1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện cấu trúc vũ trụ lớn nhất từ trước tới nay
    Các nhà thiên văn Nhật Bản vừa phát hiện một cấu trúc vũ trụ khổng lồ hình giọt nước rộng tới 200 triệu năm ánh sáng, bao gồm các thiên hà và các bóng khí khổng lồ lớn nhất từ trước tới nay trong vũ trụ.
    [​IMG]
    Hình ảnh các giọt "alfa Lyman" mới được phát hiện (Ảnh: TTO)
    Các thiên hà và bóng khí này, được gọi là các "giọt alfa Lyman", nằm xếp thẳng hàng dọc theo 3 đường cong vũ trụ, được hình thành 2 tỷ năm sau vụ nổ Bigbang.
    Cấu trúc này mới được phát hiện gần đây nhờ kính thiên văn Subaru và Keck đặt trên đỉnh núi Mauna Kea. Các thiên hà trong cấu trúc này được xếp gần nhau hơn 4 lần so với khoảng cách trung bình các thiên hà khác trong vũ trụ.
    Một số trong các bóng khí rộng đến 400.000 năm ánh sáng, gần gấp 2 lần đường kính của chòm sao tiên nữ láng giềng của chúng ta. Các nhà khoa học cho rằng chúng hình thành khi các ngôi sao khổng lồ ra đời trong vũ trụ, lúc vũ trụ nổ tung như sao băng và làm bùng lên các khí xung quanh chúng.
    Một giả thuyết khác là các bóng khí này là các bọc khí khổng lồ mà một ngày nào đó sẽ sinh ra các thiên hà mới.
    Phát hiện này sẽ cho các nhà nghiên cứu một hiểu biết mới về những gì cấu trúc vũ trụ và ?ocó thể dự báo trước những cấu trúc khổng lồ hơn gồm nhiều thiên hà? có thể đang tồn tại trong vũ trụ, theo nhà nghiên cứu Ryosuke Yamauchi thuộc Trường ĐH Tohoku.
    (source: khoahoc.com.vn)
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    NASA: có thể tạm ngưng nghiên cứu trên ISS
    Nguồn tin từ Cơ quan không gian Mỹ (NASA) cho biết cơ quan này đang xem xét việc chấm dứt tất cả các chương trình nghiên cứu liên quan đến Trạm không gian quốc tế (ISS) trong vòng 12 tháng để kiểm soát tình trạng thiếu hụt ngân sách.
    Cơ quan này đang bị giảm ngân quỹ do chính phủ bận ưu tiên chi tiền cho các thiệt hại do bão Katrina. Kirk Shireman, Phó giám đốc chương trình không gian của NASA cho biết: ?oTất cả những điều này đang được xem xét. Hiện chúng tôi đang bị thiếu hụt ngân sách. Chúng tôi đang xem xét lại một số quan điểm?.
    [​IMG]
    NASA vừa hoàn tất chuyến phóng tàu con thoi vào vũ trụ sau khi chi hơn 1,3 tỷ USD để nâng cao tính an toàn cho sứ mạng này. Thêm vào đó, họ cũng đã chi hơn 300 triệu USD để nâng cấp trạm không gian quốc tế trong năm ngoái.
    Để giải quyết tình trạng này, NASA dự kiến không tiến hành chương trình nghiên cứu liên quan đến ISS trong năm 2007, nhưng có thể nối lại các hoạt động nghiên cứu trong một hay hai năm sau đó. Các chương trình nghiên cứu khác sẽ tập trung vào khám phá Mặt trăng và chuẩn bị cho những chuyến bay tới Sao Hoả.
    (source: khoahoc.com.vn-----News 01/08/2006)
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện hai thiên thể "song sinh" kỳ lạ
    Một cặp thiên thể lạ lùng nằm mơ hồ ở ranh giới giữa hành tinh và vì sao vừa được khám phá bên ngoài hệ mặt trời. Cho tới nay, đã có vài chục vật thể như vậy được nhận ra, song đây là lần đầu tiên chúng tạo nên một "cặp song sinh".
    [​IMG]
    Cặp đôi song sinh planemo. (Ảnh: BBC)
    Được mệnh danh là "planemo", hai thiên thể này quay tròn quanh nhau chứ không phải trên quỹ đạo quanh vì sao mẹ. Sự tồn tại của chúng đã thách thức các giả thuyết hiện nay về sự ra đời của những hành tinh và ngôi sao, các nhà thiên văn học nhận định.
    "Đây thực sự là một cặp song sinh khác thường - mỗi thiên thể chỉ nặng bằng khoảng 1% khối lượng mặt trời", Ray Jayawardhana từ Đại học Toronto, đồng tác giả của nghiên cứu nhận định.
    Các nhà thiên văn tin rằng cả hai thuộc về một nhóm các thiên thể giống hành tinh đang trôi nổi trong vũ trụ - chính vì thế chúng được gọi là những thiên thể có khối lượng cỡ hành tinh, hay "planemo" - mà không thực sự trở thành những ngôi sao.
    Chúng có vẻ được nén thành từ một đám mây khí đang thu nhỏ, theo cách tương tự như những ngôi sao, song quá lạnh để có thể trở thành những vì sao thực thụ. Và mặc dù có khối lượng tương tự như nhiều hành tinh khổng lồ tìm thấy ngoài thái dương hệ, chúng cũng không được xem là những hành tinh đúng nghĩa.
    "Chúng tôi phải cưỡng lại ham muốn gọi nó là ''hành tinh đôi'' vì cặp đôi này có thể không ra đời theo cách mà các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta hình thành", một đồng tác giả của nghiên cứu nói.
    Hai thiên thể nói trên có màu sắc và quang phổ tương tự nhau, chứng tỏ chúng sinh ra cùng thời điểm khoảng 1 triệu năm trước.
    (source: khoahoc.com.vn----News 4/8/2006)
  4. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Mọi người có thể vào đây xem tin tức cũng được : skytonight.com
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Trang tin tức thì có nhiều: www.astronomy.com, www.nasa.gov ..v..v...
    Kepler, gương cầu lớn nhất trên quỹ đạo
    Gương cầu của vệ tinh thiên văn Kepler vừa được chuyển tới tập đoàn Ball Aerospace (Mỹ) để tiến hành hàng loạt thử nghiệm trước khi lắp vào vệ tinh. Với đường kính 1,4 m, đây là tấm gương quang học lớn nhất sẽ được phóng lên quỹ đạo.
    [​IMG]
    Gương sơ cấp 1,4 m của Kepler. (Ảnh: flashespace)
    Kepler là vệ tinh thiên văn đầu tiên có nhiệm vụ phát hiện các hành tinh lạ có kích thước như Trái đất hoặc nhỏ hơn; khám phá các hành tinh của các sao, sự hình thành sự sống. Tầm nhìn của Kepler lớn hơn 70 nghìn lần so với kính thiên văn Hubble.
    Việc phóng Kepler dự kiến vào tháng 10-2007, với tên lửa đẩy Delta II của Boeing, bị hoãn lại tới tháng 6-2008. Kính thiên văn này sẽ hoạt động trong ít nhất bốn năm và quan sát khoảng 100 nghìn ngôi sao.
    Đến nay, các nhà thiên văn học đã khám phá khoảng 150 khối khí khổng lồ trong vũ trụ, có kích thước tương tự hoặc lớn hơn sao Mộc.
    Với Kepler, các nhà thiên văn học mong đợi khám phá 500 hành tinh lạ kiểu Trái đất, nghĩa là bằng đất đá và kích thước như Trái đất, và gần 1.000 hành tinh kiểu sao Mộc (Jupiter).
    Để khám phá các hành tinh ngoài hệ mặt trời, Kepler sử dụng biện pháp chuyển tiếp. Trong trường hợp không thể ?onhìn? trực tiếp, Kepler sẽ quan sát ánh sáng từ các sao. Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên Trái đất và được kiểm chứng.
    [​IMG]
    Vệ tinh Corot của CNES (Ảnh: flickr.com)
    Vệ tinh Corot được CNES phóng lên mùa thu tới cũng sẽ sử dụng biện pháp này để khám phá các hành tinh quanh các sao ngoài Mặt trời. Việc chuyển tiếp của một hành tinh diễn ra khi hành tinh đó quay qua phía trước ngôi sao của nó và chặn một phần nhỏ ánh sáng phát ra của sao.
    Chính Kepler sẽ thu được ?othời điểm tối? đó. Ý tưởng để khẳng định sự tồn tại một hành tinh ngoài hệ mặt trời, đó là sự tối này tái diễn theo chu kỳ, cho thấy có một vật quay quanh sao. Sau đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng các tính toán khác xác định kích thước và quỹ đạo hành tinh.
    Kepler là một trong 10 dự án thuộc Chương trình Discovery của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Chương trình này cho phép các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu để hiểu sâu thêm về Hệ Mặt trời và giải quyết những thắc mắc còn tồn tại với phương pháp quan sát truyền thống, như các đài thiên văn mặt đất.
    10 vệ tinh trong Chương trình Discovery gồm: Mars Pathfinder, Near, Lunar Prospector (đã kết thúc nhiệm vụ tốt đẹp), Stardust, Genesis, Deep Impact, Messenger (đang hoạt động), Dawn và Kepler (đang phát triển) và duy nhất vệ tinh Contour thất bại do gặp sự cố sao chổi Encke.
    Gương cầu Kepler được tập đoàn viễn thông Brashear L-3 sản xuất trong khi Ball Aerospace nhận thầu sản xuất quang kế (đường kính 95 cm), các phần còn lại của vệ tinh và phụ trách kỹ thuật. Ball Aerospace cũng là đối tác quan trọng của NASA trong dự án các kính thiên văn Hubble và Spitzer cũng như vệ tinh thăm dò Deep Impact.
    (source: khoahoc.com.vn---News 13/08/2006)
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Sẽ định đoạt số phận sao Diêm vương
    Các nhà thiên văn đang gặp gỡ tại thủ đô Prague của Cộng hoà Czech, với hy vọng sẽ đưa ra những tiêu chuẩn chính xác của một hành tinh. Kết quả sẽ giúp phân định cấp độ của sao Diêm vương, được tìm thấy vào năm 1930.
    [​IMG]
    Sao Diêm Vương được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh khám phá năm 1930 (Ảnh: nso.lt)
    Các chuyên gia từ lâu đã bị chia rẽ trong việc có nên gọi sao Diêm vương - nằm quá xa và nhỏ hơn đáng kể 8 hành tinh còn lại trong hệ mặt trời - là hành tinh hay không.
    Tranh cãi càng nổi lên khi một thiên thể lớn hơn, có tên gọi 2003 UB313 (hay Xena), được một nhà thiên văn Mỹ tìm thấy.
    Giáo sư Mike Brown và cộng sự tại Viện Công nghệ California đã khám phá ra một vài vật thể kiểu hành tinh khác nằm trong vùng rìa thái dương hệ, được gọi là vành đai Kuiper.
    Giờ đây, lần đầu tiên, các phái đoàn tới Prague được yêu cầu thống nhất về một tiêu chuẩn định danh các hành tinh.
    Sao Diêm Vương có đường kính chỉ là 2.360 km và khác xa so với những hành tinh quen thuộc hơn như trái đất của chúng ta, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ hoặc thậm chí là sao Hải Vương - hàng xóm gần nhất của Diêm Vương.
    [​IMG]
    So sánh kích cỡ của một vài hành tinh, vệ tinh của các hành tinh đó và các thiên thể mới tìm thấy. Từ trái sang phải, trên xuống dưới là trái đất, mặt trăng, sao Hoả, sao Diêm Vương, thiên thể Sedna, vệ tinh Charon của sao Diêm Vương, thiên thể Quaoar và 2003UB313. (Ảnh: BBC)
    Nhưng sau khi được đài thiên văn vũ trụ Hubble đo lại, người ta thấy 2003 UB313 (Xena) lớn hơn Diêm Vương tinh, với đường kính khoảng 3.000 kilomét.
    Cuộc gặp bắt đầu từ hôm nay và dự kiến kéo dài 12 ngày.
    (source: khoahoc.com.vn---News 14/08/2006)
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Sẵn sàng "chinh phục" sao Hỏa
    Sứ mệnh không gian Mars-500 của Nga đã gặp thuận lợi ngay từ khi chưa khởi đầu. Hãng tin Interfax hôm 13.8 cho biết: hiện có hơn 70 người đăng ký ******** nguyện viên cho dự án mô phỏng một chuyến bay chở người tới chinh phục sao Hỏa.
    [​IMG]
    Phát ngôn viên M.Belakovsky của Viện nghiên cứu sự cố sinh học Nga (SBPI) cho biết trong số hơn 70 tình nguyện viên này có 6 phụ nữ và nhiều cặp vợ chồng. Họ đến từ 17 quốc gia khác nhau. Chỉ có 6 tình nguyện viên đáp ứng được tất cả các điều kiện khắt khe nhất của SBPI sẽ được chọn để tham gia dự án, dự kiến kéo dài 520 ngày từ năm 2007 đến 2009.
    Những người này sẽ sống trong các module của một tàu không gian đặc biệt với những điều kiện tương tự như khi tàu đang thám hiểm sao Hỏa. Các chuyên gia sẽ theo dõi điều kiện sức khỏe của nhóm người này để phục vụ cho các cuộc chinh phục sao Hỏa trong tương lai.
    (source: khoahoc.com.vn----News 15/08/2006)
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện sao chổi thứ 1.000 thuộc nhóm Kreutz
    Cuộc truy lùng sao chổi vẫn tiếp tục. Sao chổi mới nhất C/2006 P7 (SOHO) đã được phát hiện bởi một nhà thiên văn không chuyên người Ba Lan, Arkadiusz Kubczak.
    [​IMG]
    Sao chổi mới nhất C/2006 P7 (SOHO) (Ảnh: elporvenir.com)
    Cũng như 999 sao chổi trước, sao chổi này có một quỹ đạo dẫn đến rất gần Mặt Trời, với khoảng cách chưa đầy 0,01 đơn vị thiên văn (tức 1.500.000km). Những thiên thể này lướt qua ngôi sao của chúng ta được phân làm 6 nhóm, quan trọng nhất là nhóm Kreutz.
    Theo các nhà thiên văn, tất cả các sao chổi này chỉ là những mảnh vụn từ sự vỡ ra từng mảnh của một sao chổi lớn mà Aristote đã quan sát vào năm 371 trước Công Nguyên. Do có kích thước nhỏ bé, những vật thể này không nhìn thấy được ở mắt thường từ Trái Đất. Một số đã bốc hơi hoặc lại bị vỡ nhỏ ra mỗi lần đến gần Mặt Trời.
    Sao chổi thứ 1.000 này đã được nhận dạng nhờ những hình ảnh cung cấp từ vệ tinh SOHO. Được phóng đi vào năm 1995, vệ tinh này chuyên nghiên cứu gió và vành đai Mặt Trời. Các hình ảnh do SOHO chụp được gửi về Trái Đất, xử lý và công bố trên mạng vài giờ sau.
    Trước số lượng dữ liệu cần xử lý, các nhà khoa học đã nhờ đến các nhà thiên văn không chuyên và những người này đã làm việc rất xuất sắc, vì trước khi SOHO được phóng đi, người ta ước tính chỉ có 30 sao chổi trong nhóm Kreutz. Đây là sao chổi thứ ba được phát hiện bởi Arkadiusz Kubczak.
    [​IMG]
    Vị trí 2 sao chổi SOHO-1000 và sao chổi SOHO-999 (Ảnh: astro.cz)
    Hệ Mặt trời sẽ có thêm các hành tinh mới?
    Các nhà thiên văn học thế giới đang sôi nổi tranh cãi về sự tồn tại của một vật thể bí ẩn được phát hiện năm 2003, tạm gọi là UB313, nằm xa Trái Đất và có kích thước lớn hơn nhiều kích cỡ của sao Diêm vương.
    [​IMG]
    UB313 được phát hiện năm 2003
    (Ảnh: fazfacil.com)
    Tại Đại hội lần thứ 26 của Liên đoàn thiên văn học quốc tế (IAU) đang diễn ra tại Praha (thủ đô CH Czech) từ ngày 14-25/8, các nhà khoa học sẽ phải nhất trí có xoá tên sao Diêm vương khỏi hệ Mặt trời gồm 9 hành tinh hiện nay hay "kết nạp" thêm một hành tinh mới vào hệ này.
    Nằm cách Trái Đất khoảng 15 tỷ km và có đường kính 2.300 km, sau khi được một nhóm nhà thiên văn học Mỹ công bố hồi tháng 7/2005, UB313 đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi trong giới khoa học. Có nhiều ý kiến trái ngược về phát hiện mới này. Những nhà thiên văn học phát hiện ra UB313 cho rằng đây chính là hành tinh thứ 10 của hệ Mặt trời, và không loại trừ khả năng sao Diêm vương sẽ không còn được coi là một hành tinh trong hệ này.
    Trong khi đó, những người bảo vệ sao Diêm Vương cho rằng UB313 không phải là một hành tinh mà chỉ là khối đá khổng lổ hay còn gọi là KBO gồm khoảng 100.000 tảng băng nhỏ từ thời nguyên thuỷ và chuyển động xung quanh Mặt trời nhưng không thuộc hệ Mặt trời.
    Tham dự đại hội lần này của IAU có khoảng 2.500 nhà thiên văn đến từ 75 quốc gia trên thế giới.
    -------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn----News 16/08/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 16/08/2006
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Số phận Diêm Vương được quyết định: mọi vật thể đường kính trên 800km quay quanh mặt trời đều được gọi là hành tinh. Như vậy có thêm 2 hành tinh mới là Ceres nằm giữa sao Hoả và sao Mộc, và 2003 UB313 (tên tạm thời).
  10. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    - Nhiều khả năng sẽ có đến 12 hành tinh trong hệ mặt trời nếu định nghĩa mới về hành tinh đc thông qua vào ngày 24/8 tới, các hành tinh này bao gồm:
    Mercury, Venus, Earth, Mars, Ceres, Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune, Pluto, Charon, và 2003 UB313.
    - Nói vắn tắt thì theo định nghĩa mới: vật thể trong vũ trụ đc gọi là hành tinh phải hội đủ 2 yếu tố:
    1. Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó có khả năng nhào nặn nó thành dạng một khối cầu (gần như tròn)
    2. Phải có quỹ đạo xung quanh một ngôi sao (mặt trời) và nó không phải là một ngôi sao hay một vệ tinh của hành tinh.
    Nguồn: http://spaceweather.com/

Chia sẻ trang này