1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LIỆU SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT CÓ THỂ TỒN TẠI SAU KHI MẶT TRỜI TRỞ THÀNH MỘT NGÔI SAO KHỔNG LỒ ĐỎ?
    Chào mừng các bạn đến với ngày cuối cùng trên Trái đất !!!. Loài người đã biến mất từ lâu, hoặc là đã bị diệt chủng, hoặc là may mắn hơn và đã di cư đến một thế giới khác. Các đại dương cũng chẳng còn tồn tại bởi vì toàn bộ nước đã bị bay hơi từ đời nảo đời nào, và chính Mặt trời, tác nhân đã đem lại sự sống cho Trái đất cũng đã bị trương nở với kích thước khổng lồ choán rộng trên bầu trời.
    Các nhà khoa học đã tranh cãi nhiều năm nay về vấn đề: liệu điều gì sẽ xẩy ra với Trái đất của chúng ta khi Mặt trời bị cạn kiệt nguồn nhiên liệu cho lò phàn ứng hạt nhân của mình và trương nở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ trong vòng vài tỷ năm tới đây?. Một chương trình mô phỏng mới nhất cho thấy rằng Trái đất sẽ bị Mặt trời nuốt chửng khi ngôi sao gần gũi nhất này bị trương nở trong cơn hấp hối của mình.
    Ngày tận thế thậm chí còn kinh khủng, thê lương hơn bất kỳ một nhà viết văn viễn tưởng nào có thể nghĩ ra. Thế nhưng chưa chắc Trái đất đã bị diệt vong nếu các nền văn minh trong tương lai có thể bằng cách nào đó đẩy được Trái đất ra khỏi vòng nguy hiểm. Ngoại trừ điều đó ra thì một kế hoạch di cư là có vẻ hợp lý hơn cả.
    Bình minh đỏ
    Sự sống trên Trái đất luôn luôn phụ thuộc vào vận mệnh của Mặt trời. Các nhà vật lý thiên văn có thể truy cả về quá khứ lẫn tương lai của Mặt trời căn cứ vào lý thuyết tiến hóa của các ngôi sao. Các ngôi sao lớn hơn thường có một đặc điểm chung là chúng kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ sao supernova và để lại các ngôi sao neutrol hay hố đen. Nhưng các ngôi sao có khối lượng trung bình như Mặt trời của chúng ta thì lại trải qua một quá trình thông thuờng hơn sau khi đã sử dụng hết hydro và bắt đầu dùng đến helium.
    Phản ứng nhiệt hạch của He dẫn tới nhiệt độ cao hơn trong nhân và điều đó làm cho Mặt trời bị nở thành một quả cầu khổng lồ đỏ trong vòng 5 tỷ năm nữa. Các chương trình mô phỏng cho thấy cuối cùng thì Mặt trời cũng sẽ nở to hơn 250 lần so với kích thước hiện tại.
    Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng Mặt trời nở ra sẽ nuốt chửng sao Thủy và sao Kim, trong khi sao Hỏa thì khá an toàn do nằm ngoài vành lửa ngoài cùng của Mặt trời. Còn Trấi đất thì sao?. Trái đất nằm ở vùng chưa xác định là có an toàn hay không bởi vì hành tinh xanh nằm ở giữa sao Hỏa (an toàn) và sao Kim (không an toàn). Có một cơ hội nhỏ cho Trái đất là Mặt trời bị mất khá nhiều khối lượng trong khi nở ra và bởi vậy lực hấp dẫn cũng sẽ kém đi. Điều này làm cho Trái đât trôi ra quỹ đạo xa hơn và trốn khỏi vòng nguy hiểm.
    Hoàng hôn cuối cùng
    Nhưng rồi bất kỳ hy vọng nào cho sự đào thoát của Trái đất cũng tiêu tan. Đầu năm 2008, các nhà thiên văn học người Anh đã chạy một chương trình mô phỏng có tính đến lực hấp dẫn yếu đi của Mặt trời và do vậy Trái đất sẽ trôi ra ngoài sang một quỹ đạo mới xa hơn.
    Vấn đề là ở chỗ khi đó, lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt trời cũng nở to hơn hẳn phần nhìn thấy và Trái đất của chúng ta sẽ phải chuyển động trong quỹ đạo nằm lọt trong bầu khí quyển đó. Mặc dù lớp khí đó loãng, nhưng cũng gây ra một lực cản và do vậy Trái đất sẽ dần dần bị mất năng lượng và trôi vào quỹ đạo gần Mặt trời hơn và cuối cùng thì rơi hẳn vào Mặt trời trong khoảng thời gian là 7,6 tỷ năm tới.
    Tuy nhiên cuộc sống trên Trái đất sẽ có ít thời gian chuẩn bị để sống sót hơn so với chính hành tinh Trái đất. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng các sinh vật sống trên Trái đất sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 1 tỷ năm tới khi mà bức xạ của Mặt trời tăng lên biến Trái đất thành một hoang mạc. Sự thiếu hụt khí cácbonic cũng làm cho các cây xanh không thể quang hợp và điều đó cũng dẫn tới một cái chết không thể tránh khỏi cho mọi sinh vật sống trên Trái đất.
    Sự sống sau Trái đất (!!??)
    Loài người đương nhiên sẽ cố gắng để tìm cách sống sót cơn vận hạn của Trái đất, và điều đó phải bao gồm những giải pháp có tính đột phá kỳ diệu hoặc một nỗ lực nghiêm túc nhằm khai phá các thế giới khác.
    Một nhóm tại ĐHTH Santa Cruz ở California đã đề xuất phương pháp bắt giữ lại các thiên thạch bay ngang qua và sử dụng lực hấp dẫn của chúng nhằm kéo Trái đất ra quỹ đạo xa Mặt trời hơn. Cứ 6000 năm lại có một vụ tác động của thiên thạch thì có thể kéo Trái đất ra xa hơn ở một khoảng cách an toàn và như vậy sẽ kéo dài sự sống thêm khoảng 5 tỷ năm nữa.
    Con người cũng có thể tìm ra những nơi ở mới trong vành đai các tiểu hành tinh (asteroid belt), ở những hành tinh bên ngoài, ví dụ như sao Hỏa, những nơi ở nhân tạo hoặc thậm chí là ở những thế giới bên ngoài hệ Mặt trời. Có lẽ một giải pháp an toàn hơn là xây dựng một hạm đội liên hành tinh, đó là các con phà sự sống mà chúng có thể tự điều chỉnh khoảng cách tới Mặt trời: không quá gần để bị thiêu cháy, nhưng cũng phải đủ gần để còn có thể hứng nguồn năng lượng.
    Mặt trời cuối cùng cũng sẽ mất hầu hết khối lượng của mình sau khi biến thành một ngôi sao lùn trắng. Khoảng từ 1 tới 3% vật chất của sao lùn trắng là có vẻ chứa đựng bụi và đất đá, và đó cũng có thể là những gì còn sót lại của các hành tinh rắn nhưTrái đất mà đã từng một thời bay quanh Mặt trời.
    Tới lúc đó thì loài người hoặc là đã phải tìm được nơi đặt chân mới trong vũ trụ hoặc là đã bị tuyệt diệt từ lâu...
    Theo Space.com
    Mô tả của họa sỹ về cảnh vật trên một hành tinh bay xung quanh một ngôi sao khổng lồ đỏ. Mặt trời của chúng ta theo tính toán cũng sẽ chuyển thành một ngôi sao khổng lồ đỏ trong vài tỷ năm tới đây và trước hết sẽ làm khô kiệt Trái đất trước khi nuốt chửng toàn bộ hành tinh ''đỏ'' (bởi vì tới lúc đó Trái ất sẽ không còn mầu xanh nữa)
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MƯA SAO BĂNG PERSEID VẪN CÓ THỂ LÀM TA NGẠC NHIÊN MẶC DÙ BỊ ÁNH TRĂNG CẢN TRỞ.
    Với những người quen ngắm sao ở Bắc bán cầu, tháng 8 này còn được ví như tháng sao băng bởi vì vào giữa tháng sẽ có một trận mưa sao băng vào loại kỳ vĩ nhất trong năm.
    Tất nhiên, trận mưa sao băng đó mà nhiều người đã biết chính là mưa sao băng Perseid nổi tiếng. Năm nay trận mưa sao Perseid theo dự báo sẽ mạnh hơn thường kỳ và như vậy có thể đó sẽ là những phần thưởng cho những tín đồ ngắm sao băng trên toàn thế giới.
    Nhưng có một vấn đề làm ta phải thực sự "đau lòng": Ánh trăng sáng vào thời điểm đó sẽ làm giảm cường độ của những vệt sao băng.
    Vào đêm 13 tháng 8 duơng lịch, khi mà trận mưa sao Perseid đi vào cực điểm thì cũng nhằm ngày 23/6 âm lịch, có nghĩa là trăng mặc dầu lên muộn nhưng vẫn còn rất sáng.
    Ngày 11/8, trăng sẽ mọc vào khoảng 9:30pm tại Hà Nội và ngày 12/8 là khoảng 10:10pm. Vào mấy ngày đó, trăng sẽ treo về phía trái của Hình Vuông Lớn Pegasus và không xa lắm với chòm Perseus, tâm điểm của trận mưa sao Perseid.
    Chòm Perseus không lên quá cao trước lúc nửa đêm và tới lúc rạng sáng thì nó mới ở trên đỉnh đầu. Như vậy ánh trăng sáng sẽ tràn ngập bầu trời vào 2 đêm 11 và 12/8 và đương nhiên điều đó sẽ tàn phá các cố gắng của bạn trong công cuộc ngắm sao băng.
    Mưa sao thực sự đã bắt đầu rồi.
    Cũng giống như mọi năm, trận mưa sao Perseid thực sự đã diễn ra từ quãng 17/7 nhưng ở mức độ yếu và lác đác. Nhưng trận mưa này bắt đầu đủ mạnh để gây sự chú ý của mọi người là vào tuần thứ 2 của tháng 8 và mạnh dần lên tới cực điểm. Đó là những vệt sao nhanh, sáng điển hình và thường thì để lại những vệt đuôi dài. Thỉnh thoảng thì những vệt sao băng Perseid thể hiện rất sáng và ngoạn mục, thậm chí đủ để nhìn rõ dưới ánh trăng sáng.
    Thật không may là do trăng rằm rơi vào ngày 5/8/09, trong những ngày cận cực điểm của mưa sao Perseid, Mặt trăng sẽ luôn treo ở chân trời phía tây vào trước lúc bình minh, thời điểm mà bạn có thể nhìn rõ nhất các vệt sao băng. Từ ngày 13/8 trở đi, ánh trăng bắt đầu yếu, thế nhưng cực đại của mưa sao Perseid cũng đã trôi mất và cũng chỉ còn lác đác những mảnh sao băng lẻ tẻ mà thôi.
    Mặc dầu vậy, mưa sao Perseid 2009 cũng đáng xem bởi theo dự báo, năm nay cường độ sẽ khá mạnh hơn so với mọi năm.
    Những mảnh vụn của sao chổi
    Chúng ta biết rằng mưa sao băng Perseid chính là những mảnh vụn của sao chổi Swift-Tuttle. Sao chổi này được phát hiện ra năm 1862 và chu kỳ của nó bay quanh Mặt trời là xấp xỉ 130 năm. Cũng giống sao chổi Tempel-Tuttle sinh ra mưa sao Leonid vào tháng 11, sao chổi Swift-Tuttle là nguyên nhân của mưa sao Perseid.
    Trên thực tế, hàng năm vào giữa tháng 8, khi Trái đất đi ngang qua gần với quỹ đạo của sao chổi Swift-Tuttle, những hạt bụi để lại bởi sao chổi đi qua sẽ lao vào bầu khí quyển của Trái đât với tốc độ 60km/giây và tạo ra những vệt sáng trên bầu trời đêm tháng 8.
    Theo các nghiên cứu độc lập của hai nhà nghiên cứu sao băng thì vào năm 2009, mưa sao Perseid sẽ thể hiện cường độ lớn khác thường.
    Theo Mikhail Maslov của Nga thì vào khoảng vài giờ trước lúc bình minh hôm 12/8, Trái đất sẽ đi rất gần với 3 vệt đuôi bụi của sao chổi Swift-Tuttle đã bỏ lại vào những lần viếng thăm gần Mặt trời vào các năm 1610, 1737 và 1861. Cả 3 vệt đuôi bụi này sẽ chạm Trái đất trong vòng 4 giờ đồng hồ tính từ 4 đến 8 giờ UT (từ 11 ?" 15 h giờ Việt Nam !!). Như vậy điều kiện sẽ khá tuyệt vời cho những người ngắm sao ở Bắc Mỹ, bởi vì lúc đó sẽ vào quãng từ nửa đêm tới 4 giờ sáng ngày 12/8.
    Nếu không có ánh trăng vào năm nay, vào lúc cực đại, người ta có thể xem được tới 200 sao băng trong một giờ! nhưng dưới ánh sáng trăng, điều đó là không thể. Mặc dầu vậy, nhìn chung, do có cường độ mạnh, ta cũng có thể ngắm kha khá các mảnh sao băng dưới ánh trăng muộn.

    Ngắm sao băng liệu có ... an toàn?

    Nhiều năm trước đây, có một cú điện thoại gọi tới Viên Nghiên cứu Hành tinh Hayden ở Newyork. Nguời gọi điện đã tỏ ra rất lo lắng sau khi nghe thông báo trên đài về trận mưa sao Perseid sắp xẩy ra vào năm đó và hỏi liệu có nguy hiểm gì không nếu ra ngoài trời để xem cực điểm sao băng (có lẽ người gọi điện thoại lo ngại những mảnh vụn của sao chổi sẽ lao vào người).
    Những mảnh vụn thiên thạch đó thực ra không lớn hơn hạt cát hoặc viên sỏi nhỏ và có độ cứng chỉ như tàn thuốc của một điếu xì gà và bị cháy hết hoàn toàn ở cách mặt đất hàng chục km.
    Người gọi cú điện thoại được chuyển máy tới ông Viện trưởng khi đó là TS. Kenneth L. Franklin (1923-2007). Franklin ngay lập tức tiêu tan sự lo lắng của người gọi điện bằng cách thông báo rằng chỉ có 2 mối nguy hiểm cho những người xem sao băng là : Bị ướt quần áo do sương đêm và ngủ quên !

    Theo Space.com
    PS. Để xem lại các bài đã đăng về mưa sao băng Perseid trong các năm 07 và 08, mời các bạn xem các trang 27 và 49 cũng tại mục "Tin tức thiên văn"
    Perseid meteors emanate from the constellation Perseus, which rises above the horizon in late evening this time of year (shown on this map) and is high overhead during the predawn hours. The meteors can began anywhere in the sky, but a line along their path will trace back to Perseus. Cre***: Starry Night Software
  3. SSX109

    SSX109 Guest

    Trên mặt trời là phản ứng nhiệt hạch của Hidro tạo thành He, có lẽ bác gõ nhầm chút.
    Apollo-11 đi về mất 8 ngày. Tàu Shuttle lên đến trạm ISS mấy 2,5 ngày. Bác tính hộ xem 8 ngày có đủ lên đến moon, dạo chơi 2 ngày rồi đi về không?
    Phi hành gia Liên Xô, kể cả khách du lịch đi ngắn ngày, lúc trở về chưa có ai tự đứng dậy đi được. Điều kiện trong quĩ đạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: mất trọng lực làm đảo lộn tuần hoàn máu, cơ thể chịu mức phóng xạ cao...
    Người khỏe nhất là trong 1 chuyến hạ cánh lạc, chờ mãi không thấy đội cứu hộ đến, ông này tự mở cửa chui ra, bước loạng chạng được 1, 2 bước, còn lại thì bò.
    Phi hành gia Apollo-11 quá khỏe, lúc trở về đứng dậy bước liền như đi du lịch về, cười toe toét. Nhà em nói thế vì có video trên youtube hẳn hoi, không có ý gì khác kẻo các thần dân xứ này ném đá.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Có vẻ bạn cũng không tin là các nhà du hành vũ trụ Mỹ đã đặt chân lên Mặt trăng?
    Thế còn H và He thì liên quan gì ở đây?
  5. SSX109

    SSX109 Guest

    He là ở bài này của bác thôi: http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-64.ttvn#15592059
    Chuyện Moon cũ rồi, nhưng cùng 1 chiến thuật cho cả moon lẫn mars thì vẫn còn mới. Dân Đan Mạch đang kiện bản quyền nàng tiên cá nè:
    [​IMG]
    Cái đáng quan tâm nữa là NASA đang phổ biến kiến thức thiên văn dạng @ ra khắp nơi, ảnh trên là 1 ví dụ, trong vô số ví dụ khác.
    Có lẽ một ngày nào đó bác mơ tiên và nhiều người hiểu biết ở đây sẽ có topic: "Đọc báo NASA coi chừng bị thuốc" ?
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thanks bác đã đọc các bài của tôi.
    Ban đầu thì H phản ứng thành He, cái mà chúng ta đang được hưởng. Sau khi H cạn thì đến lượt He phản ứng thành các nguyên tố nặng hơn, khi đó là Mặt trời bắt đầu biến thành một ngôi sao khổng lồ đỏ bác biết chưa?
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 14:28 ngày 15/08/2009
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    SỰ TIẾN HÓA CỦA SỰ SỐNG CÓ THỂ PHỤ THUỘC VÀO CHÍNH THIÊN HÀ
    Sự sống văn minh ngoài Trái đất có thể không đến nỗi khó có khả năng xẩy ra theo như ý kiến của nhiều nhà khoa học . Các nhà bác học trong một nghiên cứu mới đây đã đưa ra ý kiến phản kháng lại phái chống lại sự tồn tại sự sống ngoài Trái đất.
    Những người theo trường phái nghi ngờ đã đưa ra một ý tưởng còn gọi là "lý luận loài người" mà theo đó nền văn minh ngoài Trái đất phải cực kỳ hiếm bởi vì thời gian để một sự sống thông minh tiến hóa được về mặt trung bình là dài hơn số phần trăm trong tổng thời gian tồn tại của một ngôi sao mà có thể sản sinh ra chính sự sống đó.
    Nhưng trong nghiên cứu mới đây, Milan M. Cirkovic và các đồng nghiệp đã tuyên bố rằng họ đã tìm ra một lỗ hổng trong lý luận trên.
    "Lý luận loài người" được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà vật lý thiên văn Brandon Carter vào năm 1983 tiếp theo sau những nghiên cứu của ông về " Nguồn gốc loài người" vào những năm 70 của thế kỷ trước. Lý luận loài người được xây dựng dựa trên giả thiết rằng hai khung thời gian là chu kỳ của một ngôi sao và thời gian cần thiết để một sự sống hình thành và tiến hóa thông minh, hoàn toàn độc lập nhau. Nếu điều đó đúng, theo như Carter lý luận, sẽ là cực kỳ khó có khả năng xẩy ra 2 sự kiện trên có độ dài thời gian như nhau và xẩy ra cùng một lúc.
    Nhưng theo Cirkovic thì kiểu suy nghĩ đó đã lỗi thời. Theo ông, trên thực tế hai khung thời gian trên là không độc lập với nhau mà phải phụ thuộc khăng khít với nhau. Ông nói:"Có nhiều nguyên nhân dẫn tới một thực tế là các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta là không độc lập nhau. Chúng ta không thể coi những hành tinh có thể ở được như Trái đất là những hộp kín riêng rẽ. Nếu bạn bỏ đi khái niệm độc lập thì sẽ xuất hiện những nền tảng mới mà bạn có thể thiết lập lên những mô hình sinh học-thiên văn khác nhau".
    Cirkovic chỉ ra rằng những cơn bùng phát tia gamma , những vụ nổ supernova lân cận, và những xáo trộn của các sao chổi chính là những nhân tố có thể gây ảnh hưởng lên môi trường sinh học trên một hành tinh. Ví dụ như khi một ngôi sao đi lạc vào một trong những cánh tay của dải Ngân hà dầy đặc những sao, khi đó cả sự phát triển của chính ngôi sao và của các hành tinh bay quanh ngôi sao đó có thẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi cường độ bức xạ điện từ cao và các tia vũ trụ do có nhiều ngôi sao được sinh ra trong khu vực và tần suất có các vụ nổ supernova cũng cao hơn.
    Tất cả những thực tế trên rõ ràng đã chống lại khái niệm "độc lập" mà Carter đưa ra, theo Cirkovic thì rõ ràng sự sống của một ngôi sao có liên hệ chặt chẽ với sự tiến hoá của sự sống thông minh trên một hành tinh thuộc ngôi sao đó.
    Trái đất thật may mắn
    Trong trường hợp của Trái đất, thật may mắn là hai khung thời gian trên đã được sắp xếp tương đối với nhau vừa đủ để sự sống nảy mầm và phát triển. Ngôi sao Mặt trời của chúng ta có khoảng 4,6 tỷ năm tuổi và Trái đất thì hơi trẻ hơn một chút: 4,5 tỷ năm. Những tế bào đơn giản nhất được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên Trái đất khoảng 3,8 tỷ năm trước đây, mặc dầu vậy, những sinh vật mà từ đó con người được hình thành mơi chỉ xuất hiện chưa tới 2,5 triệu năm trước đây. Con người hiện đại mới chỉ tồn tại từ 200 000 năm trước mà thôi.
    Vậy, sự sống ở các dạng khác nhau đã tồn tại trên Trái đất trong hơn 80% thời gian tồn tại của Mặt trời. Có vẻ như khung thời gian của sinh quyển và vật lý thiên văn đã kết hợp một cách ưu tiên cho sự sống trong trường hợp này. Theo thuyết " lý luận loài người" thì sự trùng hợp này có nghĩa rằng Trái đất và sự sống trên đó là một trường hợp đặc biệt độc nhất vô nhị. Nhưng Cirkovic cho rằng hai khung thời gian trên có thể đã không hòa trộn nhau một cách tình cờ. Thay vào đó, đây có thể là kết quả của một quá trình phức tạp hơn nhiều trong đó bao gồm sự tương hỗ qua lại giữa Trái đất và phần còn lại của dải Ngân hà.
    Những thảm họa "đặt lại giờ"
    Những sự kiện vũ trụ như các cơn bùng phát tia gamma hay nhưng vụ nổ supernova liền kề có thể có tác dụng đặt lại giờ cho đồng hồ sinh học- thiên văn và tạo cho một hành tinh và ngôi sao một cơ hội thứ hai để tạo ra sự sống. Những cơn bùng phát tia gamma là những vụ nổ bí hiểm phát ra những luồng năng lượng khổng lồ, thuờng xẩy ra khi có những vụ nổ của một ngôi sao khổng lồ đang hấp hối (như Eta Carinae) hay một vụ va chạm giữa hai ngôi sao neutron trong hệ sao đôi gần. Nếu một vụ bùng phát tia gamma xẩy ra trong một vùng rộng lớn gần với hệ hành tinh, nó có thể tạo ra những luồng năng lượng bức xạ đủ lớn và huỷ diệt toàn bộ sự sống trên các hành tinh. Các vụ nổ supernova mặc dầu không mãnh liệt bằng các cơn bùng phát gamma, nhưng cũng đủ mạnh và có thể tạo ra các xung năng lượng tới các hành tinh gần đó.
    Ý tưởng này dẫn tới một cách nghĩ khác về nguồn gốc sự sống. Thay vì có một quá trình tiến hóa lâu dài, từ từ, một thảm họa vũ trụ có thể khuấy động mọi thứ trong sinh quyển phức tạp và sự sống thông minh. Điều này rất giống với lý luận của thuyết tiến hóa cân bằng cưỡng bức rằng các loài sẽ phải trải qua những giai đoạn phát triển lâu dài nhưng được thắt nút bởi những cơn cuồng phong ngắn ngủi của vũ trụ
    Ví dụ như theo các nhà cổ sinh vật học thì loài người đã tiến hóa được như ngày nay là nhờ có vụ thảm hoạ thiên thạch 65 triệu năm trước đã xoá sổ toàn bộ những kẻ cơ bản là ăn thịt trên Trái đất, đó là những con khủng long. Trái đất đã trải qua nhiều biến cố gây ra tuyệt chủng hàng loạt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi những cơn cuồng phong của vũ trụ làm tuyệt chủng hàng loạt loài này, chúng lại quay lại đồng hồ, thay đổi môi trường sống để từ đó những loài khác xuất hiện. Tựu chung thì đó chính là một phần phức tạp của toàn bộ lịch sử sinh học-thiên văn mà Cirkovic và các đồng nghiệp đã gán cho cái tên " Toàn cảnh sinh học thiên văn" của Thiên hà của chúng ta.
    Cirkovic nói" Tốc độ tiến hóa rất là biến động. Chúng ta không có một lý do nào để nói rằng sự sống trên Trái đất chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Rất có thể rằng sự sống trên Trái đất đã có một vài sự khởi đầu."
    Cirkovic cũng nhấn mạnh rằng sự tiến hóa của nền văn minh có thể đã xẩy ra chậm hơn hoặc nhanh hơn trong những điều kiện khác nhau và không nhất thiết phải tuân theo lịch sử sinh học ?"thiên văn của dải Ngân hà
    Theo Space.com

    Sự tiến hóa của cuộc sống thông minh trên Trái đất có thể không phải là kết quả may mắn ngẫu nhiên của vũ trụ mà là một tương tác qua lại giữa các hành tinh và môi trường vũ trụ xung quanh chúng.. Cre***: NASA/Mary Pat Hrybyk-Keith

  8. SSX109

    SSX109 Guest

    Bê bối mới nhất của NASA
    Anhxtanh cho rằng sóng hấp dẫn của ông ta không có vận tốc lan truyền duy nhất. Tốc độ của cái được cho là sóng này phụ thuộc vào hệ tọa độ. Một tập các hệ tọa độ khác nhau sẽ cho ra tốc độ truyền sóng khác nhau. Anhxtanh và đồng bọn tính toán rằng, có thể chọn được tập các tọa độ để sóng này có tốc độ lan truyền như tốc độ ánh sáng trong chân không. Không có giải thích tại sao tập tọa độ đặc biệt như thế lại tốt hơn tập khác. Lý do duy nhất họ chọn là để đạt được kết quả như mong muốn. Phương pháp như vậy là không có giá trị trong khoa học. Ý kiến như vậy là của ông người Anh Arthur S. Eddington đã chỉ ra trong sách của ông, The mathematical theory of relativity Cambridge University Press, Cambridge, 2nd e***ion, 1960.
    Người ta tuyên bố rằng dự án LIGO-LISA sẽ phát hiện ra sóng hấp dẫn Anhxtanh.
    LIGO: Trạm quan sát sóng hấp dẫn la de giao thoa mặt đất - Laser Interferometer Gravitational Wave Observatory
    LISA: Vệ tinh vũ trụ lade giao thoa - The Laser Interferometer Space Antenna
    Cũng trong thuyết tương đối, Anhxtanh cho rằng, sóng hấp dẫn thoát ra khi các thiên thể lớn gia tốc, tạo ra những gợn trong không thời gian khi xảy ra các sự kiện mạnh như 2 lỗ đen va vào nhau hay vụ nổ các siêu tân tinh.
    Tuy nhiên, sự tồn tại của các sóng là hoàn toàn lý thuyết. Qua 40 năm đến nay, chẳng ai thấy cái thứ sóng khó nắm bắt này. Phải mất bao lâu để tìm kiếm, tốn kém bao nhiêu hầu bao công chúng trước khi các nhà khoa học thú nhận họ đã phí công vô ích, đã ném tiền của dân chúng vào chân không? Thực tế là ngay từ đầu, việc dò tìm cái thứ sóng khó nắm bắt này đã chẳng thấy cái gì cả.
    LIGO đã được lập để tìm thứ sóng này, nó gồm 1 nhóm 3 trạm quan sát sóng hấp dẫn. 1 ở Livingston, Louisiana và 2 ở Hanford, Washington
    [​IMG]
    [​IMG]
    LISA sẽ được phóng lên quĩ đạo trái đất, nó gồm 3 vệ tinh quan sát sóng hấp dẫn và cách nhau khoảng 5 triệu km tạo thành tam giác đều. Giá trị ban đầu của LISA là $500 triệu, nhưng người ta tin là giá cuối cùng sẽ đến $4 tỉ. Trong dự án tốn kém LIGO-LISA còn có cả châu Âu tham gia.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Anhxtanh đưa ra sóng hấp dẫn, Anhxtanh cũng bảo: Người ta cho rằng trí tuệ làm nên nhà khoa học vĩ đại. Họ nhầm: Đó là nghị lực.
    Anhxtanh cũng nhầm nốt, không thể lấy cần cù bù thông minh. Thông minh nhất bây giờ là chấm dứt LIGO, LISA trước khi quá muộn.
    Từ những năm 1970 đến giờ, LIGO chẳng tìm thấy gì cả, LISA cũng đang có nguy cơ đổ bể. Tại sao ngụy khoa học lại có tiền tài trợ? Có thể rút ra kết luận gì. Đọc thêm ở đây:
    Anhxtanh và thứ sóng khó nắm bắt - LIGO, LISA chẳng dò thấy gì
    http://www.thunderbolts.info/thunderblogs/archives/guests08/090807_sjc.htm
    LIGO và LISA - Cái lỗ chôn tiền khổng lồ số 1...
    http://www.misunderstooduniverse.com/LIGO_LISA_Cosmic_Money_Pit.htm
    http://lisa.nasa.gov/
    Hàng tỉ đô la bị nuốt chửng trong cái lỗ đen - Khoa học thời nay
    http://www.thunderbolts.info/thunderblogs/guest_jdd.htm
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 18/08/2009
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tranh cãi rất thú vị, lâu lâu box Thiên văn mới lại như thế này. Mà nếu còn lâu mới ngã ngũ thì mời mấy bác lập topic khác được không?. Đại loại như: Cái gì sẽ xẩy ra đối với Mặt trời của chúng ta sau khi nguồn H cạn kiệt?
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã chuyển một số bài viết liên quan đến "Cái gì sẽ xẩy ra đối với Mặt trời của chúng ta sau khi nguồn H cạn kiệt" sang topic:
    Cùng bàn luận về giai đoạn cuối của một ngôi sao: Supernova, Sao khổng lồ đỏ, Sao lùn trắng, sao neutron, hố đen, ...
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/887675/trang-3.ttvn
    (Các bài viết mới bắt đầu từ trang 3)

Chia sẻ trang này