1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    Đài thiên văn Kepler rời bệ phóng​
    Đài thiên văn đã được phóng lên không gian theo kế hoạch. Vào thời điểm này (11h30 giờ Việt Nam), đài thiên văn đang bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất và chuẩn bị khởi động tên lửa (các tầng 2 và 3) để chuyển sang quỹ đạo xung quanh Mặt Trời.
    Các thông tin liên tục được cập nhật tại:
    http://www.nasa.gov/mission_pages/kepler/launch/launch_blog.html

    http://www.nasa.gov/mission_pages/kepler/main/index.html
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Đài thiên văn Kepler được đưa thành công lên quỹ đạo​
    65 phút sau khi rời mặt đất, đài thiên văn Kepler đã được đưa thành công lên quỹ đạo. Đây là một quỹ đạo xung quanh Mặt Trời, đài thiên văn chuyển động "bám theo Trái Đất" (Earth-trailing heliocentric). Trong 60 ngày tiếp theo sẽ là giai đoạn kiểm tra trước khi chính thức tiến hành các nhiệm vụ khoa học.
    [​IMG]
    Ảnh: Quỹ đạo đài thiên văn Kepler và vị trí tương đối của nó so với Trái Đất vào ngày 05/03 hàng năm.​
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CUỘC BÌNH CHỌN ĐỐI TƯỢNG CỦA KÍNH HUBBLE ĐÃ CÓ KẾT QUẢ
    Sau đúng một tháng phát động, cuộc bình chọn cho đối tượng theo dõi tiếp theo của kính thiên văn vũ trụ Hubble đã có kết quả. Cuộc bình chọn trực tuyến cho phép mọi người có thể lựa chọn 1 trong 6 đối tượng thiên văn làm mục tiêu tiếp theo để kính Hubble chụp ảnh. Bộ đôi thiên hà đang tương tác với mã số Arp 274 đã chở thành thiên thể chiến thắng với số phiếu áp đảo : 67021 phiếu bầu trong tổng số 139 942 phiếu, chiếm hơn 47,9 %.
    Apr 274 mô tả một bộ đôi thiên hà xoắn ốc đang tương tác với nhau. Thoạt nhìn, chúng ta có cảm giác 2 thiên hà này đang ?~bắt tay?T một cách hữu nghị. Thực sự 2 thiên hà cũng đang ở giai đoạn đầu của một cuộc va chạm khốc liệt và kéo dài với kết quả thường là một thiên hà lớn có khối lượng bằng 2 thiên hà ban đầu. Ở thời điểm hiện tại, hình dạng xoắn ốc của 2 thiên hà vẫn được bảo toàn, nhưng nhìn kỹ, chúng ta có thể nhận thấy một đôi chỗ bị biến dạng dưới tác động của lực hấp dẫn từ thiên hà đối tác. Các quá trình hợp nhất thường kèm theo sự sinh sao mãnh liệt từ các đám khí nằm trong mỗi thiên hà.
    Bức ảnh mới do Hubble chụp hệ thiên hà Apr 274 sẽ được công bố từ ngày 2 tới 5 tháng 4 nhân dịp 100 giờ dành cho thiên văn của Năm Thiên văn Quốc tế nhằm cổ suý nhiều người hơn ngắm bầu trời và nghiên cứu thiên văn. Những người tham gia bầu chọn cũng được dự một chương trình xổ số và có khả năng nằm trong 100 người sẽ được nhận một bản copy hình ảnh thiên thể được bầu chọn, mà nay ta biết đó chính là cặp thiên hà tương tác với mã số Apr 274.
    Tuy khả năng được nhận một bản copy từ ban tổ chức là thấp, nhưng chắc chắn một điều là ít nhất chúng ta sẽ được ngắm một bức ảnh đẹp, chi tiết, có độ phân giải cao của cặp thiên hà tương tác Apr 274 trên màn hình máy tính của mỗi người.
    AT
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐÃ ĐẾN LÚC SAO THỔ THỐNG LĨNH BẦU TRỜI ĐÊM
    Sao Thổ sẽ đạt vị trí xung đối vào ngày 8/3 tới đây. Ở vị trí này, hành tinh sao Thổ nằm ở phía đối diện với Mặt trời qua Trái đất và như vậy đây chính là vị trí tốt nhất để ngăm sao Thổ cùng với những vành đai kỳ diệu có một không hai của hành tinh khí khổng lồ này. Ở vị trí xung đối lần này, sao Thổ sẽ nằm cách Trái đất 1,26 tỷ km. Nằm ở vị trí xung đối cũng có nghĩa là sao Thổ mọc vào lúc hoàng hôn và lặn lúc bình minh, do đó hành tinh này hiển hiện trên bầu trời hầu như suốt đêm.
    Ngay sau khi Mặt trời lặn, chúng ta hãy nhìn về phía đông để có thể phát hiện ra sao Thổ đang mọc cùng với những ngôi sao thực thụ của chòm Leo (Sư tử). Bạn hãy căn một khoảng cách 10 độ (bằng kích thuớc nắm tay khi bạn dang thẳng cánh tay) về phía đông ?" nam của Denebola, ngôi sao sáng thứ hai trong chòm Leo, đó chính là vị trí của sao Thổ. Vào buổi tối, ngôi sao Denebola sẽ nằm về bên trái phía trên của sao Thổ.
    Biên tập viên Mike Reynolds của tờ Astronomy rất muốn chỉ cho mọi người các vẻ đẹp của hành tinh khí Satturn. Ông nói:?Một số người lần đầu tiên nhìn thấy sao Thổ và nghĩ rằng đó là hình giả hoặc một bức slide. Trên thực tế, đó là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất mà một ống thiên văn có thể mang lại cho người xem. Vào năm nay, với những vành đai gần như nằm thẳng góc với hướng nhìn từ Trái đất, đó thực sự là một cơ hội thực thụ của những tay chơi thiên văn nghiệp dư để chỉ dẫn cho công chúng về sự chuyển động của các hành tinh?.
    Vào lúc chập tối thì chưa phải lúc chúng ta hướng ống kính thiên văn về sao Thổ bởi vì khi đó chúng ta phải nhìn xuyên qua một lớp khí quyển dầy của Trái đất. Sau khoảng 2 giờ, khi mà sao Thổ lên cao được khoảng 1/3 quãng đường tới thiên đỉnh và bầu trời đã thực sự tối hơn ?" đó chính là vị trí tốt nhất đối với những ống kính thiên văn nghiệp dư có độ phóng đại thấp để ngắm một thiên thể. Với những ống kính có độ phóng đại cao hơn (lớn hơn 100x) hoặc bạn muốn chụp ảnh sao Thổ qua kính thiên văn, hãy chờ tới lúc sao Thổ lên được khoảng 45 độ (nửa đường tới thiên đỉnh) ?" và bạn sẽ phải chờ tới khoảng 10:00 PM giờ địa phương vào quãng giữa tháng Ba.
    Bề mặt đĩa sao Thổ có kích thước biểu kiến khoảng 20 arcseconds tại vị trí xung đối. Đó là một kích thước khá nhỏ (1arcsecond = 1/3600 của 1 độ). Để dễ so sánh, chúng ta hãy tưởng tượng nhìn một đồng xu Mỹ 25 cent (có đuờng kính khoảng hơn 25 mm) ở khoảng cách 262 mét cũng có kích thước biểu kiến bằng 20 arcsecond. Các vành đai có kích thước khoảng hơn gấp đôi giá trị trên, kéo dài 45 arcsecond từ đông sang tây. Nhưng để nhìn được các vành đai này là không dễ dàng. Vào đầu tháng Ba, các vành này có độ nghiêng so với hướng nhìn là khoàng 2,3 độ và tới cuối tháng, giá trị đó tăng lên đôi chút : 3,4 độ, vẫn còn khá hẹp.
    Hình ảnh vành đại với độ mở hẹp như vậy cũng tạo cho người quan sát (qua kính thiên văn) một hình ảnh đẹp về sao Thổ. chỉ với một ống kính có độ mở 4 inch, ta có thể nhận thấy cái bóng mờ mờ, đặc biệt là ở khu vực 2 vùng cực của hành tinh. Ở khu vực xích đạo, chúng ta không nhìn thấy các vành đai, nhưng có thể nhận thấy ở đây hình ảnh thể hiện tối hơn một chút so với các vùng lân cận.
    Theo Astronomy.com
    (Sửa lại size ảnh)
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 09/03/2009
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LIỆU SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT BẮT NGUỒN TỪ TIỂU HÀNH TINH CERES?
    Các nhà sinh học thiên văn vẫn mong muốn tìm được sự sống trong vũ trụ hay thậm chí ở một nơi nào đó ngay trong hệ Mặt trời của chúng ta. Họ nhắm vào các thế giới tương tự như sao Hỏa, hoặc những vệ tinh băng giá kiểu như Europa. Tuy nhiên còn có những nơi khác nữa mà các nhà khoa học không thể bỏ qua với suy nghĩ rằng sự sống cũng có thể tổn tại và phát triển.
    Tại Hội nghị của Hiệp hội nghiên cứu Nguồn gốc sự sống họp ở Florence, Italia, Joop Houtkooper thuộc ĐHTH Giessen (Germany) đã đưa ra một ý tưởng rằng sự sống có thể đã bắt nguồn từ tiểu hành tinh Ceres.
    Thế giới xa xôi Ceres, là thiên thể nhỏ nhất trong số các hành tinh lùn thuộc hệ Mặt trời, nằm len lỏi giữa các vụn băng đá trong vành đai tiểu hành tinh (Asteroid Belt). Hồi mới được phát hiện, Ceres còn được gọi là một hành tinh, và rồi bị hạ cấp thành một tiểu hành tinh. Với những sự thay đổi về định nghĩa của IAU gần đây, Ceres lại được coi là một hành tinh lùn. Liệu có một cơ may nào để sự sống có thể bắt đầu từ thế giới nhỏ bé đó?
    ?oÝ nghĩ này đến khi tình cờ tôi biết được rằng tất cả những vệ tinh phiêu lưu trong hệ Mặt trời đều có chứa những lượng lớn băng đá, nhiều trong số chúng có thể có nước ở dạng lỏng? Houtkooper nói. Ông tiếp tục:? Tổng lượng nước trên các tiểu hành tinh đó gấp vào khoảng 40 lần lượng nước trên các đại dương của Trái đất?.
    Điều này nhắc nhở Houtkooper về thuyết hình thành sự sống. Các vi sinh vật có thể xuất hiện và phát triển ở xung quanh những hố ?oga? thoát nhiệt ở dưới đáy các đại dương và các hố này liên tục phun ra rất nhiều hợp chất hóa học ở dạng nóng. Rất nhiều thiên thể băng đá của hệ Mặt trời sở hữu một nhân nóng, bởi vậy chúng đã từng có hoặc vẫn đang có những ?ohố ga? thoát nhiệt như trên. Houtkooper nói:?Nếu sự sống không phải là cái độc nhất của Trái đât và có thể hình thành và phát triển ở bất cứ nơi đâu, vậy thì các thiên thể băng giá chính là nơi sự sống có thể đã nẩy mầm?.
    Xem xét các bằng chứng.
    Trong thời kỳ đầu của hệ Mặt trời, có một giai đoạn được biết như là ?oThời kỳ bắn phá cuối cùng?, đó là thời kỳ của một thế giới hỗn mang với biết cơ man nào là những vụ bắn phá thiên thạch khủng khiếp lên các hành tinh trong hệ Mặt trời. Nếu sự sống trên Trái đất có trước thời kỳ này thì đảm bảo nó đã bị tuỵệt chủng và phải bắt đầu lại sau khi hầu hết những tảng thiên thạch nguy hiểm đó đã được ?~dọn?T hết ra khỏi vùng bên trong của hệ Mặt trời. Kể cũng thú vị là các bằng chứng cho thấy Ceres đã tránh được hầu hết các vụ va đập của thời kỳ này, đó thật là một sự kỳ diệu . Nếu Ceres đã bị bắn phá, chắc chắn lớp vỏ nước của nó sẽ bị tung ra và mất vĩnh viễn bởi vì lực hấp dẫn của tiểu hành tinh này quá nhỏ để có thể lôi kéo lượng nước đó quay trở lại. Có lẽ điều không may đó đã xẩy ra đối với Vesta (một tiểu hành tinh hàng xóm của Ceres), trên bề mặt Vesta còn có một miệng hố cực lớn và không hề có nước.
    Lý luận trên dẫn tới một giả thiết thú vị. Nếu Trái đất đã bị làm cho tuyệt chủng bởi những vụ va chạm vũ trụ khủng khiếp, nhưng ?~ngôi nhà nhỏ bé?T Ceres vẫn còn nguyên lành với những cư dân trên đó. Liệu rằng Ceres đã lại truyền sự sống sang Trái đất thông qua những mảnh đất đá vì một lý do nào đó, bị bay ra khỏi Ceres và hạ cánh xuống Trái đất của chúng ta. Liệu có phải tất cả toàn bộ sinh vật trên Trái đất, kể cả con người, đều xuất xứ từ Ceres? Houtkooper đã theo đuổi ý tưởng này từ nhiều năm qua.
    Houtkooper giải thích:? Tôi đã xem xét nhiều thế giới khác nhau trong hệ Mặt trời mà có hoặc đã từng có đại dương. Hành tinh Venus (sao Kim) có thể đã có đại đương trong thời kỳ đầu, nhưng với khối lượng lớn của mình, khó có thể có một mảnh đất đá nào thoát ra được sức hút của sao Kim để có thể đến với Trái đất mang theo những mầm sống. Những thiên thể nhỏ như Ceres có sức hút nhỏ hơn nhiều, có nghĩa là vận tốc bứt thoát cũng nhỏ hơn, do vậy có khả năng nhiều mảnh đất đá đã ?~trốn thoát?T được và mang theo những mầm sống ra khắp nơi, trong đó có Trái đất.
    Houtkooper cũng đã tính toán con đường đi của các thiên thể bao gồm cả các hành tinh, vệ tinh và tiểu hành tinh để xem đối tượng nào có khả năng lớn nhất trong việc ?odi truyền? sự sống tới Trái đất mà không xét tới ảnh hưởng tương hỗ giữa các thiên thể đó. Kết quả là Ceres có khả năng lớn nhất trong việc đưa sự sống (nếu có) tới Trái đất.
    ''Sự sống'' trên Ceres
    Cuối cùng, Houtkooper cũng tính đến khả năng tồn tại của vi sinh vật trên Ceres vào thời điểm hiện tại. Ông nói :? Trong lòng các đại dương, có thể có sự sống. Trên bề mặt, chắc chắn là khó khăn hơn. Nhưng tôi nói còn đó những khả năng. Có thể tồn tại sự sống dựa trên cơ sở của nước ô xy già (H2O2) và do đó có thể chịu đựng được nhiệt độ lạnh giá hơn? Hiện tại chúng ta chưa biết liệu trên Ceres có tồn tại H2O2 hay không, nhưng cũng không có cơ sở nào để loại trừ điều đó.
    Cái ý nghĩ rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ Ceres quả là hấp dẫn, nhưng Houtkooper thừa nhận rằng điều đó có vẻ mang tính khoa học viễn tưởng hơn là khoa học thực thụ chừng nào chúng ta chưa có thêm những bằng chứng mới. Điều này quả là khó thực hiện bởi vì Ceres rất nhỏ và ở quá xa. Thậm chí những bức ảnh tốt nhất cũng chỉ chứa đựng rất ít thông tin chi tiết với một vài hình thù bề mặt, còn lại chủ yếu càng nhìn lại càng thêm bí ẩn. Những phân tích phổ cho thấy có tồn tại những dạng khoáng kiểu đất sét và với hình dạng cầu hơi bẹt, Ceres làm ta nghĩ tới một khối rắn được bao phủ bằng nước. Thực sự Ceres là một hành tinh lùn với biết bao nhiêu điều bí ẩn.
    May mắn là nhiều điều bí ẩn của Ceres sẽ sớm được làm sáng tỏ nhờ vào Sứ mạng Bình minh của NASA (Dawn mission). Được phóng từ năm 2007, tầu thăm dò Bình minh dự định sẽ tới Ceres vào năm 2015. Một khi tới được tiểu hành tinh này, chúng ta sẽ có thể được chiêm ngưỡng những bức ảnh bề mặt, những mạch nước (nếu có). Những hình ảnh cận cảnh có thể nói lên nhiều điều về vấn đề liệu các điều kiện trên Ceres có thể nuôi dưỡng sự sống được hay không.
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 12/03/2009
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SỰ SỐNG TRÊN CÁC HÀNH TINH PHỤ THUỘC VÀO SỐ LƯỢNG SAO CHỔI
    Một số các ngôi sao có hoạt động sao chổi dầy đặc xung quanh và điều đó có thể đã tiêu diệt sự sống có thể đã nẩy mầm trên một trong các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao đó. Một nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem số các ngôi sao không thể duy trì sự sống trong các hành tinh của mình bởi vì sự hoạt động quá mạnh mẽ của các sao chổi , chiếm một tỷ lệ là bao nhiêu.
    Rất nhiều sao chổi trong hệ Mặt trời của chúng ta được phát hiện xuất phát từ vành đai Kuiper, đó là một đĩa chứa đầy những mảnhh vụn đất đá, kéo dài từ quỹ đạo của Neptune (30 AU) vươn xa tới gần gấp đôi giá trị khoảng cách đó. Ở các ngôi sao khác, người ta thấy rằng cũng có một vành đai Kuiper tương tự bao quanh.
    Jane Greaves thuộc ĐHTH St. Adnrew ở Scotland nói:? Các vành đai đó được cấu tạo từ bụi và mảnh đất đá vỡ ra từ những vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh hoặc sao chổi?
    Theo các số liệu của Kính thiên văn vũ trụ Spitzer thì gần 20 phần trăm những ngôi sao giống và thuộc lân cận Mặt trời có những vành đai vật chất bao quanh và thậm chí còn dầy dặc hơn vành đai Kuiper của hệ Mặt trời của chúng ta. Càng nhiều bụi và vụn đất đá có nghĩa là càng nhiều sao chổi, nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc sẽ có càng nhiều những vụ va chạm huỷ diệt của các tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi chúng bắn phá những hành tinh giống Trái đất đang bay quanh quỹ đạo ở những ngôi sao xa xôi kia? Đó là câu hỏi đặt ra của các nhà nghiên cứu.
    Câu trả lời phụ thuộc vào liệu ở những hệ mặt trời xa lạ đó có tồn tại những hành tinh khí khổng lồ bay ở vòng ngoài hay không. Thật may là hệ Mặt trời của chúng ta có những hành tinh khí như vậy..
    Sao Mộc được biết đã đóng vai trò làm lá chắn cho Trái đất bằng cách làm chệch hưóng nhiều sao chổi và lái chúng không cho xâm nhập vào khu vực bên trong của hệ Mặt trời. Tuy nhiên vào năm 2007, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng sao Mộc cũng lại ?otạo điều kiện? cho một số sao chổi đi vào quỹ đạo của Trái đất. Trên thực tế, nếu kích thước của sao Mộc mà chỉ bằng sao Thổ, hẳn số vụ va chạm với sao chổi trên Trái đất của chúng ta đã phải nhiều hơn đáng kể.
    Greaves cũng đã lập mô hình mô phỏng quá trình các sao chổi bị ảnh hưởng bởi những hành tinh khí khổng lồ như thế nào. Những kết quả ban đàu của bà đã cho thấy rằng vấn nạn sao chổi quả là một hiểm hoạ lớn cho một vài phần trăm những hệ sao giống với Mặt trời của chúng ta.
    Sự quét sạch các sao chổi
    Thời kỳ đầu khi hệ Mặt trời mới hình thành, đã có rất nhiều những mảnh vụn đất đá còn sót lại sau khi các hành tinh đựoc hình thành. Những mảnh vụn này là nguyên nhân gây ra các vụ ?~bắn phá? dữ dội của các sao chổi và tiểu hành tinh lên các hành tinh trong hệ Mặt trời, mà một trong những dẫn chứng là bề mặt của Mặt trăng bị phủ kín bởi những miệng hố (trên Trái đất các miệng hố phần lớn đã được xoá nhòa dưói tác dụng của không khí và nước và các quá trình trôi dạt lục địa của vỏ Trái đất).
    Cuối cùng thì các cuộc bắn phá cũng giảm hẳn đi từ khoảng 3,8 tỷ năm trước đây, tức là cỡ 700 triệu năm sau khi hệ Mặt trời được hình thành. Nguyên nhân của sự dừng bắn phá này có thể là sự thay đổi quỹ đạo của các hành tinh tinh khí khổng lồ và do đó chúng đã quét sạch nhiều sao chổi ra phía ngoài. Sao Mộc và sao Thổ có vẻ như đã ?~trôi?T dần ra ngoài và do đó đẩy luôn quỹ đạo của sao Thiên vương và sao Hải vương ra phía xa Mặt trời hơn. Tuy nhiên, theo Greaves, động thái này lại làm khuấy động vành đai Kuiper và vô tình đã đưa nhiều sao chổi ở ngoài xa đó thâm nhập vào khu vực bên trong của hệ Mặt trời. Bà nói:? Quá trình này có vẻ rất đặc biệt hoặc cũng có thể khá phổ biến trong các hệ sao khác ?" chúng ta chưa thể biết được bởi vì có quá ít thông tin về những hành tinh khí khổng lồ ở những hệ sao đó?
    Những vụ va chạm hủy diệt
    Tuy vậy, hành tinh xanh của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với những vụ va chạm huỷ diệt. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng những chú khủng long một thời tung hoành trên Trái đất đã bị tuyệt chủng do một khối thiên thạch hoặc sao chổi có kích thước khoảng từ 4 ?" 20 km lao xuống mặt đất khoảng 65 triệu năm trước đây ở một địa điểm gần bán đảo Yucatan trên bờ biển Caribe thuộc Mexico. Vụ va chạm đó đã kích hoạt những cơn bão lửa trên toàn cầu và cuối cùng dẫn tới sự tuyệt chủng của hơn phân nửa những loài sinh vật trên thế giới.
    Giả thiết nếu một tiểu hành tinh có kích thước cỡ 100 km lao vào Trái đất thì nó sẽ không để một sinh vật nào sống sót. Một vụ va chạm cỡ như vậy sẽ phá tan lớp vỏ Trái đất và thổi bạt toàn bộ bầu khí quyển vào trong không gian bao la mà không có cơ hội quay chở lại.
    Khả năng lớn là Trái đất của chúng ta đã phải chịu trận một vài cú va chạm huỷ diệt như vậy ở thời kỳ đầu trước khi có sự sống như chúng ta biết xuất hiện. Greaves nói:?Trong khi những vụ bắn phá cỡ tiêu diệt khủng long?T xảy ra với tần suất 100 triệu năm/lần (trên Trái đất), chúng ta cũng không có mấy cơ hội để chứng kiến một cuộc ?~xâm lăng?T của một thiên thạch cỡ 100 km trong thời gian Mặt trời còn tồn tại?.
    Vậy thì với tần suất bắn phá như thế nào để có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng hình thành sự sống (trên 1 hành tinh)? Greaves cho rằng sự sống không thể phát triển trên một hành tinh mà luôn có các thiên thạch (sao chổi) cỡ 10 ?" 100km bắn phá với tần suất 20 triệu năm một lần. Tần suất lớn như vậy không cho các sinh vật một cơ hội để hồi phục sau mỗi lần bắn phá. Do thời gian ngắn nên sự đa dạng sinh học còn thấp, bởi vậy khả năng có một vài loài đặc biệt nào đó sống sót được vụ huỷ diệt tiếp theo là cực thấp.
    Trong một báo cáo trước đó, Greaves và các đồng nghiệp của bà đã dự đoán rằng Tau Ceti, một ngôi sao giống Mặt trời ở khá gần chúng ta, và là đối tượng nghiên cứu phù hợp của chương trình SETI (Search for Extra-Terrestrial Intelligence : tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái đất), là không thể có sự sống bởi vì quanh Tau Ceti, tồn tại quá nhiều các sao chổi (hay tiểu hành tinh) bay ngang dọc khắp trong hệ sao này.
    Nhóm của bà hiện tại đang tìm kiếm một điều kiện chung về mối hiểm họa do các sao chổi gây ra. Họ đã thiết lập mô hình của một vài hệ hành tinh (có tính đến sự có mặt hoặc không có mặt của những hành tinh khí khổng lồ). Từ đó, họ ước lượng ra rằng chỉ có chừng vài phần trăm các ngối sao với rất hạn chế số lượng các sao chổi mới có thể có khả năng duy trì sự tồn tại của sự sống.
    Theo Space.com

    Phóng tác của hoạ sỹ về một hành tinh được ''''tiệt trùng'''' bởi những cuộc bắn phá liên miên
    của sao chổi và các tiểu hành tinh.

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 16/03/2009
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU CON THOI TÌM THẤY KẺ ĐEO BÁM LÊN VŨ TRỤ
    Tầu con thoi Discovery đã có một hành khách bất ngờ khi rời bệ phóng vào tối hôm qua ?" đó là một chú dơi ăn hoa quả.
    Con vật này đuợc phát hiện ra đang trốn ở cạnh bồn nhiên liệu ngoài.
    Người ta vẫn chưa rõ số phận của chú dơi sẽ như thế nào, nhưng khả năng lớn là chú sẽ chết trong quá trình tầu Discovery cất cánh.
    ?oChúng tôi coi đó là một vật lạ không biết trước và chú dơi chắc chẵn vẫn là một vật lạ ở đâu đó?. Chủ nhiệm đợt phóng tầu con thoi Mike Leinbach nói với các phóng viên như vây trong một cuộc họp báo.
    Những con dơi có thể gây ra các trục trặc nếu chúng là hư hại các lớp cách nhiệt nhằm bảo vệ con tầu khi tầu quay lại Trái đất và phải lao qua bầu khí quyển.
    Chuyến tầu con thoi lần này có mã số STS-119 đã rời bệ phóng tại căn cứ Vũ trụ Kennedy một cách an toàn.
    Tầu con thoi Discovery đang trên đường cung cấp các tấm pin năng lượng Mặt trời cho Trạm ISS.
    Có 7 nhà du hành vũ trụ trên tầu, trong đó có phi công vũ trụ người Nhật Koichi Wakata , người sẽ thay thế phi công vũ trụ Hoa Kỳ Sandra Magnus để ở lại Tram ISS làm việc.
    Cuộc phóng tầu con thoi lần này đã bị hoãn tới 5 lần, trong đó lần hoãn cuối cùng là vào tuần trước sau khi cán bộ kỹ thuật phát hiện ra một chỗ dò gỉ.
    Đây không phải là lần đầu tiên có một chú dơi định quá giang tầu vũ trụ để đi vào không gian.
    Năm 1996 cũng có một con dơi bám vào tầu con thoi Endeavour, nhưng người ta đã phát hiện ra và kip thời vứt nó đi trước khi tầu đựơc phóng.
    Năm 1995, một con chim kền kền đầu đỏ đã lao thẳng vào thùng nhiên liệu trong khi tầu đang phóng, rất may là nó không gây thiệt hại gì, nhưng kể từ đó, NASA đã phải dùng rađa để dò tìm các đàn chim và dùng súng canon để đuổi chúng đi.
    Theo yahoonews
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TINH THỂ MẬT MÃ CỦA SỰ SỐNG
    Một trong những bí ẩn lớn nhất về nguồn gốc sự sống là làm thế nào những thành phần hóa học cần thiết lại có thể liên kết với nhau theo một trật tự phức tạp và hợp lý như vậy. Trên một hành tinh chứa đầy những hợp chất hóa học, liệu có một ?~tai nạn?T hạnh phúc của tự nhiên nào có thể dẫn tới dấu hiệu đầu tiên của sự sống?
    Đối với Alexander Graham Cairns Smith, dấu hiệu đầu tiên đó nếu có thì hẳn phải do sự xuất hiện của một tinh thể.
    Cains Smith, một nhà hóa học hữu cơ thuộc ĐHTH Glasgow, Scotland đã nhìn thấy sự liên hệ cần thiết giữa cấu trúc của các phân tử ADN và một vài dạng tinh thể khoáng. Ông nói rằng trong khi ở thế giới hóa học vô cơ, các dạng cấu trúc tinh thể hình thành giống nhau là quá phổ biến thì điều đó thật là hiếm trong hóa hữu cơ, có lẽ chỉ có ADN và ANR là 2 phân tử hữu cơ có tính chất này: tạo ra những phân tử giống hệt nhau.
    Bốn axit amin cơ sở để tạo thành một phân tử ADN là adenin, cytone, guanin và thymin - chúng không tự sắp xếp với nhau một cách vô cùng theo một trật tự nhất định (như là ACGTACGTACGT..). Trái lại, cấu trúc kết hợp của chúng có thay đổi, giống như một mã vạch vậy. Sự biến đổi này trong ADN dẫn tới nhưng sự khác nhau giữa các loài và việc copy những trình tự phức tạp đó là cơ sở của quá trình di truyền. Cairns Smith đã nhìn nhận khả năng tạo ra nhưng bản copy có độ tin cậy này của trình tự ADN là một điểm giống nhau quan trọng giữa một số tinh thể vô cơ và phân tử ADN.
    Ông nói:? Đối với tôi, một trong những điều kỳ diệu của sự sống là tính chính xác của các ADN khi tạo ra các bản copy trong tế bào, Sự tái tạo đó có tính chính xác không tin nổi, nếu không thì không ai trong chúng ta có thể tồn tại được lấy một phút?.
    Mã vạch đầu tiên của sự sống?
    Vào năm 1949, nhà khoa học người Ailen J.D. Bernal đã cho rằng các vật liệu sét có thể chính là môi trường cho những phân tử sự sống đầu tiên xuất hiện. Cách tiếp cận này có thể giải thích cho vấn đề làm thế nào những phân tử sự sống riêng biệt có thể đến đựoc với nhau trong mớ hỗn độn ban đầu.
    Ý tưởng của Cairns Smith đã đưa lý thuyết của Bernal tiến thêm một bước. Trong tư tưởng của ông, các lớp đất sét không chỉ đóng vai trò hấp thu những hóa chất nhất định từ môi trường lên bề mặt, mà các lớp đất sét còn hoạt động như vật mang thông tin gen di truyền đầu tiên, rất giống với công việc mà cặp đôi ADN vẫn làm ngày nay.
    Cairns Smith không cho rằng các lớp tinh thể sét là ?ovật sống? giống như các ADN, nhưng bằng cách đóng vai như những vật liệu chuyền gen di truyền cho sự sống hồi đầu, các tinh thể khoáng sét đã tạo một vạch nối giữa thế giới vô cơ và hóa học hữu cơ.
    Và tới một thời điểm nào đó, sự sống vùng mình thoát khỏi những vật đóng vai trò di truyền của mình - đất sét. Những hợp chất hữu cơ hình thành từ những phản ứng hóa học trên các lớp đất sét đã có thể tự ổn định để ?~sống?T độc lập với nơi sinh ra chúng, và chúng cũng đã đủ sự phức tạp để có thể tự copy gen di truyền cho các thế hệ trong tương lai.
    Một số dạng kết hợp của lớp khoáng chắc chắn sẽ tốt hơn các dạng khác trong việc sắp xếp các phân tử hữu cơ và cuối cùng dẫn tới việc biến thànhcác vật liệu di truyền. Một trong những ứng cử viên nặng ký cho khuôn mẫu di truyền là authigenic chlorite, một dạng khoáng có thể tạo nhiều hình dạng phức tạp giống như cải bruxen. Các tinh thể clorit này phát triển bên trong các lỗ xốp nhưng không ngăn chặn các dòng chảy bên trong đất sét (hoặc đá) ?" đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng cho sự sống đầu tiên có thể nẩy mầm và tồn tại. Tuy nhiên, theo Cairns-Smith, có thể có nhiều dạng cấu trúc hỗn hợp cùng đóng góp vào sự phát triển của sự sống chứ không chỉ là một dạng riêng lẻ.
    Lần đầu tiên Cains Smith đưa ra ý tưởng trên là vào những năm 60 của thế kỷ trước. ông đã viết về đề tài này trong một số cuốn sách và tạp chí. Một số nhà khoa học coi ý tưởng đó là sáng tạo và gây tò mò. Nhưng nhiều nhà khoa học khác thì coi đó không có ý nghĩa gì bởi vì hiện nay người ta cho rằng sự sống không có bằng chứng liên quan tới nguồn gốc vô cơ. Hầu hết các nhà khoa học làm việc trên vấn đề nguồn gốc sự sống thường tập trung vào làm sao những phân tử đường đơn giản , các amino acid và các hợp chất hữu cơ khác lại ?~gắn?T được với nhau để tạo thành các axit nucleic và các protein.
    Cairns Smith lại cho rằng một xâu chuỗi những sự kiện để tạo thành các protein là một điều không thể . Các axit nucleic và protein quá phức tạp để có thể đựoc hình thành từ những phần từ hữu cơ đơn giản.
    Ông nói:? Một dạng khởi tạo đơn giản ra đời trước, và rồi những thứ như các phân tử của sự sống được hình thành một cách chắc chắn. Tất nhiên là không có sự báo trước ở đây, nhưng ngay sau khi một quá trình tiến hóa xẩy ra, thế giới này hẳn đã thay đổi và tự nhiên có thể đã có những bộ đồ chơi mới của mình để chơi?
    Nếu các tinh thể cung cấp điều kiện cho nguồn gốc của sự sống, điều đó có nghĩa là khả năng có sự sống ở nhiều nơi ngoài Trái đất bởi vì các tinh thể khoáng hẳn phải rất dồi dào trong những hành tinh hoặc vệ tinh có bề mặt rắn, cho dù các khoáng đó có thể khác với khoáng trên Trái đất của chúng ta. Nếu thuyết của Cairns-Smith mà đúng, những ?otia lửa? hình thành sự sống có thể đang le lói đâu đó trong những lớp tinh thể bề mặt có trong khắp vũ trụ này.
    Theo Space.com

    Các tinh thể thạch anh phát triển vượt ra ngoài một lỗ xốp trong đá giầu dung dịch
    khoáng. Các ttinh thể có thể phát trển nhanh, chậm hoặc dừng hẳn phụ thuộc vào
    sự thay đổi nhiệt độ và nồng độ khoáng. Hình dạng hình học của tinh thể phụ thuộc
    vào quy tắc lặp lại theo chu kỳ của những nguyên tử tiếp xúc nhau

  9. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Gửi tên lên sao Hỏa trong chương trình đầy tham vọng Mars Science Laboratory tại đây http://mars.jpl.nasa.gov/msl/participate/sendyourname/
    Tuy nhiên bạn không phải quá vội vã vì chương trình này đã bị delay đến năm 2011 Trước kia NASA định phóng trong năm 2009 này nhưng do gặp 1 số vấn đề trong việc quản lý nên dự án bị chậm tiến độ.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC GIẢI THÍCH UFO BẰNG MỘT HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
    Những nguồn sáng bí hiểm được cho là UFO có thể chính là một hiện tượng thiên nhiên vẫn còn gây khó hiểu cho con người, đó là các chùm sáng thiên đỉnh (sprite) , một loại chùm ánh sáng ma quái nhẩy nhót ở tầng trên, trong khi có dông bão đang xẩy ra phía dưới.
    Những chùm sáng nhẩy múa thường xuất hiện bên trên hầu hết những cơn dông từ bao đời nay, nhưng mãi tới gần đây, các nhà khoa học mới nghiên cứu chúng nhân khi có một máy camera đã vô tình ghi hình được những chùm sáng thiên đỉnh ma quái đó vào năm 1989.
    Colin Price, một nhà địa vật lý tại ĐHTH Tel Aviv, Israel nói:?Các tia chớp của cơn dông đã kích hoạt vùng điện trường phia trên và tạo thành chùm sáng được gọi là chùm sáng thiên đỉnh , một loại ánh sáng ma quái. Bây giờ chúng ta đã biết rằng chỉ có một dạng tia chớp đặc biệt mới có thể phát sinh ra những chùm sáng thiên đỉnh ma quái đó?.
    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các chùm sáng cách mặt đất trong khoảng từ 35 tới 80 dặm (56 ?" 129 km) , cao hơn những tia chớp thông thường khoảng từ 7 tới 10 dặm (11 ?" 16km). Các chùm sáng thiên đỉnh có thể có dạng của một quả cầu phóng điện điện, nhưng có thể biến đổi rất nhanh thành dạng hình các vệt sọc hoặc các tua của một con sứa.
    Nguyên nhân hình thành hay chức năng của những cột sáng thiên đỉnh này vẫn còn chưa được nghiên cứu rõ ràng, nhưng Price lại cho rằng ít ra, các cột sáng này cũng có thể đươc sử dụng để giải thích một số các báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO) vẫn chưa được làm sáng tỏ sau nhiều năm. Giải thích bằng các cột sáng thiên đỉnh này có thể làm cho một số người bị ám ảnh bởi UFO cảm thấy nhẹ lòng phần nào khi mà từ trước, họ vẫn băn khoăn các thứ đó là do con người tạo ra.
    Cả các phi công vũ trụ và phi công máy bay dân dụng đều đã từng báo cáo gặp phải các chùm sáng thiên đỉnh đi kèm với những tia sáng màu xanh, mặc dù khác nhau nhưng chúng đều mang cái vẻ bí hiểm.
    Price và các đồng nghiệp đã tập trung vào những chùm sáng ?o thiên đỉnh mùa đông?, loại chùm sáng chỉ xuất hiện ở bán cầu bắc vào các tháng mùa đông. Những camera được điều khiển từ xa và được bố trí trên nóc (máy bay) có thể quan sát được những chùm sáng thiên đỉnh xa tới mức ngang qua cả biển Địa Trung Hải.
    Các nhà nghiên cứu cũng có thể xác định được kích thước của các chùm sáng thiên đỉnh bằng các kỹ thụât tam giác lượng.
    Price nói:?những tua rua hình ngọn nến của các chùm sáng thiên đỉnh có thể cao tới 15 dặm, mỗi một ?~chùm?T nến có thể chứa 45 ngọn, trông tổng thể thật giống như một chiếc bánh sinh nhật khổng lồ?
    Các chùm sáng thiên đỉnh có thể có đôi chút ảnh hưởng tới tầng ô zôn của khí quyển, nhưng theo các nhà chuyên môn, ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu là không đáng kể.
    Theo Space.com
    Hình ảnh một chùm sáng thiên đỉnh (rộng và cao khoảng 30 dặm),
    đang nhấp nháy phía trên một cơn giông. Chùm sáng này cách
    camera ghi hình khoảng từ 175 đến 250 dặm.

Chia sẻ trang này