1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHÀ KHOA HỌC CHO RẰNG CẦN PHẢI GIỮ SAO HỎA Ở DẠNG SƠ NGUYÊN
    Hai tầu đổ bộ mang tên Viking đi tới sao Hỏa vào những năm 70 của thế kỷ trước đã được tiệt trùng bằng nhiệt để tránh mang tới hành tinh Đỏ những vi khuẩn từ Trái đất. Kể từ đó, các biện pháp tiệt trùng đã được thực hiện một cách lỏng lẻo với lý do điều kiện sống ở trên sao Hỏa được coi là cực kỳ khắc nghiệt sẽ không để các vi sinh vật này sống sót.
    Nhưng trong một bài báo đăng trên tạp chí Science (Khoa học) vào tuần này, Christopher Mc Kay thuộc viện Nghiên cứu Ames của NASA đã lên tiếng kêu gọi cần phải có những biện pháp phòng ngừa chặt chẽ hơn.
    Nếu như sự sống được tìm thấy tồn tại trên sao Hỏa, người ta có thể sẽ phải băn khoăn với một câu hỏi:?Liệu sự sống đó có liên hệ với Trái đất (đã có một thuyết cho rằng cuộc sống có thể đã được chuyển từ sao Hỏa tới Trái đất, hoặc ngược lại nhờ một tảng thiên thạch), hoặc đó là kết quả của thế hệ thứ 2 (do con người mang lên).
    McKay nói:? Sự ô nhiễm chỉ với một con vi khuẩn Trái đất cũng có thể là một vấn đề nghiêm trọng trong các quy luật về môi trường (sống)?.
    Bởi vậy, trong tương lai, bất kỳ một cuộc thám hiểm nào lên các hành tinh khác đều phải được ?othuận nghịch về mặt sinh học? sao cho bất kỳ một tên vi trùng nào ?oquá giang? được từ Trái đất đều phải được loại bỏ. McKay chỉ ra rằng, bất kỳ những vi sinh vật nào đi nhờ được tới sao Hỏa đều bị giết trong vài phút dưới bức xạ tự nhiên của Mặt trời bởi vì bầu khí quyển của sao Hỏa rất mỏng và hành tinh này cũng không có một từ trường mạnh như Trái đất, những vũ khí giúp bảo vệ sự sống trên hành tinh Xanh. Nhưng những vi sinh vật không bị phơi nắng trên sao Hỏa, về mặt lý thuyết có thể sống sót lâu dài ở trạng thái ngủ đông.
    Theo McKay, với những tầu đã đổ bộ lên sao Hỏa, quá trình tiệt trùng tiếp theo có nghĩa là thu hồi các bộ phận của các con tầu và phơi sáng mọi vị trí có thể đã bị nhiễm dưới chum tia nắng đầy những tia tử ngoại có tính chất diệt khuẩn cao ở trên sao Hỏa.
    Còn với những cuộc thám hiểm không người lái hoặc có người lái trong tương lai lên sao Hỏa nhằm tạo những căn cứ dưới hang sâu, nơi đất đá có ngậm nước, thì bất kỳ một bộ phận nào của các chuyến bay lên sao Hỏa cũng sẽ phải đựơc tiệt trùng một cách triệt để.
    Theo Space.com
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐI TÌM NĂM HÀNH TINH ?~CỔ ĐẠI?T
    Tháng này, chúng ta có một cơ hội để có thể nhìn được 5 hành tinh mà con người đã biết từ thời cổ đại bởi vì cả 5 hành tinh này đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng chú ý rằng không phải ta có thể nhìn thấy toàn bộ các hành tinh này cùng một lúc. Hai trong số năm hành tinh này có thể nhìn rõ vào lúc chập tối, ba hành tinh còn lại quần tụ bên nhau vào lúc hừng đông. Các hành tinh đi ngang qua bầu trời và có độ sáng thay đổi phụ thuộc vào vị trí tương đối của chúng so với Mặt trời và Trái đất. Các hành tinh còn lại là sao Thiên vương và sao Hải vương thì có thể nói là không thể nhìn thấy bằng mắt thường do chúng ở quá xa Trái đất thân yêu của chúng ta.
    Ngọn đèn trong đêm
    Nếu bạn có một ước vọng muốn nhìn một hành tinh nào đó rực sáng đến mức làm bạn nín thở thì thời điểm này chính là hợp lý nhất và câu trả lời là đó chính là sao Kim. Hiện tại, hành tinh chị em với Trái đất này đang treo như một ngọn đèn cao áp (nhìn từ xa) khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Sao Kim sáng tới mức bạn có thể nhận ra ngay lập tức thậm chí trước cả khi Mặt trời lặn. Đây cũng là thời điểm tốt nếu bạn muốn ngắm sao Kim bằng một ống kính thiên văn và hình dạng của sao Kim lúc này như một mảnh trăng lưỡi liềm. Vào thời gian này, sao Kim còn được gọi là sao Hôm, và sau khi đổi pha, sao Kim sẽ mọc vào buổi sáng sớm và tới khi đó, hành tinh này còn được gọi là sao Mai.
    Vào ngày 27/2 tới đây, chúng ta sẽ được xem sao Kim tụ hội cùng với Mặt trăng lưỡi liềm. Cặp đôi ?~lưỡi liềm?T này sẽ đồng hành cùng nhau chạng vạng cho tới khi lặn hẳn. Sao Kim sẽ nằm cách Mặt trăng lưỡi liềm mỏng (trăng mồng 3) chỉ có 1,5 độ về phía phải. Các bạn nhớ đừng để bỏ lỡ cơ hội này nhé.
    ?oChúa tể của những chiếc nhẫn?
    Chúng ta không định đề cập tới bộ phim nổi tiếng có nhan đề ?oChúa tể của những chiếc nhẫn? mà là là đang kể chuyện về một hành tinh lớn trong hệ Mặt trời: Satturn hay sao Thổ. Tuần này, Satturn sẽ xuất hiện từ hướng đông khoảng chừng 22 độ cách đường chân trời khi Mặt trời lặn. Nhưng trong thời gian sao Thổ đạt vị trí xung đối (phía đối diện với Mặt trời qua Trái đất) vào ngày 10/3/09 thì sao Thổ sẽ lên cao trên cả mặt trăng rằm.
    Với độ sáng thay đổi từ +0,7 tới +0,5 cấp sao, Satturn có độ sáng gấp đôi ngôi sao màu xanh nhạt Regulus, một ngôi sao sáng nhất trong chòm Leo (Sư tử). Với ánh sáng tỏa ra mầu vàng nhạt, dịu, Satturn nằm cách xa phía dưới Regulus trong suốt buổi tối.
    Nếu bạn sở hữu một ống kính thiên văn với độ phóng đại khoảng 30x, bạn có thể nhìn thấy được những chiếc vòng nổi tiếng của sao Thổ. Tại thời điểm này, các vành đai này trông như một đường kẻ ngang qua hình đĩa tròn của hành tinh khí khổng lồ này. Lý do là hiện tại cho tới cuối tháng, hệ thống vành đai sao Thổ chỉ nghiêng có 2,3 độ so với hướng nhìn từ Trái đất. Nhưng như vậy đã là may mắn lắm rồi bởi vì sau đó, các vòng nhẫn này lại tiếp tục ?~khép lại?T hay chính xác hơn là mặt phẳng của chúng trùng với hướng nhìn và cho tới hết mùa Xuân. Và tới lúc đó, kể cả những kính thiên văn cỡ lớn cũng không thể phát hiện ra hệ thống vành đai nổi tiếng của Thổ tinh.
    Một cuộc tụ hội tay ba
    Ba hành tinh còn lại có thể nhìn được vào lúc sáng sớm là sao Mộc, sao Hỏa và sao Thủy, trong đó sao Mộc và sao Thổ sẽ xuất hiện vào cuối tháng này và để xem được chúng cũng không phải dễ dàng.
    Sao Mộc vừa ở đúng vị trí giao hội với Mặt trời (đối diện với Trái đất khi Mặt trời ở giữa) ngày 24/1 vừa qua và vào tuần cuối cùng của tháng 2, chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy được hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời này và từ thời điểm đó, sao Mộc càng ngày càng dễ thấy hơn. Phía bên phải của sao Mộc và ở vị trí cao hơn là sao Thủy, một hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời, và vì vây, mặc dầu sao Thuỷ ở rất gần Mặt trời, độ sáng của nó cũng không thể so được với sao Mộc. Để dễ dàng quan sát hai hành tinh này hơn, ta có thể mang theo một ống nhòm và nhớ răng, hai hành tinh này chỉ xuất hiện phía trên đường chân trời phía đông chỉ có 30 ?" 35 phút trước khi Mặt trời mọc.
    Các bạn cũng có thể dựa vào mảnh trăng lưỡi liềm cuối tháng để tìm ra vị trí của hai hành tinh Mercury và Jupiter. Vào ngày 22/2, trăng lưỡi liềm cuối tháng nằm rất sát đường chân trời, sau khi tìm được Mặt trăng, các bạn có thể dò ra vị trí của sao Thuỷ và sao Mộc ở cách ông trăng khoảng 5 ?" 6 độ về phía bên trái và hơi thấp hơn một chút.
    Vào ngày 24/2, hai hành tinh có vị trí gần nhau nhất với khoảng cách chỉ là 0,7 độ, khoảng hơn bề rộng đĩa trăng một chút (0,5 độ).
    Hành tinh cuối cùng, sao Hỏa có vẻ khó khăn nhất trong việc định vị. Với độ sáng là +1,3 cấp sao nhưng lại xuất hiện rất gần bình minh nên với những ngưòi ở vĩ độ trung bình bắc thì thật là khó khăn để có thể xem bằng mắt thường. Tuy nhiên vào những ngày 16, 17 và 18/2, sao Hỏa và sao Mộc chỉ cách nhau chưa tới 1 độ, bởi vậy, một khi đã tìm ra sao Mộc, bạn có thể dò ra vị trí của sao Hỏa (xem hình).
    Và như vậy vào buổi sáng, nếu điều kiện thời tiết tốt, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy được cả 3 hành tinh Thuỷ, Mộc và Hỏa. Và như vậy, tính cả 2 hành tinh nhìn được vào lúc chập tối, chúng ta có thể theo dõi được cả 5 hành tinh Kim, Mộc, Thủy Hỏa Thổ chỉ trong một ngày
    Theo Space.com
    .
    Ngay trước lúc bình minh ngày 22/2/09, sao Mộc và sao Thuỷ có thể
    nhìn thấy khá dễ dàng với việc dùng Mặt trăng làm điểm định vị. Sao
    Hỏa cũng được định vị từ sao Mộc và có lẽ bạn phải cần tới một ống nhòm
    ( Cre*** : Starry Night software)
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BÍ ẨN ĐẰNG SAU NHỮNG ?~ĐĨA BAY?T CÓ THỰC
    Liệu lòng tin rộng rãi của công chúng về nguồn gốc của các đĩa bay (UFO) là các tầu vũ trụ của người ngoài hành tinh lại là một âm mưu không chủ định của chính con người trên Trái đất ? Một âm mưu tạo ra các đĩa bay thực thụ để nhằm thu phục lòng tin của con người về sự tồn tại của chúng.
    Mới đây, nhà sử học Jack Hagerity và tác giả bài viết- Jon Rogers có thể đã khám phá ra một điều gì đó trong cuốn sách mới nhất của họ, cuốn ?o Phi đội đĩa bay? (NXB Apogee Books 2008). Các tác giả đã phát hiện ra những âm mưu kiếm tiền từ những tin tức, sự kiện của một số các tập đoàn giải trí lớn, có lẽ là cả một ngành công nghiệp bằng cách cổ suý cho cái thuyết rất gây ấn tượng, nhưng lại chưa được minh chứng (UFO) bằng tất cả những khả năng thuyết phục của họ. Do đó, họ (những đại công ty trong ngành giải trí) đã thực sự trở thành những kẻ đồng mưu trong một cái gọi là ?oSự lừa dối vĩ đại nhất? của thế kỷ 20. Đó là một hiện tượng mà cho tới ngày nay, do xẩy ra đã quá lâu nên nó trở thành một thực tế không thể tranh cãi.
    Sự việc đã xẩy ra như thế nào? Để bắt đầu câu chuyện, chúng ta cần phân tích môi trường xã hội mà từ đó nẩy sinh ?omối lo sợ về đĩa bay? ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Tiếp đó chúng tôi sẽ chỉ ra làm thế nào mà con người ở thời đại công nghiệp lại hay tin vào những chuyện như vậy, nhanh chóng xuất bản sách, in báo, lên phim ảnh, các môn nghệ thuật, các chương trình TV. Tất cả hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng đó đã đồng loạt đưa tin tuyên truyền về sự tồn tại của UFO : những nguồn sáng con người nhìn thấy vào ban đêm chính là hình ảnh về những con tầu vũ trụ của người ngoài hành tinh.
    Các tác giả đã cho thấy rằng ?o Đó, bởi vì một môi trường xã hội chịu áp lực về chính trị, những Đĩa bay đã làm thay đổi thế giới. Rồi tiếp đó, những nhà làm phim lớn đã nhầy vào để chuyển tải những thông điệp dưới dạng hình ảnh hòng đưa những ám ảnh về UFO ra công chúng một cách rộng rãi hơn.
    Phần trọng tâm của cuốn sách, các tác giả đã khảo sát chi tiết các bộ phim về đề tài UFO nổi tiếng như ?o Vật Thể?, ?o Ngày mà Trái đất đứng yên?, ?o Chiến tranh giữa các Hành tinh?, ?o Hòn đảo Trái đất?, ?o Hành tinh được tha thứ?, ?o Trái đất chống lại Đĩa bay?, các chương trình TV như :?Đi lạc trong Vũ trụ?, ?o Những kẻ Xâm chiếm?. Những chương trình quảng cáo và các tiêu đề báo chí để chứa đựng những hình đĩa bay thực sự mà do con người sáng tạo ra để tạo niềm tin cho mọi người vào một vấn đề đang còn gây tranh cãi. Các tác giả đã giải thich trong cuốn sách rằng :? Nhiệm vụ chính của chúng tôi ở đây là (làm bộc lộ) một số yếu tố mới về những đĩa bay có thực ..?. Và họ (các tác giả) đã làm được, ngoài ra, còn nhiều thực tế khác đã được phát hiện, ví dụ như:
    Ban đầu, các đĩa bay được con người tạo ra, phát triển và ... bay. Thật trớ trêu là những dụng cụ bay sơ khai này lại bị đánh cắp ngay cái tên của chúng bởi những thứ có trong tưởng tượng.
    Hagerty cũng đã bộc lộ câu chuyện bị giấu kín lâu nay về chúa Jesu bị đóng đinh vào cây thập ác trong bộ phim ?o Ngày mà Trái đất đứng yên? và đã quan sát thấy rằng bộ phim ?o Chiến tranh giữa các hành tinh? thực sự đã cố bám vào quan niệm xã hội của chúng ta là một cuộc chiến như vậy sẽ phải xẩy ra trong khoảng 100 năm nữa. ?o Những phát hiện trên hé mở những thông điệp bị giấu kín trong xã hội hiện tại của chúng ta?.
    Theo cách trình bày trên, cuốn ?oPhi đội Đĩa bay? chứa đựng nhiều chi tiết hấp dẫn và đưa ra những lời giải thích khác nhau về những chiếc đĩa bay (thật) xuất xứ từ đâu, tại sao chúng có ở đây vv...
    Đúng như các tác giả đã nhận định từ đầu cuốn sách, ?o Chúng tôi muốn đưa cho các độc giả một sự đánh giá mới về những nỗ lực to lớn của chính con người nhằm tạo ra một đợt sóng về những đĩa bay trên các phương tiện thông tin đại chúng?.
    Theo Space.com
    Trang bìa cuốn " PHI ĐỘI ĐĨA BAY" của J.Hagerty và J. Rogers do NXB Apogee Books ấn hành năm 2008
    Đây có vẻ như là lời giới thiệu của một cuốn sách. Tuy nhiên cuốn này có lẽ đáng xem bởi vì các tác giả đã cung cấp cho bạn đọc những cách nhìn mới về UFO - một đề tài gây tranh cãi chưa có điểm kết thúc. Hy vọng cuốn sách sớm đựơc dịch và phát hành ở Việt Nam - ND.
  4. HelloBarca

    HelloBarca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    67
    [​IMG]
    Vụ nổ tia gamma khủng khiếp
    Kính thiên văn Fermi của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện được một vụ nổ kinh hoàng trong không gian, vốn được giới khoa học gia đánh giá là vụ nổ tia gamma lớn nhất từ trước đến nay.
    Vụ nổ trên, xảy ra từ chòm sao Thuyền Để, sản sinh các tia năng lượng mạnh gấp 3.000 đến hơn 5 tỉ lần so với ánh sáng có thể nhìn thấy được. Theo hãng tin AFP, Viện Vật lý học thiên thể Max Planck (Đức) cho rằng vụ nổ xuất hiện cách đây 12,2 tỉ năm ánh sáng, một khoảng cách gần như vô hạn nếu so sánh với thời gian 8 phút để ánh sáng đi từ mặt trời đến trái đất và 12 giờ từ mặt trời đến Diêm vương tinh.
    Đây cũng là vụ nổ mạnh hơn 9.000 vụ nổ sao băng, là những vụ nổ chết chóc chấm dứt sự tồn tại của một ngôi sao. Vụ nổ tia gamma, được cho là lớn nhất kể từ sự kiện Big Bang, xảy ra khi các ngôi sao đốt hết nhiên liệu hạt nhân và sụp đổ. Trong những vụ nổ tia gamma ngắn (dưới 2 giây), các ngôi sao chỉ phát nổ và hình thành siêu tân tinh, nhưng trong các vụ nổ dài (lâu hơn 2 giây), lõi của ngôi sao sụp đổ và hình thành nên hố đen, mồ chôn của mọi loại vật chất trong vũ trụ.
    Ngồn: Vitinfo
    Được HelloBarca sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 23/02/2009
  5. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Mấy cái vàng vàng ?
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Vàng 1: năng lượng của bức xạ tỷ lệ nghịch với bước sóng, tia gamma có bước sóng rất ngắn ==> năng lượng cao hơn nhiều so với ánh sáng khả kiến. Tia gamma từ các vụ nổ vũ trụ thì càng có năng lượng cao hơn nữa.
    Vàng 2 : pó tay pó chân . Họ nhầm với nổ supernova hay còn gọi là nổ siêu tân tinh..
    Báo TNO cũng có 1 bài y hệt và cũng vướng vàng 2.
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200908/20090221222244.aspx
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BẠN BIẾT GÌ VỀ NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA GALILEO ĐỐI VỚI THIÊN VĂN HỌC?
    Điều gì đã làm cho Galileo từ 400 năm trước đây đã tin rằng Trái đất bay xung quanh Mặt trời chứ không phải ngược lại? Làm thế nào mà một người chỉ có trong tay một ống kính viễn vọng nhỏ chỉ ó 2 inch (5cm) lại có thể đưa ra một phát kiến vĩ đại nhường đấy?
    Để đánh dấu sự bắt đầu cho việc kỷ niệm Năm Thiên văn Quốc tế 2009 (IYA 2009) tại Anh, Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia (RAS), Viện Vật lý (IOP) và Ủy ban Khoa học và Kỹ thụât (STFC) đã cùng tiến hành một cuộc khảo sát thăm dò ý kiến trong công chúng Anh về nhà bác học Galileo. Câu hỏi của cuộc điều tra là: ?oBạn biết gì về những việc Gallieo đã làm?. Câu trả lời thật là bất ngờ, hầu hết mọi người đều ...không biết !.
    Trong lĩnh vực thăm dò, thám hiểm, Marco Polo được biết tới như một người đã tìm đường sang Trung Quốc, Columbus được vinh danh như một người đã tìm ra châu Mỹ. Về mặt khoa học, Newton được nhớ tới về thí nghiệm ?~quả táo rơi?T để khẳng định sự hiện diện của lực trọng trường, và Anhxtanh đã quá nổi tiếng với thuyết tương đối của mình. Nhưng những việc và Galileo đã làm đề đưa ra một cuộc cách mạng nhận thức về ngay vị trí của chúng ta trong vũ trụ thì quả là ít người biết tới.
    Giáo sư Andy Fabian, chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia (UK) nói ?o Khi người Anh bắt đầu tổ chức một cuộc kỷ niệm dài một năm trời về Thiên văn, chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng to lớn của những quan sát thiên văn của Galileo thời kỳ đầu. Các nhà thiên văn học ngày nay đã được thừa hưởng di sản 400 năm kể từ những quan sát đầu tiên của ông?.
    Các kết quả của cuộc thăm dò dư luận đã được công bố hôm thứ Tư (18/2), ngày bắt đầu Năm Quốc tế Thiên văn tại Đài quan sát Greenwich, London. Hàng trăm người đã có mặt để cùng nhau kỷ niệm và đề cao tầm quan trọng và những điều kỳ diệu mà Thiên văn học hiện đại đã mang lại cho con người.
    Các kết quả cho thấy rằng, gần 1/3 số người được hỏi ở Anh lại liên tưởng cái tên Galileo tới một loại rưọu vang, một kiểu mốt gì đó (vì ông là một người Italia), hay tên của một con tầu nổi tiếng trước khi nhớ ra rằng ông là một nhà thiên văn học. Cũng thật đáng quan tâm là gần 3/4 số ngườì được hỏi đã gắn cái tên Galileo với những phát kiến nổi tiếng như việc tìm ra Neptune hay hố đen ở trung tâm dải Ngân hà, hay đơn giản họ không biết Galileo đã phát kiến ra cái gì mà đáng nhẽ câu trả lời phải là 4 vệ tinh lớn cúa sao Mộc.
    Giáo sư Ian Robson, Chủ tịch Chương trình Năm Thiên văn Quốc tế 2009 của Anh nói: ?oNước Anh đang tiến hành những bước tiến lớn, áp dụng những kết quả của các nhà khoa học nhằm đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia trong tương lai, và mọi người đều hiểu rất rõ rằng ngành Thiên văn học đang tiếp tục cuốn hút và kích thích những bộ óc của giới trẻ và giúp họ quan tâm hơn tới khoa học nói chung. Trong mục đích công bố kết quả của cuộc điều tra này, chúng tôi không nhằm đổ lỗi cho ai mà chỉ mong muốn nhắc nhở người dân Anh rằng đấy, một con người vĩ đại với một ống kính thiên văn cổ lỗ đã làm thay đổi thế giới và tiêp tục khuyến khích nhiều người khác nữa cùng ngắm nhìn và khám phá bầu trời đêm tuyệt đẹp?.
    Đó là vào năm 1609, đúng 400 năm trước đây, Galileo đã quan sát các mặt trăng của sao Mộc, mà giờ đây chúng ta vẫn thường gọi các vệ tinh lớn này là các Mặt trăng Galileo. Quan sát của ông đã dấy lên nhưng cuộc tranh luận thời bấy giờ bởi vì điều đó chứng tỏ Trái đất của chúng ta không phải là trung tâm duy nhất của các chuyển động trong vũ trụ. Chẳng phải các mặt trăng Galileo vẫn đang quay xung quanh sao Mộc, một trang tâm khác đó sao?. Quan sát của ông cũng củng cố luôn quan điểm rằng Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời, một quan điểm dị giáo thời bấy giờ mà cuối cùng vì nó mà Galileo đã phải bị giam trong nhà ngục của giáo hội.
    Theo Astronomy.com
  8. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Sao chổi phun độc tiến sát trái đất
    Hôm nay, sao chổi hai đuôi màu xanh phun khí độc mang tên Lulin tiến đến vị trí gần trái đất nhất, với khoảng cách khoảng 60 triệu km tương đương 160 lần từ trái đất tới mặt trăng.
    > Sao chổi Lulin tiến về trái đất
    [​IMG]

    Sao chổi Lulin. Ảnh: NASA.
    .Với khoảng cách trên, tại hầu hết cả điểm ở Bán cầu bắc có thể quan sát thấy sao chổi Lulin bằng mắt thường từ những nơi có bóng tối trong những ngày tới. Sau đó Lulin sẽ biến mất dần khỏi tầm nhìn của chúng ta vào giữa tháng 3.
    Sao chổi Lulin có màu xanh lục trong các bức ảnh chụp bằng kính viễn vọng do bụi khí thoát ra từ sao chổi này chứa cyanogen (một loại khí độc) và carbon hai nguyên tử. Cả hai chất này phát ra ánh sáng màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
    Các nhà khoa học đang sử dụng vệ tinh Swift của NASA để theo dõi và nghiên cứu Lulin khi nó tiếp cận trái đất. Các số liệu từ vệ tinh cho thấy, cứ 15 phút sao chổi này làm thoát ra lượng nước đủ để đổ đầy một bể bơi tiêu chuẩn Olympic, do mặt trời hun nóng làm bốc hơn lớp vật chất bên ngoài của nó.
    Lulin được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7/2007 bởi Quanzhi Ye, một sinh viên khí tượng thủy văn người Trung Quốc. Anh chụp được bức ảnh về nó tại đài thiên văn Lulin ở Đài Loan, do đó Quanzhi gọi sao chổi này theo tên của đài thiên văn.
    Cho em hỏi :
    Vàng 1 : hình như mọi sao chổi đều phun chất độc chứ không riêng Lulin?
    Vàng 2: là thấy được vào ban ngày (ở trong bóng râm)?
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    @ Vasiitran:
    Vàng 1: đúng là hầu hết các sao chổi đều ''phun độc'' , đó là thành phần khí gốc cyanuagen (CN:), nhưng sao chổi Lulin có vẻ ''phun nhiều'' hơn, đó là lý do nó có mầu xanh đặc trưng.
    Vàng2 : Cách dùng từ thôi, theo tôi chưa tới mức phải cho ''thuốc''.
    Nói chung sao chổi Lulin thuộc vào loại '' không có gì phải ầm ĩ '' bởi vì với cấp sao +5 tới + 6 thì hầu như ta phải dùng ống nhòm mới có thể theo dõi được, và như vậy chủ yếu sao chổi này là để dành cho giới chuyên môn.
    Với giới chuyên môn thì Lulin có một số điểm của sao chổi này làm họ quan tâm:

    * Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng sao chổi này ghé thăm khu vực ''nội cung'' của hệ Mặt trời
    * Vì là lần đầu tiên, nên có thể có một sự bùng phát bất ngờ bời vì những băng, đá, khí nó giữ trong ''người'' thuộc loại chưa được sử dụng, ít nhất là đối với hệ Mặt trời (ta cũng mong có một sự bùng phát như vậy, và hãy chờ từ giờ khoàng giữa tháng 3 trước khi sao chổi này bay vào khoảng không bao la).
    * Sao chổi Lulin hầu như nằm trong mặt phẳng Hoàng đạo, nhưng lại bay ngựơc chiều với các hành tinh, do đó vận tốc góc của nó khi nhìn từ Trái đất sẽ khá lớn. Lúc đạt cực đại, bằng kính thiên văn, ta có thể phát hiện sự di chuyển của nó trên nền sao.
    Vị trí của Lulin hôm 24/2 theo NASA/JPL
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Sao chổi Lulin hầu như nằm trong mặt phẳng Hoàng đạo, nhưng lại bay ngựơc chiều với các hành tinh, do đó vận tốc góc của nó khi nhìn từ Trái đất sẽ khá lớn. Lúc đạt cực đại, bằng kính thiên văn, ta có thể phát hiện sự di chuyển của nó trên nền sao.[/QUOTE]
    Sự di chuyển này rất đáng kể, cho nên các bức ảnh mà ta thấy trên web sao chổi màu xanh có đuôi đứng yên giữa các sao đều là ảnh ghép lại từ ảnh sao chổi sau khi đã sử lý (chồng ảnh , tăng cường sáng, tách nhiễu...) và một ảnh chụp nền sao.
    Tối tôi sẽ post ảnh bọn tôi chụp sao chổi theo thời gian để mọi người thấy tốc độ đi chuyển của nó.
    Kính thiên văn Orion SkyPro 6in mà bọn tôi dùng để chụp ảnh mặc dù chân đế rất chắc chắn nhưng vẫn không đủ ổn định với các rung động do gió nên không thể align sao chổi trên các ảnh lại được để ghép chồng. Chụp khoảng 20 tấm nhưng hầu hết là hỏng cả vì bị rung. Nghĩ đến lại thấy tiếc cho cái đài thiên văn ở ĐHSP HN vì nó có cả bộ phận chống rung ^^. Có thì lại không dùng, muốn dùng thì lại không có, Việt Nam ta là vậy
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 15:51 ngày 26/02/2009

Chia sẻ trang này