1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cũng không có gì mà phải dùng từ mạnh như thế. Thực ra cái bài exoplanet nếu không phải là tôi thì cũng khó mà phát hiện ra, bởi vì nó là giọng văn của mình nên không lẫn đi đâu được. Các bạn đã gỡ bài đó xuống là rất tốt. Đây cũng không phải lần đầu xẩy ra đâu. Các bạn là sinh viên thì càng phải nghiêm khắc những việc như vậy.
    Còn về vấn đề đăng lại bài, trước hết xin cám ơn vì đã đánh giá tốt các bài dịch của tôi. Để đăng lại, tôi nghĩ cũng không khó khăn gì. Các bạn có thể đăng lại, nhưng có mấy điều kiện nho nhỏ:
    1) Bạn ghi rõ nick của tôi Thohry, hoặc tên Anh Thơ, cùng nguồn của bài ví dụ như Space.com, Sciencedaily.com hoặc chỉ cần ttvnol là được (người đọc sẽ tự tìm ra).
    2) Những bài có tính tin tức thời sự, ngắm thiên văn (có thời điểm cụ thể) thì các bạn có thể đăng ngay lập tức, ví dụ như bài ''Màn trình diễn của các hành tinh..'', hoặc bài '' Cùng đón xem mưa sao băng Quadrantids vào đêm 3/1 năm mới 2009''
    3) Những bài mang tính khoa học, nghiên cứu, ví dụ như bài:'' Những quan sát mới khẳng định hố đen ở trung tâm thiên hà'' , cảm phiền các bạn chờ khoảng 3 ngày thì mới đăng lại.
    Cuối cùng tôi xin có một vài góp ý: Các bạn rất chịu khó cập nhật phàn tin tức, nhưng nên để ý duyệt bài, đừng nghĩ là các bài đăng trên báo lớn rồi thì không mắc sai sót. Trong phần ''Đọc báo VN coi chừng bị thuốc'', các bạn có thể thấy khá nhiều bài sai, thậm chí sai trầm trọng. Ngay như một bài mới đây :'' 10 hình ảnh thiên văn đẹp ...'' của tờ Vnexpress cũng có lỗi, đó là họ đã coi Phobos là một hành tinh, thực ra đó chỉ là một vệ tinh của sao Hỏa mà thôi. Tôi biết có khá nhiều trang web đã đăng lại y nguyên.
    Khi đưa tin, không nên tìn nào cũng đăng, cần có chọn lọc. Không nhât thiết là một ngày phải có một bản tin.
    Nếu có gì cần trao đổi thêm, các bạn có thể email cho tôi theo hộp thư : thohry@yahoo.com.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ THIÊN VĂN HỌC PHÁT HIỆN RA RẰNG TỪ QUYỂN CỦA TRÁI ĐẤT CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG TỚI MẶT TRĂNG
    Làn cuối cùng con người bước trên Mặt trăng là vào năm 1972. Ngày nay, NASA lại đang chuẩn bị kế hoạch hòng thăm lại nơi cung quế của chị Hằng muộn nhất là vào năm 2020. Nhưng một phát hiện gây chấn động về từ trường Trái đất có thể sẽ làm chậm kế hoạch trên.
    Mặt trăng trông có vẻ lạnh lẽo và buồn tẻ, có lẽ mọi thứ ở trên đó đều vĩnh hằng theo thời gian. Ngay cả một dấu chân của nhà du hành vũ trụ cũng có thể tồn tại hàng triệu năm. Thế mà giờ đây, các nhà bác học đã tìm ra được một điều, đó là vạn vật ở trên Mật trăng có thể thay đổi - quả là một tin gây sốc.
    Theo tiến sỹ Timothy Stubbs , một nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu bay Goddard của NASA thì bê mặt của Mặt trăng có thể được tích điện do các hạt mang điện từ khoảng không vũ trụ xung quanh lao vào.
    Hiện tượng tích điện này xẩy ra mỗi tháng một lần khi mà Mặt trăng đi qua vùng đuôi từ của từ quyển Trái đất. Đuôi từ (magnetotail) được hình thành khi những dòng hạt tích điện hay gió Mặt trời thổi qua Trái đất, hòa lẫn cùng từ quyển của Trái đất và làm biến dạng nó và tạo thành một cái đuôi khá dài, vươn xa tới quỹ đạo của Mặt trăng (xem hình). Cũng theo tiến sĩ Stubbs thì Mặt trăng thực sự nằm trong một ?~biển?T những hạt tích điện khi đi ngang qua đuôi từ.
    Cứ mỗi tháng, Mặt trăng lại phải đi qua vùng đuôi từ trong 6 ngày. Vào thời gian đó, bề mặt của Mặt trăng cũng bị tích điện. Nếu một phi công vũ trụ buớc trên đó, họ có thể cảm nhận bị ?ođiện giật ?o, cũng giống như hiện tượng ta đi trên thảm khô và bị giật khi sờ vào quả đấm cửa. Tuy rằng cú giật này không gây chết người, nhưng đôi khi là khá mạnh. Theo các nhà vật lý thiên văn, khi đi qua đuôi từ, phần nửa sáng của mặt trăng do có tác động của những tia UV từ Mặt trời, điện thế tích trên bề mặt là khá thấp, trong khi ở nửa tối, điện thế bề mặt của Mặt trăng có thể lên tới hàng trăm, thậm trí hàng ngàn vôn.
    Khi nào thì Mặt trăng đi vào vùng đuôi từ và bị tích điện? Câu trả lời thật đơn giản, đó là khi Mặt trăng nằm đối điện với Mặt trời qua Trái đất, hay đó chính là thời kỳ trăng tròn - tính cho cả trước và sau ngày rằm 3 ngày.
    Chưa có một nhà du hành nào đổ bộ xuống Mặt trăng vào ngày trăng tròn nên chưa ai biết cụ thể vấn đề đó sẽ như thế nào. Bởi vậy việc nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của từ quyển Trái đất lên Mặt trăng đóng vai trò khá quan trọng trong các cuộc đổ bộ trong tương lai.
    Khi NASA quay trở lại Mặt trăng, các nhà khoa học dự định thiết lập một căn cứ trên đó để phục vụ những mục tiêu dài hạn, họ cũng phải dành sức nghiên cứu tới các tính chất của đuôi từ Trái đất.
    Một vài điều có thể bạn chưa biết về Mặt trăng:
    Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, đó một quả cầu lạnh lẽo, khô cằn và trên bề mặt thì chi chít những miệng hố thiên thạch cùng với bụi và đất đá. Gia tốc trọng trường của Mặt trăng chỉ bằng 17% gia tốc trọng trường của Trái Đất. Bởi vậy, một người cân nặng 45 kg trên Trái đất thì khi cân trên Mặt trăng chỉ còn ?~nặng?T 7,6 kg mà thôi (mặc dù khối lượng của anh ta vẫn giữ nguyên ?" ND), tất nhiên là với cân lò so.
    Nhiệt độ trên Mặt trăng thay đổi rất nhiều giữa ngày và đêm. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày là 130 oC và thấp nhất vào ban đêm là ?" 110 oC. Mặt trăng không có khí quyển. Trên Mặt trăng, bầu trời luôn có mầu đen sẫm ngay cả vào ban ngày, đây là kết quả của việc không có một bầu khí quyển. Cũng do không có khí quyển mà trên Mặt trăng, mọi thứ dường như im lặng tuyệt đối bởi vì sóng âm không truyền được trong môi trường chân không. Các pha của Mặt trăng như trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm v.v.. được tạo ra bởi vị trí tương đối của Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng. Mặt trăng quay một vòng xung quanh Trái đất hết 27 ngày, 7 giờ và 43 phút. Mặt trời luôn chiếu sáng phần nửa Mặt trăng hướng về Mặt trời, trừ trường hợp nguỵêt thực. Khi Mặt trăng ở vào vị trí đối diện với Mặt trời qua Trái đất, ta có trăng tròn hay trăng rằm (full moon). Khi Mặt trăng ở vào vị trí nằm giữa Mặt trời và Trái dất, ta có đêm không trăng (new moon). Quãng thời gian giữa 2 thời điểm đó, hình ông trăng luôn biến đổi từ luỡi liềm mảnh, trăng bán nguyệt rồi trăng tròn và ngược lại.
    Thời gian một ?otuần? trăng hay chu kỳ trăng tròn là 29 ngày 12 giờ và 48 phút, đúng bằng một tháng âm lịch trung bình
    Theo Sciencedaily.com
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    DẢI NGÂN HÀ NẶNG HƠN VÀ QUAY NHANH HƠN NHIỀU SO VỚI NHỮNG GÌ CHÚNG TA TỪNG BIẾT
    Các nhà khoa học đã tính đi tính lại kỹ càng khối lượng của dải Ngân hà và tuyên bố rằng Thiên hà của chúng ta nặng gấp rưỡi so với các số liệu mà chúng ta từng biét.
    Dải Ngân hà hiện nay có khối lượng tương đương vỡi thiên hà hàng xóm Andromeda, và có tốc độ quay nhanh hơn chúng ta nghĩ trước đây nhiều.
    Các nhà thiên văn học tìm ra khối lượng của Thiên hà của chúng ta bằng việc sử dụng hệ mảng kính thiên văn vô tuyến (VLBA) để chụp những hình ảnh chi tiết của cấu trúc thiên hà, và do đó đo được những khoảng cách cũng như sự chuyển động của những phần khác nhau trong Milky Way. Hệ kính thiên văn vô tuyến VLBA bao gồm 10 chiếc trải trên một khu vực rộng khăp Bắc Mỹ, từ Hawai đến vùng New England và kéo xuống tận quần đảo Caribbien.
    Những tính toấn mới về tốc độ quay của dải Ngân hà đã được công bố tại Hội nghị lần thữ 213 của Hiệp hội Thiên văn Hoa kỳ diễn ra ở Long Beach Califonia. Theo các số liệu này thì tốc độ quay của Ngân hà tại vị trí hệ Mặt trời của chúng ta (ở khoảng cách 28000 năm ánh sáng tính từ tâm thiên hà) là khoảng 970000km/h, nhanh hơn 160000km/h so với những kết quả tính toán trước đây.
    Theo một thành viên của nhóm nghiên cứu, Mark Reid thì sự tăng tốc này dẫn tới khối lương của dải Ngân hà phải tăng lên 50 %, và do đó thiên hà của chúng ta là một đối thủ tương xứng với Andromeda. ?oTrong gia đình Local Group (một nhóm các thiên hà lân cận), chúng ta không còn cho rằng Milky Way chỉ là một đứa em gái nhỏ của thiên hà Andromeda nữa? ?" Reid nói.
    Khối lượng tính toán mới của Milky Way là 3 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, và với một khối lưọng lớn như vậy, Milky Way sẽ có lực hấp dẫn lớn hơn và điều đó làm tăng khả năng va chạm với thiên hà Andromeda hoặc những thiên hà lân cận khác. Karl Menten, một nhà thiên văn tại viện Max Plank nói rằng mặc dầu xác suất va chạm giữa Milky Way và các thiên hà khác tăng lên, nhưng chúng ta cũng không phải lo lắng bởi vì theo tính toán thì một vụ va chạm chỉ có thể xẩy ra sau hàng tỷ năm nữa.
    Các nhà thiên văn học đã thăm dò ở những khu vực gọi là maze vũ trụ (cosmic maser), quan sát chúng ở những thời điểm khi Trái đât ở cách xa nhau trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Sự sai lệch của tia sáng (thị sai) có thể xác định được thông qua các đối tượng ở xa hơn nhiều đóng vai trò làm nền.và từ đó theo các công thức tam giác có thể tính ra vị trí và sự di chuyển của chúng.
    Các quan sát trên còn làm sáng tỏ cấu trúc xoắn ốc của Milky Way, bởi vì các maze vũ trụ ?ođịnh ra các cánh tay xoắn ốc của Thiên hà? Reid giải thích.
    Các quỹ đạo hình elip chính là kết quả của cái đựơc gọi là sóng mật độ vật chất hình xoắn ốc, mà chúng có thể làm những khối khí di chuyển theo quỹ đạo tròn; nén lại và hình thành lên những ngôi sao và lại ép chúng phải đi theo một quỹ đạo elip mới, góp phần làm vững chắc cấu trúc xoăn ốc của thiên hà.
    Các quan sát của kính VLBA cũng tạo ra những điều ngạc nhiên thú vị khác về cấu trúc xoắn ốc. Theo Reid thì ?o Những quan sát cho thấy rằng dải Ngân hà của chúng ta có khả năng có tới 4 cánh tay chứ không phải 2 cánh tay khí và bụi đang hình thành các ngôi sao?.
    NASA cũng mới công bố một bức hình hồng ngoại cực sắc nét chụp phần lõi của Thiên hà Milky Way. Bức hình này bộc lộ một quần thể sao cỡ lớn và những chi tiết về cấu trúc phức tạp của những khối khí nóng ở tâm Thiên hà.
    Theo Space.com
    Bức hình chụp khu vực trung tâm MilkyWay bằng kính thiên văn hồng ngoại được coi là nét nhất từ trước tới nay. Hình ảnh cho thấy những luồng khí cực nóng, bị ion hóa, vần vũ xung quanh khu vực trung tâm với bề rộng cỡ 300 năm ánh sáng.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HỐ ĐEN DẪN DẮT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIÊN HÀ
    Các nhà thiên văn học có thể đã giải quyết xong vấn đê con gà hay quả trứng ra trước mà gà và trứng ở trong trường hợp này chính là những thiên hà và các hố đen định cư ở tâm thiên hà trong thời kỳ sơ khai của vũ trụ.
    Chris Carilli, một nhà thiên văn học tại Đài Quan sát Thiên văn vô tuyến Quốc gia nói:?Có vẻ như là những hố đen có trước. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng khảng định điều này. Nội dung của nghiên cứu được trình bày trong Hội nghị của Hiệp hội Thiên văn Hòa kỳ đang diễn ra ở Long Beach, California.
    Những nghiên cứu trước đó về thiên hà và hố den trung tâm trong khu vực vũ trụ lân cận đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ giữa khối luợng của hố đen trung tâm và phần ?obụng? chứa đầy sao của thiên hà có giá trị khá ổn định. Tỷ lệ này đúng cho nhiều thiên hà khác nhau cả về kích thước cũng như về độ tuổi.
    Với những hố đen trung tâm có khối lượng khoảng từ vài triệu cho tói nhiều tỷ lần Mặt trời của chúng ta thì chúng chiếm một tỷ lệ khoảng 1 phần nghìn khối lượng của phần bụng của thiên hà chứa hố đen đó
    .
    Dominik Riecher thuộc Đại học kỹ thuật California (Caltech) nói: ?oTỷ lệ cố định này nói lên rằng hố đen và phần bụng thiên hà có ảnh hưởng tới sự phát triển của nhau theo một quan hệ tương hỗ nào đó. Câu hỏi lớn ở đây là liệu một trong hai thành tố (hố đen hoặc thiên hà) phát triển trước, hay chúng cùng song song phát triển và duy trì tỷ lệ khối lượng ổn định trong suốt quá trình tiến hóa?.
    Trong vài năm qua, các nhà khoa học đã sử dụng Mảng kính thiên văn vô tuyến lớn (VLA) của Hoa kỳ và hệ kính giao thoa Plateau de Bure Interferometer của Pháp để nhìn về quá khứ của vũ trụ khoảng 13, 7 tỷ năm về trước, khi mà những thiên hà đầu tiên mới ra đời.
    ?oCuối cùng chúng tôi cũng thành công trong việc đo đạc những hố đen và phần bụng của những thiên hà đúng như thực trạng ngay trong 1 tỷ năm đầu tiên kể từ khi có Big Bang, và những bằng chứng cho thấy rằng tỷ lệ khối lượng có được ở những thiên hà láng giềng có thể không còn đúng như trong vũ trụ thời kỳ đầu. Ở thời kỳ mới hình thành, những hố đen có khối lượng lớn hơn nhiều so với những hố đen ở các thiên hà gần (với cùng khối lượng của bụng thiên hà), ?o Fabian Walter thuộc Viện Max Plank đã nói như vậy.
    Điều đó cho thấy rằng, các hố đen bắt đầu phát triển trước.
    Vấn đề thách thức các nhà khoa học tiếp theo là: hố đen và phần bụng thiên hà đã ảnh hưởng tới sự phát triển của nhau như thế nào. Riecher nói:? Chúng tôi vẫn không biết cơ chế vận hành ở đây là gì, và tại sao ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển, hằng số tỷ lệ lại được thiết lập?
    Nhiều hệ kính thiên văn mới đang được xây dựng sẽ là chìa khóa để mở ra những tấm màn bí mật. Những hệ kính như Mảng kính rất lớn Mở rộng (EVLA) và Mảng kính lớn ALMA sẽ cho độ nhậy và năng suất phân giải cực cao để có thể cho những hình ảnh về những thiên hà xa xôi
    Carili nói:? Để hiểu được làm thế nào mà vũ trụ lại hình thành được như ngày nay, chúng ta cần phải hiểu những ngôi sao và thiên hà đầu tiên được hình thành như thế nào, khi mà vũ trụ còn trẻ. Với những đài quan sát mới sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới, chúng tôi sẽ có cơ hội nắm bắt được những chi tiết của kỷ nguyên xa xưa, khi mà vũ trụ của chúng ta chỉ là một đứa trẻ so với toàn bộ vũ trụ trưởng thành bây giờ?
    Theo Astronomy.com
    [​IMG]

    Hình kính thiên văn vô tuyến VLA mô tả các lớp khí của một thiên hà thời kỳ đầu,
    khi vũ trụ mới có 870 triệu năm tuổi

  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THOMAS HARRIOT: NHÀ THIÊN VĂN SỬ DỤNG KÍNH VIỄN VỌNG TRƯỚC CẢ GALILEO
    Năm nay, thế giới đón chào Năm Thiên văn Quốc tế (IYA2009) và kỷ niệm 400 năm ngày những bức vẽ đàu tiên về thiên văn thông qua kính viễn vọng của Galileo Galilei, nhà bác học người Italia đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ 17. Nhưng các nhà thiên văn học và sử học Anh quốc lại muốn vinh danh một nhân vật ít được biết tớí hơn, đó là nhà học giả người Anh, Thomas Harriot, người đã vẽ tấm bản đồ Mặt trăng đầu tiên thông qua quan sát bằng kính viễn vọng vào tháng 7 năm 1609, sớm hơn các công trình của Galileo vài ba tháng.
    Trong một bài báo đăng trên tạp chí Thiên văn và Địa Vật lý, một tờ tạp chí khoa học của Hội Thiên văn Hoàng Gia (UK), tiến sĩ sử học Alllan Chapman thuộc ĐHTH Oxford đã giải thích không những Harriot đi trước Galileo mà bản đồ bề mặt Mặt trăng của ông có độ chính xác cao mà hàng thập kỷ sau, các bản vẽ khác không thể vượt qua
    Harriot (1560 ?" 1621) đã tốt nghiệp trường St Mary?Ts Hall, Oxford, nhận bằng BA và sau đó trở thành giáo viên toán. Sau đó Harriot trở thành một trong những nhà toán học có tiếng ở Anh quốc và châu Âu. Ông nghiên cứu về lý thuyết đại số.
    Tới năm 1609, Harriot mua được một ống kính thiên văn. Ông hướng ống kính về phía Mặt trăng và bắt đầu vẽ, và thế là ông đã trở thành nhà thiên văn học đầu tiên vẽ các vật thể trên bầu trời thông qua một ống kính viễn vọng. Bức vẽ đầu tiên của Harriot được thực hiện vào ngày 26/7/1609. Bức hình mô tả sơ lược những đặc điểm trên Mặt trăng, đường phân định ngày và đêm, những khu vực tối mầu như Mare Crisium, Mare Tranquilitatis v.v..
    Trong các năm từ 1610 tới 1613, Harriot tiếp tục vẽ thêm một số bản khác với mức độ chi tiết cao hơn bản đầu tiên. Những bản về sau này đã đưa vào một số miệng hố thiên thạch trên Mặt trăng. Thời kỳ đó, kính thiên văn của Harriot (cũng như của Galileo) có thị trường quan sát rất hẹp, có nghĩa là Harriot chỉ có thể quan sát được từng phần nhỏ của Mặt trăng, như vậy công việc của ông không hề đơn giản. Nhiều thập kỷ sau đó, không ai tạo được một bản đồ bề mặt Mặt trăng tốt hơn của Harriot. Mặc dầu vậy, không mấy người biết đến ông cũng như các bản vẽ của ông về Mặt trăng. Không giống như Galieo (và đa số các nhà khoa học khác), Harriot không công bố các bức vẽ của mình. Tiến sĩ Chapman đã giải thích việc không công bố này là do Harriot có một vị trí và mức lương quá hậu hĩnh, khoảng từ 120 tới 600 bảng/ năm, gấp vài ba lần so với lương của hiệu trưởng một trường trường Đại học ở Oxford. Harrot có nhà cao cửa rộng, có điều kiện làm việc tốt và đặc biệt là có buống quan sát thiên văn trên nóc toà nhà Sion House, tất cả những thứ đó dường như trái ngược hẳn với các áp lực tài chính mà Galileo phải chịu đựng.
    Tiến sĩ Chapman tin rằng, cùng với thời gian, những giá trị thực mà Harriot tạo ra sẽ trở lại với chính ông. Chapman nói: . ?o Thomas Harriot là một người anh hùng thầm lặng trên mặt trận khoa học. Những bức vẽ của ông đã đánh dấu sự mở đầu cho một nền thiên văn hiện đại mà chúng ta đang sở hữu, nơi mà biết bao nhiêu kính thiên văn lớn, nhỏ đã cho chúng ta những hình ảnh tuỵệt vời về vũ trụ, nơi chúng ta đang tồn tại?.
    Giáo sư Andy Fabian, Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia cũng đồng ý với quan điểm của Dr. Chapman: ?o Với tư cách là một nhà vật lý thiên văn của thế kỷ 21, tôi chỉ có thể nhìn lại và chiêm nguỡng những công trình của các nhà thiên văn học thế kỷ 17 như Thomas Harrriot. Thế giới chúng ta đã đúng khi kỷ niệm Galieo trong Năm Thiên văn Quốc tế này, nhưng chúng ta không được quên Thomas Harrot?.
    Theo Sciencedaily.com
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NGHIÊN CỨU MỚI GIẢI THÍCH SỰ HÌNH THÀNH CỦA NHỮNG NGÔI SAO SIÊU NẶNG
    [​IMG]
    Các nhà nghiên cứu lý thuyết từ lâu vẫn phân vân không rõ cơ chế hình thành của những ngôi sao siêu nặng (cỡ 120 lần khối lượng Mặt trời ) như thế nào mà vẫn không thổi bạt đi những đám mây khí và bụi xung quanh . Bản thân những đám mây đó đã đóng vai trò ?othức ăn? làm cho những ngôi sao đó phát triển. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra các ngôi sao siêu lớn này hình thành và phát triển như thế nào bất chấp những tia bức xạ hướng ra phía ngoài có sức mạnh lớn hơn cả lực trọng truờng có chiều huớng vào bên trong.
    Phát hiện mới này cũng giải thích luôn tại sao những ngôi sao khổng lồ này lại có xu huớng hình thành ở dạng sao đôi hoặc hệ đa sao. Theo các nhà nghiên cứu thì sự hình thành các hệ sao đôi xẩy ra hoàn toàn không mong đợi khi họ chạy những chuơng trình mô phỏng nghiên cứu sự hình thành của những ngôi sao khổng lồ.
    Krumholz, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐHTH California nói:?Chúng tôi không định nhằm nghiên cứu vấn đề này, bởi vậy đây là một kết quả phụ thú vị trong công trình của nhóm. Kết quả chính của chúng tôi là áp suất bức xạ hướng ra ngoài không hề giới hạn sự phát triển của các ngôi sao siêu nặng?.
    Áp suất bức xạ là các lực sinh ra bởi những tia bức xạ điện từ gây ra trên bề mặt của những đối tuợng mà các tia này đập vào.Với ánh sáng hàng ngày chúng ta gặp, áp lực này là không đáng kể. Nhưng trong lòng những ngôi sao, lực này là khá lớn do mật độ bức xạ rất dầy. Trong những ngôi sao siêu trọng, áp suất bức xạ là lực chủ đạo chống lại lực trọng trường do đó ngăn không cho những khối vật chất sụp đổ thêm vào ngôi sao, vốn đã có kích thước rất lớn, và do vậy giới hạn luôn khối lượng của các ngôi sao này.
    Giáo sư Krumholz nói:?Khi bạn hướng các áp suất bức xạ của một ngôi sao siêu lớn vào một đám khí bụi vũ trụ, vì những đám khí này kém trong suốt hơn trong lòng ngôi sao chúng sẽ làm nổ những đám khí này?. Những nghiên cứu trước đó cho rằng áp suất phóng xạ sẽ thổi bạt những đám khí bụi đó ra xa hơn và không cho ngôi sao cơ hội phát triển thêm nữa với tới hạn là khoảng 20 lần khối lượng Mặt trời. Nhưng trên thực tế, các nhà thiên văn học đã quan sát được những ngôi sao có khối lượng lớn hơn giới hạn 20 lần Mặt trời nhiều.
    Krumholz và những đồng tác giả đã bỏ nhiều năm trời để phát triển một chương trình máy tính phức tạp, mô phỏng những quá trình hình thành sao. Kết hợp với những tiến bộ trong công nghệ máy tính, phần mềm mới nhất này (có tên là Orion) cho phép các tác giả chạy mô phỏng trong không gian 3 chiều một cách chi tiết sự sụp đổ của khối khí + bụi khổng lồ trong quá trình hình thành nên một ngôi sao siêu trọng. Dự án này đã đòi hỏi thời gian chạy máy tính lâu tới hàng tháng trời ở Trung tâm siêu máy tính đặt tại San Diego, Hoa kỳ. Mô phỏng Orion chỉ ra rằng khi những khối khí và bụi sụp đổ vào một cái nhân sao đang hình thành, áp suất bức xạ hướng ra ngoài và lực trọng trường lại có xu huớng hút vật chất vào trong. Có những sự bất ổn định xẩy ra và kết quả xuất hiện một vài kênh thông và các tia bức xạ theo đó trào ra , xuyên qua cả đám mây khí + bụi và đi vào không gian bao la xung quanh, trong khi lực hấp dẫn vẫn cứ kéo các phần tử khí và bụi đi vào bên trong thông qua các kênh khác, và làm cho khối lượng của ngôi sao tăng lên.
    Krumholz nói:? Các bạn có thể thấy ở đây những luồng khí đi vào trong ngôi sao như những ngón tay, còn các tia bức xạ tuôn ra ngoài thông qua ?~kẽ?T của các ngón tay đó. Điều này cho thấy rằng bạn không cần phải có một cơ chế đặc biệt nào mà các ngôi sao siêu lớn vẫn cứ hình thành và phát triển không khác nào các ngôi sao có trọng lượng thấp và trung bình trong vũ trụ?.
    Sự chuyển động của đám mây khí + bụi khi vật chất bị hút vào nhân ngôi sao dấn tới sự hình thành đía khí và bụi bay xung quanh và ?otiếp thức ăn? cho ngôi sao trung tâm hay sao sơ cấp. Tuy nhiên, về mặt trọng lực, đĩa khí và bụi không ổn định và bị tụ lại, do vậy một số các ngôi sao thứ cấp đuợc hình thành ngay bên trong đĩa khí vào bụi và quay xung quanh ngôi sao sơ cấp, hay còn gọi là tiền sao (protostar). Hầu hết các ngôi sao thứ cấp này cuối cùng cũng va vào ngôi sao sơ cấp to lớn. Nhưng cũng có những ngôi sao đủ lớn và tự tạo thành một đĩa vật chất cho riêng mình và cuối cùng kết hợp với ngôi sao sơ cấp hình thành nên một hệ sao đôi (hoặc đa). Trong kết quả mô phỏng của chương trình Orion, sau khi cho máy chạy giả tưởng 57 000 năm, hệ sao đôi còn lại có khối luợng lần lượt là 41,5 và 29,2 lần khối lượng Mặt trời.
    Krumholz kết luận:? Kết quả mô phỏng máy tính cho thấy mô hình các hệ sao đôi (hoặc đa) là khá phổ biến trong vũ trụ . Tôi nghĩ răng giờ đây chúng ta có thể coi bài toán hình thành những ngôi sao lớn đã được giải quyết?.
    Theo Astronomy.com
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CHÒM SAO ORION (THỢ SĂN) ĐANG CHẾ NGỰ BẦU TRỜI MÙA ĐÔNG
    Nhà thiên văn học Robert H. Baker (1880 ?" 1962) đã từng viết về chòm sao Orion (Thợ săn) như sau : chòm sao tỏa sáng ?o như một viên ngọc khổng lồ trong một chuỗi hạt vắt ngang qua nền trời mùa đông?.
    Thực sự, tới thời điểm này, Orion là chòm sao sáng nhất và có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên Trái đất. Khi màn đêm vừa buông xuống, chòm sao này đã nổi bật lên ở bầu trời phía tây nam. Ba ngôi sao sáng xếp thẳng hàng ngay ở giữa thể hiện chiếc dây lưng của chàng thợ săn và huớng về phía bắc,thẳng về các cụm sao Hyades và Pleiades thuộc chòm Taurus (Kim Ngưu). Về hưóng ngược lại, cái ?odây lưng? chỉ về phía ngôi sao Thiên lang (Serius), một ngôi sao thực thụ sáng nhất trên bầu trời đêm.
    Trong chòm Orion, chúng ta có thể thấy có 2 ngôi sao lớn là Rigel và Betelgeuse. Hai ngôi sao này đang ở những giai đoạn phát triển rất khác nhau trong chu kỳ phát triển sao.
    Câu chuyện về 2 ngôi sao lớn
    Rigel (Chiếc chân trái của Người đi săn), là một ngôi sao khổng lồ trắng xanh, một trong những sao hiếm nhất trong vũ trụ. Ngôi sao này thực sự vừa mới trưởng thành và đang vội vã đốt nhiên liệu dữ dội theo kiểu ?ođốt nến từ 2 đầu? theo đúng nghĩa đen của nó. Các nhà khoa học đã tính toán độ trưng của Rigel xấp xỉ 36000 lần so với Mặt trời của chúng ta. Rigel nằm cách hệ Mặt trời khoảng 773 năm ánh sáng.
    Trái lại, ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse (Cái nách của Người đi săn) là một quả cầu khí lớn nguội hơn nhiiêù. Nếu một ngôi sao tương tự như vậy nằm vào vị trí của Mặt trời, phần bề mặt của ngôi sao đó có thể vươn xa ra ngoài quỹ đạo của sao Hỏa
    Betelegeuse đang tiến dần tới cuối cuộc đời của mình, nằm cách Trái đất 522 năm ánh sáng và ngôi sao này không chiếu sáng một cách ổn định. Đó là một ngôi sao phát sáng theo kiểu từng đợt, ngôi sao giản ra, co vào với đường kính thay đổi từ 550 tới 920 đường kính Mặt trời, nhưng sự co giãn này rất bất thường đến nỗi không ai có thể đoán trước được tới thời điểm nào ngôi sao này giãn ra hay co lại.
    Một giảng viên của Học viện Hành tinh Hayden tại New York đã từng mô tả ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse là :?...giống như một ông già đã gần cạn kiệt sức lực, đang hổn hển đuối dần với chứng hen xuyễn của tuổi già?.
    Vòng đời của những ngôi sao
    Những ngôi sao tạo ra năng lượng bằng cách tiến hành phản ứng hạt nhân biến hydrogen thành helium sâu trong lòng của chúng. Khi một ngôi sao tích lũy đủ helium trong ?olò phản ứng? năng luợng phát ra của nó tăng lên đáng kể và nó nở bung ra thành một ngôi sao khổng lồ đỏ, giống như Betelgeuse.
    Trạng thái ?okhổng lồ đỏ? cũng chính là đích mà Rigel sẽ đạt tới trong vài triệu năm nữa. Trong những ngôi sao khổng lồ đỏ này, lò phản ứng bên trong sản sinh ra nhiều nguyên tố nặng hơn để cân bằng với sự sụp đổ bởi trọng lượng. Nhưng một khi cái lõi sao bắt đấu sản sinh ra sắt (Fe) thì ngày tàn của ngôi sao đã được điểm bởi vì sự tạo ra những nguyên tố nặng hơn Fe sẽ phải tiêu tốn năng lượng. Cuối cùng thì năng lượng do lõi sao sinh ra không đủ để chống đỡ sự hút vào của trọng lượng, kết quả là ngôi sao bị sụp đổ và điều đó kích hoạt một vụ nổ kinh hoàng trong vũ trụ mà ta vẫn gọi là supernova.
    Ngôi sao đỏ Betelgeuse đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ sao và có thể sẽ kích hoạt một vụ nổ supernova trong vòng vài triệu năm tới.
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 19/01/2009
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua, sau khi dịch xong bài ''Chòm sao Orion..'', tôi có việc đi Phan thiết và Phan rang, thử nhìn bầu trời đêm xem chòm Orion thì thật kinh ngạc, bầu trời đầy những sao. Có lẽ lâu lắm mới lại được thấy một bầu trời dầy đặc những vì tinh tú như vậy. Chòm Orion cực kỳ nổi với cái dây lưng thật không thể nhầm lẫn với 3 ông sao thẳng hàng. Như vậy mới thấy thiệt thòi cho những bạn yêu thiên văn ở các thành phố lớn như HN và HCMC.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÓ THỂ NHẬN THỨC VŨ TRỤ TRƯỚC BIG BANG?
    Vũ trụ của chúng ta dường như bị lệch tâm, và một mô hình mới nghiên cứu về vấn đề này có thể chỉ ra một vài nét chấm phá về những gì đã xẩy ra trước cả Big Bang.
    Khi các nhà thiên văn học nhìn ra vũ trụ, họ nhận thấy rõ ràng là hình ảnh từ một hướng khác hẳn với những hướng khác. Đặc biệt là sự biến động của mật độ và nhiệt độ của những sóng tàn dư còn lại từ thời Big Bang hay còn gọi là sóng nền vi ba vũ trụ, viết tắt là CMB (Cosmic Microwave Background), tỏ ra manh hơn hẳn từ một phía của vu trụ so với phía còn lại.
    Một mô hình mới cho rằng, sự bất đối xứng này có thể bị gây ra bởi một dấu vết để lại từ thời điểm trước khi vũ trụ được bắt đầu hay cụ thể hơn là trước khi vũ trụ nở ra từ một khối nhỏ hơn cả kích thước một nguyên tử thành một quả cầu cỡ trái bóng golf. Quá trình giãn nở này còn được gọi là ?~Lạm Phát?T.
    Quả bóng bị thổi to lên
    ?oThuyết ?~Lạm phát?T dự đoán rằng sẽ có những sự biến động về nhiệt độ và mật độ vật chất, và những biến động đó phải đồng đều theo mọi hướng. Nhưng nếu ta nhìn vào các số liệu thì sẽ thấy một phía của vũ trụ sẽ có sự dao động mạnh hơn và đó chính là điều chúng tôi muốn giải quyết? Sean Carroll, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bách khoa California (Caltech) giải thích.
    Các nhà khoa học cho rằng sự biến động về nhiệt độ và mật độ do thuyết lạm phát đưa ra sẽ trở thành những viên gạch đầu tiên cho cấu trúc vũ trụ ngày nay. Ngay sau khi quá trình lạm phát xảy ra, khu vực ?~đậm đặc?T hơn sẽ hấp dẫn nhiều vật chất về phía mình và sau đó trở thành những cụm thiên hà hoặc thiên hà mà chúng ta nhìn thấy ngày nay, trong khi khu vực ?~loãng?T hơn sẽ biến thành những phần rỗng trong vũ trụ, trong đó thiếu vắng những thiên hà, những ngôi sao và hành tinh.
    Nhưng mô hình bình thường về lạm phát không tính đến sự bất đối xứng ở trên. Để giải thích vấn đề này, Carroll và các đồng nghiệp là Marc Kamionkowski và Adrienne Erickcek cũng ở Caltech, đã thử nghiệm một version mới của mô hình lạm phát, trong đó tồn tại hai trường là nguyên nhân gây ra quá trình giãn nở sớm nhất của vũ trụ.
    Trong thuyết lạm phát chuẩn, chỉ có một trường với tên gọi inlfaton (phân biệt với inflation = lạm phát) là nguyên nhân gây ra sự giãn nở nhanh của vũ trụ và sự biến thiên trong mật độ vật chất. Nhưng Kamionkowski và cộng sự lại cho rằng sự bất đối xứng trong các dao động về mật độ có thể xuất hiện nếu quá trình lạm phát bị gây ra bởi hai trường chứ không phải một trường như giải thích của mô hình lạm phát chuẩn. Trong mô hình mới, trường inflaton chịu trách nhiệm cho sự giãn nở về kích thước, còn một trường mới với tên gọi curvaton, là nguyên nhân gây ra các sự biến động về mật độ (curvature = độ cong)
    .
    Trước Big Bang?
    Với việc đưa ra ý kiến về một vài điều có thể nhận biết đựơc trước vụ nổ Big Bang, mô hình mới này thực sự đã gợi trí tò mò của nhiều người. Mô hình này cho rằng sự lệch tâm của vũ trụ có thể là do kết quả của một sự dao động lớn đã xẩy ra trước khi quá trình lạm phát bắt đầu.
    Kamionkowski nói ?o Tới giờ thì không hoàn toàn vớ vẩn khi ai đó hỏi cái gì đã xẩy ra trước Big Bang. Rõ ràng, tất cả những thứ đó bị che phủ bởi một tấm màn. Nếu mô hình của chúng tôi đúng, có thể chúng ta sẽ có cơ hội xem được những thứ đằng sau tấm màn đó.?
    Bước tiếp theo là phải thu thập đủ số liệu về sóng nền CMB để khẳng định sự bất đối xứng mà chúng ta biết thực sự tồn tại.
    Carroll nói:? Tới giờ thì theo các số liệu là như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa là vũ trụ cũng thế. Cũng có thể sự bất đối xứng chỉ là kết quả của những sai số từ các phép đo số liệu?.
    Một vệ tinh mới của ESA với tên gọi Plank đựơc thiết kế để vẽ lại bản đồ các số liệu về bức xạ nền CMB với độ nhạy và phân giải cao chưa từng có sẽ được phóng lên quỹ đạo trong năm2009. Nếu vệ tinh Plank tìm được sự bất đối xứng của mật độ bức xạ thì các nhà khoa vũ trụ học sẽ phải chấp nhận thực tế bất đối xứng đó của quá trình lạm phát. Mặc dầu điều đó sẽ đòi hỏi một vài sửa đổi quan trọng trong các thuyết hiện hành, nhiều nhà vật lý vẫn thích thú với thử thách khó khăn này.
    ?oĐó chính là điều mọi người muốn và như thế mọi việc sẽ trở lên thú vị hơn nhiều?, Carroll kết luận.
    Theo Space.com

    Thật khó hiểu đúng như cái tên của nó, thuyết ?oLạm Phát? giải thích rằng vũ trụ ban đầu giãn nở cực nhanh,
    nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng và vũ trụ phát triển từ kíck thước của một hạt hạ nguyên tử thành kích cỡ
    của một quả bóng golf gần như là tức thời. (Cre*** NASA)

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 21/01/2009
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐỊNH LUẬT BODE VÀ CÂU CHUYỆN KHÁM PHÁ VÀNH ĐAI TIẺU HÀNH TINH. (ASTEROID BELT)
    Định luật Bode.
    Bây giờ, ta hãy viết ra một dẫy số (k):
    0-----------3-----------6-----------12-----------24----------- 48----------- 96.
    Có lẽ nhiều bạn sẽ nhìn ra ngay, đây là một dẫy số tuân theo quy lụât cấp số nhân với công bội bằng 2 (trừ số hạng đầu tiên).
    Ta biến đổi dẫy số trên bằng cách cộng vào mỗi số hạng 4 đơn vị, kết quả được một dẫy số mới:
    4-----------7-----------10-----------16-----------28-----------52-----------100
    Tiếp đó chia cho 10 ta được:

    0,4----------- 0,7----------- 1,0----------- 1,6----------- 2,8-----------5,2-----------10,0
    Có thể có bạn đã đoán ra dẫy số trên có ý nghĩa gì rồi. Để giúp các bạn khẳng định ý kiến của mình, ta sẽ thử viết tên các hành tinh trong hệ Mặt trời theo thứ tự từ trong ra ngoài bên cạnh các số hạng:
    0,4 (Sao Thủy)----------- 0,7 (Sao Kim)-----------1,0 (Trái Đất)-----------1,6 (Sao Hỏa)
    Rõ rằng, con số thể hiện khoảng cách của mỗi hành tinh tới Mặt trời theo đơn vị Thiên văn AU (1 AU bằng khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời). Khoảng cách của sao Hỏa tới Mặt trời là 1,52 AU, theo dẫy số trên thì không hoàn toàn chính xác, nhưng sai số tính theo khoảng cách trung bình của sao Hỏa tới Mặt trời cũng chỉ khoảng 5 ?" 6 % , có thể coi là chấp nhận được.
    Vị trí tiếp theo là 2,8 không phù hợp với 1 hành tinh nào, ta đành bỏ qua và xếp tiếp sao Mộc và sao Thổ:
    0,4 (Thủy)----------- 0,7 (Kim)-----------1,0 (Đất)----------- 1,6-----------(Hỏa)-----------2,8 (???)----------- 5,2 (Mộc)----------- 10,0 (Thổ)
    Thật là thú vị, sao Mộc vừa vặn đúng, sao Thổ có đôi chút sai số, tuy không hoàn hảo nhưng hoàn toàn chấp nhận được với một tính toán theo kiểu dự đoán như thế này.
    Cách tính toán để dự đoán vị trí các hành tinh trong hệ Mặt trời như trên được các nhà thiên văn học đề cập từ hàng trăm năm nay, chính xác là từ năm 1715 khi cuốn ?oThe Elements of Astronomy? được xuất bản. Nhưng mãi tới năm 1768 Johann Elert Bode, khi đó ông mới 19 tuổi, đã đưa ra những ghi chú của mình về cách thành lập dẫy số trên và quy luật trên được gọi là Định luật Bode. Do Bode đã đề cả tên người đi trước mình vào bài viết là Daniel Titius nên định lụât này còn đựơc gọi là Đinh lụât Titius ?" Bode . Thực ra đây không phải là một định luật mang tính khoa học, ít nhất là trên phương diện dựa trên những biến đổi các đại lượng vật lý hay toán học để suy đoán ra vị trí của các hành tinh. Nhưng các nhà thiên văn học đã cố gắng tìm ra một cách tính toán nào đó để suy đoán ra vị trí của các hành tinh trong Thái dương hệ.
    Định luật Bode áp dụng đúng cho tất cả các hành tinh nhìn thấy hồi bấy giờ, từ sao Thuỷ tới sao Thổ, trừ trường hợp một vị trí bị bỏ trống ứng với số 2,8 giữa 2 hành tinh số 4 và số 5. Tuy nhiên với các ống kính thiên văn hồi bấy giờ, các nhà thiên văn học cũng không tìm thấy gì ở khoảng cách đó.
    Quá trình tìm ra Vành đai Tiểu hành tinh
    Thế rồi tới cuối thế kỷ 18, con người đã phát hiện ra thêm một hành tinh nữa, sao Thiên vương (1781) . Hành tinh này nằm ngoài sao Thổ với khoảng cách là 19,2 AU. Khi người ta ghép vào dẫy số của Bode, thật kỳ lạ 2 giá trị gần như trùng khít nhau : 19,2 và 19,6. Với một giá trị đo đạc thiên văn, sự gần đúng trong dự đoán này quả là đáng nể.
    Và thế rồi, các nhà thiên văn học cực kỳ phấn khích, họ biết rằng phải có một cái gì đó nằm ở vị trí 2,8 trong dẫy số. Cũng may mắn là các kính thiên văn học tới thời điểm này đã có chất lượng tốt hơn nên các nhà thiên văn có thể phát hiện ra những thiên thể mờ hơn, nhỏ hơn..
    Tới năm 1801, Tiểu hành tinh Ceres đã được tìm ra, đúng vào vị trí ?ohành tinh? bị mất tích (2,77). Tuy nhiên Ceres quá nhỏ để được coi là một hành tinh, nó trông chỉ như một ngôi sao nhỏ, mờ. Cũng vì dạng bề ngoài giống một ngôi sao như vậy mà các nhà thiên văn học lúc bấy giờ đã gọi Ceres là một ASTEROID hay tiểu hành tinh (Trong tiếng Hy lạp, aster có nghĩa là ngôi saô, oid :giống như. Từ astronomy cũng bắt nguồn từ gốc ASTER đấy các bạn ạ).
    Từ đó, người ta còn tìm đựoc nhiều thiên thể khác ở khoảng cách xấp xỉ 2,8 AU, trong đó Ceres là thiên thể lớn nhất. Và như vậy không chỉ một mình vật thể nào mà là một tập hợp các vật thể ở khoảng cách trên đã tạo thành một vành đai với cái tên Vành đai Tiểu hành tinh (Asteroid Belt).
    Có thể nói, Vành đai Tiểu hành tinh là một sự thành công nổi tiếng nhất của Định luật Bode và đó là câu chuyện Vành đai Tiểu hành tinh đã đựơc tìm ra như thế nào.
    Bảng giá trị k , khoảng cách của các hành tinh tới Mặt trời theo định luật Bode và giá trị thực (AU)
    [​IMG]
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 09:51 ngày 24/01/2009

Chia sẻ trang này