặc biệt đâu?T?.
    Boss và nhiều nhà khoa học khác cho rằng chắc chắn là có một vài dạng sự sống tồn tại đâu đó trên hàng hà sa số các hành tinh ở trong vũ trụ.
    Ông nói:?Chắc chắn là sẽ có những hành tinh khác có thể trợ giúp sự sống. Tôi cho rằng sự sống khá là phổ biến, và chúng ta đang đi tìm theo đúng nghĩa đen là hàng tỷ hành tinh ngoại hệ trong dải Ngân hà?.
    theo space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 10:29 ngày 15/07/2008
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHẬT THỰC HÔM 1/8 VÀ NHỮNG HIÊU BIẾT KHOA HỌC
    Nhật thực toàn phần hôm 1/8 tới đây sẽ chỉ đến với một số ít người may mắn có mặt trên phần đất mà dải nhật thực toàn phần đi qua. Dải nhật thực này bắt đầu từ Canada, đi qua Bắc cực, tới Nga và đổ vào Trung Quốc.
    Với những người may mắn này, ngày sẽ biến thành đêm, các vì sao cũng sẽ xuất hiện (nếu điều kiện thời tiết cho phép) và sự che khuất của Mặt trăng đối với Mặt trời sẽ tạo thành một kỳ quan chói lọi làm cho họ không thể nào quên được.
    Sự sắp xếp của các thiên thể hôm 1/8 tới cũng sẽ tạo ra vùng nhật thực một phần rộng lớn hơn, bao gồm cả vùng đông bắc của Bắc Mỹ và hầu hêt châu Âu và châu Á.
    Rất nhiều người sống suốt một đời mà không bao giờ được chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần. Và thực tế, chúng ta nghiễm nhiên được sống trong một trong những khoảnh khắc hiếm hoi của lịch sử 4,5 tỷ năm của hành tinh này khi mà nhật thực toàn phần xẩy ra.
    Nhật thực xảy ra như thế nào?
    Nhật thực xẩy ra khi Mặt trăng di chuyển ngay trước Mặt trời (nếu nhìn từ Trái đất). Điều này chỉ xẩy ra vào thời điểm 30 hoặc mồng 1 âm lịch - ngày trăng mới (new moon), khi mà Mặt trăng nằm ở giữa Mặt trời và Trái đất và bởi vậy che khuất luôn Mặt trời.
    Bởi vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trăng (mặt phẳng Bạch đạo) nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất (mặt phẳng Hoàng đạo) nên thông thường, vào ngày trăng mới, Mặt trăng đi chệch lên phía trên hoặc phía dưới của Mặt trời.
    Nhưng khi cả 3 thiên thể xếp hằng thẳng với nhau một cách hoàn hảo, Mặt trăng toả ra một vùng bóng tối hình côn đựơc gọi là umbra hay vùng tối hoàn toàn (tiếng La tinh có nghĩa là bóng tối) lên bề mặt Trái đất. Vùng đất nằm trong umbra bị tối hoàn toàn, Mặt trời hoàn toàn biến mất.
    Mặc dầu Mặt trời lớn hơn Mặt trăng khoảng 400 lần, nhưng bù lại, Mặt trăng lại ở gần (Trái đất) hơn so với Mặt trời khoảng 400 lần. Kết quả là, cả hai thiên thể đều có cùng một góc nhìn biểu kiến trên bầu trời của chúng ta.

    Thời khắc hiếm hoi trong lịch sử
    Bởi vì Mặt trăng đang dần dần rời xa khỏi Trái đất của chúng ta với tốc độ khoảng 4cm/năm, nên cuối cùng thì nhật thực toàn phần sẽ không thể xẩy ra trên Trái đất được nữa.
    Trong thời gian chúng ta còn chiêm ngưỡng đựơc thì nhật thực cũng không đến nỗi quá hiếm. Theo quy luật, ít nhất có 2 lần nhật thực một phần xảy ra trong một năm và ở một số năm, số này có thể lên tới 5 lần. Nhật thực toàn phần thì hiếm hơn, sự kiện này xảy ra với tần suất trung bình 18 năm một lần.
    Nhưng thực sự là rất khó để một người trong chúng ta có thể chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần Trong khi nguyệt thực có thể theo dõi được trên ½ quả địa cầu thì nhật thực chỉ xuât hiện trên một dải đất hẹp.
    Trong trường hợp ngày 1/8 tới đây, vùng đất nằm trong khu vực tối hoàn toàn sẽ chỉ có bề rộng khoảng 157 dặm ( 252km) mà thôi
    Một địa điểm bất kỳ trên Trái đất muốn chờ nhật thực toàn phần lần thứ 2 thì người dân ở nơi đó trung bình phải chờ tới 375 năm !, quả là của hiếm.
    Xung quanh vùng tối hoàn toàn umbra là phần nửa tối penumbra (tiếng Latinh paene-umbra = gần như tối). Vùng nửa tối này rộng lớn hơn nhiều và nó đổ bóng lên bề mặt Trái đất một vệt có bề rộng lên tới 5000 dặm (8000km). Bất kỳ ai ở trong vùng này đều có thể được thấy nhật thực một phần, tất nhiên với sự cho phép của thời tiết nữa. Người quan sát từ dưới đất có thể trông thấy Mặt trời bị khuyết một miếng, nhưng bầu trời cũng không tối đi một cách đáng kể trừ phi phần bị che khuất chiếm bằng hoặc hơn 70% toàn bộ Mặt trời.
    Cách quan sát an toàn
    Điều quan trọng nhất chúng ta phải nhớ trong đầu là nếu không có kính bảo vệ thì không bao giờ được nhìn thẳng vào Mặt trời, kể cả khi nhật thực một phần. Những kính bảo vệ đúng tiêu chuẩn phải đảm bảo lọc được các tia có hại khi chúng ta nhìn vào Mặt trời. Loại kính này có thể mua được ở các cửa hàng phục vụ khoa học hay thiên văn hoặc mua trên mạng. Chúng ta cũng có thể mua kính hàn số 14 ở các cửa hàng kim khí để dùng thay, và chắc sẽ dễ kiếm hơn.
    Kính râm không hề bảo vệ mắt của bạn nếu dùng để nhìn nhật thực và đôi mắt của bạn có thể bị giảm thị lực vĩnh viến cho dù thời gian ?olộ sáng? của mắt bạn vào Mặt trời chỉ một phần của giây. Kính thiên văn và ống nhòm cần được lắp các kính lọc thích hợp trước khi ta đem ra để ngắm nhật thực.
    Có một vài mẹo dưới đây có thể giúp chúng ta ?onhìn? trực tiếp nhật thực:
    , Sử dụng một cái gương nhỏ, kiểu gương trang điểm của các chị các cô, dùng băng đen che kín gương chỉ chừa lại một hình vuông cỡ ½ in ở tâm guơng. Sạu đó dùng chiếc gương đó chiếu bóng Mặt trời lên tường (tôi chắc hồi nhỏ nhiều bạn hay chơi trò này), bức tường nhận sáng đó có thể là bên trong gara hay trong nhà. Hình Mặt trời bị ?ocắn? sẽ hiện lên đó.
    , Bạn hãy tạo một máy ảnh kiểu ?olỗ?, dạng đơn giản. Ta dùng 2 tờ giấy trắng, tờ thứ nhất đựơc đục một lỗ nhỏ dùng để hứng ánh sáng Mặt trời, sau đó để tờ thứ 2 ở phía dưới sao cho có thể hứng được ánh sáng đi qua lỗ đục ở tờ thứ nhất. Khoảng cách giữa 2 tờ vào khoảng 30-50cm. Chấm sáng trên tờ thứ 2 sẽ hiện hình thành ông Mặt trời bị ?ocắn?. (Chúng ta có thể làm một ?omáy ảnh lỗ? đơn giản với 1 hộp diêm. Ở một mặt đục ta 1 lỗ nhỏ, sắc cạnh, mặt đối diện ta làm một màn nhận sáng, phía này dán thêm bìa sao cho màn nhận sáng được che bớt ánh sáng từ bên ngoài. Khi ta chĩa mặt đục lỗ về phía cảnh vật bên ngoài, ở màn nhận sáng sẽ hiện lên cảnh vật đó, nhưng hình ảnh bị lộn ngược)
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:20 ngày 31/07/2008
  3. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Mặt Trời có thể ảnh hưởng 15%-20% đến biến đổi khí hậu.
    Hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu gây ra bởi việc thải các khí gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người, tuy nhiên những sự biến đổi khí hậu hiện tại có thể bị ảnh hưởng 15 hoặc 20% bởi hoạt động của Mặt Trời, theo lời Manuel Vazquez, một nhà nghiên cứu từ viện vật lí thiên văn đảo quốc Canary (IAC).
    Trong quá khứ, Mặt Trời là tác nhân bên ngoài chính ảnh hưởng đến thay đổi khí hậu trên Trái Đất, cùng với ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa và một số tác nhân bên trong như đại dương. "Nếu con người không bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch, Mặt Trời có thể chỉ là nhân tố điều chỉnh khí hậu cho đến kỉ băng hà tiếp theo. Tuy nhiên, từ thế kỉ 19 chúng ta đã bắt đầu một thí nghiệm mà bây giờ chúng ta đang hứng chiệu hậu quả".
    Trong suốt hội nghị tại EL Escorial, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng của một mối quan hệ tồn tại giữa Mặt Trời và khí hậu trên Trái Đất là đáng tin cậy, bởi vì nó là nguồn năng lượng chính của mọi vật xuất hiện trong khí quyển Trái Đất. Việc cố gắng tìm một mối liên hệ trong hàng tỉ năm qua, nơi mà những thay đổi trong Mặt Trời gây ảnh hưởng, không giống như việc tìm kiếm những thay đổi trong một vài ngàn năm.
    Vazquez giải thích rằng loại năng lượng này được sản sinh trên bề mặt của mặt trời có liên hệ với từ trường. Những vết đen Mặt Trời là khá quen thuộc, chúng biến đổi mối 11 năm và có những cái khác biến động trong một thời gian dài. Ông cũng cho biết thêm rằng "có bằng chứng cho thấy rằng sau kỉ băng hà cuối cùng, hơn 10,000 năm trước và trước hoạt động công nghiệp bắt đầu, biến động điện từ trường của Mặt Trời điều chỉnh biến đổi khi hậu trên Trái Đất.
    Vazquez cho rằng có bằng chứng chắc chắn của một thời kì khí hậu khá ấm thời Trung Cổ (khoảng thế kỉ 11) mà trùng hợp với một giai đoạn hoạt động mạnh của Mặt Trời; mặt khác, vào nửa sau thế kỉ 17, đã có một sự giảm trong hoạt động Mặt Trời trùng hợp với một thời kì khí hậu khá lạnh trên Trái Đất, "mặc dù nó xuất hiện, nhưng những ảnh hưởng này gây lên một số khu vực nhất định hơn là những khu vực khác".
    Trong một trường hợp dựa vào các số liệu thống kê, "Cần thiết để tìm kiếm một cơ chế nào đó để giải thích mối quan hệ này," Vazquez thừa nhận, bởi vì, mặc dầu trong vòng 30 năm qua , con người có khả năng đo đạc được những thay đổi này trong năng lượng đến từ Mặt Trời. Để giải thích những biến đổi trước đây, các nhà khoa học tin rằng phải có một loại cơ chế mà mở rộng tin hiêu Mặt Trời, chẳng hạn như những thay đổi trong tia cực tím, trong dòng tia đến Trái Đất trong trong trung bình điện năng trong khí quyển Trái Đất.
    Các nhà vật lí thiên văn của IAC giải thích rằng ảnh hưởng của Mặt Trời đến thay đổi khí hậu trong một vài ngàn năm qua là rõ ràng: "Khi có thêm hoạt động Mặt Trời, hi có thêm bức xạ từ mặt trời và một trong những quá trình được đề cập ở trên sẽ tăng cường làm ấm lên. "Tất cả những dấu hiệu này là rõ ràng trong những tầng khí quyển trên cùng, nhưng vấn để chính là việc chuyển mối quan hệ của hoạt động mặt trời được quan sát ở những tầng khí quyển trên cao như vậy đến những tầng thấp hơn, nới chúng ta đo đạc khí hậu."
    Vai trò của mặt trời trong biến đổi khí hậu Trái Đất là không thể không chú ý, tuy nhiên Vazquez chỉ rằng rằng trong 40 năm qua hoạt động mặt trời chưa tăng, và thực tế còn duy trì ổn định hay thậm chí giảm đi, đó giải thích khó khăn để quy cho hiện tượng nóng lên toàn cầu bị ảnh hưởng từ nó".
    18/07/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/07/080717224333.htm
    Anh Minh - PAC.News​
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CẢNH ĐEM HÈ NGOẠN MỤC : NHỮNG CƠN MƯA SAO BĂNG
    Bất kỳ ai thích ngắm bầu trời đêm vào mùa hè thì không thể bỏ qua một sự kiện là các đợt mưa sao băng tới đây.
    Các mẩu thiên thạch tí xíu là sản phảm bỏ lại của các sao chổi. Chúng thường có kích thước không lớn hơn các hạt cát và bị bốc cháy ngay khi lao vào bầu khí quyển dầy đặc của Trái đất. Nói chung thì Trái đất của chúng ta gặp phải các cơn mưa thiên thạch này với tần suất lớn hơn vào nửa cuối của mỗi năm. Khoảng các ngày từ mùng 3 tới 15 tháng 8, sẽ có khoảng nửa tá những trận mưa sao băng nhỏ mà chúng ta có thể xem được.
    Trận mưa sao băng đẹp nhất trong mùa hè rơi vào tuần thứ 2 của tháng 8, đó chính là mưa sao băng Perseids nổi tiếng. Vào thời điểm cao trào của trận mưa sao băng này, chúng ta có thể theo dõi được từ 50 tới 100 vệt sao băng trong 1 giờ.
    Năm nay mưa sao băng Perseid thể hiện ở mức độ từ khá đến tốt. Mặt trăng khuyết lúc đó sẽ làm ảnh hưởng tới sự quan sát mưa sao băng. Nhưng chị Hằng sẽ lặn lúc khoảng 1h30 AM và nhường lại bầu trời tối không bị nhiễu cho những người yêu thích quan sát mưa sao băng.
    Phương tiện cần thiết duy nhất để quan sát mưa sao băng Perseid chính là đôi mắt của bạn và cả...lòng kiên nhẫn nữa.
    Xem vào lúc sáng sớm là chuẩn nhất
    Tốt nhất là chúng ta nên hoạch định cho cuộc xem mưa sao băng lần này vào một vài tiếng đồng hồ trước lúc bình minh. Không chỉ với lý do là Mặt trăng khi đó đã lặn mà vào thời điểm đó, số lượng sao băng cũng sẽ nhiều hơn. Điều này có thể được giải thích là vào thời gian trước lúc nửa đêm, chúng ta nằm ở phần ?ođuôi? của chuyên động của Trái đất trong vũ trụ. Do vậy những hạt thiên thachj nào có tốc độ cao hơn tốc độ Trái đất mới có thể bị bắt vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, sau lúc nửa đêm, chúng ta lại ở vị trí ?ođầu? của chuyển động của Trái đất, do vậy bất kỳ hạt bụi thiên thạch nào nằm ở trong quỹ đạo Trái đất sẽ bị bắt và biến thành những sao băng.
    Những hạt bui này lao vào bầu khí quyển Trái đất với tốc độ từ 7 tới 45 dặm/giây (khoảng 11 ?" 72km/s). Động năng của chúng nhanh chóng bị biến thành nhiệt, ánh sáng và năng lượng ion hóa, hình thành những vệt sáng có thời gian tồn tại ngắn ngủi trên bầu trời mà chúng ta vẫn thường gọi là mưa sao băng.
    Màn trình diễn thực sự đã bắt đầu
    Những sứ giả đầu tiên của mưa sao băng Perseid thực sự bắt đầu từ 17/7. Thật không may là thời điểm đó trùng với quãng thời gian trăng tròn, nhưng ngay cả nếu không có sự can thiệp của ánh sáng trăng, bạn cũng chỉ xem được khoảng vài ba vệt sao băng trong 1 giờ là cùng.
    Mật độ các vệt sao băng bắt đàu tăng lên một cách đáng kể trong tuần thứ 2 của tháng 8. Những anh chàng sao băng muộn nhất của Perseid có thể xẩy ra muộn nhất là vào ngày 24/8.
    Đồng hành với mưa sao băng Perseid, còn có ít nhất 10 đợt mưa sao băng nhỏ nữa, các đợt mưa sao băng này xảy ra ở các thời điểm khác nhau trong tháng 7 và tháng 8. Mặc dầu mật độ của mỗi đợt mưa sao băng nhỏ đó không thể so được với Perseid, nhưng kết hợp lại, chúng tạo ra những đợt mưa sao băng đa dạng về mầu sắc, tốc độ và huớng .
    Trong số các cơn mưa sao băng nhỏ đó có Southern Delta Aquarids, đợt mưa sao băng này đạt cực đại khoảng ngày 28/7 và nó tạo ra các vệt sao băng mờ, có tốc độ trung bình. Đợt mưa sao băng Alpha Capricornids đạt đỉnh điểm vào khoảng ngày 30/7, cơn mưa này tạo ra những vệt sao băng chậm, sáng và kéo dài . Cơn mưa Kappa Cygnids đạt đỉnh điểm gần ngày 17/8, được mệnh danh là ?o chậm, nhưng đôi khi rất sáng?.
    Đầu năm nay, Peter Jenniskens thuộc Viện SETI đã tuyên bố ông đã xác định được khả năng một sao chổi bị vỡ vài ngàn năm trước đây có thể chính là nguyên nhân của cơn mưa sao băng Kappa Cygnids. Thiên thạch mang mã số 2008 ED69 có thể là một mảnh từ sao chỏi bị vỡ này.
    Các cơn mưa sao băng lẻ tẻ với mật độ chỉ khoảng 1 vệt/giờ suốt từ giữa tháng 7 cho tới tuần thứ 3 của tháng 8, đã kết hợp cùng với cơn mưa sao băng Perseids tạo thành những màn trình diễn, đôi khi khá tuyệt vời.
    Nhà quan sát mưa sao băng nguời Anh, Alastair McBeath đã bình luận rằng tháng Tám là tháng của Perseidsvới ?o ...tần suất sao băng lác đác tăng dần, thời tiết dịu về đêm, một vài cơn mưa sao băng nhỏ và đó đang là kỳ nghỉ (hè). Mưa sao băng cực điểm khi gần như là không có trăng nên tất cả những thứ chúng ta cần là một bầu trời quang mây.
    Theo Space.com
    Vào dịp này năm ngoái, tác giả Joe Rao cũng có 1 bài viết về trận mưa sao băng Perseids. Các bạn có thể xem tại đường link:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-27.ttvn
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Phần này hôm rồi HAAC có sinh hoạt kiến thức, trước đó rà soát lại kiến thức mình mới được biết điều này. Lúc trước cứ theo dõi trên IMO.NET thời gian cực điểm mà vào lúc chòm sao đã mọc cao là thích thôi, nhưng giờ còn phải lưu ý yếu tố nữa là cực điểm quan sát được vào trước nửa đêm có khi còn ít sao băng hơn sau nửa đêm.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bài về Makemake mình tổng hợp tin lại và gửi cho báo Tuổi trẻ.
    Qua trao đổi thì họ cũng cần các cộng tác viên về mảng khoa học, tổng hợp và dịch các tin mới. Yêu cầu là cô đọng dễ hiểu. Anh em có thời gian thử cộng tác với các báo xem. Với bài này mình cũng chưa hỏi có nhuận bút không nữa, chỉ vì thấy tin nóng như vậy mà các báo Việt Nam không biết mới gửi thôi.
    Mình có gửi email đến tòa soạn của các báo: tuổi trẻ, tiền phong, thanh niên, vnexpress, vietnamnet, thì được tuoitre, thanhnien và tienphong phản hồi là có bài hay xin gửi về báo. Ngoài ra còn có thêm báo Đất Việt của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa mới ra cũng cần cộng tác viên, số hôm qua nghe biên tập viên email nói có đăng bài "Gửi tên lên Mặt Trăng" của mình. Anh em nếu cần liên hệ có thể email cho tòa soạn các báo hoặc liên hệ với mình để mình gửi email của các biên tập viên mảng khoa học đã trả lời phản hồi email cho mình.
    Sao Diêm Vương có thêm "anh em"
    TTO - Hai năm trước, sao Diêm Vương đã không còn được coi là một hành tinh và cùng với Ceres và Iris, nó được xếp vào lớp các hành tinh lùn (dwarf planet) của hệ Mặt trời. Vừa qua, "gia đình" hành tinh lùn lại được bổ sung một cái tên: Makemake.
    Ngày 11-7-2008, Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) đã chính thức công nhận danh hiệu "hành tinh lùn" đối với một thiên thể thuộc vành đai Kuiper được phát hiện cách đây ba năm. Hành tinh lùn này có tên chính thức là Makemake.
    [​IMG]
    Ảnh mô phỏng Makemake - Ảnh: Space Daily
    Makemake được nhóm các nhà thiên văn ở Đài quan sát Palomar, California, Mỹ phát hiện ngày 31-3-2005. Khi đó nó được tạm đặt tên là 2005 FY9 (hoặc 136472), chuyển động trên quĩ đạo cách Mặt trời trung bình 45.791 đơn vị thiên văn (AU, 1 AU = 150 triệukm) với thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời khoảng 309.88 năm Trái đất.
    Makemake có kích thước nhỏ hơn sao Diêm Vương một chút, là hành tinh lùn thứ ba tính theo khoảng cách đến Mặt trời (Ceres, sao Diêm Vương, Makemake, Eris). Theo cách phân loại mới nhất của IAU, Makemake được xếp vào nhóm vật thể Plutoid cùng sao Diêm Vương và Eris. Qua quan sát, hành tin lùn này có bề mặt hơi đỏ và các nhà thiên văn tin rằng đó là do nó được bao phủ bởi một lớp băng metan.
    Theo nhà thiên văn Michael Brown (Học viện Công nghệ California, Caltech), trưởng nhóm quan sát, tên của hành tinh lùn Makemake được đặt theo tên của vị thần sinh sản và sáng tạo ra con người trong truyền thuyết của cư dân đảo Phục Sinh, hòn đảo với những tượng đầu người kỳ bí được người châu Âu phát hiện vào dịp lễ Phục Sinh, cũng là thời điểm phát hiện Makemake.
    NGUYỄN TUẤN (tổng hợp)
    ------
    Bài trên mình có sử dụng 1 đoạn của Hero_zeratul
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    XÂY DỰNG THÀNH PHỐ TRÊN SAO KIM ?
    Thật khó để có thể tìm được một nơi nào khác trong hệ Mặt trời ngoài Trái đất của chúng ta có những điều kiện phù hợp để sinh tồn. Thế nhưng, Geoffrey Landis, một nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA lại cho rằng có thể tìm ra một nơi như vậy trên sao Kim. Gì cơ?, sao Kim á? một nơi mà nhiệt độ bề mặt lên tới 914 độ F (490 độ C) còn áp suất khí quyển thì gấp tới 92 lần so với ở bề mặt Trái đất, nghe thật không thân thiện một chút nào. Nhưng theo Landis, một nhà văn tay trái viết truyện khoa học viễn tưởng, thì chúng ta phải suy nghĩ thoáng hơn một chút. Trong một cuộc phỏng vẫn gần đây, ông cho rằng chúng ta có thể xây dựng được một thành phố ở trên ... những đám mây, ở độ cao khoảng 31 dặm (50km) tính từ bề mặt sao Kim.
    Ở độ cao này, bầu khí quyển của sao Kim sẽ giống với Trái đất nhất. Áp suất khí quyển khi đó chỉ vào khoảng 1 bar và nhiệt độ thay đổi từ 0 ?" 50 độ C. Bạn vẫn phải cần tới một máy thở (như những thợ lặn), nhưng bộ quần áo vũ trụ vướng víu thì có lẽ không cần đến.
    Landis nói thêm rằng, xây dựng một thành phố như vậy và làm nó nổi lên có thể không quá khó. Bởi vì bầu khí quyển của sao Kim toàn là CO2, trong khi những khí O2 và N2 mà chúng ta đã quen thuộc lại có thể đóng vai trò làm nổi thành phố (vì chúng nhẹ hơn CO2). Trên Trái đất, chúng ta đã biết cách làm cho các vật ?~nổi ?~ lên nhờ vào các khinh khí, O2 và N2 chắc chắn sẽ nhẹ hơn bầu khí quyển của sao Kim.
    ?oNếu bạn có thể mang phòng khách của mình lên sao Kim, và thay các vật liệu làm tường và sàn bằng một thứ vật liệu nhẹ và mỏng, khi đó căn phòng sẽ tự nổi?, ông nhấn mạnh.
    Những bạn yêu thích truyện khoa học viễn tưởng sẽ rất hy vọng nhân vật Lando Calrissian trong phim Star Wars sẽ lại tiếp tục đóng vai trò một người điều hành nếu bạn xây đựơc một thành phố trên mây như vậy trên sao Kim.
    Nhưng trong tập phim trên (Đế chế phản công), thành phố trên mây đã được xây dựng trên một hành tinh khí có tên là Bespin. Hành tinh giả tưởng này có lớp khí quyển có thể ở được trong khoảng độ cao từ 93 tới 112 dặm (150 ?" 180km) với một bầu khí quyển toàn ô xy và áp suất là 1 bar.
    Bạn đọc yêu thích thể loại viễn tưởng cổ điển cũng có thể nhận thấy rằng ý tưởng này không hoàn toàn mới. Hòn đảo nổi Laputa là một trong những nơi kỳ thú nhất được đề cập tới trong một cuốn truyện viễn tưởng của nhà văn Jonathan Swiff , đó là truyện Gulliver Du Ký được phát hành từ năm 1728.
    Theo Space.com
  8. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    "Phượng Hoàng" chuẩn bị cho phân tích mẫu vật tiếp theo.
    [​IMG]
    Những hoạt động mới nhất của tàu thăm dò Phoenix tiến tới chuẩn bị phân tích một mẫu vật chất, có thể là đất băng, từ một lớp cứng tại đáy của một rãnh nông bên cạnh tàu.
    Tối thứ 3 đến rạng sáng thứ 4, ngày thứ 57 của Phoenix trên Hỏa Tinh, tàu đã dùng cánh tay robot để cào lớp đất tạo thành một rãnh được đặt tên là Snow White (Bạch Tuyết).
    Nhóm Phoenix đã chuẩn bị những lệnh để lấy những hình ảnh vài phút sau mỗi 5 lần đào trong ngày thứ 58.
    "Chúng tôi đang quan sát những thay đổi giữa những lần cào này", theo lời Doug Ming - trung tâm không gian Johnson.
    "Có sự thăng hoa khá nhanh của băng sau khi đào, để lộ những vật chất còn mới, để lại một lớp đất mỏng bị trộn lẫn với băng. Có sự thay đổi màu sắc từ tối hơn đến xanh hơn và đến đỏ hơn. Chúng tôi muốn mô tả điều này để biết trước được những gì khi chúng tôi đào ngay trước khi thu thập mẫu vật tiếp theo.
    Trong vòng một vài ngày, nhóm lên kế hoạch để thu thập một mẫu vật từ lớp đất cứng để đưa vào một trong tám lò phân tích. Cửa đã được mở để nhận mẫu vật.
    Bước chuẩn bị tiếp theo là cho công cụ hâm nóng để bảo đảm rằng những bộ phận cảm ứng áp lực có thể được làm đủ ấm để điều khiển chính xác.
    "Về mẫu vật tiếp theo, chúng tôi sẽ điều khiển xử lí vào sáng sớm hơn trước đây". "Đây là lúc lạnh nhất trong ngày, bởi vì chúng tôi muốn thu thập mẫu vật và duy trì ở trạng thái lạnh".
    Vào ngày tàu Phoenix đưa mẫu vật tiếp theo đến TEGA, nhóm có kế hoạch bắt đầu những hoạt động của tàu sơm hơn 3 giờ.
    25/7/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.marsdaily.com/reports/NASA_Phoenix_Mars_Lander_Prepares_For_Next_Sample_Analysis_999.html
    Anh Minh - PAC.News​
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG ĐẦM LẦY TRÊN MẶT TRĂNG TITAN ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH CHỨA ĐẦY DẦU MỎ
    Loài người trên Trái đất đang phải sục sạo khắp nơi để tìm ra các nguồn dầu mỏ trong vỏ Trái đất. Với tình hình giá dầu ngày càng tăng phi mã, cuộc săn lùng này ngày càng trở lên quyết liệt. Thế nhưng trên mặt trăng Titan của sao Thổ, các hydrocarbon quý hiếm này lại quá thừa thãi.

    Các nhà khoa học nói rằng, một vết đen trên bề mặt Titan được phát hiện năm ngoái đã đuợc xác định chắc chắn chứa đầy etan lỏng, một hydrocarbon đơn giản .
    ?oĐây là quan sát đầu tiên khẳng định chính xác Titan có hồ trên bề mặt chứa đầy chất lỏng? Tác giả chính của bài báo, giáo sư Robert Brown thuộc ĐHTH Arizona đã nói như vậy.
    Các quan sát thiên văn đã khẳng định rằng Titan là một trong những nơi có khả năng nhất để truy tìm sự sống trong hệ Mặt trời của chúng ta. Một số nhà sinh học thiên văn đã tiên đoán rằng sự sống có thể nẩy sinh trên những hồ hydrocarbon lỏng, mặc dầu vậy, sự sống ở đây (nếu có) phải khác hẳn về bản chất so với sự sống dựa trên cơ sở là nước trên Trái đất của chúng ta.
    Ngoài chủ yếu là etan (C2H6), các hồ trên mặt trăng Titan còn được cho là chứa các chất khác như N2, CH4 và một số các hydrocarbon đơn giản.
    Tầu thăm dò Cassini-Huygens đã xác định được thành phần hóa học của chất lỏng trong các hồ bằng phương pháp thu nhận ánh sáng phản xạ từ chúng. Đây là một kỹ thuật các nhà thiên văn học vẫn thường sử dụng để tìm hiểu về thành phần khí quyển của các hành tinh khác.
    Giáo sư Brown nói:?Chúng tôi thật khó chấp nhận kết quả khi thoạt tiên nhìn thấy vùng hồ đen đến như vậy. Hơn 99,9 % ánh sáng chiếu vào hồ đã bị hấp thụ. Bởi vì hồ đen như vậy, bề mặt hẳn phải rất nhẵn và bóng như gương. Không có một bề mặt rắn tự nhiên nào có thể nhẵn tới như vậy?.
    Sau khi xác định đó là chất lỏng, tiếp đó các nhà khoa học phát hiện được dấu vết của phổ hấp thụ của etan ở chính xác bước sóng 2 micromet.
    Các phép đo trên được thực hiện rất khó khăn do trong bầu khí quyển của mặt trăng Titan luôn vần vũ những đám mây hydrocarbon, và chúng che khuất luôn những gì nằm bên dưới. Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu Cassini-Huygens đã phải áp dụng các cửa sổ theo dõi có phổ hẹp, và nhờ đó, vào tháng 12/2007, họ đã chộp được hình ảnh của cái hồ sau được đặt tên là Ontario Lacus.
    Etan là một sản phẩm phụ của quá trình phản ứng dưới tác động của bức xạ Mặt trời để tạo thành khí metan, thành phần chính của khí tự nhiên. Các nhà khoa học tin rằng những hạt etan cực mịn đươc tạo thành trong bầu khí quyển do phản ứng trên đã rơi xuống và làm đầy các hồ.
    Trên Trái đất, etan được sử dụng để chế tạo etylen (C2H4), một tiền chất được sử dụng cho nhiều quá trình hóa học khác nhau và là hợp chất hữu cơ được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.
    Theo Wired.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 31/07/2008
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Báo Vietnamnet đã copy phần ''''''''các mẹo xem nhật thực'''''''' gần như y nguyên !
    link: http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/07/796477/
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:17 ngày 31/07/2008

Chia sẻ trang này