1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    PHƯƠNG PHÁP MỚI TÁI TẠO HỐ ĐEN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

    Mặc dầu hố đen có vẻ khá phổ biến trong các loại sách khoa học viễn tưởng, nhưng trên thực tế các nhà khoa học còn phải phải nghiên cứu rất nhiều về chúng, một trong những ''vật thể'' bi hiểm nhất trong vũ trụ. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Physical Review Letters, các nhà nghiên cứu ở trường đại học Dartmouth bang New Hamshire Hoa Kỳ đã đề xuất một cách mới để tái tạo hố đen trong phòng thí nghiệm với kích thước nhỏ bé hơn rất rất nhiều so với những con quái vật thực sự tồn tại trong vũ trụ.
    Phương pháp mới tạo một hố đen kích cỡ lượng tử có thể cho phép các nhà nghiên cứu hiểu tốt hơn về những điều mà Stephen Hawking đã đề xuất từ hơn 35 năm trước: có nghĩa là hố đen không hoàn toàn không có hoạt động gì, chúng cũng phát ra các phôton trong một quá trình được biết như là "bức xạ Hawking".
    Nghiên cứu sinh trường Dartmouth, Paul Nation, một trong những đồng tác giả của bài báo nói:"Hawking đã chỉ ra rằng các hố đen cũng phát bức xạ năng lượng trong phổ nhiệt của chúng. Những tính toán của ông dựa vào các giả thiết về vật lý năng lượng siêu cao và hấp dẫn lượng tử. Do chưa thể đo được các số liệu từ những hố đen trrên thực tế, chúng ta cần phải tái tạo hiện tượng này trong phòng thí nghiệm để có thể nghiên cứu và đánh giá chúng".
    Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng một tuyến phát bức xạ vi sóng dạng xung có chứa một mảng gồm những thiết bị siêu dẫn lượng tử (hay SQUIDs) không chỉ tạo ra những hiện tượng vật lý tương tự với một hố đen đang phát bức xạ mà còn có thể được khống chế và điều khiển trong phòng thí nghiệm và từ đó có thể tìm hiểu rõ về chúng. Cũng theo các tác giả thì:"Như vậy về nguyên tắc, hệ thống này đã tạo điều kiện khám phá về những hiệu ứng hấp dẫn lượng tử dạng tương tự".
    Giáo sư Miles Blencowe, một đồng tác giả khác nói:"Chúng tôi điều chỉnh sao cho có thể thay đổi cường độ của từ trường áp vào hệ và do đó mảng SQUID có khả năng tạo ra cả những bức xạ hố đen nằm ngoài các tính toán của Hawking."
    Theo Nation thì đây không phải là mô hình bắt chước đầu tiên về hố đen. Đã có những đề xuất từ trước đó về việc giả tạo các hố đen bằng cách sử dụng hiệu ứng dòng chẩy siêu thanh, ngưng tụ siêu lạnh bose-einstein và sợi cáp quang phi tuyến. Tuy nhiên những bức xạ Hawking trong các đề xuất đó hoặc là quá yếu, hoặc ngược lại bị gây nhiễu bởi những bức xạ khác do nhiệt phát ra từ chính các thiết bị thí nghiệm và do vậy rất khó phát hiện bức xạ Hawking thực.

    Giáo sư Blencowe nói:"Ngoài việc có thể tạo ra các hiệu ứng hấp dẫn lượng tử dạng tương tự, kỹ thuật mới dựa trên hệ thống SQUID này còn có thể là một phương pháp trực tiếp để phát hiện ra bức xạ Hawking"
    Theo Sciencedaily.com
  2. SSX109

    SSX109 Guest

    Bê bối mới hơn của NASA: Đá mặt trăng của NASA bỗng hóa thành..... mẩu gỗ khô!!!
    [​IMG]
    Hòn đá moon, người ta cho là được ''''''''chú cuội'''''''' mang về từ mặt trăng, di vật giá trị của bảo tàng Hà Lan hóa ra là cục gỗ hóa thạch.
    Cây viết Associated Press Toby Sterling, Amsterdam - Nó không phải là pho mát xanh lá cây (bị bịp), nhưng cũng có thể.
    Hôm rồi, bảo tàng quốc gia Hà Lan nói, một trong những tài sản quí giá của họ, hòn đá mà họ cho rằng các phi hành gia Mỹ mang về từ mặt trăng chỉ là mẩu gỗ hóa thạch.
    Người phát ngôn của bảo tàng, bà Xandra van Gelder, cũng là người giám sát việc nghiên cứu đã chứng tỏ hòn đá đểu, cho biết, dù sao bảo tàng cũng sẽ giữ nó làm vật kỳ lạ.
    "Đó là một câu chuyện hay, với một số câu hỏi đang không có câu trả lời", bà nói tiếp: "Chúng tôi có thể cười nhạo về nó."
    Bảo tàng mua hòn đá này sau cái chết của cựu Thủ tướng Willem Drees năm 1988. Ông Drees đã nhận nó như một món quà ngày 9-10-1969 từ ông đại sứ Mỹ William J. Middendorf nhân chuyến thăm của ba phi hành gia Apollo 11, một phần của tua du lịch "Bước tiến vĩ đại" sau khi hạ cánh lần đầu xuống mặt trăng.
    Middendorf, sống ở Rhode Island, nói với hãng tin Hà Lan NOS rằng ông ta đã nhận nó từ bộ ngoại giao Mỹ, nhưng không thể nhớ chính xác những chi tiết.
    NOS dẫn lời ông Drees nói: "Tôi nhớ rằng ông Drees đã rất thích cục đá nhỏ này ", nhưng khi mà NOS nói nó không phải là đồ thật, ông Middendorf bảo "ông không biết tý gì về việc này."
    Vì quá sốc, nên NOS không thể bình luận gì thêm vào lúc này (hôm thứ 3).
    Đại sứ quán Mỹ tại La Hay nói rằng vấn đề sẽ được ?onghiên cứu?.
    Bảo tàng đã gọi điện đến NASA để hỏi.
    Bà Gelder cho biết, cơ quan không gian vũ trụ NASA bảo rằng có lẽ hòn đá của bảo tàng quốc gia Hà Lan đã nhận được là đá của họ. NASA gửi biếu đá ?~mặt trăng?T cho hơn 100 nước từ những năm đầu 1970, sau khi sứ mệnh Apollo cuối cùng kết thúc.
    Bà Gelder: "Rõ ràng không ai nghi ngờ nó, khi nó nằm trong bộ sưu tập của ông thủ tướng Hà Lan.?
    Viên đá này nhìn khác thường; còn bảo tàng Hà Lan có tiếng về những bức tranh của họ cũng như các loại hình nghệ thuật khác như các tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy như Rembrandt.
    Hòn đá ?~mặt trăng?T của họ to cỡ nắm tay và có màu hơi đỏ. Nó được đặt ở vị trí trang trọng với tấm bảng có hàng chữ: "Món quà tặng của đại sứ Mỹ? làm kỷ niệm trong chuyến các phi hành gia Apollo-11 viếng thăm Hà Lan." Nhưng tấm bảng này không nói hòn đá này là đá nào, có phải là đá lấy từ mặt trăng về hay không!
    Hòn đá cũng từng được trưng bày tại triển lãm thăm dò thám hiểm không gian.
    Năm 2006, có chuyên gia vũ trụ đã báo với bảo tàng rằng, dường như món NASA biếu 3 tháng sau khi Apollo trở về trái đất, không phải là đá mặt trăng.
    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Amsterdam nói họ có thể thấy bằng mắt thường hòn đá này không phải lấy từ mặt trăng và đã đánh giá nó bằng cuộc thử nghiệm diện rộng.
    Nhà địa chất Frank Beunk kết luận trong một bài viết được xuất bản bởi bảo tàng: "Thật khó tả, hòn đá rất đẹp mà lại chẳng có giá trị gì".
    Ông cho biết hòn đá, mà bảo tàng bảo hiểm hơn nửa triệu đô la, có giá trị không quá 50 euro ($70).
    Bà Van Gelder cho biết một trong những câu hỏi quan trọng là tại làm sao ông Drees lại được biếu hòn đá. Ông ấy đã 83 tuổi vào năm 1969 và đã rời nhiệm 11 năm. Mặt khác, ông ấy là chính khách cao tuổi, thủ tướng người Hà Lan kiến thiết lại đất nước sau chiến tranh thế giới thứ II.
    Còn ông đại sứ Middendorf là thủ quỹ của Ủy ban quốc gia Cộng hòa từ năm 1965 cho đến năm 1969, sau đó Tổng thống Richard Nixon cử ông tới Hà Lan.
    http://news.aol.com/article/moon-rock-in-dutch-museum-is-just/642402
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 01:15 ngày 29/08/2009
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LIỆU KÍNH VŨ TRỤ KEPLER CÓ TÌM ĐƯỢC CÁC MẶT TRĂNG NGOẠI HỆ?
    Từ khi NASA phóng tầu vũ trụ Kepler đầu năm nay, các nhà thiên văn học rất phấn khích chờ đợi kết quả đầu tiên về một hành tinh ngoại hệ giống Trái Đất quay xung quanh một ngôi sao khác. Hơn thế, theo kiểu các bộ phim khoa học viễn tưởng, một nhóm các nhà khoa học ở Đại học London do TS. David Kipping dẫn dắt cho rằng, họ thậm chí còn có thể tìm ra các mắt trăng ngoại hệ mà có thể ở được.
    Nhiệm vụ chính của kính thiên văn Kepler là theo dõi hàng nghìn ngôi sao và tìm kiếm sự suy giảm về độ sáng của chúng khi có các hành tinh bay ngang qua. Kính thiên văn Kepler sẽ phải ghi nhận được chu kỳ của sự che khuất đó với độ chính xác cực kỳ cao.
    TS. Kipping đã nghĩ ra một phương pháp để có thể phát hiện ra các mặt trăng (vệ tinh) ngoại hệ, dầu rằng chưa ai dám tin phương pháp của ông có thể áp dụng thành công với các thiết bị và công nghệ hiện có. TS Kipping và các đồng nghiệp đã mô hình hóa các thiết bị trên tầu Kepler, mô phỏng các tín hiệu có thể có được do các mặt trăng có thể ở được phát ra. Một mặt trăng ngoại hệ sẽ gây một lực hấp dẫn lên chính hành tinh mẹ mà nó bay xung quanh và làm chính hành tinh mẹ bị lắc đảo.
    Các nhà khoa học trong nhóm đã xem xét các hệ hành tinh với nhiều kích cỡ khác nhau và cuối cùng tìm ra rằng một hành tinh nhẹ, có kích thước cỡ sao Thổ (do sao Thổ có khối lượng cực kỳ thấp so với kích thước của mình) là cho xác suất lớn nhất có thể phát hiện ra một mặt trăng chứ không phải là một hành tinh khí đậm đặc như sao Mộc. Lý do thật đơn giản: Một hành tinh lớn cỡ sao Thổ thì mới có thể che khuất nhiều ánh sáng đi từ ngôi sao chủ và cũng đủ nhẹ nên dễ bị dao động hơn các hành tinh nặng khi có các vệ tinh bay xung quanh.
    Nếu một hành tinh giống sao Thổ nằm ở khoảng cách thích hợp với ngôi sao chủ thì nhiệt độ của các vệ tinh đủ lớn của nó sẽ tạo điều kiện cho nước ở trạng thái lỏng và như vậy sinh vật có thể tồn tại được.
    Nhóm nghiên cứu đã cho biết rằng một mặt trăng ngoại hệ có khối lượng chỉ bằng 20% của Trái đất là có thể được kính Kepler phát hiện ra. Kính Kepler có thể phát hiện ra các mặt trăng ngoại hệ có khối lượng tương đương với Trái đất trong khoảng 25000 các ngôi sao với khoảng cách xa tới 500 năm ánh sáng.
    Người ta vẫn chưa biết liệu các mặt trăng ngoại hệ có thể ở được có phổ biến trong vũ trụ hay không, nhưng ít ra các nhà thiên văn học cũng đã có các phương tiện và phương pháp để tìm ra chúng.
    Tiến sỹ Kipping nói:" Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã chứng tỏ với các phuơng tiện kỹ thuật hiện tại, chúng tôi có thể phát hiện ra các mặt trăng ngoại hệ có thể ở được ở cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng. Khi cho chạy chương trình mô phỏng, chúng tôi cũng phải ngạc nhiên khi thấy rằng những mặt trăng chỉ nhỏ bằng 1/5 Trái Đất cũng có thể phát hiện được".
    Ông nói thêm:" Có vẻ như có khả năng là có hàng ngàn, hoặc có thể là hàng triệu những mặt trăng ngoại hệ có thể ở được đang tồn tại trong Dải Ngân Hà, và chúng ta giờ đây có thể bắt đầu tìm kiếm chúng".
    Theo Sciencedaily
    Thể hiện của họa sỹ về cảnh vật trên một mặt trăng ngoại hệ giả tưởng đang bay xung quanh một hành tinh tương tự sao Thổ trong một hệ hành tinh ngoại hệ. (Cre*** Dan Durda)
    Lời bàn: Hơn mười năm trước, chúng ta đã háo hức đón nhận tin hành tinh ngoại hệ đầu tiên được phát hiện, hiện giờ thì đã có hơn 370 hành tinh ngoại hệ được tìm thấy bằng các phương pháp khác nhau. Trong tương lai, tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có mặt trăng ngoại hệ đầu tiên được tìm ra, ít ra là bằng phuơng pháp của Tiến sỹ Kipping.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TẦU VŨ TRỤ DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG TIA (BEP) CÓ THỂ SẼ THAY ĐỔI BỘ MẶT CỦA NGÀNH VẬN TẢI
    Công nghệ lực đẩy dùng năng lượng tia (BEP) đã có trên thực tế chứ không đơn thuần chỉ là ý tưởng. Đây sẽ là một công nghệ hỗ trợ sẽ thay đổi tận gốc tương lai của ngành vận tải hàng không và vũ trụ.
    Công nghệ BEP cho phép chúng ta chế tạo những phương tiện bay siêu năng lượng được vận hành bởi những nguồn năng lượng từ xa sử dụng tia laze, sóng viba hoặc sóng milimet. Những con tầu dạng này có những tính năng đặc biệt mà các phưong tiện bay truyền thống không thể có được. Các phương tiện bay được vận hành bởi công nghệ BEP sẽ sạch sẽ hơn, an toàn hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn, nhanh hơn và có hiệu suất lớn hơn nhiều so với bất kỳ một phương tiện bay hiện tại nào.
    Công nghệ đẩy dùng năng lượng tia BEP được trình bày rõ trong cuốn "Sổ tay phương tiện bay dùng tia", và thực sự đây vốn là một công nghệ sạch. BEP sử dụng điện năng mà điện có thể được sản xuất từ những nguồn năng lượng sạch thân thiện môi trường như thuỷ điện, phong điện v.v... Điện sản xuất từ nguồn nào không quan trọng, và chúng ta có thể lựa chọn những nguồn năng lượng tái tạo và do vậy có thể dành nguồn dầu thô cho việc sản xuất những vật phẩm trong ngành hóa chất, những thứ đáng giá hơn chỉ là đốt để lấy năng lượng.
    Trong suốt lịch sử các phương tiện vận tải của loài người, có hai yếu tố làm cản trở tốc độ, tầm xa và độ cao của các phương tiện. Đó là mật độ công suất của động cơ và mật độ năng lượng của nhiên liệu. Như vậy thì điều gì sẽ xẩy ra nếu chúng ta không sử dụng thùng nhiên liệu nữa mà thay vào đó là một nguồn lực đẩy dùng tia năng lượng? Còn nữa, điều gì sẽ xẩy ra nếu chúng ta có thể sử dụng toàn bộ năng lượng của máy bay hay con tầu chỉ để nâng hàng hóa trong đó cùng với vỏ con tầu và nhiên liệu cùng động cơ đã bị để lại ở đằng sau.
    Một hệ thống kiểu như vậy sẽ là một bước ngoặt lớn trong việc thiết kế lực đẩy cho các máy bay trong tương lai và trước hết sẽ đưa được những vệ tinh dạng nano bay vào vũ trụ và sau đó sẽ là việc đưa con người tới những nơi xa xôi trong không gian. Không những chúng ta có thể đưa những thứ nặng hơn tới 100 lần so với công nghệ hiện tại với cùng một lượng năng lượng, chúng ta còn sử dụng nguồn năng lượng rẻ - điện năng. Với việc để lại thùng nhiên liệu phía sau, chúng ta sẽ có những chuyến bay an toàn hơn nhiều.
    Việc bay vào vũ trụ với chi phí thấp chính là một cuộc cách mạng. Cũng như động cơ đốt trong, điện, máy điện thoại, máy tính, internet, ngành hàng không đã làm thay đổi đời sống con người tới tận gốc rễ. Vậy thì công nghệ bay vào vũ trụ với chi phí thấp sẽ lại một lần nữa thay đổi cuộc sống của loài người. Một khi đã mở rộng đuợc phạm vi hoạt động của con người vào vũ trụ, chúng ta sẽ với tới những nguồn năng lượng cực lớn của Mặt trời, những nguồn vật liệu từ các thiên thạch đang bay qua lại. Chúng ta sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của loài người, một kỷ nguyên của Các Chuyến Bay Vũ trụ bằng Năng lượng Tái tạo.
    Liệu rằng động cơ đẩy dùng năng lượng tia BEP có phải là một giấc mơ của những kẻ vị lai? Thật thú vị là đã có phương tiện bay dựa trên công nghệ BEP bay được, nhưng mới ở dạng thu nhỏ. Trong một loạt các thí nghiệm được thực hiện cách đây khoảng một thập kỷ, phương tiện bay hình chiếc đĩa đã bay được nhờ vào một nguồn laze quân sự (nguồn này chưa tối ưu hóa cho công nghệ BEP) tại White Sands bang New Mexico Hoa Kỳ. Thiết bị bay đó đã lên tới độ cao 71 mét và kỷ lục về độ cao đó vẫn chưa bị phá vỡ.
    Rồi sẽ tới một ngày nào đó, khi mà khoa học và công nghệ đã đủ phát triển để chế tạo được những phương tiện bay dạng Lightcraft (phương tiện bay dựa trên tia sáng) ở kích thước đủ lớn để có thể đưa con người đi lại theo kiểu các chuyến bay thương mại. Nhiệm vụ bây giờ là phải thực sự đi vào nghiên cứu và chế tạo các phương tiện như vậy Vấn đề đã chuyển từ lĩnh vực khoa học sang lĩnh vực công nghệ - đơn giản đó chính là ý chí của chúng ta.
    Bầu trời không còn là một giới hạn cho những ước mơ bay cao như vậy.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Những nhà du hành vũ trụ trong tương lai có thể sẽ bay vào vũ trụ trong những con tầu dựa trên công nghệ BEP thân thiện với môi trường như thế này (ảnh minh hoạ). Cre*** Matt Kneght
  5. SSX109

    SSX109 Guest

    Minh hoạ công nghệ chùm tia bằng 1 thí dụ nho nhỏ: phóng 1 cái đĩa bằng tia la de!

  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    SAO MỘC: BẠN HAY THÙ ?
    Chúng ta vẫn tin rằng sao Mộc đóng vai trò như một tấm lá chắn vũ trụ, có tác dụng lái những sao chổi hoặc thiên thạch không đi vào khu vực phía trong của hệ Mặt trời và đương nhiên việc đó có tác dụng bảo vệ Trái đất. Nay lòng tin này phải chịu một thử thách khi mà đã có những nghiên cứu đấu tiên đánh giá về hiểm hoạ va chạm vũ trụ đối với Trái đất bởi những nhóm thiên thể khác nhau, được thực hiện.
    Ngày 24/8 tại Hội nghị khoa học về Hành tinh của châu Âu tại Potsdam, TS. Jonathan Homer, thuộc Đại học Mở của Anh (OU) đã trình bày một nghiên cứu về mối hiểm nguy do va chạm vũ trụ với những thiên thể thuộc nhóm Centaurs (một nhóm các sao chổi thuộc thế hệ trước của các sao chổi nhóm sao Mộc hay JFCs). Kết quả cho thấy rằng sự có mặt của những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc ở vành ngoài của hệ Mặt trời không nhất thiết dẫn tới việc làm giảm xác suất va chạm vũ trụ của Trái đất.
    Theo tiến sỹ Homer thì việc quan niệm rằng một hành tinh khổng lồ như sao Mộc đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự bắn phá từ vũ trụ đối với Trái đất mới chỉ được minh chứng bằng một nghiên cứu trước đây, và nghiên cứu đó lại chỉ đề cập tới những sao chổi có chu kỳ dài. Nhóm của ông đã nghiên cứu các nguy cơ đến từ các sao chổi có chu kỳ ngắn.
    Nhóm nghiên cứu tại Đại học OU của tiên sỹ Homer đã thiết lập một mô hình máy tính phỏng theo sự chuyển động của 100000 các sao chổi hoặc thiên thạch thuộc nhóm Centaurs bay xung quanh hệ Mặt trời trong suốt 10 triệu năm qua. Chương trình này được chạy 5 lần với các sự thay đổi của hành tinh sao Mộc là: lần thứ nhất với sao Mộc như thực tế, lần thứ 2 với sự không có sự hiện diện của sao Mộc, và các lần tiếp đó là với sao Mộc với khối lượng bằng 3/4 , 1/2 và 1/4 giá trị thực tế. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ảnh hưởng của sao Mộc tới tần suất va chạm vũ trụ trong hệ Mặt trời là tương đương với tình huống không có mặt hành tinh này. Tuy nhiên khi hành tinh giả thiết có khối lượng nằm ở giá trị trung gian (giữa có và không) thì Trái đất lại nhận một tỷ lệ va chạm vũ trụ cao hơn từ các thiên thể JFCs !!!.
    Tiến sỹ Homer nói:" Chúng tôi nhận thấy rằng nếu một hành tinh cỡ sao Thổ hoặc lớn hơn đôi chút nằm ở vị trí của sao Mộc bây giờ thì số các va chạm vũ trụ mà Trái đất phải hứng chịu tăng lên. Tuy nhiên nếu ở đúng vị trí đó (vị trí sao Mộc) mà không có một hành tinh nào thì tỷ lệ va chạm vũ trụ lại không hề khác với tỷ lệ khi có sao Mộc hiện diện như trên thực tế. Sao Mộc đóng không vai trò một tấm lá chắn che chở cho các hành tinh bên trong. Có vẻ như là một mặt, sao Mộc đỡ cho chúng ta, nhưng mặt khác lại ''làm hại'' chúng ta và kết quả của sự giúp đỡ là bằng không"
    Theo nghiên cứu trên thì nếu vị trí sao Mộc bị để trống, các thiên thạch dạng JFC sẽ không vị hướng vào quỹ đạo của Trái đất nên tỷ lệ va chạm sẽ thấp. Nếu có một hành tinh cỡ sao Thổ chiếm lĩnh vị trí đó thì nó vẫn sẽ hấp dẫn các thiên thạch lao vào quỹ đạo của Trái đất, nhưng khối lượng lại chưa đủ lớn để đẩy các thiến thạch đó ra khỏi hệ Mặt trời vĩnh viễn. Điều đó có nghĩa là xác suất các vật thể bay cắt ngang quỹ đạo của Trái đất sẽ tăng lên và đương nhiên tỷ lệ va chạm sẽ cao hơn.
    Tuy nhiên, một hành tinh nặng như sao Mộc nằm đúng vị trí như trên thực tế, lực hấp dẫn khổng lồ của nó sẽ đủ để đẩy nhiều thiên thạch ra khỏi hệ Mặt trời. Do vậy, nếu sao Mộc làm thay đổi hướng một thiên thạch để cắt ngang qua quỹ đạo Trái đất, có thể sau đó nó sẽ lại đẩy thiên thạch đó ra khỏi hệ Mặt trời và sẽ không bao giờ còn cơ hội va chạm với hành tinh xanh nữa.
    Nhóm nghiên cứu hiện đang đánh giá hiểm họa va chạm của Trái đât với các tiểu hành tinh và sẽ tiếp tục nghiên cứu ảnh huởng của các sao chổi có chu kỳ dài trước khi khảo sát tiếp ảnh huởng của vị trí sao Mộc đối với hệ Mật trời.
    Các sao chổi thuộc nhóm Jupiter
    Các sao chổi thuộc họ sao Mộc (JFC) là những sao chổi có chu kỳ ngắn (nhỏ hơn 20 năm). Quỹ đạo của chúng bị ảnh hưởng nhiều bởi sao Mộc và người ta tin rằng chúng có nguồn gốc từ vành đai Kuiper. Những sao chổi dạng này đã trở lên nổi tiếng bao gồm 81P/Wild 2 và Shoemaker Levy-9. Tàu vũ trụ Stardust đã tiếp cận được sao chổi 81P/Wild 2 còn Shoemaker Levy-9 đã quá nổi tiếng với việc đâm thẳng vào sao Mộc năm 1994.
    Theo Sciencedaily
    Bị ''oanh tạc'' nặng nề (Cre***: Copyright Julian Baum)

  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    MỘT HÀNH TINH CÓ THỂ NẶNG TỚI CỠ NÀO?
    Giữa những người ủng hộ việc coi Pluto như một hành tinh và những người chống đối có thể vẫn còn những tranh cãi. Nhưng còn có một cuộc tranh luận khác lớn hơn : đó là độ lớn cực đại của một hành tinh. Vài năm gần đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra những thiên thể khổng lồ nằm ở giữa ranh giới của các hàn h tinh và một ngôi sao lùn nâu.
    Sự phức tạp này vượt quá việc định nghĩa một ngôi sao đơn giản là phải có một "lò" phản ứng nhiệt hạch ở trong tâm. Các chuyên gia săn hành tinh ở những hệ sao khác đã tìm thấy.những hành tinh lớn mà sao Mộc, một hành tinh khí lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta, nếu đặt cạnh chúng thì chỉ như một chú lùn. Những phát hiện như vậy có thể đại diện cho chiếc cầu nối giữa những hành tinh và ngôi sao.
    Sara Seager, một nhà vật lý thiên văn tại MIT nói:"Tựu chung lại, những phát hiện đó đang làm thay đổi quan niệm của chúng ta thế nào là một hành tinh. Cho tới bây giờ, người ta vẫn đang tranh cãi xem liệu một thiên thể lớn tới cỡ nào thì đựơc gọi là một hành tinh và giới hạn trên của một hành tinh là bao nhiêu".
    Những ngôi sao lùn nâu đại diện cho những vật thể lớn nhất nằm ở giữa ranh giới của các hành tinh và những ngôi sao. Chúng nhỏ hơn những ngôi sao lùn đỏ mờ, nhưng có thể năng hơn sao Mộc tới 70 lần. Nhiều sao lùn nâu có vẻ như là những ngôi sao không kích hoạt được lò phản ứng hạt nhân ở trong tâm, còn một số khác nhỏ hơn, thì lại có vẻ giống những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc hoặc sao Thổ trong hệ Mặt trời.
    Một trong những ngôi sao lùn nâu đã gây được sự chú ý của nhiều người được tìm ra hồi tháng 4 năm 2008. Vật thể trôi tự do đó có khối lượng khoảng từ 15 tới 30 lần sao Mộc và nó đại diện cho những thiên thể lạnh nhất cùng cỡ với nhiệt độ chỉ là 350 độ C. Các nhà thiên văn học coi đó có thể là một đại diện cho một nhóm các thiên thể nằm ở giữa chỗ còn trống trong thứ bậc thiên văn từ hành tinh cho tới các ngôi sao lùn nâu.
    Cũng thuộc nhóm này nhưng có khối lượng nhỏ hơn, vào cuối năm ngoái, các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên nhìn được hình ảnh trực tiếp của các hành tinh ngoại hệ. Đó bao gồm một hệ 3 hành tinh và khối lượng của chúng nằm trong khoảng từ 7 cho tới 10 lần khối lượng Mộc tinh. Trong một nghiên cứu khác, người ta đã phát hiện ra hành tinh ngoại hệ Formalhaut b với khối lượng chỉ bằng 3 lần sao Mộc.
    Những thiên thể trên nằm trong khoảng khối lượng vẫn chấp nhận là một hành tinh (gấp 13 lần sao Mộc). Tuy nhiên, những phát hiện trên có thể vẫn giúp các nhà khoa học sáng tạo ra những định nghĩa khác về hành tinh chứ không chỉ đơn thuần dựa vào khối lượng của chúng. Những hệ hành tinh trên đều có chứa những đĩa khí và bụi chúng tỏ chúng đang còn ở thời kỳ mới hình thành và điều đó cũng giúp chúng ta hình dung ra quá trình các hành tinh trong hệ Mặt trời cũng như các hệ mặt trời khác được hình thành ra sao.
    Những vấn đề xung quanh việc định nghĩa hành tinh đối với nhóm thiên thể lớn cũng đã được đưa ra trong một hội nghị về Pluto được tổ chức vào tháng 3 năm 2009 tại Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở thành phố New York. Seager chỉ ra rằng hệ 3 hành tinh trên chỉ là một trong số các ví dụ liên quan tới khái niệm hành tinh cho những thiên thể có khối lượng lớn. Ông nói:"Không ai có thể tự nghĩ ra một quy tắc nào để gọi chúng là cái này hay cái nọ", ý ông ám chỉ tới hơn 300 hành tinh ngoại hệ đã được tìm ra cho tới nay.
    Có lẽ điều các nhà khoa học cần phải làm bây giờ là lựa chọn ra một hành tinh ngoại hệ lớn nhất được biết cho tới nay và đặt làm mốc. Nhưng chúng ta đều biết rằng, những phát hiện mới về các hành tinh ngoại hệ vẫn xuất hiện đều đều và một quán quân về khối lượng có thể được tìm thấy bất cứ lúc nào.
    Theo Space.com
    [​IMG]
    Sự khác nhau giữa các hành tinh và sao lùn nâu (Cre***: Robert Roy Britt, SPACE.com).
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 22:26 ngày 20/09/2009
  8. SSX999

    SSX999 Guest

    Collider không chịu làm việc bởi Einstein
    nguồn: sưu tầm
    [​IMG]
    Large Hadron Collider được xây dựng để tạo lỗ đen, thiên hạ đồn ầm ĩ lỗ đen nhân tạo sẽ nuốt chửng cả vũ trụ. Ngày tận thế đến nơi rồi!
    Nhưng may thay, Large Hadron Collider không chạy, không hề chạy. Không phải lỗi máy móc mà là cái gì đó còn lớn hơn nhiều.
    Cỡ 100 năm trước ngày 21-9-1909, tại Salzburg Áo, Einstein lần đầu tiên công bố công trình ra công chúng, cũng như ông đã làm điều đó 4 năm về trước. Các nhà thiên văn, vật lý đã xem xét lại khái niệm không thời gian và tạo cho Einstein kỳ vọng vào khả năng xây dựng lý thuyết hấp dẫn mới thay thế lý thuyết Newton. Năm 1921 ?onhà khoa học? nhận giải Nobel vật lý về phát xạ electron (quang điện).
    Einstein liên tục bị công kích nhưng mỗi lần bị tấn công, các fan hâm mộ ?onhà vật lý vĩ đại? luôn tìm được lý lẽ để giúp ông ta né đòn. Hôm nay, Einstein lại bị nã pháo hạng nặng. Nhà vật lý vĩ đại bị buộc tội không gì hơn là vướng sai lầm khiến cỗ máy đồ sộ tốn kém Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt khổnglồ-LHC) không chạy!
    Cỗ máy này được xây dựng để đập vỡ các hạt proton ở vận tốc cực lớn, là phòng thí nghiệm để tái tại các điều kiện của một vụ nổ Big Bang vũ trụ thu nhỏ, là ngày sinh, là khởi nguồn của vũ trụ vạn vật chúng ta.
    Nhưng thực nghiệm đẵ chẳng thể tiến hành. Bởi LHC được chế tạo trong sự kết hợp với thất bại của sai lầm kỹ thuật lắp đặt. Cùng lúc đó, một nhà vật lý lý thuyết tại trường tổng hợp Anh-Sunderland đã đưa ra giải thích thực tế nguyên nhân LHC không hoạt động, không phải bởi hư hỏng của máy móc, mà bởi sai lầm cơ bản nằm ở lý thuyết tương đối Einstein, mà theo sai lầm đó người ta đã xây dựng cả cỗ máy đồ sộ này. Một bài báo của RBC cho biết.
    Theo các nhà vật lý, sai lầm trong tính toán của ?onhà khoa học vĩ đại?, lý thuyết tương đối ở dạng mà Einstein nêu ra không cho phép tạo hố đen vi mô trong máy LHC.
    Ông Peter Hayes, tiến sĩ khoa học lãnh đạo nhóm nghiên cứu của trường ĐH tổng hợp Sunderland nói: Các nhà vật lý lý thuyết đã đi theo hướng sai lầm cả trăm năm qua bởi lý thuyết tương đối Einstein đầy mâu thuẫn. Những năm qua người ta đã phát hiện ra cả đám mâu thuẫn lô-gíc trong lý thuyết Einstein. Ví dụ, năm 1960, giáo sư Herbert Dingle đã cảnh báo những nỗ lực vô độ để chứng minh tính hợp lệ của thuyết tương đối trong thực tế đã làm suy sập cả Hệ Ngân Hà của chúng ta.
    Ông Alan Hayes, cựu giám độc TT giảm thiểu nguy cơ toàn cầu Anh nói: giả thuyết tổng quát của Einstein không phải là khoa học mà là mộng tưởng. Thuyết tương đối ngay từ đầu đã được thiết kế để gây ảnh hưởng đến văn hoá đại chúng, và không phải là để thay đổi nền tảng vật lý lý thuyết. Và để là lý thuyết khoa học, thì nó ?ochẳng có ý nghĩa gì cả.?
    Một trong những điển gây tranh cãi to lớn nhất và nhiều nhất của thuyết này là cái gọi là "nghịch lý đồng hồ". Einstein đoán rằng nếu đồng hồ đặt trên tàu vũ trụ du hành trong không gian, khi trở về trái đất nó sẽ chạy một khoảng ít hơn đồng hồ ở trái đất, tức là thời gian trái đất trôi chậm hơn trên tàu vũ trụ. Nhưng giả định đó đã chối bỏ nguyên lý cơ bản của lý thuyết tương đối Einstein, mà theo đó nó mặc nhiên thừa nhận rằng nếu con người ở trên con tàu du hành thay vì là ở trái đất, trong không-thời gian vũ trụ và xem xét về khoảng thời gian trôi qua trên trái đất đang ?~trôi chậm hơn?T thì sao? Không có gì ngăn cản anh ta cũng thấy một hiện tượng giống hệt như người trên trái đất. Cho đến nay, các fan hâm một Anhxtanh và cái lý thuyết bí hiểm tương đối, chưa có bất cứ ai giải thích nổi cái nghịch lý này.
    Ông Alan Hayes: Nghịch lý đồng hồ chỉ là một ví dụ làm rõ lý thuyết tương đối là rất đáng ngờ từ quan điểm thật sự khoa học. Dù thế nào thì bản chất của toàn bộ lý thuyết và hơn nữa là mô hình giải thích đơn giản các quá trình vật lý đã làm nó phổ biến. Tuy nhiên, phải nói rằng lý thuyết tương đối là vô dụng, sai lầm. Điều chủ yếu cần hiểu là nó có thể ứng dụng ở đâu, và ở đâu thì sự đơn giản không thể giải quyết vấn đề.

    [​IMG]
    Newton có thể đã bị Einstein đánh đổ, nhưng ông ấy cũng để lại vô số gai nhọn mà mỗi lần chọt vô mông, các fan hâm mộ Einstein lại tưng tưng... tưng tưng!
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 22/09/2009
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Hì, nghe mấy ông Ăng-lê chửi Einstein thì đương nhiên là hay rồi.
    Về vấn đề này, Einstein có 1 câu khá nổi tiếng thế này: "Nếu thuyết tương đối của tôi mà sai thì người Đức sẽ nói tôi là người Do Thái, còn người Anh-Pháp sẽ nói tôi là người Đức; và ngược lại"
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 22/09/2009
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC NHÀ UFO HỌC: CÓ THỂ CÓ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH VÀ CẢ NHỮNG KẺ HÀM LỢI NẰM TRONG SỐ CHÚNG TA
    Những người tin vào UFO (vật thể bay không xác định) vẫn liên tục tuyên truyền về những cuộc viếng thăm của người ngoài hành tinh tới Trái đất của chúng ta, mặc dầu những người hoài nghi và các nhà nghiên cứu chính thống thì luôn bác bỏ những sự kiện đó.
    Nhưng những người theo chủ nghĩa UFO lại chia thành 2 nhóm: một nhóm bỏ tiền để nghiên cứu những khả năng có thể xảy ra, còn một nhóm lại kiếm trác được từ mọi việc liên quan tới UFO.
    Những vấn đề trên đã được thảo luận tại Hội nghị thường niên lần thứ 40 về UFO do Mạng lưới trao đổi về UFO hay MUFON có đại bản doanh ở Fort Collins Colorado tổ chức. Tiêu đề của hội nghị lần này là "Bình minh của một kỷ nguyên mới trong nghiên cứu UFO".
    Cái gọi là "giả khoa học"
    Một chuyên viên kỳ cựu về UFO học là Stanton Friedman, vốn là một nhà vật lý học hạt nhân và giảng viên về giao thông vũ trụ. Ông là một người rất cứng rắn và kiên quyết.
    Ông nói:" Nếu chúng ta có mục đích phù hợp và xem xét thật cẩn thận về những lý luận cả ủng hộ lẫn chống đối UFO, chúng ta sẽ thấy rằng những bằng chứng tràn ngập về những cuộc viếng thăm Trái đất của những thiết bị bay được điều khiển một cách thông minh có nguồn gốc từ vũ trụ và rõ rằng rằng chỉ có những lý luận nguỵ biện của một nhóm nhỏ nhưng lớn tiếng những người phá đám đang trên đường đạt được kết luận, cùng với những nỗi sợ vì bị chê cười do thiếu tính lập luận.
    Friendman khuyên những người theo chủ nghĩa UFO:"Hãy can đảm lên, tội chỉ có 11 người chất vấn trong hơn 700 bài giảng và 2 trong số đó hỏi khi đang bị say khướt".
    Hàng chục năm qua, việc nghiên cứu UFO được đặt trong sự kiểm tỏa của Frank Salisbury, một cựu giáo sư ngành sinh lý thực vật tại ĐHTH bang Utah, Hoa Kỳ.
    Giáo sư Salisbury đã tổng kết các nghiên cứu của mình như sau:" UFO vừa thực tế vừa quan trọng... bất chấp chúng là cái gì. Mà chúng ta đừng có bỏ qua những vũ trụ song song liền kề hay một lỗ sâu đục như là một phần của vấn đề UFO".
    Theo Salisbury thì có những nền văn minh ẩn giấu đằng sau những đĩa bay. Ông còn cho biết thêm:"Họ (người ngoài hành tinh) muốn một vài trong chúng ta nhìn thấy, gây ảnh hưởng tới chúng ta theo cái cách mà chúng ta hoàn toàn không biết. Thế họ đang định làm gì với những lần xuất hiện như vậy? Tôi mà biết được thì...! Lý do thứ nhất, có thể họ đơn giản chỉ muốn chúng ta bối rối. Ít ra là với tôi, họ đã thành công."
    Tiến dần tới sự thực
    Nói về cái gì đang ''HOT'' trong nghiên cứu UFO, James Carrion, giám đốc MUFON quốc tế nói rằng tổ chức của ông đang xúc tiến một sự hợp tác với nhà sản xuất các module vũ trụ với tên Robert Gigelow có cơ sở tại Las Vegas. Suốt từ tháng 4 vừa rồi, Bigelow đã tài trợ cho các hoạt động của MUFON để MUFON có thể tập trung vào nghên cứu các vụ ở dạng ưu tiên cao chứ không chỉ là "đuổi theo các vệt sáng trên bầu trời" theo như lời Carrion.
    Các chuyên gia được đào tạo của MUFON được cử đến những địa điểm đã ''nhìn thấy UFO'' để thu thập số liệu hoặc thậm chí còn gửi các số liệu vật lý tới các phòng lab để nghiên cứu.
    Carrion đã rất thực lòng khi nói về tình trạng nghiên cứu UFO. Ông không hề nghi ngờ rằng đã có những kẻ hám lợi trong số chúng ta (mà chưa chừng có thể còn có những người ngoài hành tinh cũng nên !).
    Carrion nói: "Có những người của chúng tôi (MUFON) muốn bán các bí mật lấy tiền, lại còn đó những nguời muốn giữ mãi những bí mật đó. Có những việc đơn giản mà ngưòi ta vẫn làm để kiếm tiền. Họ thực sự không muốn đi tới tận cùng sự thật".
    Nhưng theo Carrion thì sự thật vẫn rành rành ra đó: "Có những bằng chứng không thể chối cãi cho thấy rằng đó là những kiểu hoạt động riêng biệt. Tôi sẽ thực hiện một số nghiên cứu về vấn đề này Mạng internet chứng tỏ là một công cụ mạnh mẽ trong việc thu thập các thông tin về UFO một cách liên tục và bổ sung lẫn nhau.
    Carrion nói tiếp:" Theo tôi thì những người nghiên cứu UFO mới chỉ gãi nhẹ bên ngoài của nguồn vốn khổng lồ của chính phủ đặc biệt là khi so với ngân sách dành cho các hoạt động như phản gián, bẻ khóa mật mã, tâm lý chiến hay chiến tranh lạnh".
    Nguyên lý dựa trên bằng chứng
    Tham dự vào cuộc họp của MUFON còn có Jeffrey Bennett, một nhà khoa học và cũng là tác giả cuốn "Đằng sau các UFO ?" Con đường tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh và những ngụ ý ngạc nhiên dành cho tương lai của chúng ta "
    Ông là một người trong nhóm hoài nghi và quan điểm của ông là những người theo phái UFO bị dẫn dụ bởi ''các quy định'' do những người tin cuồng tín vào UFO đặt ra là Trái đất chính là một điểm đến của những người ngoài hành tinh. Ông nói:"Họ cho rằng họ có bằng chứng, nhưng đối với tôi, các bằng chứng đó chưa đủ thuyết phục. Ông còn nghe có người phàn nàn tại hội nghị MUFON rằng các nhà khoa học chính thống không chịu tài trợ cho các nghiên cứu về UFO.
    "Nhưng đó mới là khoa học chân chính" ?" Bennett nói tiếp ?" " Kiểu cách chứng minh (của những người theo phái UFO) không thỏa mãn các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học. Nếu họ thỏa mãn các tiêu chuẩn đó thì đương nhiên là sẽ nhận được tài trợ".
    Người ta đã quá thờ ơ ?
    Hầu hết thì những nhà "UFO học" đang sử dụng các quy tắc bằng chứng khác nhau. Bennett nói:"Chúng ta có những lý do mà từ đó chúng ta yên tâm về các quy tắc trong nghiên cứu khoa học, đơn giản là bởi vì nó đã quá thành công. Các quy tắc trong khoa học đã đem lại vô số các thành công cho loài người". Ông chỉ ra công nghệ quan sát thiên văn đối với các vì sao, rồi lại mở rộng ra tầm vũ trụ (các thiên hà) và lại nói tới vấn đề thời gian. Những hình ảnh trong " Chiến tranh giữa các vì sao" và " Hành trình giữa các vì sao" thực sự đã làm thay đổi quan niệm của công chúng, có vẻ như là việc đi lại trong vũ trụ thật dễ như ăn một miếng bánh vậy. Thực chất thì các công nghệ đó là quá không tưởng tới mức làm cho các ý kiến của những nhà UFO học trở lên nghô nghê.
    Mặc dầu vậy, Bennett cũng cho rằng đôi khi công đồng khoa học quá là thờ ơ đối với nhữngóy kiến của người được chứng kiến các hình ảnh mà được mô tả như là UFO.
    Bennett kết luận:"Chúng ta mong muốn rằng mọi người đều có chung một chuẩn mực về bằng chứng. Nhưng nếu ai đó không làm như vậy thì cũng chẳng có gì là sai trái. Hãy kệ họ. Hãy để họ giữ lấy niềm hứng thú của mình. Rồi dùng chính thứ đó (bằng chứng) để dần dần giáo dục họ. Thế là tốt rồi".
    Theo Space.com
    Các chấm sáng lạ vẫn liên tục được chứng kiến và ghi nhận. Với sự nghiên cứu nghiêm túc, người ta có thể tìm ra bản chất của chúng. (Cre*** MUFON)

Chia sẻ trang này