1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CUỘC SỐNG Ở NHỮNG KHU VỰC XA XÍCH ĐẠO
    Sự sống ở khu vực nhiệt đới, rõ ràng là dễ dàng hơn rất nhiều ở vùng cực. Ít nhất để minh chứng cho điều này ta chỉ cần nhìn vào số lượng các loài sống ở khu vực xích đạo nhiều hơn rất nhiều các loài sống ở vùng cực.
    Tuy nhiên, lý do cơ bản nằm phía sau vấn đề tại sao những vùng đất vĩ độ thấp lại đươc các loài ưu ái như vậy đã làm đau đầu các nhà sinh học. Một nghiên cứu gần đây cho rằng hầu hết các loài sinh vật đều có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới. Các kết quả nghiên cứu này có thể làm cho các nhà khoa học dễ tiếp cận hơn tới một vấn đề bao quát hơn, đó là một hành tinh cần có gì để cho sự sống vượt qua và tồn tại.
    Sự thay đổi tính đa dạng theo vĩ độ (Latitude Diversity Gradient: LDG) là một đặc điểm rất rõ ràng của sự sống trên Trái đất. Số lượng động thực vật đạt giá trị cao nhất tại khu vực xích đạo và giảm dần khi tới vùng cực. Các hóa thạch cũng cho thấy xu thế này kể cả từ hàng triệu năm trước đây.
    Để hiểu được bản chất LDG do đâu mà có, Andrew Krug thuộc ĐHTH Chicago và những đồng nghiệp của ông (David Jablonski, James Valentine và Kaustuv Roy) đã nghiên cứu các hóa thạch của động vật thân mềm có vỏ cứng như hến, sò, hàu, trai. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loài mới phát triển xuất hiện nhiều hơn ở vùng xích đạo và từ đó tiếp tục phát triển lên các khu vực có vĩ độ cao hơn.
    Sự hình thành gradient
    Sự thay đổi tính đa dạng theo vĩ độ (LDG) được ghi nhận lần đầu tiên khoảng 200 năm trước đây có kèm theo một vài lời giải thích về hiện tượng này. Một vài ngưòi đã giải thích đó là do nhiệt độ ấm hơn, nhiều ánh sáng mặt trời hơn hay bản thân tính đa dạng sinh học hơn ở những vùng có vĩ độ thấp.
    ?oChúng tôi vẫn chưa đi tới một câu trả lời cụ thể? Krug nói.
    Các nhà sinh vật học rất muốn tìm hiểu rõ ràng về LDG bởi vì điều đó có thể giải thích tại sao sự sống trên Trái đất lại có thể phát triển và tồn tại ở hầu như mọi ngóc ngách trên toàn bộ hành tinh. Điều đó cũng có thể giải thích về vai trò của khí hậu và địa chất học trong vấn đề duy trì tính đa dạng sinh học của sự sống trên Trái đất.
    Krug nói: ?o Con trai, chim, cá, kiến ?" chúng đều cho thấy tính đa dạng. Điều đó ngụ ý rằng tồn tại một tính chất cơ bản của sự sống mà từ đó điều khiển sự phân bố của các loài?.
    Đó là một cái nôi hay một nhà bảo tàng?
    Nhiều nhà sinh vật học tìm cách liên hệ LDG với sự khác biệt về khu vực về khí hậu và địa lý, nhưng Krug và các đồng nghiệp của ông lại cho rằng cần phải nhấn mạnh vào vấn đề tại sao quá trình tiến hóa lại thay đổi theo vĩ độ. Krug nói:? Bạn không thể phớt lờ lịch sử được?.
    Khu vực xích đạo có thể từng là một ?oCái nôi? sinh thành và nuôi dưỡng nhiều loài hơn các khu vực có vĩ độ cao và vùng cực. Hay nó có thể là một ?onhà bảo tàng? thu thập nhiều giống loài bởi vì tỷ lệ tuyệt chủng ở khu vực xích đạo khá là thấp (so với các khu vực có vĩ độ cao hơn).
    ?oDù khả năng nào xẩy ra thì kết quả vẫn là số lượng các loài ở khu vực nhiệt đới cao hơn? Krug nói.
    Để khám phá ra các khả năng trên, các nhà nghiên cứu đã tập chung vào các loài 2 mảnh vỏ. Các sinh vật biển có 2 mảnh vỏ rõ ràng tuân thủ quy luật LDG, với 2000 loài ở vùng nhiệt đới, nhưng chỉ có 50 loài ở vùng cực. Loài này cũng là đối tượng nghiên cứu tốt bởi vì ta có thể tìm thấy chúng khắp nơi trong đại dương với quy luật sống và kiêm ăn rất đa dạng. Loài này cũng thể hiện trong các hóa thạch có niên đại tới 11 triệu năm.
    Các nhà nghiên cứu đã phân tích các hóa thạch của loài 2 mảnh vỏ để tìm ra các loài khác nhau xuât hiện như thế nào. Các dữ liệu chỉ ra rằng các ?ođiểm xuất phát? của các loài chiếm tới 75% ở các khu vực nhiệt đới. Điều đó có nghĩa là hầu hết các loài đều xuất sứ từ khu vực xích đạo. Ngoài ra các kết quả còn cho thấy tỷ lệ tuyệt chủng của các loài ở khu vực xích đạo và cận xích đạo thấp hơn hẳn so với các vùng khác. Điều này có nghĩa là khu vực xích đạo đóng cả hai vai trò: làm CÁI NÔI và NHÀ BAO TÀNG.
    Theo các nhà nghiên cứu, sự đa dạng sinh học ở các khu vực vĩ độ cao cũng xuất phát từ vùng xích đạo. Krug nói:?Khu vực nhiệt đới là động lực của tính đa dạng sinh học ở cả vĩ độ thấp và vĩ độ cao.?
    Ngôi vườn Địa đàng
    ?oSự ổn định về nguồn năng lượng Mặt trời có thể là nguyên do cơ bản cho sự tồn tại nhiều loài ở khu vực xích đạo? Jablonski nói, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thẩm định giả thiết này.
    Theo Krug, cho dù là lý do nào đi chăng nữa, các nhà sinh vật học cũng có thể thu nhận được một số lời gợi ý với việc kết hợp các dạng tiến hóa theo khu vực với tính dao động trong đa dạng sinh học. Ví dụ như có thể đã có nhiều sự bùng nổ các loài trong khu vực xích đạo trong các thời kỳ phát triển mạnh của sinh vật thuộc kỷ Tân sinh (cuối kỷ Phấn trắng-thời kỳ tuyệt chủng mạnh). Hoặc có lẽ sự di cư của một vài loài thoát khỏi khu vực nhiệt đới đã giúp sự sống tồn tại những cuộc thiên tai khủng khiếp trên toàn cầu thời đó.
    ?oĐiều đó nói lên cách thức mà chúng ta đã tiến hóa từ nguồn gốc sự sống để đạt được sự đa dạng sinh học như bây giờ?. Krug nói.
    Thế còn trên các hành tinh khác thì thế nào?, theo Krug thì còn quá sớm để nói lên một điều gì, nhưng có thể rằng sinh quyển ở nơi đó phải phụ thuộc vào một dạng gradient nào đó. Chúng ta có thể sẽ phát hiện ra, ví dụ như sự sống rất khó có thể tồn tại ở những nơi mà thỉnh thoảng lại có thiên thạch viếng thăm hay khí hậu hay thay đổi, trừ phi có một cơ chế tạo ra một sự đa dạng sinh học nào đó ở trên hành tinh nghiên cứu.
    Tuy nhiên cơ chế tạo đa dạng sinh học ở đó có thể không giống với Trái đất của chúng ta.
    ?o Có thể có quá nhiều sự thuận lợi ở nơi đó. Nếu ánh nắng mặt trời quá nhiều hay nhiệt độ quá cao thì các khu vực mà sinh vật chọn để sống nhiều nhất có thể lại không phải là những nơi thuộc xích đạo? Jablonski nói.
    Theo Space.com

    Chỉ có một vài loài sinh vật dũng cảm mới chọn vùng cực làm nơi ăn chốn ở như thế này.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH ĐƯỢC GIỚI HẠN BẦU KHÍ QUYỂN CỦA TRÁI ĐẤT
    Bạn hãy cẩn thận kẻo bay mũ khi nghe tin này nhé: Các nhà khoa học vừa mới xác định chính xác cái gọi là ?oRìa của Vũ trụ? hay thực chất là biên giới của bầu khí quyểnTrái đất tiếp giáp với vũ trụ bên ngoài.
    Số liệu từ các thiết bị của trường ĐHTH Calgary ?" Canada, đã cho biết khoảng không vũ trụ được bắt đầu từ độ cao 73 dặm (118km) tính từ mặt đất. Mặc dầu vậy, vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất, ví dụ như sự định nghĩa biên tiếp giáp này vẫn còn mù mờ, lẫn lộn và tồn tại những định nghĩa trái ngươc nhau.
    Cho những người mới nhập môn, các nhà thiên văn học có thể nói là họ đã vào khoảng không vũ trụ sau khi chỉ vượt qua độ cao khoảng 50 dặm (80km).
    Trong khi đó, biên giới đựơc công nhận bởi nhiều nguời trong ngành công nghiệp vũ trụ là mốc 62 dặm (100km). Nhà khoa học Theodore von Karmán từ rất lâu đã tính toán ra rằng ở độ cao này (100km), bầu khí quyển quá mỏng tới mức có thể bỏ qua và các thiết bị bay thông thường sẽ không thể hoạt động ở độ cao này do chúng không đạt đủ tốc độ để có được lực nâng cần thiết. Mức độ cao 62 dặm này cũng được công nhận bởi Liên đoần bay Quốc tế (FAI). Tuy nhiên, Hoa kỳ chưa bao giờ chính thức chấp nhận một giới hạn biên nào bởi vì điều đó có thể làm phức tạp hóa vấn đề quyền được bay của các vệ tinh và các vật thể bay khác của họ ?" theo NASA.
    Bộ phận kiểm soát bay của NASA sử dụng mốc 76 dặm (122km) như là độ cao bay chở lại bầu khí quyển từ vũ trụ bởi vì ở độ cao đó, các tầu Con thoi thường phải chuyển từ chế độ lái bằng phản lực sang chế độ tự điều chỉnh bằng áp lực khí của bầu khí quyển. Một số người khác lại cho rằng dấu hiệu ?o Đã Vào Vũ trụ? phải xa ở 13 triệu dặm (21 triệu km) bởi vì từ đó thì lực hút của Trái đất mới có thể coi như bỏ qua.
    Các bạn lưu ý là các nhà du hành vũ trụ chịu cảm giác không trọng lượng trong quỹ đạo không phải bởi vì lực hút của Trái đất không tồn tại mà bởi vì có một sự cân bằng lực đối với các vật thể bay trong qũy đạo.
    Trong nghiên cứu mới trên, một thiết bị có tên gọi Supra ?" Thermal Ion Imager, đã dò tìm ra biến giới giới hạn giữa bầu khí quyển của Trái đất và khoảng không bằng cách đo đạc và so sánh giữa những ngọn gió cực nhẹ nhàng của khí quyển Trái đất với những dòng hạt tích điện trong vũ trụ mà có thể đạt tốc độ tới hơn 1000 km/h Khả năng đo và so sánh đuợc các đại lượng trên là cực kỳ quan trọng bởi vì đó là một nhiệm vụ rất khó khăn - ở độ cao đó, đối với khinh khí cầu là quá cao, còn đối với vệ tinh lại quá thấp.
    David Knudsen thuộc ĐHTH Calgary, cũng là một nhà khoa học của dự án nói:? Đây mới là lần thứ 2 những phép đo trực tiếp về các dòng hạt tích điện ở khu vực độ cao như vậy được thực hiện, những thông số đo ở lần đầu ?" như tốc độ gió của khí quyển ở tầng cao ?" cũng được đo lại ở lần này?.
    Thiết bị đo được đưa lên độ cao bằng tên lửa JOULE ?" II vào ngày 19/1/2007. Nó bay lên độ cao khoảng 124 dặm (200km) so với mức nước biển và sau đó thu thập các số liệu trong vòng 5 phút khi nó đi qua khu vực ?o biên giới của không gian?.
    Các số liệu ? cho phép chúng tôi tính toán được dòng năng lượng chảy vào bầu khí quyển của Trái đất mà cuối cùng có thê giúp chúng tôi hiểu được về tương tác giữa vũ trụ và môi trường của chúng ta?, Knudsen nói? Điều đó có nghĩa là có một sự hiểu biết tốt hơn về mối liên hệ giữa các vết đen trên Mặt trời với sự ấm lên hoặc lạnh đi của khí hậu Trái đất cũng như các điều kiện thời tiết trong vũ trụ ảnh hưởng như thế nào đối với các vệ tinh, các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị và các hệ thống phát và truyền tải điện năng trên Mặt đất?.

    Theo Space.com
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐI TÌM NHỮNG DẤU VẾT CÒN LẠI CỦA MỘT ?~HÀNH TINH?T TRONG HỆ MẶT TRỜI
    Thái dương hệ có thể đã từng có một hành tinh có tên là Theia, mà theo các nhà khoa học, hành tinh này có thể đã giúp hình thành lên Mặt trăng của Trái đất.
    Hiện tại, hai con tầu vũ trụ đã đượng phóng lên để đi tìm những gì còn sót lại của người anh em ?ocó thể có? này và sau đó tiếp tục có thể đã bị vỡ tan tành trong giai đoạn sơ khai của Thái dương hệ.
    Mike Kaiser, một nhà khoa học tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland nói:?Đó là một thế giới trên giả thiết. Chúng ta chưa từng nhìn thấy hành tinh đó, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng hành tinh này đã tồn tại khhoảng 4,5 tỷ năm trước đây, và họ cho rằng thiên thể đó đã va chạm với Trái đất để tạo thành Mặt trăng?.
    Theia được cho rằng có kích thước tương đương với sao Hỏa. Nếu hành tinh Theia va chạm với Trái đất từ rất lâu rồi, những mảnh vụn từ vụ va chạm đã có thể tự kết hợp với nhau để tạo thành Mặt trăng. Ý tưởng này lần đầu tiên được đưa ra bởi hai nhà khoa học thuộc ĐHTH Princeton là Edward Belbruno và Richard Gott.
    Nhiều nhà nghiên cứu hiện tại cho rằng thực sự đã có một vật thể lớn nào đó đã đâm vào Trái đất và sau đó những mảnh văng ra đã tự kết với nhau để tạo thành Mặt trăng. Mặc dầu vậy, người ta vẫn chưa biết rõ liệu vật thể đó có thể là một hành tinh, một tiểu hành tinh hay chỉ là một sao chổi.
    Cho dù vật thể đó là gì đi nữa, những mảnh vụn văng ra từ 2 thiên thể có thể đã hòa trộn lẫn nhau và từ đó người ta có thể giải thích một số khia cạnh về địa chất của Mặt trăng ví dụ như kích thước của lõi Mặt trăng và tỷ trọng và thành phần của những viên đá Mặt trăng.
    Các nhà khoa học hy vọng rằng hai con tầu thăm dò STEREO (LẬP THỂ) của NASA đựơc phóng từ năm 2006, sẽ có thể khám phá ra những dấu vết còn sót lại của Theia và từ đó các nhà khoa học có thể chấm dứt những tranh cãi về nguồn gốc của Chị Hằng.
    Tới nay, những dấu hiệu của Theia hoàn toàn mất dạng trước những ống kính thiên văn đặt từ Trái đất. Nhưng cặp tầu thăm dò STEREO được lập trình để tới được những điểm đặc biệt trong không gian, đó là những điểm Lagange, là những vị trí mà lực hấp dẫn của Trái đất và Mặt trời kết hợp với nhau tạo thành những hố thế năng hấp dẫn và do vậy chúng có xu thế thu hút và giữ lại những mảnh vỡ vô tình đi ngang qua.
    Theo Kaiser thì cặp tầu thăm dò STEREO đang trên đường tiến tới khu vực các điểm Lagrange và điều đó tạo khả năng cho các nhà nghiên cứu tìm kiếm tốt hơn những gì còn sót lại của Theia. Các con tầu này theo dự định sẽ tới được các hố thế trên khoảng vào tháng 9 và tháng 10 năm 2009.
    ?oSTEREO cũng là một hệ để theo dõi Mặt trời?, Kaiser nói. ?o Hai còn tầu thăm dò này sẽ quan sát Mặt trời từ hai bên hông để có được hình ành 3-D về các hoạt động của Mặt trời. Chúng tôi chỉ tình cờ cho chúng đi qua các điểm Lagrange L4 và L5. Đó thực sự là một phần thưởng quý giá trong khoa học.
    Theia nói:? Các mô hình máy tính cho thấy rằng Theia có thể có kích thước đủ lớn để có thể tạo ra Mặt trăng sau khi va chạm với Trái đất nếu thiên thể này hình thành hoặc là ở khu vực L4 hoặc khu vực L5. Sau đó, Theia có thể đã bị đánh bật ra khỏi hố thế L4 (hoặc L5) bởi lực hấp dẫn của các hành tinh khác, ví dụ như sao Kim (khi đó đã đủ lớn), và cứ thế Theia đâm thẳng vào Trái đất?.
    Theo Space.com
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC PHI CÔNG VŨ TRỤ HOA KỲ CÓ THỂ SẼ PHẢI ĐI NHỜ TẦU CỦA TRUNG QUỐC
    Một khi các tầu Con thoi của Nasa nghỉ hưu vào năm sau, các nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ có thể sẽ phải đi nhờ các tầu vũ trụ của Trung Quốc để lên được Trạm Quốc tế ISS ?" Theo lời cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
    Viễn cảnh này được chính cố vấn khoa học John Holdren, Chủ tịch Văn phòng Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng thổ lộ trong một cuộc phỏng vấn trước tờ ScienceInsider - một Blog thuộc Hiệp hội Khoa học Tiên tiến của Hoa kỳ (AAAS).
    Trong cuộc phỏng vấn với Scienceinsider, Holdren nhấn mạnh là chính quyền Obama đã quyết tâm cho dừng việc khai thác các tầu Con thoi vào năm 2010 với việc tổng thống sẽ mở cửa cho một chuyến Con thoi bay vào vũ trụ trong năm 2010 nữa mà thôi.
    ?oNếu điều đó không thực hiện được và kế hoạch bị trục trặc, chúng ta sẽ phải cân nhắc tới những thời điểm sau mốc thời gian đó. Chỉ còn một chuyến con thoi nữa thôi. Sẽ có một khoảng trống về khả năng của chúng ta đưa người lên vũ trụ bằng các con tầu của Mỹ bởi vì chúng ta không có một bước đệm cho những tầu Con thoi cho tới trước năm 2015? - Holdren thú nhận.
    Holdren đi tới một khả năng là Hoa Kỳ sẽ phải dựa vào các đối tác có khả năng phóng tầu, đặc biệt là Nga. ?oCũng có thể sẽ là Trung Quốc, điều đó còn tùy thuộc vào các quan hệ của chúng ta sẽ phát triển như thế nào?. Ông nói thêm.
    Trong khi trả lời các câu hỏi có liên quan tới độ tin cậy của đối tác Trung Quốc trong việc đưa các phi công vũ trụ Mỹ lên không gian, Holdren nói:?Tôi cho rằng về nguyên tắc, có thể đưa ra những đòi hỏi về mặt tin cậy đối với người Trung Quốc. Tôi chỉ đưa vấn đề này ra như một sự suy đoán, nhưng tôi không cho rằng khả năng đó sẽ bị gạt bỏ?.
    Trung quốc là quốc gia thứ ba đã độc lập đưa con người lên vũ trụ sau Nga và Hoa Kỳ. Nước này đã phóng 3 chuyến tầu có người lái từ năm 2003 với số lượng phi công vũ trụ trên mỗi chuyến lần sau tăng hơn lần trước. Lần gần đây nhất, Trung Quốc đã phóng vào tháng 9 năm 2008, và lần đó, họ đã thực hiện cuộc đi bộ ra khoảng không đầu tiên của mình.
    Khi được hỏi liệu khoảng trống về thời gian không có phương tiện bay (trước khi đội tầu Orion đi vào hoạt động) sẽ chỉ là 5 năm hay lâu hơn, Holdren nói rằng ông không muốn dự đoán, nhưng lại nói rằng:? Ít nhất cũng phải lâu cỡ vậy?.
    Theo Space.com

    Minh họa tầu Thần Châu của Trung Quốc bay trên quỹ đạo.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MƯA SAO BĂNG LYRID ĐẠT ĐỈNH ĐIỂM VÀO ĐÊM 22/4
    Trận mưa sao băng Lyrid sẽ đạt đỉnh điểm chỉ vài giờ trước lúc bình minh vào đêm 22/4 tới. Cao điểm của trận mưa sao băng này đến chỉ có 2 ngày trước đêm ?~trăng mới?T hay đêm không trăng, bởi vậy đây là một điều kiện ngắm sao băng khó có thể tốt hơn được. Ở những nơi không bị ô nhiễm ánh sáng và điều kiện thời tiết cho phép, ta có thể đếm được trung bình 20 sao băng Lyrid trong một giờ.
    Trận mưa sao này được đặt tên theo chòm sao mà từ đó các mảnh sao băng dường như xuất phát điểm ?" chòm sao Lyra (Thiên cầm). Mưa sao Lyrid chiếm phần lớn các sao băng trong tháng 4 hàng năm, nó kéo dài từ 16 tới 25 tháng 4. Các nhà thiên văn học dự báo mưa sao băng Lyrid sẽ đạt cực đại vào trước lúc bình minh hôm 22/4.
    Chòm Lyra khá dễ tìm bởi vì trong đó có ngôi sao sáng xanh Vera, một ngôi sao có độ sáng đứng thứ 5 trong số những ngôi sao thực thụ trên bầu trời đêm.
    Để xem mưa sao băng thì chúng ta không hề cần đến những thiết bị trợ giúp quang học như ống nhóm hay kính thiên văn, tất cả những gì ta cần là đôi mắt tinh tường, bởi vì chỉ có nhìn bằng mắt thường chúng ta mới có thể bao quát cả một khoảng thị trường rộng lớn. Trước lúc nửa đêm, hãy nhìn về hướng đông, khoảng độ cao lưng chừng (cỡ 45 độ). Sau nửa đêm, nhìn lên đỉnh đầu, lúc đó hẳn bạn sẽ ?~tóm?T được nhiều vệt sao hơn cả.
    Mưa sao Lyrid thay đổi theo từng năm với mật độ ở thời điềm cực đại dao động trong khoảng 20 vệt sao trong một giờ với điều kiện xem tốt. Thông thường thời gian cực điểm chỉ kéo dài có vài giờ. Tâm điểm mưa sao Lyrid nằm trong chòm sao Lyra, gần biên với chòm Hercules (Vũ tiên). Mặc dầu khu vực tâm điểm mọc trước lúc nửa đêm, nhưng thời điểm để quan sát mưa sao Lyrid tốt nhất là khoảng 2 đến 3 giờ trước lúc bình minh. Đương nhiên là bạn sẽ xem được nhiều vệt sao hơn nếu địa điểm quan sát ít bị ô nhiễm ánh sáng hơn.
    Các vệt sao Lyrid thường nhanh và có độ sáng trung bình tương đương với những ngôi sao trong ?oChiếc Gầu Sòng Lớn?. Mưa sao Lyrid có nguồn gốc từ Sao chổi Thatcher (C/1861 G1).
    Ngắm sao mưa sao băng là một sự kiện tốt cho quan hệ bạn bè và gia đình. Hãy tổ chức một nhóm ngắm sao và tìm đường đi ra xa thành phố, nơi bị ô nhiễm ánh sáng nặng nề để đến những nơi có bóng tối thực sự. Hãy mang theo ghế ngả lưng, túi ngủ, đồ uống nóng. Chú ý mang thêm áo ấm nữa. Có khá nhiều bạn cảm thấy bất ngờ với cái lạnh của nửa đêm vào tiết cuối xuân đấy.
    Theo Astronomy.com
  6. phanhienqt

    phanhienqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Trận mưa sao băng này vào rạng sáng 22/4 đúng không ạ?
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bài trên là tác giả viết cho dân Mỹ, mà sáng sớm 22/4 ở Mỹ tương đương với các giờ chiều muộn ở Việt Nam cùng ngày. Theo tôi biết, cực đại của trận Lyrids năm nay là khoảng 11h GMT ngày 22/4, tương đương với 5:00 pm giờ VN ngày 22/4. Như vậy chắc chắn ở VN không thể xem được trận này vào đúng lúc cao điểm , hơn nữa chòm Lyra mọc cũng khá muộn.
    Theo tôi nếu mọi người có ý định xem trận mưa sao này, đêm nay là hợp lý. Thường thì xem sau lúc nửa đêm sẽ thấy mật độ sao băng dầy hơn, mặc dù thời điểm đó có xa cực đại hơn.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Dân Mỹ có lẽ chờ xem trăng che Sao Kim hơn là trận mưa sao băng này.
  9. phanhienqt

    phanhienqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Cùng ngắm Sao Thủy, Mặt Trăng, và cụm Thất Nữ bên nhau
    Sao Thủy nằm ở vị trí tốt cho việc quan sát bắt đầu từ tuần thứ 2 của tháng 4, và các bạn sẽ không phải dậy sớm hay phải đi xa để quan sát nó.
    Vào giữa tháng 4, Sao Thủy lặn muộn hơn Mặt trời tới hơn 80 phút. Trong suốt 2 tuần cuối của tháng này, Sao Thủy nằm sát cạnh cụm Thất Nữ (Pleiades hay còn gọi với cái tên khác là Seven Sisters).
    [​IMG]
    Sao Thủy nằm gần cụm Thất Nữ sau khi Mặt Trời lặn vào cuối tháng 4. Mặt Trăng tiến sát cặp đôi này vào ngày 26/4. ảnh: Roen Kelly​
    Đừng bỏ lỡ cuộc gặp gỡ tuyệt vời vào khoảng 30 phút sau khi Mặt trời lặn ngày 26/4 tới khi Mặt Trăng lưỡi liềm gặp gỡ Sao Thủy và cụm Thất Nữ (Pleiades). Mặt Trăng nằm ở vị trí cách 2° phía trên và Sao Thủy cách 3° về phía bên dưới cụm sao này. Phần tối của Mặt Trăng sẽ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, bởi nhận được ánh sáng Mặt trời phản xạ từ Trái đất. Một chiếc ống nhòm sẽ giúp bạn có buổi quan sát trọn vẹn.
    Vào ngày 29, Sao Thủy nằm cách khoảng 3 lần bề rộng Mặt Trăng tròn về phía nam cụm Thất Nữ. Mặt trăng sẽ dần lên cao hơn tiến về vị trí chòm Song Tử (Gemini). Còn Sao thủy sẽ bị ánh sáng của Aldebaran, ngôi sao sáng nhất trong chòm Kim Ngưu (Taurus) lấn át.
    Theo astronomy.com
    Được phanhienqt sửa chữa / chuyển vào 16:47 ngày 23/04/2009
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG HỆ MẶT TRỜI CỦA CÁC NGÔI SAO CHẾT?
    Bằng việc sử dụng Kính Thiên văn Vũ trụ Spitzer của NASA, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã tìm ra rằng ít nhất có 1 % các ngôi sao lùn trắng cho thấy bằng chứng tồn tại các tiểu hành tinh và các hành tinh có bề mặt cứng bay xung quanh. Điều đó có nghĩa là những ngôi sao lùn trắng đó đã có thời sở hữu cả một hệ mặt trời tương tự như Thái dương hệ của chúng ta.
    Sao lùn trắng là phần còn lại của một ngôi sao tương tự Mặt trời sau khi kết thúc vòng đời. Sao lùn trắng có mật độ vật chất rất đậm đặc và có nhiệt độ rất cao. Bầu khí quyển của những ngôi sao lùn trắng thường chứa toàn là H2 và He, nhưng đôi khi người ta phát hiện ra còn có một ít các nguyên tố nặng hơn như Ca và Mg. Các quan sát gần đây cho thấy rằng các ngôi sao có kích thước cỡ Trái đất này thường bị làm ô nhiễm bởi những đợt mưa liên miên của những đám bụi bay trong quỹ đạo gần với ngôi sao lùn trắng và quá trình đó phát ra các bức xạ hồng ngoại mà kết quả là Kính Spitzer đã thu được.
    Các dữ liệu đo được gợi ý rằng có ít nhất từ 1% tới 3% các ngôi sao lùn trắng bị làm ô nhiễm theo cách trên và các đám bụi đó xuất phát từ những thiên thể đất đá giống như các tiểu hành tinh. Trong hệ Mặt trời của chúng ta, các tiểu hành tinh là những phần còn sót lại sau khi các khối vật chất xây dựng xong các hành tinh đất đá giống như Trái đất. Các kết quả từ Kính Spitzer còn nói lên rằng các tiểu hành tinh được tìm thấy bay xung quanh một số lượng lớn các ngôi sao lùn trắng, có lẽ cũng phải tới 5 triệu ngôi tính ngay trong Dải Ngân hà.
    Phát hiện mới này cho thấy rằng các đám bụi hoàn toàn tồn tại trong giới hạn Roche của ngôi sao - giới hạn mà mọi vật thể lớn hơn một vài km khi tiến vào sẽ bị bóp vụn ra dưới tác dụng của lực thuỷ triều (tương tự như cách mà các vành đai sao Thổ hình thành). Lý luận này củng cố giả thuyết của nhóm nghiên cứu là các đĩa bụi xung quanh các ngôi sao lùn trắng được tạo thành bởi các tiểu hành tinh bị phá vỡ dưới lực thuỷ triều của ngôi sao lùn trắng trung tâm. Để có thể tiến được gần tới ngôi sao lùn trắng (qua giới hạn Roche), một tiểu hành tinh hẳn phải bị một tác động làm chệch khỏi quỹ đạo vốn có, và điều đó có thể xẩy ra do chúng bay quá gần với những hành tinh ẩn khuất đâu đó mà chúng ta chưa thể nhìn thấy được.
    .Bởi vì các sao lùn trắng là phần còn lại của các ngôi sao trong chu trình chính giống như Mặt trời của chúng ta, nhóm nghiên cứu ngụ ý rằng do vậy cũng phải có ít nhất 1% tới 3% các ngôi sao trong chu trình chính sở hữu các hành tinh đất đá bay xung quanh. Một thành viên trong nhóm, Tiến sĩ Jay Farihi thuộc ĐHTH Leicester nói:?Trong công cuộc tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất, chúng ta đã xác định được vô số các hệ (mặt trời) có khả năng lớn chứa đựng những hành tinh như vậy. Các hành tinh rắn đã bám vào các ngôi sao lùn trắng, chúng sẽ không thể hỗ trợ sự sống, nhưng có thể đó lại là những nơi mà sự sống đã phát triển trong những thời kỳ trước đó (khi mà ngôi sao lùn trắng còn ?~khoẻ manh?T)?.
    Có lẽ khía cạnh thú vị và quan trọng nhất của nghiên cứu này là thành phần của những tiểu hành tinh bị vỡ vụn lại được xác định bằng những nguyên tố nặng phát hiện được từ những ngôi sao lùn.
    Tiến sĩ Farihi nhìn nhận vấn đề này như một bước tiến quan trọng:?Việc quan sát bằng những thiết bị quang học có chất lượng cao và trong vùng UV (ví dụ như kính Hubble), chúng ta có thể xác định được khoảng hơn hai mươi các nguyên tố khác nhau trong phần sao lùn trắng bị ô nhiễm. Từ đó chúng ta có thể tìm cách giải quyết được vấn đề: ?TLiệu những hành tinh có bề mặt rắn ở những hệ mặt trời xa xôi có tương tự như những hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta hay không??T?.
    Theo Sciencedaily.com
    Hình minh hoạ một ngôi sao chết, hay sao lùn trắng, được vây quanh bởi bụi và những mảnh
    vụn đất đá là sản phẩm của một tiểu hành tinh bị phá vỡ dưới tác dụng của lực thủy triều.
    (Cre***: NASA/JPL-Caltech)

Chia sẻ trang này