1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MƯA SAO BĂNG PERSEID ĐẠT ĐỈNH ĐIỂM VÀO TUẦN TỚI
    Chỉ vài ngày nữa, những người yêu thiên văn lại có dịp ngắm nhìn trận mưa sao băng Perseid nổi tiếng.
    Mưa sao băng Perseid nói chung vẫn được đánh giá là trận hay nhất trong năm. Năm nay, những nguời yêu thích trận mưa sao băng Perseid sẽ phải thức muộn bởi vì vào thời gian đó, quá nửa đêm mặt trăng mới lặn, khoảng 1h30 theo giờ địa phương. Tuy nhiên trước đó, chúng ta cũng có thể xem được một số vệt sao băng sáng, nhưng phải sau khi trăng lặn đi, mật độ mưa Perseid mới thực sự đáng kể.
    Mưa sao băng Perseid được đặc trưng bởi tốc độ nhanh, sáng, nhiều vệt thậm chí còn để lại một vệt khói đằng sau trong vài giây.
    Cưc điểm của cơn mưa sao băng Perseid, hay là thời gian mật độ sao băng dầy đặc nhất, xẩy ra vào 11:00 GMT ngày 12/8, như vậy ở Việt Nam chúng ta không được xem đúng thời điểm này, nhưng chậm vài ba tiếng cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều. Nếu đêm 12/8 bị mây mù, chúng ta cũng không quá lo lắng, bởi vì đó không phải là ngày duy nhất mà bạn có thể theo dõi các vệt sao băng Perseid. Năm nay (2008), trận mưa sao băng Perseid sẽ kéo dài từ khoảng ngày 17/7 tới ngày 24/8. Tất nhiên càng xa cực điểm, mật độ sao băng càng giảm dần. Để nhìn được nhiều sao băng (chứ không phải một hai vệt một giờ) chúng ta cần một bầu trời trong và tối. Tối ở đây nghĩa là chúng ta phải ở một vị trí xa ánh đèn thành phố lớn (hơn 10 km là quá tốt) .
    Bạn cũng đừng dùng đến ống kính thiên văn hay ống nhòm nhé, để xem sao băng, đôi mắt của bạn là cực kỳ phù hợp bởi vì khi đó bạn sẽ có thị trường (góc nhìn) rộng nhất
    Vào đêm 12/8, ta có thể chuẩn bị một ghế có thể ngả lưng và một số thứ khác nếu bạn muốn bắt đầu một cuộc ngắm sao băng..
    Vào nửa đêm, trăng vẫn còn ngự trị, nhưng đã ngả về phía tây. Ta nhìn về phía đông, khoảng lưng chừng trời. Sau khi mặt trăng lặn hẳn, chỉnh lại ghế để có thể nhìn thẳng lên đỉnh đầu, tuy nhiên cũng nên đảo mắt rộng ra xung quanh bởi vì điều đó cũng không ảnh huởng tới ai mà đôi khi lại vớ được những vệt sao lạc đàn.
    Ngoài ghế xich đu, chúng ta cũng phải nhớ mang theo áo khoác và một chút đồ nhấm nháp, nhưng chớ có rượu (trừ phi chúng ta tranh thủ offline) bởi vì rượu làm cho mắt chúng ta kém tinh hơn, nhất là về đêm, và nó làm chúng ta buồn ngủ nữa.
    Bạn có thể nhìn được bao nhiêu vệt sao băng? Nếu bầu trời trong và trăng đã lặn, chúng ta có thể đếm đươc từ 60 tới 100 vệt sao Perseid trong một giờ.
    Vậy thì các trận mưa sao băng hình thành như thế nào?. Sao băng bắt nguồn từ những hạt đất đá hoặc kim loại bay trong những quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Khi còn bay trong vũ trụ, các hạt này được gọi là các thiên thạch (meteoroid). Những hạt thiên thạch bay vào lớp khí quyển dầy đặc của Trái đất và bốc cháy thì được gọi là sao băng (meteor), sao sa hay sao đổi ngôi. Nếu các hạt này đủ lớn để có thể sống sót mà rơi hẳn xuống mặt đất thì lúc đó chúng được gọi là đá thiên thạch (meteorite) hay đơn giản là thiên thạch. Mưa sao băng Perseid được đặt tên như vậy là bởi vì nếu bạn nối các vệt sao băng ngược theo chiều chyển động, chúng sẽ gặp nhau ở chòm sao Perseus (Anh Tiên).
    Hầu hết các cơn mưa sao băng là do các sao chổi gây ra. Khi một sao chổi bay xung quanh Mặt trời (thường rất lệch tâm), nó vung ra một luồng bụi các thiên thạch nhỏ li ti và các hạt này cũng bay theo quỹ đạo của sao chổi, nhưng có độ phân tán hơn nhiều. Khi Trái đất ?ova quệt? vào các đám bụi thiên thạch này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng mưa sao băng.
    Trận mưa sao băng Perseid là kết quả của những hạt bụi thiên thạch sinh ra từ sao chổi 109P Swift-Turtle. Hai nhà thiên văn học Lewis Swift và Horrace Turtle đã độc lập phát hiện ra sao chổi 109P Swift-Turtle từ năm 1862.
    Sao chổi 109P Swift Turtle đã quay trở lại vào năm 1992. Khi sao chổi này thực hiện các cú bay tạt gần Mặt trời, nó đã liên tục bổ sung cho các đám bụi thiên thạch. Các hạt sao băng Perseid có tốc độ khá cao, một số hạt có thể đạt tới 200000km/h và rất nhiều hạt thậm chí để lại cả một vệt khói phía sau như đã đề cập ở trên. Sao băng Perseid cũng có đặc điểm là có mầu sáng trắng hoặc có ánh xanh.
    Hy vọng điều kiện thời tiết ở nơi các bạn chuẩn bị theo dõi mưa sao băng Perseid quang mây để chúng ta có thể xem được nhiều vệt sao băng và sẽ gửi gắm được nhiều điều ước qua các sứ giả của sao chổi 109P Swift-Turtle này.
    AT
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    DÒNG NGÂN HÀ - MỘT KỲ QUAN CỦA BẦU TRỜI ĐÊM
    Ngày nhật thực hôm 1/8 vừa qua cũng đồng nghĩa với một đêm không trăng, và đó chính là một trong những điều kiện cần đề tạo ra một đêm ngắm sao tuyệt vời, nhất là để ngám nhìn vẻ đẹp của Dòng Sông Sữa (Milky Way) trong thời gian giữa mùa hè này.
    Để ngắm nhìn được dải Ngân Hà, đối với những dân ngắm sao chuyên nghiệp, họ thường lựa chọn những nơi ít bị nhiễu bởi ánh sáng thành phố, còn với những người dân nông thôn thì việc nhìn thấy Dải Ngân Hà không có gì khó khăn, tất nhiên với điều kiện thời tiết cho phép.
    Khi màn đêm vừa buông xuống, Dải Ngân hà hiện lên với dáng vẻ một hình vòng cung rộng, rực rỡ với vẻ đẹp huyền ảo và đa dạng, kéo dài ngang bầu trời suốt từ phía đông bắc sang phía tây nam.
    Nếu bạn sử dụng một ống nhòm và nhìn quét từ phía đuôi của chòm Bọ Cạp, thấp về phía tây nam qua Tam giác Mùa hè (gần đỉnh đầu) và quét tiếp về phía các chòm sao Casiopeia và Perseids ở huớng đông bắc, bạn sẽ tìm thấy vô vàn các chòm sao, cụm sao, các khoảng trống như Great Rift ở chòm Cygnus và rất nhiều ngôi sao riêng lẻ mà bạn chưa từng nghĩ chúng tồn tại.
    Dòng Ngân Hà không thể nào nhìn được từ các thành phố do bị ô nhiễm ánh sáng, bụi và khói, nhưng khi về những vùng quê yên tĩnh, bạn sẽ ngay lập tức phát hiện ra Thiên hà MilkyWay, nơi Mặt trời trú ngụ. Nhìn dải Ngân hà rõ là một vệt sáng mờ ảo, hơi ma quái, nhưng có lẽ nó giống những vệt sương, khói hơn là ?~sữa?T. Từ những địa điểm thực tối, dòng Ngân hà hiện lên với đẩy vẻ huy hoàng của mình., thậm chí những phần sáng nhất của MilkyWay có thể hắt sáng tạo thành những vệt bóng mờ nữa kia. Nhìn bằng mắt thường, trông Dải Ngân hà có vẻ rất phức tạp, nhưng khi nhìn qua ống nhòm, ta có cảm giác nhìn vào các đường vân của một phiến đá cẩm thạch.
    Dải Ngân Hà là gì?
    Trước khi con người phát minh ra ống nhòm, bản chất cụ thể của Dải Ngân Hà vẫn là một điều huyền bí và được con người gọi là MilkyWay Galaxy (với Gala là sữa trong tiếng Hy Lạp). Bây giờ chúng ta đã biết đó là tập hợp của rất nhiều tỷ các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta.
    Trung tâm của Dải Ngân Hà nằm cách Mặt trời 26000 năm AS về phía các đám mây sao Sagittarius.Ở phía đói diện là rìa của dải Ngân hà, cách chúng ta 20000 năm AS, đây là hướng của chòm Auriga và Taurus. Chúng ta đang nằm ở đầu cánh tay của chòm Orion, những dải sáng mà chúng ta nhìn thấy trong đêm hè này là một phần của những ngôi sao gần nhất nằm trên khoảng cách từ hệ Mặt trời tới tâm thiên hà.
    Mặt trời và những ngôi sao ở rìa dải Ngân hà quay xung quanh tâm Thiên hà với tốc độ khoảng 155 dặm/giây, và hết một vòng trong thời gian khoảng 225 triệu năm (Trái đất). Khoảng thời gian đó còn gọi là năm vũ trụ.
    Khi con ngưòi bắt đầu phát hiện thấy rằng, còn có những khu vực khác trong vũ trụ, ngoài dải Ngân Hà, cũng tập trung nhiều sao , chúng ta gọi đó là những "hòn đảo vũ trụ", nhưng đây rõ ràng là một thuật ngữ không chính xác bởi vì "Vũ Trụ" ám chỉ mọi thứ tồn tại trong đó, do vậy không thể có số nhiều là "các", hay "những?T vũ trụ được. Bởi vậy chúng ta dường như đang tồn tại trên những "thiên hà" chứ không phải là các "đảo vũ trụ". Cách gọi các ?ođảo vũ trụ? là các thiên hà là một thỏa hiệp, và từ đó từ đó có nghĩa như ngày nay.
    Những đám mây kỳ quái đó là cái gì thế?
    Thật không may là với sự đô thị hóa ghê gớm trong nhiều năm qua, rất nhiều nguời trong chúng ta chưa bao giờ được nhìn thấy vẻ vĩ đại của dòng sông Ngân hà, đơn giản là ánh sáng và bụi khói ở các thành phốị đã xoá nhòa đi tất cả.
    Trong cuốn sách" Ngắm trời đêm" của nhà thiên văn học nổi tiếng nguời Canada Terrence Dickinson, tác giả đã bình luận rằng trong một dư chấn động đất vào nửa đêm ở Northridge, California năm 1994, điện đóm bị cắt hết trong một khu vực rộng lớn. Khi đó hàng chục ngàn người dân California đã đổ ra đường và đã nhìn lên trời. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời của nhiều ngưòi, họ nhìn thấy một bầu trời đầy sao. Vài ngày và thậm chí vài tuần sau đó, các đài phát thanh và trạm quan sát ở Los Angeles đã nhận được hàng loạt các cuộc điện thoại từ những người dân bày tỏ lo lắng rằng liệu có phải ánh sáng quá mạnh từ những ngôi sao trong những đám mây bạc kỳ quái (dải Thiên hà) đã là nguyên nhan gây ra đông đất !!!.
    Theo Dickinson thì những phản ứng thái quá như vậy chỉ có thể xuất hiện ở những nguời chưa bao giờ được ngắm bầu trời đêm ở những khu vực không bị ô nhiễm ánh sáng thành thị mà thôi. Mà quả thực, về mặt này, dân thành thị thật là thiệt thòi so với những người cư trú ở các khu vực nông thôn thiếu ánh đèn nhiều lắm lắm.
    Theo Space.com
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ CỦA TỪ ?oHÀNH TINH?
    Từ ?ohành tinh? hay ?oplanet? mang nhiều nghĩa trong suốt mấy nghìn năm qua, thậm chí ngày nay, ý nghĩa của từ này vẫn đang còn biến động.
    Thuật ngữ HÀNH TINH bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, những người Hy lạp cổ đã tin rằng Trái đất nằm ở ngay trung tâm của vũ trụ, còn các thiên thể khác trên bầu trời, kể cả Mặt trời, bay xung quanh chúng ta. Thuật ngữ asters planetai của Hy Lạp có nghĩa là ?ocác ngôi sao lang thang? đã được dùng để mô tả các đốm sáng nhỏ bé luôn chuyển động trên bầu trời khi so sánh với các ngôi sao thực thụ sau hàng tuần hoặc hàng tháng. Các ngôi sao lang thang này vào thời đó được lấy tên các thần là Mercury, Venus, Mars, Jupiter và Saturn.
    Một vài người cho rằng những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã coi Mặt trời và Mặt trăng là những hành tinh. Trong một vở kịch cổ từ 1597, thời Elizabethan, đã có đề cập tới hệ Mặt trời với 7 hành tinh là Saturn, Jupiter, Mars, Mercury, Venus, Sol (Mặt trời) và Luna (Trăng).
    Nhà thiên văn học Nicolaus Copenicus từ năm 1543 đã xuất bản các bằng chứng toán học của mình về một vũ trụ theo thuyết Nhật tâm, trong đó có 6 hành tinh cùng bay xung quanh Mặt trời.
    Cho tới thế kỷ 18, chỉ có 6 hành tinh, tính cả Trái đất , được biết đến. Vào năm 1781, Sir William Herschel đã phát hiện ra Uranus. Ông đã chỉ ra rằng đó là một hành tinh chứ không phải là một ngôi sao như ngưòi ta vẫn lầm tưởng trước đó.
    Những chân trời mới
    Trong khi các nhà thiên văn học, hành tinh học đang miệt mài thăm dò hệ Mặt trời và cho ra hàng loạt kết quả quan sát có giá trị, ý nghĩa của từ ?oHành tinh? cũng dần biến đổi, hậu quả là có những thiên thể bị loại khỏi vòng ảnh hưởng của từ này, và cũng có thể ngược lại.
    Ví dụ như khi Pluto được Clyde Tombaugh phát hiện ra, thế giới băng giá này có vẻ như là thiên thể duy nhất ở tận vùng xa cùng kiệt đó, không có một hàng xóm láng giềng nào khả dĩ có thể so sánh với Pluto. Thế rồi sự việc thay đổi vào năm 1992, khi các vật thể Kuiper Belt lần đầu tiên được phát hiện, và tới hiện nay thì có thể thống kê tới hơn 1000 các thiên thể có kích thước đáng kể nằm trong vành đai ngoài sao Hải vương (Neptune), trong đó có một vài thiên thể có kích thước tương đương với Pluto. Những sự phát hiện mới này đã đưa Pluto đứng trước một tình thế mới : một số nhà thiên văn học cho rằng sao Diêm Vương (Pluto) có vẻ giống với các vật thể trong vành đai Kuiper (KBO) hơn là một hành tinh.
    Vào năm 2006, Hiệp Hội Thiên văn Thế giới (IAU) đã công bố một định nghĩa chính thức về hành tinh , và trên tinh thần của định nghĩa này thì Pluto không còn đủ tiêu chuẩn để đứng trong hàng ngũ các hành tinh của hệ Mặt trời nữa.
    Hiệp hội Thiên văn TG đã đưa ra 3 tiêu chí để một thiên thể trở thành một hành tinh, đó là:
    1. Bay trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời
    2. Có đủ khối lượng để tạo ra trọng lực đủ lớn , thắng các lực cứng của bản thân sao cho tồn tại trong hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần hình cầu),
    3. Phải quét sạch các thiên thể bay xung quanh quỹ đạo của nó.
    Có một vài vấn đề nảy sinh cùng với định nghĩa trên khi định nghĩa được thảo luận trong giới thiên văn học.
    Theo định nghĩa của IAU, có hơn 300 hành tinh ngoại hệ được xác định cho tới nay sẽ không được coi là hành tinh. ?oKhông thể có một định nghĩa hành tinh chấp nhận được đối với các hành tinh ngoại hệ.? Sara Seager, một nhà vật lý thiên văn tại MIT cho biết. Theo định nghĩa về hành tinh của IAU thì một hành tinh phải bay trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời, nhưng các hành tinh ngoại hệ không hề bay xung quanh Mặt trời của chúng ta, chúng bay xung quanh các ngôi sao chủ của riêng mình.
    Seager cùng tham gia với các nhà hành tinh học, thiên văn học khác ở một Hội nghị với tiêu đề ?o Cuộc tranh luận lớn về Hành tinh? ở Johns Hopkins University. Hội nghị này bàn về danh tính của Pluto cũng như các thiên thể khác nằm bên ngoài của hệ Mặt trời của chúng ta.
    Một vài thiên thể đựơc gọi là hành tinh ngoại hệ (exoplanet) nằm trong khoảng đường biên giới hạn trên về khối lượng (bằng 13 khối lưọng Jupiter), lớn hơn cỡ đó, các thiên thể được liệt vào dạng các sao lùn nâu. Nhưng giới hạn có thể cũng tác dụng theo chiều ngược lại, theo Seager thì một định nghĩa cần phải tính tới điều đó.
    Tiêu chí ?oQuét sạch các khu vực xung quanh quỹ đạo? cũng là một vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo. Đó là bởi vì các thiên thể càng nằm xa ngôi sao mẹ thì càng mất nhiều thời gian để thực hiện hết 1 vòng quỹ đạo. Bởi vậy, căn cứ vào tuổi của hệ, một thiên thể có thể không quay đủ số vòng cần thiết để quét hết vùng xung quanh qũy đạo của chính mình. Nếu Trái đất cách xa Mặt trời tới 100AU (hiện tại là 1 AU), chính Trái đất có thể đã không đáp ứng đuợc tiêu chí 3 trong định nghĩa của IAU ?" theo Hal Levison thụôc Viện Nghiên cứu Tây-Nam ở Boulder, Colorado và một số người khác nữa.
    Định nghĩa về hành tinh vẫn còn biến đổi
    Các định nghĩa khác nhau về hành tinh được đưa ra trong Hội nghị tuần trước ở Baltimore, bang Maryland có thể làm cho Hệ Mặt trời của chúng ta chỉ có 8 hành tinh hoặc ngược lại, có tới 13 hành tinh.
    Có 2 định nghĩa gây được sự chú ý của các nhà thiên văn học, đó là định nghĩa dựa trên động học và định nghĩa dựa trên địa -vật lý. Theo định nghĩa về động học, một thiên thể đựơc gọi là hành tinh nếu nó có thể quét sạch các vụn đất đá xung quanh là bằng cách hút hết các đám đất đá đó vào mình, hoặc bằng cách đá văng các ?ovụn? đất đá đó sang quỹ đạo của các thiên thể khác. Nhưng đó có vẻ định nghĩa này đã đơn giản hóa vấn đề, trên thực tế mọi việc diễn ra rất khác. Ví dụ đối với Jupiter, hành tinh khí này đã ?otrói? một loại các thiên thạch làm cho các thiên thạch này mặc dù bay quanh Mặt trời, nhưng vẫn phải hòa cùng nhịp ?~bước?T của chính ngài khổng lồ khí này.
    Định nghĩa về mặt địa vật lý lại cho rằng hành tinh là một thiên thể, đủ nặng để giữ cho ?ocơ thể? có dạng hình (gần) cầu, nhưng không quá nặng để có thể kích hoạt phản ứng hạt nhân giống như trường hợp các ngôi sao.
    Mark Sykes, giám đốc Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, bang Arizona, ủng hộ ý tưởng định nghĩa hành tinh dựa trên địa - vật lý . Vấn đề then chốt ở đây là ở chỗ, một khi một thiên thể có kích thước lớn từng đó, các quá trình địa chất mới bắt đầu nảy sinh. Một thiên thể lớn có thể sinh nhiệt bên trong và từ đó bắt đầu các quá trình địa chất như hoạt động núi lửa hay trôi dạt lục địa hoặc một quá trình được biết với tên gọi dịch chuyển vi phân. Quá trình dịch chuyển vi phân gây cho các vật liệu nhẹ bị chìm vào tâm, trong khi, các hợp chất bay hơi bị thoát lên bề mặt.
    Thiên thể đó cũng phải có khối lượng đủ lớn sao cho tạo đựơc một màn khí quyển bởi vì khí có thể được giữ lại nhờ vào trọng lực. Các đại dương nổi hoặc chìm cũng có thể được tạo thành bởi vì những hợp chất bay hơi trong bầu khí quyển bị ngưng tụ và rơi xuống bề mặt.
    Định nghĩa lỏng lẻo
    Định nghĩa theo bản chất địa - vật lý có thể làm cho một số vệ tinh cũng được coi như các hành tinh. Chúng ta hãy xét 4 vệ tinh lớn của Jupiter : Io, Europa, Ganymede và Callisto. Trong khi Io là một thiên thể có nhiều hoạt động núi lửa nhất trong hệ Mặt trời, Calisto là vệ tinh lớn thứ 3 còn Europa dường như tồn tại cả một lõi sắt bên trong và còn có cả lớp dung nham và có đại dương như Trái đất của chúng ta vậy.
    ?oĐó là những thế giới khổng lồ, chúng thực sự là những hành tinh, chỉ trừ cái tên gọi. Đó là chẳng may chúng phải quay xung quanh sao Mộc mà thôi. Nhưng mà rốt cục điều đó có nghĩa gì đâu nếu chúng ta gọi chúng bằng một cái tên khác??. William Mc Kinnon thuộc ĐHTH Washinton nói.
    Mc Kinnon nói tiếp:? Có một hệ thống thứ bậc không rõ ràng ở đây. Nếu bạn là một hành tinh, bạn là công dân hạng nhất, hạng A, bạn có thể đi qua rào chắn để vào bên trong, còn không bạn chẳng là gì cả. Cần phải có một cách nào đó nói lên rằng tất cả những thế giới kia (không phải hành tinh) cũng mang ý nghĩa của riêng mình và đáng được nghiên cứu như chúng ta đang làm với sao Hỏa vậy?.
    Theo Space.com
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGẮM BỘ BA HÀNH TINH VÀO LÚC HOÀNG HÔN
    Sao Kim vừa mới bước ra khỏi điểm giao hội với Mặt trời hôm 9/7 vừa qua và hiện tại đang bắt đầu phô diễn vẻ đẹp của mình ở chân trời phía tây vào các buổi chập tối với cái tên quen thuộc : SAO HÔM. Mặc dầu vậy, do hành tinh này vẫn còn ở khá gần Mặt trời nên thời gian thực sự chúng ta thấy được sao Hôm là rất ngắn, thậm chí tới cuối tháng 9, hành tinh này cũng vẫn ở khá thấp với đường chân trời vào lúc chạng vạng tối.
    Chúng ta hãy quan sát sao Kim vào lúc Mặt trời đã lặn xuống dưới đường chân trời, nhưng bầu trời vẫn còn ánh sáng, và đừng có để mất thời gian nhé bởi vì sao Kim cũng sẽ khuất dạng dưới đường chân trời sau khi Mặt trời lặn chỉ khoảng nửa giờ (tính cho thời gian này). Hãy dò tìm ở chân trời phía tây, khoảng 30 phút (góc) trên đuờng chân trời. Càng về cuối năm, sao Kim càng cách xa Mặt trời, và bởi vậy ?onàng? sẽ càng xuất hiện cao trên nền trời. Tới mùa đông thì ta thực sự được ngắm nhìn một sao Hôm rực rỡ lóng lánh vào những lúc chập tối.
    Hiện tại thì sao Hôm không đơn độc một mình, ngay bên cạnh, ta còn có thể nhìn thấy sao Thuỷ và sao Mộc cùng toạ lạc.
    Trong tuần vừa qua, ba hành tinh này đã gắn bó với nhau khá là gần gũi. Nhưng thật không may là vị trí chúng tìm để gặp mặt nhau khá gần với ông Mặt trời nên việc chiêm ngưỡng các hành tinh này hoàn toàn không dễ dàng.
    Tới tuần này, cả ba hành tinh vẫn còn khá gần nhau, mặc dầu các hành tinh này (loại trừ sao Kim) đang ngày càng lặn sâu xuống sát đường chân trời mỗi ngày, nhưng chúng ta vẫn có thể theo dõi đuợc, tất nhiên phải vói một nơi có đường chân trời quang đãng. Tốt nhất là ta nên dùng một ống nhòm và lia ngang sát theo đường chân trời ngay sau khi Mặt trời lặn, nếu thời tiết tốt, chúng ta có thể ngắm nhìn được cả ba hành tinh : Kim Thuỷ và Thổ.
    Sao Hỏa sẽ vào thế chỗ
    Sang tháng 9 thì sao Thổ sẽ lặn hút sau ánh hào quang của Mặt trời, nhưng khi đó đã có sao Hỏa được thay vào để tiếp tục cuộc tụ hội của 3 hành tinh. Như vậy trong hầu hết thời gian của tháng 9, chúng ta sẽ lại được ngắm nhìn 3 hành tinh sao Hỏa, sao Kim và sao Thuỷ. Mặc dầu vậy, do chúng còn quá gần với Mặt trời nên để xem được cũng không phải dễ dàng.
    Sự dịch chuyển của các hành tinh
    Vào ngày7/ 9, bộ ba Venus-Mercury-Mars sẽ thể hiện thành hình một tam giác cân với 2 cạnh bên là Mars-Mercury và Mars-Venus đo được khoảng 2,5 độ, còn cạnh Mercury-Venus dài khoảng 4 độ. Tam giác này nằm cách ngôi sao Spica, ngôi sao sáng nhất trong chòm Virgo, khoảng 10 độ.
    Sao Kim và sao Hỏa sẽ chỉ còn cách nhau 0,3 độ vào đêm 11/9. Nếu bạn tìm được sao Kim lúc trời chạng vạng thì sao Hỏa ngay phía dưới và bên trái sao Kim.Nhưng độ sáng của sao Hỏa khi đó chỉ bằng 1/174 sao Kim nên khó có thể nhận ra ngay hành tinh Đỏ.
    Vào tối hôm sau, 12/9, sao Kim đứng gần với sao Thuỷ khoảng 3,6 độ. Sao Thuỷ xuất hiện phía dưới và lệch về bên trái. Với độ sáng biểu kiến là +0.2, sáng bằng 1/44 so với sao Kim, sao Thuỷ dễ phát hiện hơn sao Hỏa nhiều.
    Sang tới ngày 18/9, bộ ba Kim-Thuỷ-Hỏa đã tạo thành một tam giác đều với mỗi cạnh khoảng 4 độ. Ngôi sao Spica lúc này đã nằm lọt trong tam giác đều này. Nhưng liệu bạn có xem được Spica hoặc sao Hỏa hay không thì cũng còn là một vấn đề, bởi vì ánh sáng ban ngày sót lại sau khi Mặt trời lặn đã làm giảm độ sáng của các ngôi sao/hànhtinh đi rất nhiều.
    Dù sao đi chăng nữa, sự kiện có 3 hành tinh và một ngôi sao sáng tụ tập lại một diện tích nhỏ bé như vậy cũng không phải lúc nào cũng có, nên theo tôi, các bạn nên thử để nhận thấy vẻ đẹp của chúng.
    Theo Space.com
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC THIÊN HÀ ''LỚN LÊN'' NHƯ THẾ NÀO?
    Các nhà thiên văn học đã bắt đựơc hình ảnh của các thiên hà khổng lồ đang hợp nhất với nhau chừng 4 tỷ năm trước đây. Phát hiện này, được thực hiện bằng cách kết hợp công năng của các đài thiên văn tốt nhất dưới mặt đất cũng như trên vũ trụ, đặc biệt đã củng cố giả thuyết đang đựơc ưa chuộng nhất về sự hình thành của các thiên hà.
    Vậy thì các thiên hà được hình thành như thế nào?. Câu trả lời được công nhận rộng rãi cho câu hỏi cơ bản này là mô hình ?o Sự hình thành theo thứ bậc?, một quá trình xẩy ra theo từng bước trong đó các thiên hà nhỏ kết hợp với nhau để tạo thành những thiên hà lớn hơn và cứ thế.. Chúng ta có thể hình dung sự hình thành của các thiên hà cũng tương tự như các dòng suối nhỏ kết hợp với nhau để tạo thành các dòng sông, tiếp đó, các dòng sông lại đổ vào nhau để tạo thành những dòng sông lớn hơn. Mô hình lý thuyết này dự đoán rằng các thiên hà khổng lồ phát triển được phải thông qua nhiều cuộc hợp nhất trong suốt cuộc đời. Nhưng khi nào thì sự phát triển của những thiên hà lớn này dừng lại? Tới chừng nào những thiên hà siêu nặng này đạt được khối lượng cực đại?
    Để trả lời những câu hỏi này, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu các thiên hà trong một quần thiên hà. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Kim Vy Tran tại ĐHTH Zurich, Thuỵ sỹ nói:? Vấn đề liệu có phải những thiên hà sáng nhất trong một quần thiên hà chính là những thiên hà phát triển mạnh mẽ nhất (về khối lượng) trong một vài tỷ năm gần đây, hiện vẫn đang còn đựơc các nhà thiên văn học tranh luận gay gắt. Các quan sát của chúng tôi cho thấy rằng , những thiên hà này đã tăng đựơc khối lượng khoảng 50%?.
    Các nhà thiên văn học đã sử dụng tới những đài thiên văn, những thiết bị tối tân nhất để thực hiện nghiên cứu, trong đó có hệ thống VLT của ESO (Very Large Telescope) và Kính thiên văn vũ trụ Hubble để nghiên cứu hàng loạt các thiên hà nằm cách chúng ta 4 tỷ năm ánh sáng. Các thiên hà này nằm trong một hệ đặc biệt bao gồm 4 nhóm khác nhau tạo thành 1 quần thiên hà.
    Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã chụp hình ảnh bằng thiết bị VIMOS và đo phổ bằng thiết bị FOR32, cả hai đều thuộc hệ VLT. Từ các quan sát trên và nhiều quan sát khác, nhóm nghiên cứu đã xác định được có 198 thiên hà cùng thuộc 4 nhóm trên.
    Các thiên hà sáng nhất trong mỗi nhóm chứa khoảng từ 100 cho tới 1000 tỷ ngôi sao, một đặc điểm làm chúng cũng có thể sánh cùng với những thiên hà lớn nhất trong quần thiên hà.
    ?oĐiều đáng ngạc nhiên nhất là ở 3 trong số 4 nhóm, những thiên hà sáng nhất luôn có bạn đồng hành là một thiên hà sáng. Những cặp thiên hà trên là những hệ đang hợp nhất? Tiến sỹ Tran nói.
    Thiên hà sáng nhất trong mỗi nhóm có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, từ đó cho thấy độ sáng mạnh của chúng có được do có hành động hợp nhất gần đây, đó là trong thời gian 5 tỷ năm mới rồi. Có vẻ như là theo kịch bản ?othực dân? hay ?othiên hà nuốt thiên hà? thì những thiên hà sáng nhất đã gia tăng khối lượng ít nhất là 50%.
    Phát hiện này đã thẩm định một cách rõ ràng và độc đáo thuyết ?o Hình thành theo thứ bậc? mà có thể áp dụng được cho các thiên hà cũng như quần thiên hà.
    ?o Những ngôi sao ở các thiên hà này đã già rồi, và bởi vậy chúng tôi phải đi đến kết luận rằng những sự hợp nhất gần đây không tạo ra những thế hệ sao mới nữa. Hầu hết các ngôi sao nằm trong những thiên hà trên đã được sinh ra ít nhất 7 tỷ năm trước đây? Tiến sỹ Kim-Vy Trần kết luận.
    Theo Astronomy.com
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TÀư THĂM DÒ ROSETTA ĐANG TRÊN ĐƯỜNG CHẠM MẶT TIỂU HÀNH TINH STEINS
    Tầu vũ trụ Rosetta của ESA sẽ có một cuộc chạm trán lịch sử với tiểu hành tinh Stains (2867) vào ngày 5 tháng 9 năm 2008 tới đây. Cánh cửa của Trung tâm Điều hành của ESA (ESOC) ở Darmstadt, Đức sẽ rộng mở với giới truyền thông kể từ 18:00 ngày 5/9, thời điểm quá trình tầu Rosetta tiếp cận tiểu hành tinh diễn ra.
    Những hình ảnh và kết quả đầu tiên sẽ được đưa ra công chúng trong cuộc họp báo được tổ chức tại ESOC một ngày sau đó, ngày 6/9 vào lúc 12:00 giờ địa phương.
    Tiểu hành tinh hay thiên thạch Steins là mục tiêu đầu tiiên của tầu Rosetta. Con tầu này sẽ đi cặp với thiên thạch này trước khi tiếp tục bay tới Vành đai Tiểu hành tinh (Astetoid Belt) nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Trên đuờng tới Vành đai Tiểu hành tinh, tầu Rosetta còn có một cuộc chạm mặt nữa với sao chổi 67/P Churyumov-Gerasimenko.
    Việc nghiên cứu các tiểu hành tinh hay thiên thạch có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì các thiên thể này đại diện cho nhiều lớp vật chất của hệ Mặt trời ở các giai đoạn tiên hóa khác nhau của hệ, và đó là chiếc chìa khoá để có thể tìm hiểu nguồn gốc hành tinh Trái đất cũng như các hành tinh hàng xóm của chúng ta.
    Tầu Rosetta dự tính sẽ tiến gần nhất tới thiên thạch Steins vào lúc 20:58 theo giờ CET (Giờ Trung Âu : Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan..) với khoảng cách 800km, và vào lúc đó, Rosetta sẽ không liên lạc với Trái đất. Tín hiệu đầu tiên của tầu tới được Trái đất cùng với kết quả của cuộc chạm trán sẽ tới được Trái đất vào lúc 22:23 CET. Những số liệu và hình ảnh của cuộc chạm trán sẽ được Rosetta gửi liên tục về Trái đất trong suốt đêm 5/9 và sẽ được xử lý sơ bộ vào sáng 6/9 .Vào thứ Bảy ngày 6/9/08, những bức hình đầu tiên có thể sẽ đựơc công bố cho giới báo chí thông qua hệ thống vệ tinh đặc biệt của ESA.
    Theo Sciencedaily.com
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Kim-Vy H. Tran : Trần Hữu Kim Vy ?!
    Bà này là người gốc Việt Nam ?
    http://www.kimvytran.org
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 04/09/2008
  8. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện mắt xích còn thiếu về nguồn gốc sao chổi.
    [​IMG]
    (http://www.daviddarling.info/images/comet_structure.jpg)
    Một nhóm các nhà khoa học quốc tế bao gồm nhà thiên văn học Brett Gladman từ đại học British Columbia vừa tìm thấy một vật thể lạ mà quĩ đạo ngược và nghiêng của nó có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của sao chổi.
    Trong sự khám phá đầu tiên của loại này, các nhà nghiên cứu từ Canada, Pháp và Mỹ đã phát hiện một vật thể mà có quĩ đạo ngược quay Mặt Trời và nghiên một góc 104 độ - gần như vuông góc với quĩ đạo các hành tinh trong hệ.
    "Những kiểu sao chổi như vậy không được hình thành một cách tự nhiên sau sự hình thành của hành tinh, đặc biệt với những sao chổi có độ nghiêng cao", giáo sư Gladman cho hay. "Phát hiện này cuối cùng có thể cho thấy cách mà chúng chuyển từ đám mây Oort (Oort Cloud) - được xem như là đám mây hình thành sao chổi - để trờ thành những vật thể như sao chổi Halley.
    Vật chất chủ yếu là đá dạng băng, 2008 KV42 được gọi là một "trans-Neptunian" bởi vì quĩ đạo của nó lớn hơn quĩ đạo của Hải Vương Tinh. Vật thể này có chiều ngang ghồ ghề khoảng 50 kilomet và hiện tại đang 35 lần xa hơn khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.
    Quĩ đạo của những vật thể như vậy trong vùng mà vượt ra ngoài giới hạn quĩ đạo của Hải Vương Tinh cung cấp những thông tin sâu sắc và rõ ràng về thời kì sơ khai của hệ Mặt Trời chúng ta, Gladman cho hay, ông là giảng viên khoa vật lí và thiên văn đồng thời là chủ tịch nghiên cứu của Canada ở Planetary viện thiên văn hành tinh (Planetary Astronomy).
    Nhóm quốc tế này vừa thực hiện một cuộc tìm kiếm những vật thể với quĩ đạo nghiên lớn. Phát hiện mới này được thực hiện thông qua kính thiên văn Canada-France-Hawaii đặt tại Hawaii với những quan sát tiếp theo được cung cấp bởi kính MMT tại Arizona, kính của đài thiên văn Cerro Tololo Inter-American (CTIO) tại Chi-lê và Germini South cũng ở Chi-lê.
    "Có sự tiếp cận nhanh đến kính MMT và Germini South mang tính quyết định, thông qua sự giúp đỡ nhiệt tinh của các quan sát viên và người điều hành. Với quĩ đạo không bình thường như trên, chúng tôi có thể mất dấu nếu không có sự bám sát nhanh chóng từ những kính thiên văn lớn như thế".
    Nhóm này hiên tại đang thực hiện những quan sát tiếp theo về 2008 KV42 để theo sát quĩ đạo của nó với độ chính xác cao hơn. Sau đó họ sẽ bắt đầu làm sáng tỏ thông tin ẩn sau vật thể khác thương này.

    4/9/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080904151635.htm

    Anh Minh - PAC.News

  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng đã nghĩ bà này là người gốc Việt, nhưng sau khi kiểm tra trên internet thì ko tìm ra bằng chứng. Chỉ có điều, nếu là người gốc Hoa thì họ Trần họ sẽ ghi thành Chen chứ không phải Tran, và, cái tên Kim Vy cũng rất Việt Nam.
  10. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ lược laser lượng tử mở ra tương lai cho máy quang phổ.
    [​IMG]
    Một lược laser như vậy đóng vai trò như một thước đo cho việc định cỡ cho những máy quang phổ mới với độ chính xác cao cần thiết cho tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất và đo đạc sự giãn nở của vũ trụ trong tương lai.
    Những công cụ thiên văn cần để trả lời những câu hỏi cốt yếu như tìm kiếm những hành tinh giống Trái Đất hoặc cách thức vũ trụ giãn ra, vừa tiến một bước gần hơn với sự chứng minh đầu tiên tại kính thiên văn có hệ thống xác định kích cỡ mới cho máy ghi quang phổ chính xác. Phương thức này sử dụng một công nghệ đã giành giải Nobel gọi là "laser frequency comb" (lược laser tần số) và được xuất bản trên tạp chí Science tuần này.
    "Dường như chúng ta đang trên đường hoàn thành một trong những giấc mơ của các nhà thiên văn", theo lời một thành viên của nhómTheodor Hansch, giám đốc viện quang học lượng tử Max Plank (MPQ) tại Đức. Hansch cùng với John Hall đã được trao giải Nobel vật lí 2005 cho công trình bao gồm công nghệ "lược lượng tử".
    Các nhà thiên văn học dùng những máy ghi quang phổ để trải ánh sáng từ những vật thể không gian thành những thành phần màu hoặc là tần số theo cùng cách hình thành cầu vồng từ ánh sáng Mặt Trời. Những máy này sau đó có thể đo đạc vận tốc của các ngôi sao, thiên hà hà và chuẩn tinh, tìm kiếm những hành tinh xung quanh những sao khác hoặc nghiên cứu sự giãn nở của vũ trụ.
    Một máy quang phổ phải được định cỡ một cách chính xác để những tần số ánh sáng có thể được đo đạc chính xác. Điều này tương tự như chúng ta cần cây thước chính xác để đo chính xác độ dài. Trong trường hợp hiên tại, kĩ thuật laser cung cấp một cây thước để đo đạc màu sắc hơn là khoảng cách với một độ chính xác cao.
    Những máy quang phổ mới này sẽ cần thiết trong những thí nghiệm được lên kế hoạch cho tương lai kính viễn vọng siêu lớn của châu Âu (E-ELT), kính này được thiết kế bởi ESO, đài thiên văn Nam Âu. Trên thực tế, những máy quang phổ này phải chính xác đến 1 phần 30 tỉ - tương đương để đo đường kính Trái Đất đến 1 milimet.
    "Chúng tôi sẽ cần cái gì đó hơn những gì mà công nghệ hiện tại có thể cho phép và đó chính là công nghệ "lược lượng tử". Nó đáng để rút lại loại chính xác yêu cầu là 1 cm/s, tương đương "mặt phẳng tiền" của một máy quang phổ độ phân giải cao", một thành viên là Constanza Araujo-Hauck từ ESO giải thích.
    Sau những cuộc kiểm tra thành công trong phòng thí nghiệm MPQ năm 2007, nhóm này đã tiếp tục thành công trong việc thử nghiệm một công cụ đâu tiên sử dụng "lược lượng tử" trên kính thiên văn VTT (Vacuum Tower Telescope) ở Tenerife vào ngày 8 tháng 3 năm 2008, đo đạc quang phổ của Mặt Trời trong bức xạ hồng ngoại. Kết quả này là rất ấn tượng và công nghệ này cũng hứa hẹn đạt được sự chính xác cần thiết để nghiên cứu những câu hỏi thiên văn hóc búa.
    "Trong những thử nghiệm ở Tenerife, chúng tôi đã đạt được sự chính xác nhất có thể. Hiện tại chúng tôi tiếp tục làm cho hệ thống này linh hoạt hơn và phát triển nó xa hơn", theo lời thành viên Tilo Steinmetz từ Menlo Systems GmbH, một công ty con từ viện Max Plank, được thành lập để thương mại hoá công nghệ "lược lượng tử" này.
    Một phiên bản của hệ thống này đang được xây dựng cho công cụ tìm hành tinh HARPS trên kính thiên văn của ESO tại trung tâm La Silla ở Chile trước khi được coi như là thể hệ tương lai của công cụ này.
    Một trong những dự án tham vọng cùng với E-ELT là CODEX mục tiêu là đo đạc sự giãn nở của vũ trụ được khám phá gần đây một cách trực tiếp bằng việc theo dõi tốc độ của những thiên hà và chuẩn tinh ở xa trong khoảng 20 năm. Điều này cho phép các nhà thiên văn kiểm tra thuyết tương đối của Einstein, hoặc vật chất tối.
    "Chúng tôi phải đo đạc sự chuyển động của những thiên hà ở xa đến một vài cm trên giây và theo dõi trong một vài thập kỉ", thành viên Antonio Manescau từ ESO cho hay.
    Các nhà thiên văn cũng dùng những máy quang phổ để săn những hành tinh quay quanh những hành tinh khác bằng cách tìm kiếm những chuyển động tinh vi của ngôi sao mà các hành tinh này chuyển động quanh nó. Để được phát hiện ra bởi công nghệ hiện tại, những hành tinh này phải khá lớn hoặc gần ngôi sao chủ, giống như Trái Đất. Một máy quang phổ chính xác hơn sẽ cho phép các nhà thiên văn tìm kiếm các hành tinh với đặc tính giống Trái Đất.
    08/09/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/A_Fine_Tooth_Comb_To_Measure_The_Accelerating_Universe_999.html
    Anh Minh - PAC.News

Chia sẻ trang này