1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT CÓ THỂ NÀY MẦM TRÊN MẶT TRĂNG TITAN
    Nếu có sự sống tồn tại trên Titan, thì đó chính là suy đoán của mọi người về cuộc sống ngoài hành tinh sẽ như thê nào.
    Vệ tinh lớn nhất của sao Thổ không phải là một ứng viên tốt nhất cho một thế giới giống như Trái đất bởi vì nó hầu như không có nước ở dạng lỏng trên bề mặt. Nhưng, một trong những đặc điểm hứa hẹn của Titan là sự hiện diện của những hồ chứa đầy hydrocarbon lỏng như metan (CH4) hay etan (C2H6). Những cái hồ này đã được tầu Cassini-Huyghens của NASA phát hiện ra gần đây. Hiện tầu thăm dò này vẫn đang bay vòng quanh sao Thổ. Hiện tại Titan là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt trời ngoài Trái đất được biết có chất lỏng trên bề mặt.
    Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng căn cứ vào thành phần và thể tích, các hồ trên mặt trăng Titan có thể là nơi chứa tốt cho các dạng hóa chất tiền sinh học mà từ đó có thể dẫn tới sự sống. Những tia vũ trụ năng lượng cao chiếu vào các hồ và có thể kích hoạt những phản ứng để tạo thành những phân tử phức tạp hơn.
    Tetsuya Tokano, một nhà nghiên cứu hành tinh tại ĐHTH Cologne ?" Đức và là tác giả của bài báo nói:?Tôi nhận thấy rằng kết quả rất phụ thuộc vào thành phần hóa học của chất lỏng trong các hồ. Nếu một vài hợp chất nào đó bị mất, và thế là các hồ này có thể bị đông cứng hoặc khô cạn đi. Nhưng nếu các hồ có chưúa một hỗn hợp gồm etan, metan và nitơ, chúng có thể tổn tại nhiều năm và tạo ra một môi trường tôt cho các hợp chất hóa học tiền sinh học?.
    Mặc dầu tầu Cassini đã chụp được một số các hồ chứa hydrocarbon ở các khu vực vùng cực của vệ tinh Titan, nhưng nó không thể xác định đươc độ sâu của các hồ cũng như thành phần của hydrocarbon trong hồ
    Dựa trên những thông tin có được, Tokano đã sử dụng các mô hình mô phỏng máy tinh để phân tích các bộ số liệu cho điều kiện của hồ nhằm tìm ra tập hợp điều kiện nào là phù hợp nhất cho các quá trình hóa học dạng tiền sinh hoọ và khả năng phát triển một sự sống ngoài hành tinh trên đó.
    Ông đã phát hiện ra rằng khả năng các hồ trên Titan có thể phát triển sinh học không chỉ phụ thuộc vào thành phần mà còn vào kích thước của các hồ. Nếu hồ quá nông, nó có thể bay hơi hết trước khi những phản ứng quan trọng xẩy ra. Trái lại, nếu hồ quá sâu, nó có thể tạo ra một lớp đáy không hoà trộn tốt với các lớp trên và do vậy một số hóa chất quan trọng có thể bị cô lập mà không thể tham gia các phản ứng.
    Các dạng sự sống ngoài hành tinh
    Thực ra chúng ta vẫn chưa biết nhiều về Titan cũng như liệu có sự sống trên đó hay không. Tokano nói:?Nếu trên Titan tồn tại sự sống, nó có thể rất khác với sự sống trên Trái đất, và chúng ta vẫn không biết liệu một sự sống như vậy có thể tồn tại hay không. Đó chỉ là phỏng đoán.?
    Do Titan có nhiệt độ thấp, thiếu ô xy và thiếu nước ở dạng lỏng, do vậy nếu có một sự sống thì đó có thể là sự sống dựa vào nguyên tố silic (sự sống trên Trái đất dựa vào carbon).
    Sự sống dựa trên silic sẽ phải sử dụng nguyên tố Si để xây dựng các tế bào chứ không phải từ carbon như sự sống trên Trái đất vẫn làm. Bởi vì Si nặng hơn C và tạo liên kết với các nguyên tố khác một cách khác hẳn, do vậy các tế bào có cơ sở Si chắc chắn trông sẽ khác và hoạt động cũng khác so với các tế bào mà chúng ta vẫn biết. Thay vì sử dụng nước làm dung môi cho các quá trình trao đổi chất, sự sống có cơ sở Si hẳn phải dùng một hợp chất khác. Một số nhà khoa học đã dự đoán là hỗn hợp các hydrocarbon trên hệ thống hồ của Titan có thể đóng vai trò như một dung môi cho các dạng sự sống trên đó.
    Mặt trăng bí hiểm
    Còn rất nhiều câu hòi chưa có lời giải về các hồ trên Titan, kể cả trông chúng như thế nào nếu được nhìn gần.?Một số hồ lớn như các Hồ Lớn ở Michigan.- Tokano nói- Tôi không biết mầu chính xác, nhưng một hồ sâu hơn sẽ phải có mầu sậm hơn những hồ nông, và có lẽ mầu của chúng không phải là mầu xanh dương?.
    Tokano và các nhà khoa học khác rất muốn có nhiều thông tin nữa để có thể giải quyết những bí ẩn này. Họ đang vận động cho một chuyến bay hiện đại tới Titan và gửi về Trái đất những số liệu về các hồ trên. Cho tới nay chưa có một kế hoạch nào được xác nhận, mặc dầu cả NASA và ESA đều đang nghiên cứu các dự án trên. Tokano nói:?Tôi hy vọng sẽ có những tầu thăm dò trong tương lai, nhưng có lẽ cũng phải mất 20 hoặc 30 năm nữa. Tôi muốn biết độ sâu của các hồ, và thành phần hóa học chính xác của chúng. Về mặt nguyên tắc, nếu chúng ta có một chuyến bay tới Titan, một tầu thăm dò có thể hạ cánh xuống chính mặt hồ và điều đó (độ sâu và thành phần của hồ) có thể thực hiện được?.
    Nghiên cứu thành phần hóa học của các hồ trên Titan có thể rất quan trọng không chỉ trong việc tìm kiếm một sự sống ngoài Trái đất, mà còn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về nguồn gốc sự sống trên chính hành tinh xanh của chúng ta.
    Theo Space.com


    Thể hiện của họa sỹ về các hồ hydrocarbon cùng những bờ đá tảng và băng của vệ tinh lớn nhất của sao Thổ: mặt trăng Titan

  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG QUAN SÁT MỚI GỢI Ý SỰ TỒN TẠI CỦA HỐ ĐEN CỠ TRUNG
    Cuối cùng thì một hố đen cỡ trung bình cũng được phát hiện. Hầu hết các hố đen hoặc là lớn một cách khủng khiếp, hoặc quá nhỏ và nhẹ cân. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đã phát hiện được một hố đen cỡ trung bình với đúng nghĩa của nó.
    Phát hiện này là một bằng chứng vững chắc nhất của cuộc tìm kiếm dạng hố đen như vậy bấy lâu nay. Những hố đen hạng trung có khối lượng khoảng 500 lần Mặt trời và có thể là đại diện của mắt xích còn thiếu giữa các hố đen sao (loại này được hình thành từ cái chết của một ngôi sao đơn) với những siêu hố đen thuộc hàng khủng, mà có thể tương đương với hàng triệu thậm chí hàng tỷ Mặt trời.
    Phát hiện trên là một đối tượng thiên văn nằm ở vùng ngoại vi của thiên hà ESO 243-49 cách chúng ta khoảng 290 triệu năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học đã phát hiện được một nguồn tia X mạnh mà lại không có các tia đi kèm trong khoảng ánh sáng khả kiến. Theo các nhà nghiên cứu, các đặc điểm trên chứng tỏ đối tượng được nghiên cứu rất có khả năng là một hố đen chứ không phải là một ngôi sao nằm trên đuờng đi hoặc là một thiên hà nền (xa hơn).
    Hố đen là những đối tượng thiên văn có mật độ vật chất đậm đặc tới mức một khi một vật bị lọt vào vùng ảnh hưởng, ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát được lực hấp dẫn của nó. Bởi vậy hố đen không phản xạ ánh sáng, chúng ta không thể nhìn trực tiếp được các hố đen. Mặc dầu vậy, các nhà khoa học vẫn có thể phát hiện ra chúng dựa vào những bức xạ mạnh từ vòng xoáy gây ra do những đĩa vật chất đổ vào hố đen.
    Những hố đen hạng nhỏ được hình thành khi một ngôi sao đơn khổng lồ chết đi và lực hấp dẫn làm cho chính một phần vật chất của ngôi sao đổ sụp vào bên trong.
    Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc của các siêu hố đen mà loại này thường khu trú ở trung tâm các thiên hà lớn. Nhưng một giả thiết gợi ý rằng những siêu hố đen khủng long được tạo ra khi những hố đen nhỏ hơn ở một môi trường khá đông đúc (như các cụm sao cầu) va chạm nhau và hợp nhất.
    Farrel, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐHTH Leicester UK nói:? Đây mới chính là điểm quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi. Nếu chúng ta có thể chỉ ra rằng các hố đen có thể tồn tại ở 2 giới hạn thì một cách tự nhiên, cũng có thể có các hố đen nằm trong khoảng giữa hai giới hạn đó?.
    Cũng theo Farrel thì những hố đen dạng trung gian này tương đối là hiếm bởi vì ở hầu hết các môi trường trong vũ trụ, ví dụ như môt thiên hà bình thường, các ngôi sao không mấy khi được ?olèn chặt? bên cạnh nhau do vậy các vụ va chạm cũng ít xẩy ra.
    Phát hiện mới về ứng cử viên cho hố đen cỡ trung bình đựơc tìm thấy ở rìa một thiên hà, nơi người ta dự đoán có tồn tại những cụm sao cầu. Bởi vì thiên hà đó ở quá xa nên những cụm sao cầu cũng không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên những tia X từ hố đen hạng trung đó lại tới được chúng ta. Một vài nghiên cứu khác cũng đưa ra một vài ứng viên cho sự tồn tại của hố đen cỡ trung bình, nhưng các chứng cứ là chưa rõ ràng bởi vì nguồn tia X tới được quá yếu ?" Farrel giải thích.
    ?oCũng có thể giải thích các tia năng lượng cao (tia X) mà không dùng tới sự hiện diện của các hố đen.? Ông nói. ?o Vấn đề của chúng tôi đưa ra là ở chỗ chúng tôi đã đo được một nguồn tia siêu sáng, mạnh hơn gấp 10 lần so với những báo cáo báo trước đó. Điều đó làm cho việc giải thích nguồn tia năng lượng cao này rất phức tạp?.
    Theo Space.com
    Minh họa của họa sỹ về một hố đen cỡ trung ở phần ngoại biên của thiên hà ESO 243-49 (là vật thể sáng xanh nằm phía trên của phần bụng thiên hà).
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU VŨ TRỤ CÓ NHIỆT ĐỘ THẤP CHƯA TỪNG CÓ ĐI VÀO QUỸ ĐẠO XUNG QUANH ĐIỂM LAGRANGE L2
    Ngày 2/7/09, các bộ phận đầu dò của Thiết bị Tần số cao của tầu vũ trụ Plank sẽ đạt được nhiệt độ thấp một cách đáng ngạc nhiên : âm 273 độ C, và đó đựơc biết như là vật thể lạnh nhất trong vũ trụ.
    Con tầu vũ trụ vừa mới đi vào quỹ đạo trong cùng xung quanh điểm L2 (Lagrange) của hệ Mặt trời - Trái đất. Tầu Plank được trang bị một hệ thống làm lạnh thụ động có khả năng hạ nhiệt độ xuóng khoảng âm 230 độ C bằng cách bức xạ nhiệt ra không gian xung quanh. Ba hệ thống lạnh chủ động bắt đầu làm việc từ nhiệt độ đó và tiếp tục hạ nhiệt độ xuống âm 273,05 độ C, có nghĩa là chỉ cao hơn độ không tuyệt đối có 0,1 độ C ?" đó là nhiệt độ thấp nhất về mặt lý thuyết của tất cả các vật thể có trong vũ trụ.
    Nhiệt độ thấp như vậy là cần thiết đối với các đầu dò của tầu Plank nhằm nghiên cứu sóng nền vi ba vũ trụ (Cosmic Microwave Background hay CMB) bằng cách đo nhiệt độ. CMB là những nguồn bức xạ đầu tiên của vũ trụ chỉ 380000 năm sau vụ nổ Big Bang.
    Không khác nào đo nhiệt tỏa ra của một chú thỏ trên Mặt trăng !
    Các detector (đầu dò) sẽ theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của hệ CMB , mà sự thay đổi này chỉ cỡ 1 phần triệu của một độ C. Điều đó chẳng khác nào đo nhiệt lượng tỏa ra của một chú thỏ nếu chú ta đang ở trên Mặt trăng (giả sử chú thỏ vẫn sống !). Để có độ nhậy cao như vậy nên các detector trên tầu Plank cần phải có nhiệt độ thật gần với độ không tuyệt đối (-273,15 độ c).
    Tới mục tiêu: điểm Lagrange L2
    Đúng 13:15 giờ Trung Âu ngày 2/7/09, nhóm Điều khiển tầu Plank đã bắt đầu điều khiển con tầu đi vào quỹ đạo quyết định để từ đó lái tầu đi vào quỹ đạo xung quanh điểm Lagrange L2 (Điểm L2 nằm trên trục Mặt trời ?" Trái đất và cách Trái đất 1,5 triệu km về phía đối diện với Mặt trời. Một vật thể nằm trong điểm L2 sẽ luôn luôn quay quanh Mặt trời với chu kỳ quay trùng với chu kỳ quay của Trái đất mặc dầu có khoảng cách tới Mặt trời lớn hơn 1 AU ?" ND).
    Một khi nhận đựơc lệnh, quá trình đốt cháy nhiên liệu được điều khiển tự động trên tầu Plank và dự định quá trình hoạt động của tên lửa đẩy sẽ đựơc duy trì trong khoảng từ 12 tới 24 giờ.
    Quá trình điều khiển đựơc dự định sẽ thay đổi tốc độ của tầu khoảng 211,6 km/h sao cho đạt tốc độ cuối cùng là 1010 km/h so với Trái đất. Cùng với Trái đất và điểm ảo L2, tàu Plank sẽ bay quanh Mặt trời với tốc độ 106 254 km/h hay 29,5 km/sec. Khi mới bắt đầu sự chuyển đổi quỹ đạo, tầu Plank đã cách Trái đất 1,45 triệu km.
    Các nghiên cứu khoa học sẽ được thực hiện sớm
    Tất cả các hoạt động chạy thử đã đựơc lên chương trình và giai đoạn chuyển quỹ đạo của sứ mệnh về mặt thực tế là đã hoàn tất. Trong một vài tuần tới, hoạt động của các thiết bị trên tầu sẽ đuợc hiệu chỉnh để có được chất lượng cao nhất.
    Tầu Plank sẽ bắt đầu thực sự dò soát bầu trời vào giữa tháng 8 tới đây.
    Theo Sciencedaily

    Ảnh minh họa ống kính vũ trụ Plank. Các thiết bị trên tầu sẽ hoạt động ở nhiệt độ rất thấp, chỉ cao hơn độ không tuyệt đối vài ba độ. Để có được điều này, một loạt các hệ thống làm lạnh đã đựơc áp dụng. Nếu không tiếp tục làm lạnh thứ cấp, bản thân con tầu sẽ chỉ lạnh tới khoảng 50 K (~223 độ C). (Cre*** ESA/AOES Medialab)

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 05/07/2009
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THỜI ĐIỂM BẠN CÓ THỂ TÌM NGẮM SAO HẢI VƯƠNG
    Cảm thấy mình như một người quan sát bầu trời thực thụ
    Khi một hành tinh mới được chính anh phát hiện ra

    John Keats đã viết như vậy để nói về việc William Herschel đã phát hiện ra sao Thiên vương vào năm 1781. Các số liệu đo đạc về Thiên vương tinh nhanh chóng cho thấy rằng hành tinh này đang bị hảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của một hành tinh khác, nằm xa Mặt trời hơn nữa.
    Sự dự đoán về vị trí của hành tinh mới này được John Couch Adams đưa ra năm 1843 và Urbain Leverrier trong các năm 1845-1846. Nhưng cả hai nhà toán học này đều gặp nhiều trở ngại trong việc thuyết phục các nhà thiên văn học tìm cho ra hành tinh này. Cuối cùng thì vào ngày 23/9/1846, một nhà thiên văn học người Đức, Johann Gottfried Galle đã sử dụng các thông số của Le Verrier để định vị và tìm ra sao Hải vương hay Neptune. Phát hiện này đã dẫn tới một cuộc tranh cãi lớn là nước nào sẽ được nhận danh dự lớn là đã phát hiện ra sao Hải vương. Rốt cục thì niềm vinh dự này cũng được chia đều.
    Thật trớ trêu là Galle không phải là người đàu tiên được ngắm nhìn sao Hải vương. Gallieo là người đã thực sự nhìn thấy hành tinh này những tận hai lần vào các năm 1612 và 1613, nhưng ông đã nhầm và cho rằng đó là một hằng tinh. Vào thời điểm Gallieo nhìn thấy Neptune, hành tinh này đang ở lân cận với sao Mộc, có nghĩa là 2 hành tinh này ở rất gần nhau trên nền trời sao.
    Bây giờ tới lượt bạn !
    Tuần này, Neptune lại ở gần với Jupiter và chỉ cần chuẩn bị đôi chút là bạn có thể phát hiện ra hành tinh xa nhất trong hệ Mặt trời này trong suốt tuần tới. Nhưng chú ý là với ống nhòm hoặc kính thiên văn cỡ nhỏ, Neptune trông sẽ chỉ như một chấm sáng giống như một ngôi sao. Chỉ những kính thiên văn thật lớn mới có thể phân biệt được một vài điểm trên bề mặt hành tinh xa xôi này. Độ sáng của các thiên thể trên bầu trời được đo bằng một thang biểu kiến, một thang đo mà trong đó ngôi sao sáng nhất được quy thành độ sáng biểu kiến 1, ngôi sao mờ nhất có thể phát hiện bằng mắt thướng được quy thành độ 6. Đây là một thang đo ngược, có nghĩa là thiên thể càng mờ thì càng có số đo biểu kiến lớn hơn. Neptune có độ sáng biểu kiến là 8, mờ hơn thiên thể mờ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường là 2 đơn vị, bởi vậy để xem được hành tinh này, ta cần có một ống nhòm hoặc một kính thiên văn nhỏ.
    Thường thì để tìm được sao Hải vương trên bầu trời đầy sao cũng không khác nào một câu tục ngữ:"tìm kim đáy bể". Ta cần phải có những bản đồ sao khá chi tiết và phải thật kiên nhẫn. Tuy nhiên, tuần này sao Mộc sẽ gánh vác các công việc khó khăn cho chúng ta và công việc tìm kiếm Hải vuơng tinh sẽ trở lên dễ dàng. Mặc dầu vậy, bạn vẫn cần phải có một ống nhòm hoặc một ống kinh thiên văn nhỏ.
    Tìm Hải vương tinh như thế nào?
    Bạn hãy xem biểu đồ đi kèm phía dưới bài báo này. Đó là hình ảnh bầu trời vào rạng sáng 12/7, và vị trí của các hành tinh cũng không thay đổi nhiều trong suốt tuần. Cả hai hành tinh đều di chuyển từ trái sang phải so với vị trí của ngôi sao Mu Capricomi. Sao Mộc di chuyển nhanh hơn sao Hải vương nhiều. Hải vương tinh sẽ là vật thể sáng duy nhất (không tính ngôi sao Mu Capricorni) ngay phía bắc của Môc tinh trong cả tuần tới.
    Bắt đầu từ sao Mộc, vào lúc 3:00 am hành tinh này là vật thể sáng nhất trên bầu trời hướng nam. Sao Kim sáng hơn nhiều nhưng vào lúc này, nàng vẫn chưa chịu thức dậy. Với một ống nhòm hay một ống kinh thiên văn nhỏ, bạn sẽ nhìn thấy sao Mộc cùng với nhũng vệ tinh Gallieo đi kèm.
    Bạn rê ống nhòm lên phía trên và sẽ nhìn thấy ngôi sao Mu Capricorrni có độ sáng biểu kiến bằng 5. Tiếp tục dịch tầm nhìn lên phía trên một chút nữa, đó sẽ là sao Hải vương, khá mờ hơn Mu Carpicorni. Do hành tinh này ở quá xa chúng ta nên nếu không phải là những ống kính lớn, sao Hải vương chỉ trông như mọi ngôi sao bình thường , duy có một điểm khác biệt là cái mầu xanh dương+xanh lục, khá phân biệt với những ngôi sao bình thường.
    ...
    ...Chúc mừng nào, bạn đã lắp lại được những việc mà Galileo đã làm vào các năm 1612 và 1613 và quan trọng hợn là bạn đã nhìn thấy được một hành tinh mà hầu hết các nhà thiên văn nghiệp dư không mấy khi xem được
    Theo Space.com
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 20:57 ngày 09/07/2009
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẠI SAO SÉT HAY ĐÁNH VÀO BỆ PHÓNG TẦU CON THOI?
    CAPE CANAVERAL, Fla. ?" Vụ sét đánh hôm 11/7 vừa qua làm trì hoãn cuộc phóng tầu con thoi Endeavour cũng không phải quá bất thường với đội tầu con thoi của NASA.
    NASA đã quyết định hoãn phóng tầu Endeavour thêm 24 giờ cho chuyến bay số hiệu STS-127 nhằm khảo sát những hư hại có thể xẩy ra sau khi cơn giông đổ xuống Trung tâm vũ trụ Kenerdy và bệ phóng tầu Pad 39A phải chịu tới 11 cú sét đánh.
    Khu vực duyên hải Florida thường xuyên là nạn nhân của sét là bởi vì ở đây thường xuyên có những cơn bão hay thậm chí siêu bão đổ bộ vào từ bờ biển phía đông (Đại tây dương). Nếu có giông sét ở khu vực, hệ thống bệ phóng khổng lồ toàn bằng kim loại vươn cao vượt hẳn lên đương nhiên sẽ là nơi thu hút sét nhiều nhất.
    Sấm sét là sự phóng điện của bầu khí quyển và thường nhắm vào những vật cao nhất dưới mặt đất. Tầu con thoi nằm trên một bệ phóng cao tới 56 mét. Ngoài độ cao như vậy, tầu con thoi và những kết cấu đi kèm chủ yếu làm bằng kim loại và do tính dẫn điện tốt, hệ thống kim loại đó sẽ dễ "hút" sét hơn.
    Phát ngôn viên của NASA Allard Beutel nói:" Bệ phóng tầu con thoi vẫn bị sét đánh khá thường xuyên, nhưng chưa bao giờ sét đánh trúng tầu cả".
    Beutel ước lượng rằng bệ phóng đã bị đánh tới vài chục lần, nhưng may mắn là chưa có một thiệt hại nào đáng kể xẩy ra đối với các tầu con thoi.
    Tầu con thoi - bao gồm phần tầu chính, một bình nhiên liệu lớn mầu cam và một cặp tên lửa đẩy - chưa bao giờ bị sét đánh trực tiếp bởi vì cơ quan NASA đã cho lắp đặt một hệ thống chống sét hiệu quả. Một cột thu lôi cao được lắp trên đỉnh của bệ phóng để thu sét và dẫn luồng điện sét ra xa tầu con thoi bằng một hệ thống dây dẫn.
    Năm 2006, tầu con thoi Atlantis cũng bị hoãn chuyến bay STS 115 sau khi dàn phóng bị sét đánh với dòng điện lên tới 100000 ăm pe, lớn nhất từ trước tới nay.
    Sấm sét không chỉ mang lại nguy hiểm cho tầu con thoi khi nằm trên bệ phóng. Nếu tầu bị sét đánh khi tầu đang bay trong không trung, sự việc có thể còn nguy hiểm hơn nhiều bởi vì trên tầu có nhiều thiết bị điện tử nhậy cảm và nhiều nhiên liệu nữa. Hệ thống đốt của tên lửa có thể bị bắt cháy nếu gặp phải một shock điện mạnh.
    Bởi vậy NASA thường rất thận trọng khi chọn thời điểm phóng tầu, nếu có xác suất nhỏ giông bão có thể xẩy ra ở khu vực, họ sẽ hoãn phóng tầu ngay lập tức. "Các quả tên lửa có thể kích hoạt sấm sét khi chúng bay xuyên qua các đám mây, " Beutel nói.
    Máy bay đựơc biết cũng từng bị sét đánh. (Bản thân tôi đã chứng kiến sét đánh khi đang ngồi trên máy bay. Rất là gần, nhưng thật may là khi đó máy bay đang đậu trên đường băng để chuẩn bị cất cánh. Hú vía)
    Thế thì tại sao NASA lại chọn địa điểm phóng tầu ở Cape Canaveral, nơi hay bị sét đánh như vậy?
    Beutel nói: "Bởi vì khi đó chúng tôi ở gần xích đạo nhất. Chuyển động quay của Trái đất giúp tăng tốc cho tên lửa và việc phóng lên sẽ dễ dàng hơn, do vậy nhiên liệu phải dùng sẽ ít đi".
    Theo Space.com
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HẠT PHẢN VẬT CHẤT POSITRON GIẢI MÃ BÍ ẨN VỀ CÁC TIA GAMMA TRONG DẢI NGÂN HÀ
    Một nhóm các nhà thiên văn học đã giải mã bí ẩn mà vì đó một số nhà khoa học đã dự đoán sự tồn tại của một dạng vật chất không thể nhìn thấy được, đó là "Vật chất tối".
    Trong hai bài báo mới đây, có một bài đăng trên tạp chí Physical Review Letters số ra ngày 10/6/09, các nhà thiên văn học đã chỉ ra rằng sự phân bố của những tia gamma có thể được giải thích bằng sự lan truyền trong thiên hà của các hạt phản vật chất positron mà các hạt này được sinh ra bởi qúa trình phân rã của các nguyên tố được tạo thành do những vụ nổ của các ngôi sao lớn trong thiên hà. Do vậy, sự phân bố của các tia gamma không phải là bằng chứng của vật chất tối.
    "Không có gì gọi là bị mật lớn lao ở đây cả, sự phân bố của các tia gamma trên thực tế hoàn toàn phù hợp với mô hình chuẩn" Richard Lingenfelter, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Vật lý thiên văn và Không gian thuộc ĐHTH California tại San Diego, cùng với Richard Rothschild, cũng thuộc ĐHTH UCSD và James Higdon, một giáo sư vật lý thuộc Đại học Clarement đã nói như vậy.
    Trong vòng 5 năm qua, các số liệu đo đạc về tia gamma của tầu vũ trụ INTEGRAL thụôc ESA đã làm đau đầu các nhà thiên văn học và thậm chí một số người đã cho rằng đó là một bí ẩn to lớn bởi vì sự phân bố của các tia gamma trong thiên hà là hoàn toàn khó hiểu.
    Để giải thích bí ẩn này, một số nhà khoa học đã giả thiết sự tồn tại của một vài dạng vật chất tối. Đây là loại vật chất mà các nhà khoa học đã dự đoán sự tồn tại do có những tương tác hấp dẫn lên những khối vật chất thông thường như các ngôi sao hoặc thiên hà, nhưng thực tế chưa ai tìm ra loại vật chất này, mặc dù nó được cho là chiếm lĩnh hầu hêt các nơi trong vũ trụ.
    Điều mà các nhà bác học biết chắc là Dải Ngân hà cũng như các thiên hà khác luôn chứa đầy những hạt hạ nguyên tử positron tí hon, đó chính là hạt phản vật chất tương ứng với hạt electron mà ta đã biết. Khi một hạt electron và một hạt positron tương tác với nhau trong vũ trụ, cả hai hạt này đều bị phân huỷ và tạo ra 2 hoặc 3 tia gamma.
    Higdon giải thích:" Những hạt positron này được sinh ra với vật tốc gần với vận tốc ánh sáng, chúng chu du hàng ngàn năm ánh sáng rồi sau đó bị làm chậm lại trong những đám mây khí và ở đó chúng có cơ hội kết hợp với các hạt electron để tạo thành các tia gamma. Sự làm chậm lại do va cham với nhiều các loại khác trong vũ trụ. Hành trình của chúng cũng bị ảnh hưởng bởi từ trường trong thiên hà và làm chuyển động trở lên hỗn loạn hơn Tất cả những thực tế này đều phải được cân nhắc đến để tính toán khoảng cách trung bình mà các hạt positron đã đi qua từ nơi sinh ra chúng - những vụ nổ supernova"
    Một số hạt phản vật chất positron thì hướng về phía tâm thiên hà, một số thì lại đi ra phía ngoài. Các nhà khoa học đã tính toán đựơc rằng hầu hết các tia gamma đựơc phát hiện ra là từ vùng bên trong của ngân hà. Rothschild nói:"Sự phân bố của các tia gamma quan sát được là phù hợp với bức tranh chuẩn, nơi mà nguồn gốc của các hạt positron chính là sự phân rã hạt nhân của các đồng vị nikel, titan và nhôm được tạo thành trong các vụ nổ supernova của các ngôi sao lớn hơn Mặt trời của chúng ta"
    Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng luận điểm cơ sở của một trong những thuyết về vật chất tối là sai lầm bởi vì thuyết đó đã giả định rằng các hạt positron bị phân huỷ rất gần với các vụ nổ.
    " Chúng tôi đã cho thấy thuyết đó (vật chất tối) là không có cơ sở và sự phân bố của các tia gamma do vệ tinh thu được không phải là sự phát hiện hay bằng chứng về vật chất tối." Lingenfelter nói.
    Nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã được sự hỗ trợ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa kỳ NASA.
    Theo Sciencedaily.com
    [​IMG]
    Vệ tinh INTEGRAL của ESA đã thu thập các số liệu về tia gamma trong thiên hà trong suốt 5 năm qua.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 07:13 ngày 18/07/2009
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    NHIỀU NĂM SAU KHI CON NGƯỜI LÊN ĐƯỢC MẶT TRĂNG, TẠI SAO VIỆC QUAY LẠI VẪN KHÓ KHĂN ĐẾN THẾ?
    Ngày này 40 năm trước (20/7/1969), hai nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ đã bước chân lên Mặt trăng. Giờ đây, NASA lại đang cố gắng làm lại điều đó với dự án Constellation, một chương trình đầy tham vọng nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng trước năm 2020.
    Nhưng một khi NASA đã có thể làm việc đó chỉ 8 năm sau bài phát biểu của tổng thống Kenerdy vào năm 1961, một số người nghi ngờ tại sao làm lại việc đó lại quá khó đối với NASA. Tới năm 2020, có nghĩa là phải 16 năm sau khi NASA phóng vệ tinh thăm dò Mặt trăng vào năm 2004.
    Lý do thứ nhất, mục tiêu của lần viếng thăm chị Hằng lần này to lớn hơn lần trước nhiều.
    John Olson, giám đốc Văn phòng điều hành hệ thống bay thám hiểm của NASA nói: "Lần này không chỉ đơn giản là cắm cờ và bước chân lên đó. Chúng tôi sẽ đảm bảo sự có mặt lâu dài của con người trên vũ trụ".
    Không chỉ là thăm thú Mặt trăng chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, các nhà thám hiểm của chương trình Constellation sẽ đổ bộ lên Mặt trăng trong những sứ mệnh kéo dài hàng tháng. Họ cần phải có những thiết bị và công nghệ mới để có thể sống sót trên Mặt trăng và phải xây dựng được căn cứ bán kiên cố trên đó. Ngoài ra, NASA còn phải chế tạo ra được con tầu vũ trụ có thể chuyên chở những vật liệu đó tới Mặt trăng.
    Khoa học tên lửa
    Những tên lửa và tầu con thoi hiện thời của NASA không đủ năng lực để có thể thoát ra khỏi quỹ đạo thấp của Trái đất để tới được Mặt trăng với hàng đống thết bị dành cho công cuộc thám hiểm trên đó.
    Jeff Hanley, phụ trách dự án Constellation của NASA nói:"Những tên lửa có năng lực để có thể chuyên chở mọi thứ ra khỏi Trái đất không còn nữa. Những loại tên lửa đó ở thời Apollo là Saturn V, suốt từ thời đó, nhà nước đã không còn duy trì loại tên lửa đó nữa".
    NASA đang thiết kế và chế tạo loại tên lửa mới vói tên gọi Ares I và Ares V để có thể quay chở lại Mặt trăng. Những tên lửa này phải lớn hơn và dài hơn các đồng nghiệp thời Apollo. và sẽ phải chuyên chở được nhiều thứ hơn.
    Hanley nói với tờ Space.com:" Chúng tôi muốn làm với chi phí thấp hơn nhưng an toàn hơn, đó là một đơn đặt hàng khó cho NASA chúng tôi"
    Và trên tất cả, mục thiêu của Constellation là còn đi xa hơn Mặt trăng. Các chuyến đi tới Mặt trăng sẽ chỉ là bước đệm để con người có thể tới được sao Hỏa.
    Frank Peri, giám đốc của Chương trình Phát triển Công nghệ thám hiểm của NASA nói:"Chúng tôi hiểu sự phức tạp của việc rời quỹ đạo Trái đất, việc quay trở lại Mặt trăng là không hề đơn giản, ở lại trên Mặt trăng cũng không đơn giản và việc đi tới sao Hỏa còn khó khăn hơn thế nhiều".
    Khó khăn về tài chính
    Trong khi về công nghệ, việc quay trở lại Mặt trăng là khong hề dễ dàng, một số chuyên gia lại cho rằng rào cản lớn nhất cho chương trình Constellation chính là tiền. NASA đã chi 35 tỷ đô la để đóng tàu Orion và tên lửa Ares I.
    Ở thời Apollo, ngân sách cho NASA chiếm khoảng 5% ngân sách liên bang. Giờ đây số đó chỉ chiếm chưa được 1 %.
    Trong những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người Mỹ cảm thấy việc chi cho chương trình Apollo là hợp lý bởi vì điều đó quan trọng cho an ninh quốc gia dưới thời chiến tranh lạnh. Ngày nay, nhiều người đặt dấu hỏi liệu các chương trình khai phá vũ trụ của con người có đáng hay không.
    Cơ quan NASA vẫn cứ cho rằng có nhiều lý do để chúng ta quay chở lại Mặt trăng. Ngoài việc nghiên cứu chính về Mặt trăng và thỏa mãn sự phấn khích của con người về thám hiểm, rất nhiều công nghệ mới cũng sẽ có những ứng dụng ngay trên mặt đất. Ví dụ như các tiến bộ về các ắc quy hiệu suất cao, hệ thống tích trữ năng lượng và việc khống chế một môi trường khép kín và hỗ trợ sự sống .. hoàn toàn có thể áp dụng trên Trái đất.
    "Bất chấp những khó khăn về tài chính và thời điểm suy thoái mà chúng ta đang phải đối mặt, chúng ta cần phải thực hiện điều này vì những lợi ích kinh tế, vì những tác động tốt lên xã hội loài người chúng ta. Đấy thực sự là một mục đích đáng đi tới". Olson kết luận.
    Theo Space.com
    Astronaut Edwin E. "Buzz" Aldrin, Jr., lunar module pilot of the first lunar landing mission, is beside the U.S. flag during an Apollo 11 moon walk. The Lunar Module (LM) is on the left, and the footprints of the astronauts are clearly visible in the soil of the moon. Astronaut Neil A. Armstrong, commander, took this picture with a 70mm Hasselblad lunar surface camera. Cre***: NASA
    Lời bàn: có một số người nghi ngờ sự thật rằng con người đã đăt chân lên Mặt trăng và tôi là một trong số đó (thật đáng tiếc). Lý do rất đơn giản: Một việc khó khăn về công nghệ mà con người đã thực hiện được đã 40 năm nay tại sao tới bây giờ lại không thể (hoặc chưa thể) lặp lại? có bạn nào nghĩ ra một việc tương tự không? Khoa học và Công nghệ luôn có tính tiếp nối, kế thừa và càng về sau càng phải phát triển hơn, nó không phải là một trò xổ số để có thể nói rằng:'' chúng tôi không thể lặp lại''.
    Bài báo này nhằm giải tỏa lý do trên, nhưng tôi thấy nó chưa thuyết phục lắm, nhất là đoạn nói về công nghệ tên lửa và tài chính.
    Rồi gần đây lại có vụ NASA đánh mất băng gốc. Mất hết mới tài!
  8. 3e87d50

    3e87d50 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Mỹ đâu có lên mặt trăng đâu mà,
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    THỰC NGHIỆM CHO THẤY ''TRỌNG LỰC NHÂN TẠO'' CÓ THỂ NGĂN CHẶN SỰ TEO CƠ CỦA CON NGƯỜI TRONG VŨ TRỤ
    Khi phi hành đoàn Apollo 11 chở lại Trái đất sau chuyến đổ bộ lên Mặt trăng 40 năm trước đây, các thành viên đều không thể hiện bất kỳ một biểu hiện đau ốm nào sau 7 ngày trong tình trạng không trọng lượng. Nhưng khi mà các nhà du hành vũ trụ Nga và Mỹ ngày càng tiến hành những chuyến bay dài ngày hơn, các nhà khoa học nhận thấy một hiện tượng là con người càng ở lâu trong tình trạng không trọng lượng hơn, các cơ của họ càng bị teo nhiều hơn. Những nhà du hành vũ trụ khi phải trải qua tình trạng không trọng lượng khoảng 1 năm hoặc lâu hơn (ví dụ trong chuyến bay tới sao Hỏa), có thể bị tê liệt sau khi chở lại Trái đất, họ có thể không bước được, thậm chí không có khả năng ngồi nữa.
    Tới nay, các nhà nghiên cứu tại Khoa Y trường ĐHTH Texas (UTMB) tại Galveston đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về sức khoẻ con người với một thiết bị đặc biệt của NASA - đó là một thiết bị ly tâm trong đó người thử nghiệm được quay với tốc độ 30 vòng/phút với chân hướng ra ngoài sao cho tạo một lực lên chân tương đương 2,5 lần trọng lực của chính người đó. Làm việc với những người tình nguyện bị giữ nằm trên gường trong 3 tuần liền để mô phỏng tình trạng không trọng lượng, các nhà khoa học nhận thấy rằng chỉ cần bỏ 1 giờ cho 1 ngày trên máy ly tâm là đủ để tái tạo những phần cơ bị mất của những người thử nghiệm.
    Theo giáo sư Douglas Paddon Jones tại UTMB, và cũng là tác giả chính của bài báo nghiên cứu về thiết bị ly tâm thì "Thí nghiệm trên tạo ra những biện pháp mà con người có thể áp dụng trong những chuyến bay dài để chống lại hiện tượng teo cơ. Mỗi ngày chỉ cần 1 tiếng luyện tập là đủ để giữ cho cơ bắp phát triển bình thường".
    Có 15 người khoẻ mạnh đã tình nguyện tham gia vào thí nghiệm của nghiên cứu tại UTMB. Tất cả họ phải nằm liền 21 ngày ở trạng thái đầu hơi thấp , một tư thế tạo lên những tác dụng lên hệ cơ của cơ thể tương tự như ở trạng thái không trọng lượng. Trong đó có 8 người được lên máy ly tâm luyện tập hàng ngày (1 tiếng). Các phép đo về sự teo và tái tạo của cơ đùi và cơ bụng chân được tiến hành trước và sau cuộc thử nghiệm. Kết quả cho thấy, với nhóm được lên máy ly tâm, tốc độ phát triển cơ là bình thường, trong khi nhóm kia có tốc độ tái tạo cơ chậm còn một nửa.
    Paddon Jones cảnh báo rằng tốc độ tổng hợp protein của bắp thịt không hoàn toàn nói lên những thay đổi về chức năng của cơ . Nhưng ông chỉ ra đó vẫn là một chỉ số quan trọng trong việc nghiên cứu các biện pháp làm giảm sự teo cơ do trạng thái không trọng lượng gây ra.
    "Chúng tôi đã nghiên cứu những người bệnh lớn tuổi đang điều trị ở đây (UTMB), có tới 95% thời gian là họ không hoạt động gì và chỉ trong 3 ngày, họ đã bị mất hơn 1kg thịt cơ bắp." Paddon nói. " Thiết bị ly tâm có thể không phải là giải pháp duy nhất, nhưng chúng tôi đang quan tâm tới việc xem liệu những thiết bị đơn giản nhưng có thể tăng thời lượng các bệnh nhân đứng hoặc di chuyển (chứ không phải nằm bất động) và do đó có thể làm giảm sự teo cơ".
    Nghiên cứu trên của NASA là một trong một loạt các công trình quan trọng mà chúng ta hy vọng có thể đưa ra áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện của cộng đồng.
    Theo Sciencedaily
    Mô hình thiết bị ly tâm của NASA nghiên cứu sự ảnh hưởng của trọng lực nhân tạo lên quá trình phát triển của cơ bắp trong điều kiện "không trọng lượng"
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TRONG VŨ TRỤ CÓ TỒN TẠI TRỌNG LỰC KHÔNG?
    Các nhà du hành vũ trụ cũng như những người tham gia du lịch vũ trụ có thể thấy hào hứng và thích thú bởi cảm giác không trọng lượng trên các chuyến bay vũ trụ, nhưng bạn chớ có bị hiểu nhầm bởi thuật ngữ ''''zero-gravity'''' hay ''''trọng lực không'''' này. Mọi vật thể trong không gian đều bị hút bửi các vật thể khác, kể cả những nhà du hành vũ trụ, những người tự cho rằng họ đã vượt khỏi tầm kiểm soát của lực hấp dẫn của Trái đất.
    Lực hút của Trái đất tác dụng lên mọi vật ở trên hay ở gần bề mặt của hành tinh này. Chúng ta cảm nhận được lực hấp dẫn của Trái đất thông qua khối luợng của chúng ta và lưc hấp dẫn đó tạo đựơc một gia tốc 9,8m/s2 hướng về tâm Trái đất.
    Chính vì vậy mà các nhà du hành vũ trụ cần phải có những động cơ cực khỏe như của tầu Con thoi hay những tên lửa trên tầu Liên hợp của Nga để có thể đi vào quỹ đạo của Trái đất.
    Làm thế nào để ''''nổi'''' ở trên đó?
    Lực hấp dẫn biểu thị tương tác giữa 2 vật thể, độ lớn của lực đó phụ thuộc vào khối lượng của 2 vật và khoảng cách giữa chúng. Khối lượng càng lớn càng dẫn tới lực hút lớn hơn. Những người quá cân đang phải đấu tranh để giảm từng cân từng lạng một sẽ thấy rõ điều này.
    Trái lại, khoảng cách giữa 2 vật càng lớn càng làm giảm nhanh lực hấp dẫn. Nhưng ở nơi mà các con tầu vũ trụ đang hoạt động ở khoảng 220 dặm hay 354km trên bê mặt trái đất, lực hấp dẫn vẫn còn khoảng 90 % so với những vật trên mặt đất. Lực hút của Trái đất vẫn tác dụng lên các nhà du hành vũ trụ khi họ bay trên quỹ đạo.
    Một con tầu vũ trụ có thể chống lại lực hút của Trái đất bằng cách đạt được một vận tốc ngang đủ lớn sao cho con tầu luôn trượt theo chiều ngang trong khi cũng ''''rơi'''' xuống Trái đất cùng một lúc và do vậy tạo thành một quỹ đạo tròn (hoặc elip). Ví dụ tầu con thoi phải có tốc độ trung bình là 17000 tới 18000 dặm/giờ để có thể giữ được độ cao trên quỹ đạo. Sự rơi tự do liên tục xung quanh hành tinh như vậy đã tạo cho các nhà du hành cảm giác không trọng lượng.
    Những thiên thể có khối lượng lớn có thể tạo vùng ảnh hưởng của lực hấp dẫn ở những khoảng cách rất xa. Mặt trăng vẫn liên tục duy trì trạng thái rơi tự do xung quanh Trái đất, và đến lượt mình, Trái đất vẫn đang rơi tự do xung quanh Mặt trời. Mặt trời của chúng ta chứa tới hơn 99% toàn bộ lượng vật chất có trong hệ Mặt trời do vậy mới có thể gây ảnh hưởng hấp dẫn và duy trì trong qũy đạo ổn định tới 8 hành tinh, một số hành tinh lùn và biết bao nhiêu các tiểu hành tinh, vành đai đá, băng và bụi v.v...
    Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ cũng vươn cánh tay lực hấp dẫn của mình ra khoảng không gian rộng lớn xung quanh và giữ lại các tảng thiên thạch cũng như các vật thể khác đang lao vào khu vực bên trong của hệ Mặt trời và có thể sẽ đe doạ Trái đất nếu không bi sao Mộc ngăn lại. Mới đây một thiên thiên thạch đã lao vào sao Mộc và để lại một vết sẹo có kích thước bằng biển Thái bình dương. 15 năm trước, sao chổi Shoemaker Levy9 cũng đã đâm vào sao Mộc sau khi bị chính hành tinh này gây tác động lực thủy triều và vỡ làm 21 mảnh.
    Ngay cả những thiên thạch nhỏ cũng tạo ra lực hút hấp dẫn. Và trong những bản báo cáo ngắn, một số nhà khoa học đã đề nghị sử dụng chính khối lượng của con tầu vũ trụ tạo ra một lực hút nhẹ và từ từ kéo các thiên thạch đang đe doạ Trái đất ra khỏi quỹ đạo nguy hiểm.
    Quan điểm lực hấp dẫn của Anhxtanh
    Albert Einstein đã đưa ra một cách nghĩ khác về lực hấp dẫn trong vũ trụ. Hãy tưởng tượng vũ trụ 3 chiều (3D) của chúng ta như là một tấm thảm 2 chiều (2D). Mỗi một thiên thể trong vũ trụ đóng vai trò như một viên bi nằm trên tấm thảm và tạo thành những chỗ trũng trong mạng lưới không-thời gian giống những cái hố trên mặt đất.
    Sự uốn cong của mạng không-thời gian tạo một xu thế rơi vào phía trong đối với các vật thể khác, và đặc biệt là những vật thể nhỏ hơn đang đi ngang qua. Hình tượng đó giống như có một tấm ga giường được 2 người căng ngang ra và ta hãy xem 1 viên bi lăn trên thảm và cuối cùng sẽ lăn vào chỗ trũng được một viên bi khác to hơn nằm sẵn trước đó tạo ra. Những vật thể nặng hơn như hố đen sẽ tạo ra những hố trũng lớn hơn trong mang lưới không-thời gian trong khi những vật thể tí hon như con tầu vũ trụ thì chỉ tạo được một vết hằn trên mạng lưới là cùng.
    Rõ ràng là lực hấp dẫn tồn tại ở mọi nơi trong vũ trụ, nhưng điều đó cũng không ngăn được các nhà du hành vũ trụ mô tả cái cảm giác tuyệt vời của tình trạng không trọng lượng. Đôi khi ảo giác của con người về những trải nghiệm còn có ''''âm lượng'''' lớn hơn các thực tế nghiên cứu khoa học.
    Theo Space.com


    Một phi công vũ trụ đang chuyển động với tốc độ hàng ngàn dặm trên giờ cùng với tầu vũ trụ, thực ra đang trượt ngang và cùng lúc đang rơi về phía Trái đất. Kết hợp của hai chuyển động này giúp anh ta bay trong quỹ đạo và có được cảm giác không trọng lượng. Trên thực tế, ở độ cao 250 dặm như vậy, lực hút của Trái đất tác dụng lên nhà du hành vũ trụ vẫn còn khoảng 90% so với giá trị nếu anh ta đang ở trên mặt đất. Cre***: NASA

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 09:11 ngày 30/07/2009

Chia sẻ trang này