1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nhà em trọ ngay gần ĐH Sư phạm. Rõ chán! Thậm chí còn không biết cái đài thiên văn đó đặt ở đâu và hoạt động vào lúc nào kia!
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Orbiting Carbon Observatory gặp thất bại khi phóng ​
    Tháng 2 năm 2009 đúng là « tháng hạn » đối với các vệ tinh nhân tạo. 2 tuần sau vụ Iridium-33 và Cosmos-2251 đâm nhau (ngày 10/02), đến lượt NASA chịu thiệt hại khi quá trình phóng vệ tinh theo dõi khí carbonic trong bầu khí quyển OCO (Orbiting Carbon Observatory) gặp thất bại.
    OCO được phóng lên không gian vào lúc 9h55 UTC ngày 24/02/2009 bằng tên lửa đẩy 4 tầng Taurus-XL. Thông thường, các vệ tinh sẽ được bao trong một lớp vỏ bảo vệ (payload fairing) để tránh cho chúng bị phá huỷ bởi nhiệt sinh ra khi tên lửa đẩy ma sát với bầu khí quyển trong giai đoạn đầu của quá trình phóng. Lớp vỏ bảo vệ này sẽ tách ra khi tên lửa đã mang vệ tinh lên độ cao an toàn (khi ma sát với bầu khí quyển đã trở nên không đáng kể). Đối với OCO, theo dự kiến lớp vỏ bảo vệ sẽ tách ra chỉ một vài giây sau khi tầng thứ 2 của tên lửa đẩy hoạt động. Tuy nhiên, quá trình tách đã không được thực hiện thành công khiến cho tổng khối lượng tầng thứ 3 phải đẩy là lớn hơn dự kiến và do đó OCO đã không được đưa lên độ cao cần thiết. OCO đâm xuống vùng biển gần Nam Cực, chỉ 17 phút sau khi phóng.
    Thất bại này khiến cho NASA thiệt hại tổng cộng 270 triệu USD.
    [​IMG]
    Ảnh: OCO rời bệ phóng (phần phình ra phía trên của tên lửa là vệ tinh được bọc trong lớp vỏ bảo vệ)​
    ====
    Một số link tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/Orbiting_Carbon_Observatory
    http://news.nationalgeographic.com/news/2009/02/090224-nasa-satellite-crash.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 03:25 ngày 01/03/2009
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG BÍ ẨN CHƯA CÓ LỜI GIẢI VỀ NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
    Thịt sống mà để lâu bên ngoài rồi cũng sẽ bị bốc mùi, thối và có thể có dòi. Ngày nay chúng ta biết rằng dòi nở ra từ trứng ruồi hoặc nhặng, mốc meo phát triển từ những bào tử lơ lửng trong không khí. Nhưng trước kia, người ta vẫn tin rằng mốc meo hoặc những con ký sinh trùng bé tí đó là bằng chứng rằng tất cẩ những cơ thể sống đó đều có thể phát sinh đồng thời từ thịt ôi hoặc một số dạng vật chất phi sự sống, hay nói cách khác, sự sống tự nó phát sinh.
    Vào những năm 1860 ?" 1865, nhà hóa học người Pháp Louis Pasteur đã chứng minh rằng những sự ?o nẩy sinh sự sống đồng thời ?o đó không hề xẩy ra mà thực chất là không khí xung quanh ta chứa đầy những vi khuẩn và bào tử hoặc những dạng có thể sản sinh sự sống khác. Trong khi đó, phía bên kia eo biển Măng sơ, vào năm 1859, nhà khoa học Charles Darwin đã công bố cuốn sách:?Về nguồn gốc của muôn loài?, trong đó ông nhấn mạnh ý tưởng rằng các dạng của sự sống có thay đổi, tiến hóa thành những loài mới qua nhiều kỷ nguyên
    Những thí nghiệm của Pasteur và học thuyết của Darwin đã dẫn tới những kết luận đối ngược nhau về nguồn gốc sự sống trên Trái đất. Pasteur tuyên bố rằng các công trình của ông cuối cùng cũng là củng cố niềm tin Chúa sáng tạo ra sự sống. Cũng bởi vì sự sống không thể bắt nguồn từ những vật thể phi sự sống, sinh vật đầu tiên trên Trái đất cũng không thể tự mình có được nếu không có sự sáng tạo của một đấng siêu nhiên. Thế nhưng học thuyết tiến hóa của Darwin lại cho rằng sự sống đầu tiên trên Trái đất có thể bắt nguồn từ những vật chất tư nhiên.
    Cho tới cúối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi mà các nhà khoa học đã nghiên cứu thêm nhiều về gen di truyền và tính phức tạp sinh hóa của tế bào sống, những giải thích mới về sự sống đã ra đời. Một cách giải thích vấn đề này là sự sống chưa bao giờ tự sinh ra cả, sự sống có được luôn được thừa hưởng từ vũ trụ, có nghĩa là nguồn gốc sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ vũ trụ bên ngoài, điều đó cũng không khác cách giải thích của Pasteur là bao: sự sống được tạo ra bởi một đấng siêu nhiên.
    Iris Fry, một nhà nghiên cứu sử - sinh vật học tại trường Đại học Báck khoa Israel nói:?Vũ trụ và vật chất thời đó được coi là vĩnh cửu, tuyệt đối, sự sống cũng được coi là vĩnh cửu. Sự sống luôn luôn tồn tại và không cần phải phát triển từ vật chất. Giải thích theo cách này thực ra là trốn tránh tìm hiểu nguồn gốc của sự sống?. Bà cũng là tác giả của cuốn sách ?o Sự xuất hiện sự sống trên Trái đất, một cái nhìn tổng quát mang tính lịch sử và khoa học?.

    Iris Fry đã chỉ ra những nhà khoa học có tiếng như Hermann von Helmholtz của Đức, Lord Kelvin của Anh và Svante Arhenius của Thuỵ điển, những người đã đưa ra luận điểm rằng có những mầm sống lang thang trong vũ trụ và chúng có thể bắt rễ và phát triển ở những hành tinh có điều kiện phù hợp (ví dụ như Trái đất). Quan điểm này của các nhà khoa học sau đó được biết như là ?oThuyết mầm sống? (Panspermia Hypothesis). Helmholtz, Kelvin và những người theo thuyết này cho rằng sự sống đến được các hành tinh từ những thiên thạch. Arrherius và một số khác thì cho rằng những mầm sống được bảo vệ chặt chẽ (dạng như bào tử) có thể tự trôi tới các hành tinh do bức xạ Mặt trời (gió Mặt trời).
    Fry cho rằng việc sử dụng thuật ngữ ?o Panspermia? (toàn bộ mầm sống)hiện nay đã cố tình quên đi lịch sử hình thành nên tư tưởng về nguồn gốc sự sống và các ý nghĩa mang tính chuyên biệt của thụât ngữ này. Bà nói:?Rõ ràng các nhà khoa học ngày nay không tin rằng vũ trụ là tuyệt đối, họ cũng không tin rằng sự sống là vĩnh cửu. Vũ trụ học đã thay đổi. Nguời ta đã bắt đầu nhận thấy vũ trụ có điểm khởi đầu và còn đang giãn nở, do vậy khái niệm về vũ trụ tuyệt đối là không có cơ sở?.
    Theo Iris Fry, khái niệm tuyệt đối được sử dụng trong quá khứ để bảo vệ quan điểm triết học rằng sự sống và vật chất là những thực thể tách rời, không liên hệ lẫn nhau. Tuy nhiên hầu hết các nhà khoa học ngày nay đều đồng ý rằng sự sống nẩy sinh từ những vật chất phi sự sống.
    Fry nói tiếp:?Những nhà khoa học tin rằng sự sống trên Trái đất có thể bắt nguồn từ vũ trụ do các thiên thạch hoặc sao chổi mang lại, thì họ cũng không hề nghi ngờ rằng những sự sống tương tự cũng phải đựơc hình thành ở những hành tinh khác vào một thời điểm nào đó? . Do vậy, ngày nay một số các nhà khoa học đã sử dụng thụât ngữ ?oTransparmia? để mô tả sự di cư của sự sống từ hành tinh này qua hành tinh khác.
    Có nhiều hợp chất quan trọng cho sự sống đã được phát hiện có trong vũ trụ, và bản thân các thiên thạch hoặc sao chổi có thể tự duy trì sự sống, nhưng những thực tế đó không nhất thiết khẳng định rằng sự sống trên Trái đất là bắt nguồn từ vũ trụ. Mặc dù đã có những thực nghiệm chỉ ra rằng sự ?ogiao lưu? sự sống từ hành tinh này sang hành tinh khác là có thể về mặt lý thuyết, nhưng để thực sự đạt được điều đó, sự sống phải trải qua rất nhiều thử thách. Những điều kiện trong vũ trụ là cực kỳ khắc nghiệt đối với sự sống trên Trái đất: nào là chân không cao, bức xạ vũ trụ và những điều kiện nhiệt độ thái cực. Ngoài ra, bầu khí quyển của Trái đất còn đóng vai trò một hàng rào cửa khẩu bảo vệ không cho các sinh vật từ bên ngoài xâm nhập (trái phép) vào Trái đất. Những thí nghiệm gần đây của các nhà khoa học châu Âu đã cho thấy vi khuẩn không thể sống sót ở điều kiện cháy sáng khi một vật lao vào bầu khí quyển Trái đất từ vũ trụ.
    Một số nhà khoa học thậm chí còn đưa ra câu hỏi là liệu có phải những phân tử hữu cơ được sao chổi hoặc thiên thạch phát tán là cần thiết cho sự sống bởi vì bản thân Trái đất cũng chứa đầy những hợp chất hữu cơ đó, đâu cần tới sự cung cấp của các sao chổi.
    Nói về chính quan điểm của mình, Fry cho rằng câu hỏi liệu có phải sự sống bắt nguồn từ vũ trụ hay không vẫn còn bị bỏ ngỏ. Bà nói:? Khi Trái đất mới được hình thành, hệ Mặt trời vẫn còn đang thực hiện quá trình bồi tụ để tạo các hành tinh, và do vậy đã xẩy ra những sự trao đổi vật chất giữa các hành tinh, thời kỳ mà các thiên thạch liên tục tấn công Trái đất. Sự sống có thể hoàn toàn bắt nguồn từ sao Hỏa và sau đó di chuyển được tới Trái đất bằng môt cách nào đó. Mặc dầu đó chỉ là một khả năng, tôi vẫn chưa thấy được lý do tại sao sự sống không bắt đầu từ chính nơi đây, Trái đất xinh đẹp của chúng ta?.
    Theo Space.com
    Louis Pasteur đang làm việc trong phòng thí nghiệm của ông
    (Tranh do Albert Edelfeldt vẽ năm1885)
  4. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Lâu ngày quá. Vào đây đọc tin tức + chúc các bác đầu tuần và cả tuần làm việc hăng say.
    Mong là các bác chưa quên thành viên này!
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/03/2009 - Tàu thăm dò Mặt Trăng Chang''e-1 hoàn thành nhiệm vụ​
    [​IMG]
    Chang''e-1 khảo sát Mặt Trăng(ảnh minh hoạ)​
    8h13 UTC ngày 01/03/2009, Chang''e-1 (Thường Nga 1, các báo tiếng Việt hay dịch là Hằng Nga 1) đã được điều khiển để đâm xuống Mặt Trăng. Quá trình tự huỷ diễn ra theo kế hoạch đã định trước và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của các nhà khoa học Trung Hoa.
    Chang''e-1 được phóng lên không gian ngày 24/10/2007 bằng tên lửa Trường Chinh 3A. Đây là tàu thám hiểm kiểu vệ tinh, tiến hành khảo sát Mặt Trăng từ trên quỹ đạo. Theo dự tính ban đầu, quãng thời gian hoạt động của Chang''e-1 là một năm, tuy nhiên, trong thực tế tàu vũ trụ đã hoạt động được khoảng 16 tháng.
    Theo kế hoạch, tàu Chang''e-2 với thiết kế và nhiệm vụ tương tự như Chang''e-1 sẽ được phóng vào năm 2011.
    ====
    Link tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Chang%27e_1
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÙNG ĐI TÌM CÁC CỤM SAO PLEIADES VÀ HYADES
    Tuần này, trăng non không quá sáng và đó là thời điểm tốt nhất bạn mang ống nhòm của mình ra sử dụng để khám phá các cụm sao đang hiển hiện trên bầu trời đêm. Những cụm sao như vậy thường là đại diện của những tập hợp sao trẻ mới được sinh ra. Chúng nằm ở cùng cánh tay xoắn ốc của Milky Way với chúng ta (hệ Mặt trời) mà chúng ta có thể nhìn thấu được vào mùa này trong năm. Những ngôi sao đó được hình thành từ những khối khí giữa các vì sao thuộc hệ thống tay xoắn ốc của thiên hà của chúng ta.
    Hai trong số các cụm sao nhìn rõ nhất mọc cao vào khoảng 7 giờ tối và hơi lệch về phương nam. Bạn có thể dễ dàng định vị hai cụm sao này thông qua chòm Thợ săn hay Orion nổi tiếng, chính xác hơn là qua chiếc dây lưng được tạo thành bởi 3 ngôi sao thẳng hàng.
    Bạn hãy kéo dài một đường thẳng tưởng tượng từ chiếc dây lưng lên phía trên và hơi lệch về bên phải , đích đến sẽ là các cụm sao Hyades và Pleiades thuộc chòm Kim Ngưu. Kể cũng thú vị là những người thổ dân Australia đã tin rằng 3 ngôi sao ?~dây lưng?T của Orion là hiện thân của 3 chàng trai trẻ đang nhảy theo tiếng nhạc do những cô gái đồng trinh (Pleiades) chơi. Thực thà mà nói, cụm sao đẹp nhất và nổi tiếng nhất trên bầu trời đêm chính là The Pleiades.
    Vào buổi tối 3/3/09, Mặt trăng lưỡi liềm sẽ lơ lửng gần cụm sao Pleiades. Các vùng phía tây Hoa kỳ, Canada và toàn bộ Alaska sẽ thấy Mặt trăng đi ngang qua cụm sao Pleiades hay đó chính là hiện tượng che khuất. Ngày hôm sau, trăng lưỡi liềm sẽ lên cao hơn và treo phía trên cụm sao Hyades.
    Bẩy chị em nhà Pleiades
    Ít có các tên ngôi sao hoặc cụm sao nào lại quen thuộc như Pleiades, hay còn được gọi là Bẩy chị em. Những người gặp khó khăn trong việc nhận biết các ngôi sao hoặc chòm sao khác nhau có thể bắt đầu với cụm sao Pleiades bởi vì cụm sao này mang tính khác biệt trên bầu trời và nếu bạn nhìn thật lâu lên bầu trời đêm mùa đông thì sẽ không thể nào không nhận ra các ngôi sao trong cụm sao này cùng với sự kỳ diệu của chúng.
    Cụm sao Pleiades luôn có được sự tôn trọng của con người qua bao nhiêu đời. Các ngôi đền Hy Lạp cổ đại luôn đối mặt về huớng Pleiades khi cụm sao này bắt đầu mọc. Một hành lang trong Kim tự tháp Kiop khổng lồ ở Ai Cập đã dẫn thẳng tới cụm sao Pleiades khi chúng lướt ngang qua đầu. Lễ hội Đèn ***g ở Nhật bản chính là những gì còn lại của hội Kim Ngưu cổ đại nhằm tôn vinh Bẩy chị em.
    Bạn đã từng lái xe Subaru ?. Vào năm 1953, năm công ty Nhật bản đã hợp nhất để tạo thành tập đoàn công nghiệp Fuji trong đó có công ty con Subaru sản xuất ô tô. Subaru trong tiếng Nhật chính là cụm sao Pleiades. Logo của xe Subaru lấy luôn hình tượng cụm sao nổi tiếng này.
    Mới nhìn qua thì cụm sao này trông giống như một cụm mây sáng mờ mờ, nhưng khi nhìn kỹ hơn, và nhất là có sự trợ giúp của các thiết bị quang học, các bạn có thể nhận thấy những ngôi sao li ti.
    Người ta đã xác định có khoảng 250 ngôi sao ?~trực thuộc?T cụm sao này. Nếu nhìn qua một ống nhòm, những ngôi sao sáng nhất sẽ lấp lánh như những viên kim cương sáng xanh nổi bật trên một tấm vài nhung đen, hoặc đúng như Tennyson đã mô tả:? Lấp lánh như một bầy đom đóm đang nô đùa quanh một dải băng mầu bạc?.
    Một vài ngôi sao trong cụm Pleiades vẫn còn bị che phủ bởi những đám mây bụi mà có lẽ là di sản còn lại từ những gì chúng được hình thành. Với khoảng cách 400 năm ánh sáng và độ rộng 20 năm ánh sáng, nhóm sao này có lẽ đã được hình thành trong khoảng 100 triệu năm qua. Các nhà thiên văn học dự đoán cụm sao Pleiades sẽ còn tồn tại trong khoảng 250 triệu năm nữa, và sau đó, các ngôi sao trong cụm sẽ phân tán dần do tác động của các tương tác hấp dẫn của các hệ sao láng giềng trong thiên hà.
    Có một điều thú vị là ở nhiều nền văn hoá khác nhau, cụm sao Pleiades luôn được mô tả như là Bẩy chị em (Senven Sisters), Bẩy cô gái đồng trinh (Seven maidens) hoặc Bẩy cô bé (Seven Little Girls). Thế nhưng hầu như mọi người chỉ nhìn thấy 6 ngôi sao một cách rõ ràng. Những người có mắt tinh tường hơn có thể nhìn ra tới 12 ngôi sao. Nhưng nhìn chung đa số chúng ta sẽ nhìn ra 6 ngôi sao và tại sao người xưa lại coi cụm sao này là 7 chị em vẫn còn là một điều bí ẩn.
    Cụm sao Hyades và ?oKẻ theo đuổi?
    Cụm sao Pleiades nằm trên lưng chú ?oBò đực? của chòm sao Taurus. Khuôn mặt ?oBò? được hình thành bởi chính cụm sao hình chữ V có tên Hyades. Chúng ta chú ý có một ngôi sao màu đỏ cam nằm ở một bên nhánh chữ V, đúng vào vị trí ?oMắt Bò?, mô tả sự giận dữ, hung hăng của ?ochú Bò? . Đó chính là ngôi sao Aldebaran hay theo tiếng Ả Rập là kẻ theo đuổi. Aldebaran mọc ngay sau khi Bẩy chị em nhà Pleiades xuất hiện và cứ thế theo đuổi họ suốt dọc bầu trời. Cụm sao Hyades là một trong những cụm sao gần nhất với hệ Mặt trời của chúng ta, và điều đó giải thích chúng ta có thể nhìn rõ ràng khá nhiều ngôi sao riêng lẻ trong cụm sao này. Ở khoảng cách 130 năm ánh sáng (cách Trái đất), các thành viên trong cụm sao Hyades đang di chuyển trong vũ trụ như một bầy ngỗng trời (hình chữ V) và 2 nhánh của bầy ngỗng hướng về một điểm nằm giữa ngôi sao đỏ Betelgeuse của chòm Orion và ngôi sao Procyon của chòm Canis Minor (Tiểu Khuyển). Thực tế các ngôi sao trong cụm này đang rời xa chúng ta với tốc độ 100 000 dăm/giờ.
    Có vẻ như nằm giữa cụm sao Hyades, nhưng trái lại, ngôi sao đỏ Aldebaran hóa ra chỉ là một kẻ qua đường vô tình và không hề thuộc vào cụm sao này. Aldebaran đang di chuyển xuống phía nam vuông góc với hướng di chuyển của cụm sao Hyades với tốc độ nhanh gấp 2 lần. Và như vậy, khuôn mặt của chòm Kim Ngưu đang từ từ bị tách ra. Khoảng chừng trong vòng 25000 năm nữa, khuôn mặt của ?ochú Bò? vẫn là một hình chữ V, nhưng tới 50 000 năm sau, khuôn mặt quen thuộc của chòm Kim Ngưu có lẽ sẽ bị biến dạng.
    Theo Space.com
    Cụm sao Pleiades cùng với tên của 7 ngôi sao sáng nhất.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 02/03/2009
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    QUAN SÁT MỚI LÀM HÉ LỘ DẦN NHỮNG BÍ ẨN CỦA MẶT TRĂNG
    Những quan sát từ tầu thăm dò Mặt trăng SELENE (Kaguaya) của Nhật Bản đã làm sáng tỏ thêm nhiều điều từ sự khác biệt về địa chất giữa 2 phần bán cầu của Mặt trăng: nửa gần và nửa xa so với Trái đất của chúng ta.
    Cho mãi tới kỷ nguyên Vũ trụ con người mới có thể có được những hình ảnh về nửa bên kia của Mặt trăng và đó là do quá trình khóa thuỷ triều đã làm cho tốc độ quay quanh trục và tốc độ quay quanh Trái đất của Mặt trăng đã có cùng giá trị, kết quả là một nửa của Mặt trăng luôn hướng về phía Trái đất, còn nửa kia luôn hướng ra ngoài.
    Khi các vệ tinh được phóng lên Mặt trăng và chụp được những bức hình của nửa xa của Mặt trăng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Mặt trăng của chúng ta có tính ?ohai mặt?. Nửa gần Trái đất được che phủ bởi những lớp nham thạch xưa kia nhẵn nhụi, tối mầu (và bởi vậy còn được gọi là các ?obiển? hay maria) còn nửa phia bên kia không có những đặc điểm đó mà bề mặt cứng hơn, sáng và chứa đầy những miệng hố.
    Những sự khác biệt về cấu tạo địa chất và địa hình như vậy chứng tỏ rằng 2 nửa Mặt trăng đã trải qua quá trình tiến hóa khác nhau trong suốt thời gian 4 tỷ năm tồn tại của vệ tinh này.
    Tầu SELENE đã cung cấp bản đồ địa hình chi tiết nhất của Mặt trăng cho tới nay, cũng như những sự biến động về lực hấp dẫn trong suốt dọc bề mặt của Mặt trăng. Những quan sát chi tiết của Kaguaya đã được đăng tải trên tạp chí Science (Khoa học) trong số 13/2/09.
    Những con đường khác nhau
    Lý thuyết về sự hình thành của Mặt trăng được chấp nhận rộng rãi nhất là có một thiên thể cỡ sao Hỏa bây giờ đã va vào Trái đất khi hệ Mặt trời mới được hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước đây. Vụ va chạm đã làm bắn tung ra không trung những lớp đất đá . Những lớp đất đá này bay xung quanh Trái đất và sau nhiều triệu năm nguội đi và tụ dần lại thành Mặt trăng.
    Mặt trăng ban đầu được che phủ bởi một lớp dung nham dầy mà sau đó nguội dần đi cứng lại thành đá. Tiếp đó , những tảng thiên thạch đã không ngừng bắn phá Mặt trăng cho tới khoảng 3,8 tỷ năm trước đây.
    Sự phân rã của một số nguyên tố trong lớp vỏ của Mặt trăng đã tạo ra nhiệt và nhiệt này làm chảy những lớp đất đá và kích hoạt những hoạt động núi lửa và kết quả là tạo ra những maria (có nghĩa là biển) trên bề mặt Mặt trăng được đặc trưng bởi những khu vực tối mầu.
    Có những sự mất cân bằng đã nẩy sinh làm cho 2 nửa xa và gần của Mặt trăng so với Trái đất phát triển theo những cách khác nhau. Tầu thăm dò SELENE đã giúp giải quyết vấn đề này.
    Cứng hơn, lạnh hơn
    Tầu SELENE đã đo toàn bộ những bất thường về trường hấp dẫn của toàn bộ bề mặt ở nửa xa của Mặt trăng, từ đó, các nhà nghiên cứu mới có thể so sánh với các số liệu tương tự nhưng ở nửa gần đã có sẵn.
    Theo Gregory Neumann thuộc Trung tâm nghiên cứu bay Goddard của NASA ở Greenbelt thì từ những số liệu so sánh, ở nửa bên kia của Mặt trăng, thời mà nhiều thiên thạch va đập, lớp vỏ ngoài cùng của vệ tinh này cứng hơn và lạnh hơn so với lớp vỏ ở nửa gần. Những sự khác biệt này chỉ ra rằng có những nguyên nhân bên trong, có thể là các yếu tố vi phân làm cho một nửa của Mặt trăng ấm hơn và do đó mềm hơn nửa bên kia.
    Tầu SELENE cũng sử dụng thiết bị đo độ cao bằng laze để vẽ bản đồ địa hình bề mặt Mặt trăng có độ phân giải cao nhất cho tới thời điểm hiện tại, mà theo như lời nhận xét của Neumann thì chất lượng (của bản đồ) là ?oquá hoành tráng?.
    .Bản đồ chi tiết cũng bộc lộ ra rằng lớp vỏ Trăng ở nửa bên kia cứng hơn và đó có thể là nguyên nhân thiếu nước và các nguyên tố bay hơi. Đây là một trong những yếu tố làm cho vỏ Trái đất của chúng ta mềm dẻo hơn.
    Những hoạt động núi lửa thời kỳ đầu
    Những kết quả của tầu SELENE cũng đã hé lộ một số thông tin về hoạt động núi lửa của thời kỳ Mặt trăng mới hình thành. Một thiết bị rađa trên tầu, loại có thể đo sâu được dưới lớp đất đá bề mặt của Mặt trăng, đã cho biết tồn tại những lớp xỉ nằm kẹp giữa những dòng nham thạch dung nham của núi lửa. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động núi lửa trên Mặt trăng đã xẩy ra theo từng đợt ở thời kỳ đầu.
    Một nghiên cứu nữa đã được đăng tải trên tờ tạp chí Science (báo điện tử) cho rằng các hoạt động núi lửa ở nửa bên kia của Mặt trăng diễn ra lâu hơn người ta nghĩ trước đó, mặc dầu vẫn ngắn hơn những hoạt động núi lửa ở nửa gần.
    Những nhà lập mô hình sẽ có thể khai thác và sử dụng những số liệu của tầu SELENE để xây dựng những hình ảnh rõ ràng hơn về quá trình hình thành và tiến hóa của Mặt trăng.
    Theo Neumannn thì mặc dầu các dữ liệu từ SELENE đã bổ sung cho hình ảnh địa hình của Mặt trăng khá nhiều, nhưng chúng ta vẫn chưa có những bước đột phá về nghiên cứu của thiên thể này, ví dụ như hiện tượng băng ẩn giấu ở dưới những miệng hố trên Mặt trăng.
    Neumann nhấn mạnh rằng những tầu thăm dò Mặt trăng khác như tầu Hằng Nga-1 của Trung quốc, tầu Chandrayaan-1 của Ấn độ và những con tầu trong tương lai khác sẽ càng làm hé mở nhiều điều bí ẩn về lịch sử hình thành của thiên thẻ gần gũi nhất với Trái đất của chúng ta
    Theo LiveScience.com
    Ảnh Trái đất do tầu SELENE chụp từ Mặt trăng
  8. HelloBarca

    HelloBarca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    67
    Thiên thạch to bằng tòa nhà 10 tầng bay sát trái đất
    Các nhà thiên văn thông báo rằng một thiên thạch có kích cỡ tương đương tòa nhà 10 tầng vừa bay ngang qua địa cầu.
    [​IMG]
    Thiên thạch được đặt tên là 2009 DD45 có đường kính khoảng 21 đến 47 mét, bay qua hành tinh của chúng ta vào 13h44 ngày 2/3 theo giờ GMT (6h44 theo giờ Hà Nội). Khoảng cách giữa nó với trái đất xấp xỉ 72.000 km, bằng 1/5 khoảng cách giữa địa cầu và mặt trăng.
    Các nhà khoa học thuộc Siding Spring Survey, chương trình tìm kiếm vật thể gần trái đất tại Australia, nhìn thấy nó từ ngày 29/2. Sau đó Trung tâm Tiểu hành tinh của Hiệp hội Thiên văn quốc tế đã xác nhận sự hiện diện của thiên thạch và xếp nó vào các vật thể thuộc hệ mặt trời.
    Theo dữ liệu của Trung tâm Tiểu hành tinh, trước khi 2009 DD45 xuất hiện thì vật thể bay sát trái đất nhất là một thiên thạch có đường kính khoảng 6 mét. Nó cách hành tinh của chúng ta chừng 6.500 km vào tháng 3/2004.
    Vào năm 1908, một thiên thạch có kích thước tương đương 2009 DD45 đã nổ tung trên bầu trời vùng Siberia thuộc Nga. Với sức công phá bằng 1.000 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945, nó đốn ngã 80 triệu cây trong một khu vực có diện tích 2.000 km vuông gần sông Tunguska.
    Nhiều chuyên gia khẳng đinh các thiên thạch có kích thước xấp xỉ 2009 DD45 có thể tạo ra sức công phá tương đương 15 triệu tấn thuốc nổ TNT nếu chúng va vào hành tinh xanh. Tuy nhiên, mức độ hủy diệt của 2009 DD45 còn phụ thuộc vào loại vật chất tạo nên nó và góc nghiêng giữa đường bay của nó và mặt đất.
    BBC
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BẦU KHÍ QUYỂN CỦA SAO DIÊM VƯƠNG ẤM HƠN CHÚNG TA TƯỞNG
    Pluto, đứa bé còi cọc trong đại gia đình Thái dương hệ, nhưng vẫn mang trong mình nhiều điều bí ẩn đối với các nhà thiên văn học. Mới đây, nhờ vào một nghiên cứu về bầu khí quyển của hành tinh lùn này, một trong số các điều bí ẩn trên đã được làm sáng tỏ.
    Bằng cách sử dụng hệ Kính Thiên văn Rất Lớn (VLT) của Đài quan sát bán cầu Nam của Châu Âu (ESO), các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên định lượng được thành phần hóa học của bầu khí quyển bao quanh Pluto hay sao Diêm vương. Theo công trình nghiên cứu này thì bầu không khí xung quanh hành tinh lùn Pluto ấm hơn và chứa nhiều mê tan hơn trước kia chúng ta vẫn từng nghĩ.
    Các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng bầu khí quyển của Diêm vương ấm hơn bề mặt của hành tinh lùn này, tuy nhiên không nhiều. Bầu khí quyển của Pluto có nhiệt độ thật lạnh giá: - 292 độ F (âm 180 độ C), nhưng bề mặt của thiên thể này có nhiệt độ còn lạnh hơn : - 364 độ F (âm 220 độ C). Các nhà nghiên cứu cho rằng một số đám khí mê tan trong khí quyển, hoặc có lẽ là một lớp khí giầu mê tan bao bọc hành tinh lùn này đã tạo lên hiệu ứng làm ấm cho bầu không khí trên sao Diêm vương.
    Hans Ulrich Kaufl , một nhà nghiên cứu của ESO đã nói với phóng viên của Space.com :?Sao Diêm vương ở rất xa, bởi vậy tôi thực sự ấn tượng khi có được những số liệu như thế này. Chúng ta vẫn đã biết là Diêm vương có một bầu khí quyển, nhưng đây thực sự là lần đầu tiên chúng ta có được những số liệu định lượng về thành phần của không khí trên đó. Chúng tôi cũng lấy làm ngạc nhiên khi thấy rằng bầu khí quyển của Diêm vương lại ?~ấm?T như vậy?.
    Bầu khí quyển của sao Diêm vương rất khác với khí quyển của Trái đất: Đó là một bầu không khí rất loãng bao gồm khí nitơ, mê tan và carbon monoxide (CO). Bầu khí quyển mỏng manh này chỉ tồn tại theo từng giai đoạn của sao Diêm vương trên quỹ đạo kéo dài 248 năm của mình. Khi sao Diêm vương ở rất xa Mặt trời, bầu khí quyển của nó bị đóng băng và rơi xuống bề mặt. Áp suất khí quyển của Pluto chỉ bằng một phần trăm nghìn so với bầu khí quyển trên Trái đất.
    Kaufl nói:? Đó có vẻ như là chân không, cũng giống như trên Mặt trăng. Tại thời điểm này, chúng tôi thực sự không thể nói rằng trên đó có sương mù, nhưng bạn có thể thấy một vài đám mây mỏng trên đó. Các đám mây này hẳn phải có mầu trắng và xám?.
    Bởi vì bầu khí quyển loãng, kích thước của thiên thể nhỏ và ở quá xa Trái đất nên việc thu thập số liệu về thành phần khí trên đó là vẫn rất khó khăn. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng cso những sự thay đổi theo mùa của bầu khí quyển trên Pluto tuỳ thuộc vào khoảng cách của hành tinh lùn này so với Mặt trời. Chúng ta vẫn biết rằng quỹ đạo của Pluto xung quanh Mặt trời có độ lệch tâm rất lớn.
    Hans Ulrich Kaufl cùng với một nhóm ở Đài quan sát Paris ?" Pháp do Emmanuel Lellouch dẫn đầu đã chuẩn bị công bố các kết quả nghiên cứu trên tạp chí ?oThiên Văn học và Vật lý Thiên văn?.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Phong cảnh do họa sĩ thể hiện mô tả bề mặt của sao Diêm vương theo như những nghiên cứu mới đây
    về bầu khí quyển trên đó. Bức ảnh mô tả những đám khí metan tinh khiêt bao phủ trên bề mặt thế giới
    lạnh lẽo và hoang vu này . (Cre*** ESO/L. Calcada)

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 08:41 ngày 06/03/2009
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Đài thiên văn Kepler chuẩn bị rời bệ phóng​
    Theo kế hoạch, đài thiên văn Kepler sẽ được phóng bằng tên lửa đẩy Delta-II vào lúc 10:49:57 UTC. Chỉ còn 50 phút nữa là đài thiên văn sẽ rời bệ phóng, bắt đầu sứ mệnh nghiên cứu các hành tinh ngoại hệ.
    Các thông tin liên tục được cập nhật tại trang web:
    http://www.nasa.gov/mission_pages/kepler/main/index.html
    [​IMG]

Chia sẻ trang này