1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ẤN ĐỘ LẦN ĐẦU TIÊN PHÓNG THẦNH CÔNG TẦU VŨ TRỤ THĂM DÒ MẶT TRĂNG KHÔNG NGƯỜI LÁI
    [​IMG]
    Tầu vũ trụ không người lái Chandayaan-1 vừa được phóng lên không trung từ sân bay vũ trụ Sriharikota ở miền Nam Ấn Đô hôm thứ 4 ngay sau khi bình minh vừa ló dạng. Quá trình phóng tầu Chandayaan-1 đã được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia.
    Các nhà khoa học Ấn độ đã vô cùng hân hoan, họ vỗ tay, ôm choàng lấy nhau.. . Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ, ông G. Madhavan Nair đã gọi lần phóng tầu này là hoàn hảo và nói rằng mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch. Một nhà khoa học không giấu nổi xúc động nói : ?o Đây là buổi đầu của một kỷ nguyên mới. Lời nói không thể diễn tả hết được. Ngày hôm nay là một ngày đặc biệt, đứa con của chúng tôi đang trên đường tới Mặt trăng?.
    Tầu Chandrayaan -1 với nghĩa là Con tầu Mặt trăng (Trong truyền thuyết Hindu, Chandra là thần Mặt trăng), đang bắt đầu một sứ mệnh dài 2 năm nhằm đi vào quỹ đạo Mặt trăng và dò quét các hóa chất và thành phần khoáng của thiên thể này. Hai nước châu Á khác là Nhật bản và Trung Quốc đều đặt các con tầu thăm dò Mặt trăng của họ tương tự vậy : tầu Kaguya và tầu Hằng nga -1 .
    Nhiệm vụ hàng đầu của tầu Chandrayaan-1 là dò tìm dấu vết của nước. Con tầu mang theo một số các thiết bị khoa học, trong đó có 5 là của Ấn độ, 3 của ESA và 2 là của NASA.
    Thiết bị đổ bộ của tầu sẽ hạ cánh lên bề mặt Mặt trăng để lấy mẫu bụi đất cho phân tích.
    Chuyến bay này là sứ mệnh đầu tiên của Ấn Độ trong tham vọng vuơn ra xa bên ngoài quỹ đạo Trái đất. Nếu thành công, đây sẽ là một bước tiến lớn trong công cuộc khám phá vũ trụ của Ấn Độ.
    Đây cũng có thể coi là một nỗ lực của đất nước Nam Á này nhằm theo kịp với Nhật Bản và Trung Quốc. Hai nước này đã phóng các tầu không người lái của mình lên Mặt trăng trước đó. Trung quốc thậm chí đã thực hiện được việc đưa người lên quỹ đạo và đã có những cuộc đi bộ ngoài không gian đầu tiên.
    Ấn độ cũng đã vạch ra một chương trình Vũ trụ đầy tham vọng của mình, trong đó họ dự định đưa người vào quỹ đạo vào năm 2014 và phóng tầu có người lái lên Mặt trăng vào trước năm 2020.
    Ấn Độ đã bắt đầu công cuộc chinh phục vũ trụ của mình vào năm 1963, họ đã tự phát triển các vệ tinh và hệ tên lửa đẩy đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Ấn độ cũng là nước có thị phần trong công nghiệp phóng vệ tinh thương mại trị giá nhiều tỷ đô la trên thế giới.
    Theo báo nước ngoài
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT NGÔI SAO HÀNG XÓM CÓ BA VÀNH ĐAI VẬT CHẤT
    Một ngôi sao hàng xóm với Hệ Mặt trời có tới 2 vành đai tiểu hành tinh và một vành đai sao chổi và vụn băng đá bên ngoài. Vành đai tiểu hành tinh bên trong của ngôi sao này có vẻ khá giống với vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời của chúng ta.
    Ngôi sao hàng xóm này có tên là Epsilon Eridani, nằm cách Trái đất 10,5 năm ánh sáng trong chòm sao Eridanus (Ba Giang hoặc Con Sông) và đó là ngôi sao gần Mặt trời thứ 9. Theo các nhà khoa học, sự phân lớp các vành đai trên ngôi sao này chứng tỏ rằng còn có những hành tinh đang lẩn khuất đâu đó bên cạnh những vành đai. Chính những hành tinh vô hình đó đã tạo hình các vành đai tiểu hành tinh của Epsilon Eridani.
    Nếu thực sự có những hành tinh bên trong vành đai thứ nhất, đó hẳn phải là những hành tinh có bề mặt rắn và chúng có khả năng lọt vào vùng hỗ trợ sự sống, nơi mà nhiệt độ phù hợp để có thể tạo điều kiện cho cuộc sống tồn tại.
    Ngôi sao Epsilon Eridanus thuộc loại cùng cỡ với Mặt trời tuy nhiên hơn nhỏ hơn và lạnh hơn một chút. Ngôi sao này cũng rất trẻ so với Mặt trời, mới chỉ 850 triệu năm tuổi, trẻ băng khoảng 1/5 tuổi Mặt trời. Theo các nhà khoa học, việc nghiên cứu hệ sao-hành tinh trẻ Eridani có thể giúp làm hé lộ những chi tiết trong thời sơ khai của Hệ Mặt trời.
    Các vành đai vật chất của Epsilon Eridani
    Các nhà thiên văn học đã biết về vành đai ngoài cùng có cấu tạo từ băng và đá của ngôi sao này, nhưng họ thực sự ngạc nhiên khi kính thiên văn vũ trụ của Nasa Spitzerr đã tiết lộ ở bên trong còn có 2 vành đai tiểu hành tinh nữa.
    Vành đai tiểu hành tinh trong cùng của ngôi sao này, về mặt vật chất tạo thành, khá giống với vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời. Vành đai này nằm cách ngôi sao mẹ khoảng 3 AU, cũng tương từ với vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
    Vành đai tiểu hành tinh thứ 2 của Epsilon Eridani nằm cách ngôi sao trung tâm khoảng 20 AU, tương đương với khoảng cách từ Mặt trời tới sao Thiên vưong. Vành đai này có tổng khối lượng ước tính khoảng bằng với khối lượng của Mặt trăng của chúng ta.
    Vành đai ngoài cùng đã được phát hiện trước đó, kéo dài từ khoảng cách 35 AU cho tới 100 AU và khá tương tự với vành đai Kuiper của Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, vành đai Kuiper của Epsilon Eridani có khối lượng gấp tới 100 lần vành đai Kuiper của Hệ Mặt trời.
    Liệu có tồn tại những hành tinh ngoại hệ?
    Theo các nhà nghiên cứu, những vành đai được hình thành khi hệ sao còn rất trẻ, thường là do những cú va chạm giữa các hành tinh và những vật thể nhỏ hơn và kết quả là những đám hạt, bụi đuợc tạo thành, và nhiều đám bụi đất đá và cả băng nữa sẽ hình thành nên những vành đai.
    Những khoảng trống giữa các vành đai có nhiều khả năng được tạo hình bởi những hành tinh khi mà trường lực hấp dẫn mạnh của chúng lấy bớt đi một phần vật chất để bổ sung cho chính hành tinh, ngoài ra lực hấp dẫn mạnh còn làm xáo trộn các phần vật chất còn lại trong vành đai làm cho chúng không có cơ hội tụ tập với nhau để tạo nên các hành tinh khác được nữa. Điiều này khá tương tự với trường hợp sao Mộc gây ảnh hưởng lên vành đai Tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc của Hệ Mặt trời. Rất có thể, nếu không có sự hiện diện của sao Mộc, vành đai Tiểu hành tinh đã hình thành nên một hành tinh có bề mặt rắn ngoài sao Hỏa.
    Theo các nhà nghiên cứu, có thể có 3 hành tinh với khối lượng nằm trong khoảng từ sao Hải vương tới sao Mộc đang bay xung quanh ngôi sao Epsilon Eridani.
    Vào năm 2000, các nhà khoa học đã tìm ra môt hành tinh ngoại hệ cỡ Jupiter ở ngôi sao Epsilon Eridani bằng phương pháp vận tốc xuyên tâm, trong đó người ta đo độ lắc đảo của ngôi sao chủ gây ra do sự quay xung quanh của hành tinh. Hành tinh ngoại hệ này nằm gần rìa ngoài của vành đai tiểu hành tinh trong cùng.
    Hành tinh thứ 2 có thể đang ở đâu đó gần với vành đai tiểu hành tinh thứ 2, còn hành tinh thứ 3 theo dự đoán đang chui lủi ở sát với vành đai Kuiper (của ngôi sao Epsilon Eridani) với khoảng cách khoảng 35 AU tính từ ngôi sao chủ.
    Cũng theo các nhà khoa học, còn có thể tồn tại những hành tinh có bề mặt rắn ở bên trong khoảng cách giữa ngôi sao chủ và vành đai tiểu hành tinh thứ nhất. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, các nhà thiên văn học vẫn chưa có đuợc một bằng chứng nào về các hành tinh có thể đang tồn tại này.
    Theo Space.com

    Hình minh họa hệ hành tinh của ngôi sao Epsilon Eridani với 2 vành đai tiểu hành tinh (vành bên trong gần ngôi
    sao có mầu vàng nhạt, vành bên ngoài chính là phần nền bức ảnh) cùng một vành đai ngoài cùng (xem các
    sao chổi đi từ vành đai này phía trên bên phải bức hình). Ngoài ra các nhà khoa học cũng dự đoán tồn tại những
    hành tinh ở nơi đây.

  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Arp 147 - ĐIỂM 10 CHO CHẤT LƯỢNG
    Sau một thời gian sửa chữa, kính Hubble lại bắt đầu phục vụ cho các chương trình nghiên cứu thiên văn và một trong những bức ảnh đầu tiên ống kính vũ trụ này chộp được sau thời gian ?~an dưỡng?T có tiêu đề ?o Đôi bạn thiên hà cũ? mà còn được gọi với biệt danh Arp 147.
    Thoạt nhìn bức ảnh, chúng ta đều có thể liên tưởng tới con số 10 tròn trĩnh. Thiên hà bên trái thực ra là một thiên hà xoắn ốc, nhưng nó có mặt phẳng gần trùng với góc nhìn từ Hệ Mặt trời, do đó hình ảnh của thiên hà này giống như hình cái gậy hay số 1. Nếu chỉ có vậy thì đây là một con số mà bất cứ học trò nào cũng ghét cay ghét đắng, chẳng ai lại muốn xơi ?~gậy?T cả. Nhưng còn đó một thiên hà bên cạnh, với vành đai sinh sao mầu xanh, thiên hà này trông giống như con số 0 , và bởi vậy, kết hợp lại, chúng ta có một số 10 hoàn hảo. Bức hình được chụp bằng kính WFPC2 (Wide Field Planetary Camera2) sau khi camera này được bảo dưỡng, và theo các chuyên gia, hình ảnh con số 10 cũng xứng đáng với chất lượng hiện tại của camera này.
    Vành đai mầu xanh được hình thành sau khi thiên hà bên trái (số 1) đi ngang qua thiên hà bên phải (số 0). Cũng giống như khi ta ném một hòn đá xuống mặt nước, từ điểm chạm mặt nước, các vòng sóng đồng tâm được hình thành và lan tỏa rộng ra ngoài. Trong trường hợp này, theo các nhà khoa học giải thích, từ điểm va chạm của 2 thiên hà, các vòng sóng mật độ vật chất cũng lan dần ra ngoài. Sóng này lại va chạm với lớp vật chất bên ngoài đang bị hút vào dưới trường lực hấp dẫn của 2 thiên hà. Kết quả là các xung háp dẫn và các lớp khí đậm đặc được tạo thành dẫn tới sự hình thành sao. Vết đỏ ở phía dưới vành đai sinh sao có lẽ đánh dấu vị trí trung tâm của thiên hà bị va chạm
    Thiên hà kép Arp 147 đã xuất hiện trong Atlas các Thiên hà Kỳ dị do nhà thiên văn học Mỹ Halton Arp lập ra vào những năm 1960 và được xuất bản năm 1966. Arp 147 nằm trong chòm sao Cetus (Kình ngư) và cách Trái đât hơn 400 triệu năm ánh sáng.
    Theo Space.com
  4. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Mảnh thiên thạch trên gọi là Angra dó Reis, được tìm thấy khi rơi xuống Trái Đất vào năm 1869 gần thị trấn Angra dos Reis ở Braxin. Bề mặt đen bóng được tạo ra do sự tan chảy khi nó xuyên qua khí quyển Trái Đất.

    Thiên thạch nằm trong những viên đá cổ xưa nhất từng được tìm thấy vừa cung cấp những bằng chứng mới về điều kiện tồn tại vào thởi điểm bắt đầu phát sinh hệ mặt trời, giải đáp một bí ẩn từ lâu và lật đổ một vài quan điểm về sự hình thành các hành tinh.

    Những thiên thạch cổ đại, giống như những ổ dữ liệu được tìm thấy từ một máy tính cổ, vẫn chứa những thông tin thú vị về thời kì tiền sử của các hành tinh, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học Benjamin P. Weiss.
    Weiss và năm cộng sự đã tiến hành khảo sát những mảnh vụn của 3 thiên thạch gọi là angrite (một loại đá bazan). Chúng nằm trong số những thiên thạch cổ xưa nhất từng được biết đến. Kết quả của công trình nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Science tháng 10.
    Phân tích cho thấy rằng thật ngạc nhiên là trong suốt quá trình hình thành của hệ mặt trời, khi bụi và mảnh vụn nằm trong một vành đai xung quanh Mặt Trời va chạm và dích vào nhau để hình thành những thiên thạch lớn và cuối cùng hình thành nên các hành tinh nhưng chúng ta biết ngày nay, ngay cả khi những vật thể nhỏ hơn nhiều các hành tinh - chỉ 160 km chiều rộng - cũng đủ lớn để tan chảy hầu như hoàn toàn.
    Sự tan chảy hoàn toàn của các đám thiên thạch hình thành các hành tinh, gọi là các planetesimal, làm cho các thành phần của chúng tách rời nhau, với những vật chất nhẹ hơn gồm si-li-cat dính lên bề mặt sau đó tạo nên lớp vỏ, trong khi đó những vật chất giàu sắt nặng hơn chìm vào tạo thành nhân, nơi mà nó bắt đầu xoáy để tạo thành một cỗ máy phát điện từ. Các nhà nghiên cứu có thể khảo sát dấu vết của từ trường được tạo ra bởi máy phát điện này, bây giờ được ghi nhận trong các mảnh thiên thạch rơi xuống Trái Đất.

    "Từ tình trong các thiên thạch từ lâu đã là một bí ẩn"
    , Weiss cho hay, và những thành phần nhỏ như thế có thể đã tan chảy và hình thành những cố máy năng lượng là một bước tiến quan trọng giải mã bí ẩn đó.
    Cho đến gần đây, đa số cho rằng những planetesimal - tương tự như những tiểu hành tinh được quan sát trong hệ mặt trời - tụ họp với nhau để hình thành các hành tinh là giống nhau, vật chất đá không tan chảy, với cấu trúc nhỏ", Weiss cho hay. "Bây giờ chúng tôi nhận ra rằng nhiều thứ đã hình thành nên các hành tinh chính nó cũng là những tiểu hành tinh với lớp vỏ và nhân"
    Điều này có thể thay đổi bức tranh của các nhà lý luận về sự hình thành của các hành tinh. Nếu những thành phần nhỏ hơn đã bị nung chảy khi chúng tụ lại với nhau và hình thành những hành tinh có kích cớ lớn hơn, điều này có thể thay đổi nhận thức của chúng ta một cách đáng kể của các quá trình đã xảy ra vào những năm đầu của những hành tinh sơ sinh khi cấu trúc bên trong của chúng đang hình thành. Điều này có thể đưa ra những áp dụng cho sự phân chia những khoáng vật khác nhau ở vỏ và nhân Trái Đất ngày nay.
    Weiss cho hay: "Trong năm hoặc mười năm qua, những hiểu biết của chúng ta về thời kì đầu của hệ mặt trời có tiến triển rất it, qua những tiến bộ phân tích trong địa hóa học. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng một kĩ thuật địa vật lí để kiểm tra độc lập nhiều trong số những hiểu biết mới này."
    Những sự kiện đã xảy ra nhanh một cách kinh ngạc vào thời khởi nguyên của hệ mặt trời. Một số mảnh thiên thạch trong nghiên cứu này được hìnht thành khoảng 3 triệu năm sau sự hình thành hệ mặt trời, 4 568 triệu năm trước, và cho thấy những dấu hiệu rằng những phần ban đầu có từ trường mạnh khoảng 20 đến 40 phần trăm từ trường của Trái Đất ngày nay. Chúng tôi đã từng nghĩ rằng từ trường trong những thiên thạch này là hiện tượng bất thường ngày nay. Nhưng có thể những cố máy năng lương tồn tại trong thời gian ngắn được lan rộng trong thời kì đầu của hệ mặt trời.

    31/10/2008
    (The Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2008/10/081030144626.htm
    Anh Minh - PAC.News
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VẦNG SÁNG HOÀNG ĐẠO BÍ HIỂM HAY HIỆN TƯỢNG BÌNH MINH GIẢ
    Trong vài tuần tới đây, nếu bạn may mắn ở một nơi không bị ô nhiễm ánh sáng, ít mù, cộng với điều kiện trời không trăng, có thể bạn sẽ chiêm ngưỡng được một hiện tượng khá kỳ thú của thiên nhiên. Vào buổi sáng sớm, trước khi Mặt trời mọc khoảng 2 tiếng, bạn có thể trông thấy một vầng sáng kỳ ảo, ma quái kéo từ chân trời phía đông lên phía trên lưng chừng trời.
    Nhiều người đã nhìn thấy hiện tượng này và không ít người cứ tuởng rằng đó là những tia sáng đầu tiên của buổi bình minh. Thực sự họ đã lầm. Trước bình minh quãng 2 tiếng thì còn quá sớm để chúng ta nhìn thấy những tia sáng đầu tiên. Hồi nhỏ, khi còn ở quê, tôi cũng đã từng nhìn thấy vầng sáng này. Quả thật, một điểm rất khác biệt giữa nông thôn và thành thị là ô nhiễm ánh sáng. Ở quê, chúng ta có thể yên tâm là vào lúc 4 giờ sáng, bầu trời thật trong, sao cực sáng, có thể nói không hề có ô nhiễm ánh sáng nhân tạo, đó là điều kiện rất tốt để ngắm thiên văn mà ở thành phố, điều kiện đó hầu như đã trở thành một của hiếm. Tất nhiên kể cả ở nông thôn, nếu đêm nào có trăng thì cũng đành phải quay ra ngắm .. trăng đỡ vậy.
    Vầng sáng ma quái mờ ảo đó đã từng được giải thích một cách sai lầm rằng đó là một hiện tựơng vật lý của bầu khí quyển Trái đất. Có thể đó là sự phản xạ ánh sáng Mặt trời từ lớp cao nhất của bầu khí quyển. Ngày nay chúng ta biết rằng, điều đó thực sự không phải vậy. Vầng sáng huyền ảo đó đúng là sự phản xạ của ánh sáng Mặt trời, nhưng không phải từ bầu khí quyển của Trái đất, mà là xạ từ các đám bụi, vụn đất đá phân bố rải rắc xung quanh quỹ đạo Mặt trời, chúng chính là phần còn lại của đĩa vật chất sau khi đã hình thành lên các hành tinh của hệ Mặt trời.
    Hằng hà sa số các hạt, vụn đất đá có kích thước từ cỡ micromet cho tới vài mét bay xung quanh Mặt trời. Mật độ của chúng có vẻ lớn nhất ở khu vực gần Mặt trời và kéo dài ra ngoài quỹ đạo sao Hỏa. Vành đai bụi này nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh đo đó vầng sáng kỳ ảo trên còn có tên là Vầng sáng Hoàng đạo và cũng bởi vì nó nằm trùng với các chòm sao Hoàng đạo.
    Trước khi bình minh ló dạng
    Thời gian tốt nhất để có thể ngắm được Vầng sáng Hoàng đạo là khi mặt phẳng Hoàng đạo năm gần thẳng góc với đường chân trời. Với những người ở chí tuyến bắc, thời điểm xem tốt nhất là vào lúc sáng sớm, nhất là trong một hai tuần nữa không có trăng vào lúc đó. Ngược lại, những người sống ở nam bán cầu lại có hình ảnh rõ nhất vào sau lúc hoàng hôn.
    Những người sống ở vùng nhiệt đới hay xích đạo là may mắn hơn cả do Vầng sáng Hoàng đạo dễ xem được nhất ở khu vực này. Tại sao ở khu vực xích đạo thì Vầng sáng Hoàng đạo bộc lộ rô nhất cả ở chân trời phía đông (vào lúc sáng sớm) và phía tây (vào sau lúc hoàng hôn) ? Vì nhìn từ khu vực xích đạo, mặt phẳng hoàng đạo luôn có xu hướng vuông góc với đường chân trời so với các khu vực có vĩ độ cao.
    Những nguời ngắm sao ở khu vực vĩ độ bắc trung bình có thể dậy sớm và ngắm Vầng sáng Hoàng đạo khoảng 90 phút trước lúc bình minh, khi đó xác suất nhìn rõ vầng sáng bí hiểm là lớn nhất. Và bởi vì Vầng sáng Hoàng đạo thường đi trước bình minh nên nó còn được gọi là ?oBình minh giả?.
    Một vầng sáng hình chóp nghiêng nghiêng ma quái
    Vầng sáng Hoàng đạo bí hiểm đến nỗi, đôi khi bạn phải tận mắt nhìn thấy rồi mới tin là có thực.
    Với tôi (tác giả Joe Rao), hình ảnh nhìn thấy rõ nét nhất về Vầng sáng này xẩy ra vào năm 2001 ở miền đông nam bang Arizona. Tôi đã chọn nơi vắng vẻ và ít ô nhiiễm ánh sáng này để chuẩn bị một cuộc ngắm mưa sao băng Leonid đang tới gầni. Bạn thử tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên như thế nào khi bước ra ngoài để ngắm sao băng vào đêm đầu tiên. Tôi đã nhìn thấy một vầng sáng in trên nền trời từ phía chân trời đông, có vẻ như là ánh sáng hắt lên từ một thị trấn hay thành phố nhỏ từ phía xa xa. Phải mất một lúc tôi mới nhận ra rằng, làm gì có khu dân cư nào ở huớng đó, vầng sáng kỳ ảo đó không phải là sản phẩm của ánh sáng đô thị, đó chính là Vầng sáng Hoàng đạo. Thật tuỵêt vời.
    Khi đã định thần , tôi mới có thể ngắm vầng sáng kỳ lạ đó một cách kỹ càng. Vầng sáng đó có dạng như một hình chóp nón bị nghiêng đôi chút. Chân của hình chóp trải rộng trong khoảng 20 ?" 30 độ theo đường chân trời. Vào lúc nhìn rõ nhất, vầng sáng này có thể so sánh với dòng sông Ngân hà (Milky Way) về độ sáng. Nhưng nói chung, nó có độ sáng quá yếu nên chỉ cần bầu khí quyển đôi chút có mù là vầng sáng biến mất. Trong một đêm trời trong, vầng sáng hình côn này có thể vươn tới độ cao 45 độ trên nền trời.
    Ngoài ra, khi có điều kiện quan sát tốt trời trong, không trăng, không ô nhiễm ánh áng v.v.. bạn cũng nên thử ngắm cái gọi là ?o Vành Hoàng đạo?, đó là một dải sáng nằm trùng với đường Hoàng đạo và thường có bề rộng khoảng 5 ?" 10 độ.
    Vầng sáng đối diện (Counterglow)
    Chưa hết, vẫn còn một loại vầng sáng ma quái hơn, khó tìm hơn mà có lẽ rất ít nguời trong chúng ta được nghe nói tới chứ chưa nói tới việc được nhìn tận mắt.
    Đó là vầng sáng Gegenschein, xuất phát từ tiếng Đức có nghĩa là vầng sáng đối diện. Vầng sáng Geneschein có tên như vậy bởi vì nó luôn luôn nằm đối diện với hướng của Mặt trời trên bầu trời. Vầng sáng Geneschein chỉ có thể nhìn được bằng mắt thường bởi vì nó trải trên một khu vực rộng lớn mà không ống nhòm hay kính thiên văn nào có đủ thị trường để bao quát hết.
    Bản chất thực của Vầng sáng đối diện vẫn còn là môt điều bí hiểm, tuy nhiên có khá nhiều người giải thích rằng - cũng giống như Vầng sáng Hoàng đạo, đố chỉ là sự phản xạ của ánh sáng Mặt trời từ các hạt bụi phóng ra ngoài vũ trụ từ bầu khí quyển của chúng ta theo hướng đối diện với Mặt trời.
    Theo Space.com
    [​IMG]
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ VẬT LÝ HỌC ĐÃ LẬP RA CHUƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG HỐ ĐEN ĐỂ TÌM KIẾM CÁC CHIỀU CÒN LẠI CỦA KHÔNG GIAN
    Một nhóm các nhà vật lý lý thuyết cũng như thực hành, với sự cộng tác của các thành viên từ ĐHTH Case Western Reserve đã tạo nên một chương trình mô phỏng hố đen mới còn được gọi là BlackMax để tìm kiếm các bằng chứng về các chiều của không gian còn lại có thể tồn tại trong vũ trụ.
    ________________________________________
    Hố đen về mặt lý thuyết là một vùng trong vũ trụ nơi tồn tại trường lực hấp dẫn cực lớn đến nỗi không một thứ gì có thể trốn thoát khỏi nó sau khi ?~bước?T qua cái gọi là chân trời sự kiện. Chương trình BlackMax mô phỏng đúng khu vực như vậy.
    Sau gần hai năm nghiên cứu và sáng tạo, các nhà vật lý lý thuyết đã lập ra chương trình mô phỏng máy tính có thể giúp họ thử nghiệm các lý thuyết về sự hình thành và phân rã của môt hố đen , trong đó có tính đến các hiệu ứng trong cả 2 quá trình hình thành và bốc hơi của hố đen tại phòng thí nghiệm LHC (Máy Va đập hạt lớn) hiện đang được chạy thử tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) ở Giơ ne vơ - Thụy sĩ.
    Các hố đen mini được tạo ra ở LHC có thể sẽ bắt đầu quay ngay sau khi hình thành. Sự quay (spin) này làm tăng tỷ lệ phần khối lượng của hố đen, phần mà bị phân tán thành các hạt graviton (hạt hấp dẫn). Từ đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng về sự tồn tại của các chiều khác trong không gian (ngoài 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian mà ta vẫn biết). Các thành viên của nhóm nghiên cứu ATLAS tại LHC là những người sử dụng BlackMax để nghiên cứu các hố đen. ATLAS là một trong 2 detector, hay đầu dò chính của thiết bị LHC. Các nhà vật lý lý thuyết của ĐHTH Case Western Reverse làm việc cùng với Glenn Starkman , trưởng dự án, cùng với các khoa học gia khác từ ĐHTH Oxford và trường Queen Mary College thuộc ĐHTH London.
    Detector ATLAS làm việc với nguyên tác khá giống với những nhà điều tra tai nạn hàng không vẫn làm, đó là tìm các mảnh vỡ rồi sau đó ghép lại để suy luận ra nguyên nhân tai nạn, hay nói cách khác, tại sao mà các mảnh đó lại rời nhau ra.
    BlackMax, bằng cách dự đoán làm thế nào các mảnh đó vị vỡ ra, sẽ cho phép các nhà khoa học xem được các thông số cách thức lắp ghép các mảnh từ thí nghiệm ATLAS mà không phải làm thí nghiệm và sau đó so sánh với các thông số thí nghiệm thực.
    Chương trình mô phỏng thông thường (Standard Model) đã dự báo các va đập (không tính tới lực hấp dẫn) của các hạt có xu hướng tạo ra các mảnh gồm những proton tụ lại với nhau thành những tia nhỏ (small jet).
    Sự phân rã của các hố đen sẽ tạo ra nhiều hạt hơn bình thường. Những hạt này cũng sẽ được phát ra đẳng hướng, có nghĩa là chúng toả ra mọi phía và hỗn hợp các hạt cũng đồng đều hơn ?" ví dụ như bao gồm cả các electron và những hạt tương tự mà nhưng hạt này không thể tồn tại trong lòng hạt proton được.
    Trong những điều kiện cụ thể, sự phân rã của các hố đen cũng sẽ tạo ra nhiều hạt graviton và những hạt này có thể thoát ra khỏi ATLAS mà không để lại một dấu vết nào. Chính điều này lại làm cho các hạt còn lại bị bức xạ ra ngoài có vẻ bị mất đối xứng và mang ít năng lượng hơn so với toàn bộ năng lượng vốn có.
    Starkman nói rằng nếu các hố đen được phát hiện ra ở LHC, chúng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu đựơc sự kết nối giữa lực hấp dẫn và cơ học lượng tử, đồng thời giải quyết luôn sự không tương hợp giữa 2 tượng đài về trí thức của thế kỷ 20 là Vật lý cơ học lượng tử và Thuyêt tương đối rộng của Robert Anhxtanh.
    Điều đó cũng có nghĩa rằng có sự tồn tại của các chiều khác trong không gian, và cũng giải thích luôn tại làm sao lực hấp dẫn lại là một lực yếu nhất so với 3 lực cơ bản khác là lực điện từ, lực tương tác hạt nhân mạnh và lực tương tác hạt nhân yếu.
    Theo Starkman, các hố đen đựơc tạo ra ở LHC sẽ rất là nhỏ, cực nóng - nóng gấp hàng triệu lần so với Mặt trời, và tuổi thọ của chúng cũng sẽ cực ngắn, ngắn đến nỗi chúng sẽ bị phân rã tức thì, chỉ trong một phần rất, rất nhỏ của một giây sau khi vừa được hình thành.
    Ông nói thêm rằng với những hố đen như vậy, tuổi thọ quá ngắn nên chúng không đủ thời gian để đi ngang qua một sợi tóc người, và chúng ta không nên e ngại rằng chúng có thể ?osổng? ra ngoài detector của LHC
    Starkman nói: ?oMột điều quan trọng hơn nữa là vũ trụ bao la đã thực hiện các thí nghiệm trên trong hàng tỷ năm qua bằng cách bắn phá bầu khí quyển của Trái đất (đó là chưa nói tới hàng tỷ tỷ ngôi sao) với những chùm tia vũ trụ. Do vậy chúng ta biết chắc rằng nếu có một hố đen được tạo thành ở LHC, chúng hoàn toàn vô hại.?
    Theo Sciencedaily.com
    Lời bàn : Theo quan điểm của những người chống lại LHC, hay nói đúng hơn, chống lại các thí nghiệm liên quan tới việc tạo ra các hố đen mini trên Trái đất, thì những nhà khoa học như Starkman cũng không khác nào những đứa trẻ đang nghịch điện mà không biết rằng, điện có thể giật cho chúng bị tung tay hay thậm chí còn tệ hơn thế. Các nhà khoa học biết rất nhiều, họ rất tin chắc vào lượng kiến thức của họ, nhưng chắc chắn dù biết nhiều đến đầu cũng không thể nói là đủ. Và chỉ một phần trăm rất nhỏ thôi của sự không chắc đó cũng có thể làm cho Trái đất của chúng ta ra đi vĩnh viễn. Vậy thì theo họ, những nguời anti-LHC thì liệu có đáng để chúng ta tiến hành các thí nghiệm như vậy không?
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Yêu cầu trang web Thienvanbachkhoa.org/news/ không đăng lại bài của tôi.
    Các bạn đã đăng bài mà không xin phép tác giả và cũng không ghi tên tác giả luôn.
    Link: http://thienvanbachkhoa.org/news/tin-tuc-thien-van/thien-van-the-gioi/309-cac-nha-vat-ly-lap-chuong-trinh-mo-phong-ho-den-de-tim-cac-chieu-con-lai-cua-khong-gian.html
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sứ mệnh thăm dò sao Hỏa của con tàu Phoenix vừa được xác nhận đã chấm dứt, sau khi nó đột ngột ngừng liên lạc với trái đất kể từ ngày 2/11.
    Chi tiết tại: http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/11/3BA084DC/
    Nguồn: vnnexpess
  9. phanhienqt

    phanhienqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LẦN ĐẦU TIÊN CÁC NHÀ THIÊN VĂN HỌC ?~NHÌN?T ĐƯỢC TRỰC TIẾP HÀNH TINH NGOẠI HỆ
    Trong suốt 13 năm kể từ khi các nhà thiên văn học phát hiện ra hành tinh ngoại hệ đầu tiên, họ chỉ có thể suy đoán sự tồn tại của chúng thông qua quan sát những ngôi sao mẹ. Giờ đây, các nhà khoa học đã lần đầu tiên nhìn thấy chúng thực sự. Trong 2 bài báo đăng trên tạp chí Science ngày 13/11/08, các tác giả đã thông báo chụp đựơc hình 4 hành tinh ngoại hệ bay xung quanh 2 ngôi sao khác nhau. Các chuyên gia cho rằng những hình ảnh nhìn trực tiếp này có thể làm sáng tỏ vấn đề hình thành các hành tinh và sau đó thậm chí đưa ra những dấu hiệu của sự sống.
    Như ta biết, chụp hình trực tiếp các hành tinh ngoại hệ là rất khó khăn bởi vì ánh sáng của chúng thường quá yếu so với các ngôi sao mẹ. Toàn bộ hơn 300 hành tinh ngoại hệ tìm được cho tới nay là dựa trên các phuơng pháp gián tiếp khác nhau. Ví dụ như người ta đo đạc ảnh hưởng của lực hấp dẫn của một hành tinh lên ngôi sao mẹ, rồi sau đó tính toán ra, hoặc dựa vào ảnh hưởng của trường hấp dẫn của hành tinh ngoại hệ lên ánh sáng của một ngôi sao nền, làm cong các tia sáng từ ngôi sao đó. Hoặc các nhà khoa học phải dựa vào sự che khuất ánh sáng của chính ngôi sao mẹ khi nó ?~vô tình?T đi ngang qua. Chưa ai thực sự ?onhìn? thấy chúng cả.
    Các quan sát trên đây đã được thực hiện dựa vào hai tiến bộ công nghệ mới nhất. Thứ nhất, những ống kính thiên văn mặt đất lớn phải được lọc sáng bằng một hệ thống được gọi là ?~bộ tương thích quang học?T, bộ này có tác dụng bù trừ các hiện tượng tán xạ ánh sáng gây ra bởi bầu khí quyển của Trái đất. Thứ hai, các ống kính thiên văn mặt đất cũng như kính Hubble cần phải gắn một thiết bị nhằm ngăn chặn hầu hết ánh sáng phát ra từ ngôi sao mẹ bởi vì nguồn sáng này quá lớn và làm át đi các tia sáng vốn rất yếu ớt của các hành tinh.
    Với sự trợ giúp của các công nghệ trên, các nhà thiên văn dưới sự chỉ đạo của Christian Marois thuộc Học viện Thiên văn Herrzberg của Uỷ ban Nghiên cứu Quốc gia ở Victoria, Canada đã quan sát được 3 đối tượng gần một ngôi sao cách Trái đất 128 năm ánh sáng có mã số là HR 8799. Một nhóm khác do Paul Kalas dẫn dắt đã tìm thấy một hành tinh ngoại hệ nữa gần ngôi sao Fomalhaut, chỉ cách chúng ta có 25 năm ánh sáng. Fomalhaut là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Tất cả các đối tượng quan sát được này đều có vẻ như đang quay quanh những ngôi sao chủ, và điều đó càng củng cố thêm bằng chứng đó là những hành tinh ngoại hệ.
    Để thoả mãn điều kiện về khối lượng tồn tại tối đa của các hành tinh còn khó khăn hơn, bởi vì có khả năng các đối tượng quan sát được chính là những ngôi sao nhỏ ở trong một hệ sao đôi hoặc đa sao. Qua đánh giá độ tuổi còn trẻ của các đối tượng và nghiên cứu bức xạ hồng ngoại phát ra từ 3 đối tượng do nhóm Marois quan sát, các nhà khoa học xác định chúng có khối lượng khoảng từ 5 tới 10 lần hành tinh sao Mộc (của hệ Mặt trời), như vậy chúng có khối lượng nhỏ hơn giới hạn 13 lần khối lượng sao Mộc để có thể là một ngôi sao.
    Với đối tượng do nhóm của Paul Kalas quan sát, các nhà khoa học dựa trên ảnh hưởng của lực hấp dẫn lên vành đai khí và bụi và từ đó suy được ra khối lượng của thiên thể này lớn nhất cũng chỉ vào khoảng gấp ba lần sao Mộc .
    Ray Jayawadhana thuộc ĐHTH Toronto nói:? Thời đại các nhà thiên văn học có thể quan sát trực tiếp (hình ảnh các hành tinh ngoại hệ) đã tới. Chúng ta sẽ tìm được nhiều nhóm hành tinh ngoại hệ mới, lớn hơn và ở xa các ngôi sao chủ hơn so với các phương pháp trước đây.?
    Alan Boss thuộc Học viện Carnegie ở Washington bổ sung rằng với kỹ thuật hình ảnh mới trong tay, các nhà thiên văn học có thể tìm hiểu được thành phần cấu tạo của các hành tinh ngoại hệ thông qua kỹ thuật phân tích phổ ánh sáng. Và từ đó có thể khai phá các bí mật về sự hình thành của các hành tinh cũng như dấu vết có thể có của sự sống. Ông nói :? Các nhà thiên văn học có thể đưa ra các trường hợp một số hành tinh ngoại hệ không những là có thể ở được mà thậm chí đã từng được ở?.
    Theo các báo nước ngoài
    Hình ảnh chụp bởi kính thiên văn vũ trụ Hubble của Nasa.này cho thấy hành tinh ngoại
    hệ mới phát hiện đựơc Fomalhaut b đang quay xung quanh ngôi sao mẹ Fomalhaut.

Chia sẻ trang này