1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC KHÁM PHÁ SAO LÙN TRẮNG CÓ NHIỆT ĐỘ CAO CHƯA TỪNG THẤY
    Các khoa học vừa công bố các quan sát phổ của một ngôi sao lùn trắng có mã số KPD 0005+5106 với thiết bị thăm dò phổ tử ngoại xa (FUSE) của NASA. Các nhà thiên văn học của Đức và Hoa Kỳ đã cho thấy rằng ngôi sao lùn trắng này có nhiệt độ cao nhất trong các ngôi sao cùng loại với nhiệt độ bề mặt lên tới 200 000 độ Kelvin.
    Ngôi sao này nóng tới mức phổ ánh sáng bề mặt của nó thể hiện cả những vạch phổ trong vùng tử ngoại, một hiện tượng chưa từng đựơc biết đến. Tính chất phát xạ này xuất phát từ hiện tượng nguyên tử canxi bị ion hóa quá mức - mất tới 9 điện tử- đây là mức độ ion hóa cao nhất mà môt nguyên tố hóa học từng được phát hiện trong phổ ánh sáng bề mặt của các ngôi sao.
    Các ngôi sao có khối lượng thường thường bậc trung (khoảng từ 1 tới 8 lần khối lượng Mặt trời) sẽ kết thúc cuộc đời của chúng ở dạng những ngôi sao lùn trắng có kích thước chỉ khoảng bằng Trái Đất sau khi đã đốt hết nhiên liệu hạt nhân của mình. Trong quá trình chuyển hoá từ một ngôi sao có phản ứng hạt nhân bên trong thành một sao lùn trắng, chúng trở lên rất nóng. Rất nhiều ngôi sao lùn trắng đã được xác định có nhiệt độ bề mặt lên tới 100 000 độ Kelvin. Những lý thuyết về tiến hóa sao cho dự đoán rằng chúng có thể thậm chí còn nóng hơn nữa. Tuy nhiên khả năng tìm được những ngôi sao lùn trắng rất nóng như vậy là rất hiếm bởi vì trạng thái rất nóng này không tồn tại lâu.
    Từ khi ngôi sao lùn này được phát hiện vào năm 1985 như một ngôi sao mờ, ánh xanh, KPD 0005+5106 đã lôi kéo sự chú ý của nhiều nhà khoa học bởi vì phổ quang học của ngôi sao này đo trên các đài thiên văn mặt đất cho thấy ngôi sao này có nhiệt độ rất cao. Hơn nữa, KPD 0005 +5106 còn nằm trong một nhóm các sao lùn trắng khá hiếm được đặc trưng bởi bầu khí quyển giầu heli. Dựa vào kết quả quan sát của kính Hubble, ngôi sao này ban đầu được xác định là có nhiệt độ bề mặt lên tới 120 000 K, cũng thuộc vào dạng nóng nhất trong những ngôi sao cùng loại.
    Tiếp đó các nhà khoa học nghiên cứu ngôi sao lùn trắng trên bằng thiết bị FUSE ở dải hồng ngoại xa (ở bước sóng này, kính Hubble không đáp ứng được) và họ đã đi đến kết luận rằng nhiệt độ của KPD 0005+5106 phải nóng tới 200000 độ Kelvin.
    Mặc dầu lý thuyết đã dự đoán có thể tồn tại các sao lùn trắng nóng tới như vậy, ngôi sao trên với thành phần đặc biệt của mình, cũng đã đưa ra một thách thức cho các nhà khoa học về khái niệm tiến hóa của những ngôi sao. Hàm lượng canxi đo được (khoảng từ 1 ?" 10 lần của mặt trời) cùng với một bầu khí quyển giầu heli thưc sự là một hợp phần hóa học chưa từng được dự báo bởi bất cứ một mô hình lý thuyết phát triển sao nào.
    Theo Sciencedaily.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 14/12/2008
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÙNG ĐÓN XEM MƯA SAO BĂNG QUADRANTIDS VÀO ĐÊM 3/1 NĂM MỚI 2009.
    Với những người yêu thiên văn, đặc biệt những bạn mê theo dõi mưa sao băng, thì trận mưa sao băng Geminid vừa qua thực sự đã bị ánh trăng rằm phá hỏng tất cả. Thôi thì vớt vát gọi là khi một vài bạn quay ra ngắm trăng với một điều đinh ninh trong đầu là trăng rằm lần này to và sáng nhất trong nhiều năm qua. Quay lại chủ đề sao băng, nếu thời tiết cho phép, chúng ta lại có thể được chiêm ngưỡng một trận mưa sao khác vào đầu năm mới, mặc dầu không lớn bằng mưa sao Geminid, nhưng lần này, ánh sáng trăng sẽ không ngự trị để làm mờ đi những vệt sao băng. Vậy, còn chờ gì nữa, chúng ta hãy cầm tờ lịch ra và đánh dấu thật đậm vào ngày mồng 3/1/2009 tới đây, đó là ngày mà trận mưa sao Quadrantid sẽ đặt cực điểm.
    Trận mưa ?oQuads? thực sự rất khó nói trước. Tại cực điểm, nếu trời trong, bạn có thể đếm được từ 1 tới 2 sao băng trong một phút, và thời gian cực điểm có thế xẩy ra trước khi bình minh ló dạng 1 tới 2 giờ (tính cho khu vực phía tây của lục địa Bắc Mỹ, khi đó ở Việt Nam đang là lúc chập tối) .
    Mưa sao băng Quadrantids có cực điểm rất mạnh với cường độ cao trong chỉ một vài giờ. Tâm điểm của mưa ?oQuads? nằm ở Quadrans Muralis, tên một chòm sao cổ hiện nay thuộc chòm sao Mục Phu. Trong một số sách thiên văn của thế kỷ 19, tâm điểm của trận mưa sao băng này được định vị nằm giữa cái tay cầm của nhóm sao gầu sòng (Big Dipperr) và hình tứ giác tạo bởi các ngôi sao tạo hình chiếc đầu của chòm sao Thiên long (Draco).

    Bình thường không dễ quan sát mưa sao Quadrantids

    Không may là có nhiều yếu tố kết hợp làm cho việc quan sát cực điểm của mưa sao Quads trở lên khó khăn.
    Mưa sao có cực điểm rất dầy đặc và hẹp. Quãng thời gian mật độ sao đạt hơn ½ mật độ điểm cực đại chỉ kéo dài có 8 giờ, chúng ta hãy so sánh với trận mưa Perseids vào tháng 8, quãng thời gian đó kéo dài tới 2 ngày. Điều này có nghĩa là, dòng bụi thiên thạch tiến váo khí quyển Trái đất rất hẹp và mảnh, có lẽ chúng được tạo ra từ một sao chổi nhỏ trong khoảng 500 năm qua. Sự phân bố mật độ của mưa sao Quadrantids vẫn còn là một điều chưa giải thích được.
    Theo Tiến sĩ Peter Jenniskens, một nhà thiên văn học tại Viện SETI thì vật thể 2003 EH1, một tảng thiên thạch có kích thước khoảng 2km được phát hiện ra tháng 3 năm 2003, đã vãi các hạt bụi ?~trời?T cấp cho trận mưa Quadrantids. Theo ông thì có khả năng 2003 EH1 chính là phần lõi còn lại của một sao chổi bị mất tích có mã số C/1490 Y1.
    Người ngắm sao (ở khu vực Bắc Mỹ) phải dậy thật sớm để có thể xem được sao băng Quads một cách tốt nhất bởi vì tâm điểm của trận mưa này nằm rất thấp ở đường chân trời phía bắc và phải quá nửa đêm nó mới từ từ lên cao.
    Một nguyên nhân nữa là cứ 3 năm một lần, ánh sáng trăng lại làm hỏng bữa tiệc của những người yêu trận mưa Quadrantids này. Ngoài ra, vào tháng Giếng, thời tiết ở những khu vực có vĩ độ trung bình Bắc khá là khắc nghiệt và rất khó đoán trước.
    Tất cả những lý do trên đã làm cho trận mưa sao băng Quadrantids thường không sánh được với những trận mưa sao băng nổi tiếng khác trong năm, nhưng năm 2009 này lại là một ngoại lệ.
    Dự báo hứa hẹn cho năm 2009
    Theo thông báo của Tổ chức Thiên thạch Thế giới, hoạt động cực điêmr của mưa sao Quadrantids diễn ra vào khoảng 4:50 am giờ Thái bình dương Hoa kỳ ngày 3/1/2009 ( tức là vào lúc 19:50 giờ Việt Nam cùng ngày ?" ND).
    Các mảnh sao Quads thường được mô tả là sáng và có ánh xanh với vệt đuôi khá dài. Một số năm, trận Quads chỉ cho lác đác vài mảnh. Nhưng năm nay,với những nơi có vị trí xem tốt, và đúng thời gian cực điểm, những người ngắm sao băng có thể được chiêm ngưỡng những cảnh khá hoành tráng với tần suất từ 30 tới 60 sao băng, thậm chí tới 60 ?" 120 sao trong một giờ ở các khu vực miền tây Hoa Kỳ và Canada. Khu vực châu Âu, thời gian cực điểm năm nay lại rơi vào ban ngày, tuy nhiên tần suất sao băng ở đây cũng có thể đạt 15 ?" 30 vệt trong một giờ. Ở Việt Nam, do cực đại rơi vào thời gian trước nửa đêm nên mật độ sao băng dự đoán khoảng 30 ?" 60 vệt / giờ. Một điều quan trọng nữa là vào thời điểm diễn ra cực điểm sao băng Quads, Mặt trăng mới chỉ ở tuần đầu nên ánh sáng không quá mạnh và lặn khá sớm do vậy đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho đợt ngắm sao băng Quadrantids năm nay.
    Theo Space.com
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Thohry vì những bài viết rất chi tiết và độ cập nhật cao. Vote bác 5 sao!
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trận mưa sao băng này đến năm trước tôi vẫn nghĩ là đối với người quan sát ở VN thì chẳng cần bận tâm đến. Nhưng đến năm trước thì có bạn Đức Thiện (hunter) quan sát ở Thanh Hóa cho biết mật độ quan sát được của nó còn lớn hơn cả Geminids. Vì thế cần phải thông báo và lưu ý đặc biệt với các bạn ở miền bắc về trận mưa sao này. Riêng ở miền Nam ở các thành phố lớn nơi chân trời đầy ánh sáng đèn thì có lẽ khó mà quan sát được nhiều sao băng.
    Thank bác Thohry.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NĂM MỚI 2009 SẼ TỚI MUỘN MỘT GIÂY
    Hãy đợi thêm 1 giây nữa, thời khắc bắt đầu năm mới 2009 sẽ bị chậm lại bởi những hoàn cảnh mà không ai có thể thay đổi được. Thời gian sẽ đứng im không nhúc nhíc trong vòng 1 giây vào đêm Giao thừa (theo Dương lịch). Kết quả là chúng ta sẽ có thêm một giây đón năm mới và đó chính là ?oGiây Nhuận? sẽ được cộng vào năm 2008 để các đồng hồ nguyên tử của chúng ta có thêm thời gian chờ Trái Đất theo kịp.
    Theo thỏa thuận quốc tế, những cơ quan giữ thời gian trên thế giới sẽ phải ?~vặn?T lại các đồng hồ nguyên tử của họ để đồng bộ với tốc độ quay của Trái Đất, một sự quay vừa không ổn định, vừa đang chậm dần đều. Phần thời gian phụ trội lần này được cộng vào thời khắc chuyển giao giữa năm 2008 và 2009.
    Thời điểm thêm ?ogiây nhuận? sẽ rơi vào đúng nửa đêm hôm thứ 4 tới tại Greenwich, Anh. Đây là nơi lấy giớ quốc tế với cụm từ quen thuộc với nhiều người: Greenwich Mean Time hay GMT. Hiện nay, thay vì GMT, người ta hay sử dụng giờ quốc tế UTC (Coordinated Univversal Time). Như vậy, đúng 23 h 59 phút 60 giây, taij Greenwich, vào đêm giao thừa 08 ?" 09 sẽ có một thời khắc bị trống truớc thời đểm đồng hồ điểm năm mới tới. Thứ 4 tới đây sẽ chứng kiến ?ogiây nhuân? thứ 24 được thêm vào hệ thống thời gian của chúng ta kể từ khi nó ra đời và đây sẽ là giây nhuận đầu tiên trong 3 năm tới.
    Giữ cho Trái đất quay đúng giờ.
    Trên khắp thế giới, để làm thỏa mãn những nhà hoa tiêu, những tổ chức viễn thông và các nhóm nhà khoa học, hiện có khoảng 200 đồng hồ nguyên tử trên 50 quốc gia sẽ phải chỉnh lại giờ vào đúng thời điểm giao thừa (tính theo GMT). Ví dụ ở Hoa Kỳ, đồng hồ chính của Đài quan sát Hải quân Mỹ sẽ phải chỉnh lại giờ vào đúng 6h59?T60?T?T PM, hay 23h59?T60?T?TGMT (Ở Việt Nam, thời điểm phải chỉnh giờ rơi vào lúc 6h59?T60?T?T AM - ND).
    Khoảng thời gian 1 giây thêm vào lần này là để giữ cho các đồng hồ nguyên tử chạy đồng bộ với sự tự quay của Trái đất. Thời gian đo bằng sự quay của Trái Đất không đồng nhất nếu so sánh với các đồng hồ nguyên tử. Những đồng hồ nguyên tử hiện đại ngày nay có độ sai số chỉ nhỏ hơn 1 giây trong thời gian 200 triệu năm.
    Nhưng do những lý do khác nhau, ví dụ như chuyển động lúc lắc của lõi Trái Đất, chuyển động ?~mềm?T của nước trên các đại dương, sự tan chảy của băng ở các cực và hiệu quả của lực hấp dẫn của Mặt trời và Mặt trăng v.v.. mà làm cho hành tinh xanh của chúng ta tự quay quanh trục với một tốc độ không đều và tính trung bình, tốc độ quay này chậm hơn so với các đồng hồ nguyên tử khoảng 2 mili giây trong một ngày. Cho tới thời điểm hiện tại, Tốc độ quay của Trái đất đang chậm hơn so với đồng hồ nguyên tử vào khoảng 6/10 giây. Do có sự sai lệch này, các đồng hồ nguyên tử có thể lệch hẳn so với thời gian ngày ?" đêm do Trái đất quay và vì vậy chúng ta phải chỉnh lại các đồng hồ này một cách định kỳ bằng cách thêm 1 Giây Nhuận vào sau một số năm.
    Bằng cách thêm 1 giây vào đêm giao thừa 2009, thời gian của chúng ta sẽ lại đi sau sự quay của Trái Đất khoảng 4/10 giây, nhưng do Trái Đất luôn đi chậm hơn chúng ta, chẳng mấy chốc chúng ta lại vượt lên và một giây nhuận nữa sẽ phải cộng thêm vào.
    Làm thế nào có thể nhìn hoặc nghe Giây Nhuận?
    Ngày nay, rất nhiều nhà bán lẻ các radio-đồng hồ đã quảng cáo sản phẩm của họ rằng đó là ?ođồng hồ nguyên tử?, mặc dầu các rađio-đồng hồ này được chỉnh giờ theo các đồng hồ nguyên tử, nhưng bản thân chúng chỉ là các đồng hồ điện tử mà thôi. (Các radio - đồng hồ được sử dụng khá phổ biến ở nước ngoài, đó là các radio nhỏ, có mặt đồng hồ, vừa nghe đài, vừa có thể để báo thức. Vào ban đêm các số đồng hồ vẫn phát sáng nên có thể xem giờ dễ dàng ?" ND). Để hoạt động chính xác, các radio ?ođồng hồ nguyên tử?T cần phải đựơc đặt ở những nơi không bị che chắn tới nơi phát sóng, radio tự chỉnh giờ theo tín hiệu nhận được từ đài phát vào hàng đêm và nó cũng cần các điều kiện nhận sóng tốt.
    Nếu bạn có một cái đài - đồng hồ như vậy, bạn có thể xem xem cái đồng hồ đài của mình có nhẩy bất thường đúng vào thời điểm 0 giờ GMT hay không. Vào năm 2005, tác giả bài viết đã được chứng kiến cái đồng hồ đài đã nháy giây thứ 59 tới 2 lần trước khi thời gian chuyển sang năm mới.
    Nếu bạn không có đài - đồng hồ (mà nếu có, ở Việt Nam, theo tôi chức năng tự chỉnh giờ cũng không làm việc. Bản thân tôi có 2 chiếc, và khi về Việt Nam, chúng chạy rất kém chính xác chứ không chính xác tuyệt đối như ở nước ngoài), bạn có thể sử dụng máy tính để vào các trang đồng hồ nguyên tử để theo dõi hiện tượng này. Ví dụ trang http://nist.time.gov/ hoặc http://www.atomic-clock.org.uk/atomuhr.html .
    Bạn cũng có thể ?onghe? tiếng của Giây Nhuận bằng cách mở radio vào các đài sóng ngắn. Ví dụ ở Bắc Mỹ, một tiếng tíck sẽ được đánh thêm vào thời điểm chuyển giờ khi nghe môt số đài.
    Hạ quả cầu có quá sớm?
    Trong lúc thời khắc cộng thêm giây nhuận vào dòng thời gian đang dần tới Bắc Mỹ thì ở nhiều khu vực khác, một giây đã được cộng xong rồi. Có một câu chuyện xẩy ra vào năm 1972 khi lần đầu tiên Giây Nhuận được cộng thêm vào hệ thống thời gian. Một nhà thiên văn học thuộc Viện Hành tinh Hayden ở Newyork đã nhận được một cú điện thoại từ một kỹ sư, người phải chịu trách nhiệm hạ quả cầu ánh sáng ở giữa quảng trương Thời đại (Time Square) vào thời điểm giao thừa. Quả cầu được hạ xuống bằng một hệ thống ròng rọc kiểu cổ điển, nhưng nguời kỹ sư vẫn muốn công việc của mình được thực hiện một cách chính xác. Ông phân trần: ?oVấn đề này có thể ảnh hưởng tới công việc của tôi, bởi vậy tôi muốn chắc chắn không hạ quả cấu trước một giây?
    Cho dù bạn có cộng thêm hay không cộng thêm một giây nào vào đồng hồ của mình, nhưng có một điều không ai có thể bàn cãi, và bạn phải cố ghi nhớ trong đầu nhé, đó là ngay bây giờ đây, chính lúc này (khi bạn đọc tới đây), thời khắc này là mới nhất trong số thời gian mà bạn từng có.
    Theo Space.com

    Happy New Year!

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 28/12/2008
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    Sáng nay tôi vừa xem 1 bài viết về exoplanet trên trang thienvanbachkhoa . Nhưng đọc một hồi cứ thấy quen quen. Hoá ra là có mấy đoạn giống hệt 1 bài tôi đã dịch cách dây hơn 1 tháng ( http://www8.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-53.ttvn ). Văn của tôi có thể không hay, nhưng giọng văn của mình nó cũng giống như ?omùi? của chính mình, làm sao mà lẫn đi đâu được? văn là người mà.
    Không biết như vậy đã phải là ?ođạo? hay chưa. Mời các bác xem thử. Cột bên trái là của bài viết trên trang thienvanbachkhoa, còn cột bên phải (mầu xanh) là bài viết trong ttvn.
    Còn đây là link của bài viết nọ : http://thienvanbachkhoa.org/news/tin-tuc-thien-van/thien-van-the-gioi/520-nhung-buoc-tien-moi-trong-quan-sat-cac-hanh-tinh-ngoai-he-mat-troi.html
    PS. Bái phục ?~tác rả?T bài viết là copy , đổi chỗ lộn xộn mà vẫn thành một bài. Hix. Nhưng phải nói thật là chính vì vậy mà bài thiếu mạch lạc.
  7. giaomua88

    giaomua88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    xin chào Thohry !
    Về việc bài viết "Những bước tiến mới trong quan sát các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời" được post trên diễn đàn của CLB thiên văn bách khoa, sau đó được đăng tải lên trang http://thienvanbachkhoa.org/
    Thay mặt cho CLB thiên văn bách khoa xin có đôi lời với tác giả Thohry, có một bài viết có nội dung tương tự trên ttvnol :
    +bài viết trên diễn đàn của PAC được sao chép và trích dẫn nguồn từ một trang khác đó là http://vista.gov.vn vào ngày hôm qua, tức là 30/12/2008.
    link gốc : http://www.vista.gov.vn/portal/page?_pageid=33,374018&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=279909&item_id=509433&p_details=1
    Việc 2 bài viết của 2 tác giả, từ 2 nguồn khác nhau và không có quan hệ với CLB thiên văn bách khoa có nội dung "tương tự", CLB thiên văn xin phép không có ý kiến về việc có phải "đạo" hay không, có "mùi" của ai hay không (theo lời tác giác thohry). CLB với mục đích cập nhật tin tức thiên văn cho các bạn thành viên và làm phong phú nội dung tin tức nên đã thu thập tin tức từ nhiều nguồn kết hợp với việc dịch bài.
    Việc chia sẻ các bài viết lên mạng và việc sao chép có trích dẫn nguồn rõ ràng về phía CLB nghĩ đó là một việc tốt để có thể đưa tin tức thiên văn đến mọi người nhanh hơn, nhiều hơn và có nội dung phong phú hơn. Hiên tại trên mục tin tức của box thiên văn mục tin tức các bài viết của thành viên PAC cũng khá nhiều, các bài đó đều do các bạn trong PAC dịch và mong muốn mọi người cùng đọc và góp ý về cả nội dung và cả dịch thuật.
    Còn các bài viết của tác giả thohry được chính tác giả yêu cầu không được post lên trang http://thienvanbachkhoa.org/ chúng tôi vẫn giữ vững yêu cầu này của tác giả ???
    / / Ý kiến cá nhân, tin tức là để chia sẻ, trang tin thienvanbachkhoa.org nhỏ bé muốn đăng tải tin của Thohry nhưng tác giả ko cho, ko biết tuoitre, thanhnien hay thậm chí là VTV muốn đăng tải thì tác giả có phản ứng ko nữa ^^
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn, chúng ta nên thống nhất một số vấn đề
    Thứ nhất, trang thienvanbachkhoa đúng là tôi yêu càu không đăng lại, đơn giản bởi vì các bạn đã đăng mà chưa có một lời xin phép, và thậm chí ko ghi tên tác giả. Trên thực tế, sau đó các bạn vẫn tiếp tục đăng mà vẫn chưa có 1 lời. Các cụ nhà ta nói, ''lời nói không mất tiền mua'' chúng ta không lên quá tiết kiệm. Có 2 trang lớn về thiên văn là VACA và Vietastro đã chính thức yêu cầu xin đăng lại một số bài. Những trang khác, hoặc là tôi không biết hoặc chỉ là các trang blog cá nhân.
    Thứ 2, về bài báo trên. Nói thực trang thienvanbachkhoa là một trong số các trang web thiên văn mà tôi hay ghé đọc vì các bạn cập nhật nhiều tin tức. Khi đọc được bài báo liên quan, tôi đã ngờ ngợ, nhưng tra link gốc không đựơc, trang vista.gov.vn không thể nào truy cập đuợc. Bây giờ bạn cho cái link trực tiếp thì mới biết là có trang này. Về vấn đề bài báo có ĐẠO hay không thì mọi người tự xem và đánh giá. Tôi nghĩ nếu tác giả ko đạo 100% thì cũng tới 95 %. Như vậy là rất không nên. Nếu các bạn đã copy 1 bài đạo như vậy, phỏng có đáng để nó trên trang nữa không?.
    Về vấn đề các báo lớn như TTrẻ, TNO v.v.. có đăng hay không, và nếu đăng tôi có đồng ý hay không?. Nói thực là đã có báo đạo rồi, không tin bạn tìm xem trong mục ''Đọc báo VN coi chừng bị thuốc''.
    Họ có đăng hay không, đâu có được tự ý làm mà được. Báo lớn càng phải giữ ý. Làm gì cũng phải xin phép, nếu không được phép mà đăng là không được. Đối với tôi, báo nào cũng như báo nào. Đó là sự thực. Bạn hỏi tôi có phẩn ứng hay không khi các báo lớn đăng bài (không xin phép) là đã đánh giá tôi thấp rồi đấy.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MÀN TRÌNH DIỄN CỦA CÁC HÀNH TINH VÀ MẶT TRĂNG NHÂN DỊP NĂM MỚI

    Một cảnh tượng đẹp mắt bao gồm các hành tinh và mặt trăng sẽ xuất hiện vào tối giao thừa (dương lịch) năm nay để giành cho những người yêu thiên văn.
    Đầu tiên là sao Kim với độ sáng vượt xa tất cả các hành tinh và vì sao trên bầu trời đêm, sẽ treo ngay dưới mảnh trăng lưõi liềm ở bầu trời hướng tây. Hình ảnh này khá ấn tượng và chắc chắn chúng ta sẽ không bỏ qua được, tất nhiên với điều kiện thời tiết cho phép.
    Sau đó, sao Thủy và sao Mộc sẽ xuất hiện gần phía đường chân trời, ngay ở chỗ Mặt trời vừa lặn xuống và hai hành tinh này có vị trí rất gần nhau..Sao Mộc rất sáng và bạn có thể dễ dàng nhận ra, còn sao Thủy mờ hơn, khó thấy hơn, nhưng chắc chắn các bạn sẽ tìm ra hành tinh được mệnh danh ?othoắt ẩn thoắt hiện? này nếu rà soát kỹ ngay bên trái của Mộc tinh.
    Độ ly giác của sao Thủy và sao Mộc so với Mặt trời là chưa tới 1 giờ, bởi vậy bạn phải canh chừng thời gian để ngắm 2 hành tinh này. Thời điểm ngay sau khi Mặt trời vừa lặn xuống đường chân trời là thích hợp nhất, và nơi bạn ngăm phải có đường chân trời về phía tây rõ ràng, không bị che chắn bởi các khu nhà, cây cối hay núi đồi.
    Tât cả các hành tinh, cùng với Mặt trăng và Mặt trời đều di chuyển gần như theo một đường vòng cung ngang qua bầu trời của chúng ta, và ta gọi đó là đường hoàng đạo. Đuờng hoàng đạo chính là giao của mặt phẳng hoàng đạo với bề mặt thiên cầu. Vì lý do này, bạn có thể vẽ một đường tưởng tượng nối vị trí của sao Kim với vị trí của 2 hành tinh sao Mộc và sao Thủy, đường thẳng này sẽ cắt đuờng chân trời ở đúng nơi mà Mặt trời vừa lặn xuống. Ngược lại, bằng cách này, bạn cũng có thể xác định vị trí của sao Thuỷ và sao Mộc.
    Nếu thời tiết cho phép, bạn có thể xem trước các hành tinh này vào hôm 30/12. Vào buổi tối 30/12, các hành tinh sẽ gần như vẫn ỏ một chỗ so với tối 31/12, chỉ có một điểm khác là Mặt trăng khi đó mới lên tới khoảng giữa sao Kim với bộ đôi Thuỷ - Mộc.
    Có một mẹo dành cho bạn:
    Sao Kim rất sáng, thậm chí bạn có thể nhìn thấy hành tinh này vào ban ngày nếu bạn biết phải tìm ở đâu. Với vị trí của sao Kim sát ngay Mặt trăng vào tối giao thừa, đây là một thời điểm thuận lợi để bạn thực hiện một kế hoạch. Ngay trước khi Mặt trời lặn, bạn có thể nhìn thấy Mặt trăng, và từ đó xác định ra sao Kim. Vậy là bạn có thể tự hào tuyên bố với những người bạn của mình rằng :? À, tôi là một trong số ít người đã nhìn thấy một hành tinh ngay cả vào ban ngày đấy, đó là sao Kim. Tất nhiên không tính tới Trái đất đầu nhé.?.
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 31/12/2008
  10. phanhienqt

    phanhienqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Thohry!
    Đúng là thời gian gần đây CLB có một số việc đắc tội với anh, chúng tôi xin nhận và cũng mong anh thông cảm về những thiếu sót này!
    CLB chúng tôi thành viên hầu hết là Sinh viên, còn nhiều mặt hạn chế trong việc tiếp cận thông tin cũng như kiểm tra nguồn gốc các bài viết... Chúng tôi sẽ cố gắng dần khắc phục điều này.
    Chúng tôi thấy các bài viết của anh đều rất hay và chất lượng, chúng tôi muốn xin phép được đăng tải các bài viết của anh trên trang thienvanbachkhoa.org , thì chúng tôi cần phải có những ràng buộc (hay điều kiện) gì? và phải liên lạc với anh như thế nào.
    Mong anh sớm hồi âm ạ!

Chia sẻ trang này