1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    NASA chuẩn bị khám phá "lớp bí ẩn" của Mặt Trời.
    [​IMG]
    Không xa phía trên bề mặt Mặt Trời có vùng chuyển tiếp là nơi từ trường kiểm soát khí gas của ngôi sao này.
    Tháng 4 năm sau, trong tổng cộng 8 phút, cac nhà thiên văn học của NASA sẽ quan sát một lớp bí ẩn (Secret Layer) của Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu gọi nó là "vùng chuyển tiếp" (the transition region). Đó là nơi trong bầu khí quyển của Mặt Trời, cách bề mặt khoảng 5000 km, nơi mà từ trường lấn áp áp lực của vật chất và điều khiển khí gas của nó.
    Đó là nơi các tia lửa Mặt Trời phát sinh và bắt đầu hành trình đến Trái Đất, nơi gió Mặt Trời có vận tốc lên đến 1 triệu mph. Nói chung đó là nơi sản sinh ra thời tiết trong không gian. Các nhà nghiên cứu hi vọng nó tiết lộ nhiều bí mật.
    "Đầu năm sau, chúng tôi sẽ lên kế hoạch phóng một vệ tinh thiên văn có thể đo đạc các từ trường trong vùng chuyển tiếp này", Jonathan Cirtain từ trung tâm không gian Marshall (MSFC). Những nghiên cứu trước đây đã đo đạc những từ trường này ở bên trên và bên dưới chứ chưa xem xét ngay bên trong của nó.
    Tên của kính viễn vọng này là SUMI viết tắt của Solar Ultraviolet Magnetograph Investigation. Nó đã được phát triển bởi các kĩ sư và nhà thiên văn tại MSFC và hiên tại được lên kế hoạch phóng từ White Sands, New Mexico vào tháng 4 năm 2009.
    SUMI hoạt động dựa trên "hiệu ứng Zeeman" do nhà vật lí học người Hà Lan tên là Zeeman khám phá vào thế kỉ 19. Khi một ống kính làm đầy với khí gas nóng sáng được nhúng vào một từ trường, các vạch quang phổ phát ra bởi khí gas này chia thành 2 màu khác biệt - từ trường càng mạnh, thì sự tách biệt càng rõ. Điều tương tự cũng xảy ra trên Mặt Trời.
    Bằng việc đo đạc khoảng cách này, các nhà thiên văn học có thể ước tính được độ mạnh của từ trường của vết đen. Thêm vào đó, việc đo đạc sự phân cực của vạch chia giúp tính ra hướng của từ trường.
    Bí quyết này được áp dụng cho hàng ngàn vết đên trên bề mặt Mặt Trời nhưng chưa bao giờ áp dụng cho vùng chuyển tiếp cho dù nó nằm trên chỉ một khoảng cách ngắn.
    Tại sao không?
    "Chỉ là vận rủi", Cirtain nói. "Khí gas trong vùng chuyển tiếp không sản sinh nhiều vạch quang phổ mạnh mà chúng tôi có thể thấy trong bước sóng nhìn thấy. Tuy nhiên nó lại sản sinh vạch quang phổ tại bước sóng tử ngoại từ Trái Đất".
    "Thế tại sao chúng ta lại bỏ quên Trái Đât"
    SUMI sẽ xuất phát bên trong chóp nón của tên lửa đẩy Black Brant trên một chuyến bay sub-orbital mà đưa nó lên độ cao 300 km cách mặt nước biển. "Chúng tôi sẽ ở trên 99.99% của khí quyển Trái Đất", Cirtain cho hay. Khoảng 68 giây từ lúc xuất phát, cửa trọng tải sẽ mở ra, cung cấp cho SUMI một tầm nhìn rộng cho tia tử ngoại Mặt Trời. "Từ lúc đó, chúng tôi chỉ có 8 phút để làm việc, nhắm tới một vùng hoạt động tích cực và bắt đầu thu thập dữ liệu".
    Chuyển bay ngắn này chắc chắn sẽ không dẫn đến những cuộc đột phá tức thì. Nhưng nó sẽ chứng minh khái niệm SUMI này và cho chúng tôi thấy nó sẽ hiệu quả. Một chuyến bay thành công sẽ dẫn đến những chuyến bay tiếp theo và kết quả là một máy ghi từ kiểu SUMI sẽ được lắp đặt lâu dài trên kính viễn vọng không gian
    09/09/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/NASA_To_Explore_Secret_Layer_Of_The_Sun_999.html

    Anh Minh - PAC.News
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VIÊN KIM CƯƠNG TRÊN BẦU TRỜI
    Những hình ảnh đầu tiên của tiểu hành tinh Steins đã được lọc ra từ những số liệu do tầu Rosetta gửi về sáng ngày 6/9 thực sự là những kết quả rất khả quan. Đó là những bức ảnh thực sự đẹp.
    ?o Steins trông giống như một viên kim cương trên trời vậy?, Uwe Keller, trưởng nhóm nghiên cứu hệ chụp hình OSIRIS trên tầu Rosetta, thuộc viện Plank- Đức đã nói như vậy
    Từ những hình ảnh, ta có thể thấy một vài miệng hố (nếu có thể coi là như vậy), trong đó có 2 miệng hố khá lớn, một cái có đường kính tới 2km, điều này chứng tỏ thiên thạch này hẳn phải rất già.
    Rita Schulz, một nhà khoa học trong dự án Rosetta nói:?Từ các hình ảnh của tiểu hành tinh, ta có thể thấy một chuỗi những miệng hố, điều đó chứng tỏ những miệng hố này được hình thành trong khi tiểu hành tinh Steins đang tự quay. Sự va đập có thể được tạo ra bởi một dòng các vụn thiên thạch hoặc các mảnh vụn từ một thiên thể nhỏ bị vỡ ra.?
    Chuỗi các miệng hố bao gồm khoảng 7 chiếc. Để xác định tuổi của tiểu hành tinh, người ta đã bắt đầu đếm số các miệng hố (càng nhiều miệng hố, thiên thạch càng già). Tới nay, ngưòi ta đã đếm được 23 miệng hố trên tiểu hành tinh Steins.
    Từ các hình ảnh thu đựơc,các nhà khoa học đang tìm hiểu xem tại sao tiểu hành tinh này lại sáng một cách bất thường như vây, và độ mịn của lớp vụn đá bề mặt ở mức độ nào. Các câu trả lời này sẽ góp phần trả lời câu hỏi tiểu hành tinh này được hình thành ra sao.
    Gerhard Schwehm, giám đốc dự án Rosetta nói:?Có vẻ như đó là một tiểu hành tinh điển hình, nhưng cũng thật thú vị là chúng ta biết được khá nhiều điều chỉ từ qua các hình ảnh. Đây là những kết quả khoa học đầu tiên của chúng tôi. Chúng tôi còn nhiều các thông tin khoa học hứa hẹn ở phía trước. Tôi đang thực sự mong chờ cuộc chạm chán của Rosetta với một viên kim cuơng lớn hơn nhiều, đó là Lutetia.?.
    Camera góc rộng (WAC) của hệ thu nhận hình ảnh OSIRIS đã làm việc rất tốt trong thời gian tầu Rosetta bay ngang qua tiểu hành tinh Steins.
    Các chuyên gia của nhóm OSIRIS tin rằng những hình ảnh mà họ thu đựơc từ Camera góc hẹp (NAC) cũng sẽ có độ phân giải tương xứng. Điều này sẽ cung cấp thêm các chi tiết về mầu sắc và do vậy cho phép các nhà khoa học tìm hiểu thêm về cấu trúc bề mặt của tiểu hành tinh.
    Theo Esa.
    Các bạn có thể xem hiìn ảnh+video của tiểu hành tinh Steins ở đây:
    http://www.esa.int/esaCP/SEMNMYO4KKF_index_0.html
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đây có lẽ sẽ là tin được quan tâm nhất trong ngày hôm nay.
    Hồi hộp chờ vận hành ?ocỗ máy Big Bang?
    10/09/2008
    7g GMT (14g giờ VN) hôm nay, 10-9, cỗ máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới ?" Large Hadron Collider (LHC), còn gọi là ?ocỗ máy Big Bang? ?" sẽ được khởi động. Các nhà khoa học đang mong chờ thí nghiệm lớn nhất mà con người từng thực hiện này sẽ đem lại những kết quả bất ngờ nhất về vũ trụ và nguồn gốc vũ trụ.
    [​IMG]
    Sơ đồ đường hầm LHC
    Thí nghiệm chưa từng có
    Theo Reuters, dự án LHC của Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) được bắt đầu 15 năm trước. Cỗ máy khổng lồ LHC với đường ống dẫn hạt dài đến 27km này nằm ở độ sâu 100m tại khu vực biên giới Pháp - Thụy Sĩ. LHC có thể gia tốc hạt đạt năng lượng 14 TeV (14.000 tỷ electron volt). Với máy gia tốc hạt siêu mạnh LHC, các nhà khoa học có thể nghiên cứu các hạt ở khoảng cách 10-19m (1/10 tỷ tỷ mét), đo đạc được các khoảng thời gian 10-25giây (1/10 triệu tỷ tỷ giây).
    Khi LHC vận hành, các nhà khoa học sẽ cho các chùm hạt cơ bản va đập nhau ở tốc độ ánh sáng, tạo nhiều bản sao nhỏ của vụ nổ ?oBig Bang? nguyên thủy khoảng 13,7 tỷ năm trước, được cho là nguồn gốc hình thành vũ trụ. Sau ?oBig Bang?, các thiên hà ngày càng chuyển động ra xa nhau do vũ trụ vận hành và liên tục dãn nở.
    Người đứng đầu CERN, nhà vật lý Pháp Robert Aymar, cho biết, các phát hiện từ dự án trị giá 6,4 tỷ euro (9,2 tỷ USD), quy tụ 6.000 nhà nghiên cứu từ 50 nước này sẽ đem lại những tiến bộ khoa học lớn chưa từng có.
    Giáo sư vật lý Erez Etzion, Đại học Tel Aviv (Israel) cho rằng ?otác động của thí nghiệm LHC sẽ lớn hơn cả việc lên mặt trăng lần đầu tiên. Thật khó đoán hết lợi ích thực tế của dự án này?. Cả trong trường hợp xảy ra những điều không mong đợi hay ngoài dự đoán, cũng sẽ ?otạo phấn khích lớn vì có nghĩa là chúng ta còn hiểu biết về tự nhiên ít hơn chúng ta nghĩ? ?" theo nhà vật lý Anh Brian Cox. Có thể ?ocỗ máy Big Bang? sẽ cho chúng ta thấy những điều chúng ta chưa hề biết chúng tồn tại.
    Tìm nguồn gốc vũ trụ
    Vũ trụ hình thành thế nào? Vũ trụ cấu tạo từ gì? Khối lượng là gì? Thời gian là gì? Có thể chứng minh sự tồn tại của các chiều dư (extra dimension) ngoài 4 chiều không-thời gian con người đã biết? Năng lượng nào đẩy các thiên hà ngày càng xa nhau, làm các thiên hà quay quanh mình?... Những vấn đề lớn đó của khoa học sẽ có câu trả lời và có thể làm thay đổi các nền tảng khoa học sau ngày 10-9, khi LHC vận hành.
    Theo Science Daily, một mục tiêu chính của thí nghiệm là tìm được ?ohạt Higgs? ?" đặt theo tên nhà vật lý Scotland, Peter Higgs, hồi năm 1964 chỉ ra rằng, loại hạt cơ bản này, còn gọi là ?oGod particle? (hạt cơ bản của Chúa) chính là loại hạt tạo ra khối lượng cho vật chất và tạo nên vũ trụ. Ngoài ra, còn nhiều bí ẩn của vật lý và vũ trụ, trong đó có siêu đối xứng, vật chất đen, năng lượng đen... là mục tiêu của thí nghiệm. Các tính toán khoa học trước đây cho thấy, năng lượng đen nhiều gấp 4 lần năng lượng con người đã biết, còn vật chất đen chiếm tới 95% toàn bộ vật chất trong vũ trụ.
    Trong các thử nghiệm đầu tiên, chùm hạt cơ bản sẽ được phóng vào đường hầm LHC theo một hướng. Các vụ va chạm có thể được kiểm tra trong vài tuần tới. Trong đường hầm, khi chùm hạt va đập nhau sẽ tái tạo khoảnh khắc đo bằng nano giây ngay sau vụ nổ ?oBig Bang?. Phần lớn hạt cơ bản không thấy được đều để lại dấu vết sau va chạm nhưng một số hạt không bị phát hiện vì có thể chúng di chuyển theo những chiều dư. Đây cũng là một mục tiêu tìm kiếm của thí nghiệm.
    LHC có gây ?otận thế??
    Một vấn đề gây nhiều chú ý trước thí nghiệm này là nỗi lo sợ sẽ xảy ra ?otận thế? sau khi LHC hoạt động. CERN cho biết, các nhà nghiên cứu của họ đã nhận được vô số e-mail bày tỏ nỗi lo sợ về thí nghiệm. Các ý kiến đó cho rằng, LHC hoạt động sẽ tạo ra các ?ohố đen? (black hole) có lực hấp dẫn cực mạnh nuốt chửng cả trái đất, hoặc sẽ tạo đường cho những dạng sự sống từ vũ trụ khác đổ bộ trái đất thông qua các ?ohố giun? (worm hole) xuyên không-thời gian. Thậm chí, hồi tháng 3 qua, 2 nhà vật lý Walter Wagner ở Hawaii (Mỹ) và Luis Sancho ở Tây Ban Nha từng nộp đơn kiện CERN lên tòa án ở Honolulu, Hawaii, cho rằng thí nghiệm LHC có thể gây ra nguy cơ hủy diệt trái đất.
    Tuy nhiên, Hãng thông tấn Reuters dẫn lời các nhà khoa học ở CERN cũng như ở Mỹ và Nga khẳng định, không thể xảy ra thảm họa đó. Cuối tuần qua, sau khi xem xét vấn đề an toàn của thí nghiệm LHC trước khi tiến hành, báo cáo của CERN cho biết: ?oLHC cho phép nghiên cứu chi tiết về việc tự nhiên đang làm gì quanh chúng ta. LHC an toàn và các ý kiến cho rằng nó có thể gây nguy hiểm chỉ là hoàn toàn tưởng tượng?. Brian Cox, thuộc khoa vật lý và thiên văn ở Đại học Manchester (Anh), còn khẳng định mạnh mẽ hơn và nói: ?oTôi thấy rất bực bội vì các lý luận vô lý đó?.
    Theo SGGP
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 12:23 ngày 10/09/2008
  4. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    NASA đang phát triển công nghệ năng lượng hạt nhân.
    [​IMG]
    Mô hình hệ thống năng lượng hạt nhân bề mặt trên Mặt Trăng
    Các phi hành gia của NASA sẽ cần những nguồn năng lượng khi họ quay lại Mặt Trăng và thiết lập một trạm không gian ở đây. Các kĩ sư đang khám phá khả năng của phân li hạt nhân để cung cấp năng lượng cần thiết và thực hiện những bước đầu tiên tiến tới công nghệ không hạt nhân của loại hệ thống này.

    Một hệ thống năng lượng hạt nhận mặt đất (Fission Surface Power System) trên Mặt Trăng có tiềm năng để tạo ra một lượng điện ổn định 40 Kilowat, đủ cho khoảng 8 căn hộ trên Trái Đất. Nó hoạt động dựa trên sự phân chia các nguyên tử uranium trong một lò phản ứng để tạo nhiệt mà sau đó được sử dụng chuyển thành năng lượng điện. Hệ thống này có thể sản xuất lượng lớn năng lượng trong môi trường khắc nghiệt như trên bề mặt Mặt Trăng hoặc Hoả Tinh, bởi vì nó không dựa vào ánh sáng mặt trời. Những thành phần quan trọng nhất của hệ thống này một nguồn nghiệt và sự phân phối và điều hoà năng lượng.
    "Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một đơn vị thí nghiệm công nghệ với tất cả những thành phần chính của hệ thống năng lượng hạt nhân mặt đất này và thực hiện thí nghiệm hệ thống phi hạt nhân trong một cơ sở mô phỏng không gian mặt đất", theo lời Lee Mason, trưởng điêu tra viên cho cuộc thí nghiệm tại trung tâm Glenn của NASA tại Cleverland. "Mục tiêu dài hạn là chứng minh sự sẵn sàng về mặt kĩ thuật cho thập niên tới, khi mà NASA được hi vọng là quyết định đến loại hệ thống năng lượng sẽ được sử dụng trên Mặt Trăng.
    Gần đây, Glenn đã kí hợp động cho mẫu thiết kế và phân tích của 2 loại hệ thông năng lượng tiên tiến khác nhau như một bước sơm trong việc phát triển một hệ thống hoàn chỉnh. Những
    tổ hợp năng lượng này rất cần thiết để xử lí nhiệt năng được sản xuất bởi lò phản ứng hạt nhân và chuyển đổi thành năng lượng điên một cách hiệu quả.
    Mẫu đầu tiên, được thiết kế bởi công ty Sunpower, sử dụng hai pit-tông đối nhau kết hợp với máy phát điện mà sản xuất tổng cộng 12 kilowat. Bản hợp động thứ 2 với công ty Barber Nichols, cho sự phát triển một động cơ vòng Brayton khép kín mà sử dụng tua-bin và máy nén tốc độ cao kết hợp với một máy phát điện quay có thể sản xuất 12 kilowat điện.
    "Việc phát triển và kiểm tra tổ hợp năng lượng này sẽ một nhân tố chính trong việc thể hiện sự sẵn sàng của công nghệ năng lượng hạt nhân mặt đất và cung cấp cho NASA những sự lựa chọn thực tiến và hiệu quả chi phí cho năng lượng hạt nhân trên Mặt Trăng và Hoả Tinh", Don Palac, giám đôc dự án cho hay.
    Sau một năm thiết kế và phân tích, một mẫu sẽ được chọn để xây dựng và thử nghiệm một mẫu đầu tiên của tổ hợp chuyển đổi năng lượng. Khi hoàn thành, tổ hợp này sẽ được kết hợp với những thành phần chính khác. Glenn sẽ phát triển hệ thống loại bỏ nhiệt và cung cấp cơ sở mô phỏng không gian. Glenn cũng sẽ phối hợp vơi bộ năng lượng và trung tâm không gian bay Marshall ở Huntsville, Ala. Marshall sẽ phát triển và cung cấp một máy mô phỏng lò phản ứng phi hạt nhân với chất lỏng kim loại được làm nguội như một nguồn năng lượng cho công nghệ này.
    Một lò phản ứng hạt nhân trong không gian khác biệt nhiều so với những hệ thống trên Trái Đất. Không có những tháp làm nguội lớn, và lò phản ứng này có kích cở khoảng một thùng rác văn phòng. Năng lượng được sản xuất từ một lò phản ứng không gian nhỏ hơn nhiều nhưng cũng đủ cho nhu cầu năng lượng của dự án này cho căn cứ trên bề mặt Mặt Trăng.
    Việc thử nghiệm cho hệ thống phi hạt nhân sẽ thực hiện tại Glenn vào năm 2012 hoặc 2013. Những cuộc thử nhiệm này sẽ giúp xác nhận sự hoạt động của hệ thống, phát triển những phương thức kiểm soát an toàn và đáng tin cậy, đạt được kinh nghiệm điều hành quý giá và giảm nguy cơ công nghệ.

    10/09/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080910161016.htm
    Anh Minh - PAC.News
  5. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Cái chết rực rỡ: Những quầng sáng của tinh vân được tiết lộ.
    [​IMG]
    IC 3568
    Những ngôi sao không đủ khối lượng để chuyển thành vụ nổ siêu tân tinh kết thúc cuộc sống của mình bằng thổi hầu hết vật chất trong một luồng gió sao mãnh liệt nhưng không gây nổ. Chỉ một nhân nóng còn lại trong một dạng của sao lùn trắng; phần còn lại của ngôi sao được phân tán vào vùng không gian bên trong ngôi sao, làm giàu nó với những thành phần được xử lí hóa học (Chemically processed elements) như cacbon, nguyên tố được tìm thấy trong hầu hết các sinh vật sống trên Trái Đất.
    Những thành phần này được hâm nóng trong suốt cuộc đời của một ngôi sao kéo dài hàng tỉ năm. Sự bức xạ năng lượng cao từ sao lùn trắng làm cho những khí gas được thổi ra chiếu sáng trong một khoảng thời gian ngắn và kết quả là một trong những vật thể thiên văn rực rỡ nhất: một tinh vân.
    Lịch sử phức tạp của độ hụt khối
    Những sự kiện dẫn đến sự hình thành của tinh vân phát triển qua hai giai đoạn mà cuối cùng đem kại một cấu trúc bao gồm một vùng bên trong dày đặc - của chính tinh vân - và quầng sáng mờ nhạt bên ngoài bao gồm những luồng "gió sao" (stellar wind) bị ion hóa. Cùng với nhau,vật chất được thổi ra trong một thời gian khá ngắn, về phương diện thiên văn học, và tinh vân này có thể nhìn thấy được trong một vài ngàn năm. Vì lí do này, không nhiều những đối tượng kiểu này có sẵn để nghiên cứu.
    Những quầng sáng bên ngoài của tinh vân khá mờ nhạt và khó để nghiên cứu, tuy nhiên, chúng có thể cung cấp lượng lớn thông tin về những đặc tính của giai đoạn mất khối lượng cuối cùng của ngôi sao đang chết. Mặc dù có sự tiến triển trong hiểu biết về sự tiến hóa sao cũng như sự mất khối lượng về mặt lí thuyết, nhưng những đặc điểm có thể quan sát được, nói riêng, của giai đoạn cuối của quá trình hao hụt khối lượng vẫn ít được biết đến. Những máy quang phổ thiên văn truyền thống và những công cụ khác có khả năng để nghiên cứu chỉ một vài đặc điểm của những vật thể mờ và rộng như thế, làm cho việc phân tích những quầng sáng này là một công việc ngổn ngang, có thể không thực hiện được.

    Giải pháp công nghệ IFS (inergral field spectroscopy) - Công nghệ này được áp dụng cho các kính thiên văn cực lớn

    Công nghệ mới này cho phép thu được hàng trăm quang phổ của một phần khá lớn trên bầu trời, và điều này mở ra viễn cảnh cho việc phân tích những vật thể mở rộng như tinh vân chẳng hạn. Đài thiên văn Calar Alto sở hữu một trong những máy quang phổ tốt nhất thế giới, đó là PMAS (Potsdam Multi-Aperture Spectrophotometer), được gắn vào kính thiên văn của trạm có đường kính 3.5 m.
    Trong một bài báo được xuất bản trong tờ Astronomy và Astrophysics, một nhóm nghiêm cứu từ viện vật lí thiên văn ở Potsdam, dẫn đầu bởi C. Sandin, đã sử dụng PMAS để nghiên cứu cấu trúc hai chiều của một nhóm năm tinh văn được lựa chọn trong thiên hà của chúng ta: Blue Snowball (NGC 7662), M2-2, IC 3568, Blinking (NGC 6826) và Owl (NGC 3587).
    Những quầng sáng của tinh vân được tiết lộ
    Cho 4 trong những đối tượng này, nhóm nghiên cứu tìm thấy được một cấu trúc nhiệt (temperture structure), mà trải dài suốt từ trung tâm ngôi sao đến quầng sáng này, và tìm thấy trong 3 trường hợp rằng, nhiệt độ tăng đều ở quầng sáng bên trong. Theo Sandin, "Sự xuất hiện của những quầng sáng nóng như vậy có thể được dễ dàng giải thích như một hiện tượng tạm thời mà xuất hiện khi quầng sáng này đang trong quá trình ion hóa". Một kết quả đáng chú ý nữa của nghiên cứu này là lần đầu tiên có thể đo đạc được quá trình mất mát khối lượng của sự tiến hóa cuối cùng của những ngôi sao hình thành nên tinh vân. Sandin cho biết, "So với những phương thức đo tỉ lệ hụt khối khác, những ước tính của chúng tôi được thực hiện trực tiếp trên thành phần khí của gió sao". Kết quả này mang lại những hiểu biết sâu sắc quang trọng về cách mà khối lượng bị hụt đi, và các nhà nghiên cứu phát hiện rằng độ hụt khối gia tăng bởi nhân tố khoảng 4-7 ngàn năm trong giai đoạn cuối.
    Nhóm nghiên cứu lên kế hoạch tiếp tục nghiên cứu giai đoạn tiến hóa cuối cùng của những ngôi sao khối lượng nhỏ, và quan sát tinh vân trong đám mây Magellanic. Những tác giả này cho rằng "về phương diện lí thuyết, kết quả nghiên cứu này nên cung cấp một nền tảng thách thức cho sự cải thiện của những mẫu gió sao trong tương lai".
    12/09/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080911142411.htm
    Anh Minh - PAC.News
  6. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch quay lại Mặt Trăng của NASA.
    [​IMG]
    Nỗ lực đầu tiên đặt chân lên Mặt trời của loài người - Apollo 11 - là một thành tựu mà thực ra kết thúc trong thảm họa. Chỉ cách 400 feet từ bề mặt Mặt Trăng, với khoảng nhiên liệu chỉ có thể duy trì trong 1 phút, phi hành gia Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin đã nhìn thấy máy tính của con tàu đưa họ thẳng tới một miệng núi lửa có kích cỡ một sân bóng đá. Họ đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát từ máy tính, bay qua miệng núi lửa này và đáp xuống một khu vực bằng phẳng hơn.
    Trong những gì tốt nhất có thể ơ giai đoạn những năm 60, khả năng hàng không của NASA chưa đủ tốt để tránh được bất ngờ nguy hiểm này. Việc đổ bộ cho chuyến quay lại Mặt Trăng của NASA có khả năng đầy thách thức hơn nữa. Các nhà hoạch định nhiệm vụ muốn đáp xuống đỉnh cảu những miệng núi lửa khổng lồ trong khu vực cực Bắc, bởi vì những miệng núi lửa này sẽ được chiếu sáng liên tục. Ánh Mặt trời ổn định cung cấp một nguồn năng lượng đáng tin cậy cho những chuyến thám hiểm dài hạn.
    Tuy nhiên, "Không có nhiều điều bất ngờ ở đây", theo lời John Keller tại trung tâm Goddard của NASA ở Greenbelt, Md.
    Keller là phó giám đốc dự án cho một tàu thám hiểm robot mà sẽ làm giảm những rủi ro nảy sinh cho những lần hạ cánh táo bạo - Tàu Lunar Reconnaissance hay LRO. "Những công cụ trên LRO sẽ phối hợp với nhau để xây dựng một hình ảnh chi tiết và hoàn chỉnh của những khu vực có khả năng hạ cánh được", Keller nói thêm.
    Nhìn chung, những khu vực hạ cánh tốt cần phải phảng và trống trải để tránh những tảng đá to mà có thể gây hại đến tàu khi hạ cánh. Nhưng những địa điểm này cũng phải gần khu vực hấp dẫn cho việc khám phá, nghiên cứu khoa học hoặc cho thuận lại cho việc tiếp các các nguồn tài nguyên. Những nhiệm vụ Apollo thuần túy chỉ là khám phá, và hạ cánh tại những địa điểm khác nhau gần xích đạo. Chuyến quay trở lại Mặt Trăng của NASA lần này mang nhiều tham vọng hơn, và các nhà hoạch định kế hoạch hướng tới vùng cực không chỉ cho nghiên cứu khoa học mà còn cho những nguồn tại nguyên tiềm tàng trên Mặt Trăng để duy trì cuộc sống: Những nguồn này bao gồm oxy, hidro, và đất".
    Ánh sáng Mặt Trời ổn định tại vùng cực cung cấp một nguồn năng lượng rất giá trị. "Dĩ nhiên, bạn có thể dựa vào năng lượng Mặt Trời ban ngày, nhưng rất khó để cung cấp đủ pin nạp lượng điện cần thiết cho ban đêm", theo lời Richard Vondrak, một nhà khoa học của dự án LRO. "Trên thực tế những dụng cụ đã được để lại trên Mặt Trăng bởi các phi hành gia Apollo dựa vào năng lượng hạt nhân dùng vào ban đêm. Tuy nhiên, tại các cực, năng lượng Mặt Trời có thể là nguồn năng lượng chính bởi vì Mặt Trời hầu như lúc nào cũng ở phía trên đường chân trời. Ngay cả có những nơi trên miệng núi lửa hay một sô dãy núi nơi mà Mặt Trời chưa bao giờ lặn được gọi là những vùng được chiếu sáng vĩnh viến (PIRs)".
    Vì thế những nguồn tiềm năng và tin cậy biến những cực này đủ hấp dẫn cho những nố lực hạ cánh trên rìa của một miệng núi lửa. Điều này phụ thuộc vào LRO để bảo đảm những chuyến hạ cánh an toàn nhất có thể.
    Nhiệm vụ đầu tiên là quan sát kĩ lưỡng những vùng cực. Một camera gọi là WAC (Wide Angle Camera) sẽ dùng hệ thống lọc màu để cung cấp thông tin về những nguồn có thể dựa trên màu sắc được phản chiếu từ bề mặt Mặt Trăng. Nó cũng kết hợp những hình ảnh trong suốt một năm trên quĩ đạo để làm một đoạn phim mô tả những khu vực có thể tận dụng được nhiều ánh sáng Mặt Trời, bao gồm khu vực PIRs. Đoạn phim này sẽ chiếu những vùng chìm trong bóng tối vĩnh cửu gọi là PSRs. Đây là những địa điểm rất lạnh đầy hứa hẹn để tìm kiếm hidro mà băng.
    LRO cũng mang theo 2 máy camera hiện đại, gọi là Narrow Angle Cameras (NACs) mà phối hợp với nhau để chụp những hình ảnh chi tiết đến từng mét trên những khu vực rộng 10 kilomet. Khi LRO bay ngang qua cực, Mặt Trăng sẽ xoay bên dưới tàu, và các camera sẽ liên tục xây dựng hình ảnh chi tiết của vùng này. Nó sẽ được dùng để tìm những khu vực hạ cánh an toàn trống trải cho phép các phi hành gia tránh được những bất ngời như nhiệm vụ Apollo 11.
    LRO sẽ sử dụng dữ liệu từ công cụ khác đo đạc nhiệt độ để kiểm tra vùng an toàn. Nhiệt độ thay đổi chậm trong khu vực với vật chất bừa bãi (có nhiều đá) bởi vì vật chất bừa bãi sẽ không gắn chặt được với bề mặt. Bằng việc phân tích sự thay đổi nhiệt độ, các nhà khoa học với công cụ Diviner có thể tìm thấy những địa điểm thoạt nhìn thì bằng phẳng nhưng thực ra là rất nhiều đá.
    Các phi hành gia cũng muốn tránh những nơi sườn dốc mà có thể tác động xấu đến tàu, vì thế LRO có một hệ thống quét laser mà có thể xây dựng bản đồ địa hình trên bề mặt. Công cụ đo độ cao (Lunar Orbiter Laser Altimeter - LOLA) ghi nhận khoảng thời gian mà một xung laser từ tàu đến bề mặt Mặt Trăng và quay trở lại để tính toán độ cao của địa hình. Sau một năm, một bản đồ địa hình được xây dựng chính xác đến nửa mét theo chiều thẳng đứng và 50 mét theo chiều ngang. Tuy nhiên, để tính toán chính xác khoảng cách giữa LRO và bề mặt, các nhà khoa học phải biết được vị trí chính xác của nó trong không gian.
    LRO đang được lắp rắp và quản lí bởi trung tâm Goddard và được lên kế hoạch phóng vào tháng 3 năm 2009. NASA dự định đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào 2020. Khi các nhà phi hành tiến sát tới rìa miệng núi lửa trong thập kỉ tới, họ có thể nhờ một robot tìm cách tiếp cận an toàn.
    12/09/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080909155117.htm
    Anh Minh - PAC.News
  7. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Mặt Trời có thể cách xa nơi nó hình thành.
    [​IMG]
    Thiên hà Milk Way được mô phỏng trong máy tính
    Các nhà khoa học trong một thời gian dài tin rằng các ngôi sao thường trải qua một thời gian dài trong cùng một phần phổ biển của một thiên hà nơi chúng được hình thành. Một vài các nhà vật lí thiên văn gần đây nghi ngờ tính đúng đắn của khái niệm đó, và hiện tại những mô phỏng mới cho thấy rằng, it nhất trong những thiên hà tương tự với thiên hà Milk Way của chúng ta, các ngôi sao như Mặ Trời có thể di chuyển những khoảng các rất xa.
    Thêm vào đó, nếu Mặt Trời của chúng ta đã đi xa từ nơi nó được hình thành hơn 4 tỉ năm về trước, điều đó có thể thay đổi toàn bộ ý niệm rằng có nhiều phần của thiên hà - cũng được gọi là khu vực có thể tồn tại sự sống - mà cho phép hỗ trợ sự sống hơn những khu vực khác.
    "Quan điểm của chúng ta về phạm vi của khu vụ có thể tồn tại sự sống được dựa trên một phần của khái niệm rằng những thành phần hóa học nhất định cần thiết cho sự sống là tồn tại ở một số phần của một đĩa thiên hà", theo lời Rok Roskar, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thiên văn học tại đại học Washington.
    "Nếu những ngôi sao di cư, thì khu vực đó không thể là một nơi cố định".
    Nếu khái niệm về khu vực có sự sống không hiệu quả, nó có thể thay đổi sự hiểu biết của các nhà khoa học về nơi nào và bằng cách nào mà sự sống tiến hóa trong một thiên hà.
    Roskar là nhà khoa học dẫn đầu của một bài luận văn mô tả những kết quả từ những mô phỏng này, được xuất bản trong số ngày 10 tháng 9 của tờ Astrophysical. Các đồng tác giả là Thomas R. Quinn của đại học Washington, Victor Debattista tại đại học Central Lancashire ở Anh, và Gregory Stinson và James Wadsley tại đại học McMaster ở Canada. Công trình này được tài trờ một phần bởi quĩ National Science.
    Sử dụng hơn 100,000 giờ máy tính trên một cụm máy tính tại đại học Washington và một siêu máy tính tại đại học Texas, những nhà khoa học này đã tạo một mô phỏng của sự hình thành và tiến hóa của một đĩa thiên hà từ vật chất xoáy lại 4 tỉ năm kể từ sau vụ nổ Big bang.
    Những mô phỏng bắt đầu với những điều kiện khoảng 9 tỉ năm trước, sau khi vật chất cho đĩa thiên hà của chúng ta kết hợp với nhau nhưng sự hình thành đĩa thực sự chưa bắt đầu vào lúc đó. Các nhà khoa học đã thiết lập những tham số cơ bản để mô phỏng sự phát triển của thiên hà Milk Way vào thời điểm đó, nhưng sau đó để thiên hà mô phỏng này tự chuyển biến.
    Nếu một ngôi sao, trong quĩ đạo quanh trung tâm thiên hà, bị chặn đứng bởi một nhành xoắn ốc của thiên hà, các nhà khoa học trước đây đã cho rằng quĩ đạo của ngôi sao đó sẽ bất ổn định hơn theo cùng một cách mà một bánh xe ô tô loạng choạng sau khi đâm phải một ổ gà.
    Tuy nhiên, trong những mô phỏng mới, quĩ đạo của một vài ngôi sao có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng vẫn ổn định sau khi đâm phải sóng xoắn khổng lồ.
    Mặt Trời của chúng ta có quĩ đạo gần tròn, vì thế những kết quả này cho thấy khi nó được hình thành 4.59 tỉ năm trước (khoảng 50 triệu năm sau Trái Đất), nó có thể đồng thời gần hơn hoặc xa hơn từ trung tâm thiên hà, hơn là một nửa đường tới rìa ngoài nơi là vị trí hiện tại của nó.
    Việc di cư của các ngôi sao cũng giải thích một vấn đề tồn tại lâu trong hỗn hợp hóa học của các ngôi sao trong vùng lân cận của hệ Mặt Trời mà được biết là hỗn tạp và loãng hơn dự đoán nếu các ngôi sao trải qua phần đời còn lại của chúng ở nơi chúng được sinh ra. Bằng việc đưa vào các ngôi sao từ những nơi bắt đầu rất khác nhau, vùng lân cân của Mặt Trời trở nên đa dạng và thú vị hơn.
    Sự di cư như thế dường như phụ thuộc vào thiên hà mà có những cánh tay xoắn ốc mà thay đổi đường đi của chúng xuyên qua thiên hà, giống như thiên hà của chúng ta hiện tại, Roskar cho hay.
    "Thiên hà mô phỏng được lí tưởng hóa rất nhiều trong sự hình thành của đĩa, nhưng chúng tôi tin rằng nó là biểu thị của sự hình thành của thiên hà kiểu Milk Way", ông nói. "Theo một cách nào đó, việc nghiên cứu Milk Way là điều khó nhất để thực hiện bởi vì chúng ta đang ở bên trong nó và hoàn toàn không thể nhìn thấy được. Chúng ta không thể chắc chắn rằng Mặt Trời nằm trong kiểu di cư này".
    Tuy nhiên, gần đây có những bằng chứng quan sát được rằng sự di cư như vậy có thể có thể xuất hiện trong những thiên hà khác.
    Roskar lưu ý rằng các nhà nghiên cứu không phải là lần đầu tiên đưa ra các ngôi sao có thể di cư những khoảng cách rất xa qua các thiên hà, nhưng chúng lần đầu tiên mô tả những hiệu ứng của những chuyên di cư như vậy trong một đĩa thiên hà mô phỏng.
    Kết quả này được dựa trên một vài vận hành của mô phỏng này, nhưng nó được mong đợi những hoạt động tiếp theo mà sư dụng cùng tham số và các đặc tính vật lí sẽ đưa ra cùng kết quả.
    Các nhà khoa học lên kế hoạc để vận hành một loạt mô phỏng với những đặc tính vật lí thay đổi để tạo thành các loại đĩa thiên hà khác nhau và sau đó xác định có hay không các ngôi sao cho thây khả năng tương tự để di cư những khoảng cách xa với các loại đĩa thiên hà khác nhau.
    16/09/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports Sun_May_Be_Far_From_Where_It_Started_In_Milky_Way_999.html
    Anh Minh - PAC.News
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KHỦNG HOẢNG NGA ?" GRUZIA CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG TỚI CHƯƠNG TRÌNH VŨ TRỤ CỦA MỸ
    Một số nhà phân tích lo ngại rằng sự can thiệp của Nga vào Gruzia có thể ảnh hưởng tới công cuộc thám hiểm vũ trụ của Hoa kỳ. Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA đang phụ thuộc quá nhiều vào các tầu vũ trụ của Nga để lên được trạm ISS, và vì vậy, một mối quan hệ cơm không lành canh không ngọt giữa Nga và Mỹ sẽ cắt hoàn toàn các chuyến bay của Mỹ vào vũ trụ.
    Mỹ lần đầu tiên mời Nga tham gia dự án trạm ISS vào năm 1993. Nga đã có nhiều năm kinh nghiệm với trạm Hòa Bình. và họ có đủ tiềm lực để giúp Hoa kỳ đưa các phi công vũ trụ lên trạm ISS bằng các tầu Liên Hợp. Một tiến trình hợp tác mới của những đối thủ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
    Howard McCurdy, một chuyên gia vũ trụ tại Đại Học Hoa kỳ ở Washington nói:? Chúng ta cung cấp phuơng tiện lên trạm ISS bằng các tầu Con thoi, họ, (người Nga) có các tầu Liên Hợp, và đó là một sự hợp tác tuyệt vời sau thời kỳ chiến tranh lạnh?.
    Nhưng thời kỳ hợp tác tuyệt vời này có thể sẽ chấm dứt do cuộc khủng khoảng ở Gruzia. và mối quan hệ Nga ?" Mỹ đang bị sứt mẻ nghiêm trọng.
    NASA đã lên kế hoạch chấm dứt hoạt động của các tầu Con thoi vào năm 2010. Sau thời điểm đó, Cơ quan vũ trụ Mỹ phải dựa hẳn vào sự phục vụ của các tầu Liên Hợp để đưa nguời lên trạm ISS !.
    Một bộ luật của Mỹ đã cấm NASA mua các phương tiện và dịch vụ liên quan tới chinh phục vũ trụ từ Nga trừ phi nước này từ bỏ việc chuyển vũ khí cho Iran. Nasa có quyền miễn trừ cho việc này, nhưng quyền đó cũng sẽ hết hạn vào năm 2011.
    Các chuyên gia vũ trụ nói rằng nếu Quốc hội Mỹ không nới rộng quyền miễn trừ trên thì chương trình vũ trụ của Hoa kỳ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
    Scott Pace, Giám đốc Viện Vũ trụ tại ĐHTH George Washingon nói: ?o Bây giờ việc quan trọng nhát là Quốc hội phải thông qua quyền cho phép Mỹ thương thảo với Nga để dặt thêm chỗ trên các tầu Liên Hợp, nếu không , chúng ta sẽ không thể lên đựơc trạm ISS một khi chương trình tầu Con thoi chấm dứt vào 2010?.
    Ứng viên tổng thống Mỹ John McCain và một số nghị sĩ đã bày tỏ quan ngại về độ tin cậy của đối tác Nga trong mối quan hệ - hợp tác về chương trình chinh phục vũ trụ.
    Tuy nhiên các chuyên gia vũ trụ vẫn cho rằng, mặc dầu có những căng thẳng về chính trị, Nga và Mỹ vẫn cần thiết phải hợp tác trong công cuộc thám hiểm vũ trụ.
    McCurdy nói ?o Hầu hết những việc chúng ta làm trong vũ trụ ngày nay đều mang tính quốc tế. Khi chúng ta viếng thăm sao Thổ, chiếc tàu thăm dò được thả xuống mặt trăng Titan là do ESA chế tạo. Thực tế mà nói, những chương trình vũ trụ đều mang tính quốc tế, và chính Trạm vũ trụ Quốc tế ISS là một minh chứng hùng hồn.cho sự hợp tác xuyên quốc gia này?
    Theo ông và nhiều chuyên gia khác thì việc học cách hợp tác trên bình diện quốc tế là rất quan trọng, không chỉ đối với các chương trình nghiên cứu vũ trụ mà còn nhiều thách thức khoa học lớn lao khác trong thế kỷ 21 này.
    Theo báo nước ngoài
  9. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tìm thấy mắt xích còn thiếu về hố đen.
    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng vật chất rơi vào trong một hố đen siêu khổng lồ cùng với kiểu trung bình của chu kì tia X từ thiên hà REJ1034+396.
    Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một xung tia X mạnh đang phát ra từ một hố đen khổng lồ trong một thiên hà cách Trái Đất 500 triệu năm ánh sáng.
    Xung này được hình thành bởi khí bị hút bởi trọng lực hố đen tại trung tâm của thiên hà REJ1034+396.
    Những xung tia X khá phổ biến giữa các hố đen nhỏ, nhưng nghiên cứu tại Durham lần đầu tiên phát hiện hoạt động này trong một hố đen siêu lớn. Hầu hết các thiên hà bao gồm Milk Way, được tin rằng có chứa những hố đen siêu lớn tại vùng trung tâm.
    Các nhà nghiên cứu mà xuất bản thành quả của họ trong tờ bào khoa học có uy tín là Nature sô ngày 18 tháng 9, cho rằng khám phá của họ sẽ làm tăng hiểu biết về cách mà khí ga hoạt động trước khi rơi vào hố đen như thể nó ăn và phát triển.
    Các nhà thiên văn học nghiên cứu hố đen hàng thập kỉ và khả năng thấy chúng dựa vào thực tế là khí sẽ cực nóng và phát ra tia X trước khi nó hoàn toàn bị nuốt chửng và biến mất mãi mãi.
    Sử dụng vệ tinh XMM-Newton của châu Âu, họ đã tìm thấy rằng tia X được phát ra như là một dấu hiệu thông thường từ hố đen siêu khổng lồ. Tần số của xung liên quan đến kích cỡ của hố đen.
    Tiến sĩ Marek Gierlinski thuộc khoa vật lí đại học Durham, nói rằng: "Những dấu hiệu như vậy là đặc điểm của những hố đen nhỏ được nhiều người biết đến trong thiên hà của chúng ta khi khí gas bị kéo từ một ngôi sao song hành (companion star).
    "Điều thật sự thú vị là chúng tôi bây giờ đã thiết lập một mắt xích những những hố đen nhẹ và những hố đen nặng gấp hàng triệu lần Mặt Trời."
    "Các nhà khoa học tìm kiếm những dấu hiệu như thế trong 20 năm qua và phát hiện của chúng tôi giúp bắt đầu hiểu thêm về hoạt động xung quanh hố đen khi chúng phát triển".
    Những nhà khoa học này cũng hi vọng nghiên cứu tương lai sẽ tiết lộ cho họ tại sao mà một vài hố đen siêu lớn lại có những dấu hiệu đó trong khi một số khác lại không.
    Nghiên cứu này được tài trợ bởi hội động khoa học và công nghệ, cục không gian châu Âu, và bộ khoa học và giáo dục đại học Ba lan.

    17/09/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080917145139.htm
    Anh Minh - PAC.News
    Được anhminh3103 sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 18/09/2008
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGÔI NHÀ TRÁI ĐẤT CÓ ĐẶC BIỆT? HÃY THAM GIA ĐỂ GỬI TÊN MÌNH LÊN VŨ TRỤ !
    Liệu trong Dòng sông Ngân hà, (Milky Way) Trái đất của chúng ta có quá đặc biệt, hay Hành tinh xanh cũng chỉ là một trong muôn vàn những hành tinh giống Trái đất khác?. Các nhà khoa học vẫn chưa thể trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này. Nhưng sắp tới đây, Sứ mệnh Kepler của Nasa có vẻ rất hứa hẹn trong việc đi tìm câu trả lời. Sứ mệnh này sẽ giúp chúng ta tiến thêm một buớc dài nữa trong việc tìm hiểu vị trí Trái đất trong vũ trụ.
    Cũng phải tới 4 thé kỷ trôi qua kể từ hồi Copernicus, Kepler và Galileo bắt đầu nhận ra Trái đất của chúng ta không hề đóng vai trò trung tâm của vũ trụ, theo các ông, đó là Mặt trời. Rồi thời gian trôi đi, chừng gần một thé kỷ trước, chúng ta lại thấy rằng Mặt trời cũng không phải là trung tâm , và tiếp đó, dải Ngân hà cũng chỉ là một trong số hàng tỷ các thiên hà đang lênh đênh trong một biển vũ trụ mà hoàn toàn không có trung tâm. Trở lại câu hỏi trên, Trái đất có đặc biệt hay không, chúng ta đã tiến một chặng đường dài, và tới đây, Sứ mệnh Kepler sẽ giúp tìm ra những bằng chứng vững chắc về các ?oTrái đất? khác, chỉ có điều chúng ta không hề biết các ?oTrái đất? đó hiếm hay phổ biến trong vũ trụ mà thôi.
    Bạn nghĩ thế nào về công cuộc săn lùng những hành tinh ngoại hệ ? Nhóm nghiên cứu thuộc Sứ mệnh Kepler cũng như Viện Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Smithsonian rất muốn biết điều này. Trên trang web của Kepler Mission http://namesinspace.seti.org/ bạn được mời tham gia đóng góp ý kiến, ngắn thôi, ít hơn 500 từ, về tầm quan trọng của Sứ mệnh Kepler va công cuộc dò tìm các hành tinh ngoại hệ. Bạn cũng sẽ gửi kèm tên, địa chỉ. Một khi đã đăng ký được, bạn có thể download được một chứng chỉ của Kepler Mission chứng tỏ đã tham gia trang web. (đừng sợ SPAM nhé, trang web không đòi hỏi địa chỉ email của bạn).
    Tên và những phát biểu của những người tham gia sẽ được in vào một đĩa DVD, và sẽ được phóng lên vũ trụ cùng với tầu thăm dò Kepler vào mùa Xuân sang năm. Những thông tin này cũng sẽ được gửi cho Viện Bảo tàng Smithsonean để làm tư liệu lịch sử về các ý kiến xa hội về công cuộc thám hiểm vũ trụ.
    Thời hạn chót cho công việc đăng ký và gửi ý kiến là 1/11/2008, hy vọng vẫn đủ thời gian cho những bạn quan tâm.
    Thế chúng ta đã biết được những gì cho tới thời điểm này?
    Các nhà thiên văn học đã khám phá ra hơn 300 hành tinh ngoại hệ đang quay quanh quỹ đạo của những ngôi sao lân cận, một số thuộc hệ nhiều hành tinh. Con số này tăng lên hàng tuần. và bạn có thẻ cài đặt một chương trình tiện ích trên PC của mình để luôn được thông báo về con số hành tinh ngoại hệ mới đựơc cập nhật (http://planetquest.jpl.nasa.gov/) , đây là chuơng trình miễn phí do Phòng Thí Nghiệm Tên lửa đẩy của Nasa cung cấp. Tới thời điểm hiện tại, các hành tinh khổng lồ chiếm đa số trong danh sách bởi vì để tìm ra chúng, ngưòi ta có thể chỉ cần sử dụng các đài thiên văn dưới mặt đất Các hành tinh nhỏ, cỡ Trái đât rất khó tìm, hình ảnh của chúng bị lẫn bởi nhiễu. Ngưòi ta mới chỉ tìm ra được các hành tiinh ngoại hệ đựoc gọi là ?oSiêu ?"Trái đất? , đó là những hành tinh có khối lượng cỡ khoảng vài lần Trái đất, khá gần ngôi sao mẹ nên có chu kỳ ngắn và nhiệt độ cao. Chưa có một hành tiinh nào thực sự gần như Trái đất được tìm thấy.
    Kepler Mission của Nasa có độ nhậy và độ chính xác cao để có thể phát hiện ra các hành tinh nhỏ, và xác định xem chúng có nằm trong khu vực ?ocó thể sinh tồn? hay không. Các kết quả sẽ giúp trả lời câu hỏi : ?o Liệu những hành tinh giống Trái đất là của hiếm hay rất phổ biến??.
    Đây là một câu hỏi lớn. Đối với tôi, đây là một chuyến du hành thú vị cùng với con tầu Kepler (với tên được in lên DVD). Bạn thì thê nào, ý kiến của bạn về vấn đề này ra sao. Nếu bạn là một thầy giáo thì những học trò của bạn nghĩ thế nào về công cuộc săn tìm những hành tinh giống Trái đất?. Hãy tham gia cùng chúng tôi và gửi tên cùng ý kiến về địa chỉ trang web: http://namesinspace.seti.org
    Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về Kepler Mission trưỡc khi gõ bàn phím bộc lộ những quan điểm của mình, hãy ghé thăm trang http://kepler.nasa.gov
    Theo Space.com

Chia sẻ trang này