1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẢN MẠN ĐÔI DÒNG VỀ CHÒM KIM NGƯU NHÂN NĂM CON TRÂU
    Chỉ chưa đầy 12 tiếng đồng hồ nữa là mọi người sẽ đón chào giây phút giao thừa cho một năm mới âm lịch, năm Con Trâu. Theo âm lịch, ta có 12 con giáp, còn theo chiêm tinh phương Tây, ta cũng có 12 chòm sao Hoàng đạo. 12 con giáp của người Á đông không hoàn toàn trùng với 12 chòm sao Hoàng đạo của Tây phương, nhưng ít ra chúng ta cũng có một vài điểm trùng. Năm nay, chúng ta đón năm con Trâu, và con Trâu cũng là một trong 12 biểu tượng của chiêm tinh phương Tây, đó là chòm sao Kim Ngưu. Con Trâu đứng thứ 2 trong 12 con giáp Á đông, chòm Kim ngưu cũng đứng thứ 2, có lẽ đây không hẳn là một sự ngẫu nhiên. Nhân năm mới Kỷ Sửu đang tới gần, chúng ta cùng xét một vài đặc điểm của chòm sao Kim Ngưu, một chòm sao hiện rất rõ vào mùa đông này.
    Chòm Taurus hay the Bull (bò đực), ở châu Á ta mang nghĩa con Trâu Vàng (Kim Ngưu) có một đặc điểm nổi bật dễ nhớ là hình chữ V , hình này góp phần tạo nên bộ mặt của chú bò đực. Ngôi sao sáng, có sắc đỏ Aldebaran nằm ở một nhánh của chữ V. Những ngôi sao này ngoại trừ Aldebaran đều nằm trong một cụm sao mở có tên Hyades, một cụm sao khá gần Trái đất, chỉ vào khoảng 130 năm ánh sáng và chứa ước chừng vài trăm ngôi sao
    Ngôi sao đỏ Aldebaran còn được gọi là Alpha Tau, sáng hơn hẳn những ngôi sao khác nằm trong khuôn mặt của chú bò và chỉ cách chúng ta cỡ 70 năm ánh sáng, bằng xấp xỉ nửa đường tới cụm sao Hyades. Đây là một ngôi sao khổng lồ đỏ, có nghĩa là cũng giống như Betelgeuse, Aldebaran đang đi gần tới cuối cuộc đời của mình và đang trương nở rất lớn, lớn hơn hẳn Mặt trời của chúng ta. Trong tiếng Arập, Aldebaran có nghĩa là Người đi theo (the follower), ở đây ám chỉ ngôi sao đỏ đang đi theo cụm sao the Pleiades (7 chị em) trong lộ trình từ đông sang tây trên nền trời đêm.
    Phần lưng của chú bò là một cụm sao nổi tiếng khác, cụm sao Pleiades hay 7 chị em. Cụm sao Pleiades nằm về phía tây của Aldebaran, chính vì vậy mà 7 chị em luôn đi trước ngôi sao khổng lồ đỏ này. Pleiades là một cụm sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Theo một truyên thuyết, Orion hay Người đi săn đã phải lòng 7 chị em nhà Pleades và luôn luôn theo đuổi họ. Để bảo vệ chị em nhà này khỏi tay Thợ săn, Thần Zớt đã bố trí the Pleiades nằm trong các ngôi sao của chòm Taurus, hiện thân của chính Thần Zớt (Zeus).
    Không chỉ có vậy, trên sừng của Taurus còn có một kỳ quan nữa của bầu trời đêm, đó là một tinh vân nổi tiếng, tinh vân Cua (the Crab Nebula). Tinh vân Cua là tàn dư của một vụ nổ Supernova nổi tiếng, được các nhà thiên văn học Trung Quốc ghi nhận vào năm 1054, với cái tên sao Khách. Khi mới xẩy ra, vụ nổ supernova tạo ra tinh vân Cua có độ sáng khoảng từ -4,5 tới -7,5 cấp sao, sáng nhất trong các thiên thể trên bầu trời đêm chỉ thua có Mặt trăng. Tinh vân Cua nằm cách Trái đất 6500 năm ánh sáng và có độ rộng khoảng 11 năm ánh sáng.
    Để tìm ra chòm Taurus trên nền trời đêm cũng không có khó khăn gì. Trước hết ta hay xác định một chòm sao dễ thấy là Orion với chiếc đai lưng và ngôi sao đỏ Betegeuse không thể lẫn được. Chòm Taurus nằm ngay cạnh Orion về phía đông bắc với khuôn mặt hình chữ V rất dễ thấy. ?oMắt Bò?, hay ngôi sao đỏ Aldebaran là mốc định vị cho chòm sao Kim Ngưu.
    Nhân năm mới Kỷ Sửu chúc bà con trong box Thiên văn học có một sức khỏe dồi dào như Kim Ngưu ta và cũng chăm lam chăm làm như chú để có thể luôn có những điều ước sớm trở thành hiện thực.
    [​IMG]
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MÔ HÌNH 3D LÀM RUNG ĐỘNG THUYẾT HÌNH THÀNH HÀNH TINH
    Theo một thuyết giảI thích thì các hành tinh giầu khí như Jupiter và Saturn phát triển từ những đĩa khí và bụI quay xung quanh một nhân, đĩa khí bụI này cuốI cùng mỏng dần và bị vỡ vụn ra như miếng bánh đa dướI chính sự không ổn định của lực hấp dẫn của mình.
    Nhưng một mô hình máy tính đã mô phỏng và đưa ra ý tưởng rằng sự sụp đổ vành đai khí và bụI xẩy ra dướI các lực dạng sóng từ thờI những hệ thống tiền hành tinh thờI xa xưa còn tồn tại.
    Thuyết được mọI ngườI vẫn tin dùng dựa trên thực tế là vành đai đĩa khí và bụi ngày càng trở lên mỏng dần và có mật độ đậm đặc dần cho tớI lúc xuất hiện sự không ổn định do chính trọng lực của đĩa và bị tan vỡ thành những tảng vật chất có kích thước khoảng một vài km. Nhưng mô hình mớI 3D lần đầu tiên cho thấy rằng những làn sóng trong đĩa bụI đã ngăn cản khí và bụi tụ tập thành đĩa vật chất.
    Joseph Barranco, một nhà vật lý thiên văn ở ĐHTH San Francisco nói:? Từ những năm 80 (của thế kỷ trước), người ta đã biết rằng có một cái gì đó không ổn với thuyết đó (thuyết hành tinh), nhưng không một ai thử nghiệm làm với mô hình 3D?
    Những ngọn sóng ở mặt ao
    Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng thành phần bụi trong một đĩa hành tinh cuối cùng cũng bị ép giữa 2 lớp khí trên và dưới. Nhưng Barranco đã cho chạy mô phỏng và cho thấy các lớp khí chuyển động với vận tốc khác nhau ở trên và dưói lớp bụi, kết quả là hình thành những điểm cuộn xoáy.
    Barraco nói với phóng viên Space.com:? Chúng tôi tìm ra rằng, cũng giống như gió thổi trên bề mặt nước, những ngọn sóng được hình thành?. Theo nghiên cứu của ông, những cơn sóng đó là nguyên nhân ngăn cản thành phần vật chất kết tụ thành một lớp bụi mỏng nhưng dầy đặc ở giữa.
    Ý tưởng này khá giống với hiện tượng trượt theo chiều thẳng đứng trong khí quyển, khi đó tốc độ gió thay đổi đột ngột theo chiều cao. Hiện tượng này gây ra những khối không khí xoáy nguy hiểm đối với các máy bay chở khách khi đang bay trong bầu khí quyển của Trái đất, nhất là khi thời tiết xấu. Bởi vậy, nếu các bạn đang bay trên một máy bay của hàng không Việt Nam thì chắc chắn sẽ được nghe điệp khúc :?Máy bay của chúng ta đang bay qua một khu vực thời tiết xấu, yêu cầu quý khách dựng thẳng lưng ghế và thắt chặt dây an toàn..?.
    Một nhân tố nữa có vẻ như là nguyên nhân làm cho lớp bụi bị ?ocuốn tung? lên là một hiệu ứng có tên là Coriolis. Hiện tượng này xẩy ra trên Trái đất khi một máy bay phản lực cố gắng bay theo một đường thẳng, nhưng hóa ra nó lại đang bay trên một đường cong bởi vì Trái đất vẫn đang liên tục quay. Gió cũng là một nạn nhân của hiện tưọng Coriolis và điều đó góp phàn tạo ra những cơn bão nhiệt đới (vì hiệu ứng này mà những cơn bão ở Bắc bán cầu sẽ có chiều quay ngược kim đồng hồ và những cơn bão ở Nam bán cầu quay theo chiều ngược lại ?" ND) . Trước đây, một số nhà nghiên cứu đã hy vọng rằng sự trượt theo chiều hướng tâm - có nghĩa là những vòng phía trong của đĩa tạo hành tinh quay nhanh hơn những vòng phía ngoài - sẽ có tác dụng chống lại những lực do sóng gây ra. Tuy nhiên mô hình của Barranco đã chứng minh rằng sự trượt theo chiều đứng và hiệu ứng Corriolis mới là những thành phần chiếm ưu thế.
    Cuộc cách mạng máy tinh trong lý thuyết về hành tinh
    Bản thân thuyết hình thành hành tinh cũng phải trải qua những cơn sóng chao đảo trong những năm qua. Những quan niệm cũ hồi những năm 70 và 80 của thế kỷ trước đã ra đi và chỉ còn lại những ý tưởng trong những năm 90 khi những nhà thiên văn học bắt đầu tìm ra những hành tinh ngoại hệ.
    Barranco nói:?Lý thuyết hình thành hành tinh trước đây khá là phẳng lặng bởi vì chúng ta chỉ ?~làm việc?T với những hành tinh ở trong hệ Mặt trời mà thôi? Nay, tình hình đã khác, các nhà khoa học đang lần mò tìm kiếm một thuyết hình thành hành tinh mà có thể áp dụng cho các hành tinh khí quay xung quanh các ngôi sao xa xôi khác đã phát hiện cho tới nay.
    Mô phỏng những lực xoáy trộn chỉ xuất hiện với dạng 3D trong những năm gần đây cùng với sự ra đời của những siêu máy tính. Barranco đã sử dụng hàng trăm bộ vi xử lý máy tính riêng biệt cho hoạt động song song nhau và mỗi bộ sẽ giải quyết một vấn đề trong bài toán tổng thể. Công trình của ông là mô hình 3D đầu tiên viết cho sự hình thành hành tinh và sẽ được đăng trên số mới nhất của tờ tạp chí ?oThe Astrophysical Journal?.
    Về vấn đề giải thích sự hình thành hành tinh, nhà vật lý thiên văn Barranco muốn thử nghiệm lại nghiên cứu năm 2005 của mình về vấn đề những cơn bão dữ dội hình thành ngay trong nhưng đĩa hình thành hành tinh. Mắt bão hay tâm bão của những cơn thịnh nộ như vậy về mặt lý thuyết có thể chính là những điểm lý tưởng cho khí và bụi tụ lại thành nhân hình thành lên hành tinh, bất chấp vật chất vẫn đang chuyển động hỗn độn xung quanh.
    Barranco nhấn mạnh:?Đó là một lĩnh vực khó khăn. Chúng ta không thể quan sát được sự hình thành của một hành tinh, nhưng chúng ta biết chắc chúng đã được hình thành bởi vì chúng ta đang sống trên một trong những hành tinh?.
    Theo Space.com
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NASA KÊU GỌI MỌI NGƯỜI BẦU CHỌN CHO ĐỐI TƯỢNG THIÊN VĂN TIẾP THEO CỦA KÍNH HUBBLE
    NASA đang hướng sự điều khiển ống kính Thiên văn Vũ trụ Hubble về phía công chúng để có thể tạo điều kiện cho những người bình thường có được cơ hội lựa chọn đối tượng mà hệ kính thiên văn vũ trụ hiện đại này sẽ nhắm tới. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã mời tất cả mọi người bỏ phiếu cho 1 trong 6 đối tượng thiện văn mà ống kính Hubble sẽ nhắm tới nhân kỷ niệm Năm Quốc Tế Thiên Văn 2009 bắt đầu vào tháng 2 này. Những đối tượng được đưa ra ứng cử bao gồm từ những thiên hà xa xôi cho tới những ngôi sao đang chết, tất cả đều chưa từng được chụp ảnh bởi kính Hubble. Mọi người có thể bỏ phiếu từ bây giờ cho tới hết ngày 1 tháng 3 năm 2009
    .
    Kính Hubble sẽ chụp một bức ảnh có độ phân giải cao, bộc lộ những chi tiết chưa từng có của đối tượng thiên văn có nhiều phiếu bầu nhất. Hình ảnh chụp được sẽ cho công bố trong dịp 100 giờ Thiên văn của Năm Quốc tế Thiên văn tính từ ngày 2 tới ngày 5 tháng 4 năm2009. Tất cả những người bỏ phiếu đều có cơ hội trong một cuộc rút thăm ngẫu nhiên để có thể nhận được 1 trong số 100 phiên bản bức ảnh thiiên thể thiên văn được lựa chọn.
    NASA cũng sẽ mời nhiều giáo viên và sinh viên tham gia vào các lớp học liên quan tới kính Hubble bao gồm các bộ môn nghệ thuật, khoa học, ngôn ngữ v.v... Sinh viên trong các lớp này có thể sưu tầm những bức ảnh mình yêu thích về kính Hubble để cắt dán thành một bộ sưu tập. Họ cũng có thể lựa chọn đối tượng thiên văn mình yêu thích để bỏ phiếu và viết một bài luận về thiên thể đó có kèm giải thích tại sao lại lựa chọn.
    Được phóng lên quỹ đạo từ tháng 4 năm 1990, kính Hubble đã 18 năm liên tục hướng về các thiên thể và mang lại nhiều bức hình gây sửng sốt cho mọi người. Ống kính Hubble cũng giúp các nhà khoa học có hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử vũ trụ. Tư khi được phóng lên, NASA đã phóng 4 chuyến tầu Con thoi lên để bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp kính Hubble. Chuyến tầu Con thoi thứ 5 và cũng là chuyến cuối cùng phóng lên kính Hubble để các nhà du hành bảo duỡng toàn bộ hệ kính, được dự định phóng vào ngày 12 tháng 5 năm nay bằng tầu Atlantis.
    Chuyến tầu Con thoi lần này có mã số STS-125 Hubble Servicing Crew được nhà du hành vũ trụ lão luyện Scott Altman chỉ huy, dự định sẽ bay lên quỹ đạo trong 11 ngày và sẽ thực hiện 5 chuyến đi bộ ngoài không gian. Các nhà du hành sẽ lắp đặt những thiết bị khoa học mới, thay mới acquy, con quay hồi chuyển và các bộ phận khác để nhằm kéo dài tuổi thọ của kính Hubble tới ít nhất là tới năm 2013..
    Để thực hiện bỏ phiếu cho đối tượng thiên văn mình yêu thích, các bạn có thể vào đường link dưới đây:
    http://YouDecide.Hubblesite.org

    Theo Space.com

    Kính thiên văn vũ trụ Hubble

  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐÓN XEM NGUYỆT THỰC NỬA TỐI VÀO ĐÊM NAY (9/2/09)
    Tối hôm nay người dân Việt Nam cũng như hầu hết châu Á ,châu Âu và một phần châu Mỹ sẽ lại được ngắm nhìn nguyệt thực. Đây là lần nguỵêt thực thứ nhất trong tổng số 4 lần của năm 2009. Năm nay có 4 lần nguyệt thực thì có tới 3 lần là nguyệt thực nửa tối (penumbral) và là lần nguyệt thực nửa tối sâu nhất trong số đó. Lần cuối cùng vào ngày31/12/09 là lần nhật thực có bóng tối (umbra) duy nhât trong năm, nhưng cũng chỉ là nguyệt thực một phần với độ che phủ nhỏ : 0,0763.
    Phần bóng nửa tối bắt đầu vào lúc 12h38?T46?T?T UT (19h38?T45?T?T giờ Việt Nam), đạt cực đại vào lúc 14h38?T15?T?T (21h38?T15?T?T giờ VN) và kết thúc vào lúc 16h37?T40?T?T UT (23h37?T40?T?T giờ VN). Vào thời điểm gần cực đặi, phần bóng nửa tối có thể nhìn rõ bằng mắt thường và lệch về hướng bắc của Mặt trăng. Mắt người có thể nhận biết được bóng nửa tối của Trái đất trên Mặt trăng khi độ che phủ đạt 2/3, nói cách khác, chúng ta có thể nhìn được nguyệt thực rõ rệt từ khoảng 9:00PM cho tới 10:20PM giờ Việt Nam, tuy nhiên đó là với điều kiện thời tiết đẹp, trời trong.
    Theo Nasa
    (Ảnh minh hoạ của báo Thanhniên online)
    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200907/20090209151324.aspx
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 09/02/2009
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tớ đang bị đau mắt đỏ, nhìn mặt trăng thấy cả "quầng cầu vồng ". Lúc này đã là giai đoạn cuối của nguyệt thực có thể thấy rõ góc phía trái của trăng tối hơn.
    Tối nay rất nhiều bạn hỏi tại sao không thấy gì hết, đó là vì các bạn tưởng giống như nguyệt thực một phần, lần này thì trăng chỉ hơi tối thôi
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mặt Trăng "thẹn đỏ mặt" đêm nay
    09/02/2009 17h54 (GMT+7)
    (VTC News) - Từ 21h30 đến 23h30 hôm nay (9/2), người dân Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng mặt trăng, dưới ảnh hưởng của Nguyệt thực, chuyển dần từ trắng ngà sang đỏ nhạt và thậm chí là đỏ đậm.
    Theo TS. Phan Văn Đồng, Phó Chủ tịch Hội thiên văn Việt Nam, tối nay (9/2), hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xảy ra từ 17h30 ?" 23h30 khi mặt trời ra khỏi đĩa Mặt Trăng.
    Một chu kỳ nguyệt thực. (Ảnh minh họa: wordpress.com)
    Thời gian tốt nhất để quan sát hiện tượng này kéo dài trong khoảng 2 giờ, từ 21h30 đến 23h30, khi hiện tượng này đạt tỉ lệ che phủ đến 90%.
    Quan sát nguyệt thực dễ thực hiện nhất và không đòi hỏi các thiết bị chuyên môn để đảm bảo sức khoẻ. Người quan sát chỉ cần đứng ở vị trí cao, không bị che khuất tầm mắt là đã có thể quan sát được hiện tượng thiên nhiên kì thú này.
    Ông Đồng gợi ý, trong thời gian diễn ra nguyệt thực, người quan sát có thể dùng máy ảnh chụp liên tục để phát hiện được sự chuyển dịch của mặt trời và Mặt Trăng. Theo ông dự đoán, sự chuyển dịch này sẽ bắt đầu từ hướng Đông và dần sang hướng Tây.
    Hiện tượng này sẽ kết thúc vào lúc 23h30, khi Mặt Trời ra khỏi đĩa Mặt Trăng.
    Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

    Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
    Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt.
    (Theo Wikipedia)
    Anh Lê
    ---------------------------------
    Đừng chết vì tỏ ra hiểu biết. Phen này bác Đồng bị oan khỏi rửa ^^
  7. premiro

    premiro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    1.518
    Đã được thích:
    0
    Đau mắt mo?i cô?. Kết qua? la? nguyện thực nư?a tối. Em nhi?n mafi mới thấy khoa?ng chín rươfi mặt trăng tối đi va? hơi méo tý. Cơ ma? vâfn thất vọng vi? không được như mong đợi ạ
    Du? sao cufng được ngắm va?i giây trăng đẹp. Môfi tội ru? ngươ?i ý xem nhưng cha? có gi? hơi mất điê?m
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Khoảng 10h kém 15 tớ chạy ra ngắm nguỵêt thực nửa tối. Chậc, nếu không biết trước thì chắc không nhận ra là đang có nguỵêt thực. Hơi thất vọng.
  9. anhminh3103

    anhminh3103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Sao hình thành với tốc độ nhanh kỉ lục trong thiên hà sơ sinh
    Khi các thiên hà được sinh ra, có phải những ngôi sao của chúng hình thành ở khắp nơi cùng một lần hay chỉ trong vùng trung tâm mà thôi? Những đo đạc gần đây của một nhóm quốc tế được dẫn đầu bởi các nhà khoa học từ viện thiên văn Max Planck cung cấp những bằng chứng cụ thể đầu tiên rằng những vùng hình thanh sao trong những thiên hà sơ sinh thực ra là rất nhỏ nhưng cũng rất "hiếu động", sản sinh sao với tốc độ đáng kinh ngạc.
    Những thiên hà, bao gồm cả Milk Way của chúng ta, chứa đựng hàng trăm tỉ ngôi sao. Làm thế nào mà những hệ thống thiên hà khổng lồ như thế đã hình thành? có phải một vùng trung tâm với các sao sau đó phát triển lên? Hoặc những sao này hình thành cùng một lúc trong khắp thiên hà? Một nhóm nghiên cứu quốc tế được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ viện thiên văn Max Planck đang tiến gần tới câu trả lời.
    Nhóm này đã nghiên cứu một trong những thiên hà xa nhất được biết đến, cũng được gọi là một chuẩn tinh kí hiệu J1148+5251. Ánh sáng từ thiên hà này mất khoảng 12.8 tỉ năm để đến Trái Đất; do vậy, các quan sát thiên văn về thiên hà này khi nó 12.8 tỉ năm trước, cung cấp một cái nhìn khái quát về những giai đoạn rất sớm của tiến hóa thiên hà, khoảng dưới 1 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang.
    Với dụng cụ đọ giao thoa IRAM (IRAM Interderometer), một kính thiên văn vô tuyến của Đức-Pháp-Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu có thể thu được những hình ảnh rất đặc biệt: họ thu thập những sóng ở bước hồng ngoại thoát ra bởi J1148+5251 ở tần số nhất định với các nguyên tử cacbon bị ion hóa. Những nguyên tử này là một chỉ số đáng tin cậy của trong quá trình hình thành sao.
    Những hình ảnh thu được cho thấy những chi tiết đủ để lần đầu tiên cho phép đo đạc kích cỡ của một vùng hình thành sao ở giai đoạn rất sớm. Với thông tin này, các nhà nghiên cứu có thể kết luận rằng, vào thời điểm đó, các ngôi sao hình thành trong trung tâm J1148+5251 với tốc độ nhanh kỉ lục - sự hình thành sao có thể mâu thuẫn với những định luật vật lí.
    "Tốc độ hình thành sao của thiên hà này thật đáng kinh ngạc", theo lời tác giả chính của bài báo, Fabian Walter của viện Max Planck. "Mỗi năm, vùng trung tâm của thiên hà này sản sinh sao mới với khối lượng của một ngàn Mặt Trời cộng lại". Trái lại, tốc độ hình thành sao trong thiên hà chúng ta khoảng gần khối lượng của Mặt Trời mỗi năm.
    Gần đến giới hạn vật lí
    Những thiên hà trẻ có thể sản sinh lượng sao mới rất lớn, nhưng nhìn chung hoạt động này chỉ là một phần. Không biết được kích thước của vùng hình thành sao, chúng ta không thể so sánh sự hình thành sao trong những thiên hà này với những mẫu lí thuyết, hoặc với những vùng hình thành sao trong thiên hà chúng ta.
    Với đường kính gần 4 nghìn năm ánh sáng (đường kính của Milk Way khoảng 100 nghìn năm ánh sáng), nhân hình thành sao của J1148+5251 đặc biệt có năng suất. Trên thực tế, nó gần chạm đên những giới hạn của những định luật vật lí. Các ngôi sao được hình thành khi những đám mây khí và bụi trong vũ trụ bị sụp đổ dưới trong lượng của chúng. Khi những đám bụi sụp đổ, nhiệt độ tăng lên và áp suất bên trong bắt đầu hình thành. Khi áp lực này đạt đến một mức độ nhất định, quá trình sụp đổ dùng lại và không có sao nào được hình thành thêm. Kết quả là một giới hạn lớn nhất cho số lượng sao có thể hình thành trong một khoảng không gian có sẵn trong một thời gian nhất định.
    [​IMG]
    Tốc độ hình thành sao của vùng Orion-KL trong tinh vân Orion có thể được so sánh với vùng trung tâm của J1148+5251 những ở khoảng không gian nhỏ hơn nhiều. (NASA, ESA, Robberto, nhóm dự án Orion Treasury)
    Đáng ngạc nhiên là nhân hình thành sao của J1148+5251 gần như đạt được giới hạn này. Mức cao nhất của hoạt động có thể được tìm thấy trong một số phần của thiên hà chúng ta, nhưng chỉ trên phạm vi nhỏ hơn nhiều. Ví dụ, phần trung tâm của tinh vân Orion (hình) vừa hoạt động mạnh ngay lúc chúng tôi quan sát. Fibian Walter cho hay: "Những trong J1148+5251, chúng tôi đang quan sát một lượng bằng một trăm triệu vùng nhỏ hơn như thế này cộng lại". Những quan sát ban đầu của những thiên hà khác nhau chỉ ra rằng giới hạn cao nhất chỉ bằng một phần mười giới hạn cao nhất được quan sát trong J1148+5251.
    Sự phát triển bên trong
    Vùng hình thành sao đặc chắc của J1148+5251 cung cấp một lượng dư liệu rất thú vị cho các nhà nghiên cứu sự tiến hóa của các sao trẻ. Các thiên hà hình thành từ bên trong: trong những giai đoạn đầu hình thành, có một vùng nhân nơi các sao hình thành rất nhanh. Có lẽ, những vùng nhân như vậy lớn lên theo thời gian, chủ yếu là kêt quả của những va chạm và hợp nhất giữa các thiên hà. Điều này dẫn đến những thiên hà trưởng thành với số lượng sao cực lớn.
    Điểm quan trọng của những kết quả này là một sự đo đạc mới: hình ảnh đầu tiên của nhân một chuẩn tinh cực xa, cho thấy đường kính của vùng này một cách rõ ràng. Đo đạc này quả là một thách thứ lơn. Ở một khoảng cách khoảng 13 tỉ năm ánh sáng, vùng hình thành sao này với đường kính 4 nghìn năm ánh sáng, có đường kính góc là 0.27 giây đường cung - kích thước của một đồng xu euro, được quan sát ở một khoảng cách khoảng 18 kilomet.
    Một sự cản trở là những quan sát này dựa trên bước sóng điện từ với một bước sóng tiêu biểu, kết hợp với những nguyên tử cacbon bị ion hóa. Tại bước sóng này, những vùng hình thành sao của J1148+5251 sáng hơn ngay cả nhân của chuẩn tinh này. Do vũ trụ đang giãn nở, tia bức xạ được chuyển thành những bước sóng dài hơn khi nó đến Trái Đất (hiện tượng này gọi là cosmological redshift). Bức xạ này đến Trái Đất dưới dạng sóng radio với bước sóng khoảng 1 milimet. Nhưng, bởi vì đặc điểm thông thường của sóng, khó hơn một ngàn lần để phân tích những chi tiết tỉ mỉ tại bước sóng 1 milimet so với bước sóng nhìn thấy.
    Những quan sát tại bước sóng yêu cầu và mức độ chi tiết chỉ mới trở thành hiện thực từ năm 2006, nhờ vào một dụng cụ giao thoa tiên tiến IRAM, một kính thiên văn vô tuyến ghép ở Plateau de Bure (trên dãy An-pơ của Pháp).
    Những kính viễn vọng của tương lai
    Việc sử dụng những bức xạ tiêu biểu của các ion cacbon để phát hiện và thiết lập hình ảnh của những vùng hình thành sao của những vật thể cực kì xa đã được đề nghị một vài lần trước đây. Một phần lơn của các chương trình quan sát cho ALMA, một kính thiên văn vô tuyến ghép hiện tại đang được xây dựng ỏ Bắc Chile, dựa vào phương thức quan sát này. Nhưng, cho đến những đo đạc của Fabian Walter và đồng nghiệp, kĩ thuật này vẫn chưa được chứng minh trong thực tiễn. Theo lời Walter: "Những giai đoạn đầu của tiến hóa thiên hà, khoảng 1 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang, sẽ là mảng nghiên cứu chính trong những năm sắp tới. Những đo đạc của chúng tôi mở ra cánh của mới cho những vùng hình thành sao của những thiên hà rất trẻ".
    07/02/2009
    (Theo Sciencedaily.com)

    http://www.sciencedaily.com/releases/2009/02/090205101119.htm
    Anh Minh - PAC.News
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên có sự va chạm giữa hai vệ tinh kích thước lớn trên quỹ đạo​
    16h55 GMT ngày thứ ba 10/02/2009, tại độ cao khoảng 790 km phía trên bầu trời bắc Siberia, 2 vệ tinh Cosmos-2251 của Nga và Iridium-33 của Hoa Kỳ đã đâm vào nhau. Va chạm đã khiến cho cả 2 vệ tinh này bị phá huỷ. Đây đều là các vệ tinh viễn thông với kích thước lớn (Cosmos-2251 nặng khoảng 900 kg, Iridium-33 nặng khoảng 700 kg). Tuy nhiên, Cosmos-2251 đã ngừng hoạt động, còn Iridium-33 vẫn đang trong quá trình sử dụng (có tổng cộng 66 vệ tinh Iridium đã đựơc triển khai lên quỹ đạo).
    Theo các nguồn tin khác nhau, vụ va chạm được cho là đã sinh ra trong khoảng từ 300 đến 600 mảnh vụn. Đây được coi là lần đầu tiên 2 vệ tinh kích thước lớn va chạm với nhau trên qũy đạo.
    [​IMG]
    Vệ tinh Iridium hoạt động trên quỹ đạo (ảnh minh hoạ)​
    Một số link tham khảo:
    http://www.stratfor.com/analysis/20090211_u_s_russia
    http://www.spaceweather.com/
    http://www.nytimes.com/2009/02/12/science/space/12satellite.html?_r=1&ref=space
    http://spaceflightnow.com/news/n0902/11iridium/
    http://nssdc.gsfc.nasa.gov/nmc/masterCatalog.do?sc=1993-036A
    http://www.iridium.ru/engindex.htm
    http://en.wikipedia.org/wiki/Iridium_33
    http://en.wikipedia.org/wiki/Kosmos-2251
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 12/02/2009

Chia sẻ trang này