1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng gió trên Kim Tinh
    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng quá trình tuần hoàn của gió trên Sao Kim
    Có một điều ai cũng biết rằng đó là gió trên Kim Tinh cực nhanh và mạnh. Hiện tại, tàu thăm dò Venus Express của ESA lần đầu tiên xây dựng một hình ảnh 3 chiều về gió cho cả một vùng bán cầu.

    Tàu Venus Express đi một quĩ đạo thuận lợi quanh hành tinh này và một bộ công cụ duy nhất. Tàu có khả năng để quan sát kĩ lưỡng những lớp khí quyển dày và có được một hình thành thật sự trên hành tinh này.
    Vệ tinh này liên tục theo dõi hành tinh này từ 2006, và các nhà khoa học bây giờ có đủ dữ liệu để bắt đầu xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về hiện tượng trong khí quyển của Kim Tinh.
    Máy đo quang phổ VIRTIS đang nghiên cứu những lớp mây dày đặc phủ quanh Kim tinh, và thu thập dữ liệu về gió. Khu vực được nghiên cứu trải dài từ độ cao 45 đến 70 km phía trên bề mặt và phủ cả bán cầu nam đến xích đạo.
    Đó là vị trí mà vệ tinh thăm dò đạt được vị trí cao nhất trong quĩ đạo của mình (khoảng 66000km), cho phép các công cụ có thể thu thập dữ liệu toàn cảnh.
    Agustin Sanche-Lavega, từ Universidad delPais Vasco tại Bilbao, Tây Ban Nha, dẫn đầu nhóm nghiên cứu về thiết lập bản đồ gió 3 chiều với dữ liệu từ những năm quan sát đầu tiên của VIRTIS. "Chúng tôi tập trung vào những đám mây và sự chuyển dịch của chúng. Việc theo dõi chúng trong thời gian dài mang lại cho chúng tôi thông tin chính xác về tốc độ gió mà làm cho mây di chuyển theo và sự thay đổi của gió nữa", ông cho hay.
    Việc quan sát những đám mây của các độ cao khác nhau là khả thi khi công cụ này có khả năng nhìn xuyên qua các chướng ngại. "VIRTIS hoạt động ở các bước song khác nhau, mỗi bước sóng sẽ nhìn xuyên qua các tầng mây đến một độ cao khác", Ricardo Hueso cũng từ Universidad, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết thêm.
    "Chúng tôi đã nghiên cứu ba lớp khí quyển và đã theo dõi sự chuyển động của hàng trăm đám mây ở mỗi tầng như vậy. Điều này chưa được thực hiện trước đây trên phạm vi rộng lớn".
    Tổng cộng nhóm đã theo dõi 625 đám mây tại độ cao 66km, 662 tại độ cao 61 km, và 932 tại độ cao 45-47km, vào ban ngày lẫn đêm. Những tâng mây đơn lẻ được chụp trong vòng một vài tháng khoảng 1-2 giờ mỗi lần.
    "Chúng tôi đã biết được rằng giữa xích đạo và 50-55 độ nam, tốc độ gió thay đổi rất nhiều, từ khoảng 370 km/h ở đô cao 66km đến 210 km/h ở độ cao 45-47km", Sanchez-Lavega cho biết.
    Sanchez và cộng sự thấy rằng tốc độ của gió khu vực phụ thuộc nhiều vào thời gian ở đó.
    Sự khác biệt trong nhiệt lượng Mặt Trời đến Kim Tinh vào buổi sáng và chiều tối - gọi là hiệu ứng thủy triều Mặt Trời (solar tide effect) - ảnh hưởng đến động lực học của khí quyển rất lớn, làm cho gió thổi mạnh hơn vào lúc chiều tối.
    Trung bình, gió có lại tốc độ ban đầu trong vòng 5 ngày, nhưng cơ chế hình thành chu kì này được được nghiên cứu thêm.
    "VIRTIS sẽ tiếp tục cho những quan sát của mình, và trong vòng vài năm tới, chúng tôi hi vọng sẽ hiểu chính xác hơn nữa tính ổn định và thay đổi của gió tại những tần mây thấp và cao ra sao", kết luận bởi Giuseppe Piccioni từ viện thiên văn quốc gia tại Rome, Ý.

    19/09/2008
    (Theo Spacedaily.com)

    http://www.spacedaily.com/reports/How_Windy_Is_It_On_Venus_999.html
    Anh Minh - PAC.News
  2. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tìm thấy những phân tử cơ bản cho cấu trúc sống.
    [​IMG]
    Sử dụng nhiều kính viễn vọng khác nhau tại La Palma và Texas, các nhà khoa học IAC vừa phát hiện sự có mặt của nap-ta-len trong vùng của chòm Perseus hướng sao Cernis 52. Phân tử này gồm 2 vòng hexa được bao bọc bởi các nguyên tử hidro.
    Một nhóm các nhà khoa học được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ viện thiên văn ở Canarias (IAC) vừa thành công trong việc phát hiện nap-ta-len (naphthalene), một trong những phân tử phức tạp nhất từng được phát hiện trong không gian giữa các ngôi sao. Sự phát hiện phân tử này cho thấy rằng một lượng lớn các thành phần quan trọng trong các phân tử tiền sinh học trên Trái Đất có thể tồn tại trong vùng vật chất giữa các ngôi sao mà hệ Mặt Trời đã được hình thành từ đó.

    Các nhà nghiên cứu IAC là Susana Iglesias Groth, Arturo Manchado và Aníbal Garcia, hợp tác với Jonay Gonzalez (đài thiên văn Paris) và David Lambert (đại học Texas) vừa xuất bản những kết quả này trong tờ Astrophysical Journal.
    Phân tử Nap-ta-len được phát hiện trong một vùng sản sinh sao trong chòm Perseus về hướng sao Cernis 52. "Chúng tôi vừa phát hiện sự có mặt cation của phân tử này trong một đám mây cách Trái Đất 700 năm ánh sáng", nhà nghiên cứu Susana Iglesias cho hay. Những dải quang phổ được tìm thấy trong chòm sao này trùng với những đo đạc trong phòng thí nghiệm về cation nap-ta-len.
    Iglesias nói thêm: "Chúng tôi hướng đến điều tra có hay không những hidrocacbon phức tạp hơn tồn tại trong khu vực này, bao gồm cả các amino-axit". Khi buộc các tia cực tím kết hợp với nước và amoni, cả hai đều rất nhiều trong vùng không gian giữa các ngôi sao này, nap-tal-len phản ứng và có khả năng sản sinh một lượng lớn đa dạng các amino-axit và naphthaloquinone, các phân tử tiền đến vitamin.
    Tất cả những phân tử này đóng một vai trò nền tảng trong sự phát triển sự sống trên Trái Đất. Trên thực tế, nap-ta-len được tìm thấy trong các thiên thạch mà tiếp tục rơi xuống bề mặt Trái Đất và các thiên thạch đã rơi xuống mãnh liệt hơn cả là vào thời đại bắt đầu hình thành sự sống.
    Nghiên cứu này cho phép chúng ta hiểu về một trong những vấn đề kích thích sự tò mò trong quang phổ của vùng này. Trong vòng 80 năm qua, sự tồn tại được có thông tin về hàng trăm dải quang phổ (được gọi là những dải khuếch tán) kết hợp với vật chất giữa các vì sao, nhưng sự phát hiện này nảy sinh một bí ẩn.
    "Kết quả này cho thấy rằng các hidrocacbon nhiều vòng thơm như nap-ta-len gây ra giải khuếch tán và nên có mặt trong khu vực như vậy". Iglesias cho hay.
    20/09/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080919075007.htm
    Anh Minh - PAC.News
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VỤ VA CHẠM KHỦNG KHIẾP GIỮA HAI HÀNH TINH NGOẠI HỆ.
    Theo các nhà khoa học tại ĐHTH California tại Los Angeles (UCLA), ĐHTH bang Tennesses (TSU) và Học viện Kỹ thuật California (Caltech) thì hai hành tinh có bề mặt cứng quay xung quanh một ngôi sao giống Mặt trời cách chúng ta khoảng 300 năm ánh sáng đã va vào nhau một cách khủng khiếp.
    Benjamin Zuckeman, một giáo sư tại UCLA nói rằng : ?o Đó cũng chẳng khác nào sao Kim và Trái đất va vào nhau vậy (I hope not). Các nhà thiên văn học chưa từng chứng kiến một vụ tương tự trước đó. Rõ ràng là những vụ va chạm có tính hủy diệt thế này vẫn có thể xẩy ra trong một hẹ sao ?" hành tinh đã hoàn chỉnh.?
    Một đòng tác giả của nghiên cứu này, Gregory Henry tại TSU nói :? Nếu có sự sống trên các hành tinh này, vụ nổ khủng khiếp đó sẽ quét sạch mội thứ chỉ trong vài phút. Một đĩa bụi khổng lồ xung quanh ngôi sao mẹ, phát ra tia hồng ngoại đã minh chứng cho kết cục bi thảm này?.
    Các nhà khoa học đã sử dụng số liệu của Kính quan sát thiên văn tia X Chandra và Đài quan sát của TSU đặt tại miền nam bang Arizona để tìm ra kết quả này. Ngoi sao chủ của hai hành tinh xấu số trên có mã số là BD + 20 307.
    Theo các số liệu của TSU thì BD +20 307 thực ra là một cặp sao đôi gần nhau, với mỗi ngôi sao cố kích thước, khối lượng và nhiệt độ khá tương tự với Mặt trời của chúng ta. Hai ngôi sao này quay xung quanh một tâm chung một vòng hết 3,42 ngày (Trái đất). Các nhà khoa học cũng cho rằng cặp sao trên cũng khá ?~già?T chứ không phải mới chỉ có vài trăm triệu năm tuổi. Điều này có nghĩa là hệ sao ?" hành tinh của BD+20 307 cũng đã đi vào ổn định.
    Vành đai bụi đựơc cho là kết quả của vụ va chạm có khoảng cách khá gần với hệ sao đôi, có lẽ cũng xấp xỉ với khoảng cáchh của những hành tinh giống Trái đất định cư.
    Các nhà thiên văn học nhận định vụ va chạm này cũng xẩy ra khá gần đây, có lẽ chỉ trong vòng vài trăm ngàn năm, thậm chí gần hơn nhiều.
    Theo Fekel, một nhà nghiên cứu thuộc ĐHTH Tennesses thì từ những thực tế này, 2 vấn đề quan trọng lại nẩy sinh. Thứ nhất là tại làm sao mà những hành tinh trong một hệ mặt trời ?~có tuổi?T đã đi vào ổn định lại có thể mất tính ổn định, và thứ hai, liệu một vụ va chạm tương tự có thể xẩy ra ngay ttrong hệ Mặt trời của chúng ta?
    Vấn đề ?oĐộ ổn định của quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt trời đã được nhà thiên văn học Jacques Laskar đưa ra từ gần 2 thập kỷ trước, và gần đây là Konstalin Batygin và Greg Laughlin (Hoa Kỳ). Theo các mô hình máy tính của những nhà thiên văn này thì trong một tương lai xa, sự vận động của các hành tinh sẽ dẫn tới sao Thủy va chạm với Trái đắt hoặc sao Kim, tương lai này là cỡ một tỷ năm hoặc lâu hơn.
    Theo GS Zuckerman, thì trong quá khứ, chúng ta không nghi ngờ gì về những vụ va chạm giữa các hành tinh trong hệ Mặt trời .Nhiều nhà thiên văn học tin rằng Mặt trăng của chúng ta được hình thành bởi một cú va chạm giữa 2 hành tinh thuở ban đầu của hệ Mặt trời: đó là giữa Trái đất và một hành tinh cỡ sao Hỏa hiện nay. Nhưng đó là thời hệ Mặt trời mới hình thành. Những lần va chạm gần đây hơn, ví dụ như vụ va chạm thiên thạch làm diệt chủng những đàn khủng long 65 triệu năm trước không thể so sánh được với cú va chạm ?~mới?T xẩy ra trên hệ GD+20 307.
    Trong một cuốn tiểu thuyết viễn tưởng xuất bản năm 1932, các tác giả Philip Wylie và Edwin Balmer đã mô tả sự huỷ diệt của Trái đất khi va chạm với một hành tinh của một ngôi sao bay ngang qua. Nhưng theo Zuckerman thì ?o Ở khu vực hệ sao BD+20 307 hoàn toàn không có một ngôi sao lạ nào?.
    Chương trình nghiên cứu này được sự tài trợ cấp Liên bang thông qua Quỹ Khoa học Quốc gia và NASA cũng như ĐHTH bang Tennesses và chính quyền bang Tennessee thông qua Chương trình phát triển các Trung tâm Chất lượng cao
    Theo Sciencedaily
  4. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học thực hiện lần thăm dò Thủy Tinh lần thứ 2.
    [​IMG]
    Tàu Messenger sẽ thực hiện chuyến khảo sát lần 2 quanh Thủy Tinh vào ngày 6 tháng 10
    Tàu MESSEGER của NASA đang mang theo một thiết bị trị giá 8,7 tỉ USD của đại học Colorado tại Boulder để đo đạc bầu khí quyển mỏng của Thuy Tinh và bề mặt cực kì nóng của hành tinh này, sẽ thực hiện chuyến thăm dò thứ 2 về hành tinh đá đầy bí ẩn này vào ngày 6 tháng 10 tới.
    Bay với tốc độ 4,2 dặm mỗi giây, tàu thăm dò sẽ hạ xuống cách Thủy Tinh 124 dặm và thu nhận hình ảnh về bề mặt mà chưa có trước đây. Khi tàu Messenger bay quanh hành tinh này nó sẽ quan sát một khu vực mà chỉ được thấy với hình ảnh độ phân giải cao một lần trước đây - đó là khi tàu Marine 10 của NASA thực hiện 3 chuyến thăm dò vào các năm 1974 và 1975.
    Được phóng vào tháng 8 năm 2004, tàu Messenger sẽ thực hiện 3 chuyến đi cuối cùng ở Thủy Tinh - hành tinh gần nhất Mặt Trời - vào tháng 10 năm 2009 trước khi bay vào quĩ đạo của hành tinh này vào năm 2011. Hành trình 4,9 tỉ dặm đến Thủy Tinh mất hơn 6 năm và 15 lần quanh Mặt Trời để hướng nó gần hơn đến quĩ đạo Thủy Tinh.
    Tàu được trang bị một kết cấu chống nhiệt để bảo vệ tàu khỏi Mặt Trời, và hơn một nửa trọng lượng 1,2 tấn của tàu chứa nhiên liệu và khí heli. "Chúng tôi gần như hoàn thành được 2 phần 3 chặng đường, nhưng vẫn còn nhiều thứ cần làm", theo lời McClintock. "Chúng tôi đang tiếp tục cải tiến kế hoạch, bao gồm phát triển chuẩn bị cho những sự kiện không lường trước được."
    Tàu mang theo 7 thiết bị: 1 camera, 1 từ kế, một dụng cụ đo độ cao, và 4 máy quang phổ. Dữ liệu từ MASCS (Mercury Atmospheric and Surface Composition Spectrometer) vào đầu năm trong chuyến khảo sát đầu tiên vào 14 tháng 1 đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu bằng chứng rằng khoảng 10 phần trăm nguyên tử Natri phát ra từ bề mặt Thủy Tinh tạo thành một đuôi Natri dài 25,000 dặm quanh hành tinh này.
    Messenger sẽ thu thâp dữ liệu và hình ảnh từ Thủy tinh trong khoảng 90 phú, khi phòng thí nghiệm LASP (Laboratory for Atmospheric and Space Physics) sẽ bật máy dò trong MASCS cho việc quan sát bề mặt Thủy Tinh. Máy dò sẽ quan sát ánh sáng phản chiếu từ bề mặt Thủy Tinh để biết được nhiều hơn về thành phần vô cơ của hành tinh này.
    "Chúng tôi đã thu được nhiều kết quả ngạc nhiên với máy dò UV trong tháng 1 và hi vọng để nhìn thấy thêm những bất ngờ khác".

    02/10/2008
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/09/080930144216.htm
    Anh Minh - PAC.News
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ?~BẨY KỲ QUAN?T CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU CHO NGHIÊN CỨU VẬT LÝ HẠT THIÊN VĂN ĐƯỢC HÉ MỞ
    Ngày 30/9/08, Cộng đồng Châu Âu đã trình làng các dự án chiến lược cho nghiên cứu vật lý hạt- thiên văn. Chương trình này nhằm giúp giải quyết hàng loạt những câu hỏi chưa có lời giải như: " Vật chất tối là gì?, Nguồn gốc của các tia vũ trụ là gì? Cái gì đóng vai trò chính trong những quá trình vũ trụ khủng khiếp?, Liệu chúng ta có bắt được các tia sóng hấp dẫn?...
    Với 7 dự án có tầm cỡ lớn , các nhà vật lý muốn tìm ra các câu trả lời cho những câu hỏi còn tồn tại về vũ trụ. Bẩy dự án đó bao gồm:
    1/ CTA, một hệ thống mảng kính thiên văn Cherenkov lớn nhằm phát hiện các tia gamma có năng lượng cao từ vũ trụ.
    2/ KM3NeT , Một kính thiên văn có thể tích choán cả km khối ở đáy Biển Địa Trung Hải.
    3/ Các detector nặng cỡ tấn dùng để rà soát vật chất tối.
    4/ Một detector cỡ 1 tấn để xác định bản chất cơ bản của khối lượng và hạt neutrino.
    5/ Detector nặng cả nghìn tấn nhằm nghiên cứu sự phân rã của hạt proton, nghiên cứu hạt neutrino và khảo sát các tính chất của hạt neutrino.
    6/ Một mảng detector lớn nhằm phát hiện các tia vũ trụ có tích điện.
    7/ Một antena lực hấp dẫn thế hệ thứ 3 nằm dưói lòng đất.
    "Những phát hiện mới đang nằm ở phía trước, nhiệm vụ của chúng ta là phải khám phá ra chúng trong thập kỷ tới." Christian Spiering , thuộc Viện nghiên cứu Vật lý hạt DESY (Deutsches Elektronen Synchrotron) - Germany nói.
    Từ những phòng thí nghiệm dưới đáy biển, và dưới lòng đất cho tới những nơi hoang mạc xa xôi nhất và cả ngoài vũ trụ, các thí nghiệm vật lý hạt thiên văn được thực hiện với nhiều thách thức. Mảng nghiên cứu này đang phát triển khá nhanh và đầy hứa hẹn , nó thuộc phần chuyển tiếp giữa vật lý hạt, vũ trụ học và vật lý thiên văn, và nhắm vào việc phát hiện ra những hạt đặc biệt nhất, đi sâu vào những bí mật lớn nhất của vũ trụ.
    Để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của chương trình Vật lý - Hạt - Thiên văn ở cấp độ Châu Âu, các cơ quan nghiên cứu của 13 nước đã kết hợp với nhau trong khuôn khổ ASPERA , một mạng lưới do Ủy ban Châu Âu tài trợ.
    Chương trình đầy tham vọng này sẽ kết hợp các nước thành viên Châu Âu lại và mở rộng thêm những cửa sổ có sẵn ra ngoài vũ trụ. Nhũng dự án tiên tiến nhất như CTA (tia gamma năng lượng cao) và KM3NeT (hạt neutrino năng lượng cao) sẽ đựơc bắt đầu xây dựng trước năm 2012. Sự tài trợ đầy đủ cho chương trình cỡ hàng tỷ đô là này cần phải nhờ tới sự gia tăng đầu tư hàng năm về vật lý hạt thiên văn sao cho tổng số đầu tư tăng lên 50% trong giai đoạn mười năm tới.
    Theo Giáo sư Stavros Katsanevas, Pháp thì chương trình "Bẩy Kỳ Quan" này là một thách thức lớn, nhưng ông tin chương trình sẽ thành công bởi vì các Uỷ ban thành viên và ApPEC đều ủng hộ và những khoản tài trợ cho chương trình được chia sẻ không những từ các nứoc thuộc Cộng đồng Châu Âu mà còn từ nhiều nước khác trên thế giới.
    Các nhà vật lý hạt thiên văn cũng khẳng nhận sự ủng hộ của họ đối với các dự án vũ trụ cả dưới mặt đất và trên không gian để tìm ra hiện tượng " vật chất tối", họ cũng ủng hộ khái niệm hợp tác giữa các phòng thí nghiệm dưới lòng đất và kêu gọi sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực nghên cứu vật lý hạt thiên văn. Ngoài ra, những nhà vật lý hạt thiên văn cũng tuyên bố ước muốn của họ muốn chứng kiến sự thành lập một Trung tâm Châu Âu về Lý thuyết Vật lý Hạt Thiên văn.
    Theo Sciencedaily.com


    Minh họa hệ thống KM3NET dưới đáy Địa Trung Hải

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 03/10/2008
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐI TÌM SAO THIEN VƯƠNG- DÙ KHÓ NHƯNG VẪN CÓ THỂ QUAN SÁT ĐƯỢC.
    Dành cho bạn một câu hỏi đơn giản : ?~Có bao nhiêu hành tinh có thể nhìn được bằng mắt thường mà không cần dùng đến kính thiên văn??T. Hầu hết chúng ta sẽ trả lời là 5 (Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa và Thổ). Một vài người sẽ nói là có tới 6 cơ ạ, và họ tính luôn Trái đất vào.danh sách. Thực ra sáu là con số chính xác nếu ta không tính cả Trái đất vào, còn một hành tinh nữa trong hệ Mặt trời mà chúng ta có thể quan sát đựơc mà không cần sự trợ giúp của các thiết bị quang học (trừ những bạn bị cận thị nhé), đó là hành tinh sao Thiên vương.
    Tuần này là thời điểm lý tưởng để chúng ta có thể chứng thực điều đó bởi vì sao Thiên vương, hay Uranus đang ở một vị trí dễ thấy trên bầu trời, đồng thời Mặt trăng cũng chưa phải quá sáng.
    Việc đầu tiên là chúng ta phải biết chính xác Uranus nằm ở đâu. Những bạn có đôi mắt tinh có thể thấy rõ hành tinh này - với độ sáng hiện tại là +5,7- ở trong chòm sao Aquarius, Bảo Bình hay Người mang nước. Chú ý rằng độ sáng tới +6 có thể coi như giới hạn cuối cùng mà mắt người có thể nhìn đươc một ngôi sao với điều kiện trời thật trong và tối.
    Một hành tinh nghiêng quá độ
    Đầu tiên ta nên nghiên cứu một bản đồ sao, sau đó rà soát khu vực bằng một ống nhòm. Với một ống nhòm có độ phóng đại 150x và độ mở ống kính khoảng 3 in, bạn có thể nhìn Uranus thành một đĩa nhỏ mầu xanh trên nền trời.
    Uranus nằm cách Mặt trời 1868 triệu dặm (3005 triệu km), có đường kính khoảng 31700 dặm (51120km) và theo các số liệu từ tầu Voyager 2 đo được từ năm 1986, Uranus tự quay quanh trục một vòng mất 17,4 giờ (Trái đất).
    Theo số liệu gần đây nhất, sao Thiên vuơng có 27 vệ tinh tự nhiên, tất cả đều bay xung quanh quỹ đạo trùng với mặt phẳng xích đạo. Ngoài ra còn có 9 vành đai vật chất hẹp đựơc phát hiện ra vào năm 1978.
    Sao Thiên vương có lẽ có một nhân cứng, đựơc bao bộc bởi một hỗn hợp lỏng bao gồm nước, metan và amôniac. Phía ngoài cùng là một bầu khí quyển bao gồm khí H2 và He.
    Một đặc điểm kỳ lạ của sao Thiên vương là trục quay của nó bị nghiêng quá độ. Cực bắc của hành tinh này nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo là 98 độ. Bởi vậy, các mùa trên Uranus thật là khắc nghiệt. Khi Mặt trời bắt đàu mọc ở cực bắc, nó sẽ không lặn trong suốt 42 năm (Trái đất) và khi đã lặn, nó lặn luôn một mạch 42 năm để lại một đêm đen dài lê thê !!!.
    Phát hiện ngẫu nhiên
    Nhà thiên văn hoọ người Anh, Sir William Herschel đã phát hiện ra Uranus vào ngày 13/3/1781 sau khi nhận thấy rằng ?~đốm sáng?T này luôn di động qua chòm sao Gemini. Tuy nhiên lúc đầu ông cho rằng mình đã phát hiện ra một sao chổi.
    Ngay lập tức, cái tên Herschel đã trở lên nổi tiếng khắp Châu Âu. Vua George III, một người rất yêu khoa học đã mời Heschel tới gặp mình và ban cho ông sự trợ cấp của nhà vua tới cuối đời, cùng với một khu đất ở Slough, cạnh lâu đài Windsor của nhà vua.
    Thế rồi cuối cùng người ta cũng xác định được ?~sao chổi?T Herschel thực ra là một hành tinh mới. Kể ra điều này cũng làm buồn Herschel đôi chút. Ông đã đề nghị đặt tên hành tinh mới đó là ?~Georgium Sidus?T với nghĩa là ?~Ngôi sao của George?T để tỏ lòng tôn kính vua George III. Tuy nhiên, cái lệ đặt tên các hành tinh theo các vị thần đã thắng thế, và hành tinh mới đã được đặt tên là Uranus, hay sao Thiên vương. Trước phát hiện này, hành tinh ở ngoài cùng được biết trong hệ Mặt trời là Saturn, tên của vị thần trông coi thời gian và vận mệnh, nhưng Uranus còn ở xa hơn cả Saturn, và đựơc coi là vị vua của tất cả, trong tiếng Việt là sao Thiên vương hay có nghĩa là ?~vị vua trên trời?T
    Cái tên Uranus quả là hợp lý nhất cho mọi nguời. Thử tưởng tượng, nếu yêu cầu của Herschel được chấp nhận, và ta đem liệt kê các hành tinh từ trong ra ngoài:? : Mercury, Venus, Earth, Mars, Jupiter, Saturn và . . . George? ?o Chắc chắn nhiều người sẽ không cảm thấy hợp lý, tất nhiên loại trừ vua George III và Hoàng gia.
    Theo Space.com
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THIÊN THẠCH NỔ TRÊN BẦU TRỜI XU ĐĂNG ĐÚNG NHƯ DỰ BÁO
    Một vụ nổ thiên thạch tương đuơng 1000 tấn TNT đã làm chấn động bầu trời ở một khu vực xa xôi phía bắc Xuđăng hôm thứ Hai vừa qua. Các nhà thiên văn học đã mất 20 giờ theo dõi thiên thạch này và đây là vụ thiên thạch nổ đầu tiên được phát hiện vào báo trước.
    Mặc dầu thiên thạch này đựơc tính toán là sẽ không lao được tới mặt đất, nhưng các nhà thiên văn học vẫn muốn xác định chính xác quỹ đạo và vị trí mà tảng thiên thạch với kích thước của một chiếc xe hơi này lao xuống. Họ muốn kiểm tra khả năng theo dõi và dự báo quỹ đạo của những tảng thiên thạch to lớn hơn và tất nhiên là nguy hiểm hơn trong tương lai khi chúng ?~muốn?T lao xuống mặt đất.
    Tới nay, đã có 3 nguồn tin được xác nhận về việc có một quả cầu lửa ở khu vực này. Thứ nhất là một vệ tinh thời tiết trên bầu trời châu Âu và châu Phi. Hình ảnh thiên thạch do vệ tinh này ghi đựơc chỉ là một chấm sáng cỡ vài pixel. Nguồn thứ 2 là do máy đo địa chấn ở Kenya ghi nhận được. Máy này đã xác định được sức mạnh của vụ nổ vào khoảng 1 kiloton. Và nguồn tin thứ 3 là từ một viên phi công của hãng hàng không KLM (Hà Lan). Anh này đã cho biết nhìn thấy một vệt sáng từ cách xa khoảng 750 hải lý. Trên bản đồ (phía dưới) thì chiếc máy bay được đánh dấu bằng một chữ thập, trong khi vụ nổ thiên thạch thì được đánh dấu bằng một hình tròn.
    Tảng đá trời này thật sự rất ?~ tốt bụng?T khi đã chọn một khu vực vào loại hẻo lánh nhất trên thế giới làm bãi đáp để phát nổ. Bản thân quả cầu lửa khổng lồ đó cũng có mặt tốt là cảnh báo loài người phải luôn trông chừng những thảm họa có thể xẩy ra từ trên bầu trời. Nó cũng giúp cho các nhà khoa học thử nghiệm lý thuyết của họ liên hệ thật nhanh giữa các quan sát và quỹ đạo tính toán. Câu hỏi ở đây đặt ra là : NẾU đó là một thiên thạch lớn hơn (và vì thế chúng ta có thể dự đoán sớm thêm vài ngày), và đang hướng về một thành phố đông dân, liệu chúng ta có thể làm được gì?
    Đây chính là một tình huống mà phi công vũ trụ tầu Apollo Rusty Schweickart đã yêu cầu thế giới chúng ta phải để mắt tới. Thời gian để lập một kế hoạch khẩn cấp không thể chỉ là sau khi chúng ta đã biết tảng thiên thạch (giả tưỏng) sẽ bay đi đâu. Thế rồi quốc gia sẽ chịu trận sẽ phải lo lắng về vấn đề đó, và đương nhiên không có sự trợ giúp quốc tế thì họ chẳng làm được bao nhiêu. Không thể để như vậy được, chúng ta phải có một kế hoạch toàn cầu trước khi có cái gì đó xẩy ra.. Có thể cuối cùng sẽ là những kế hoạch cứu trợ cho nước chịu nạn không phân biệt đó là nước của bạn hay nước của tôi.
    Theo dailyastronomy.com
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    RÀ SOÁT BẦU TRỜI : SAO HẢI VƯƠNG Ở ĐÂU ?
    Tuần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Thiên vương tinh. Kể cũng thú vị là sự phát hiện ra sao Thiên vương vào năm 1781 đã tình cờ dẫn tới sự phát hiện một hành tinh mới nằm xa Mặt trời hơn nữa. Bởi vì hành tinh mới này có mầu xanh nhạt nên đã được đặt tên là Neptune, một vị thần của biển cả hay ta còn gọi là Hải vương tinh.
    Trái lại với Thiên vương tinh, Hải vương tinh quá mờ nên chúng ta không thể theo dõi bằng mắt thường được. Neptune hơi nhỏ hơn Uranus một chút. Đường kính của hành tinh này là 30800 dặm (49600km) và hiện tại đang nằm cách Trái đất 2,74 tỷ dặm (4,41 tỷ km). Độ sáng biểu kiến của Neptune là 7,9 do vậy chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường (chúng ta biết ngưỡng nhìn đựơc bằng mắt thường là 6,0). Trên thang độ sáng biểu kiến, giá trị càng lớn, thiên thể càng mờ.
    Tuy nhiên, vào một đêm tối trời, không mây, và với sự trợ giúp của một bản đồ sao, chúng ta có thể quan sát được hành tinh ngoài cùng này bằng một ống nhòm Neptune hiện tại đang nằm ở phía chòm sao Capricornus (Ma Kết). Nhìn qua ống nhòm, Neptune chỉ là một đốm sáng chứ không thể hiện là một đĩa sáng như trường hợp Uranus. Bạn phải cần một kính thiên văn có độ mở ống kính khoảng 4in và độ phóng đại không thấp hơn 200x mới có thể nhìn rõ Neptune là một đốm sáng xanh.
    Một thế giới chứa đầy khí
    Tầu vũ trụ không người lái Voyager 2 đã đi ngang qua Neptune vào năm 1989 và cho thấy hành tinh này có một bầu khí quyển xanh thẫm cùng với những đám mây trắng chuyển động khá nhanh. Ngoài ra, Voyager 2 còn phát hiện trên Neptune có tồn tại một Vết Đen lớn, khá tương tự với Vết Đỏ lớn ở trên Jupiter, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời.
    Những quan sát gần đây do kính Hubble thực hiện cho thấy rằng Vết Đen lớn do tầu Voyager 2 phát hiện ra đã bị phân tán ra và thay vào đó là một vết đen mới. Bầu khí quyển của Neptune chủ yếu có thành phần gồm các hợp chất
    hydrocarbon. Dựa trên tốc độ quay của từ trường của hành tinh này, các nhà khoa học đã tính ra chu kỳ tự quay của Neptune là 16,1 giờ. Tầu Voyager 2 còn phát hiện ra sự tồn tại của ít nhất 3 vành đai vật chất rất mịn xung quanh Hải vương tinh. Sao Hải vương có 13 mặt trăng, trong đó có Triton, một vệ tinh có bầu khí quyển nitơ loãng và với đuờng kính 2730 km, nó còn lớn hơn cả hành tinh lùn Pluto.
    Ai gây nhiễu cho Thiên vương tinh ?
    Sự phát hiện ra Neptune bắt nguồn từ những quan sát lâu dài về Uranus. Các nhà thiên văn học hồi đó đã nhận thấy rằng có một thiên thể vô hình nào đó đã làm thay đổi quỹ đạo bay của sao Thiên vương. Vào năm 1846, 2 nhà thiên văn học là Urbain J.J. Leverrrier (1811-1877) của Pháp và John Couch Adams (1819 ?" 1892) của Anh đã độc lập giải quyết được bài toán quỹ đạo sao Thiên vương đó.
    Hai ông không hề biết công việc của nhau, thế rồi cuối cùng cả hai nhà bác học đã tính toán ra con đuờng mà hành tinh giấu mặt sẽ phải đi qua. Họ tính toán hành tinh vô hình đó sẽ phải đi qua chòm sao Aquarius (Bảo Bình).
    Leverrier đã gửi kết quả của mình tới Đài thiên văn Berlin. Tại đây, Johann Galle và Heinrich d?TArrest đã thực hiện đúng chỉ dẫn của Leverrier và dã tìm ra một hành tinh mới chỉ chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Vào năm 2010 tới đây, Neptune sẽ thực hiện được đúng 1 vòng quay của mình xung quanh Mặt trời kể từ khi được loài người phát hiện ra.
    Suýt nữa Hải vuơng tình đã được Galileo phát hiện
    Một câu chuyện khá lạ về Neptune là trước đó 250 năm, chỉ chút xíu nữa thì Galileo đã phát hiện ra hành tinh này chỉ với ống kính thiên văn cổ lỗ do ông tự chế tạo.
    Trong khi đang quan sát Jupiter và hệ thống 4 vệ tinh của hành tinh này vào ngày 28/12/1612, trong cùng một khuôn hình, Galileo đã thông báo có một ngôi sao mờ với độ sáng biểu kiến là 8, và ... đó chính là Neptune.
    Khoảng một tháng sau đó, vào ngày 27/1/1613, Galileo đã phát hiện ra 2 ngôi sao trong ống kính thiên văn của mình, và một trong số đó lại chính là Neptune. Đêm hôm sau, khi tiếp tục quan sát, ông có nhận xét là 2 ngôi sao đó dường như hơi rời ra xa khỏi nhau. Nếu mà ông tiếp tục quan sát 2 ?~ngôi sao?T thêm vài đêm nữa, chắc chắn ông sẽ nhận thấy rằng một trong 2 ?~ngôi sao?T thực sự đang chuyển động, và đơn giản là bởi vì ngôi sao đó chính là Hải vuơng tinh.
    Nhưng chúng ta cũng không nên trách cứ Galileo về chuyện không nhận ra hành tinh Neptune mặc dầu đã được nhìn tận mắt bởi vì nhiều nhà quan sát thiên văn sau đó vẫn tiếp tục ?~nhìn thấy?T Neptune và cho rằng đó chỉ là một ngôi sao bình thường, kể cả có trường hợp sự việc chỉ xảy ra trước khi Neptune đựơc phát hiện vào năm 1846 có vài ngày !.
    Và cuối cùng còn một vấn đề thú vị nữa. Nếu Galileo phát hiện ra Neptune vào năm 1613, thì hành tinh thứ tám đã được phát hiện ra trước hành tinh thứ bẩy. Có lẽ nếu điều đó xẩy ra, một câu tục ngữ Việt Nam áp dụng rất đúng trong trường hợp này là: ?osinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông?
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 12/10/2008
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI KÍNH THIÊN VĂN MẶT ĐẤT VÀ VỆ TINH ĐỂ NGHIÊN CỨU HỐ ĐEN
    Bằng phương pháp nghiên cứu sự phù hợp của dao động sóng ánh sáng khả kiến với các chùm sóng tia X trong những khoảng thời gian cực ngắn, các nhà thiên văn học đã chỉ ra rằng từ trường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ?oăn? vật chất của các hố đen.
    Cũng như ngọn lửa của cây nến, ánh sáng phát ra từ xung quanh một hố đen không cố định, nó cũng chập chờn , nhấp nháy và liên tục bắn ra các tia.
    Poshak Gandhi, trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về đề tài này nói:?Sự nhấp nháy cực nhanh của ánh sáng khả kiến phát ra từ một hố đen gần như hoàn toàn tương ứng với sự dao động của các tia X. Nghiên cứu mới này là duy nhất cho tới nay khám phá được sự biến động nhanh của ánh sáng và điều quan trọng hơn là những dao động này có liên quan tới những dao động của tia X.?
    Những nhà nghiên cứu đã theo dõi ánh sáng phát ra từ các hố đen (thực ra là từ xung quanh) đồng thời bằng 2 thiết bị độc lập : một trên vũ trụ là kính thiên văn Rossi X-ray của Nasa và một ở dưới mặt đất, đó là camera tốc độ cao ULTRACAM đặt tại Đài quan sát Nam Âu (ESO) . ULTRACAM có thể chụp tới 20 hình ảnh trong một giây do Vik Dhillon và Tom Marsh sáng chế.
    Trước sự ngạcnhiên của những nhà thiên văn học, họ đã phát hiện ra sự dao động về cường độ của phần ánh sáng nhìn thấy còn nhanh hơn cả dao động của tia X. Hơn nữa, những dao động của 2 dải sóng này không đồng thời với nhau mà lại tuân theo một kiểu cách lặp đi lặp lại đáng chú ý. Ngay trước khi tia X bùng lên, phần ánh sáng khả kiến bị mờ đi rồi ngay sau đó bùng phát mạnh chỉ trong một phần nhỏ của giây và cuối cùng lại giảm đi đột ngột.
    Cả hai nguồn bức xạ này đều không phát ra trực tiếp từ các hố đen mà là từ những dòng chảy mãnh liệt của những hạt vật chất tích điện đang đổ vào chính các hố đen. Một tập hợp hôn độn các lực tương tác cạnh tranh nhau như lực hấp dẫn, lực từ trường và áp suất của các vụ nổ đã liên tục làm thay đổi hình dạng của phần môi trường xung quanh hố đen. Kết quả là ánh sáng phát ra từ các dòng vật chất nóng bỏng cũng bị thay đổi một cách rất hỗn độn và bừa bãi.
    Các bức xạ khả kiến từ môi trường xung quanh hố đen được cho là kết quả của hiệu ứng thứ cấp, trong đó nguồn sơ cấp chính là sự bùng phát của các chùm tia X. Tia X đã chiếu dọi vào các đám khí xung quanh và làm kích thích các đám khí này phát ra sóng điện từ ở trong khoảng khả kiến. Hiện tượng này cũng tương tự như sự phát sáng của bóng đèn huỳnh quang.
    Nhưng nếu sự việc xẩy ra đúng như vậy, mọi sự biến động của bước sóng khả kiến sẽ phải trễ hơn so với sự dao động của sóng tia X, và đồng thời dao động của ánh sáng khả kiến cũng phải diễn ra với nhịp độ chậm hơn so với tia X. Theo Gandi thì sự dao động nhanh của sóng ánh sáng khả kiến đã loại bỏ mô hình trên. Thay vào đó, sự dao động của tia X và ánh sáng khả kiến phải có cùng một nguồn gốc chung, và đó phải rất gần với chính hố đen.
    Sự giải thích bằng ảnh hưởng của một từ trường mạnh đang là ứng viên tốt nhất cho lời giải thích của quá trình vật lý này. Từ trường mạnh đóng vai trò như một ?ocái bể chứa?, có thể giữ một phần năng lượng phát ra từ gần hố đen. Những năng lượng dự trữ này sau đó được phát lại ra hoặc dưới dạng plasma cực nóng (nhiều triệu độ) phát kèm tia X, hoặc là những dòng hạt tích điện có vận tốc gần với vận tốc ánh sáng mà có sóng ánh sáng khả kiến làm đại diện. Sự phân bố năng lượng dự trữ của từ trường cho 2 quá trình trên dẫn tới mối quan hệ đặc trưng của các dao động tia X và sóng ánh sáng khả kiến.
    Theo Astronomy.com

  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGẮM SAO THỦY VÀO TRƯỚC LÚC BÌNH MINH
    Nếu có một hành tinh bị mang tiếng là không ổn đinh, khó quan sát, thoắt ẩn thoắt hiện thì đó chính là sao Thủy. Đôi khi nguời ta còn gọi hành tinh này là một hành tinh hay lẩn trốn.
    Trong cuốn sách ?o Hệ Mặt trời và phía sau đó? của nhà viết văn khoa học nổi tiếng Asimov (1920 ?" 1992), tác giả đã viết thế này:
    ?o .. thật khó mà xem đựơc khi trời thực sự tối, sao Thủy.. chỉ có thể nhìn được ở gần đường chân trời vào lúc bình minh hoặc chạng vạng tối, trong khi vẫn còn những vầng sáng của Mặt trời lưu lại. Trên thực tế, tôi cho răng rằng ngày nay rất nhiều người không nhìn được sao Thủy so với 1 thế kỷ trước bởi vì đường chân trời bây giờ không phẳng, rõ như xưa, sương khói nhiều hơn và ánh sáng nhân tạo chiếm lĩnh khắp nơi?.
    Tuy nhiên trong vòng 3 tuần tới, chúng ta sẽ có cơ hội tuyệt vời để ngắm được hành tinh khó tính này và buổi sáng sớm. Sao Thủy đựơc gọi là một hành tinh bên trong bởi vì quỹ đạo của nó gần Mặt trời hơn so với Trái đất. Bởi vậy sao Thủy nhìn từ Trái đất luôn có cùng hướng vói Mặt trời.
    Trong truyền thuyết La mã cổ, sao Thuỷ được coi là người liên lạc nhanh nhẹn của các vị thần. Hành tinh này có được danh hiệu như vậy cũng bởi vì đó là hành tinh gần nhất Mặt trời và cũng là hành tinh quay nhanh nhất trong gia đình tám hành tinh. Sao Thủy chỉ mất 88 ngày để quay 1 vòng xung quanh Mặt trời và 59 ngày để tự quay quanh trục, bởi vậy mọi chỗ trên bề mặt sao Thuỷ luôn phải chịu đựng những chu kỳ cực nóng và những chu kỳ cực lạnh luân phiên. Mặc dầu chỉ cách Mặt trời có 36 triệu dặm, sao Thuỷ luôn phải chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất : gần 900 oF (482o C) ở nửa ban ngày và ?" 300 oF (-184 oC) ở nửa ban đêm.
    Trong thời kỳ trước Công lịch, hành tinh này thực sự có 2 cái tên bởi vì lúc đó người ta chưa nhận ra 1 hành tinh có thể xuất hiện cả ở hai phía của Mặt trời. Vào thời đó, sao Thủy vẫn được gọi là sao Thuỷ khi hành tinh này xuất hiện vào buổi chập tối, còn vào buổi sáng sớm, sao Thuỷ khi đó được gọi là Apollo. Người ta cho rằng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhà khoa học, triết học cổ đại Pytago đã chỉ ra rằng Mercury và Apollo chỉ là một.
    Khi hoàng hôn, lúc bình minh
    Sao Thuỷ có một quỹ đạo xung quanh Mặt trời lệch tâm nhất trong các hành tinh của hệ Mặt trời, loại trừ Pluto. Tại điểm xa nhất với Mặt trời, hay còn gọi là điểm viễn nhật (aphelion), sao Thuỷ cách Mặt trời là 43 triệu dặm (69,2 triệu km). Thế nhưng tại điểm gần nhất, điểm cận nhật (perihelion), khoảng cách tới Mặt trời chỉ là 29 triệu dặm (46,7 triệu km). Bởi vậy vận tốc góc trong chuyển động của hành tinh này lớn hơn khá nhiều tại điểm cận nhật. Kể cũng thú vị là sao Thủy tự quay quanh trục 3 vòng trong thời gian nó quay xung quanh Mặt trời được 2 vòng. Nhưng tại điểm cận nhật (17/10 vừa qua) tốc độ góc của chuyển động quỹ đạo đã vượt quá tốc độ góc của chuyển động tự quay. Kết quả là nếu ta ngắm Mặt trời từ trên sao Thủy, ta sẽ có được một cảnh tượng hết sức đặc biệt trong số các hành tinh của hệ Mặt trời. Trong thời gian tám ngày (4 ngày trước điểm cận nhật và 4 ngày sau đó ?" ngày Trái đất), Mặt trời sẽ mọc ở hướng đông, quay trở lại, rồi lặn ở hướng ... đông, rồi sau đó mới lại mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây như bình thường.
    Giả sử một nhà du hành vũ trụ có mặt trên sao Thuỷ vào thời gian đó, anh ta sẽ thấy bình minh và hoàng hôn đều xuất hiện ở một hướng.
    Vào tháng 10 này, Mercury luôn mọc trước Mặt trời và bạn có thể dễ dàng ngắm được hành tinh này không khó khăn gì. Thời gian này diễn ra cho tới ngày 5/11/08. Tất cả những việc bạn phải làm là nhìn về hướng Mặt trời mọc trước khi Mặt trời mọc thực sự khoảng 30-45 phút và tìm ra môt ?ongôi sao? mầu vàng cam.
    Sao Thuỷ vào buổi sớm.
    Vào ngày 22/10 tới đây, sao Thuỷ sẽ ở vị trí xa Mặt trời nhất (nhìn từ Trái đất), với độ ly giác là khoảng 18 độ. Cũng giống như sao Kim, sao Thuỷ cũng có các pha giống như Mặt trăng. Ngay sau khi thoát khỏi điểm giao hội trong với Mặt trời hôm 6/10, sao Thuỷ trông như một lưỡi liềm mỏng. Hiện tại phần lưỡi liềm của sao Thuỷ đã đầy lên, chiếm khoảng 1/3 toần đĩa tròn và phần đựơc chiếu sáng này càng ngày càng đầy lên, do vậy độ sáng của sao Thuỷ cũng tăng đều đặn trong vài tuần tới do đó việc tìm kiếm hành tinh này cũng dễ dàng hơn.
    Tụ họp cùng với Mặt trăng và một ngôi sao thực thụ
    Để dễ dàng định vị sao Thuỷ, chúng ta có thể dựa vào Mặt trăng lưỡi liềm. Vào sáng sớm hôm 26/10, khoảng 1 giờ trước khi Mặt trời mọc, bạn sẽ thấy Mặt trăng treo thấp ở phía trời đông-đông nam (với những nơi có vĩ độ thấp, chúng ta chỉ cần nhìn về hướng đông) và liền đó là sao Thủy, nằm ở phía dưới và hơi lệch về bên trái của Mặt trăng lưỡi liềm.
    Vào ngày hôm sau (Oct.27), Măt trăng khi đó chỉ còn là một hình lưỡi liềm rất mỏng (vì khi đó đã là ngày 28 âm lịch) và sao Thuỷ lại nằm ở phía trên Mặt trăng, vẫn phía bên phải..
    Vào các buổi sáng 30 , 31 tháng 10, sao Thủy nằm ở phía trên và lệch về bên trái một ngôi sao thực thụ, đó là Spica, một ngôi sao sáng của chòm sao Virgo (Xử nữ)
    Chúng ta còn có thể xemđược hành tinh thoắt ẩn thoắt hiện này cho tới ngày 5/11, tuy nhiên lúc đó Mercury đã rất gần Mặt trời (nhìn từ Trái đất). Vào lúc đó, độ sáng của sao Thuỷ đạt -0,9 trên thang độ sáng biểu kiến. Nó còn sáng hơn Canopus và chỉ chịu thua độ sáng của sao Thiên lang, một ngôi sao thực thụ sáng nhất trên bầu trời đêm. Tuy nhiên mặc dầu có độ sáng như vậy, nhưng liền sau đó, đo sao Thuỷ quá gần Mặt trời nên chúng ta không thể chiêm ngưỡng được và phải chờ tới kỳ sau vào lúc hoàng hôn.
    Theo Space.com

    Vị trí các hành tinh bên trong, tính từ sao Hỏa vào ngày 19/10. Chú ý rằng sao Kim
    đang ở phía bên kia của Mặt trời so với sao Thuỷ, bởi vậy chúng ta chỉ nhìn đựơc
    hành tinh này vào lúc hoàng hôn

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 20/10/2008

Chia sẻ trang này