1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu câu này lắm!
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Một khối lượng bằng 13 lần sao Mộc là giới hạn của một hành tinh khí khổng lồ bắt đầu được coi như một ngôi sao lùn nâu. Các sao lùn nâu có khối lượng lớn hơn nữa, tới hơn khoảng 80 lần sao Mộc thì sẽ chuyển sang một ngôi sao hoàn chỉnh, có nghĩa là khối lượng của chúng đã đủ lớn để kích hoạt lò phản ứng tổng hợp hạt nhân ở trong lõi. Nếu ai đã theo dõi phần Thi Thiên văn hồi tháng 3 trên ttvnol thì sẽ nhớ có một câu hỏi liên quan tới khối lượng nhỏ nhất của một ngôi sao bình thường, đó là khoảng 8% khối lượng Mặt trời hay xấp xỉ 80 lần khối lượng sao Mộc.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÔM NAY (20/11/08), TRẠM ISS BƯỚC SANG TUỔI THỨ 10 - HÃY CÙNG NHÌN LẠI MỘT VÀI DỮ KIỆN
    Trạm không gian quốc tế ISS (International Space Station), một dấu mốc quan trọng trong công cuộc chính phục hệ Mặt trời của loài người, đã bước sang tuổi thứ 10 vào ngày hôm nay (20/11). Trạm ISS cũng là công trình to lớn nhất của con người từng được xây dựng trong vũ trụ cho tới nay.
    ISS tiếp bước Trạm Hòa bình của Liên xô trước đây sau khi trạm này hết hạn sử dụng và được cho phá hủy vào tháng 3 nắm 2001 sau 15 năm bay trên quỹ đạo.
    Lịch sử của Trạm ISS bắt đầu đúng 10 năm trước đây, ngày 20 tháng 11 năm 1998. Ngày hôm đó, mô đun đầu tiên của Trạm đã được phóng lên quỹ đạo, đó là môđun Zarya nặng 19,5 tấn do Liên bang Nga chế tạo.
    Tiếp đó, Trạm ISS đã tiếp nhận module Unity của Hoa kỳnặng 11,6 tấn vào ngày 8/12/1998. Các năm sau đó, chúng ta đã lần lượt chứng kiến các cuộc phóng tên lửa để mang theo những module chính, những thiết bị chủ yếu lên Trạm ISS như module Zvetzda năm 2000, Destiny và Canadarm-2 được lắp vào năm 2001, Harmony năm 2007 và mới đây nhất module Columbus của ESA đựơc kết nối vào tháng 2/2008 và module Kibo của Nhật bản đã hoàn tất việc kết nối vào tháng 6 năm 2008.
    Trạm ISS được Nga thiết kế và chế tạo dưới sự tài trợ chủ yếu của người Mỹ. Phòng thí nghiệm công nghệ cao này đã chứng kiến những giai đoạn hợp tác quóc tế mạnh mẽ nhất để vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, sự khác biệt về địa lý và những quan điểm khác nhau về công nghệ.
    Mười sáu nước đã cùng đóng góp công sức tiền của vào công việc xây dựng Trạm ISS, đó là : Hoa Kỳ, Nga, Nhật bản, Canada, Brazil và 11 nước khác thuộc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA.
    Việc xây dựng phòng thí nghiệm ?onổi? trong không gian này đã ngốn hêt khoảng 100 tỷ đô la, trong đó Hoa Kỳ là nước đóng góp chủ yếu. Tầu ISS đã liên tục có người làm việc kể từ tháng 11 năm 2000. Các ?onhân viên? làm việc trên tầu chủ yếu là ngưòi Nga và người Mỹ. Mỗi một lần một phi hành đoàn bay lên Trạm thì được gọi là một ?oCuộc thám hiểm? (Expe***ion) và các cuộc thám hiểm này đựoc thay thế luân phiên trong khoảng từ 4 tới 6 tháng.
    Phi hành đoàn hiện tại là Expe***ion 18 bao gồm cơ trưởng Michael Fincke (Mỹ), kỹ sư bay thứ nhất Yuri Lonchakov (Nga) và nữ kỹ sư bay thứ 2 Sandra Magnus (Mỹ).
    Nữ phi hành gia Magnus mới tới Trạm bằng tầu Con thoi Endeavour tuần vừa rồi. Tầu Endeavour cập Trạm ISS hôm Chủ nhật 16/10/08. Phi hành đoàn dự định làm các thí nghiệm trong không gian với mục tiêu khá tham vọng.
    Đội bay Expe***ion 18 chỉ gồm 3 thành viên, Đội bay Expe***ion 19 sau đó sẽ lại có 6 phi hành gia như bình thường.
    Ngoài các tầu Con thoi của Hoa Kỳ, tầu Liên Hợp của Liên xô cũng có thể làm nhiệm vụ chuyên chở người lên Trạm ISS.
    Sau vụ tai nạn tầu Con Thoi kinh hoàng xảy ra vào ngày 1/2/2003, các tầu Liên Hợp là phương tiện duy nhất để chở phi hành đoàn và vật dụng đi đi về về giữa mặt đất và Trạn ISS cho tới năm 2005 sau khi Nasa bắt đầu nối lại các chuyến bay Con Thoi vào tháng 7 năm 2005.
    Có một khoang chở người của tầu Liên hợp đã được lắp đắt vĩnh viễn lên Trạm ISS để đề phòng trường hợp có sử cố xẩy ra và phi hành đoàn phải sơ tán khẩn cấp.
    Trạm ISS đang bay trên quỹ đạo cách bề mặt Trái đất khoảng 350km và thực hiện 1 vòng xung quanh Trái đất hết 90 phút với vận tốc 28000 km /h
    Trạm ISS có các mô đun thí nghiệm do Hoa Kỳ, Nga, ESA và Nhật Bản thiết kế và lắp đặt. Các mô đun thí nghiệm này cho phép phi hành gia thực hiện các thí nghiệm về thuốc, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu, thông tin liên lạc và họ cũng tìm hiểu cơ chế phản ứng của cơ thể người đối với tình trạng không trọng lượng (ít trọng lượng thì đúng hơn ?" microgravity), và đó là cơ sở cho những chuyến bay trong tương lai.
    Tới khi Trạm ISS đựơc hoàn thành, nó sẽ có kích thước 88 m x 108 m và cân nặng hơn 450 tấn. Hiện tại, tầu ISS mới chỉ nặng gần 300 tấn.
    Theo cơ quan Nasa, đã có tổng số 167 người, đại diện cho 15 nước từng làm việc trên Trạm.
    Các đối tác quốc tế đang đặt ra mục tiêu hoàn thành việc xây cất Trạm ISS vào năm 2010. Nasa sẽ còn 6 chuyến bay Con thoi lên Trạm trước khi đội tầu này ?ovề hưu?. Vấn đề là ở chỗ chỉ có tầu Con thoi với khoang chứa hàng rộng rãi để có thể chuyên chở những cấu kiện cồng kềnh lên vũ trụ.
    Chuyến bay Con thoi cuối cùng được dự định phóng vào ngày 31/5/2010. Nhưng vẫn còn những tranh luận về vấn đề cần phải gia hạn thời gian phục vụ của các tầu Con thoi để làm giảm thời gian nước Mỹ không có phương tiện bay cho tới khi đội tầu mới, Orion ra mắt vào năm 2014. Nước Mỹ không muốn phụ thuộc quá nhiều vào các tầu Liên Hợp của Nga trong việc đưa phi công lên Trạm và đưa họ chở về.
    Quyết định cuối cùng về vấn đề số phận của các tầu Con thoi sẽ đựơc quyết định bởi Tổng thống Mỹ mới đắc cử Barack Obama.
    Theo Dailyastronomy
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Thêm bằng chứng cho phép kết luận việc phát hiện di cốt của Nicolaus Copernicus​
    Ngày 20/11/2008, nhà khảo cổ học Ba Lan Jerzy Gassowski và chuyên gia trong lĩnh vực DNA người Thuỵ Điển Marie Allen đã công bố sự giống nhau khi so sánh DNA của di cốt tìm được tại nhà thờ Frombork tháng 8 năm 2005 với sợi tóc tìm thấy trong một cuốn sách của Copernicus đang được cất giữ tại thư viện đại học Uppsala, Thụy Điển.
    Như vậy là dựa trên địa điểm chôn cất, các đặc điểm của khuôn mặt được khôi phục dựa trên hộp sọ và đến nay là kết quả so sánh DNA với sợi tóc được tìm thấy trong cuốn sách của Copernicus, các nhà khoa học đã gần như có thể khẳng định chắc chắn di cốt tìm thấy năm 2005 chính là của nhà thiên văn vĩ đại.
    [​IMG]
    Chân dung Nicolaus Copernicus được dựng lại dựa trên hộp sọ​
    ====
    Một số báo điện tử đã đăng tin này:
    http://www.msnbc.msn.com/id/9913250/
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/11/3BA08A50/
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KỸ THUẬT MỚI GIÚP LÀM HÉ MỞ CÁC BÍ MẬT VỀ PLASMA.
    Trạng thái plasma, một trạng thái khí bị ion hóa, có thể hiện diện ngay bên cạnh ta như trong bóng đèn huỳnh quang, nhưng cũng có thể ở rất xa như trong các vụ nổ nhiệt hạt nhân trong vũ trụ. Lớp khí quyển phía trên của Trái đất cũng là một trạng thái plasma, tương tự vậy, các tia chớp hay hầu hết các ngôi sao đang chiếu sáng trên bầu trời cũng ở trạng thái plasma.
    Gần một trăm năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng để tìm hiểu bản chất của plasma, nhưng những kiến thức về thành phần và các tương tác bên trong dạng thứ 4 của vật chất này vẫn còn nhiều thách thức và bí ẩn. Trạng thái plasma mà ta vẫn biết đặc trưng bởi nhiệt độ cao, rất khó xác định các tính chất kể cả trong tự nhiên cũng như trong phòng thí nghiệm.
    Gần đây một số các phòng thí nghiệm đã bắt đầu thí nghiệm một dạng plasma mới đơn giản hơn, đơn giản tới mức có thể giúp đưa các hiểu biết của chúng ta về dạng vật chất đặc biệt này lên một tầm cao mới. Dạng plasma này còn được gọi là plasma siêu lạnh (ultracold), chúng được tạo ra với những nguyên tử bị bẫy và làm lạnh tới dưới 1 độ Kelvin, từ đó hình thành nên các đám mây ion và điện tử mà gần như đứng im. Sau khi khống chế được điều này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng có thể nghiên cứu từng bước quá trình plasma được hình thành và phát triển như thế nào.
    Tới nay, theo các nhà nghiên cứu của ĐHTH UBC (University of British Columbia), thay vì trạng thái plasma siêu lạnh nguyên tử, họ đã tìm ra một phương pháp tạo ra plasma siêu lạnh với các phân tử. Bắt đầu từ một mẫu khí được làm lạnh trong một dòng tia các phân tử tốc độ cao, nhóm của Giáo sư De Grant, chủ nhiệm khoa Hóa của ĐHTH UBC đã tạo được trạng thái plasma của các phân tử oxit nitơ với nhiệt độ của hỗn hợp ion và điện tử thấp như trạng thái plasma tạo đựơc từ các nguyên tử bị bẫy. Trạng thái plasma này tồn tại trong 30 micro giây hoặc thậm chí lâu hơn trong khi chúng ta biết rằng không như các nguyên tử, các ion phân tử dễ dàng tái hợp với các điện tử. GS Grant nói : ?o Thật là ngạc nhiên là trạng thái plasma của chúng tôi tạo ra lại tồn tại lâu như vậy. Chúng tôi cho rằng mật độ cao của các hạt tích điện được tạo ra đã gây nhiễu cho quá trình tái hợp với điện tử (của các ion phân tử)?.
    Kỹ thuật trên của các nhà khoa học tại ĐHTH UBC được đăng tải trong số mới nhất của Tạp chí ?oNhững bài viết Tổng quan Vật lý? . Kỹ thuật này không chỉ tạo ra được plasma có độ đậm đặc hơn cỡ 1000 lần so với kỹ thuật bẫy nguyên tử, mà còn có vẻ như đạt được mức độ tương hợp cao hơn, một tính chất mô tả sự chuyển động giống như chất lỏng của khối plasma.
    Theo Giáo sư Grant thì plasma phân tử chẳng khác gì vàng mười trong kỹ thuật siêu lạnh. Ông nói:?Khả năng vượt qua được khuôn khổ bẫy nguyên tử thật là vượt sức tưởng tượng và điều này có thể dẫn tới một lĩnh vực mới trong vật lý.?
    Ông cũng nói thêm rằng những hiểu biết sâu hơn về plasma siêu lạnh ở mức độ phân tử có thể mở rộng thêm nhiều kiến thức về các hành tinh khí (như Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh trong hệ Mặt trời), các sao lùn trắng, các lò phằn ứng nhiệt hạt nhân trong lõi các ngôi sao và các chùm tia laze dưói dạng tia X.

    Theo Sciencedaily
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VỤ NỔ SAO ĐÔI BÊN TRONG MỘT TINH VÂN HÀNH TINH THÁCH THỨC LÝ THUYẾT VỀ CÁC NGÔI SAO
    Một vụ nổ sao đôi trong một đám tinh vân hành tinh vừa được nhóm nghiên cứu của ĐHTH Luân đôn (UCL) thu nhận được. Đây là một sự kiện các nhà khoa học chưa đựơc chứng kiến trong suốt hơn 100 năm qua. Vụ nổ sao đôi này được dự đoán rằng khối lượng tổng của chúng đủ lớn làm cho chúng luôn bay vòng xoáy ốc gần vào nhau và kết cục là một cú va đụng dẫn tới một vụ nổ supernova còn lớn hơn nhiều.
    Tinh vân hành tinh là đối tượng thiên văn chứa những khối khí và plasma phát sáng được hình thành bởi các ngôi sao khi chúng tiến gần tới giai đoạn cuối của vòng đời. Còn nova là một vụ nổ hạt nhân gây ra bởi sự dồn mạnh của những khối khí hydro lên bề mặt của một ngôi sao lùn trắng, một dạng sao đang hấp hối trong một hệ sao đôi gần nhau.
    Tiến sĩ Roger Wesson, thuộc Bộ môn Vật lý Thiên văn của UCL nói:? Tới cuối cuộc đời, một số ngôi sao phải trải qua những vụ nổ nova gây ra bởi những phản ứng hạt nhân trên bề mặt của chúng. Trong tháng 8 / 2007, một vụ nổ như vậy đã được phát hiện và chúng tôi đã tình cờ phát hiện ra hệ này chỉ vài tuần trước khi có vụ nổ. Những hình ảnh trước lúc va chạm cho thấy rằng cái ngôi sao kỳ lạ này được bao bọc bởi một tinh vân hành tinh?.
    Ông nói tiếp:? Mặc dầu có tới vài vụ nổ nova xẩy ra trong Thiên hà của chúng ta, đây mới là lần thứ hai một vụ nổ nova xẩy ra trong lòng một tinh vân hành tinh. Vụ thứ nhất đã xẩy ra từ hơn 100 năm trước (chính xác hơn là con người đã quan sát được từ hơn 100 năm trước). Giờ đây, những tia sáng từ vụ nổ đi ngang qua và làm sáng rực lên đám mây khí bụi xung quanh. Hiện tượng này đã đưa ra một thách thức to lớn đối với nền tảng lý thuyết hiện tại rằng : các ngôi sao đã tiến hóa như thế nào và đó có thể là chiếc chìa khoá vàng trong việc mở ra những hiểu biết mới về các khía cạnh khác nhau của cuộc đời những ngôi sao?.
    Các hình ảnh trước khi có vụ nổ xẩy ra được chụp bởi Kính thiên văn Isaac Newton trong khuôn khổ cuộc điều tra bầu trời HAlpha Survey (IPHAS). Đây là cụôc đìêu tra Dòng sông Ngân hà đầu tiên trong bước sóng khả kiến và cũng là cuộc điều tra chứa đựng nhiiều thông tin nhất về các tia sáng phát xạ từ hydrogen, một nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ.
    ?oMột ngôi sao bùng phát thì được gọi là một nova, đó là một quá trình được phát sinh khi vật chất chuyển từ một ngôi sao sang ngôi sao đồng hành với nó trong một hệ sao đôi gần, và sau đó kích hoạt một vụ nổ nhiệt hạt nhân không thể kiểm soát. Đám tinh vân bao quanh vụ nổ nova là dạng tinh vân hành tinh, chúng phải được hình thành trong các giai đoạn trước của bộ sao đôi, khi mà bề mặt bên ngoài của một trong 2 ngôi sao bắt đầu trương nở và phun khí ra ngoài. Vụ nổ nova trước được ghi nhận từ năm 1901. Vì vậy vụ nổ lần này là cơ hội duy nhất cho tới nay các nhà khoa học có thể theo dõi chi tiết các tia bức xạ của vụ nổ nova tương tác như thế nào với đám mây hành tinh xung quanh.
    Theo tiến sĩ Roger thì vụ nổ nova mới, với cái tên V458 Vulpeculae đã cung cấp một phép thử quan trọng cho các mô hình mô tả sự tiến hóa của các ngôi sao. Ông nói:? Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng khối lượng tổng của hệ sao đôi gây ra vụ nổ nova có thể đã đủ lớn để rồi hai ngôi sao dần tiến lại gần nhau theo đường xoắn ốc và khi chạm nhau, chúng gây ra một vụ nổ lớn hơn nhiều, đó là supernova. Vai trò của các vụ nổ nova trong quá trình hình thành những vụ nổ supernova thực sự vẫn rất khó xác định một cách rõ ràng, và hệ V458 Vul đã cung cấp cho chúng tôi một cơ hội hiểu biêt thêm về các khía cạnh trong cuộc đời của những ngôi sao?.
    Theo Sciencedaily
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 22:36 ngày 28/11/2008
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CẢNH BẦU TRỜI ĐÊM NGOẠN MỤC VỚI MẶT TRĂNG, SAO KIM VÀ SAO MỘC TỤ HỌP
    Đôi khi một sự kiện gì đó xẩy ra trên bầu trời đêm mà làm cả những người không bao giờ quan tâm tới thiên văn cũng phải chú ý. Tthứ Hai tới đây cũng sẽ xẩy ra một sự kiện như vậy. Đêm đó, Mặt trăng lưỡi liềm rất mỏng sẽ hiện diện rất gần với 2 hành tinh sáng nhất trên bầu trời, đó là sao Kim và sao Mộc.
    Ngay cả với những người không mấy khi để ý tới bầu trời đêm nếu họ liếc nhìn cảnh tượng 3 thiên thể đứng gần nhau như vậy chắc chắn cũng sẽ phải thốt lên: ?o Hai cái ngôi sao sáng bàng bạc đứng cạnh Mặt trăng là ở đâu ra vậy trời??. Đôi khi những sự kiện như vậy có thể dẫn tới những cú phone về các cơ quan chức năng, thậm chí với nội dung đại loại là ?o hình như có UFO đang đứng cạnh Mặt trăng..?!!!
    Những thiên thể thật sáng !
    Từ cuối tháng Tám, sao Kim đã hiện lên để tô điểm cho bầu trời lúc chạng vạng tối với cái tên dân gian : sao Hôm. Không một hành tinh hay ngôi sao nào có thể so sánh với sao Kim về độ sáng. Trong chiến tranh thế giới thứ II, những người lo nhiệm vụ cảnh báo máy bay đã từng bị nhầm sao Kim là máy bay địch. Đã có trường hợp, súng phòng không đã phát hỏa do nhìn nhầm sao Kim thành mục tiêu. Bản thân tôi đã rất may mắn khi được ngắm sao Kim từ trên máy bay ở độ cao 10000m. Có thể nói, đó là cảnh tượng ngoạn mục nhất mà tôi từng đựơc ngắm ?" ND.
    Vào mùa đông này, sao Kim là một ngôi sao sáng không có địch thủ với độ sáng luôn ở mức cao nhất trong suốt thời gian chập tối. Với độ ly giác so với Mặt trời của sao Kim là 3 giờ đồng hồ vào 1/12/08 và tăng lên 4 giờ vào tháng 1 năm 2009, đó chăc chắn là ngôi sao mà bạn sẽ thấy đầu tiên sau khi Mặt trời vừa lặn. Thực ra, nếu bầu trời trong, không khí sạch sẽ, bạn có thể tìm kiếm sao Kim ngay cả khi Mặt trời chưa lặn.
    Từ tháng 12, sao Mộc nằm ngay phía trên sao Kim và chuyển động ngược hướng với sao Kim. Sao Mộc ngày càng mọc thấp đi, trong khi sao Kim thì ngày một cao. Vào cuối tháng 12 tới, sao Mộc còn gặp một hành tinh khác, đó là sao Thuỷ, nhưng tới lúc đó, anh chàng khổng lồ đã quá gần Mặt trời nên thực khó quan sát. Sao Mộc sẽ nằm ở phía đối diện với Trái đất ở phía bên kia Mặt trời vào ngày 24/1/09.
    Mặt trăng phản xạ ánh sáng từ Trái đất
    Sự tụ họp của Mặt trăng lưỡi liềm đầu tháng với một ngôi sao hoặc hành tinh sáng có thể coi như một cảnh tượng huy hoàng đến mê người. Nhà thơ, nhà phê bình và triết học của Anh , Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) đã sử dụng một cảnh tượng thiên văn như vậy để làm điềm báo trong một bộ sử thi của ông. Thêm nữa, các bạn có thể nhận thấy một số quốc gia đã sử dụng hình ảnh trăng lưỡi liềm với một ông sao để làm quốc kỳ của họ, ví dụ như Thổ nhĩ kỳ, Pakistan, Malaysia, Mauritania và Tunisia.
    Mặc dầu vậy, vào đêm thứ 2, bạn vẫn có thể nhìn thấy toàn bộ bề mặt của Mặt trăng (mặc dầu hôm đó mới là mồng 4/11 âm lịch). Phần bị tối của Mặt trăng được ánh sáng phản xạ từ Trái đât hắt lên tạo ra một nền ánh sáng mờ ảo. Hình ảnh này đôi khi còn được gọi theo kiểu mỹ miều là ?o Trăng già trong vòng tay Trăng trẻ?. Leonardo da Vinci (1452 ?" 1519) đã lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng này đúng với bản chất chúng ta biết ngày nay : ?oánh sáng từ Mặt đất?.
    Nếu ta đứng từ trên Mặt trăng, ?oĐất rằm? sẽ có độ lớn khoảng 3,7 lần diện tích so với mặt trăng rằm. Hơn nữa, các phần đất, đại dương, mây làm cho Trái đất phản xạ ánh sáng Mặt trời tốt hơn so với Mặt trăng. Như vậy tổng thể, độ phản xạ ánh sáng của Trái đất so với Mặt trăng là lớn hơn từ 45 tới 100 lần. Vào những ngày không trăng trên Trái đất thì trên Mặt trăng, Trái đất của ta đang ở kỳ ?oĐất tròn?, như vậy ánh sáng phản xạ hắt lên Mặt trăng càng mạnh mẽ. Điều này giải thích tại sao hiện tượng ánh sáng phản xạ 2 lần thể hiện rõ vào những ngày trăng đầu (hoặc cuối) tháng âm lịch.
    Như vậy trong hình Mặt trăng lưỡi liềm mỏng đầu tháng âm lịch, phần sáng rõ hình lưỡi liềm là do phản xạ ánh sáng từ Mặt trời, còn phần tối mờ còn lại là do phản xạ ánh sáng từ Trái Đất, đây là ánh sáng phản xạ 2 lần (Mặt trời => Trái đất => Mặt trăng).

    Lưu ý đó chỉ là sự phối cảnh
    Chúng ta cần lưu ý rằng, cảnh tượng đẹp mắt hôm tới đây chỉ là sự phối cảnh mang tính ảo giác: Mặt trăng cách chúng ta ?~chỉ có?T 403900km trong khi sao Kim cách xa hơn 371 lần (149,67 triệu km), còn sao Mộc thì còn xa hơn nữa : 2150 lần xa hơn với khoảng cách 869 triệu km.
    Nếu ai đó sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ để xem hiện tượng này thì sẽ thấy Mặt trăng khá ấn tượng với hình ảnh như dạng 3D , nhưng với Venus thì khá đơn điệu với chỉ hình một chiếc đĩa trắng bạc không tròn hoàn toàn. Trong những tuần sau đó, hình ảnh sao Kim qua ống nhòm sẽ biến đổi khi góc tới của ánh sáng Mặt trời và hướng nhìn từ Trái đất thay đổi. Vào khoảng cuối tháng Hai và tháng Ba, sao Kim nhìn qua ống nhòm hoặc kính thiên loại nhỏ sẽ thể hiện rõ là một hình ?~ông trăng lưỡi liềm?T.
    Sao Mộc mặc dù có độ sáng kém hơn nhưng lại là một đối tượng khá đáng xem. Hình ảnh qua kính thiên văn là một đĩa tròn khá lớn, những dải mây đặc trưng và các vệ tinh Galileo. Vào hôm thứ Hai, cả 4 vệ tinh Galileo đều có thể xem được. Callisto nằm riêng về một phía của Jupiter, trong khi 3 vệ tinh kia Ganymede, Io và Europa nằm về phía kia. Io và Europa nằm rất gần nhau, chỉ khoảng 1/6 độ rộng biểu kiến của sao Mộc.
    Châu Âu theo dõi được Sao Kim bị che khuất (Kim thực)
    Cảnh tượng sao Kim, sao Mộc cùng các vệ tinh thật là mãn nhãn đối với những người yêu thích thiên văn. Những người dân sống ở một số khu vực thuộc châu Âu còn được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm thấy hơn : Mặt trăng sẽ đi ngang qua mặt sao Kim.
    Các nhà thiên văn học gọi hiện tượng này là ?osự che khuất?, xuất phát từ tiếng La tinh occultadre có nghĩa là ?ocất giấu?. Cảnh tượng bắt mắt này sẽ thấy rõ ở hầu hết các nước Đông Âu. Đi thêm về phía tây châu Âu, sao Kim sẽ bị biến mất đằng sau phần tối của Mặt trăng (phần phản xạ 2 lần). Khi sao Kim bắt đầu xuất hiện trở lại, trông hành tinh mỹ miều này giống như một viên ngọc rực sáng gắn trên vành trăng lưỡi liềm mỏng đầu tháng.
    Chúng ta lưu ý rằng sự kiện ?~Kim thực?T như trên hoàn toàn không dễ dàng xẩy ra đối với một khu vực địa lý cho trước. Ví dụ như làn cuối cùng thành phố London được chứng kiến cảnh Kim thực là vào ngày 7/10/1961. Và sau lần Kim thực năm 2008 này, người dân nước Anh sẽ chỉ được chiêm ngưỡng cảnh tượng lạ mắt này vào ngày 10 tháng Giêng năm 2032.
    Theo Space.com
    [​IMG]
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    KIẾN THỨC MỚI HÌNH THÀNH TỪ VỤ NỔ SAO NGÀY XƯA
    Hơn 400 năm trước, vào ngày 11/11/1572, nhà thiên văn học người Đan Mạch Tycho Brahe (*) đã quan sát được một ngôi sao mới, cực sáng ?" cái mà chúng ta bây giờ được biết đến với từ ?oSupernova? ?" nằm trong khu vực chòm sao Cassiopeia.
    Brahe đã nhìn thấy ngôi sao mới đó khi nó tỏa sáng còn hơn cả sao Kim. Ngôi sao mới đó đã tỏa sáng khá lâu và phải đến tháng 3 năm 1573 nó mới mờ dần và mất hẳn.
    Giờ đây, sau hơn 400 năm, các nhà thiên văn học đã sử dụng Kính thiên văn Subaru ở Hawai để quan sát các ?otiếng vọng ánh sáng? từ vụ nổ năm nào để xác định nguồn gốc và dạng của nó và liên hệ với những thông tin mà họ quan sát được từ tàn dư của vụ nổ.
    Một vụ nổ supernova xẩy ra khi một ngôi sao chết một cách dữ dội, kèm theo sự tỏa sáng mãnh liệt và bùng phát ra xung quanh những khối năng lượng khổng lồ.
    Một phần ánh sáng từ vụ nổ supernova ban đầu bị phản xạ qua lại giữa các khối khí và bụi xung quanh và cuối cùng tới được Trái đất sau nhiều năm, khi mà những tia sáng ban đầu đã qua từ lâu ?" trong trường hợp này, đó từ thời của Tycho cách đây đúng 436 năm. Những sự phản xạ qua lại này được gọi với thuật ngữ ?otiếng vọng ánh sáng?.
    Vào tháng 9 vừa qua, các nhà khoa học đã sử dụng Thiết bị FOCAS (Faint Object Camera and Spectrograph) tại Đài Subaru để phân tích phổ của các ?~tiếng vọng?T ánh sáng từ vụ nổ Supernova năm 1572 để tìm ra các nguyên tố có mặt tại vụ nổ hồi bấy giờ cùng với tất cả những thông tin về bản chất của vụ nổ.
    Tomolon Usuda, chủ nhiệm dự án tại Đài thiên văn Subaru nói: ?o Sử dụng tiếng vọng ánh sáng từ các tàn dư vụ nổ supernova theo cái cách mà chúng cho phép chúng ta quay lại hàng trăm năm để quan sát ngay những tia sáng đầu tiên phát ra từ sự kiện đó. Chúng ta phải làm sống lại những thời khắc lịch sử và nhìn vào đó giống như nhà thiên văn học nổi tiếng Tycho Brahe đã từng làm hàng trăm năm trước đây. Quan trọng hơn nữa là chúng ta cần phải nhìn thấy một vụ nổ supernova trong thiên hà của chúng ta đã xẩy ra từ đầu như thế nào?.
    Usuda và các đồng nghiệp nghiên cứu cũng là nhóm đã sử dụng các phương pháp tương tự để tìm ra nguồn gốc của tàn dư supernova Cassiopeia A vào năm 2007.
    Các kết quả của nhóm nghiên cứu Subaru cho thấy sự hấp thụ rõ ràng của các nguyên tử silicon đã bị ion hóa bậc 1 và sự vắng mặt các tia phát xạ của hydro dạng H-alpha trong các chùm ?otiếng vọng ánh sáng? và đó chính là dấu hiệu điển hình của các vụ nổ supernova Type Ia quan sát được khi chúng ở mức độ bùng sáng cao nhất.
    Supernova Type Ia được cho là bắt nguồn từ các ngôi sao lùn trắng trong một hệ sao đôi gần. Khi khí của ngôi sao đồng hành bị hút vào ngôi sao lùn trắng, ngôi sao lùn dần dần bị nén ép và cuối cùng làm kích thích phản ứng hạt nhân mãnh liệt trong lòng của mình và dẫn tới vụ bùng nổ mang tên supernova. Giới hạn khối lượng xác định một ngôi sao lùn trắng bắt đầu một vụ nổ supernova Type Ia là bằng 1,4 khối lượng Mặt trời và còn được gọi là giới hạn Chandrasekhar.
    Những vụ nổ supernova dạng này là nguồn gốc tạo ra những nguyên tố nặng trong vũ trụ và chúng đóng một vai trò quan trọng trong vũ trụ học bởi vì các nhà thiên văn học thường sử dụng supernova Type Ia để làm các điểm mốc ở những khoảng cách xa xôi.
    Nhóm Subary tìm ra rằng vụ nổ supernova do Tycho phát hiện ra thụôc vào một nhóm khá phổ biến các vụ nổ Type Ia thông thường (Normal Type Ia) , và đó chính là sự khẳng định chính xác đầu tiên về sự phân loại một vụ nổ supernova trong thiên hà của chúng ta.
    Theo Space.com
    Hình minh họa một ngôi sao lùn trắng đang hút vật chất từ người
    bạn đồng hành khốn khổ của mình.
    (*) Tycho Brahe sinh ngày 14/12/1546. Tên của ông đã đựơc đặt cho 1 crater rất nổi tiếng trên Mặt trăng. Hy vọng vào ngày 14 /12 tới đây, mod sẽ có 1 bài viết về nhà thiên văn học Đan Mạch này (như đã hứa)
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hầy, gửi bài xong mới thấy không có hình. Có lẽ lỗi của ttvn, các bác thông cảm, chắc sau vài ngày hình sé lại tự động hiện lên.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG QUAN SÁT MỚI KHẲNG ĐỊNH HỐ ĐEN Ở TRUNG TÂM NGÂN HÀ
    Cũng giống như những diễn viên múa ba lê đang xoay tròn xung quanh một tâm vô hình, một nhóm các ngôi sao đang xoay tròn xung quanh giếng thế năng của ngân hà của chúng ta, hay nói cách khác, đó chính là một hố đen trung tâm. Các hình ảnh hồng ngoại về những bước nhảy vũ trụ (của những ngôi sao) đã khẳng định rằng hố đen trung tâm này có khối lượng tới 4 triệu lần Mặt trời của chúng ta.
    Những hố đen siêu nặng có thể có khối lượng tới một tỷ lần Mặt trời hoặc thậm chí hơn và các nhà khoa học cho rằng chúng định cư ở hầu hết các thiên hà nếu không muốn nói là tất cả. Chúng không thể nhìn thấy bởi vì lực trọng trường của chúng quá lớn đến mức ánh sáng cũng bị bẫy lại. Nhưng các nhà thiên văn học lại có thể suy ra sự tồn tại của chúng bằng cách quan sát sự chuyển động của những ngôi sao và các khối khí xung quanh những hố đen khủng long này.
    Trong suốt 16 năm, bắt đầu từ năm 1992, các nhà nghiên cứu đã quan sát 28 ngôi sao bay xung quanh khu vụ trung tâm của dải Ngân hà, nơi mà họ cho rằng tồn tại một hố đen siêu nặng với cái tên Sagittarius A* (đọc là Sagitarius A star).
    Bằng cách theo dõi các ngôi sao bay trong quỹ đạo xung quanh Sagittarius A*, các nhà nghiên cứu đã luận ra nhiều tính chất của hố đen ví dụ như khối lượng và khoảng các. Họ cho rằng có tới 95% khối lượng mà có ảnh huởng tới những ngôi sao xung quanh là nằm trong hố đen trung tâm và khoảng cách của hố đen khổng lồ tới Trái đất là 27000 năm ánh sáng.
    Những hình ảnh cũng cho biết một số tính chất chung của những ngôi sao bay xung quanh. Ví dụ như những ngôi sao bay ở quỹ đạo bên trong thường có qũy đạo lộn xộn trong khi 6 trong số 28 ngôi sao ở phía ngoài thì có quỹ đạo nằm trên một mặt phẳng, giống với các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta. Trong số các sao trên, có một ngôi khá đặc biệt với mã số S2. Sao S2 bay xung quanh tâm Ngân hà rất nhanh, nhanh đến nỗi nó hoàn thành 1 chu kỳ quay ngay trong thời gian nghiên cứu là 16 năm (Mặt trời của chúng ta chu du 1 vòng xung quanh tâm dải Ngân hà mất hơn 200 triệu năm !).
    Các nhà khoa học vẫn đang hy vọng tiêp tuc nghiên cứu những ngôi sao nhảy múa trên để giải quyết những vấn đề lâu nay chưa được giải quyết, ví dụ như làm sao mà những ngôi sao trên lại tồn tại ở quỹ đạo xung quanh hố đen Sagittatius A*. Các ngôi sao này quá trẻ để có thể di chuyển xa tới như vậy, và theo các nhà khoa học thì cũng không thể có chuyện các ngôi sao đó được hình thành ngay tại chỗ bởi vì lực thuỷ triều quá lớn của hố đen trung tâm không cho phép điều đó xảy ra.
    Một giải thích được đưa ra gần đây là các ngôi sao trên đựơc hình thành từ những khối vật chất còn thừa lại sau khi những đám mây khí lao vào trung tâm hố đen (Giống như một con mãnh thú phàm ăn và bị rơi rớt thức ăn ra ngoài). Viễn cảnh này đã được dựng lên từ các mô phỏng máy tính. Các nhà nghiên cứu cho rằng sáu ngôi sao mà cùng bay trên một mặt phẳng quỹ đạo đã được hình thành khoảng 6 triệu năm trước đây (quá trẻ so với ông Mặt trời) theo đúng như cách giải thích ở trên.
    Theo Stefan Gillessen thuộc Viện Max-Plank, thì những ngôi sao nằm ở quỹ đạo trong cùng cũng có thể đã từng có cặp đôi. Khi những cặp sao đôi này tiến quá gần về phía hố đen trung tâm, năng lương hấp dẫn có thể chuyển qua lại giữa chúng. Vì lý do đó mà một trong 2 ngôi sao có thể bị bắn văng ra xa trong khi ngôi sao khi vẫn còn tại vị. Những ngôi sao trong cùng đã bị mất người cặp đôi vói mình có thể có tuổi thọ khoảng 50 triệu năm.
    Những phát hiện gần đây đựoc thực hiện vào năm 1992 với camera SHARP trên Đài thiên văn La Silla ở Chi lê với công nghệ mới của ESO. Những quan sát mới hơn đã đựoc thực hiện trên hệ kính Very Large Telescope cũng của ESO.
    Theo Space.com
    Hình minh hoạ siêu hố đen Sagittarius A* cùng các ngôi sao kế cận.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:09 ngày 11/12/2008

Chia sẻ trang này