1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    bài trên Vnexpress
    Vật thể bay lạ xuất hiện tại Anh
    Một công nhân xây dựng tại London vô tình chụp được hình ảnh 4 vật thể hình tròn phát sáng trên bầu trời, trong lúc anh làm việc trên tòa nhà cao tầng.
    > Khối cầu lửa bí ẩn trên bầu trời

    4 đốm sáng hình tròn xuất hiện phía trên tòa nhà quốc hội Anh. Ảnh: Derek Burden.
    Vào một buổi sáng đầu tháng 3, Derek Burden, 40 tuổi, lên tầng 16 của tòa nhà Orion tại London để làm việc. "Trong lúc chờ người ta đưa vật liệu xây dựng lên tôi định ra ngoài ban công uống một tách trà. Lúc đó tôi chợt nghĩ sẽ chụp vài bức ảnh phong cảnh bằng điện thoại di động để vợ tôi xem, vì cô ấy ít khi được đến London", Burden kể.
    Mấy ngày sau Burden trở về thành phố Luton nơi gia đình anh sống và cho cô vợ Sarah xem những bức ảnh. Đột nhiên cô chỉ vào một ảnh và nói: "Những đốm sáng tròn ở phía trên tòa nhà quốc hội là cái gì thế nhỉ ?"
    Burden khẳng định rằng những đốm sáng không phải là kết quả của hiện tượng phản chiếu ánh sáng, vì khi chụp anh không hề nhìn thấy nguồn sáng nào ở phía sau. "4 vật thể hình tròn có cùng kích cỡ hiện ra rất rõ trong ảnh. Tôi đã cho những người khác trong tòa nhà xem ảnh và họ đều tỏ ra kinh ngạc", Burden nói.
    Một số người cho rằng các vật thể tròn phát sáng có thể là phi thuyền của một nền văn minh khác trong vũ trụ. Tuy nhiên, Burden chưa bao giờ tin vào giả thuyết về sự tồn tại của người ngoài trái đất. Trong khi đó, nhiều người địa phương nhận định những khối sáng có thể là kết quả của một buổi biểu diễn ánh sáng nào đó.
    Paolo Adami, một người sống trên tầng thứ 10 của tòa nhà tại London cho biết: "Tôi nhìn thấy những ánh sáng ấy hàng đêm. Chúng phát ra từ 4 đèn chiếu sáng gần tháp đồng hồ Big Ben. Mỗi tối những chiếc đèn ấy chiếu ánh sáng lên trời trong nhiều giờ. Có lẽ ông Burden đã chụp ảnh đúng lúc 4 tia sáng gặp mây và tạo nên những hình tròn. Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên".
    Tuy nhiên, lời giải thích của Adami không phù hợp với thực tế, bởi bức ảnh được chụp vào buổi sáng. Ở thời điểm đó, các đốm sáng không thể hiện rõ nét như trong ảnh.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TÌM RA MỘT HÀNH TINH GIỐNG TRÁI ĐẤT KHÓ KHĂN HƠN NHIỀU SO VỚI CHÚNG TA NGHĨ
    [​IMG]
    Các nhà thiên văn học cần phải có vài ba lần hành tinh đi ngang qua ngôi sao mẹ để có thể giải mã bầu khí quyển của hành tinh đó và nếu may mắn thì có thể khẳng định sự tồn tại của một hành tinh anh em với Trái đất.
    Liệu một hành tinh giống Trái đất có tồn tại đâu đó trong Dải Ngân hà? Các nhà thiên văn học ngày càng tiến gần hơn tới việc có thể tìm ra một hành tinh cùng kích thước với Trái đất và cũng bay trong quỹ đạo tương tự Trái đất. Kính Thiên văn Vũ trụ Kepler của Nasa vừa mới được phóng lên cũng nhằm để đi tìm những hành tinh ngoại hệ như vậy. Một khi tìm đựơc hành tinh tương tự Trái đất, các câu hỏi tiếp theo sẽ là: liệu hành tinh đó có thể duy trì sự sống? Liệu trên đó có một bầu khí quyển giống với Trái đất? Trả lời các câu hỏi này là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
    Nhờ vào kích thước gương lớn và được bố trí trong vũ trụ, Kính thiên văn Vũ trụ James Webb (JWST) mà sẽ được phóng vào năm 2013, sẽ có thể giúp các nhà thiên văn học khả năng lần đầu tiên trả lời được các câu hỏi trên. Trong một nghiên cứu mới đây, Lisa Kaltenegger ở Trung tâm Havar-Smithsonian, nghiên cứu Vật lý thiên văn Cambridge Massachusetts và đồng nghiệp Wesley Traub ở JPL đã nghiên cứu khả năng của kính James Webb có thể xác định đựơc bầu khí quyển của các hành tinh giống Trái đất giả tưởng trong quá trình đi ngang ?" khi một một phần ánh sáng của ngôi sao mẹ bị hành tinh che chắn và lọc. Họ phát hiện ra rằng kính JWST có thể phát hiện một số khí nhất định mà còn được gọi là ?~khí đánh dấu sinh học?T, ví dụ như ozôn hay metan và chỉ đúng cho các hành tinh gần với Trái đất nhất.
    Kaltenegger nói:?Chúng ta phải rất may mắn mới có thể giải mã được bầu khí quyển của một hành tinh giống Trái đât dựa vào hiện tượng đi ngang và từ đó có thể kết luận đó là một hành tinh giống Trái đất. Các nhà nghiên cứu sẽ phải tập hợp rất nhiều lần ?~đi ngang qua?T để làm việc đó, có thể là hàng trăm lần, thậm chí với các ngôi sao chỉ cách chúng ta có 20 năm ánh sáng mà thôi?.
    Bà nói tiếp:?Thậm chí đó là một việc khó, nhưng nó lại là một nỗ lực cực kỳ thú vị khi mà ta có thể định tính được bầu khí quyển của một hành tinh xa xôi?.
    Trong khi đi ngang qua ngôi sao mẹ, một hành tinh ngoại hệ chặn một phần ánh sáng của ngôi sao mẹ truyền tới Trái đất. Khi đó, các khí trong bầu khí quyển của hành tinh nọ sẽ hấp thụ một phần ánh sáng của ngôi sao và do đó để lại các ?~dấu vân tay?T đặc trưng của mỗi loại khí có trong bầu khí quyển. Bằng việc phân tích phổ ánh sáng nhận được, các nhà thiên văn học ó thể nhận dạng được các dấu vân tay trên. Kalteneggerr và Traub đã nghiên cứu liệu kính James Webb có đủ nhậy để có thể phát hiện đựoc các dấu vân tay đó hay không.
    Ký thuật ?~đi ngang qua?T cũng rất khó khăn. Nếu Trái đất có kích thước là một quả bóng rổ thì bầu khí quyển của Trái đất chỉ mỏng như một tờ giấy, do vậy các tín hiệu thu nhận được cực kỳ yếu. Hơn nữa, kỹ thuật này chỉ có ý nghĩa khi hành tinh nghiên cứu đi ngang qua tầm nhìn từ Trái đất, và mỗi lần đi ngang kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ.
    Kaltenegger và Traub ban đầu lập mô hình với một hành tinh giống Trái đất đang bay xung quanh một ngôi sao giống Mặt trời. Để có thể thu được tín hiệu tốt chỉ cho một lần ?~đi ngang?T, hệ sao/hành tinh trên cần phải rất gần với Trái đất. Hệ sao duy nhất giống Mặt trời và ở gần hính là Alpha Centauri A. Nhưng ở ngôi sao này, người ta chưa phát hiện được một hành tinh ngoại hệ nào. Nhưng kỹ thuật mới hiện nay dần dần cho phép phát hiện được những hành tinh cỡ Trái đất.
    Nghiên cứu trên cũng xét tới các hành tinh bay xung quanh các ngôi sao lùn đỏ. Những ngôi sao dạng này còn được gọi là sao M, chiếm phần chủ yếu trong Dải Ngân hà, và có số lượng nhiều hơn rất nhiều so với các ngôi sao mầu vàng dạng G giống như Mặt trời của chúng ta. Các ngôi sao lùn đỏ cũng lạnh hơn và tối hơn Mặt trời và đương nhiên là nhỏ hơn nữa. Tất cả những đặc điểm trên làm cho việc tìm kiếm một hành tiinh giống Trái đất quay xung quanh một ngôi sao M có vẻ dễ dàng hơn..
    Một hành tinh anh em với Trái đất hẳn phải có quỹ đạo rất gần với một ngôi sao lùn đỏ để có nhiệt độ đủ ấm làm cho nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Kết quả là, hành tinh đó sẽ phải quay nhanh hơn nhiều và mỗi lần đi ngang chỉ mất một vài giờ thậm chí vài phút, nhưng số lần ?~đi ngang qua?T sẽ nhiều hơn. Các nhà thiên văn học có thể cải thiện khả năng tìm kiếm bằng cách cộng nhiều tín hiệu của các lần đi ngang khác nhau. Nói tóm lại, các sao lùn đỏ đang là một trong những đối tượng hấp dẫn trong việc đi tìm hành tinh anh em với Trái đất do ở các ngôi sao này, hiện tượng đi ngang xẩy ra với tần suất cao hơn.
    Chúng ta thử là một phép tính, một hành tinh anh em vói Trái đất sẽ đi ngang qua ngôi sao mẹ (giống Mặt trời) trong thời gian khoảng 10 giờ và với tần suất 1 năm 1 lần. Để thu nhận đủ tín hiệu ?~đi ngang?T trong vòng 100 giờ, các nhà thiên văn sẽ phải làm việc trong 10 năm. Trái lại, nếu một ?~người anh em với Trái đất?T quay xung quanh một ngôi sao lùn đỏ cỡ trung bình, nó sẽ phải đi ngang trong 1 giờ và cứ 10 ngày lại đi ngang một lần. Như vậy để cộng đủ 100 giờ thí nghiệm, các nhà thiên văn học chỉ phải quan sát không quá 3 năm (vừa đủ cho thí nghiệm của PhD).
    Traub thêm vào:?Xét cho cùng, việc chụp ảnh trực tiếp, nghiên cứu photon ánh sáng từ chính hànhtinh nghiên cứu ?" có thể được chứng minh là một phương pháp mạnh hơn nhiều trong việc định tính bầu khí quyển của các hành tinh ngoại hệ so với phương pháp ?~đi ngang?T ?.
    Cả kính Hubble và kính Spitzer của NASA đều đã được sử dụng để nghiên cứu thành phần khí quyển của những hành tinh ngoại hệ cực kỳ nóng, đó là những hành tinh khí khổng lồ với tên gọi là các sao Mộc nóng. Việc định tính cái gọi là ?o chấm xanh nhạt? chính là bước tiếp theo (khó khăn hơn). Bước này có thể thực hiện đựơc hoặc là cộng kết hàng trăm lần tín hiệu ?~đi ngang?T của một hành tinh, hoặc là chặn tất cả ánh sáng của ngôi sao mẹ và chỉ phân tích ánh sáng từ hành tinh đang nghiên cứu một cách trực tiếp.
    Hãy tưởng tượng một tình huống đẹp đẽ nhất: ngôi sao Alpha Centauri A hóa ra lại sở hữu một hành tinh giống Trái đất (mà chưa ai phát hiện ra) ở trạng thái đi ngang qua. Thế rồi, các nhà thiên văn học chỉ cần ngồi đó chờ cho đủ số giờ ?~đi ngang?T của hành tinh nọ để rồi sau đó giải mã bầu khí quyển và từ đó có thể khẳng định liệu đó có phải là người anh em sinh đôi với Trái đất đầu tiên hay không.
    Theo Astronomy
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 25/03/2009
  3. phanhienqt

    phanhienqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ khoahoc.com.vn: Hành trình tìm kiếm anh em sinh đôi của Trái Đất
    Cập nhật lúc 11h42'''' ngày 25/03/2009
    Liệu Trái Đất có anh em sinh đôi nào tồn tại đâu đó trong thiên hà của chúng ta hay không? Các nhà thiên văn học đang tiến gần hơn trong tiến trình tìm kiếm hành tinh có kích cỡ như Trái Đất có quỹ đạo giống như Trái Đất. Tàu vũ trụ Kepler của NASA vừa mới được phóng lên vũ trụ để tìm kiếm những thế giới như thế. Một khi thành công, câu hỏi tiếp theo dẫ đường cho thế hệ nghiên cứu mới sẽ là: Liệu hành tinh đó có thể sinh sống được hay không? Liệu nó có bầu khí quyển giống Trái Đất hay không? Việc tìm ra câu trả lời những câu hỏi này không hề dễ dàng.
    Nhờ có ống kính lớn và vị trí tiện lợi trong không gian, kính viễn vọng không gian James Webb (dự kiến được phóng vào năm 2013) sẽ mang đến cho các nhà thiên văn học những cơ hội đầu tiên để tìm kiếm các câu trả lời cho những câu hỏi nói trên. Trong một nghiên cứu mới, Lisa Kaltenegger (thuộc Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian) và Wesley Traub (Thuộc phòng thí nghiệm phản lực) đã phân tích khả năng phân tích bầu khí quyển của các hành tinh giống như Trái Đất trên giả thuyết của JWST trong quá trình đi ngang qua mặt trời khi mà một phần ánh sáng của ngôi sao sẽ được lọc thông qua bầu khí quyển của hành tinh. Họ phát hiện thấy JWST có thể nhận biết những loại khí nhất định được gọi là chỉ dấu sinh học, ví dụ như ôzon hay metan, chỉ ở những thế giới có kích cỡ gần nhất với Trái Đất.
    Kaltenegger cho biết: ?oChúng ta sẽ phải rất may mắn mới có thể giải mã được bầu khí quyển của các hành tinh giống như Trái Đất khi đi qua nó ngay cả khi chúng ta biết chắc nó giống với Trái Đất. Chúng ta sẽ cần phải tiến hành nhiều lần, có lẽ cả trăm lần thậm chí đối với cả những ngôi sao nằm gần chúng ta tới 20 năm ánh sáng. Mặc dù công việc rất khó khăn, nó vẫn sẽ là một nỗ lực thú vị để tìm ra các đặc tính của bầu khí quyển của một hành tinh nằm cách xa chúng ta?.
    Trong sự kiện chuyển động ngang qua mặt trời, một hành tinh phía xa ở ngoài hệ mặt trời đi ngang qua trước mặt ngôi sao của nó. Khi hành tinh đi qua ngôi sao đó, khí trong bầu khí quyển sẽ hấp thụ một lượng nhỏ ánh sáng của ngôi sao, để lại các dấu tích đặc biệt cho mỗi loại khí. Bằng cách phân chia ánh sáng của ngôi sao thành các màu cầu vồng hay còn gọi là quang phổ, các nhà thiên văn học có thể quan sát để tìm kiếm các dấu tích đó. Kaltenegger và Traub đã nghiên cứu liệu những dấu tích này có thể được JWST phát hiện hay không. Nghiên cứu của họ đã được chấp thuận công bố trên tờ The Astrophysical Journal.
    [​IMG]
    Ý tưởng của họa sỹ về cặp Trái Đất sinh đôi giả tưởng đang quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời. Nghiên cứu mới cho thấy việc xác định tính chất bầu khí quyển của một Trái Đất nữa sẽ rất khó khăn, kể cả có ứng dụng thế hệ công nghệ mới ví dụ như Kính viễn vọng không gian James Webb. Nếu thực sự có một thế giới như Trái Đất đang tồn tại cùng chúng ta, thì bằng việc quan sát các nhà thiên văn học có thể phát hiện các chỉ dấu cho sự sống ví dụ như metan hay ôzon. (Ảnh: David A. Aguilar (CfA))
    Kaltenegger và Traub lần đầu tiên tìm hiểu một thế giới giống như Trái Đất quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời. Để tìm kiếm các tín hiệu trong một quá trình chuyển động ngang qua mặt trời, ngôi sao và hành tinh phải rất gần với Trái Đất. Ngôi sao duy nhất giống như Mặt Trời đủ gần chính là Alpha Centauri A. Tuy nhiên không có một hành tinh sinh đôi nào giống với Trái Đất được phát hiện, nhưng công nghệ mới chỉ đang dần vươn đến khả năng phát hiện những thế giới giống như Trái Đất. Nghiên cứu cũng đưa vào danh sách các hành tinh quay quanh những ngôi sao lùn đỏ. Những ngôi sao đó gọi là sao loại M chiếm số lượng đông đảo nhất trong thiên hà Milky Way. Chúng phổ biến hơn rất nhiều so với sao vàng loại G giống như Mặt Trời. Chúng cũng lạnh hơn, mờ hơn và nhỏ hơn Mặt Trời. Điều này khiến cho việc tìm kiếm các hành tinh giống trái đất trong giai đoạn đi ngang quang ngôi sao loại M của nó dễ dàng hơn.
    Kỹ thuật này có rất nhiều thử thách. Nếu Trái Đất chỉ có kích cỡ như một quả bóng rổ thì bầu khí quyển sẽ chỉ mỏng như một tờ giấy, do đó tín hiệu thu được cũng cực kỳ bé nhỏ. Hơn nữa phương pháp này sẽ có tác dụng khi hành tinh đi qua trước mặt ngôi sao của nó, vậy mà mỗi giai đoạn như vậy chỉ kéo dài đối đa có vài giờ đồng hồ.
    Một thế giới giống như Trái Đất sẽ phải quay quanh một ngôi sao lùn đỏ đủ nóng để giữ nước ở dạng lỏng. Kết quả là, hành tinh đó sẽ quay nhanh hơn, mỗi một chuyển động ngang qua mặt trời sẽ chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ hoặc chỉ vỏn vẹn vài phút. Những nó cũng sẽ có nhiều lần chuyển động ngang qua mặt trời hơn trong một khoảng thời gian xác định. Các nhà thiên văn học có thể tăng cường cơ hội phát hiện bầu khí quyển bằng cách thêm vào các tín hiệu từ nhiều lần chuyển động khác nhau, điều này biến các ngôi sao lùn đỏ trở thành mục tiêu bởi chúng thường xuyên có các chuyển động ngang qua mặt trời.
    Một hành tinh giống như Trái Đất quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời sẽ trải qua 10 giờ chuyển động ngang qua mặt trời mỗi năm một lần. 100 lần quan sát chuyển động này sẽ phải mất 10 năm. Ngược lại, nếu có một Trái Đất sinh đôi quay quanh một ngôi sao lùn đỏ kích cỡ trung bình sẽ có chuyển động ngang qua mặt trời kéo dài 1 giờ nhưng cứ 10 ngày một lần. Tổng cộng 100 lần quan sát chuyển động sẽ chỉ mất chưa đầy 3 năm.
    Kaltenegger cho biết: ?oCác ngôi sao lùn đỏ gần đó chính là những cơ hội tốt nhất để phát hiện các chỉ dấu sinh học trong bầu khí quyển giống như Trái Đất?. Traub thêm rằng: ?oVề cơ bản nhưng photon ánh sáng trực tiếp từ hành tinh có thể chứng minh một biện pháp hữu hiệu hơn trong việc phân tích đặc điểm bầu khí quyển của những thế giới giống như trái đất so với kỹ thuật phân tích chuyển động ngang qua mặt trời?.
    Cả kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer của NASA đều đã nghiên cứu thành phần khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời chứa những đám khí khổng lồ cực nóng. Việc phân tích ?ođiểm xanh mờ? sẽ là bước nghiên cứu tiếp theo, có thể được thực hiện bằng quan sát hàng trăm chuyển động ngang qua mặt trời của một hành tinh hoặc bằng cách chặn ánh sáng của các ngôi sao mà tập trung nghiên cứu trực tiếp ánh sáng của hành tinh.
    Viễn cảnh phù hợp nhất là Alpha Centauri A trở thành ngôi nhà của hành tinh giống trái đất mà chưa hề được phát hiện. Khi đó các nhà thiên văn học sẽ chỉ cần quan sát số lần nhất định chuyển động ngang qua mặt trời để giải mã bầu khí quyển của hành tinh đồng thời khẳng định sự tồn tại của người em sinh đôi đầu tiên của Trái Đất.
    Nghiên cứu được NASA tài trợ một phần.
    Tham khảo:
    L. Kaltenegger, W.A. Traub. Transits of Earth-Like Planets. The Astrophysical Journal, 2009; (in press)
    G2V Star (Theo ScienceDaily)
    [/QUOTE]
    http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/23201_Hanh_trinh_tim_kiem_anh_em_sinh_doi_cua_Trai%20_Dat.aspx
    2 bài viết giống nhau đến 99%. Anh Thohry bữa nay có gửi bài cho khoa học à?
    Được phanhienqt sửa chữa / chuyển vào 05:50 ngày 26/03/2009
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/23201_Hanh_trinh_tim_kiem_anh_em_sinh_doi_cua_Trai%20_Dat.aspx
    2 bài viết giống nhau đến 99%. Anh Thohry bữa nay có gửi bài cho khoa học à?
    Được phanhienqt sửa chữa / chuyển vào 05:50 ngày 26/03/2009
    [/QUOTE]
    Công nhận 2 bài viết (dịch) giống nhau nhưng ko tới 99%. Tôi chắc đây ko phải bài của tôi mà đơn giản người dịch quá sát (tôi cũng thường thế ). Thời gian gửi bài cũng coi như tương đuơng.

    Thêm 1 điểm về sự khác biệt giữa 2 bài: trích bài của khoahọc.com, đoạn gần cuối: <<Cả kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer của NASA đều đã nghiên cứu thành phần khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời chứa những đám khí khổng lồ cực nóng..>>. Đó thực chất là những ''sao Mộc nóng'' mà chúng ta vẫn đôi khi được đọc trên phần tintưcthienvan . Ngoài ra còn nhiều điểm nho nhỏ nữa mà chỉ người dịch mới nhận ra.
    Cám ơn đồng chí phanhient đã phát hiện ra sự trùng hợp này. À mà tôi chưa bao giờ gửi bài lên trang khoahoc.com.vn cả.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đọc lại mới thấy họ dịch không chính xác 1 số câu. Ví dụ trong bản gốc ta có câu:
    "We''ll have to be really lucky to decipher an Earth-like planet''s atmosphere during a transit event so that we can tell it is Earth-like," said Kaltenegger
    Trang KHọc dịch như thế này
    Kaltenegger cho biết: ?oChúng ta sẽ phải rất may mắn mới có thể giải mã được bầu khí quyển của các hành tinh giống như Trái Đất khi đi qua nó ngay cả khi chúng ta biết chắc nó giống với Trái Đất..?
    Tgiả bị nhầm từ event (sự kiện) với từ even (thậm chí, ngay cả khi) , do vậy diễn tả sai hoàn toàn ý câu văn.
    Còn vài ba chỗ như vậy trong bài.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC TIEN HANH TINH CHỈNH KÍNH THIÊN VĂN HUBBLE
    Dan Batcheldor và các đồng nghiệp của mình đã cải thiện quá trình định chuẩn Camera Hồng ngoại gần và Máy đo Phổ nhiều đối tượng của kính Hubble để tăng cưòng độ phân cực phân gIải cao của các thiết bị. Các nhà khoa học như Batcheldor sử dụng kỹ thuật quan sát này để đọc ánh sáng tán xạ trong khi nghiên cứu các nhân hoạt động của các thiên hà và để xác định các tiền hành tinh bay xung quanh những ngôi sao trẻ.
    Các kết quả của chương trình chuẩn kéo dài 9 vòng quỹ đạo được Học viện Khoa học Kính thiên văn Vũ trụ tài trợ đã được công bố trên số tháng Hai của Tạp chí ?oPublications of the Astonomical Sociaty of the Pacific?.
    Batcheldor, một nhà nghiên cứu phối hợp tại Trung tâm RIT?Ts ChesterF. Carlson về Khoa học Hình ảnh nói: ?oKỹ thuật phân cực là một phương pháp khá mạnh trong quan sát thiên văn bởi vì ta có thể xem được qua những góc khuất theo cái cách mà ánh sáng phản xạ. Khi bạn làm phân cực ánh sáng, cái mà bạn nhìn qua thực chất là một bộ những kính râm phân cực. Sự phân cực đó cho phép bạn chỉ xem đựoc phần ánh sáng quay cực theo một chiều nhất định.?
    Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật phân cực để có thể nhìn vòng qua những đám mây bụi và khí che khuất các khu vực trung tâm của những nhân thiên hà hoạt động (nơi có những siêu hố đen trú ngụ), và có thể quan sát những đĩa hình thành hành tinh xung quanh các ngôi sao trẻ. Các vật liệu tán xạ đóng vài trò như một mảnh gương, và điều đó cho phép các nhà khoa học nhìn thẳng vào tâm của những đối tượng thiên văn.
    Batcheldor giải thích:?Hầu hết ánh sáng phát ra từ một vật thể là dạng không phân cực. Bạn phải lọc ra và có thể nhìn đựoc chỉ loại phân cực mà thôi. Và bây giờ, kính Hubble có thể làm được việc này mặc dầu tỷ lệ bị phân cực chỉ chiếm có 1%.?.
    Việc định chuẩn lại Camera Hồng ngoại gần và Máy đo phổ đa đối tượng là một công việc mà Batcheldor mô tả như một ?ocơn ác mộng?. Nhóm của ông đã chia công việc sao cho có thể chạy phù hợp với 3 quan sát có lọc sáng khác nhau của cùng một ngôi sao và từ ba hướng. Sự thay đổi trạng thái là trong vòng 45 phút mỗi lần bay ngang qua. Batcheldor giải thích:? Thực sự là chúng tôi đã phải bắt kính Hubble băm nát bầu trời thật nhanh để có thể thực hiện được các quan sát trên.?.
    Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học Kính thiên văn Vũ trụ đã thẩmđịnh kế hoạch chuẩn máy và cho phép thực hiện các quan sát trong vòng 12 tháng nữa. Batcheldor nói:?Chúng tôi đã có thể sử dụng một camera sẵn có và đặt kế hoạch cẩn thận cho những quan sát tiếp theo, từ đó cho phép thực hiện một ý tưởng khoa học mới mà không cần phải lắp đặt thêm các thiết bị mới lên kính Hubble. Bởi vậy, chỉ với chi phí rất nhỏ, chúng tôi đã mở rộng được khả năng khoa học mà Kính Hubble có thể phuc vụ?.
    Việc cải thiện khả năng tính phân cực của kính Hubble hoàn toàn nằm ngoài chương trình bảo dưỡng cuối cùng của kính Hubble dự định tiến hành vào tháng Năm tới. Lần bảo dưỡng này, người ta sẽ đưa thêm 2 camera mới lên, sửa chữa 2 camera sẵn có và thay thế con quay hồi chuyển, một chi tiết quan trọng dùng để định hướng ống kính.
    Theo Sciencedaily
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    BẠN HÃY THỬ TÌM CHÒM SAO URSA MINOR HAY CHIẾC GẦU SÒNG NHỎ
    Bẩy ngôi sao tạo thành chú gấu nhỏ hay chòm sao Tiểu Hùng tinh (Ursa Minor) còn được biết đến với cái tên ?oGầu Sòng Nhỏ? , hay theo phương Tây là ?oChiếc Muỗng Nhỏ?. Ngôi sao Polaris, sao Bắc cực nằm ở đầu cán của ?ochiếc gầu sòng?. Với độ sáng của những ngôi sao tạo cán gầu này khá mờ, chính vì vậy mà chỉ cần hơi có chút ánh trăng hoặc ánh đèn thành phố là những ngôi sao tạo cán gầu này có thể biến mất hẳn.
    Cách tốt nhất để bạn tìm ra ngôi sao Bắc cực là sử dụng hai ngôi sao ?ochỉ đường? trên chính chiếc gầu của cụm sao ?oGầu Sòng Lớn?, đó là 2 ngôi sao Dubhe và Merak. Bạn chỉ cần kẻ một đường thẳng tưởng tượng nối 2 ngôi sao trên, kéo dài 5 lần và điểm đến chính là ngôi sao Bắc cực Polaris (xem hình).
    Vị trí của sao Bắc cực trên nền trời phụ thuộc vào vĩ độ nơi bạn đang đứng. Từ thành phố New York, Polaris nằm gần như chính giữa khoảng từ chân trời tới thiên đỉnh. Nếu bạn đứng ở đúng cực bắc, bạn sẽ thấy sao Bắc cực ở trên thiên đỉnh. Tại đường xích đạo, sao Bắc cực xuất hiện đúng đường chân trời. Như vậy nếu bạn càng đi về cực bắc, ngôi sao Bắc cực càng xuất hiện cao trên bầu trời. Ngược lại, nếu bạn đi về phương nam, Polaris càng lúc càng ở thấp xuống phía đường chân trời, và một khi bạn đã đi qua đường xích đạo và xuống phía bán cầu Nam thì sao Bắc cực sẽ luôn luôn nằm phía dưới đường chân trời. Như vậy, đối với những người yêu thích ngắm thiên văn ở Việt Nam, chúng ta có thể lấy vĩ độ nơi mình đang ở để luận ra độ cao của sao Bắc cực. Nếu bạn ở Hà Nội, sao Bắc cực sẽ có độ cao khoảng 20 độ, còn những bạn ở thành phố HCM thì độ cao đó chỉ còn là 10 độ.
    Xem gì đây?
    Ngoài sao Bắc cực Polaris, 2 ngôi sao nằm phía đầu của cái gầu cũng là các ngôi sao có thể xem được dễ dàng. Hai ngôi sao này thường được mệnh danh là ?o Người gác Cực? bởi vì chúng luôn xuất hiện và đồng hành xung quanh sao Bắc cực như là những người lính gác thực thụ. Hơn nữa, đó là những ngôi sao khá sáng nằm gần cực Bắc loại trừ chính sao Bắc cực. Columbus đã từng ghi nhận những ngôi sao này trong nhật ký của những cuộc vượt đại dương nổi tiếng của mình và nhiều nhà hàng hải khác cũng đã tìm thấy tác dụng chỉ đường của những ngôi sao trên khi đo đạc thời gian trong đêm và đánh giá vị trí của họ ở trên biển.
    ?oNgưòi lính gác? sáng hơn cả là Kochab, một ngôi sao có độ sáng biểu kiến bằng 2 với tông mầu cam. ?oNgười gác? còn lại cso cái tên gốc A rập là Pherkd với nghĩa là ?o vật mờ hơn trong 2 tảng băng?. Pherkad đương nhiên là mờ hơn Kochab với độ sáng biểu kiến đo được là 3. Hai ngôi sao còn lại cấu tạo lên thân gầu có độ sáng biểu kiến lần lượt là 4 và 5, như vậy, nếu bị ô nhiễm bởi ánh đèn thành phố, bạn sẽ phải rất khó khăn để nhìn ra nếu không muốn nói là không thể.
    Như thế, chiếc thân gầu của chòm ?o Gầu sòng nhỏ?, luôn hiển hiện bất cứ giờ nào trong đêm, và bất cứ tháng nào trong năm ở những nơi trên Bán cầu Bắc, có thể đóng vai trò như một thông số chỉ thị cho độ trong của bầu trời đêm nơi ban đang ngắm thiên văn. Ví dụ như nếu bạn có thể quan sát được toàn bộ 4 ngôi sao của thân ?oGầu?, có nghĩa là nơi bạn đang ngắm bầu trời có thê được đánh giá là từ Tốt tới Tuyệt vời. Còn nếu bạn chỉ nhìn đựơc 2 ngôi sao ?oLính gác? thì bầu trời hôm đó chỉ đánh giá đựơc là Kém tới Trung bình mà thôi.
    Kể cũng thú vị là 2 chiếc Gầu sòng lớn và Gầu sòng nhỏ luôn được bố trí sao chúng luôn ngược chiều nhau : nếu cái này sấp thì cái kia ngửa hoặc ngược lại. Hơn nữa 2 chiếc cán cũng vươn về hai hướng ngược nhau. Tất nhiên, chiếc Gầu sòng lớn vẫn rõ hơn chiếc Gầu nhỏ nhiều, trông có vẻ giống một cái chảo có cán dài, trong khi chiếc gầu nhỏ thì đúng chỉ là một cái muỗng múc canh nhỏ và mờ.
    Vài câu chuyện về sao Bắc cực
    Cuối cùng, ta có thể nhận thấy có một sự hiểu nhầm mà có kha khá người tin, đó là sao Bắc cực là ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm.??!!
    Tôi vẫn còn nhớ khi còn là một cậu bé (tác giả Joe Rao), bác tôi chỉ vào một ngôi sao sáng xanh nhạt và nói với tôi rằng đó là sao Bắc cực (lúc đó là giữa mùa hè). Thực ra đó là sao Vega thuộc chòm Lyra. Ngôi sao Bắc cực thực sự chỉ đứng thứ 49 về độ sáng. Polaris duy trì gần như một điểm trên bầu trời trong suốt cả năm trong khi các ngôi sao khác phải vẽ những vòng trong quanh nó. Thực ra độ lệch của sao Bắc cực so với tâm điểm quay thực của bầu trời là khoảng 1,5 lần độ rộng biểu kiến của mặt trăng tròn tức là khoảng 0,75 độ.
    Tuy nhiên do trục quay của Trái đất bị đảo (hiện tượng tiến động), tâm quay của bầu trời cũng dịch chuyển theo, nhưng với thời gian hàng thế kỷ.
    Hiện tại sao Bắc cực vẫn di chuyển gần vào tâm quay và tính tới ngày 24/3/2100, sao Bắc cực sẽ tiến gần tới tâm quay nhất, chỉ lệch có 27,15 phút (nhỏ hơn đường kính biểu kiến của Mặt trăng). Do một chu kỳ lắc đảo của Trái đất kéo dài 26000 năm nên các ngôi sao khác nhau sẽ nắm giữ vai trò sao BẮC CỰC ở những thời điểm khác nhau. Trên thực tế, ngôi sao Kochab, hay Người lính gác sáng hơn chính là ngôi sao Bắc cực ở thời mà nhà bác học Hy Lạp cổ đại Plato còn sống, tức khoảng 400 năm trước Công nguyên.
    Theo Space.com
    Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết về ?oChiếc Gầu Sòng Lớn ở trang 43: http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-43.ttvn
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đính chính ảnh cho bài Gầu sòng nhỏ
    Hình ảnh 2 chiếc Gầu sòng vào thời gian này trong năm, khoảng vài ba giờ sau khi Mặt trời lặn. Hướng nhìn từ những nơi thuộc vĩ độ trung bình Bắc. (Stary Night View)
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 07:15 ngày 02/04/2009
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÙNG THAM GIA CHUƠNG TRÌNH ONLINE ?o 80 KÍNH THIÊN VĂN VÒNG QUANH THẾ GIỚI ? CỦA ESO
    Bạn muốn tham gia một cuộc thám hiểm đặc biệt không? Hôm nay thì có thể được đấy. Bạn chỉ cần ghé xem chương trình Around the World in 80 Telescopes. Chương trình phát trên mạng kéo dài 24 giờ này được ESO (Đài quan sát Nam bán cầu của Châu Âu) tổ chức để cổ vũ cho dự án 100 Giờ Thiên văn , một phần quan trọng của Năm Thiên văn Quốc tế 2009. Như đã được dẫn là một chương trình đầy sự kiện , Around the World in 80 Telescopes kéo dài một ngày và đêm trên khắp thế giới, cho phép khán giả (qua internet) thăm thú một số đài quan sát hiện đại nhất trên Thế giới và cả trên vũ trụ nữa, từ đó cùng khám phá vũ trụ trong dải sóng ánh sáng nhìn thấy và cả không nhìn thấy.
    Đài quan sát Gemini North Telescope (Hawai, Hoa Kỳ) và những đài quan sát lớn ở đỉnh ngọn núi lửa Mauna Kea là những nơi được dự định sẽ là điểm đến đầu tiên trong chương trình, theo lịch trình sẽ bắt đầu vào ngày 3/4/2009 vào lúc 09h00 UT (16h00 giờ Việt Nam). Các địa điểm hoặc đài quan sát khác cũng sẽ có trong chương trình bao gồm Swift Satellite và Kính thiên văn vũ trụ Fermi Gamma Ray, Kính thiên văn Himalayan Chandra (Hanle, Ấn Độ) và Kính thiên văn có đường kính 10 m ở Nam bán cầu cùng với kính Thiên văn IceCube Neutrino (cùng ở Địa Cực Nam , châu Nam Cực)
    Theo Apod
    Link thamgia : http://www.100hoursofastronomy.org/
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    VỤ NỔ SAO CÓ THỂ DẪN TỚI SỤP ĐỔ CẢ MỘT LÝ THUYẾT
    Một ngôi sao có độ sáng gấp cả triệu lần Mặt trời của chúng ta đã phát nổ quá sớm, và điều đó làm các nhà khoa học không thể hiểu được quá trình tiến hóa sao như họ vẫn tin vào trước đó.
    Avishay Gal-Yam thuộc Viện Khoa học Weizmann ở Rehovot, Israel nói:?Điều này có thể là chúng ta đã sai cơ bản về lý thuyết phát triển những ngôi sao lớn, và như vậy những lý thuyết này cần phải được xem xét lại?.
    Theo lý thuyết trên, ngôi sao đã bị nổ, với khối lượng khoảng 100 lần Mặt trời, đáng lẽ đã không đủ độ phát triển để có một nhân chứa sắt và sản phẩm thải của các phản ứng hạt nhân, được coi là điều kiện cần thiết để tạo sự sụp đổ vào lõi và từ đó kích hoạt vụ nổ supernova mà các nhà khoa học được chứng kiến.
    Nghiên cứu mới bao gồm cả hình ảnh cũ để so sánh. Đó là một trong những bức ảnh tham khảo hiếm mà từ đó ngôi sao khởi phát của một vụ nổ trên đã được phát hiện.
    Vụ nổ trên, còn đuợc gọ là SN2005gI, được phát hiện ở khoảng cách 215 triệu năm ánh sáng thuộc thiên hà xoắn ốc NGC 266 vào ngày 5/10/2005. Các bức ảnh do kính Hubble chụp vào năm 2007, đã bộc lộ ngôi sao ở dạng chuẩn bị nổ với độ sáng tỏa ra rất mạnh.
    Ngôi sao tiền tố của vụ nổ có độ sáng tới mức có thể được liệt vào một lớp các ngôi sao được gọi là ?oCác Sao xanh cực sáng có độ trưng biến đổi? (Luminous Blue Variables = LBVs) bởi vì không có một loại sao nào có thể sáng như vậy ?" theo Gal-Yam. Khi một ngôi sao dạng LBV phát triển, nó trút bỏ nhiều phần vật chất của mình ra ngoài thông qua những cơn gió sao (tương tự gió Mặt trời). Chỉ khi tới thời điểm đó, ngôi sao khổng lồ mới tạo được một cái lõi chứa đầy sắt lớn, và sau đó phần lõi này sụp đổ và phát nổ.
    Vụ nổ bất ngờ trên có thể còn gợi ý rằng những ngôi sao khác cũng có những động thái khác với cái cách mà các nhà khoa học vẫn tin vào, bao gồm cả một ngôi sao khá gần với chúng ta, đó là ngôi sao Eta Carinae, chỉ cách chúng ta có 7500 năm ánh sáng và nằm ngay trong Dải Ngân hà. Những ngôi sao cực nặng và cực sáng (cỡ 100 lần khối lượng của Mặt trời) như Eta Carinae được cho là đã bị mất hoàn toàn lớp vỏ hydrogen trước khi đạt tới điểm cuối cùng là một vụ nổ supernova.
    Mario Livio thuộc Viện Khoa học Kính Thiên văn ở Baltimore nói:? Những quan sát này cho thấy rằng có nhiều chi tiết trong hành trình tiến hóa và chết đi của những ngôi sao dạng LBV vẫn còn là một ẩn số. Chúng ta phải tiếp tục để mắt tới Eta Carinae, ngôi sao này có thể lại làm chúng ta ngạc nhiên thêm đấy?.
    ..
    Một khả năng nữa được các nhà khoa học dự đoán là ngôi sao sinh ra SN2005gI thực ra là một cặp sao đôi, một hệ sao đôi sau đó đã hợp nhất. Khả năng này giải thích cho việc hệ sao có thể tiếp liệu cho các phản ứng hạt nhân để làm sáng ngôi sao lên một cách bất thường, làm cho ngôi sao trông sáng hơn nhưng lại có vẻ chưa đủ độ tiến hóa như tuổi thực sự của nó.
    Gal-Yam nói:? Điều này cũng bỏ ngỏ một khả năng là có thể có những cơ chế khác có thể kích hoạt những vụ nổ supernova. Chúng ta có thể đã bị sai lầm môt điều gì đó khá cơ bản trong vấn đề hiểu biết tại sao những ngôi sao siêu sáng bị mất khối lượng?
    Gal-Yam công bố rằng quan sát của các nhà khoa học cho thấy rằng chỉ có một phần nhỏ khối lượng của ngôi sao bị vung ra trong vụ nổ. Cũng theo Gal-Yam, hầu hết vật chất đã bị hút vào phần lõi đang sụp đổ mà có thể đã chở thành một hố đen có khối lượng xấp xỉ khoảng 10 ?" 15 khối lượng Mặt trời.
    Theo Space.com
    Ảnh trên: hình ảnh vụ nổ supernova SN2005gI trong thiên hà NGC266 do kính thiên văn mặt đất Puckett Observatory chụp. Ảnh dưới bên trái: ảnh tư liệu của kính Hubble năm 1997 trong dải ánh sáng khả kiến ở vùng có vụ nổ. Vòng tròn trắng đánh dấu ngôi sao sẽ nổ. Ảnh dưói, giữa: ảnh chụp ở vùng hồng ngoại gần bởi kính Keck vào năm 2005. Ảnh dưới bên phải: ảnh chụp vùng khả kiến của kính Hubble chụp ngày 26/9/2007 cùng một vị trí. Chú ý rằng vùng sáng gần vị trí của vụ nổ có thể thấy cả ở 3 bức hình loại trừ bức mô tả ngôi sao chuẩn bị nổ (progenitor).

Chia sẻ trang này